1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia

166 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 558,22 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển, khi mà quá trình tăngtrưởng kinh tế và những bước tiến nhảy vọt về khoa học công nghệ đã tạo ra mộtnăng suất lao động cao, từ đó kiến tạo một đời sống vật chấ

Trang 1

MỤC LỤC

Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chường I cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo1.1 Cơ sở lý luận về nghèo đói

1.1.1 Một số vấn đề lý luận về nghèo đói

1.1.2 Khái niệm về đói nghèo

1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá nghèo đói

1.1.4 Ảnh hưởng của nghèo đói đối với các vấn đề trong đời sống xã hội 1.1.5 Những nguyên nhân của sự nghèo đói trên thế giới

1.2 Cơ sở thực tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo

1.2.1 Sơ lược về tình hình nghèo đói trên thế giới

1.2.2 Kinh nghiệm chống nghèo đói của các tổ chức quốc tế

1.2.3 Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trong khu vực

1.2.4 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Campuchia

Chường II đặc điểm ĐỊA BÀN và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đặc điểm tự nhiện, kinh tế-xã hội của tỉnh Prey Veang

2.1.1 Dân số , Lao động và đất đai

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

2.2 Phương pháp nghiên cứu luận án

2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

2.2.2 Chọn mẫu điều tra

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 2

2.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.2.6 Hệ thống chỉ tiêu vè xoá đói giảm nghèo

Chường III Thực trạng nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh Prey Veang, Campuchia

3.1 Tình hình nghèo đói chung của tỉnh

3.2 Thực trang nghèo đói vùng nông thôn tỉnh PreyVeang

3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

3.2.2 Điều kiện sản xuất của các hộ

3.2.3 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ điều tra

3.2.4 Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các hộ điều tra

3.2.5 Tích luỹ của các hộ điều tra

3.2.6 Trang bị đồ dùng hàng ngày của hộ nghèo

3.3 Nguyên nhân nghèo đói vùng nông thôn Tỉnh Prey Veang, Campuchia

3.3.1 Nét đặc trưng của sự nghèo đói ở Campuchia

3.3.2 Nguyên nhân chung dẫn đến nghèo đói của người dân Campuchia 3.3.3 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói vùng nông thôn tỉnh Prey Veang

3.3.4 Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết cho công tác XĐGN

Chương iv giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn tỉnh Prey Veang

4.1 Quan điểm chung về xoá đói giảm nghèo bền vững

4.2 Giải pháp XĐGN vùng nông thôn tỉnh Prey Veang, Campuchia

4.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm vài tró của các cơ quan, chính quyền

4.2.2 Giải pháp xoá đói giảm nghèo chủ yếu đối với người nghèo

4.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất trong NNNT

4.2.2 Nhóm giải pháp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 4.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và quyền lực cho người nghèo

2

Trang 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo đói là một vấn đề kinh tế-xã hội phức tạp chứ không thuần tuýchỉ là vấn đề kinh tế cho dù các số đo của nó trước hết và chủ yếu dựa trên số

đo về kinh tế Chính vì vậy, nếu chỉ dựa trên sự tăng trưởng kinh tế cao thìchưa giải quyết được tận gốc vấn đề nghèo đói Mặc dù vậy, nghèo đói cónguyên nhân trước hết từ kinh tế, sau nữa nó là hệ quả từ sức tác động tổnghợp của các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội

Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trêncon đường phát triển Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn

về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăngthêm vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trênlưng con người lại chính là sự nghèo đói Thực tế trong 6 tỷ người của thếgiới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức 2 USD/ngày, đặc biệt cótới 1 tỷ người sống dưới mức 1 USD/ngày [14],[22]

Nghèo đói không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận dân cư, từ

cá nhân, gia đình đến cả cộng đồng trong xã hội, mà nó còn là một trongnhững nguyên nhân gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất

ổn định về xã hội, bất ổn định về chính trị

Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều

có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có Vậy,nếu vấn đề nghèo đói không được giải quyết thì sẽ không thực hiện được mụctiêu mà cộng đồng đặt ra như hoà bình, ổn định và đảm bảo quyền con người.Xoá đói giảm nghèo được coi là một vấn đề có tính toàn cầu của loài ngườitrước thềm thiên niên kỷ mới Trong quá trình phát triển, khi mà quá trình tăngtrưởng kinh tế và những bước tiến nhảy vọt về khoa học công nghệ đã tạo ra mộtnăng suất lao động cao, từ đó kiến tạo một đời sống vật chất cao hơn thì cũng làlúc họ phải đương đầu với những vấn đề nghèo đói và khủng hoảng môi trường

Xoá đói giảm nghèo được Liên Hiệp Quốc và hầu hết các quốc gia trên

4

Trang 5

thế giới coi là nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình hiện đại hoá Cácquốc gia Đông Nam Á nói riêng, bên cạnh những vấn đề chung của các nướcđang phát triển còn có vấn đề đặc thù Với một tỷ lệ 1/4 đến 1/2 dân số đượccoi là có mức sống thấp, tại các nước đang phát triển, mục tiêu phát triển bềnvững đã và đang bị sự nghèo đói tấn công, bên cạnh các yếu tố tác động khácnhư: Thiên tai, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, cạn kiệt các nguồn tài nguyênthiên nhiên, sự thiếu hụt về nguồn lực con người…[19], [31].

Đánh giá thực trạng mức sống dân cư theo mỗi giai đoạn phát triển vàdiễn biến thay đổi mức sống dân cư theo các mức độ khác nhau là cơ sở đểhoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội hướng tới một xãhội phát triển văn minh công bằng Nghiên cứu mức sống dân cư và thực trạngđói nghèo sẽ cung cấp các tư liệu cần thiết nhằm đưa ra các chính sách pháttriển để hướng tới các mục tiêu trên Tuỳ vào tình hình phát triển theo các giaiđoạn khác nhau sẽ có chính sách phát triển và chính sách đảm bảo xã hội phùhợp

Campuchia là một nước giàu tiềm năng cho sự phát triển nông nghiệp

vì đất đài, khí hậu thời tiết tại nơi này rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.Nhưng ngược lại, năng suất thu hoạch từ sản xuất nông nghiệp của ngườinông dân Campuchia lại rất thấp (trung bình 1,8 tấn/năm/hectar)

Theo thông kế năm 2005 có khoảng 84% dân số trong nước là nôngdân, kết quả đạt được từ ngành nông nghiệp chiếm 55.28% GDP cả nước[45] Với kết quả này cho thấy đời sống vật chất của người dân vẫn còn thấp.Thêm vào đó kinh tế chưa phát triển, Chính trị trong nước không ổn định vàlại trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vì vậy nghèo đói là hiện tượng khá phổbiến và kéo dài qua nhiều thế hệ tại đất nước nay Sau khi trở lại hoà bình ổnđịnh kinh tế, chính trị, nhất là từ năm 1999 cho đến nay với sự mở rộng kinh

tế thị trường, sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế và hỗ trợ của các nước bạn

đã làm cho nền kinh tế Campuchia có nhiều khởi sắc Nhưng Campuchia vẫn

Trang 6

còn rất nhiều việc cần phải làm để phát triển đất nước và nâng cao đời sốngcủa người dân và xoá đói giảm nghèo

Prey Veang là một trong những tỉnh thuộc diện nghèo tại Campuchia,85% số người lao động là nông dân Kết quả thu được từ sản xuất nôngnghiệp chiếm năng suất rất thấp, hơn 33% trên tổng dân số của tỉnh là ngườinghèo đói Vấn đề cuộc sống người dân luôn luôn có sự biến động, khó khăn

và thuận lợi pha trộn với nhau, hơn nữa điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,phong tục tập quán mỗi vùng, mỗi nơi khác nhau Nhất là trong hoàn cảnh sảnxuất nông nghiệp còn lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thiên nhiên, tự cung tựtúc, trình độ kinh tế còn chưa phát triển, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém

Do đó vấn đề tìm ra thực trạng và những nguyên nhân nghèo đói là mộttrong những nhiệm vụ rất quan trọng, để từ đó chung ta có thể rút ra đượcnhững biện pháp và giải pháp thích hợp nhất cho công tác xoá đói giảm nghèocũng như đối với người nghèo, nhằm cải thiện đời sống người dân, nâng caothu nhập và thoát khỏi cảnh nghèo đói

Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải

pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh Prey Veang, Campuchia”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệ thông hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèođói và xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn

- Phân tích và đánh giá thực trạng đói nghèo qua đó rút ra những nguyênnhân ảnh hưởng đến nghèo đói, đánh giá kết quả công tác xoá đói giảm nghèovùng nông thôn tỉnh Prey Veang nói riêng

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xoá đói giảmnghèo ở vùng nông thôn tỉnh Prey Veang, Campuchia

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

6

Trang 7

- Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình trạngnghèo đói vùng nông thôn

- Tìm hiểu những kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trênthế giới thông qua một số tài liệu, số liệu có liên quan

- Nghiên cứu mối quan hệ của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,các chính sách có liên quan đến vấn đề nghèo đói, phát triển kinh tế xã hộinâng cao thu nhập và đời sống cuả người dân nông thôn Xem xét và đánh giácác hoạt động mang tính kinh tế-xã hội nhằm giúp người nghèo ổn định sảnxuất và nâng cao đời sống

- Nghiên cứư thực trạng và nguyên nhân nghèo đói của các hộ nôngdân ở vùng nông thôn Campuchia

- Nghiên cứu chính sách xoá đói giảm nghèo của chính phủ cũng nhưcác chương trình dự án xoá đói giảm nghèo của các tổ chức liên quan và hoạtđộng xoá đói giảm nghèo của địa phương

- Tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, việc làm, thu nhập và đờisống của người dân vùng nông thôn Tỉnh Prey Veang, Campuchia, Thông quaviệc điều tra khảo sát thực tiễn trực tiếp tại một số địa điểm được chọn nghiêncứu

Trang 8

CHƯỜNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO

VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1 Cơ sở lý luận về nghèo đói

