Kinh nghiệm chống nghèo đói của các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 35 - 38)

- Bất bình đẳng về giới: Trong cùng một hộ gia đình, mức độ nghèo giữa nam và nữ cũng khác nhau Những phụ nữ đặc biệt là các dân tộc ít

1.2.2.Kinh nghiệm chống nghèo đói của các tổ chức quốc tế

Cuộc đấu tranh tấn công chống nghèo đói đang là vấn đề toàn cầu rất cấp bách của xã hội loài người, là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Xu hướng đó xuất phát ít nhất từ hai nhu cầu bức thiết chính: Một là, trong từng quốc gia tình trạng nghèo đói đang hàng ngày hàng giờ đe doạ đến sự ổn định và an toàn xã hội. Muốn tránh được các cuộc xung đột xã hội có thể xảy ra, các quốc gia phải quan tâm đến việc điều hoà lợi ích giữa các nhóm dân cư không để xảy ra tình trạng hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn, quá sức chịu đựng của xã hội. Hai là, xu thế toàn cầu hoá đang thúc ép các

quốc gia thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, chuẩn bị điều kiện để có thể thích ứng với xu thể toàn cầu hoá, tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức của xu thể kinh tế toàn cầu hoá.

Chính vì thế xoá đói giảm nghèo trước tiên là thuộc về trách nhiệm của các chính phủ từng nước, bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Chương trình lương thực thế giới (WFP),… giữ vai trò hỗ trợ quan trọng giúp các quốc gia giảm bớt gánh nặng nghèo đói. Biện pháp đầu tiên thường được các tổ chức quốc tế áp dụng đó là chu cấp các khoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình xoá đói giảm nghèo. Đây là một biện pháp trực tiếp và có nhiều yếu tố tích cực nếu quá trình tổ chức thực hiện hạn chế được lãng phí và tham nhũng của các quan chức trung gian.

Tiếp theo đó là những nỗ lực của các quốc gia công nghiệp phát triển. Hội nghị thượng đỉnh Riodezanero năm 1992 [19], đã đề ra một công ước chung, theo đó viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ ba cần phải chiếm ít nhất 0,7% tổng sản phẩm xã hội của các quốc gia công nghiệp phát triển với mục tiêu đóng góp vào việc giảm số người nghèo trên thế giới. Tính đến cuối thế kỷ XX quốc gia dẫn đầu Châu Âu về thực hiện công ước này là Hà Lan và Thụy Điển, họ đã chi tới 0,8% GNP nghĩa là vượt mục tiêu Rio đề ra. Các nước khác như Anh đã chi trong năm 1999 là 0,24%, sang năm 2000 tăng lên là 0,31%. Sau đó là Thụy Sĩ 0,34%, Pháp 0,33%, Riêng Cộng hoà Liên bang Đức năm 1998 đã chi 0,40% GNP cho viện trợ phát triển, nhưng đến đầu thế kỷ XXI chính phủ Đức lại giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay còn 0,27%.

Biện pháp tiếp theo là gián tiếp, thường tập trung vào các giải pháp giãn nợ, giảm nợ đối với những quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói đến nỗi mất

khả năng trả nợ. Trong số các sự kiện liên quan đến sự việc này, trước hết phải kể đến các hội nghị thường niên của WB và IMF về xử lý nợ cho các nước nghèo, các câu lạc bộ, như câu lạc bộ Pari, Lonđon… chẳng hạn tại hội

nghị ở

Oa-sinh-tơn (tháng 10/1996) [18, trang 49], đã quyết định giảm ít nhất 5,6 tỷ USD nợ của khoảng 20 nước nghèo nhất trên thế giới, và đến những năm gần đây con số giảm nợ đã lên đến hàng chục tỷ USD. Các biện pháp, thường tập trung vào giải quyết những vấn đề phát sinh lớn, như trong lĩnh vực bảo hiểm, thiết lập một hệ thống can thiệp của các công ty bảo hiểm và nhà nước vào những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra… Ngoài ra còn có các hoạt động của các tổ chức nhân đạo, như hội chữ thập đỏ quốc tế, UNICEF… cũng thường tổ chức các hỗ trợ nhân đạo, tiêm chủng mở rộng, cung cấp nước sạch, tóm lại là hướng vào các hoạt động hỗ trợ người nghèo, lấy người nghèo đói làm trung tâm, đối tượng để triển khai các dự án hỗ trợ và giúp đỡ.

Tuy vậy, trên thực tế hiệu quả đích thực của các biện pháp mà các nước giàu, cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra để giúp đỡ các quốc gia nghèo thường rất hạn chế và rất không cơ bản. Mới đây, một báo cáo do OXFAM đưa ra cho thấy, những biện pháp hạn chế về thương mại mà các nước giàu áp dụng đã làm cho những nước nghèo nhất thế giới thiệt hại một khoản thu ngoại tệ lớn là 2,5 tỷ USD/năm.

Có thể nói rằng, thời gian vừa qua các nước công nghiệp phát triển nhất mới chỉ toàn đưa ra những lời hứa hão với các nước nghèo của thế giới thứ ba về viện trợ, giảm nợ và thương mại. Các nước công nghiệp phát triển thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hứa tăng hỗ trợ phát triển cho các nước nghèo lên 0,2% GNP của họ. Nhưng kể từ bấy đến nay, OECD đã giảm 3,5 tỷ USD, và mức viện trợ bình quân đầu người của họ hiện nay đã ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Trong khi đó, các nước OECD lại trợ giá nông sản (thường là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các

nước nghèo) trong nước lên tới 1 tỷ USD/ngày, tương đương với tổng GDP của tất cả các nước LDC.

Cuộc đấu tranh chống nghèo đói đang ngày càng được chú trọng và trở thành vấn đề của mọi quốc gia nhưng cho đến nay các quan niệm về nghèo đói, cũng như cách giải quyết, lựa chọn biện pháp XĐGN cũng rất khác nhau.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 35 - 38)