Từ những áp lực của hoàn cảnh cuộc sống và những tư tưởng “nổi loạn” của bản thân, Raskolnikov đã thực hiện một hành động tội ác là “giết người cướp của”.. Nhưng tựu trung lại, Raskolnik
Trang 1PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT RASKOLNIKOV
TRONG TIỂU THUYẾT “TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT” CỦA DOSTOIEVSKY
Trang 2MỞ ĐẦU
Dostoievsky không chỉ là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XIX, mà còn là một trong “những người khổng lồ” của văn học thế giới Sáng tác của Dostioevsky xác lập một loại hình tư duy nghệ thuật mới mang tính nhân văn sâu sắc, tạo tiền đề cho nhiều khuynh hướng văn chương và tư tưởng đặc biệt phát triển trong thế kỉ XX Việc tiếp nhận Dostoievsky ngày một trở nên bức thiết hơn đối với văn học Việt Nam hiện đại
Tội ác và hình phạt là tác được coi là phổ biến nhất trong số những tác của
Dostoievsky Tiểu thuyết gồm có sáu phần với một phần Vĩ thanh Nhân vật chính là Raslolnikov, một sinh viên nghèo từ tỉnh lẻ lên thủ đô ăn học, nhưng vì hết tiền nên đã phải bỏ học ít lâu Từ những áp lực của hoàn cảnh cuộc sống và những tư tưởng “nổi loạn” của bản thân, Raskolnikov đã thực hiện một hành động tội ác là “giết người cướp của” Hành động tội ác này chính là điểm mở đầu cho mọi chuyện, dần đẩy nhân vật đến trạng thái khủng hoảng, gần với trạng thái bệnh lí, khi mà ranh giới giữa ý thức, tiềm thức
và vô thức trở nên mong manh, khó xác định Nhưng tựu trung lại, Raskolnikov lại không phải là một nhân vật đáng ghét, anh là đại diện cho những con người nhỏ bé nhưng giàu lòng yêu thương và khát khao cuộc sống tốt đẹp Hình tượng nhân vật Rasklonikov được nhà văn Dostoievsky xây dựng từ đầy rầy những mâu thuẫn nhưng cuối cùng vẫn thể hiện một lí tưởng nhân văn cao đẹp: Cái đẹp cứu rỗi thế giới!
Trang 3NỘI DUNG
Để có thể cảm nhận về nhân vật Raskolnikov trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt
của Dostoievsky, vốn dĩ không nên chia tách các khía cạnh biểu hiện của nhân vật mà phải nhìn nhận một cách tổng quát Bởi vì Raskolnikov là hình tượng nhân vật thể hiện con người chân thực với đầy đủ những phẩm chất tốt, xấu khác nhau Những chia tách dưới đây chỉ là tạm thời:
1 Raskolnikov - con người nhỏ bé sống trong cảnh khốn cùng
Các nhân vật trong những sáng tác của Dostoievsky bao gồm đủ mọi loại người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội: từ những tên địa chủ, tư bản, những nhà trí thức quý tộc đến những “con người nhỏ bé”, những công chức ở nấc thang cuối cùng của
xã hội, những sinh viên nghèo, những cô gái điếm, những kẻ lưu manh…
Trong Tội ác và hình phạt, Raskolnikov là nhân vật đại diện cho những con người
nhỏ bé sống trong cảnh khốn cùng Raskolnikov xuất thân từ một gia đình nghèo ở nông thôn, là một chàng sinh viên quần áo rách mướp, không đủ tiền học, tiền thuê nhà, nhiều ngày không có miếng ăn vào bụng, đã trải nghiệm, chứng kiến và quan trọng hơn cả là ý thức được tất cả cảnh khốn cùng của thành phố và con người Peterburg Raskolnikov sống trong một căn gác xếp thuê lại ở áp mái một ngôi nhà năm tầng Căn phòng “dài độ sáu bước”, “thấp đến nỗi người nào hơi cao một chút bước vào là thấy rờn rợn, cứ lo cộc đầu vào trần” Anh gọi căn phòng ấy là “cái tủ”, “chuồng chó”, “góc xó”, người bạn của anh là Razumikhin thì gọi nó là “buồng tàu thủy”, mẹ Raskolnikov lên thăm con nhận thấy nó “giống như quan tài” Căn phòng ấy là hình mẫu thu nhỏ của thành phố Peterburg, hay còn của thế giới yếm khí, thiếu tính người Nhưng Raskolnikov không