1.1.1 Một số vấn đề lý luận về nghèo đói

Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độlực lượng sản xuất quyết định Bằng lao động sản xuất, con người khai thácthiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở vànhững nhu cầu khác Năng suất lao động ngày càng cao thì của cải ngày càngnhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn, trái lại năng suất lao độngthấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói

Trong xã hội có giai cấp, những người bị áp bức, bóc lột phải chịu cuộcsống cùng cực Thêm vào đó thiên tai, chiến tranh tàn phá, gây nên bao cảnhlầm than, tang tóc Nghèo đói không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài dưới chế

độ công xã nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến với trình

độ lực lượng sản xuất kém phát triển mà ngay cả trong thời đại ngày nay, vớicuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với lực lượng sản xuất caochưa từng thấy, nhưng trong mỗi quốc gia kể cả các quốc gia phát triển nhấttrên thế giới, nghèo đói vẫn tồn tại một cách hiển nhiên Do đó, loài người đãphải luôn luôn tìm mọi cách để nâng cao trình độ sản xuất của mình, chống

đỡ với thiên tai, dịch hại và các rủi ro bất hạnh để cuộc sống ấm no, hạnhphúc Mỗi một phát minh khoa học, mỗi một bước tiến của trình độ lực lượngsản xuất cũng như những tiến bộ về quan hệ giữa con người với con ngườiđều góp phần trong tiến trình giảm nghèo Đó là công lao của các nhà khoahọc tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, của các nhàsáng chế, phát minh, của những người lao động sáng tạo Tuy nhiên, ở cácthời đại khác nhau, cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về quan niệm,nguyên nhân và cách giải quyết đối với hiện tượng nghèo đói Điều đó phụ

8

Trang 9

thuộc vào nhân sinh quan và thế giới quan của mỗi người, mỗi giải cấp, mỗiđảng phái đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và cách tiếp cậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chúng ta cần phải xem xét vấn đềnghèo đói trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [30],[19].

Nghèo đói là một vấn đề kinh tế-xã hội phức tạp chứ không thuần tuýchỉ là vấn đề kinh tế cho dù các số đo của nó trước hết và chủ yếu dựa trên số

đo về kinh tế Tác động kinh tế với vấn đề nghèo đói được biểu hiện vớinhững nhân tố chính sau đây: Mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế sản xuất (gắnvới phân công lao động xã hội), cơ chế quản lý, phương thức sản xuất và phânphối, chính sách kinh tế-xã hội, đây là những nhân tố tác động trực tiếp.Ngoài ra, có hàng loạt các nhân tố khác mang nội dung kinh tế-xã hội và xãhội-kinh tế tác động đến nghèo đói như môi trường kinh tế, thị trường giá cả,diễn biến dân số và lao động, trình độ kĩ thuật-công nghệ, giáo dục và đào tạo,tính chất và khả năng giải quyết các vấn đề xã hội Bao quát lên tất cả nhân

tố đó là xã hội đang đi theo một lý thuyết phát triển nào? Hoặc đang chuyểnđộng theo một mô hình phát triển nào? Trên thế giới có nhiều mô hình vàchiến lược phát triển khác nhau Tựu trung lại có 3 mô hình phát triển sau:

Thực hiện tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào, không chú ý đến vấn đề xã hội

Các lý thuyết của mô hình phát triển này cho rằng nếu đạt được tăngtrưởng kinh tế cao sẽ tạo tiền đề để giải quyết các vấn đề khác trong đó có nghèođói chính vì thể lý thuyết này nhấn mạnh đến nhân tố kinh tế, kĩ thuật Đây là môhình đã được áp dụng ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa Quan hệ giữa con ngườivới con người trong xã hội này là quan hệ như Mác nói “ Giai cấp tư sản thẳngtay phá vỡ không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoàilợi ích trần trụi và lối trả tiền ngay, tiền trao, cháo múc không tình nghĩa”

Thực hiện tăng trưởng kinh tế trước, sau đó giải quyết các vấn đề xã

Trang 10

Đây là mô hình được áp dụng ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa vùng Bắc

Âu, Mô hình phát triển này tiến bộ hơn mô hình phát triển trước bởi các lýthuyết không chỉ tập trung vào mục đích tăng trưởng kinh tế mà còn quan tâmmặt xã hội Hình ảnh họ thường dùng là “ Hãy để cho chiếc bánh to lên rồisau đó phân chia công bằng cho mọi người” Tiêu biểu là lý thuyết “chữ Ungược” của nhà kinh tế học S.Kunetz Trên thực tế lý thuyết của S.Kunetzcũng gặp những hạn chế cho nên nó không được áp dụng rộng rãi do hiệu quảthực tế không phù hợp với mong muốn của lý thuyết

Thực hiện tăng trưởng kinh tế đồng thời với giải quyết các vấn đề xã hội

Đây là mô hình được nhiều nhà khoa học, nhiều lý thuyết tập trungnghiên cứu và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Các lý thuyết đi theokhuynh hướng này đề cập vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế.Tiêu biếu là lý thuyết “Nền kinh tế thị trường xã hội của cộng hoà Liên bangĐức” Lý thuyết này đặc biệt quan tâm đến vấn yếu tố xã hội nhằm nâng caomức sống của các nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất, đồng thời bảo vệ tất cảcác thành viên trong xã hội, khắc phục những khó khăn về kinh tế, xã hội dogặp phải những rủi ro trong cộng đồng Để đáp ứng mục tiêu đó cần phải tăngtrưởng kinh tế, phân phối thu nhập một cách công bằng, xây dựng hệ thốngbảo hiểm xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già, sức khoẻ, tainạn, xây dựng chế độ phúc lợi xã hội đặc biệt là trợ cấp xã hội cho nhữngngười nghèo, cô đơn không nơi nương tựa, [31]

Như vậy việc tồn tại nhiều kiểu nền kinh tế thị trường với các vai tròcan thiệp của nhà nước rất khác nhau ở các nước trên thế giới cũng là mộtthách thức đặt ra cho các quốc gia đi sâu trong việc lựa chọn con đường pháttriển của minh

1.1.2 Khái niệm về đói nghèo

10

Trang 11

Đói: La một bộ phận của những hộ nghèo, mọi điều kiện không đạtđược mức sống tối thiểu Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người

ăn không đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sốnghàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động Đây làtrường hợp đói gay gắt kinh niên… là tình trạng thiếu ăn thường xuyên Cũngnhư vậy, nếu con người trong những hoàn cảnh đột xuất bất ngờ do thiên taibão lụt, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùng cực, không còn gì để sống, không cólương thực, thực phẩm để ăn, có thể dẫn tới cái chết thì đó là trường hợp đóigay gắt cấp tính, phải cứu trợ khẩn cấp [19]

Dù ở dạng nào thì đói đều đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, dễ thấynhất là ở trẻ em và phụ nữ Có thể hình dung tình trạng đói ở các hộ gia đìnhnông dân hoặc một bộ phận dân cư phải sống dưới mức tối thiểu qua độngthái các bữa ăn trong ngày của họ Có mấy biểu hiện như sau:

- Thất thường về lượng: có bữa đói bữa no

- Đứt bữa: ngày chỉ ăn một bữa, bữa cơm, bữa cháo, hoặc cả hai bữađều không đủ lượng tối thiểu chứ chưa nói tới chất dinh dưỡng cần thiết

- Đứt bữa kéo dài tới 1-2-3 tháng trong năm, nhất là thời kỳ giáp hạt.Nghèo: Là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vậtchất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức sống tối thiểutrong điều kiện chung của cộng đồng Mức sống tối thiểu ở đây được hiểu làcác điều kiện ăn, ở, mặc và các nhu cầu khác như văn hoá, y tế, giáo dục, đilại, giao tiếp,… Chỉ đạt mức duy trì cuộc sống rất bình thường và dưới đó là

sự nghèo khổ Nghèo luôn luôn là dưới mức trung bình của cộng đồng xéttrên mọi phương diện Giữa mức nghèo và mức trung bình có một khoảngcách thường là 3 lần trở lên [4],[13],[25]

Nghèo đói: Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á -TháiBình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok Tháng 9/1993 [4], đã đưa ra kháiniệm về định nghĩa nghèo đói như sau: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân

Trang 12

cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đãđược xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tậpquán của các địa phương Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèođói Căn cứ xác định nghèo hay đói là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản ấy,con người không được và thoả mãn Nhu cầu cơ bản nói ở đây chính là cái thiếtyếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn, ở, mặc…

Theo tiến sĩ Guilna [31], thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đãđưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau:

Nghèo tuyệt đối: là việc không thoả mãn các nhu cầu tối thiểu (ăn, ở,mặc nhu cầu văn hoá, y tế, giáo dục và giao tiếp) để nhằm duy trì cuộc sốngcủa con người Khái niệm nghèo tuyệt đối có xu hướng đề cập đến nhữngngười đang bị thiếu ăn (nghèo đói)

Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhậpdưới mức trung bình của cộng đồng Khái niệm nghèo tương đối đề cập đếnnhững người nghèo nhất về phân phối thu nhập ở một nước nhất định

Vậy nghèo ở khía cạnh kinh tế được hiểu như thế nào? Nghèo là dothiếu sự lựa chọn đến mức cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sốngkinh tế xã hội của quốc gia chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế Định nghĩa nàymuốn nhấn mạnh đến hai nhân tố khách quan (thiếu sự lựa chọn) và nhân tốchủ quan (thiếu năng lực) trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh tế xãhội dẫn đến nghèo đói Đây là hai nhân tố quan trọng quyết định đến qúa trìnhphát triển của một quốc gia, vùng, miền, hộ gia đình và cá nhân người laođộng Ví dụ: Những người tàn tật, người mất sức lao động, những người dothiếu vốn, không có kiến thức, không có kinh nghiệm làm ăn, trình độ vănhoá thấp, ở vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh, dễ rơi vào nghèo đói

Ở một khía cạnh khác, nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế

xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực,một vùng, một miền Điều này có nghĩa là nghèo trước hết là sự phản ảnh

12

Trang 13

trình độ phát triển về kinh tế (lực lượng sản xuất) Các nước nghèo là nhữngnước có trình độ phát triển lực lượng sản xuất thấp kém Ngược lại, các chỉ sốxác định thế nào là nghèo cũng cho biết trình độ phát triển kinh tế xã hội nóichung và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng ở vùng, miền,quốc gia ấy ở một thời điểm nhất định Ví dụ: Chỉ số thu nhập bình quân đầungười là 400 USD/người/năm cho biết đây là nước nghèo đang phát triển Vớithu nhập bình quân đầu người là 13.000 USD/người/năm cho biết đây là nướcphát triển.

