Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm vài tró của các cơ quan, chính quyền 1.Chính sách phát triển kinh tế phù hợp với xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 113 - 114)

- Chương trình dự án XĐGN thực hiện chưa có hiệu quả tốt,vv

4.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm vài tró của các cơ quan, chính quyền 1.Chính sách phát triển kinh tế phù hợp với xóa đói giảm nghèo

4.2.1.1.Chính sách phát triển kinh tế phù hợp với xóa đói giảm nghèo

Thực tế cho thấy, có phát triển kinh tế mới có điều kiện để xoá đói giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Prey Veang là một tỉnh thuần nông, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn về mội mặt, nhất là đối với các xã ở xa trung tâm huyện do đó để phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo bền vững thì các giải pháp phải thực hiện trước hết đó là:

- Từng bước nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất nông nghiệp nông thôn để khắc phục tình trạng lạc hậu của lực lượng sản xuất.

- Chuyển đổi tình trạng độc cánh cây lúa, sản xuất tự cung tự túc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp từng bước theo hướng hàng hoá.

- Hỗ trợ tiếp thu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kính nghiệm sản xuất kinh doanh cho người nghèo.

- Đầu tư cho giáo dục, y tế, nước sạch, nâng cao dân trí, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng phát triển nông thôn bền vững.

- Tuyên truyền giáo dục, thực hiện kế hoạch hoá gia đình giảm tỷ lệ sinh đẻ. - Xây dựng nông thôn phát triển toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

- Hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức kinh tế trang trại và các hình thức kinh doanh khác thông qua các chính sách tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh, tín dụng, thuê, đào tạo, thông tin thị trường, công nghệ sản xuất để thu hút nhiều lao động phổ thông từ người nghèo.

- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng vào đa dạng hoá nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, đất rừng, ven biển, hải đảo, hỗ trợ chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển mạnh ngành nghề ở nông thôn, trước hết là công nghiệp chế biến nông lâm, thực phẩm, tiểu thủ công, mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống, các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Thông qua đó sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm cho các thành viên trong các hộ gia đình nghèo.

- Khuyến khích và động viên các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cá nhân tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ở những vùng nghèo, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; hỗ trợ phát triển mạnh mạng lưới thị trường nông thôn, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 113 - 114)