Nguyên nhân nghèo đói vùng nông thôn Tỉnh Prey Veang, Campuchia 1 Nét đặc trưng của sự nghèo đói ở Campuchia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 88 - 92)

- Máy khâu,dệt len RadioCassett

3.3.Nguyên nhân nghèo đói vùng nông thôn Tỉnh Prey Veang, Campuchia 1 Nét đặc trưng của sự nghèo đói ở Campuchia

3.3.1. Nét đặc trưng của sự nghèo đói ở Campuchia

Cũng như các nước đang phát triển khác, nghèo đói ở Campuchia phụ thuộc nhiều vào từng thời vụ. Điều này có nghĩa là tình trạng nghèo đói thiếu lương thực có thể xảy ra tới mức nghiêm trọng ở một số thời vụ nào đó trong năm. Đa số các vùng có người bị đói ăn, thiếu lương thực từ tháng 5 đến tháng 8. Theo các nhà nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), những hộ nông dân thiếu hoặc không có hệ thống tưới tiêu cho đồng ruộng của mình, chưa kể đến các yếu tố cần thiết khắc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì tình trạng thiếu lương thực trầm trọng có thể kéo dài đến 4 tháng/năm, trong khi đó với 82% hộ nông dân có hệ thống tưới tiêu vẫn phải chịu cảnh thiếu lương thực tới 1-2 tháng/năm. Sự thiếu lương thực trầm trọng và đói kém triền miên này đã tạo ra một thực trạng là: số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của chính mình chiếm tỉ lệ rất cao còn số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thì lại chiếm tỉ lệ rất thấp. Có thể nói điều đó là tất yếu vì khi mà sản phẩm làm ra còn quá ít so với nhu cầu của chính họ tức là cầu lớn hơn cung thì việc có sản phẩm dư dôi để bán trên thị trường là hiếm ít. Theo thống kê có tới 60-70% nông dân không giữ lại được một nửa hoặc hơn sản lượng thu hoạch được để đảm bảo cho sinh hoạt hàng năm. Thực tế cho thấy số chi cho lương thực chiếm phần lớn có thể nói là chiếm hầu hết trong tổng thu nhập mà họ có được.

Campuchia là một nước giàu tiềm năng cho sự phát triển nông nghiệp vì đất đài, khí hậu thời tiết tại nơi này rất phù hợp cho sản nông nghiệp. Nhưng ngược lại, năng suất thu hoạch từ sản xuất nông nghiệp của người nông dân Campuchia lại rất thấp (trung bình 1,8 tấn/năm/hectar), lý do là vì người nông dân Campuchia làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết (mưa), tự cung tự

cấp, và đa số người nông dân vùng nông thôn thiếu hệ thống tưới tiêu cho đồng ruộng của mình đặc biệt gữa tháng 7 và đầu tháng 8. Một năm họ chỉ làm được một vụ mà thôi, đó là nguyên nhân làm cho năng suất thu hoạch của họ rất thấp. Hơn thế nữa, trình độ sản xuất của người nông dân Campuchia vẫn còn thấp, khả năng tiếp cận với công nghệ kĩ thuật mới rất yếu kém, thiếu thông tin đại chúng cùng với thiếu thị trường, hệ thống giao thông yếu kém làm cho đời sống của người dân vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn.

Hình 3.5: tình hình lượng mưa tại Campuchia

(Nguồn: River Basin and Water Use Studies, Package 2, MOWRAM)

Như đã trình bày ở trên, người dân nông thôn Campuchia khoảng 80% làm nông nghiệp, nhưng theo điều tra thực tế cho thấy ngoài từ thu nhập nông nghiệp, đa số hộ nông dân ở Campuchia không có thu nhập khác. Thực tế cho thấy, một số hộ trong thời gian chờ vào mùa thu hoạch hoặc sau thu hoạch xong họ không cố gắng tìm ra thu nhập khác mà ngược lại họ thường tập hợp nhau đánh bài, cá độ, chơi xô xô, ăn uống rất bừa bãi làm cho chi tiêu trong gia đình ngày càng cao dẫn đến thiếu lương thực vào thời kỳ giáp hạt. Có thể có những nguyên nhân khác là do họ không có vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác như kinh doanh, chăn nuôi, cây trồng… Nét đặc trưng của nghèo đói ở Campuchia còn có nhiều hình thức nữa như:

Theo báo cáo của WFP tháng 01 năm 1998 cho biết có tới 180.000 người di dân trong nước. Phần lớn là ở phía Bắc và phía Tây Campuchia, trong những người di dân đó một số nhóm có thể xác định được lý do, đó là những người có nhà mới nhưng chỉ sống trong thời gian vài năm: đa số là trường hợp từ 1-3 năm, những người di dân do bị mất nhà hoặc trại cuối cùng của mình trong những sự thù địch đề cập ở trên. Di cư theo mùa vụ, đi làm thuê trong nông nghiệp trong vùng Đồng bằng. Nhiều nam giới di cư trong vòng 1 đến 2 tháng liên tục vào những thời điểm nhu cầu về lao động trong nông nghiệp lên đến đỉnh điểm. Sau khi trở về nhà mỗi người có thể kiếm được từ 20 USD đến 50 USD sau khi trừ chi phí đủ để nuôi sống họ và gia đình.