Như vậy trên thế giới tương ứng với ba nhóm nước có 3 dạng nghèokhác nhau: Nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế cao, nghèo ở cácnước có trình độ phát triển kinh tế chậm phát triển và nghèo ở các nước cótrình độ kinh tế phát triển trung bình Tóm lại, khi quan niệm và đánh giá vềnghèo đói cần xét trong các điều kiện sau:

- Trong từng giai đoạn lịch sử

- Trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng, một miền, mộttầng lớp, một nhóm dân cư Ví dụ: Ngưỡng nghèo ở nước Mỹ đựơc xác địnhnhư sau: ở thời điểm năm 1970 dưới 5.500 USD/hộ 4 người/năm, năm 1988dưới 10.921 USD/hộ 4 người/năm và vào năm 1992 dưới 13.680 USD/hộ 4người/năm [31] Ở Campuchia được xác định như sau : ở thời điểm 1980 dưới

250 USD/hộ/năm, năm 1990 dưới 380 USD/hộ/năm và năm 2000 dưới 420USD/hộ/năm (trung bình cả nước) [83]

Nghèo có những cấp độ, nghèo có thế ở dạng đói, nghèo tuyệt đối,nghèo tương đối, chính vì vậy, nói đến nghèo không chỉ tính số ngườinghèo, tỷ lệ nghèo mà còn phải đo độ nghèo tức là đo khoảng cách giữa sốthu nhập quan sát được với ngưỡng nghèo được ấn định Tỷ lệ và cấp độnghèo phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, một vùng,một địa phương trong từng thời kỳ lịch sử Nghèo được tính theo thời gian, cóthể sự nghèo được truyền từ đời này sang đời khác hay còn gọi là nghèo dai

Trang 14

dẳng kéo dài thường có ở các nước chậm phát triển Nghèo có nhiều chiềuhay có nhiều phương diện, nó không chỉ phản ánh sự thiếu ăn, thiếu mặc,thiếu phương tiện sản xuất và sinh hoạt đời sống mà là một loại điều kiệnthiệt thòi trên bình diện sức khoẻ, văn hoá, giáo dục, địa vị xã hội Ngườinghèo nói chung thường ở trạng thái không có, không biết, không thể, hoặc ởtrong những điều kiện mong manh đến nỗi có nguy cơ rơi vào sự cùng quẫn

và chồng chất mọi thiệt thòi

Nghèo ở Campuchia mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản như:

- Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời này sang đời khác

- Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa số thu nhập quan sát đượcvới ngưỡng nghèo được qui định ở Campuchia và trên thế giới là rất lớn Biểuhiện là Campuchia vẫn còn một bộ phận dân cư bị đói

Đây là hai đặc trưng phản ánh thực trạng Campuchia là nước còn rấtnghèo, nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất còn thấp kém Đồng thời hai đặc trưng này chi phối rất nhiềuđến tiến trình giảm nghèo ở Campuchia hiện nay

Theo Bộ Kế hoạch và Bộ Phát triển Nông thôn Campuchia đã phân loạiđói làm hai dạng (theo mốc đánh giá năm 2005) [79],[55]:

- Thiếu đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư ở nông thôn có thunhập dưới mức 58.200 Riel/người/tháng (tương đương với 14,5 USD/người/tháng), và thành thị có thu nhập dưới mức 72.000 Riel/người/tháng (tươngđương với 18 USD/người/tháng)

- Đói gay gắt: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhậpdưới 24 kg gạo/người/tháng, hay tình trạng của một bộ phận dân cư ở nôngthôn có mức thu nhập dưới 38800 Riel/người/tháng (tương đương với 9,8USD/người/tháng), và ở thành thị là 27kg gạo/người/tháng, tức là có thu nhậpdưới mức 48200 Riel/người/tháng (tương đương với 12 USD/người/tháng)

14

Trang 15

Tóm lại, nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối Tính chất vàđặc trưng của nghèo phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,trình độ phát triển kinh tế -xã hội của vùng, miền, quốc gia và khu vực.

Ranh giới nghèo đói: Nhìn chung các tổ chức quốc tế đều cho rằng mộtngười nào đó có mức sống dưới mức tối thiểu tại một thời điểm nào đó đượccoi là nghèo Như vậy mức sống tối thiểu được tính bằng tiền qua thu nhập tốithiểu có thể coi là ranh giới nghèo

Mức sống tối thiểu: là mức sống trong đó những nhu cầu tự nhiên tốithiểu chỉ bảo đảm cho cuộc sống con người hàng ngày, tức là những nhu cầuthuần tuý về vật chất như thức ăn, quần áo, nhà ở, thuốc chữa bệnh… Phảiđảm bảo để cuộc sống của một con người được tồn tại ở mức bình thường

Mức sống tối thiểu của mỗi nước sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào khí hậu,những đặc điểm tự nhiên và tuỳ thuộc vào mức độ văn minh đã đạt được củatừng thời đại và của mỗi nước Ngân hàng Thế giưói đã lấy chỉ tiêu thu nhậpbình quân (GDP) tính theo đầu người làm thước đo ranh giới nghèo khổ giữacác quốc gia Thước đo này được xác định theo hai mức: 275USD và370USD Nếu ranh giới GDP/người/năm bằng 275 USD thì số người nghèochiếm 11% ở các nước đang phát triển, và nếu ranh giới GDP/người/nămbằng 370 USD thì số người nghèo chiếm 1/3 dân số tại các nước này [19]

Phân hoá giàu nghèo: ở những nước phát triển và đang phát triển sựphân hoá giàu nghèo được đánh giá theo khoảng cách về thu nhập, giữa phầnthu nhập của 20% lớp người có thu nhập cao nhất gọi là lớp người giàu chiếmgiữ và phần thu nhập của 20% lớp người có thu nhập thấp nhất gọi là lớpngười nghèo có trong xã hội (phản ảnh mức độ bất bình đẳng bằng hệ số Gini

và đường cong Lorenz)

1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá nghèo đói

Quan điểm của thế giới khi xác định nghèo đói thường được xem xéttheo 4 khía cạnh: thời gian, không gian, giới tính và môi trường

Trang 16

- Về thời gian: phần lớn người nghèo là những người có mức sống dướimức tổi thiểu trong một thời gian dài Tuy nhiên, cũng có những người nghèo

“tình thế” trong một khỏang thời gian nhất định chẳng hạn như những ngườithất nghiệp, những người nghèo do suy thoái kinh tế hoặc do thiên tai, dịchhoạ, tệ nạn xã hội, rủi ro, v.v

- Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn Tuynhiên, tình trạng nghèo đói ở thành thị, trước hết là ở các nước đang phát triểncũng có xu hướng gia tăng

- Về giới tính: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới Nhiều hộ giađình nghèo nhất do phụ nữ là chủ hộ Ngay trong các hộ nghèo đói do đànông làm chủ hộ thì phụ nữ vẫn khổ hơn nam giới

- Về môi trường: Phần lớn người thuộc diện đói nghèo đều sống ởnhững vùng sinh thái khắc nghiệt, nơi mà lũ lụt, hạn hán luôn đe doạ đến sảnxuất kinh doanh và đời sống của họ

Chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói trên thế giới dựa vào nhiều phươngpháp khác nhau Đối với từng quốc gia, hiện nay Ngân hàng Thế giới (WB),đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia bằng thunhập bình quân đầu người theo 2 phương pháp tính:

- Nhóm các nước nghèo nhất

- Nhóm các nước có trình độ trung bình

- Nhóm các nước có thu nhập khá cao

- Nhóm các nước có thu nhập cao và rất cao

Theo phương pháp thứ nhất, người ta phân biệt thành 6 loại về sự giàunghèo của các nước (lấy theo mức thu nhập năm 1990), cụ thể như sau:

- Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu

- Từ 20.000 đến dưới 25.000 USD/người/năm là nước giàu

16

Trang 17

- Từ 10.000 đến dưới 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu

- Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/người/năm là nước trung bình

- Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo

- Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo [18]

Với cách tính này, hiện nay trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người (chiếm20% dân số) đang sống trong tình trạng nghèo đói Tuỳ theo mỗi nước, đưa racho mình một chuẩn mực nghèo đói khác nhau

Bảng 1.1: Thu nhập bình quân đầu người của một số nước Châu Á năm 2002

Đơn vị tính: USD/người/năm

Stt Tên các nước TNBQĐN Stt Tên các nước TNBQĐN

(Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2003, Việt Nam, trang 103-109)

Như vậy, ta thấy tiêu chí phổ biến để đo mức độ, trình độ phát triểnchung của một quốc gia là thu nhập bình quân đầu người Một số nhà nghiêncứu cho rằng chỉ căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập thì chưa đủ để đánh giá Vì vậy,bên cạnh chỉ tiêu này, Tổ chức Hội đồng phát triển hải ngoại (ODC) đưa rachỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống (PQLI), căn cứ để đánh giá chỉ sốPQLI gồm 3 chỉ tiêu cơ bản sau: tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỷ lệxoá mù chữ Gần đây Liên hiệp quốc còn đưa ra tiêu chí phản ảnh mức sốngcủa con người là thành tựu y tế, xã hội, trình độ văn hoá, giáo dục, mà tổnghợp là chỉ số phát triển con người (HDI), giá trị của HDI trong khoảng (0,1)

