1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên

124 986 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 364,79 KB

Nội dung

Ngày nay, nhu cầu may mặc đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người và có vai trò vô cùng quan trọng. Trong Quyết định số 3218QĐBCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định “Ngành may mặc không chỉ ngành truyền thống mà còn là ngành hàng quan trọng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong xuất khẩu”. Có thể khẳng định, Dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nước trên thế giới. Ngành công nghiệp Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đứng nhất nhì cả nước. Năm 2014, với kim ngạch xuất khẩu 24,46 tỷ USD ngành dệt may chiếm hơn 16% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 13% vào GDP cả nước, đảm bảo việc làm cho trên 2.5 triệu lao động đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may nằm trong Top 5 thế giới. Với những đóng góp trên, Dệt may đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần tích cực trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và đặc biệt với đặc điểm là ngành thâm dụng về lao động thì Dệt may đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.Nền kinh tế ngày càng mở cửa hội nhập, tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới, ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giới cùng với đó kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân và nhu cầu may mặc ngày càng tăng cao sẽ tạo cơ hội cho Dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội có được thì những thách thức vẫn đang được đặt ra không chỉ từ thị trường thế giới với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài mà còn ngay cả hàng hóa nội địa. Doanh nghiệp may mặc phải chịu nhiều áp lực nặng nề và đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn, phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ xuất khẩu cùng ngành hàng như Trung Quốc, Hàn Quốc… trên thị trường nước ngoài lẫn trong nước. Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của may mặc của cả nước nói chung và của cá nhân mỗi doanh nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng.Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng dần hoàn thiện và phát triển của nước ta cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh đã ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng và được coi là động lực của sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác thực trạng , chủ động sắc bén đưa ra các giải pháp hợp lý, kịp thời để khẳng định được cái giá trị , năng lực cạnh tranh của sản phẩm công ty mình trên thị trường.Là một đơn vị thuộc tập đoàn Vinatex, kinh doanh trong ngành may mặc, Tổng Công ty may Hưng Yên là một trong những doanh nghiệp may lớn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với thị trường trong nước bao gồm các thị trường như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên… Các sản phẩm gia công của công ty may Hưng Yên chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật và một số nước khác trong đó : Thị trường Mỹ chiếm 55%, thị trường EU chiếm 30%, thị trường Nhật chiếm 10%, thị trường khác chiếm 5%. Các sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng và chất lượng, có giá trị xuất khẩu lớn, hàng năm đem lại cho công ty doanh thu cũng như lợi nhuận cao. Đem lại nguồn thu nhập cho người dân trong địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, sự phát triển về quy mô của công ty đã tạo một lượng lớn việc làm cho người dân địa phương.Tuy nhiên doanh nghiệp cũng đang đối mặt với những về khó khăn và thách thức bởi hàng hóa của các công ty may mặc trong nước và các mặt hàng may mặc nước ngoài trên thị trường.Do đó đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên” là có tính cấp thiết.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Nguyễn Thị Hoài Nga

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, những tài liệu, số liệuđược sử dụng trong luận văn làm hoàn toàn đúng sự thật, có nguồn gốc rõ ràng và

đề tài luận văn làm tôi nghiên cứu là hoàn toàn mới, chưa từng được làm trước đây,hoàn toàn không có bất kỳ sự sao chép nào trong đề tài này

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Hạ

Trang 4

TrangTrang phụ bì

Lời cam đoan

Trang 5

May Phương Đông 311.2.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổphần May Việt Tiến 321.2.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần dệtmay Hà Nội(Hanosimex) 351.2.5 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh cho TổngCông ty May Hưng Yên 381.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 39Kết luận chương 1 41Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG

TY MAY HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 2014 422.1 Giới thiệu chung về công ty 422.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty May HưngYên 422.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty May Hưng Yên 432.1.3 Thực trạng sản xuất của Tổng Công ty May Hưng Yên 452.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên giaiđoạn 2010 đến 2014 482.2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên 482.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên 712.3 Ma trận đánh giá và xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Tổng Công ty May Hưng Yên 772.3.1 Ma trận yếu tố bên ngoài 772.3.2 Ma trận yếu tố bên trong 79

Trang 6

May Hưng Yên 80

Kết luận chương 2 80

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN 82

3.1 Định hướng 82

3.1.1 Định hướng của chính phủ trong phát triển ngành Dệt may 82

3.1.2 Định hướng của Tổng Công ty May Hưng Yên trong phát triển dệt may giai đoạn 2015 - 2020 83

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên 84

3.2.1 Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh 84

3.2.2 Nhóm giải pháp cải thiện điểm yếu 96

3.2.3 Giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực tài chính của công ty 102

3.3 Kiến nghị với Tập đoàn Dệt may 103

Kết luận chương 3 104

KẾT LUẬN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CM Cutting – making : hình thức sản xuất gia công

CTCP Công ty Cổ phần

EFE External Factor Evaluation – Ma trận đánh giá các yếu tố bên

ngoàiFDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB Free On Board - Tự chủ về nguyên liệu trong sản xuất, bán hàng

trực tiếp không qua khâu trung gianFTA Hiệp định thương mại tự do

GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

IFE Internal Factor Evaluation – Ma trận đánh giá các yếu tố bên

trong

KH - XNK Kế hoạch – Xuất nhập khẩu

LĐLĐ Liên đoàn lao động

Lean Lean manufacturing - Phương thức sản xuất tinh gọn

ODM Original designed Manufacturer - Tự chủ từ khâu thiết kế đến sản

xuất hàng hóaOECD Organization for Economic Co-operation and Development – Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PM Tỷ suất lợi nhuận ròng

