Nguyên nhân chung dẫn đến nghèo đói của người dân Campuchia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 92 - 99)

- Máy khâu,dệt len RadioCassett

3.3.2. Nguyên nhân chung dẫn đến nghèo đói của người dân Campuchia

Nghèo đói là một hiện tượng KT-XH, vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của phát triển mà quốc gia nào cũng vấp phải. Nó đụng chạm trực tiếp tới cuộc sống con người từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng xã hội. Vì vậy, để giải quyết vấn đề giảm nghèo chúng ta cần phải xác định đúng những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo nhất là nghèo đói trên diện rộng có tính chất xã hội. Nó cũng không chỉ đơn thuần là nguyên nhân về kinh tế hoặc không chỉ từ phía thiên tai, dịch hoạ gây ra. ở đây nguyên nhân của tình trạng nghèo đói ở

Campuchia có sự đan xen lẫn nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, của cái cơ bản và cái đột xuất, cả nguyên nhân xâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, cả tự nhiên lẫn KT-XH. Do đó cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, mức độ của từng nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đối với từng đối tượng (người nghèo, hộ nghèo, vùng, nước nghèo). Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập riêng rẽ dẫn tới nghèo đói nhất là nghèo đói trên diện rộng có tính chất xã hội. Vì vậy, viêc giải thích hiện tượng nghèo đói phải theo một hệ thống các nguyên nhân, nhận diện các nhóm nguyên nhân có tính phổ biến và tính đặc thù khác nhau. Cũng cần thấy sự khác biệt, tính trội theo các vùng, các nhóm dân cư, khu vực khi chịu tác động của các nguyên nhân đó.

Nghèo đói và phân hoá giàu nghèo ở Campuchia đã từng xảy ra trong nhiều thế kỷ lịch sử xa xưa. Nhìn vào lịch sử từ 1970 đến nay có thể thấy vấn đề nghèo đói diễn biến qua các giai đoạn sau:

- Năm 1970-75: Campuchia nằm trong giai đoạn chiến tranh giành độc lập từ sự đô hộ của đế quốc Mỹ. Từ thời điểm đó, nền kinh tế Campuchia bắt đầu đi xuống, nhiều cơ sở hạ tầng và ruộng đất đã bị tàn phá bởi bom đạn của lính Mỹ từ máy bay B-52. Hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động dịch vụ khác đã bị tạm dừng, người nông dân không thể làm nông nghiệp được và thu nhập hàng ngày của họ càng ngày càng bị giảm xuống. Người dân cả nước sống trong tình trạng lo sợ vì chiến tranh và thiếu lương thực.

- Ngày 17 tháng 4 năm 1975: Đất nước đã được giải phóng từ thực dân Mỹ cùng với các nước bạn Việt Nam và Lào. Người dân cả nước rất vui mừng vì hy vọng rằng đã dành được độc lập và hoà bình. Nhưng hy vọng này chẳng tồn tại được bao lâu, những bóng đêm đen tối, cơn ác mộng lại xô đẩy đất nước bởi nạn diệt chủng của chế độ Khơmer đỏ. Người dân Campuchia phải chịu đựng những tình cảnh rất nặng nề hơn cả về đời sống và tinh thần. Chỉ khoảng 3 năm 8 tháng 20 ngày gần một nửa dân số cả nước đã bị bọn áo đen Khơmer đỏ giết hại. Những nhà khoa học, kỹ sư, giáo sư, giáo viên, học sinh, sinh viên, cán

bộ công nhân viên và người có trình độ khác đã bị giết bởi Khơmer đỏ. Kinh tế trong nước giảm xuống dưới con số 0. Cơ sở hạ tầng như: trường học, đường giao thông, trạm y tế, hệ thống điện, nước,... đã bị phá huỷ. Người dân sống trong tình trạng lo sợ, làm việc nhiều vất vả nhưng ăn không đủ no, bệnh tật không có thuốc chữa trị, vợ mất chồng, con mất bố mẹ, Sống chỉ trông chờ vào ngày chết. Trong thời điểm đó tình trạng nghèo đói có thể nói rằng chiếm gần như 100% cả nước.