Trang 18

% Tổng thu

nhập

Đường 45o công bằng tuyệt đối

Đường công Lorenz Lorenz

% Các nhóm người

Ngoài các chỉ tiêu đánh giá trên người ta còn sử dụng hệ số Gini để đo

sự bất công bằng hay bình đẳng giữa người giàu và người nghèo

Gini (Gini coefficient): Là một hệ số có giá trị giao động trong khoảng từ

0 đến 1 và được tính bằng miền nằm trong khoảng giữa đường cong Lorenz(chỉ mức độ mất cân đối trong việc phân phối thường xuyên, như các thunhập cá nhân) với đường thẳng 450 trên toạ độ Đề Các

Hình 1.1: Đồ thị tính hệ số Gini

100

A

B 100

(Nguồn: Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, [15,Trang 87])

Hệ số G (Gini) có thể được tính theo công thức sau:

Trong đó: Yi: là thu nhập của người thứ i theo thứ tự giảm dần (trongcông thức có nghĩa là cộng dồn từ người có thu nhập thấp nhất)

: là thu nhập bình quânn: là số người

Nếu sự phân phối thường xuyên là ngang bằng nhau, bình đẳng tuyệtđối, thì đường cong Lorenz sẽ trùng với đường thẳng 450, và G = 0

Đường cong Lorenz là sự thể hiện bằng đồ thị cho thấy mức độ không

ny y n n

G

1 2 2 1 1

y

18

Trang 19

đều nhau của phân phối thường xuyên Đường Lorenz đối chiếu phần trămcộng dồn của tổng thu nhập nhận được với phần trăm cộng dồn của nhữngngười có thu nhập và bắt đầu từ người có thu nhập thấp nhất Một điểm trênđường cong chỉ ra phần trăm của dân số nắm giữ một phần nhất định của tổngthu nhập Chẳng hạn nếu 10% dân số chiếm 10% thu nhập 20% dân số chiếm20% thu nhập thì trong trường hợp đó sẽ trùng với đường 450.

Hạn chế của hệ số Gini là ở chỗ nó chỉ là một số đo về qui mô tươngđối, cho nên trong nhiều trường hợp có cùng một giá trị của G nhưng trênthực tế thì xã hội lại được đánh giá mức độ công bằng không giống nhau Ví

dụ, cùng một cách phân phối nhưng nó có thể là khá bình đẳng trong mộtphạm vi nào đó, nhưng lại bất bình đẳng hơn trong một phạm vi khác do cònphụ thuộc vào cộng đồng người, tập quán xã hội, văn hoá, Phần lớn cácquốc gia thuộc thế giới thứ ba có hệ số Gini tính theo mức chi tiêu hoặc mứcthu nhập đều dao động trong khoảng 0,3 đến 0,6 [15]

1.1.4 Ảnh hưởng của nghèo đói đối với các vấn đề trong đời sống xã hội 1.1.4.1 Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Nghèo (đói) đi liên với lạc hậu, chậm phát triển là trở ngại lớn nhất đốivới sự phát triển Nói một cách khác, xoá đói giảm nghèo là tiền đề của pháttriển Ngược lại sự phát triển kinh tế-xã hội vững chắc gắn tăng trưởng kinh tếvới công bằng xã hội là nhân tố bảo đảm thành công công tác xoá đói giảmnghèo Nghèo đói không chỉ là một thực tế diễn ra ở Campuchia mà còn làmột tồn tại phổ biến ở hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới Ngay

cả những nước giàu có hoặc đạt tới trình độ phát triển cao vẫn còn một bộphận dân cư sống ỏ mức nghèo khổ Tuy nhiên mức độ nghèo và tỷ lệ dân cưnghèo là rất khác nhau giữa các nước, các khu vực Nó phản ánh sự khác nhau

về trình độ phát triển, trước hết là phát triển kinh tế Nét chung, phổ biến là ởchỗ qua hiện trạng nghèo đói người ta dễ nhận thấy sự phát triển chậm củalực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kĩ thuật, trình độ thấp kém của phân công

Trang 20

lao động xã hội và mức tăng trưỏng kinh tế luôn ở những chỉ số thấp Thấtnghiệp, thu nhập không đủ cho chi dùng vật chất tối thiểu, do đó càng khôngthể có điều kiện chi dùng cho những nhu cầu văn hoá tinh thần để vượt quangưỡng tồn tại sinh học, vươn tới việc thoả mãn nhu cầu phát triển chất lượngcon người Đó là hiện trạng nghèo đói về kinh tế của dân cư.

Nghèo đói càng gay gắt thì phát triển càng bị kìm hãm, trình độ pháttriển càng chậm chạp thì càng thiếu điều kiện và khả năng từ bên trong đểkhắc phục nghèo đói Chỉ có thể thoát khỏi bế tắc đó một cách căn bản nếutìm được cách phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế từ sự kết hợp những

“cú hích” ban đầu bởi sự hỗ trợ vật chất của nhà nước và toàn thể xã hội đốivới người nghèo, hộ nghèo cũng như vùng nghèo cùng với việc tổ chức khaithác mọi nguồn lực sẵn có, đầu tư để phát triển những nguồn lực đó, biết cáchphát huy những lợi thế tiềm tàng để vượt đói nghèo Đối với Campuchianhững lợi thế đó chính là đất đai, nguồn lực lao động cũng như các nguồn tàinguyên sẵn có Hợp tác quốc tế và đầu tư phát triển cùng với những khả nănghuy động vốn ở trong dân để tạo một khối lượng lớn và quan trọng cho quỹxoá đói giảm nghèo

Tính tất yếu và bức xúc giải quyết vấn đề giảm nghèo (xóa đói) còn ởchỗ trong thời đại mở cửa vấn đề hoà nhập và sự bất lợi của nước nghèo,nước chậm phát triển trong quan hệ kinh tế với các nước khác là rất lớn Nướcnghèo luôn thua thiệt trong cạnh tranh kinh tế khi sản phẩm làm ra với chấtlượng thấp, giá thành cao hoặc hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sảnphẩm thô chưa qua tinh chế nên lợi nhuận thu được rất thấp Với trình độ sảnxuất lạc hậu nhiều nước nghèo đang trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu củanước phát triển trong quan hệ hợp tác, viện trợ kinh tế

Đối với nước nghèo, tăng trưởng kinh tế với tốc độ chậm sẽ không có

vị thế khi đàm phán, kí kết với các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ không đủ khảnăng tiến hành những hoạt động mang lại lợi nhuận cao như buôn bán và dịch

20

Trang 21

vụ ngân hàng Hơn thế nữa, nước nghèo thường chịu sự áp đặt của các nướcgiàu, nước phát triển trong quan hệ hợp tác kinh tế Từ sự thua thiệt về kinh tế

đã ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của nước nghèo trên chính trường quốc

tế Tiếng nói và vai trò của nước nghèo trên các diễn đàn quốc tế ít được chú

ý Một nước càng giàu và càng mạnh thì càng có khả năng nắm được nhữnglợi thế về kĩ thuật, nền văn hoá được khẳng định mà không bị đe doạ

1.1.4.2 Ảnh hưởng đến vấn đề phát triển văn hoá

Từ nghèo đói về kinh tế dẫn tới nghèo đói về văn hoá Nguy cơ này rấttiềm tàng và thực sự là một chướng ngại vật đối với phát triển không chỉ ởtừng người, từng hộ gia đình mà còn ở cả cộng đồng, kìm hãm sự phát triển

xã hội Ở một trình độ phát triển thấp, nghèo đói về kinh tế luôn là sự nổi trộigay gắt nhất Do dó, mục tiêu phấn đấu là cố gắng đạt tới sự giàu có Nhưng

sự giàu có chỉ thuần về vật chất, kinh tế mà vắng bóng sự phát triển văn hoá,tinh thần, sự định hướng giá trị sẽ chỉ kích thích tính thiển cận, chủ nghĩa thựcdụng, sự thiếu hụt hoặc lệch chuẩn về mặt nhân văn, nhân cách con người

Đi vào lối sống, sự sùng bái giàu có vật chất có nguy cơ phát triển cái xấu, cái

ác, làm nghèo nàn, biến dạng cái thiện, cái chân, cái mỹ Nếu tình trạng đóxảy ra ở lớp trẻ sẽ càng nguy hại, đẩy tới sự nghèo nàn, cằn cỗi về văn hoá vànhân cách Nó kìm hãm sự phát triển không kém gì lực cản đói nghèo về kinh

tế, thậm chí còn tệ hại hơn vì nó thẩm lậu vào phát triển những yếu tố phảnphát triển chứa chấp các mầm mống của những bệnh hoạn, suy thoái

Nghèo đói về kinh tế dễ nhận thấy và ít ai dám coi thường nó Cũng do

đó, giàu có về kinh tế dễ trở thành một khát vọng một đam mê thậm chí khónhận thấy hơn và rất dễ rơi vào sự nhận thức muộn màng, có khi phải trả gía

Dó đó, trong khi tập trung mọi nỗ lực chống đói nghèo về kinh tế, cần sớmcảnh báo xã hội những nguy cơ và tác hại của đói nghèo văn hoá Không sớm

dự phòng nó một cách chủ động, xã hội khó tránh khỏi sự thua thiệt bởi phảitrả giá đắt cho sự thiếu hụt văn hoá

Trang 22

1.1.4.3 Ảnh hưởng của nghèo đói đến vấn đề môi trường

Nghèo đói đồng hành với môi trường bị tàn phá, Mỗi năm thế giới bịmất đi khoảng 12 triệu hectar rừng, theo số liệu của Liên hợp quốc có đến 1 tỷngười dân đang sống trong điều kiện thiếu sinh hoạt và những điều kiện vệsinh tối thiểu, trong đó 800 triệu người ở châu Á, 150 triệu người ở Châu Phi

1.1.4.4 Ảnh hưởng đến vấn đề chính trị - xã hội

Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt chính trị và xã hội Các

tệ nạn sẽ phát sinh như trộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm đạo đức bị suyđồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến một mức nhất định có thể dẫn đếnrối loạn xã hội Nếu giải quyết không thành công vấn đề giảm nghèo (trước hếtxoá đói) sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hộinoí chung Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững của xã hội cũngkhông thực hiện được Đối với Campuchia trong giai đoạn bước ngoặt của sựphát triển hiện nay và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, nếu không tậptrung mọi nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thểtạo được tiền đề khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm đưa đất nước tới trình độ pháttriển tương xứng với khu vực và quốc tế để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu

