Kinh nghiệm XĐGN ở một số nước Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 43 - 44)

- Bất bình đẳng về giới: Trong cùng một hộ gia đình, mức độ nghèo giữa nam và nữ cũng khác nhau Những phụ nữ đặc biệt là các dân tộc ít

1.2.3.2. Kinh nghiệm XĐGN ở một số nước Đông Na mÁ

Indonesia và Thái Lan áp dụng việc loại trừ đói nghèo ở từng vùng trọng điểm thông qua chính sách phát triển. Từ những năm 70, chính phủ Indonesia đã dùng phần lớn số tiền từ khai thác dầu để phát triển kinh tế và tập trung loại trừ đói nghèo ở vùng Java. Hiện nay Indonesia lại tiếp tục hướng về giải quyết tình trạng đói nghèo ở các vùng khác. Kết quả thu đựơc là khả quan, đã giảm 70 triệu người nghèo khổ (khoảng 60% dân số) trong thập kỷ 70 xuống còn 27 triệu người (15% dân số) vào đầu thập kỷ 90 [15].

Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việc chuyển dịch tỷ lệ diện tích đất/nước theo hướng có lợi và các cơ hội kiếm được việc làm tăng lên, đặc biệt là trong khu vực phi nông nghiệp.

Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việc phát triển các xí nghiệp làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các Trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm bớt nghèo đói. Nhờ vậy tỷ lệ nghèo đói của Thái Lan đã giảm xuống còn 23% dân số vào năm 1990.

Ở Malaisia áp dụng các biện pháp làm giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập, đó là kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với sự phân phối thu nhập công bằng, nâng cao mức sống của nhân dân. Malaisia rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là thế mạnh để bắt tay và phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hoá và giải quyết những vấn đề xã hội. Kết quả là Malaisia đã giảm từ 20,7% người nghèo đói năm 1986 xuống còn 17,1% năm 1990 [15].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn tỉnh prey veang, campuchia (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w