- Chương trình dự án XĐGN thực hiện chưa có hiệu quả tốt,vv
4.2.1.4. Tạo công ăn việc làm, việc làm phi nông nghiệp
Thực tế việc làm ở nông thôn rất khó khăn, thu nhập từ nông nghiệp thấp làm cho số lao động chuyển ra các trung tâm thành thị và thành phố hoặc phải đi các vùng khác để tìm kiếm việc làm. Đội ngũ lao động không có nghề nghiệp mà kiến thức cũng không cao nên việc đị nơi khác để tìm việc làm của họ rất nặng nhọc và không ổn định. Khi không có khả năng đảm bảo làm công việc nặng nhọc đó nữa thì họ lại trở về địa phương làm nghề nông. Tình trạng này dẫn đến lao động trong nông thôn thiếu hụt đội ngũ lao động tiên phong có chuyên môn, để đi đầu trong phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Do vậy, chính sách nâng cao trình độ, đào tạo ngành nghề, chủ yếu là các nghề phục vụ cho quá trình sản xuất phát triển nông nghiệp cho người lao động đặc biệt lao động nghèo vùng nông thôn, là yếu tố rất quan trọng. Vì nó không chỉ tạo cơ hội cho hộ nghèo có lực lượng sản xuất có chất lượng tốt trong phát triển nông nghiệp, mà làm cho bản thân người lao động tự khắc phúc được sự lạc hậu về y tưởng, số phận của mình, từ đó họ có y thức và
cố gắng tìm ra con đường tự vươn lên thoát nghèo đói.
Đa số hộ nông dân làm nông nghiệp ở Campuchia phụ thuộc nhiều vào thời tiết nó là nguyên nhân chính làm cho quá trình sản xuất của họ không ổn định và sản phẩm đạt được không đảm bảo được về an ninh lương thực. Để giải quyết vấn đề này chính phủ phải trợ giúp để củng cố hệ thống quản lý và theo dõi tình hình sử dụng nước, đẩy mạnh hơn nữa an toàn sản xuất cho người nông dân.
Tăng cường hệ thống quản lý và kiểm soát nước, đa số người nông dân làm nông nghiệp ở Campuchia phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa, vì cho đến nay hệ thống tưới tiêu ở Campuchia còn thiếu và rất yếu kém. Trong 2,06 triệu hecta ruộng đất trong mùa mưa chỉ có khoảng 12.4% được tưới tiêu, và hơn 55% của 259.919 hecta ruộng đất thu hoạch mùa khó nhận được nước từ hệ thống tưới tiêu [55],[56]. Hàng năm, sản phẩm nông nghiệp phải đương đầu với sự đe doạ của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, làm cho thiệt hại hàng nghìn hecta lúa và các loại cây giống khác. Thiên tai đã làm ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người và dẫn đến vấn đề thiếu lương thực trong hộ nông dân. Để giảm tối đa sự phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tăng cường quá trình sản xuất, những hoạt động phải làm đó là thúc đẩy cơ cấu quản lý và kiểm tra nước thông qua việc sửa chữa và xây dựng lại hệ thống tưới tiêu cho vùng nông thôn, để người nông dân có điều kiện tăng khả năng sản xuất của mình nhằm tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo.
Tập trung đầu tư, phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn như : chế biến, bảo quản nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, thủ công mỹ nghệ. Hiện đại hoá công nghiệp chế biến, đóng gói và tiếp thị sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, nhờ đó tăng giá trị hàng hoá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Campuchia. Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp như cày bừa, vận chuyển, tưới nước, bảo vệ thực vật, động vật, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm.