Thức ăn cần thiết (3 bưa ăn) Thức ăn phụ (bánh kẹo, thuốc lá)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 84 - 87)

- Thức ăn phụ (bánh kẹo, thuốc lá) - Chi cho chất đốt, nấu nướng

78,467,4 67,4 9,77 1,57 75 63 9,8 1,3 70,4 57,3 11,8 1,27 62 46 14 2,2 51,7 34,7 14,8 2,5 2. Chi cho y tế, sức khoẻ 9,27 9,8 9,2 8,9 8,67 3. Chi cho giáo dục, sách vở 1,9 2,4 4,3 8,2 10,6

4. Chi cho đi lại 1,57 2,5 3,47 5,3 7,73

5. Chi cho mua sắm (quân áo, giầy, dép,..) 2,33 2,7 3,83 4,8 106. Chi cho nhà ở (sữa chữa, điện, nước,...) 1,7 2,8 3,5 4,5 5,97 6. Chi cho nhà ở (sữa chữa, điện, nước,...) 1,7 2,8 3,5 4,5 5,97 7. Chi cho đời sống và sinh hoạt khác 2,67 3,2 4,2 5,2 5,37

8. Trả nợ 2,13 2 1,4 0,7 0,0

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp của tác giả, tỉnh Prey Veang-Campuchia, 2004-05).

Nhìn vào (Bảng 3.11) chúng ta có thể thấy rằng do thu nhập thấp nên mức chi tiêu của các hộ này cũng thấp. Điều này lý giải tại sao hộ nghèo đói thường phải đi vay lãi, bán lúa non và bán thóc giống để duy trì cuộc sống hàng ngày của mình. Họ càng ngày càng rơi vào tình cảnh túng thiếu nợ nần chồng chất, một số hộ vay vốn để phục vụ cho sản xuất nhưng ngược lại do vấn đề thiếu thốn trong cuộc sống gia đình họ phải lấy tiền vay đó sử dụng cho chi tiêu hàng ngày. Chính vì thế họ không có điều kiện để mua sắm, mua các đồ dùng có giá trị phục vụ cho cuộc sống, và vì vậy khả năng đầu tư mở rộng sản xuất thường

bị hạn chế. Tình hình chi tiêu của các nhóm hộ được thể hiện qua (Phụ lục 8). Nhìn chung tất cả các nhóm hộ phần chi cho lương thực thực phẩm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu (khoảng 70%) điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế mức chi tiêu ở vùng nông thôn Campuchia hiện nay.

Hộ nghèo đói do yêu cầu bức xúc của cuộc sống hàng ngày, nhiều trẻ em phải bỏ học khi chưa học hết trung học cơ sở tỷ lệ chi cho gíao dục chiếm 1.9% đối với nhóm 1 (nhóm quá nghèo) và 2.4% cơ cấu chi tiêu đối với nhóm 2 (nhóm nghèo), trong khi đó lại phải chi cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ tới gần 10%.

Các hộ nghèo đói ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, lao động vất vả, điều kiện bảo vệ sức khoẻ thấp nên thường bị ốm đau. Ngoài ra hàng tháng các hộ đều phải chi cho việc cưới hỏi ma chay mà đối với người nghèo đói càng trở nên khó khăn hơn. Đây là một vấn đề bất hợp lý trong chi tiêu nhưng các khoản chi này đã trở thành lệ không thay đổi được.

Hộ khá (nhóm 4) do có thu nhập cao hơn (chênh lệch với nhóm 1 và 2 gấp 2 lần) nên phần chi tiêu cho giáo dục, mua sách báo phục vụ cho gia đình được quan tâm đúng mức chiếm 8.2% cơ cấu chi tiêu. Con em của họ có điều kiện đi học, đặc biệt là đi học ở các trường đại học chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, do có đời sống cao nên điều kiện đi lại giải trí mua sắm như quần áo, gìây dép hoặc đồ dùng hiện đại trong nhà và chi cho các hoạt động vui chơi giải trí trong cuộc sống khác chiếm tỷ lệ rất ổn định với 7.3% chi cho đi lại, 10% chi cho mua sắm và 5.4% cho các đời sống sinh hoạt khác. Trong khi đó, nhóm hộ đói và nghèo (nhóm 1 và 2) do thu nhập thấp nên phần lớn của thu nhập đã chi cho lương thực thực phẩm khoảng 78% và phần còn lại chi cho các đời sống sinh hoạt khác trong đó chi cho vấn đề nợ nần là hơn 2% tháng. Cơ cấu chi tiêu chung của các hộ điều tra được thể hiện qua (Phụ lục 8 và 9).

Tóm lại chi tiêu của các hộ nông dân ở tỉnh Prey Veang vẫn còn thấp, chỉ phục vụ những nhu cầu tối thiểu ở mức cơ bản. Phần lớn thu nhập của hộ trong năm chỉ đảm bảo cho sinh hoạt đời sống hàng ngày, có hộ chi tiêu đã quá mức

thu nhập và phải đi vay với mức lãi cao để cứu sống cho mình và gia đình mình trong hiện tại dẫn đến nợ nần nhiều và cuối cùng phải bán đất nhà, bán tài sản ông cha để lại để trả nợ của mình, và kết quả cuối cùng hộ phải di rời quê hương đi tìm nơi khác ở hoặc vào các thành thị và làm việc bằng mội cách cả hợp pháp và trải phép để kiếm sống và con em của họ không được vào trường dẫn tới cơ hội để thoát nghèo của thế hệ sau rất khó.

3.2.5. Tích luỹ của các hộ điều tra

Theo kết quả điều tra ở (hình 3.4 và phụ lục 10) cho thấy nhóm 1 (nhóm hộ rất nghèo) có tích luỹ âm trung bình một năm là âm 352 nghìn Riel hộ/năm hoặc là âm 20% trên tổng thu nhập hàng năm của hộ. Nhóm này thường bị thiếu lương thực và thiếu đói ít nhất từ 2 đến 4 tháng trong năm. Nhóm hộ nghèo là nhóm có tích luỹ bằng không và âm (-2,5%), hộ nghèo có thu nhập chỉ đáp ứng cho đời sống cần thiết như thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ, hộ không có khả năng để tiếp cận với đồ dùng hiện đại như quần áo gìây dép chất lượng cao, tivi, xe máy và không có khả năng để giải trí hoặc tham gia vào hoạt động văn hoá khác. Trong khi đó nhóm hộ khá có tích luỹ trung bình một năm là 1191 nghìn riel hộ/năm, và hộ giàu có tích luỹ trung bình một năm/ hộ là 2346 nghìn Riel.

Hình 3.4: tích luỹ của các hộ phân theo nhóm, 2005

3.2.6. Trang bị đồ dùng hàng ngày của hộ nghèo

Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt là những yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng cuộc sống của người dân. Đối với các hộ nghèo vì có thu nhập thấp nên phần lớn không có điều kiện để mua sắm các tư liệu sinh hoạt và xây dựng nhà kiên cố.

Bảng 3.12: Trang bị đồ dùng sinh hoạt của các hộ điều tra 2005

Đơn vị tính: (%) Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá 1. Nhà ở - Nhà kiên cố - Nhà xây bằng xi măng - Nhà gỗ mái gạch - Nhà gỗ mái lá

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 84 - 87)