- Chương trình dự án XĐGN thực hiện chưa có hiệu quả tốt,vv
2. Dự án không có sự hỗ trợ (Không có nguồn vốn)
4.2.3.2. Giải pháp về vốn
Trong sản xuất kinh doanh nhu cầu về vốn là vấn đề thiết yếu nó rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các loại hộ không riêng gì hộ nghèo đói không có tích lũy mà vốn phải chi tiêu nhiều cho quá trình sản xuất, nên giải pháp về vốn là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng nông thôn. Nguồn vốn mà nông dân có thể vay để đầu tư vào sản xuất chính là từ Ngân hàng của nhà nước và tổ chức
tín dụng. Vậy mục đích hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải tạo điều kiện cho các hộ nông dân nông thôn đặc biệt hộ gia đình nghèo được vay vốn để sản xuất kinh doanh nâng cao mức sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo. Đồng thời hoạt động tín dụng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản của kinh doanh, phải bảo toàn và phát triển vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vì vậy, đối tượng được vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải là các hộ nông dân có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất và sử dụng đồng vốn đó đúng mục đích và có hiệu quả. Trong số những hộ được vay vốn cần quan tâm, ưu tiên các hộ nghèo có lao động và có khả năng sử dụng tốt vốn vay. Tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được với vốn tín dụng, sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cải thiện đời sống thoát khỏi nghèo đói.
Những năm cuối thế kỳ 20, nguồn vốn cho vay của hộ nghèo đói chủ yếu là ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phục vụ người nghèo như ACLEDA, và quỹ xoá đói giảm nghèo. Để tăng quỹ cho vay của ngân hàng trước hết nhà nước cần chuyển thêm vốn kinh doanh cho ngân hàng để ngân hàng có thể bổ xung thêm vào quỹ cho vay đối với hộ nghèo.
Nhà nước nên hình thành và phát triển tổ chức tín dụng cấp xã. Để thành lập được tổ chức tín dụng ở xã, cơ quan chính quyền cần:
- Giới thiệu, tạo điều kiện cho những người có chuyên môn về tiền tệ, ngân hàng, kế toán, có vốn đứng ra thành lập tổ chức tín dụng.
- Nhờ ngân hàng chuyên nghiệp như ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ về vốn. - Tạo cơ sở làm việc cho tổ chức tín dụng
- Việc vay vốn ở tổ chức tín dụng, yêu cầu các hộ nghèo phải có thế chấp hoặc tín chấp thông qua chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội phải có kế hoạch sử dụng vốn, trả vốn cho chủ tín dụng. Lãi suất tín dụng sẽ được tổ chức xã tín dụng và ngân hàng vì người nghèo thông qua đảm bảo cho tổ chức tín
dụng duy trì và phát triển, đồng thời cũng đảm bảo cho người nghèo được vay vốn với lãi suất phù hợp. Thời hạn cho vay tín dụng đối với người nghèo không quá một năm và có thể vay theo vụ.
Xây dựng và phát triển quỹ dự phòng xoá đói giảm nghèo nhằm hỗ trợ cho hộ nghèo những lúc khó khăn, cũng như làm giảm việc hộ đã thoát nghèo đói lại rơi vào tình trạng nghèo đói. Nguồn vốn cho quỹ dự phòng xoá đói giảm nghèo được huy động từ các nguồn sau:
- Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho những người nghèo đói, quỹ dự phòng xoá đói giảm nghèo do UB-XĐGN xã quản lý. Số vốn này cho vay không lấy lãi, cho vay đúng đối tượng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, đến vụ thu hoạch thì thu hồi, khi các hộ có rủi ro phải xin ý kiến lãnh đạo xã xem xét duyệt cho vay, quỹ phải được quản lý chặt chẽ tuyệt đối không được đem vào sử dụng vào mục đích khác.
- Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức đoàn thể như hộ thanh niên, phụ nữ...thông qua các hoạt động từ thiện hay lao động công ích.
- Trích từ các nguồn ngân sách như’: ngân sách xã, huyện, tỉnh một phần nào đo cho công tác xoá đói giảm nghèo.