Trang 4Rõ ràng Raskolnikov không phải là trường hợp cá biệt, vì bên cạnh Raskolnikov là không ít những nhân vật khác cũng sống trong hoàn cảnh nghèo khổ và bần hàn Người công chức nhỏ Marmeladov mà Raskolnikov gặp trong một tầng hầm nặng mùi mất việc,
sa vào tệ nghiện rượu, để gia đình lâm vào cảnh khốn cùng đến nỗi cô con gái Sonya phải
“nhận lấy tấm thẻ vàng” ra đường bán mình làm gái điếm để gia đình khỏi chết đói Cô
em gái Raskolnikov là Dunya phải đi làm gia sư cho một gia đình địa chủ để lấy tiền cho anh ăn học, bị tên địa chủ Svidrigailov tán tỉnh, bị vợ ông ta lăng nhục, sau đó để tiếp tục
hi sinh cuộc sống của chính mình cho người anh, cô lại quyết định lấy tên luật sư hãnh tiến Luzhin mà cô biết rõ là kẻ tệ hại Những cô gái điếm đứng đầy ở trước cửa nhà chứa,
ở các góc tối tầng hầm, lang thang ngoài phố… mời chào khách Cô gái mới 15, 16 tuổi
“còn hoàn toàn là một đứa trẻ” bị người ta chuốc rượu lợi dụng và sẽ còn tiếp tục bị người ta lợi dụng trên đường phố… Đó là cuộc sống mà trong đó “người ta không còn biết đi đâu nữa”, như Marmeladov nhận định, “người ta không phải là cầm gậy đuổi đánh
mà cầm chổi quét mình ra khỏi cộng đồng con người”
Sống trong cảnh chui rúc, tù túng, lại bị bao phủ bởi bầu không khí ngột ngạt của toàn thành phố, Raskolnikov đã quen với cảnh lầm lũi một mình, thu mình trong vỏ ốc Raxkonikov thường tránh những nơi đông người và vốn không muốn tiếp xúc với bất cứ
ai Chính sự sống xa gia đình giữa một hoàn cảnh cùng quẫn đã thành quen thuộc như vậy đã làm nảy sinh ở Raskolnikov những tư tưởng khác thường và là cơ sở cho sự nổi loạn “tội lỗi” của anh Như vậy, sức tác động của không gian sống, hoàn cảnh sống hay nói đúng hơn là của xã hội sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hành
vi, tư tưởng của một con người “Nhân chi sơ tính bổn thiện” nhưng trong một xã hội tù túng, khốn cùng sẽ không thể có một con người nguyên vẹn với những đức tính tốt đẹp
Trang 52 Raskolnikov - con người giàu tình yêu thương
Bản chất của Raskolnikov là một người có trái tim đầy tình yêu thương, vị tha Anh đã không quản nguy hiểm lao vào một đám cháy để cứu hai đứa trẻ, từng cưu mang một người bạn đau yếu với một người cha già cả một năm rưỡi trời trong lúc chính mình cũng khó khăn Vì tình thương anh sẵn sàng nhận lời lấy một cô gái tàn tật, đau yếu làm vợ; bằng những đồng tiền cuối cùng của mình, anh đã giúp đỡ gia đình Marmeladov trong lúc khó khăn, giúp cô gái say rượu trên phố khỏi rơi vào tay “một gã bảnh bao” đùa ghẹo… Raskolnikov không muốn “đi ngang qua cuộc sống và ngoảnh mặt làm ngơ với tất cả” Tuy có những lúc biểu hiện như muốn xa lánh, muốn từ bỏ nhưng thực chất Raskolnikov rất yêu quý mẹ và em gái, chàng hiểu được sự hi sinh của em, “Mình mà còn sống thì nhất định cuộc hôn nhân nầy sẽ không thành, và ngài Lugin kia phải xéo!” Chàng sẵn sáng đuổi vị hôn phu của Dunya trước mặt mọi người bởi vì biết rõ hắn ta là một kẻ vô lại không xứng với em gái mình cho dù hắn giàu có Chàng lại là người duy nhất lắng nghe những lời tâm sự của Marmeladov một cách chân thành và còn tận tình đưa ông ta về nhà, khi đi ra, Raxkonikov vừa kịp thọc tay vào túi vốc mấy đồng tiền đồng
mà lúc nãy lão chủ vừa phụ lại cho chàng và kín đáo đặt lén bậu cửa sổ Sau này cũng chính Raskolnikov là người sẵn sàng bỏ tiền lo liệu cho đám tang của Marmeladov trong khi bản thân cũng không dư giả gì Đối với Raskolnikov, tiền bạc vốn dĩ không phải là thứ quan trọng, đó chỉ là vật ngoài thân, chàng sẵn sàng cho đi khi trong tất cả số tiền mình có chỉ vì lòng thương người (Ngay cả hành động tội ác của Raskolnikov cũng không phải là hành động vì tiền) Nếu là một con người hèn hạ, coi tiền là quan trọng thì Raskolnikov đã không có những sự tức giận khi đọc bức thư mẹ gửi lên kể về việc Duyna
