Phát triển sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 115 - 116)

- Chương trình dự án XĐGN thực hiện chưa có hiệu quả tốt,vv

4.2.1.3.Phát triển sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực

Nền kinh tế thuần nông không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho các hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung. Hơn nữa, nền kinh tế nông nghiệp ở vùng nông thôn Campuchia trong điều kiện canh tác lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên (nhiều vùng phải chịu cảnh mất mùa đói kém, hạn hàn, lũ lụt).

Chỉ có sản phẩm từ lúa thì sẽ không đảm bảo mục tiêu xoá đói giảm nghèo được. Ngoài làm lúa phải kết hợp với các loại rau quả khác nữa như: Cây cao su, sản phẩm rau quả..., đó là điều cần phải đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và là nguồn nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Để phát triển nông nghiệp nâng cao thu nhập của người nông dân ở nông thôn Chính phủ còn phải quan tâm đến một số vấn đề nữa như:

- Phát triển đàn gia súc, gia cầm.

- Đẩy mạnh quản lý và đảm bảo bền vững nguồn thuỷ hải sản. - Đẩy mạnh việc quản lý rừng và môi trương

- Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên...

Tập trung đầu tư tạo cơ hội cho nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, khuyến khích mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ. Thực hiện kinh doanh tổng hợp, thu hút nhièu lao động, phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và người lao động.

Giảm tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước trong thị trường nông sản hàng hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, đặc biệt là ở vùng nghèo.

Xây dựng môi trường pháp lý, thể chế kinh doanh, tài chính, nhằm tạo điều kiện cho việc thành lập các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ và vừa để tọ ra nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khuyến khích thành lập các dịch vụ tư nhân và hỗ trợ vay vốn ban đầu cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động. Đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ quản lý trong lĩnh vực chế biến và dịch vụ.

Hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ tiêu thụ sản phẩm, sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước. Thực hiện cho vay vốn ưu đãi, thuê đất dẽ dàng, tự do kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm...

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề truyền thồng, tăng cường đầu tư, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin để phát triển và mở mang các ngành nghề. Hỗ trợ các địa phương, mỗi huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề, nhất là nghề truyền thống của địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 115 - 116)