Nghèo đói về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xã hội vàchính trị Trong quá trình hội nhập sự lệ thuộc của nước nghèo đối với nướcgiàu là điều khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hoá, hệ tưtưởng và chính trị Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đãquốc tế hoá như ngày nay, mỗi một quốc gia, dân tộc chỉ có thể giữ vững chế

độ chính trị, độc lập tự do và chủ quyền của mình với một tiềm lực kinh tếmạnh Ngày nay không một quốc gia, dân tộc nào có thể tự mình giải quyếtđược các vấn đề của phát triển trong mô hình đóng kín, biệt lập như một ốcđảo Muốn phát triển phải mở cửa, hội nhập, hợp tác song phương và đaphương nhưng phải trên cơ sở giữ vững chủ quyền và không đánh mất bản

22

Trang 23

sắc dân tộc Do đó, chỉ khi nào làm chủ được chiến lược và sách lược pháttriển, định hình rõ những điều kiện và bước đi trong chiến lược phát triển và

có thể khai thác được mọi nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào mục tiêuphát triển thì quá trình tham gia hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài mới cótác dụng tích cực, hiệu quả và đạt tới sự bền vững Nghèo đói của dân cư(nhất là các tầng lớp cơ bản của xã hội) đang là lực cản kinh tế xã hội lớn nhấtđối với các nước nghèo hiện nay trong quá trình phát triển Và không cókhuôn mẫu duy nhất nào có thể sao chép, áp dụng hết như nhau cho mọi nướctrong việc giải quyết bài toán kinh tế xã hội này Như vậy nghèo đói và lạchậu sóng đôi với nhau, là xiềng xích trói buộc các nước nghèo, là một trongnhững vấn đề bức xúc nhất hiện nay mà mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồngquốc tế phải cùng nhau hợp tác và hợp sức để giải quyết

1.1.5 Những nguyên nhân của sự nghèo đói trên thế giới

1.1.5.1 Những nguyên nhân chung

Nói đến lý do của sự nghèo đói, rất khó phân biệt ra nguyên nhân nào làcái bắt đầu gây ra tình trạng nghèo đói và yếu tố nào là hậu quả của nghèo đói,cũng như vòng quay tác động của sự nghèo đói và do đó cản trở sự tăng trưởngcủa nhóm nghèo Có một số yếu tố liên quan chặt chẽ đến tình trạng nghèo đói,hoặc bởi vì chúng ảnh hưởng đến mức sống của các hộ gia đình, hoặc vì chúng

là hậu quả trực tiếp của nghèo đói Những yếu tố này bao gồm: công ăn việclàm, học hành, y tế, giới, dân tộc, tuổi tác, đất đai, quy mô hộ gia đình, vị trí địa

lý Theo Robert Chamber [30], những bất lợi của người nghèo gồm năm yếu tố,

đó là nghèo nàn, yếu kém về thể chất, dễ bị tổn thương, bị cô lập và vô quyền

Vấn đề ở đây là tại sao một nhóm lại rơi vào những bất lợi này trongkhi nhóm khác lại không Nhóm nào sẽ thoát khỏi tình trạng nghèo đói vànhóm nào sẽ tiếp tục ở trong tình trạng nghèo đói Có thể tách ra những nhómnguyên nhân như về môi trường tự nhiên, các lý do về kinh tế, các lý do xãhội và văn hoá,vv

Trang 24

1.1.5.2 Nguyên nhân khách quan

- Khủng hoảng chính trị: Nếu nghèo đói không được chú ý giải quyết, tỷ

lệ và cấp độ người nghèo đói vượt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả vềchính trị như mất ổn định chính trị, ở mức cao hơn thì sẽ khủng hoảng chính trịđặc biệt nguy cơ về hoà bình và chiến tranh, dẫn đến sự xung đột xã hội, xungđột dân tộc, xung đột tôn giáo, và nó không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế-xãhội của một vùng, địa phương và quốc gia mà nó làm cho nền kinh tế đời sốngcủa người dân rơi vào trong tình trạng lo sợ, hoạt động sản xuất kinh doạnh bịtạm dừng Các tệ nạn sẽ phát sinh, đạo đức bị suy đồi và an ninh xã hội khôngđược đảm bảo đến một mức nhất định có thể dẫn đến rối loạn xã hội

- Khủng hoảng xã hội: Khủng hoảng xã hội tạo ra sự bất ổn định và

nhiều nhóm đã phải rơi vào cảnh đói nghèo, khủng hoảng tạo ra tình trạngthất nghiệp, thu nhập thấp đối với một hoặc một số nhóm xã hội và các nhómnày bị rơi vào thế bất lợi Thất nghiệp, đặc biệt là thất nghiệp ở thành phốtăng liên tiếp, việc cư dân từ nông thôn chuyển ra đô thị càng làm cho tìnhhình trầm trọng thêm Các cơ hội tìm việc làm ngày một khó khăn hơn Mặc

dù năng suất lao động trong khu vực dịch vụ vẫn còn thấp, hơn một nửa laođộng dôi ra đã được hấp thụ bởi khu vực dịch vụ nông thôn và hơn1/3 phầncòn lại khác bởi khu vực dịch vụ thành phố Việc giảm sút tăng trưởng củakhu vực dịch vụ đã gây khó khăn cho khu vực này trong việc thu hút laođộng, tạo ra thất nghiệp Các biến đổi ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đếntình trạng của người nghèo Khi tốc độ tăng trưởng thu nhập và việc làm giảmtrong toàn bộ nền kinh tế, việc chuyển tiền tư nhân giữa các hộ gia đình vốn

là một hệ thống bảo hiểm quan trọng không chính thức bị thu hẹp lại

- Bất lợi của môi trường sống: Các kết quả nghiên cứu cho thấy một

nhóm ở vào một vị trí địa lý bất lợi sẽ dễ dàng bị rơi vào tình trạng nghèo đói.Những người ở các vùng sâu, vùng xa dễ bị rơi vào tình trạng nghèo đói hơnnhững nhóm khác Những người ở nông thôn cũng dễ bị nghèo đói hơn ở đô

24

Trang 25

thị Sống tách biệt chợ, dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục và các nguồn thông tin làyếu tố chủ yếu gây nên tỷ lệ nghèo đói cao Sự tách biệt này thường gắn với

sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, thiếu các phương tiện giao thông Những vùnghẻo lánh thường rất bị hạn chế trong việc tiếp cận tới các nguồn lực để có thểthoát khỏi cảnh đói nghèo

Các dịch vụ xã hội không đến với người ở nơi xa xôi hẻo lánh, và do đónhững người này sẽ bị thiệt thòi hơn, họ không được tiếp cận với các nguồnlực để có thể thoát khỏi cảnh đói nghèo Mùa màng ở nơi xa xôi hẻo lánh dễ

bị thất bát hơn và những nơi này ít được cung cấp đầy đủ những dịch vụ để

xử lý đột biến, như nạn đói hoặc dịch bệnh, hay thiên tai

Một bất lợi nữa của người sống trong môi trường không thuận lợi làkhông được tiếp cận tới các nguồn lực để có thể tăng thu nhập: Tình trạng không

có việc làm, giao thông cách trở, thiếu thông tin Đặc biệt ở vùng nông thôn,vùng xâu vùng xa, chi phí tương đối cao cho việc học hành và đường xá xa xôithường ngăn cản trẻ em đến trường và góp phần dẫn đến tình trạng bỏ học

- Bất lợi của điều kiện tự nhiên: Những đột biến, rủi ro là nguy cơ dễ bị

tổn thương bởi những khó khăn theo thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với hộgia đình, những cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng, và những thiên tai,bão lũ xây ra bất ngờ là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói Thực tế cho thấy cuối năm 2004, sống thần Tsunami đã làm cho gần 200.000người dân ở 10 nước Châu Á chết (Inđônesia, Ấn Độ, Srilanka, Malaysia,Thailand,…), hàng triệu người khác phải sống trong tình trạng thiếu lương thực

và phải đương đầu với sự khó khăn trong cuộc sống Bão Katrina ở BanNeworlean (Mỹ) tháng 8 năm 2005 đã làm cho hàng nghìn người chết, và hàngtrăm nghìn người khác rơi vào cảnh thiếu lương thực và bệnh tật Sự động đất

ở Nam Á đầu tháng 10 năm 2005, đã làm cho hơn 74.000 người chết (Pakistan,

Ấn Độ), hàng triệu người khác đang sống trong tình trạng thiếu lương thực mộtcách rất nghiêm trọng, và rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng nhận đạo quốc tế

Trang 26

Những hộ nghèo thường dễ bị tổn thương trước mọi biến cố khiến họphải bỏ thêm chi phí hoặc bị giảm thu nhập Thông thường, một thành viêncủa gia đình đau ốm vẫn được xem như biến cố nghiêm trọng nhất làm đảolộn sinh hoạt của gia đình và phải hàng năm sau mới có khả năng hồi phục.Một vụ mùa thất bại hoặc một khoản đầu tư không thành công cũng có thểxảy ra sự căng thẳng về mặt kinh tế cho hộ gia đình nghèo Trong các nghiêncứu tại cộng đồng, với sự tham gia ý kiến của người dân, các hộ thuộc loạiđói nhất là các hộ có người nhà hiện đang bị ốm, hoặc có người nhà nghiện

ma tuý hay nghiện rượu, cờ bạc Ngoài ra các hộ bị mất gia súc hay vật nuôi

bị chết hay đầu tư bị thất bại cũng nằm trong nhóm này Tất cả những yếu tốtrên cho thấy những khoản chi tiêu cũng như những giảm sút về thu nhập đềugây ra những khó khăn nghiêm trọng cho các hộ thiếu các nguồn lực

