Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 102 - 105)

- Máy khâu,dệt len RadioCassett

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ sản xuất thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức về môi trường kinh tế thị trường, là do hộ không cố gắng để tìm hiểu học hỏi hoặc là do thiếu thông tin đại chúng, thiếu sự hỗ trợ hướng dẫn và đào tạo của địa phương, nên họ không thể nâng cao được trình độ hiểu biết và không tiếp cận được các thành tựu khoa học mới. Cho nên hộ nghèo đói sản xuất kinh doanh thường đem lại kết quả thấp và thu nhập ít. Qua kết quả điều tra (Bảng 3.15) có tới 75% hộ nông dân nghèo ở tỉnh Prey Veang có trình độ sản xuất thấp hoặc thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một nguyên nhân lớn gây nên sự nghèo đói đối với người nông dân vùng nông thôn Campuchia hiện nay.

- Điều kiện sản xuất khó khăn là nguyên nhân dẫn đến sản xuất có hiệu quả thấp. Qua điều tra khoảng hơn 80% hộ nghèo cho rằng hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp (đặc biệt cây lúa) là do đất không bạc màu, và thiếu hệ thống kênh mương để tưới tiêu cho qúa trình sản xuất. Hệ thống kênh mương chưa

phát triển nên không đủ nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cho cây lúa và hoa màu. Đối với ngành chăn nuôi khó khăn chính là khâu cung ứng giống, dịch bệnh trong chăn nuôi và thức ăn cho gia súc.

- Có khoảng 13% hộ nghèo không có phương tiện sản xuất đầy đủ nên họ phải đi thuê mượn dẫn tới chi phí cho sản xuất cao. Do thiếu công cụ sản xuất, hơn nữa lại thiếu vốn nên các hộ này thường phải lao động nặng nhọc trong điều kiện rất khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ lâu dài, gây ra ốm đau bệnh tật làm cho cuộc sống của họ càng thêm vất vả.

- Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với hộ nông dân là một nguyên nhân rất quan trọng gây nên sự nghèo đói. Thực tế cho thấy hộ nghèo đói thường là hộ có nguồn thu nhập chủ yếu là từ ngành trồng trọt (cây lúa), hỏi tại sao họ không cố gắng tìm kiếm thu nhập với các hoạt động mang lại kinh tế khác như: buôn bán vừa và nhỏ, mở rộng ngành chăn nuôi hoặc đầu tư nhiều vào quá trình sản xuất khác để đem lại thu nhập cao. Chúng tôi biết rằng họ biết điều đó, nhưng do không có vốn hoặc có quá ít vốn thêm vào đó lại không có trình độ hoặc kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế khác, nên họ không thể hoặc không giám tiến tới việc đầu tư cho các hoạt động kinh tế mang lại thu nhập khác ngoài ngành nghề truyền thống của ông cha họ để lại (trồng trọt, bán lao động). Hơn thế nữa, mạng lưới tín dụng ở vùng nông thôn Campuchia hiện nay chưa hoàn thiện, trong 51 hộ nghèo đói được điều tra có hơn 30 hộ nói rằng không có hệ thống tín dụng của Nhà nước hoặc của tổ chức có liên quan ở địa phương, và hơn 10 hộ cho rằng có một số ngân hàng cho người nông dân được vay vốn ở trong xã nhưng không biết làm thế nào để được vay vốn vì thủ tục vay vốn rất phức tạp nên họ không thể vay được vốn để mở rộng sản xuất được, và hộ nghèo đói thường là những hộ không có tài sản để thế chấp. Có một số hộ vay được vốn nhưng lại quá ít, chưa đủ để đầu tư cho sản xuất, và một số hộ lại phải lấy số tiền vay được phục vụ cho mục đích chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà đó chính là nguyên nhân làm cho các hộ càng rơi vào

cảnh nghèo đói một cách nghiệm trọng thêm.

- Sinh đẻ nhiều, gia đình đông con và đặc biệt chưa đến tuổi lao động làm cho tỷ lệ người ăn theo trong gia đình nhiều dẫn đến tình trạng nghèo đói. Theo kết quả điều tra trong số hộ nghèo đói ở tỉnh Prey Veang Campuchia cho thấy trung bình nhân khẩu một hộ ít nhất từ 5 người trở lên.

- Thành viên trong gia đình nhiều dẫn đến chi tiêu cho đời sống hàng ngày cũng nhiều. Theo điều tra cho biết nhu cầu chi tiêu của hộ nghèo đói rất cao, trong 51 hộ nghèo đói ở cả 3 huyện điều tra thì 100% hộ cho rằng nhu cầu chi tiêu hàng ngày của các hộ rất nhiều thậm chí vượt qúa mức thu nhập dẫn tới một số hộ phải chịu cảnh thiếu ăn 2-3 tháng trong năm., đề tồn tại sinh sống nhiều hộ phải đi ăn xin, vay nợ với lãi suất cao, và bàn sức lao động,vvv..

Với số thành viên nhiều trong gia đình ngoài chi tiêu cho thức ăn hàng ngày cao họ phải chi cho học hành, chăm sóc sức khoẻ, hình như không có tháng nào mà họ không có khoản chi cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ, vì người nghèo đói thường ở trong môi trường sống không được tốt cả về vấn đề sinh hoạt ăn uống cũng như vệ sinh môi trường, cho nên vấn đề đau ốm bệnh tật luôn luôn đi cùng với họ. Campuchia là một nước có phong tục tập quán rất cổ đặc biệt về vấn đề mê tín, cưới xin,... nên mỗi năm ngoài chi tiêu cho thức ăn, chăm sóc sức khoẻ họ còn phải chi một khoản lớn cho vấn đề này. Ngoài ra họ còn chi cho một số lĩnh vực khác như đi lại, giải trí trong dịp ngày lễ hoặc tết cố truyền,vv...

- Trong gia đình có chủ hộ là nữ giới và thêm vào đó tỷ lệ nữ nhiều hơn nam cũng là một nguyên nhân dẫn đến các hộ phải sống tình trạng nghèo đói. Vì vậy, họ thường vấp phải thiếu lực lượng lao động cho sản xuất kinh doanh.

- Người nghèo đói có thu nhập thấp và nguồn thu nhập chủ yếu là phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Ngoài thu nhập từ ngành nông nghiệp hình như đa số họ không có nguồn thu nhập từ ngành nghề khác trừ bán sức lao động. Nên nếu sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro như lũ lụt hạn

hán, và lao động không có ai thuê thì họ rất dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. Hộ nghèo đói sẽ không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói được nếu không có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và các tổ chức xã hội có liên quan khác. Tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại và kèo dài với đời sống người dân nếu Nhà nước không có biện pháp đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cần thiết phục vụ cho sản xuất trong khi đó địa phương không đủ khả năng để tự làm như cầu, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện... Nếu như nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu để chuyển những thông tin cần thiết đến tận cộng đồng người dân, cụ thể như: các biện pháp kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cách thức làm ăn, mở mang ngành nghề mới, các chủ trương chính sách nhất là chính sách kinh tế, thì khả năng thoát khỏi cảnh nghèo đói của các hộ rất khó thành hiện thực.

Bảng 3.16: Tóm tắt những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói tại vùng nghiên cứu, năm 2005

Những nguyên nhân chính Tác động

Trinh độ sản xuất thấp kém hoặc thiêu kinh nghiệm trong cách sản xuất và làm ăn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w