Trang 6mà có thể ông cũng không mất xu nào về khoản nầy nữa! Cả bà không thấy ra, hay họ cố tình làm ngơ” – Coi thường Luzhin cũng chính là sự thể hiện coi thường đồng tiền và coi thường những con người giả dối, hãnh tiến
Trái tim đầy yêu thương của Raskolnikov còn thể hiện trong mối quan hệ đối với Sonya, Raskolnikov đã không hề để ý đến thân phận của cô, công việc của cô có hèn hạ thấp kém hay không Ngay từ lần đầu tiên gặp mặt, mặc dù đã biết rõ về Sonya qua lời kể Marmeladov, Raskolnikov vẫn không hề tỏ thái độ coi thường, chàng cư xử rất đúng mực, chỉ nhìn nàng từ xa Lần gặp mặt sau đó, Raskolnikol đã cho phép Sonya ngồi chung với mẹ và em gái mình.v.v Chàng trút hết mọi tâm sự với Sonya, thậm chí là thú tội về hành động tàn ác của mình cho Sonya biết và muốn nghe ý kiến của cô Chỉ cần tình yêu, Raskolnikov đã luôn ở bên cạnh, chia sẻ và giúp đỡ Sonya, và cũng chính Sonya
đã giúp Raskolnikov dần lấy lại những bản chất tốt đẹp của mình Câu chuyện kết thúc
mở, nhưng có thể hy vọng về một tươi lai tốt đẹp giữa Raskolnikov và Sonya dựa vào tình cảm yêu thương mà họ dành cho nhau
Dostoievsky đã làm hiện rõ phần nhân văn sâu đẹp bên trong một con người tưởng chừng như tầm thường – Raskolnikov Cùng với đó, ông còn xây dựng những nhân vật mang bản chất tốt đẹp khác như Razumikhin, Dunya, Sonya,… Họ đều là những con người thấp cổ bé họng nhưng không đánh mất phẩm chất tốt đẹp của mình, trong họ luôn chất chứa tình yêu và sự hi sinh cho những người cùng khổ Đặt Raskolnikov bên cạnh những nhân vật như vậy đã giúp thể hiện niềm tin tươi sáng của Dostoievsky về con người: Cho dù trong hoàn cảnh khốn cùng như thế nào thì vẫn tồn tại những con người chất chứa những phẩm chất tốt đẹp, vẫn tồn tại tình yêu giữa con người với nhau
Trang 73 Raskolnikov – con người bị tha hóa
Trong cảnh khốn cùng, người ta rất dễ đánh mất nhân cách, trở nên tội lỗi, xa lạ và độc ác với nhau Trong quán rượu người ta nghe đi nghe lại câu chuyện thương tâm của Marmeladov để cười chế giễu ông ta Thấy Raskolnikov đi giữa đường bị một người đánh xe quất vào người, những người đi đường cũng cười chế giễu anh Người ta tò mò đến xem cảnh Marmeladov hấp hối vì bị xe ngựa cán phải “với cảm giác hài lòng thầm kín luôn thấy ở những người thậm chí gần gũi nhất khi tai biến bất ngờ xảy ra với người thân của họ”
Raskolnikov cũng là một trong số những con người bị hoàn cảnh làm cho phần góc khuất tăm tối của tâm hồn trỗi dậy Mở đầu tác phẩm, Raskolnikov đã xuất hiện với những biểu hiện lén lút, những toan tính không tốt đẹp Do đời sống thiếu thốn, hàng ngày chứng kiến nơi cái xóm trọ toàn dân nghèo với bao cảnh đời lầm than, cùng quẫn, lại bị tiêm nhiễm bởi triết lí người hùng khi mơ tưởng một ngày sẽ được như Napoléon Bonaparte, Raskolnikov tự coi mình là phi thường, thường xuyên khép kín lòng mình, bơi mải miết trong những suy tư đơn độc, nung nấu những căm uất về tình trạng bất công, phi nghĩa của xã hội và tìm kiếm lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình Raskolnikov lại là một người tàn ác khi phạm tội giết người Anh đã giết cả hai chị em
mụ chủ cầm đồ Ivannova Hành động giết người cướp của ấy đã được nhân vật lên kế hoạch một cách kĩ lưỡng, suy tính hàng tháng trời: “Chàng lại còn biết rõ từ cổng nhà trọ đến đấy bao nhiêu bước: đúng bảy trăm ba mươi bước” Và cảnh giết người được tác giả miêu tả một cách cụ thể, tỉ mỉ, có cả những đoạn khá ghê rợn cho thấy sự bình tĩnh của Raskolnikov trong hành động tội ác: “Chàng còn đang cười nhạt chế nhạo mình, thì bỗng nhiên một ý nghĩ hãi hùng khác lại đập mạnh vào dầu chàng Chàng bỗng mường tượng
