Thực trang nghèo đói vùng nông thôn tỉnh PreyVeang 1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 70 - 73)

- Đất lúa mưa (wet paddy land) Đất lúa khô (Dry paddy land)

3.2.Thực trang nghèo đói vùng nông thôn tỉnh PreyVeang 1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

4. Đất công cộng, mặt nước, đất chưa sử dụng

3.2.Thực trang nghèo đói vùng nông thôn tỉnh PreyVeang 1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Qua điều tra trọng điểm 180 hộ thuộc 3 huyện 6 xã đại diện cho 6 vùng sinh thái khác nhau của tỉnh (mỗi xã điều tra 30 hộ), tập chung chủ yếu vào các hộ nghèo, hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh, hộ làm công và hộ cán bộ ăn lương. Căn cư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch, Bộ Phát triển Nông thôn và tiêu chuẩn phân loại hộ của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh và địa phương, chúng tôi đã thu được kết quả phân loại hộ như sau:

Bảng 3.3 cho chúng ta thấy tổng số hộ được chọn điều tra là 180 hộ, trong đó nếu xét theo tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói của Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch, Bộ Phát triển Nông thôn và tiêu chuẩn phân loại hộ của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh và địa phương thì qua kết quả điều tra ở Bảng 3.3 cho chúng ta thấy khoảng 10.06% hộ gia đình tỉnh Prey Veang vẫn đang sống trong tình trạng rất khó khăn, với mức thu nhập dưới 37800 Riel/người/tháng, tức là chưa đến 10 USD/người/tháng thì đời sống của các hộ này vẫn sống trong tình trạng thiếu lương thực một cách rất trầm trọng, có những năm họ phải sống thiếu lương thực từ 2-4 tháng, đặc biệt vào thời kỳ giáp hạt. Sự thiếu lương thực trầm trọng và đói kém triền miên này đã tạo ra một thực trạng là: số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của chính mình chiếm tỉ lệ rất cao còn số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thì lại chiếm tỉ lệ rất thấp.

Cũng trong (Bảng 3.3) cho thấy trong 180 hộ điều tra hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao 21.7%, đặc biệt ở huyện Preach Sdach tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28.3%. Người dân ở huyện này sống chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, do trình độ sản xuất thấp kém phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tự cung tự túc, thiếu hệ thống tưới tiêu và đa số hộ chỉ sản xuất được một vụ trong năm nên làm cho thu nhập của họ thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu là để phục vụ cho nhu

Bảng 3.3: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra, năm 2005

Huyện Kampung Trabek

Nhóm hộ

Prasat Trabek Chung

Số hộ (Hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (Hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (Hộ) Cơ cấu (%) Hộ rất nghèo 3 10.0 4 13.9 7 11.95 Hộ nghèo 6 20.0 5 17.2 11 18.6 Hộ trung bình 12 40.0 14 41.3 26 40.65 Hộ khá 6 20.0 5 17.2 11 18.6 Hộ giàu 3 10.0 2 6.8 5 8.4

Huyện Preach Sdach

Nhóm hộ Kampung Seung Rumchek Chung

Hộ rất nghèo 3 10.0 5 16.6 8 13.3 Hộ nghèo 9 30.0 8 26.6 17 28.3 Hộ trung bình 9 30.0 12 40.0 21 35.0 Hộ khá 7 23.3 3 10.0 10 16.65 Hộ giàu 2 6.6 2 6.6 4 6.6 Huyện Peam Ro

Peam Ro Neak Loeung Chung

Hộ rất nghèo 4 10.0 0 0.0 4 10.0

Hộ nghèo 5 23.3 7 23.3 12 18.3

Hộ trung bình 13 40.0 13 40.0 26 43.3

Hộ khá 7 23.3 8 26.6 15 24.9

Hộ giàu 1 3.3 2 6.6 3 4.95

Chung (Prey Veang)

Số hộ Tỷ lệ (%) Hộ rất nghèo 19 10.06 Hộ nghèo 40 21.73 Hộ trung bình 83 39.65 Hộ khá 26 20.05 Hộ giàu 12 6.65

cầu sống hàng ngày của gia đình, không có cai thừa nên trong một năm họ phải sống thiếu lương thực ít nhất từ 1 đến 3 tháng. Hộ có đời sống trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 39.6%, hộ khá chiếm tỷ lệ 20,05% và hộ giàu tức là hộ có mức thu nhập trung bình từ 126000 Riel/ người/ tháng hoặc bằng 32 USD/người /tháng trở lên chiếm 6.6%.

Qua điều tra những hộ nằm trong tình trạng nghèo đói, thường là những hộ có nhiều thành viên trong gia đình từ 5-10 người trở lên, thu nhập thấp do nguồn thu nhập của họ chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt cây trồng và bán sức lao động là chính [Phụ lục 3 và 4].

Hộ nghèo là những hộ có chủ hộ làm nông nghiệp và các thành viên trong gia đình khác cũng có công việc chẳng khác gì nhiều so với chủ hộ như: làm thuê, làm công nhân hoặc phải xa nhà đi vào các thành thị để tìm việc làm như làm người giúp việc cho nhà người giàu, làm nhân viên phục vụ nhà hàng,... Chủ hộ và các thành viên khác trong gia đình có nghề nghiệp ngoài nông nghiệp như cán bộ ăn lương tại công ty, xí nghiệp hoặc cơ quan phi chính phủ, người làm dịch vụ kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ thường là hộ thuộc diện khá và giàu (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Tình hình nghề nghiệp của chủ hộ điều tra, năm 2005

Loại hộ Tình hình nghề nghiệp

Chủ hộ Thành viên trong gia đình Hộ đói Trồng trọt Nông nghiệp, làm thuê

Hộ nghèo Trồng trọt+chăn nuôi Làm thuê, công nhân, người giúp việc, chăn nuôi,....

Hộ TB Nông + Lâm nghiệp Chăn nuôi, thuỷ sản, cán bộ nhà nước, buôn bán,...

Hộ khá Thuỷ sản + kinh doanh Công ty, xí nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản, trồng trọt,...

Hộ giàu Nhân viên công ty, xí nghiệp dịch vụ, kinh doanh, cán bộ tổ chức,...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 70 - 73)