- Ngày 7 tháng 01 năm 1979: Là ngày mà dân Campuchia cả nước không thể nào quên được những công lao to lớn của Chính phủ Việt Nam nói chung và người dân Việt Nam nói riêng, vì sự hy sinh của con cái họ trong việc chiến đấu giải phóng đất nước, giành lấy hoà bình cho người dân Campuchia từ chế độ Khơmer đỏ Pol Pot. Vì sự hy sinh rất lớn lao ấy mới có Campuchia như hiện nay. Sau khi đất nước được giải phóng từ chế độ Khơmer đỏ, Chính phủ mới đã được thành lập do Ông Heng Samrin và Chia Sim lãnh đạo. Những gì mà Chính phủ mới phải làm lúc đó là xây dựng lại đất nước từ nền kinh tế bằng con số 0. Việc xây dựng lại đất nước từ nền kinh tế bằng 0 rất khó khăn đối với Chính phủ vừa mới được thành lập sau giải phóng, vì lúc đó Campuchia đã mất gần hết những nhà khoa học, cán bộ công nhân viên cũng như cơ sở hạ tầng KT-XH khác, và trong thời điểm ấy một lần nữa sự có mặt của các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam ở Campuchia đã giúp đỡ, hỗ trợ cả về lương thực và công nghệ kỹ thuật đối với Campuchia, họ chiếm vị trí rất quan trọng trong việc phục hồi và xây dựng lại đất nước. Từ lúc đó đời sống của người dân Campuchia đã được nâng lên từng bước, họ có cơm ăn, có áo mặc và đặc biệt họ bắt đầu có nụ cười mà gần một thập kỷ trước đó họ không có.

- 1980-1990: Cho dù chế độ Khơmer đỏ đã được tiêu diệt nhưng tất cả vẫn chưa kết thúc. Gần một thập kỷ, người dân Campuchia vẫn sống trong tình trạng chưa được an toàn do chiến tranh trong nước vẫn còn tồn tại giữa Chính phủ và bọn Khơmer đỏ đang sinh sống ở trong khu vực núi rừng. Người dân đi lại trao đổi

hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn do gặp những tên Khơmer đỏ còn sống sót cướp lấy tài sản, hàng hoá và sản phẩm để phục vụ cho đời sống trong rừng của chúng. An ninh chưa được đảm bảo, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất thiếu kém, nông dân không có đất làm nông nghiệp do có rất nhiều quả bom còn nằm trong đất.

- 1990-1997: Đất nước chính thức được hoà bình dưới sự lãnh đạo rất khôn khéo của Ông Hun Sen với chiến lược “Win-Win” Tức là “thắng-thắng” không có ai thua, làm cho người dân cả nước đoàn kết lại với nhau, không phân biệt lẫn nhau, cùng nhau sống chung với nhau cùng một xã hội. Nhưng vẫn còn nhiều tồn tại từ phía sau hoà bình và ổn định đất nước, đó là tỷ lệ người thất nghiệp rất cao, nhiều ruộng đất chưa được giải phóng từ bom đạn. Theo thống kê của CMAC, năm 1993 Campuchia có khoảng 11 triệu quả bom đang nằm ở trong diện tích đất trên cả nước và trong khi đó dân số Campuchia mới chỉ có hơn 8 triệu người. Tỷ lệ người tàn tật rất cao do hậu quả của chiến tranh để lại. Nông dân thiếu ruộng đất làm nông nghiệp, thiếu hệ thống thuỷ lợi, trình độ sản xuất thấp, quá trình sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tự cung tự cấp, hơn nữa sản phẩm làm ra lại không có thị trường trao đổi. Làm cho rất nhiều hộ nông dân phải di dời quê hương của mình sang thành thị hoặc thủ đô để tìm việc làm và dẫn đến nhiều tệ nạn trong xã hội như: ăn cướp, nghiện hút, gái mại dâm, cờ bạc,... dẫn đến một xã hội mất trật tự, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của đất nước.

- 1997-1998: Một lần nữa Campuchia lại gặp khủng hoảng về chính trị và dẫn đến sự xung đột trong thủ đô làm cho rất nhiều nhà kinh doanh rút lại hợp đồng đầu tư của mình tại Campuchia làm cho tình hình kinh tế Campuchia một lần nữa bị giảm xuống.