Trang 8Đây chính là hình phạt được kéo theo từ tội lỗi trước đó Raslonikov tự thấy bản thân không xứng đáng với những người thân, đôi khi lại thấy họ như đang điều tra, gài bẫy mình Cũng chính nhờ những bản chất tốt đẹp vẫn còn lưu giữ khá nhiều trong tâm hồn nên sau hành động tội ác, Raskolnikov vẫn triền miên trong nỗi ân hận dày vò vì đã giết người cướp của: “Lạy Chúa? Chỉ xin nói rõ cho tôi một điều: họ đã biết việc ấy chưa, hay là chưa biết? Chắc họ biết hết rồi nhưng cứ giả vờ không biết để trêu gan mình, trong khi mình còn nằm liệt giường, thế rồi đến một lúc nào đó họ sẽ ập vào và nói rằng họ đã biết hết từ lâu nhưng cứ để thế xem sao… Bây giờ biết làm gì đây? Quên bẵng đi mất, cứ như cố ý ấy; bỗng dưng quên tiệt: vừa mới rồi còn nhớ kia mà…”
Tâm trí chàng luôn căng thẳng, vừa vì sự lẩn tránh tội lỗi, vừa vì những dằn vặt ám ảnh của bản thân khiến toàn thân chàng nhiều lúc rã rời, đầu óc muốn nổ tung, và đã tâm sự với Sonya rằng anh giết người bởi muốn trở thành một Napoléon Bonaparte Trong một lần tự đối thoại với chính mình, chàng đã liên tục tự hỏi "ta là con sâu con bọ run rẩy hay
ta có quyền lực?", và khi hiểu ra phần nào chàng đã thốt lên "ta đã giết không phải một con người, ta đã giết một nguyên lí" Với chàng lúc này hình phạt ghê gớm nhất không phải là tù đày mà là nỗi nhức nhối dai dẳng vì đã giết chết nhân phẩm của mình và cắt đứt quan hệ với những người thân thiết
Cần thấy được rằng sự phân tách theo hai bình diện tốt xấu phía trên chỉ là những chia tách tạm thời Thực chất Raskolnikov là sự hòa trộn, giằng xé thống nhất giữa hai bình diện ấy Dostoievsky là một bậc thầy của nghệ thuật thể hiện tâm lí con người khủng hoảng, con người ở “ngưỡng giới hạn”, trong những trạng thái tâm lí đôi lúc gắn với bệnh
lí, khi tiềm thức có thể trỗi dậy bất ngờ, ranh giới giữa ý thức và vô thức trở nên mong
manh, khó xác định Trong Tội ác và hình phạt, Raskolnikov được khắc họa một cách rõ
nét thông qua những cấu trúc tâm lí giằng xé, phức tạp, những độc thoại nội tâm đầy đau đớn Thông qua miêu tả tâm lí nhân vật, Raskolnikov đã hiện lên như một khối thống nhất bản thể về những phần tốt, xấu, được, mất trong một con người Anh ta không hoàn toàn là một con người xấu xa mà chính là lớp vỏ xù xì ẩn chứa những đức tính tốt Bên trong con người tưởng chừng như mất nhân tính nhất vẫn là một con người lương thiện
Trang 9KẾT LUẬN Ngay từ những ngày đầu bước vào con đường văn nghiệp, Dostoievsky đã xác định mục đính chính của mình là “đi tìm con người ở trong con người” Cho nên, các sáng tác của Dostoievsky mặc dù luôn đan xen trộn lẫn giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa nhưng không làm cho người đọc bị mập mờ giữa ranh giới thiện và ác mà vẫn mang đến cho chúng ta những thông điệp nhân văn sâu sắc
Qua hình tượng nhân vật Raskolnilov trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt,
Dostoivsky khắc họa được thành công con người nhỏ bé, khổ ải trong xã hội nước Nga đương thời, cho thấy sức tác động to lớn của đồng tiền tới nhân cách con người; đồng thời cảnh tỉnh, nhắc nhở con người rằng không nên thực hiện bất cứ một hành động tội ác nào Tội ác sẽ tiếp nối tội ác Dù tội ác đó không được đưa ra pháp luật, người phạm tội vẫn sẽ mãi đối diện với tòa án lương tâm và chịu những hình phạt nặng nề từ chính bản thân của mình Bên trong mỗi con người đều tiềm tàng những phẩm chất tốt đẹp, phải biết làm sao để vực dậy những phẩm chất ấy, phải tin tưởng vào sự đổi thay tốt đẹp của con người, tin tưởng vào tình yêu, vào điều thiện