- Bắt trắc trong cuộc sống (ốm, đau): Mối tương quan giữa sức khoẻ

và mức thu nhập của hộ gia đình minh hoạ rõ ràng người nghèo dễ bị tác độngcủa tình trạng sức khoẻ yếu kém và suy dinh dưỡng Đối với người nghèo,chăm sóc sức khoẻ là đặc biệt quan trọng, một phần là vì họ hay bị đau ốm vàmột phần là vì thu nhập của họ chủ yếu nhờ vào lao động chân tay Bệnh tật

là một phần của vòng nghèo khổ luẩn quẩn Khi đã nghèo thì người ta thườngphải chịu nhiều rủi ro do những điều kiện sống không tốt lành, bao gồm: việckhông đủ nước sạch và thiếu vệ sinh Hầu hết người nghèo sẽ không đến đượctrạm xá do khoảng cách quá xa và không đủ phương tiện đi lại cũng nhưkhông đủ khả năng chi trả, đồng thời các trạm xá cũng không đủ thuốc đểphục vụ nhu cầu của dân chúng

Phụ nữ nghèo và trẻ em có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất Ở nôngthôn tình trạng thiếu nước sạch, không được tiêm chủng, thiếu lương thựcthực phẩm và khẩu phần ăn không cân đối gây nên những hiệu quả tiêu cựcnhất đối với sức khoẻ của trẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ Tình trạng suy dinhdưỡng, dẫn đến chứng thiếu máu của phụ nữ và thiếu chăm sóc sức khoẻtrước khi sinh con ảnh hưởng đến cả người mẹ và trọng lượng của trẻ sơ sinh

26

Trang 27

Thiếu lương thực thực phẩm và nước sạch có tác động sống còn đối với sựphát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ em và mang đến những rủi ro về sứckhoẻ yếu kém trong những năm sau này làm cho lao động kém hiệu quả và do

đó lại dễ lâm vào cảnh nghèo đói

Bảng 1.2: Các loại khủng hoảng được đề cập nhiều nhất đối với người nghèo

Chi phí cho đám tang rất tốn kém

và gia đình mất đi lao động Nghiện rượu, ma tuý, cờ bạc Chi phí cao, thu nhập giảm do gia

đình mất đi lao động Khủng hoảng

Gia súc bị chết, bị dịch Thu nhập giảm, tài sản giảm và sự

an toàn của gia đình bị đe doạ

Thất bát

Mùa màng thất bát do bị chuột hoặc sâu bọ phá hoại

(Nguồn: Văn hoá của nhóm nghèo đói ở Việt Nam, 2001, [16, Tr.113])

1.1.5.3 Những nguyên nhân chủ quan

- Sự nghèo đói bản thân nó là một bất lợi: Nghèo đói tự nó là một bất

lợi lớn nhất đối với người nghèo trong việc tăng trưởng kinh tế của các gia đình

Trang 28

và cộng đồng nghèo Khi đã rơi vào nhóm đói nghèo, rất nhiều bất lợi khác sẽ

đi cùng với nó và cản trở họ thoát khỏi tình cảnh này Người nghèo bất lợi hơntrong giáo dục, trong tình trạng sức khoẻ và việc được chăm sóc sức khoẻ, bấtlợi hơn trong thông tin và các quan hệ để có thể tạo ra việc làm mới có thunhập cao hơn, nghèo sẽ rơi vào tình trạng nợ nần luẩn quẩn, nghèo sẽ không tựchủ được trong những tình huống rủi ro và biến cố Con cái sinh ra trong cácgia đình nghèo cũng không có điều kiện để thoát khỏi cảnh nghèo túng của bố

mẹ chúng Như vậy cái nghèo lại tiếp nối cái nghèo Nhiều hộ nghèo thườngrơi vào tình trạng nợ nần do phải đi vay để trang trải các khoản chi tiêu khẩncấp như cho chữa bệnh, hay đầu tư vào sản xuất nhưng thất bại Nợ nần thườnggây ra những áp lực kinh tế và tâm lý nặng nề đối với các hộ gia đình

- Thiếu đất, thiếu vốn: Người nghèo thường là những người có việc

làm không ổn định, phần lớn các hộ nghèo đều có lao động chính trong giađình, làm việc trong các khu vực không chính thức và do vậy các hộ này đếusống dựa vào những khoản thu nhập thất thường Nguồn thu nhập chính củacác hộ nghèo vẫn là nông nghiệp Tính chất thời vụ và bản chất bấp bênh củaviệc làm phi nông nghiệp, làm cho tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn trởthành nguyên nhân chủ yếu của nghèo đói

Đất đai là nguồn lực quan trọng đối với các hộ gia đình nông dân Các

hộ nghèo ở nông thôn là những hộ có đất đai ít hoặc chất lượng kém nên cácsản phẩm nông nghiệp thu được từ đây đã không đáp ứng được nhu cầu tiềudùng của những hộ này Việc thiếu nhân công, thiếu tiền mua phân bón, thuốctrừ sâu, áp dụng các tiến bộ kinh tế xã hội hạn chế, đã không cho phép ngườinông dân khai thác triệt để tài nguyên đất, rừng, mặt nước… như các nhómmức sống khác Người nghèo chủ yếu là những nông dân với trình độ học vấnthấp và khả năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạnchế Nghiên cứu cho thấy nghèo đói là một hiện tượng mang tính đặc thù củanông thôn, tỷ lệ nghèo theo nghề nghiệp và theo loại lao động sống dướingưỡng nghèo thường là thành viên của những hộ có chủ hộ là nông dân tự

28

Trang 29

do

Các nghiên cứu trước cũng cho thấy nghề nghiệp là một yếu tố quantrọng để có thể thay đổi vị thế của hộ gia đình nông dân Ưu thế hiện nayđang nghiêng về nhóm hộ có ngành nghề ngoài nông nghiệp Sự hỗn hợp đanghề với phương thức cộng dồn thu nhập đang là phương án phù hợp trongphát triển kinh tế của các hộ gia đình nông thôn Với những gia đình có nghềphi nông ưu thế về thu nhập là vượt trội hơn Những hộ gia đình thuần nôngqua thực tế cho thấy rất ít hoặc không có khả năng thoát khỏi sự nghèo đói

- Trình độ và khả năng vươn lên của cá nhân thấp: Mức độ giáo dục

cũng liên quan chặt chẽ với nghèo đói Người mù chữ không thể đọc đượcnhững thông tin có giá trị kinh tế và khó được cho vay tiền, người mù chữ còngặp khó khăn hơn trong việc đăng ký và rất dễ bị lừa Do trình độ hiểu biếtthấp, nên các hộ thường hay bị rơi vào sự mê tin, tin tưởng vào số phận, tự ti,

ý thức tự vươn lên thấp, không năng động trong sản xuất, trông trờ nhiều vào

sự trợ giúp Thu nhập thấp của người nghèo một phần là do trình độ học vấn

và kĩ năng nghề nghiệp thấp kém Các nghiên cứu cho thấy những người cótrình độ học vấn cao hơn có khả năng ứng dụng công nghệ mới và tăng năngsuất lao động hơn, giúp họ tăng thu nhập và có nhiều triển vọng việc làmđồng thời cũng đóng góp nhiều hơn cho xã hội

Các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng bản thân hộ nghèo cũng nhận thứcđược rằng trình độ học vấn là điêù kiện quan trọng để thoát khỏi nghèo đói.Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng cho rằng những vấn đề lớn hơn lại liênquan đến việc tiếp thu các kỹ năng, kiến thức chung và việc ứng dụng, đồngthời việc có được thông tin cũng rất quan trọng Ở nông thôn, việc học hành đểnằm bắt được các kỹ thuật mới và nhận biết được những cơ hội mới sẽ giúpnhiều hộ gia đình thoát khỏi nghèo đói Nếu bạn không có kiến thức và taynghề, các việc làm có thu nhập cao không đến với bạn Tính ổn định của việclàm cũng bị đe doạ nếu bạn không thường xuyên trau dồi trình độ tay nghề Chi

Trang 30

phí cho đào tạo tỷ lệ thuận với các cợ hội thăng tiến về nghề nghiệp Đầu tưcho nhân lực là một đầu tư mang lại lợi nhuận cao trong nền kinh tế tri thức

- Hủ tục lạc hậu: Mê tín, cưới xin, ma chay, lễ hội tốn kém dẫn đến chi

tiêu quá mức làm cho nhiều hộ lâm vào tình trạng nợ nần, và trở thành nghèođói Với ý nghĩa đó, sự đói nghèo hiện tại của mỗi cá nhân và nhóm xã hội liênquan tới những gì mà họ được thừa hưởng Các hệ tư tưởng, hệ thống giá trị,chuẩn mực, phong tục tập quán,… Của mỗi một cộng đồng là cái khung xã hội

để mỗi cá nhân định vị mình về mặt nhận thức và hành động Không một aiđứng ngoài những định chế vốn được coi là những thang đo sự đúng - sai, tốt -xấu, đẹp đẽ và xấu xa Hệ giá trị và chuẩn mực, hệ thống tư duy, trình độ họcvấn, khả năng tổ chức, kỹ năng nghề nghiệp,… có tác động đến khả năng kinh tếcủa mỗi cá nhân và hộ gia đình Sự ảnh hưởng của học vấn và giá trị học vấnđến tình trạng nghèo đói là khá rõ nét, bởi tình trạng nghèo đói của nhóm sẽ dẫnđến một cá nhân có những đặc trưng riêng về văn hoá do hủ tục để lại Và chínhtruyền thống này ở những khía cạnh nào đó sẽ làm cản trở quá trình tăng trưởngcủa chính họ Người nghèo thường ít thông tin hơn, ít năng động hơn, các điềukiện để thay đổi cách nghĩ, nếp nghĩ cho đến thay đổi về phương thức tạo thunhập cũng là rất hạn chế, do đó tính phụ thuộc vào hủ tục là rõ nét hơn các nhóm

xã hội khác

- Tỷ lệ sinh đẻ cao: Một quy luật chung trên toàn thế giới là các hộ gia

đình càng giàu có hơn thì quy mô hộ gia đình càng nhỏ hơn so với các hộnghèo Tăng trưởng dân số nhanh vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả củanghèo khổ Nghèo khổ triền miên và thiếu thốn là những nguyên nhân chínhlàm tăng tỷ lệ sinh ở khắp các nước đang phát triển Một trong những nguyênnhân cơ bản dẫn đến việc có nhiều con là do nguyên nhân kinh tế Lịch sử pháttriển dân số chỉ ra rằng khi trình độ của phụ nữ được nâng lên thì tỷ lệ sinhgiảm, tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong giảm và mức độ dinh dưỡng được cảithiện Quy mô hộ gia đình có mối tương quan chặt chẽ đến tình trạng nghèokhổ