- Năm 1999, có thể nói rằng Campuchia bắt đầu có hoà bình 100%. Đất nước thật sự được ổn định, điều mà Campuchia chưa từng có gần 30 năm qua. Nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh tế như: đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, hệ thống thuỷ lợi, điện, nước... cả thành thị cũng

như nông thôn đã được Nhà nước quan tâm và xây dựng. Đời sống của người dân đã được nâng lên một cách rõ nét. Tỷ lệ nghèo đói xuống còn 30,8% năm 2005 (1992 tỷ lệ nghèo đói là 48%).

Nghèo đói là một hiện tượng KT-XH. Mức độ và tỷ lệ nghèo đói nói lên thực trạng phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, một vùng, một miền nào đó. Đối với Campuchia, nghèo đói trước hết là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp. Biểu hiệu rõ nhất là GDP trên đầu người mới đạt 336 USD năm 2005 và được xếp vào nhóm nước nghèo nhất trên thế giới. Trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất còn thể hiện ở cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Do nền kinh tế Campuchia đang trong qúa trình chuyển từ nền kinh tế sản xuất lạc hậu, kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại nên còn có nhiều trình độ sản xuất khác nhau:

- Trình độ sản xuất kinh tế tự nhiên, du canh, du cư của một số đồng bào vùng dân tộc.

- Trình độ sản xuất của người tiểu nông, tự cung tự cấp.

- Trình độ sản xuất của những người sản xuất và kinh doanh nhỏ bước đầu gắn với thị trường.

Chính việc tồn tại số đông người ở trình độ sản xuất tiểu nông của những người sản xuất và kinh doanh nhỏ bước đầu gắn với thị trường nhưng vẫn còn ở thế bấp bênh, mong manh nên dẫn đến tỷ lệ nghèo đói vẫn còn rất cao. Đặc biệt việc còn tồn tại trình độ sản xuất kinh tế tự nhiên, du canh du cư của một số đồng bào dân tộc nên tình trạng đói (đói kinh niên, đói gay gắt) về lương thực, thực phẩm tất yếu xẩy ra.

- Không có kinh nghiệm làm ăn: Không biết cách sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác không có năng lực về thị trường, kiểu chỉ biết làm ăn chứ không biết tính toàn lỗ lãi của trình độ sản xuất tự cấp tự túc. Đây là nguyên nhân quan trọng quyết định khả năng có thể vượt qua cửa ải nghèo đói của cá

nhân, cộng đồng và xã hội. Nếu không biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá, không có năng lực hiểu biết về thị trường, kết quảỉan xuất kinh doanh thì dù đạt ở mức cao nhất cũng chỉ đủ ăn nhưng luôn ở vào thế “bấp bênh“, dễ rơi vào tình cảnh nghèo đói khi có những biến cố xẩy ra như thiên tai, rủi ro, đau ốm.

- Thiếu hoặc không có vốn: Đây là nguyên nhân quan trọng đứng thứ hai. Nếu thiếu hoặc không có vốn sẽ là trở ngại rất lớn đối với người lao động khi tham gia vào kinh tế thị trường vì vốn là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất, kinh doanh. Ông cha đã nói “buôn tài không bằng dài vốn”, một lần nữa càng chứng tỏ vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Nên dù vốn của mình hoặc đi vay dưới hình thức nào của cá nhân hay tổ chức nhà nước, ở dạng tiền mặt, bất động sản, nguyên vật liệu, giống,… thì vốn vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với hộ nghèo, người nghèo, vùng nghèo rộng hơn nữa là đối với nước nghèo.

- Thiếu lao động: Do đông con nên thiếu lao động, đây là nguyên nhân thường rơi vào những gia đình đông con, số con còn nhỏ nhiều nên luôn ở trong tình trạng “người làm thì ít, người ăn thì nhiều”. Do thiếu lao động hay ít lao động, nguồn thu nhập không đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của số đông người trong gia đình nên họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.

