Một số hoạt động xoá đói giảm nghèo của tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 49 - 52)

- Tăng cường giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

1.2.4.3. Một số hoạt động xoá đói giảm nghèo của tỉnh

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, các cấp chính quyền tỉnh Prey Veang đã quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo và đã đặt thành nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, Uỷ bán nhân dân tỉnh đã ra quyết định thành lập các ban xoá đói giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng chương trình, tổ chức hướng dẫn và vận động quần chúng thực hiện chương trình đến tận người dân.

Hướng dẫn xây dựng chương trình, tổ chức tập huấn

Theo báo cáo của các huyện, xã, năm 2003 toàn tỉnh Prey Veang đã có hơn 70/116 xã, xây dựng xong chương trình xoá đói giảm nghèo và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trong đó có một số xã thực hiện chương trình này được đánh giá là tương đối tốt, có hiệu quả.

Các cơ quan chức năng ở các huyện xã đã tổ chức được khoảng hơn 140 lần lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng dự án, với tổng số hộ nông dân tham gia khoảng 3.080 hộ, trong đó có 1.820 hộ nghèo. Đã tổ chức được khoảng gần 200 lớp tập huấn về công tác khuyến nông, với tổng số nông dân tham gia là hơn 6.000 lượt hộ, trong đó có khoảng hơn 3.000 hộ nghèo tham dự [96].

Đầu tư hỗ trợ người nghèo thông qua các chương trình, dự án

Tỉnh Prey Vaeng đã có nghị quyết thông qua chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2003-2005. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo sát sao tới các ban ngành đoàn thể từ cấp tỉnh đến địa phương triển khai thực hiện chương trình này, và chọn ra 12 xã có tỷ lệ nghèo đói cao (hơn 40%) để tiến hành trước. Theo sự hướng dẫn chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh đã ra quyết định số 18-02/PV, tháng 08 năm 2002 đưa ra chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2003. Xác định tổng vốn và nguồn vốn đầu tư cho các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vấn đề xoá đói giảm nghèo đã có sự tham gia và hợp tác từ nhiều tổ chức trong nước và quốc tế bao gồm: Chương trình Seila quốc gia, UNDP, ADB, WB, FAO, PRASAC, WFP, UNICEF, CARE, PNKS, PADEK, MCC, EMT, MFD, PRD, AQIP, VSF.... Trong đó chương trình Seila quốc gia đã thực hiện được 135 dự án với tổng vốn là 2.450.996.380 Riel (gần 600 nghìn USD), trong đó vốn đóng góp của người dân là 116.387.020 Riel (gần 30 nghìn USD). Cho người dân vay vốn khoảng 30.149.104.700 Riel (hơn 7 triệu USD) trong đó vốn thu lại được khoảng 22.232.285.900 Riel (hơn 5 triệu USD). Sửa chữa đường giao thông nông thôn được 64 dự án, xây dựng và sửa chữa hệ thống kênh mương 24 dự án, xây dựng khu àn toàn trong vùng lũ lụt 6 dự án [97].

Dự án đến cấp xã, thôn

Theo số liệu điều tra tổng hợp của tác giả trên địa bàn tỉnh Prey Veang trong thời gian vừa qua đến với các cấp xã đã có khoảng hơn 8 tổ chức phi

chính phủ đang thực hiện các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo, trong đó có khoảng 30 dự án gồm: 5 dự án về sữa chữa và xây dựng hệ thống kênh mương, 9 dự án về sữa chữa và xây dựng đường giao thông, 7 dự án về vấn đề chăm sóc sức khoẻ, 3 dự án về HIV, 2 dự án xây dựng trường học, 4 dự án khuyến nông với tổng vốn cho mọi xã là khoảng 80 triệu Riel/năm [97].

Hỗ trợ người nghèo bằng sự giúp đỡ trực tiếp

Trực tiếp nhất là sự giúp đỡ về vật chất từ các nguồn khác nhau trong những lúc khó khăn, nhất là lúc thiên tai xảy ra, thời kỳ giáp hạt, mùa màng thất bát thiếu ăn, tuy nhiên sự trợ giúp nói chung còn quá ít. Theo phản ánh của các chủ hộ, cuộc điều tra đã tổng hợp được số liệu như sau:

Trong các khoản trợ giúp đáng kể nhất là từ họ hàng con cháu, tổng mức giúp đỡ chiếm tỷ lệ 42.6%, tiếp theo đó là nguồn giúp đỡ từ các cơ quan nhà nước 20.0%, giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ 19.2% và lòng nhân ái của cá nhân các cấp lãnh đạo chính phủ 8.0%.

Qua điều tra cho thấy đối với nhóm hộ nghèo đói, họ không nhận được khoản giúp đỡ đầy đủ như trong bảng trên, một số hộ cho rằng trong một năm họ chỉ nhận được khoảng 50 kg gạo và một số thực phẩm từ cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ. Do họ hàng con cháu cũng đang trong thời kỳ khó khăn nên họ không có khoản giúp đỡ từ những người này.

Bảng 1.8: Lương thực thực phẩm của các tổ chức, cơ quan và cá nhân hỗ trợ giúp đỡ người dân thiếu ăn trong một năm (trung bình/hộ/năm)

Gạo (Kg) Thực ăn (1000 Riel) Đồ dùng (1000 Riel) Tỷ lệ (%)

Cơ quan nhà nước 50 20 10 20.0

Các tổ chức phi chính phủ 50 20 --- 19.2

Các cấp lãnh đạo chính phủ 20 10 --- 8.0

Họ hàng con cháu trợ giúp 100 50 20 42.6

Lĩnh vực khác 20 10 8 8.4

(Nguồn: Số liệu kết quả điều tra tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w