30

Trang 31

- Bất bình đẳng về giới: Trong cùng một hộ gia đình, mức độ nghèo

giữa nam và nữ cũng khác nhau Những phụ nữ đặc biệt là các dân tộc ítngười bị thiệt thòi nhiều hơn trong giáo dục, biết chữ và tiếp cận với các dịch

vụ sức khoẻ Phụ nữ cũng là người chịu thiệt thòi và gánh chịu hậu quả nặng

nề hơn khi gia đình rơi vào cảnh nghèo đói Trẻ em gái trong các gia đình rơivào cảnh nghèo sẽ đễ phải bỏ học để giúp đỡ gia đình về kinh tế hơn là contrai Nhưng đứng ở khía cạnh khác lại thấy rằng, phụ nữ có vai trò quan trọngđối với mức sống của hộ gia đình Các nghiên cứu cho thấy trình độ học vấncủa phụ nữ có tác động rất lớn đến khả năng cải thiện đời sống của hộ giađình Học vấn của người phụ nữ trong gia đình càng cao, hộ gia đình càng cónhiều khả năng hơn trong việc cải thiện mức sống, chăm sóc sức khoẻ cho cácthành viên trong gia đình, điều này góp phần nâng cao mức sống của gia đìnhhọ

1.2 Cơ sở thực tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo

1.2.1 Sơ lược về tình hình nghèo đói trên thế giới

Ngày nay trên thế giới có một số nước giàu nhưng vẫn còn nhiều nướcnghèo, ở những nước giàu không phải là hết người nghèo, còn ở nước nghèo thì

tỷ lệ người nghèo rất cao Trên phạm vi toàn cầu, trong khi một số người có mứcsống đầy đủ, dư dật, thì số khác có mức sống rất nghèo khổ, hơn nữa khoảng20% (1,2 tỷ người) dân số thế giới đang sống trong tình trạng nghèo đói tuyệtđối Theo Ngân hàng Thế giới tỷ lệ nay sẽ giảm xuống còn 12% năm 2015

Đồ thị : Tỷ lệ dấn số thế giới có mức thu nhập dưới 1 USD và 2

USD/người năm 2004 và dự đoàn năm 2015

Trang 32

(Nguồn: Ngấn hàng Thế giới, Global Monitoring Report, Reducing Poverty and Hunger, 2007)Theo báo cáo của Global Monitoring thuộc Ngân hàng Thế giới, năm

2007, cho biết, ở các nước đang phát triển tỷ lệ người sống có mức thu nhậpdưới 1 USD/ngay đã giảm từ 29% năm 1990 xuống còn 18% năm 2004 [ ] Trong khi Ân độ có tốc đọ tăng trưởng kinh tế tăng lên, đã làm cho cácnước ở khu vực Nam Á đặt được mục đích phát thiên niên ký của minh(MDG), Châu Phí và Cận Sahara đang theo đuổi nhưng với tốc độ chậm Cácnước ở khu vực Đồng Á đang có giải đoạn tăng trưởng kinh tế rất ổn định, và

tỷ lệ người có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày đang có xu hường giảm dẫn,theo dự định tỷ lệ nay sẽ giảm xuống còn 14,9% vào năm 2015 Trong khi đó,các nước Châu Mỹ Latinh, Caribê tỷ lệ nghèo đói đã giảm trung bình

Đông Âu, tỷ lệ người nghèo tức là người có thu nhập dưới 2 USD/ngay

đã tăng lên trong năm 1990, nhưng sau đó tỷ lệ nay đã giảm xuống vào nhữngnăm 2005 Các nước khu vực Trung đông và Bắc Phi tỷ lệ người có mức thunhập dưới 2 USD/ngay đã giảm từ 19,7% năm 2005, và đến năm 2015 tỷ lệnay sẽ giảm còn 10,9%

Sở đồ : Tỷ lệ dấn số trên thế giới có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày và thiếuđói, năm 1990 và dự đoàn năm 2015

Đầy là sở đồ biểu hiện kết quả đạt được của các quốc gia trên thế giới trong mục đích xoá đói giảm nghèo thiên niên ky của minh Một số nước đã đạt được mục đích, và một số nước sẽ đạt được mục đích vào năm 2015 nếu như họ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng Nhưng có một số nước không thực hiện được mụcđích phát triển của thiên niên kỳ32

Trang 33

(Nguồn: Ngấn hàng Thế giới, Global Monitoring Report, Reducing Poverty and Hunger, 2007)

1 tỷ người Năm 2004, ở Đông Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổnđịnh đã làm cho tỷ lệ nghèo đói của các nước ở khu vực nay thấp, khoảng 630triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói, trong khi tỷ lệ này có tới 800 triệungười vào năm 1981

Sở đồ : Số người có thu nhập dưới mức 1,08 USD/ngay trên thế giới, năm

1981-2004

(MDG) 80% nước không ổn định

(fragile state), thiếu số liệu cần thiết

đề dự đoàn tốc độ phát triển của

minh Hơn 1 nữa các nước ở khu

vực Châu phí và Cận Sahara không

thể đạt được mục đích giảm tỷ lệ

người đói Một nữa các nước khu

vực Nam Á đang trên đường tới

Trang 34

(Nguồn: Ngấn hàng Thế giới, Global Monitoring Report, Reducing Poverty and Hunger, 2007)

Tỷ lệ nghèo đói tại các nước khu vực Nam Á, đã giảm từ 52% năm 1981xuống còn 32% năm 2004, Có khoảng 470 triệu người nghèo Riêng ở khuvực Châu Phí và Cận Sahara tỷ lệ nghèo đói giảm rất chậm với 46% đầu năm

1980 và 1990 xuống còn 41% năm 2004, số người nghèo chiếm khoảng 300triệu người [ ]

1.2.2 Kinh nghiệm chống nghèo đói của các tổ chức quốc tế

Cuộc đấu tranh tấn công chống nghèo đói đang là vấn đề toàn cầu rấtcấp bách của xã hội loài người, là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên thếgiới hiện nay Xu hướng đó xuất phát ít nhất từ hai nhu cầu bức thiết chính:Một là, trong từng quốc gia tình trạng nghèo đói đang hàng ngày hàng giờ đedoạ đến sự ổn định và an toàn xã hội Muốn tránh được các cuộc xung đột xãhội có thể xảy ra, các quốc gia phải quan tâm đến việc điều hoà lợi ích giữacác nhóm dân cư không để xảy ra tình trạng hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn,quá sức chịu đựng của xã hội Hai là, xu thế toàn cầu hoá đang thúc ép cácquốc gia thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, chuẩn bị điều kiện để có thểthích ứng với xu thể toàn cầu hoá, tận dụng các cơ hội và vượt qua các tháchthức của xu thể kinh tế toàn cầu hoá

Chính vì thế xoá đói giảm nghèo trước tiên là thuộc về trách nhiệm củacác chính phủ từng nước, bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như Ngân hàngThế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA),Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Chương trình lương

34

Trang 35

thực thế giới (WFP),… giữ vai trò hỗ trợ quan trọng giúp các quốc gia giảmbớt gánh nặng nghèo đói Biện pháp đầu tiên thường được các tổ chức quốc tế

áp dụng đó là chu cấp các khoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theocác chương trình xoá đói giảm nghèo Đây là một biện pháp trực tiếp và cónhiều yếu tố tích cực nếu quá trình tổ chức thực hiện hạn chế được lãng phí

và tham nhũng của các quan chức trung gian

Tiếp theo đó là những nỗ lực của các quốc gia công nghiệp phát triển.Hội nghị thượng đỉnh Riodezanero năm 1992 [19], đã đề ra một công ướcchung, theo đó viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ

ba cần phải chiếm ít nhất 0,7% tổng sản phẩm xã hội của các quốc gia côngnghiệp phát triển với mục tiêu đóng góp vào việc giảm số người nghèo trênthế giới Tính đến cuối thế kỷ XX quốc gia dẫn đầu Châu Âu về thực hiệncông ước này là Hà Lan và Thụy Điển, họ đã chi tới 0,8% GNP nghĩa là vượtmục tiêu Rio đề ra Các nước khác như Anh đã chi trong năm 1999 là 0,24%,sang năm 2000 tăng lên là 0,31% Sau đó là Thụy Sĩ 0,34%, Pháp 0,33%,Riêng Cộng hoà Liên bang Đức năm 1998 đã chi 0,40% GNP cho viện trợphát triển, nhưng đến đầu thế kỷ XXI chính phủ Đức lại giảm xuống mứcthấp nhất từ trước tới nay còn 0,27%

Biện pháp tiếp theo là gián tiếp, thường tập trung vào các giải phápgiãn nợ, giảm nợ đối với những quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói đến nỗi mấtkhả năng trả nợ Trong số các sự kiện liên quan đến sự việc này, trước hếtphải kể đến các hội nghị thường niên của WB và IMF về xử lý nợ cho cácnước nghèo, các câu lạc bộ, như câu lạc bộ Pari, Lonđon… chẳng hạn tại hội

Oa-sinh-tơn (tháng 10/1996) [18, trang 49], đã quyết định giảm ít nhất 5,6 tỷUSD nợ của khoảng 20 nước nghèo nhất trên thế giới, và đến những năm gầnđây con số giảm nợ đã lên đến hàng chục tỷ USD Các biện pháp, thường tậptrung vào giải quyết những vấn đề phát sinh lớn, như trong lĩnh vực bảo hiểm,thiết lập một hệ thống can thiệp của các công ty bảo hiểm và nhà nước vào

