Dunia – biểu tƣợng sáng ngời của ngƣời phụ nữ Nga

Một phần của tài liệu vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski (Trang 68 - 72)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Dunia – biểu tƣợng sáng ngời của ngƣời phụ nữ Nga

Một hình mẫu khá giống với phẩm chất của Sonia chính là Dunia hay còn gọi là Avdotia Romanovna – em gái ruột của Raskolnikov. Tuy nhiên, Dunia lại là một nhân vật có cá tính rất riêng, rất độc đáo, hình tượng Dunia được tác giả nhấn mạnh khi

miêu tả về ngoại hình cô gái này. “Avdotia Romanovna đẹp lắm; thân nàng cao dong dỏng, cân đối lạ thường, mỗi cử chỉ của nàng đều thể hiện sức mạnh và lòng tự tin, mà không hề mày may làm giảm vẻ dịu dàng và kiều diễm. Mặt Avdotia giống mặt anh nàng, nhưng đó là khuôn mặt của một giai nhân. Tóc nàng màu hung thẫm, sáng hơn của anh nàng một tí, đôi mắt nàng hầu như đen, sáng long lanh, kiêu kỳ, nhưng đôi lúc lại hiền dịu khác thường. Da mặt nàng trắng xanh, song không phải thứ nước da xanh bủng của người ốm yếu, gương mặt nàng sáng bừng lên một khí sắc khỏe mạnh và tươi trẻ. Miệng nàng hơi nhỏ, đôi môi tươi thắm, môi dưới và cằm nàng hơi nhô ra một chút. Đó là nét không đều duy nhất trên khuôn mặt xinh đẹp của nàng, song điều đó cũng tạo cho mặt nàng một vẻ đặc biệt cương nghị vì dường như kiêu ngạo nữa. Nét mặt nàng có phần nghiêm nghị, đăm chiêu hơn là vui vẻ, nhưng ngược lại nụ cười nở trên môi nàng mới ăn nhịp với khuôn mặt ấy làm sao” [3; tr.252]. Dunia xuất thân từ một gia đình ở nông thôn, do không đủ kinh phí để lo cho cả hai anh em đi học, cô đã chấp nhận nhường con đường học tập lại cho người anh trai Raskolnikov, cô cùng mẹ ở lại quê nhà và làm mọi việc để kiếm tiền gửi lên thành phố cho Raskolnikov. Hoàn cảnh của Dunia là hoàn cảnh của các cô gái nông thôn Nga bị vùi dập trong thiếu thốn và chịu đựng, nhưng khí chất và đức hạnh và cả trí thông minh của nàng là một cái gì đó vượt lên khỏi hoàn cảnh hiện thời.

Dunia xinh đẹp lộng lẫy và sở hữu một trái tim nhân hậu hiếm có, đầy đức hy sinh. Cô yêu mẹ, thương anh, để kiếm tiền phụ giúp gia đình, cô nhận làm gia sư cho một gia đình địa chủ - gia đình Svidrigailov. Vì nhan sắc tuyệt vời của mình, nàng lọt vào “mắt xanh” của tên địa chủ Svidrigailov. Tên địa chủ này là người thâm hiểm, bên cạnh hắn có bà vợ Marfa nên hắn không thể làm gì với Dunia trước mặt bà ấy mà cứ lén lút tán tỉnh Dunia một cách vô sỉ. Cụ thể là ông ta cố gắng tỏ ra ngạo mạn, khinh bỉ Dunia, lại còn nhạo báng cô trong bữa ăn để che mắt người đời, thế nhưng trong lòng lại thầm yêu trộm nhớ cô. Cuối cùng, cầm lòng không đặng nên hắn đã thổ lộ với Dunia những lời đề nghị trắng trợn và bỉ ổi rằng hãy trốn ra nước ngoài hay trốn sang làng khác với hắn cũng được. Cô lại còn bị bà Marfa sinh nghi rồi bắt tận mặt cảnh ông Svidrigailov đang giở trò chiêu dụ nàng trong vườn. “Thế là một cảnh khủng khiếp đã diễn ra trong vườn giữa ba người; bà Marfa Petrovna, không còn muốn nghe phải trái gì nữa, đã dám đánh Dunia và lăng mạ em con suốt một tiếng đồng hồ, rồi cuối cùng ra lệnh cho người nhà vơ vén đồ đạc quần áo của Dunia vứt bừa lên xe và đưa