- Thiếu hoặc không có hệ thống tưới tiêu: Đây là nguyên nhân mà người nông dân Campuchia khoảng 70% đang đối mặt. Nông dân phần lớn trồng lúa chỉ được một vụ mà thôi trong một năm đó là vào mùa mưa. Lý do chính là do không có hoặc thiếu hệ thống tưới tiêu. Đây là nguyên nhân làm cho người nông dân có thu nhập thấp, thiếu lương thực vì mất mùa và mất giống lúa.

- Gặp rủi ro, đau ốm: Bị rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế, trong đời sống xã hội. Rủi ro trong kinh tế thị trường thường gặp là các trường hợp do bị phá sản, do làm ăn bị thua lỗ, bị lừa đảo…Đây là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thường gặp trong xã hội nhưng nó chỉ có tác động đến cá nhân, gia đình hay một nhóm nhỏ trong xã hội bị rơi vào nghèo đói. Những rủi ro trong đời sống xã

hội đối với người lao động thường gặp là những tai nạn, bị thất nghiệp,...

- Lãng phí, lười lao động: Nghèo đói do nguyên nhân này gây ra là một điều hiển nhiên. Làm ra thì ít mà ăn lại thì nhiều cũng dẫn đến kết cục tương tự. Nói rộng ra, đối với một nước chi luôn vượt quá thu (hay thường xuyên rơi vào tình trạng bội chi ngân sách), bản thân nền kinh tế ấy không tăng trưởng, nợ nước ngoài và dần dần đến lệ thuộc vào những nước cho vay.

- Vị trí địa lý không thuận lợi ở nơi xa xôi hẻo lánh, không có đường giao thông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng và địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế bị cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trưòng. Chính vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, phát triển giao thông nói riêng có một ý nghĩa to lớn trong xoá đói giảm nghèo hiện nay ở Campuchia.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hay gặp thiên tai như hạn hán, lũ lụt... Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra như khu vực phía Đông và phía Tây, làm cho việc xoá đói giảm nghèo thiếu cơ sở bền vững. Năm nào Campuchia cũng có lũ lụt lại và hạn hán, sâu bệnh,...làm thiệt hại rất lớn về người và của. Những vùng và tỉnh đang trù phú nhưng chỉ sau một trận thiên tai gây ra như lũ lụt, hạn hán thì hàng nghìn người lại rơi vào cảnh thiếu đói. Điển hình lũ lụt thường xảy ra vào tháng 09 và tháng 11 qua các năm.

- Thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ. Như phần trên đã trình bày, do trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất, kinh tế thị trường mới ở giai đoạn sơ khai nên thị trường trong cả nước hoạt động còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ. Tuy nhiên cũng có vùng, tỉnh, thành phố khác đặc biệt là đối với miền núi và những vùng xa xôi hẻo lánh, chưa có đường giao thông hoặc giao thông đi lại khó khăn thì hầu như chưa có thị trường hoặc thị trường hoạt động quá yếu ớt. Điều này cũng có nghĩa họ bị đặt ra ngoài quá trình phát triển kinh tế của

đất nước.

Đối với người nghèo, vùng nghèo để phát triển vượt qua nghèo đói trước hết họ phải được tiếp cận với thị trường, trên cơ sở đó mới có thể tham gia vào vòng quay của kinh tế thị trường. Muốn thị trường phát triển, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế thì việc phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng có ý nghĩa lớn góp phần nối các thị trường trong nước lại với nhau, thúc đẩy thị trường phát triển tạo tiền đề cho việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

- Môi trường xã hội không thuận lợi, Đó là các vấn đề y tế, văn hoá, giáo dục phát triển yếu kém, trật tự an ninh chính trị không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng. Các vấn đề y tế, văn hoá, giáo dục là những yếu tố giúp cho người lao động có sức khoẻ, được trang bị những tri thức, những hiểu biết để có thể gia nhập vào kinh tế thị trường một cách tốt nhất. Nếu ở trong môi trường y tế, văn hoá, giáo dục phát triển kém thì bản thân người lao động bị tước đi những điều kiện ban đầu để tham gia vào quá trình cạnh tranh của kinh tế thị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w