Trang 36

những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra… Ngoài ra còn có các hoạt động củacác tổ chức nhân đạo, như hội chữ thập đỏ quốc tế, UNICEF… cũng thường

tổ chức các hỗ trợ nhân đạo, tiêm chủng mở rộng, cung cấp nước sạch, tóm lại

là hướng vào các hoạt động hỗ trợ người nghèo, lấy người nghèo đói làmtrung tâm, đối tượng để triển khai các dự án hỗ trợ và giúp đỡ

Tuy vậy, trên thực tế hiệu quả đích thực của các biện pháp mà các nướcgiàu, cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra để giúp đỡ các quốc gia nghèothường rất hạn chế và rất không cơ bản Mới đây, một báo cáo do OXFAMđưa ra cho thấy, những biện pháp hạn chế về thương mại mà các nước giàu ápdụng đã làm cho những nước nghèo nhất thế giới thiệt hại một khoản thungoại tệ lớn là 2,5 tỷ USD/năm

Có thể nói rằng, thời gian vừa qua các nước công nghiệp phát triển nhấtmới chỉ toàn đưa ra những lời hứa hão với các nước nghèo của thế giới thứ ba

về viện trợ, giảm nợ và thương mại Các nước công nghiệp phát triển thuộc tổchức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hứa tăng hỗ trợ phát triển cho cácnước nghèo lên 0,2% GNP của họ Nhưng kể từ bấy đến nay, OECD đã giảm3,5 tỷ USD, và mức viện trợ bình quân đầu người của họ hiện nay đã ở mứcthấp nhất kể từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX Trong khi đó, các nướcOECD lại trợ giá nông sản (thường là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cácnước nghèo) trong nước lên tới 1 tỷ USD/ngày, tương đương với tổng GDPcủa tất cả các nước LDC

Cuộc đấu tranh chống nghèo đói đang ngày càng được chú trọng và trởthành vấn đề của mọi quốc gia nhưng cho đến nay các quan niệm về nghèođói, cũng như cách giải quyết, lựa chọn biện pháp XĐGN cũng rất khác nhau

1.2.3 Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trong khu vực

1.2.3.1 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Việt Nam

Những thành tựu của Việt Nam [2],[32],[39] trong lĩnh vực xoá đóigiảm nghèo là một trong những câu chuyện thành công nhất trong quá trình

36

Trang 37

phát triển kinh tế Những thành tựu đó bao gồm:

- Sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là một trong những nhân tố cóảnh hưởng lớn đến mức giảm tỷ lệ nghèo đói, trong đó phát triển sản xuấtnông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh tế nông thôn đóng vai trò đặc biệtquan trọng Theo ước tính vào giữa những năm 80, cứ 10 người dân Việt Namthì có tới 7 người sống trong tình trạng nghèo đói Nhưng chỉ sau 15 năm đổimới và chuyển đổi, nền kinh tế của Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản vềcác quan hệ kinh tế-xã hội, đưa đến một giai đoạn phát triển kinh tế và giảmnghèo đói chưa từng thấy sau hơn bốn thấp kỷ chiến tranh Trong lĩnh vựcnày, Việt Nam đã được biết đến như một tấm gương xuất sắc về sự chuyểnđổi thàng công từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thịtrường Cơ chế kinh tế mới đã tạo ra những nhân tố mới cho tăng trưởng kinh

tế với các kết quả đầy ấn tượng

Cũng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhữngkết quả rất xuất sắc trong xoá đói giảm nghèo Chủ trương của Chính phủ là

ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã thành côngtrong việc giải phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và khuyến khích dân

cư tự mình phấn đấu cải thiện hoàn cảnh sống của mình Những thành côngtrong lĩnh vực này, nhất là về sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vàoviệc xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư

Tính theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ nghèo đói chung đã giảm từ trên 58%năm 1993 xuống còn khoảng 16% năm 2006 và đang phấn đấu đến cuối năm

2008 xuống còn 12% (giảm trên tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990) Về điểmnày, Việt Nam đã vượt được mục tiêu phát triển của Thiên niên kỷ do Quốc tếđặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo trong giai đoạn 1990-2015 [1]

- Nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm đượctăng cường Mặc dù Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, song Nhà nước đã đầu

Trang 38

tư cho các chương trình quốc gia phục vụ xoá đói giảm nghèo qua chươngtrình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo (chương trình 133, và 135) Từkhi có chương trình xoá đói giảm nghèo (1992) đến năm 2000 Nhà nước ViệtNam đã đầu tư thông qua các chương trình Quốc gia có liên quan đến mụctiêu xoá đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ đồng Riêng trong 2 năm 1999 và

2000 gần 9.600 tỷ đồng (Ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho chươngtrình 3.000 tỷ đồng, lồng ghép các chương trình và dự án khác trên 800 tỷđồng, huy động từ cộng đồng trên 300 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng cho vay

ưu đãi hộ nghèo trên 5.500 tỷ đồng) Ngân hàng phục vụ người nghèo đãđược thành lập nhằm cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo Nguồn vốnhuy động cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân trong nước cũng tăngđáng kể Tổng nguồn vốn cho người nghèo vay đạt 5.500 tỷ đồng Ngoài ra,nhà nước Việt Nam còn có sự hỗ trợ đáng kể cho đời sống đồng bào dân tộcđặc biệt khó khăn với số tiền trên 70 tỷ đồng và cho gần 90.000 hộ vay vốnsản xuất không phải trả lãi

Công tác định canh, định cư, di dân kinh tế mới cũng được Nhà nướcquan tâm đầu tư và hỗ trợ kinh phí Trong các năm gần đây ngân sách Trungương đã trích trên 500 tỷ đồng để sắp xếp ổn định cuộc sống cho các gia đìnhđịnh canh, định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới Đặc biệt, công cuộcxoá đói giảm nghèo của Việt Nam những năm qua đã nhận được sự giúp đỡcủa nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về nhiềumặt (kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn vốn) dưới hình thức không hoàn lại vàtín dụng ưu đãi Đây là yếu tố rất quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nhanhcông tác xoá đói giảm nghèo

- Tỷ lệ các xã không có hoặc thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu đã giảm,Trong 2 năm (1999 và 2000) đã đầu tư 6.500 công trình cơ sở hạ tầng ở các

xã nghèo (trong đó Ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho 1.200 xã vào

38

Trang 39

năm 1999 và 1.870 xã năm 2000 Ngân sách địa phương đầu tư cho 650 xãnghèo khác), bình quân mỗi xã được xây dựng 2,5 công trình Ngoài ra, cácđịa phương đã huy động được trên 17 triệu ngày công lao động của nhân dântham gia xây dựng các công trình, huy động đóng góp bằng tiền và hiện vậttrong nhân dân với trị giá hàng chục tỷ đồng Đến tháng 4 năm 2001 đã cótrên 5.000 công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

- Năng lực của cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đã được tănglên, đến cuối năm 2000 đã có 1.798 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố có các bộ phận

và cán bộ chuyên trách xoá đói giảm nghèo tại chỗ Đây là những cán bộ nòngcốt được trang bị các kiến thức cơ bản để hướng dẫn người dân thực hiệnchương trình trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm ngèo

- Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách giải quyếtviệc làm, tạo cơ hội để người lao động có thể chủ động tìm hoặc tự tạo việclàm kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng

Chương trình quốc gia giải quyết việc làm được triển khai thực hiện, đãđạt được nhiều kết quả Các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề,hướng nghiệp của các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chứng đã hoạt độngtích cực Chính sách xoá đói giảm nghèo được sự hưởng ứng tích cực của cácngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội

và cả bản thân người lao động, nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai giúpcác hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn, từng bước tự vươn lên, thoát khỏi đóinghèo và ổn định cuộc sống Khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn là nơi thuhút nhiều lao động nhất Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,2đến 1,3 triệu lao động, trong đó khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và hợptác xã thu hút khoảng 90% Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và ngaytrong những năm kinh tế bị giảm sút, Việt Nam đã thực hiện mạnh mẽ hơn cácchính sách bảo trợ xã hội, tập trung cho các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, lao

Trang 40

động và việc làm, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chăm sócnhững người tàn tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ, ổn định đời sống cho các đốitượng xã hội.

Theo ông Ajay Chhiber [1], Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại ViệtNam, cho biết, tỉ lệ nghèo đói ngày càng giảm của Việt Nam hiện nay đạtđược là do Việt Nam đã có chính sách phát triển đồng đều cho mọi người.Nhưng điều làm cho Việt Nam khác với những nề kinh tế mới nổi khác nhưTrung Quốc hay Ấn Độ là việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng hạn chếđược tốc độ gia tăng bất bình đẳng Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bìnhđẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,36 năm 2006 thấp hơn cácnền kinh tế mới nổi khác đã giải thích tốc độ giảm nghèo mạnh Độ sâu củanghèo đói, tính bằng tỉ lệ người nghèo nămganf ngưỡng nghèo đói, đã giảmxuống, và chung ta có thể hy vọng thêm nhiều người nữa se thoát khỏi đóinghèo trong tương lai gần

Tra lời cho câu hỏi “ vậy Việt Nam đã thành công như thế nào?”, ôngAjay chibber cho biết:

Đầu tiền, không giống như các nước đang phát triển khác, tăng trưởng

và giảm nghèo đã diễn ra đồng đều cả ở khu vực thành thị và nông thôn.Trong khi tỉ lệ nghèo đô thị thấp khoảng 4% tổng số dân đô thị năm 2006 thì

tỉ lệ này ở khu vực nông thôn cũng đang giảm nhanh Năm 1993, khoảng 2/3dân số nông thôn bị coi là nghèo, nay con số này xuống còn 1/5

Thứ hai, công cuộc xoá đói giảm nghèo đã được tiến hành khắp vùngmiền của Việt Nam Mặc dù, tỉ lệ nghèo ở khu vực Đồng bằng sông CửuLong và sông Hồng thấp hơn nhưng nơi khác, nhưng nghèo đói cũng giảm đi

ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi tỉ lệ nghèo đói có cao hơn.Không có vùng nào bị bỏ rởi

Thứ ba, tỉ lệ nghèo ở dân tộc kinh và Hoa có thấp hơn các dân tộc thiểu

40

Ngày đăng: 09/11/2015, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w