em con về trả mẹ ở phố. Lúc ấy trời đổ trận mưa rào, thế là Dunia nhục nhã, ê chề phải đi mười bảy verxta trên một chiếc xe ngựa chở hàng không mui với một lão mu- gich.” [3; tr.43]. Tất cả những nỗi khổ đó Dunia đã giữ cho riêng mình và không kể với mẹ một lời nào, nàng cố gắng chịu đừng nhưng không nhu nhược, Dunia đã cự tuyệt tên Svidrigailov, đồng thời viết cho hắn một lá thư kịch liệt trách thái độ của ông ta, khuyên ông ta nên làm tốt cương vị chủ nhà của mình và vạch rõ cho ông ta biết hắn đê tiện thế nào khi quyến rũ một thiếu nữ trẻ không nơi nương tựa; lời lẽ trong thư khiến bà Marfa ngỡ ngàng còn bà mẹ Pulkheria thì mỗi lần đọc không cầm được nước mắt bởi sự cao thượng của nàng. Ngần ấy nỗi đau của Dunia không phải để nêu cao gương tiết liệt mà đó là sự hy sinh quá lớn lao của cô dành cho anh trai và mẹ. Làm gia sư cho địa chủ nào phải công việc dễ dàng, hằng ngày Dunia phải chịu sự sỉ vả về nhân phẩm của mình. Đồng tiền cô kiếm ra cũng không phải dành cho mình mà dành hết cho Raskolnikov và một ít để duy trì cuộc sống hiện tại của hai mẹ con.

Ngay cả khi hai mẹ con Dunia phải lên Peterburg vì cuộc sống ở quê nhà quá khắc nghiệt. Nàng đã hy sinh hạnh phúc của cả đời mình, chấp nhận lấy gã luật sư Lugin dù chưa biết rõ con người này ra sao. Luật sư Lugin cũng là gã tư sản, hắn sắp mở một phòng bào chữa trên Peterburg và có thể tạo việc làm phù hợp với chuyên ngành mà Raskolnikov đang theo học. Dunia không ngây thơ tin tưởng rằng Lugin sẽ mang lại hạnh phúc cho cô, dù quyết định nhận lời cầu hôn của hắn nhưng cô vẫn muốn chọn giữa anh trai mình và Lugin. Có thể nói, Dunia đã đánh cược hạnh phúc đời mình với cuộc hôn nhân mơ hồ này. Nếu không có cuộc gặp mặt với cả nhà hôm đó, nếu Lugin không lộ rõ bản chất của mình thì cô đã dấn thân vào làm vợ một gã xấu xa. Đúng như bà mẹ mình nói với Raskolnikov: “Con hãy nhớ là em con yêu con vô cùng, yêu con hơn cả bản thân mình.” [3; tr.51].

Dunia thực sự sống vì người khác, không chỉ là với gia đình, cô còn lo sợ cho số phận của người khác sẽ rơi vào bi kịch. Khi làm ở nhà Svidrigailov, chứng kiến cảnh hắn quyến rũ Pasara – cô hầu gái xinh đẹp nhưng ngu ngơ quá dỗi, Dunia đã không thể chịu đựng nỗi thói hoang dâm đó và lên tiếng ngăn cản, đòi ông ta phải nhận ra cái sai của mình. “Một hôm, sau bữa ăn chiều, Avdotia Romanovna cố ý tìm cách gặp riêng tôi trên một lối đi trong vườn, và hai mắt sáng long lanh, cô ta đòi tôi phải buông thả ả Parasa” [3; tr.588]. Không chỉ là lời van xin bình thường, Dunia như dốc hết nỗi lòng để bảo vệ, đấu tranh cho số phận của một cô gái khác, theo lời của