Di cư dài hạn đến Thủ đô Phnom Penh và các Thành thị khác. Mục tiêu của họ là đi làm những việc cần tay nghề thấp và những người di cư này thường gửi về nhà của mình một số khoản tiền khoảng từ 15 USD đến 40 USD một tháng và đây cũng trở thành là “nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình”.

Di cư là do tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, ít người trong số đó là người nghèo, do những trở ngại như thiếu thông tin, thiếu tay nghề, thủ tục phức tạp, và không có tiền để đóng các khoản phải trả trước khi đi.

Tỷ lệ thương tật cao (mất tay hoặc chân)

Theo báo cáo về dân số cho biết Campuchia có tỉ lệ người bị cụt tay và chân cao nhất thế giới, trong 287 người thì có một người bị cụt.

Bảng 3.13: Tỷ lệ người già và bị thường tật theo ở Campuchia

Nhóm người ĐVT Nghèo nhất 2 3 4 Giàu nhất

Tuôi từ 65 trở lên (%) 0.3 0.3 0.3 0.4 0.4

Người thương tật (%) 2.85 2.32 2.38 2.17 1.8

Bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ người thương tật có tới 2,85% với nhóm hộ nghèo nhất và chỉ có 1.8 % với nhóm hộ giàu. Hiện nay có tới 30.000 dân số ở nông thôn bị mất đi một chân một tay hoặc cả hai tay chân của minh, đó là do những sự phát nổ của bom ở trong lòng đất và những hậu quả khác của chiến tranh để lại. Có tới 300 nạn nhân bởi hậu quả của bom đất trong một tháng (Báo cáo của CMAC- 2000), một nửa những người này bị chết đi và những người còn lại trở thành người tàn tật suốt đời.

Người goá và trẻ em

Khoảng 57% dân số ở tuổi trưởng thành ở Campuchia là phụ nữ, và có 25-35% hộ nông dân chủ hộ là phụ nữ, ở một số vùng có đến 50% phụ nữ là chủ hộ trong gia đình. Những hộ nay thưòng là những hộ nghèo nhất ở Campuchia hiện nay. Sự thiếu lao động của nam giới có nghĩa rằng phụ nữ bắt buộc phải làm tất cả những việc mà lúc trước là công việc của đàn ông để nuôi dưỡng gia đình mình. Người goá ở Campuchia có hai lý do: thứ nhất là goá trong thời kỳ Pol Pot, là những người bị mất chồng do sự tàn bạo năm 1975-79, thứ hai là những người goá mới, người mất chồng của mình trong thời gian mới đây. Những người chết trong thời gian sau này thường là do hậu quả hoạt động quân sự hoặc là do sự bùng nổ của hàng triệu quả bom đang nằm trong đất do chiến tranh để lại. Cả những người lính chiến đấu lẫn người dân bình thường đều bị ảnh hưởng bởi những lý do này. Hậu quả là hàng ngàn trẻ em phải sống không có sự chăm sóc của người cha, lang thang, bị đói và không biết tương lai sẽ ra sao.

Bảng 3.14: Tỷ lệ phụ nữ là chủ hộ trong gia đình ở Campuchia 1998

Đơn vị tính: % Nhóm hộ Nghèo nhất 2 3 4 Giàu nhất Chung 26,7 25,1 21,7 21,5 5,0 Thành thị 10,5 11,1 10,0 8,2 1,5 Nông thôn 16,2 14,0 11,7 13,3 3,5

(Nguồn: Thực trạng nghèo đói Campuchia, Bộ kế hoạch và phát triển nông thôn, 2000)

Bảng 3.14 cho chúng ta thấy ở Campuchia nhóm hộ nghèo nhất là nhóm có tỷ lệ phụ nữ đừng đầu trong gia đình chiếm 26,7% trong tổng dân số, và tỷ lệ phụ nữ đứng đầu ở nông thôn cao hơn thành thị.

Người trở về

Tháng 4 năm 1992, khoảng 380.000 dân Campuchia sống ở trại giáp biên giới Thái lan. Sau chiến tranh và có sự hoà hợp chính trị trong nước những người đó đã được hướng trở về quê hương của mình. Vào tháng 5-6 năm1994 là thời kỳ cuối cùng về sự trở lại quê hương của người dân sống ở trại biên giới Thái lan. Trong khi đó, mỗi người được hưởng cung cấp từ nhà nước và tổ chức phi chính phủ là nhà ở, đất đai và thức ăn phục vụ cho thời gian 400 ngày. Trong đa số những trường hợp cung cấp thức ăn đó bây giờ đã chấm dứt. Chính quyền địa phương thường tỏ ra rất chậm trong việc cấp phát cho người dân với vùng thích hợp, tự nhiên họ thường cấp cho những vùng mà nằm ngoài sự mong ước của người dân, thường là những vùng mà người dân không thể sinh sống và tồn tại được. Những gia đình được trở về tới quê hương sau chiến tranh hy vọng rằng sẽ nhận được đất mà mình đã mất trong thời kỳ chiến tranh 1975 hoặc mới mất trong thời gian sau này. Ngược lại họ rất thất vọng vì không thể nào xin được đất mà mình đã từng sống trong thời gian trước và nơi ấy lại được bán đi bởi chính quyền mới cho gia đình khác ở thời kỳ sau giải phóng (1979).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 88 - 92)