Svidrigailov: “Thế là bắt đầu những mối quan hệ, những cuộc nói chuyện bí mật, những lời khuyên răn, thuyết giáo, khẩn khoản, van nài thậm chí cả những giọt nước mắt nữa- Cậu có tin không, cô ta còn khóc nữa. Đấy lòng ham muốn tuyên truyền của một thiếu nữ nó có thể mãnh liệt đến mức ấy đấy!” [3; tr.588]. Phẩm hạnh của cô không chỉ với người thân trong gia đình mà còn đối với cả những ai không quen biết, cô hướng về mọi người và đấu tranh cả cho chính mình. Với Dunia thì đó là cuộc chiến không khoan nhượng. Cô thẳng thắn và dứt khoát đồng thời có niềm tin dai dẳng. Như lời của Svidrigailov nói, “Bản thân cô ta chỉ khao khát, chỉ đòi hỏi cho nhanh chóng có dịp đau khổ vì một người nào đó” [3; tr.591].

Cũng là một người mộ đạo, Dunia tin ở Chúa nhưng không quá sùng tín như Sonia, cô biết yêu ghét rất rạch ròi và thẳng tay trừng phạt bọn gian ác. Với Lugin, cô đuổi thẳng hắn ra khỏi nhà khi nhận thấy bản chất tên này là loại ngạo mạn, khinh đời. Lúc đầu cô có ý định kết hôn với luật sư Lugin để tìm cho mình một chỗ dựa nhưng khi phát hiện ra bản chất thật sự của hắn, cô đã quyết đuổi hắn ra khỏi nhà ngay lập tức. Với Svidrigailov thì cô cự tuyệt và sẵn sàng cầm súng lên để tự vệ. Tuy thế, mức độ trừng phạt chỉ dừng lại ở việc dọa nạt thôi, cô vẫn không thể ra tay gây tổn hại nào cho Svidrigailov. Khi bị Svidrigailov dồn vào đường cùng, hết dụ dỗ đến sắp giở trò chiếm đoạt thì cô chợt cầm súng lên tự vệ. Nhưng còn với chàng trai nghĩa khí Razumikhin thì cô không ngần ngại nói rằng “Rất thích!” khi Raskolnikov hỏi rằng cô có thích chàng trai ấy không. Dunia thành thật với tình cảm của mình và Razumikhin là sự lựa chọn tốt nhất của cô. Nhìn tổng quát, từ hành động đến lời nói, Dunia có phần quyết liệt và thẳng thắn hơn so với Sonia. Cô gái ấy quá mạnh mẽ, bền bỉ, tỉnh táo, không đầu hàng trước mọi âm mưu quỷ quyệt của cái ác. Trong tình huống cần tự vệ, cô đã bắn Svidrigailov phát thứ nhất không do dự, cô có thể bắn Svidrigailov lần thứ hai, dù thế nào thì súng vẫn còn đạn và hắn không né tránh, nhưng đột nhiên cô vứt súng xuống. Chính việc bất ngờ đó làm Svidrigailov suy sụp, làm quyết tâm trong con người hắn đổ vỡ hoàn toàn. Dunia không bắn có lẽ bởi cô không thể giết người, không thể lấy việc làm đó để trừng phạt tội ác của Svidrigailov và bảo vệ cho tội ác của anh mình, như thế thù hận sẽ chồng chất và cái ác sẽ ngày càng lây lan rộng hơn. Hay có lẽ, Dunia đã chọn cách hy sinh một lần cho anh mình, chấp nhận điều kiện của Svidrigailov để bảo vệ cho anh trai. Kết hôn với Razumikhin, sau khi mọi chuyện đã tạm thời thong dong, đến đấy cô vẫn chưa tận hưởng hạnh phúc dành cho riêng mình,

hai vợ chồng cô cố gắng làm việc để có thể dọn đi Sibir đỡ đần cho Raskolnikov, đấy lại là một cách sống vì người khác. Điều đó phù hợp với việc Dostoievski nhấn mạnh phong thái quyết liệt, dứt khoát trong từng cử chỉ nhỏ của cô. Dunia là tổng hòa của lòng bác ái bao la và bản lĩnh kiên cường, một biểu tượng của người con gái Nga thuần khiết, quả cảm và tràn đầy ý chí, là mẫu người mà Dostoievski khẳng định niềm tin về người phụ nữ Nga, và còn là nhân tố quan trọng trong bước phát triển của nhân loại.

Một phần của tài liệu vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)