QLCL Quản lý chất lượng

ROA Return on Assets – Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

ROE Return on Equity – Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SWOT Strengths Weaknesses Opportunities Threats - Ma trận SWOTTCHC Tổ chức - tài chính

TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – Hiệp

định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình DươngTSCĐ Tài sản cố định

VCSH Vốn chủ sở hữu

VINATEX Tập đoàn Dệt May Việt Nam

VITAS Hiệp hội Dệt May Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài 27Bảng 1.2 Ma trận các yếu tố nội bộ 28Bảng 1.3 Ma trận SWOT 29

Trang 8

đoạn 2010-2014 46

Bảng 2.2 Giá cả sản phẩm của Hugaco và một số doanh nghiệp dệt may năm 2014 50

Bảng 2.3 Tình hình nhân sự của Hugaco giai đoạn 2010 – 2014 60

Bảng 2.4 Thu nhập bình quân /người/tháng của người lao động trong giai đoan 2010-2014 tại Hugaco 62

Bảng 2.5 Chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn của Tổng Công ty May Hưng Yên giai đoạn 2010-2014 63

Bảng 2.6 Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài 78

Bảng 2.7 Ma trận đánh giá yếu tố bên trong 79

Bảng 2.8 Ma trận SWOT 80

Trang 9

Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E Porter 21

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng Công ty May Hưng Yên 43

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu của Hugaco giai đoạn 2010 - 2014 53

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu của Hugaco năm 2014 55

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện doanh thu xuất khẩu của Hugaco giai đoạn 2010-2014 56

Hình 2.5 Khả năng thanh toán của Tổng Công ty May Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2014 64

Hình 2.6 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Tổng Công ty May Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2014 65

Hình 2.7 Logo thương hiệu của Hugaco 66

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, nhu cầu may mặc đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người và

có vai trò vô cùng quan trọng Trong Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quyhoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 đã xác định “Ngành may mặc không chỉ ngành truyền thống mà còn

là ngành hàng quan trọng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội, đặc biệt là trong xuất khẩu” Có thể khẳng định, Dệt may Việt Nam cónhiều lợi thế cạnh tranh so với các nước trên thế giới Ngành công nghiệp Dệt may

là ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may luôn đứng nhất - nhì cả nước Năm 2014, với kim ngạch xuấtkhẩu 24,46 tỷ USD ngành dệt may chiếm hơn 16% kim ngạch xuất khẩu của cảnước, đóng góp khoảng 13% vào GDP cả nước, đảm bảo việc làm cho trên 2.5 triệulao động đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may nằm trong Top 5 thế giới.Với những đóng góp trên, Dệt may đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

tế, xã hội của đất nước, góp phần tích cực trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và đặc biệt với đặc điểm làngành thâm dụng về lao động thì Dệt may đã tạo công ăn việc làm cho nhiều ngườilao động, đảm bảo an sinh xã hội

Nền kinh tế ngày càng mở cửa hội nhập, tham gia vào tổ chức kinh tế thếgiới, ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giớicùng với đó kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân và nhu cầu may mặc ngày càngtăng cao sẽ tạo cơ hội cho Dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và thịtrường nội địa Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội có được thì những thách thức vẫnđang được đặt ra không chỉ từ thị trường thế giới với hàng hóa nhập khẩu từ bênngoài mà còn ngay cả hàng hóa nội địa Doanh nghiệp may mặc phải chịu nhiều áplực nặng nề và đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn, phải cạnh tranh gay gắtvới các đối thủ xuất khẩu cùng ngành hàng như Trung Quốc, Hàn Quốc… trên thịtrường nước ngoài lẫn trong nước Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh củamay mặc của cả nước nói chung và của cá nhân mỗi doanh nghiệp nói riêng là vôcùng quan trọng

Trang 11

Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng dần hoàn thiện và pháttriển của nước ta cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh đãngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng và được coi là động lực của sự phát triểncủa doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung Việc nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xácthực trạng , chủ động sắc bén đưa ra các giải pháp hợp lý, kịp thời để khẳng địnhđược cái giá trị , năng lực cạnh tranh của sản phẩm công ty mình trên thị trường.

Là một đơn vị thuộc tập đoàn Vinatex, kinh doanh trong ngành may mặc,Tổng Công ty may Hưng Yên là một trong những doanh nghiệp may lớn trên địabàn tỉnh Hưng Yên với thị trường trong nước bao gồm các thị trường như Hà Nội,Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên… Các sản phẩm gia công của công ty mayHưng Yên chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu là Mỹ, EU,Nhật và một số nước khác trong đó : Thị trường Mỹ chiếm 55%, thị trường EU chiếm30%, thị trường Nhật chiếm 10%, thị trường khác chiếm 5% Các sản phẩm của công

ty ngày càng đa dạng và chất lượng, có giá trị xuất khẩu lớn, hàng năm đem lại chocông ty doanh thu cũng như lợi nhuận cao Đem lại nguồn thu nhập cho người dântrong địa bàn tỉnh Hưng Yên Đặc biệt, sự phát triển về quy mô của công ty đã tạomột lượng lớn việc làm cho người dân địa phương.Tuy nhiên doanh nghiệp cũngđang đối mặt với những về khó khăn và thách thức bởi hàng hóa của các công ty maymặc trong nước và các mặt hàng may mặc nước ngoài trên thị trường

Do đó đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty

May Hưng Yên” là có tính cấp thiết.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài thực hiện nhằm mục đích: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên

Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên

Trang 12

- Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Tổng Công ty may Hưng Yên

Thời gian: Từ năm 2010- 2014

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp

Phân tích năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên

Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty MayHưng Yên trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin tài liệu từ các đề tài nghiên cứu trước đó liênquan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Bên cạnh đó,thu thập số liệu kinh doanh của công ty từ các báo cáo củaTổng công ty may Hưng Yên, trang chủ của công ty, các nguồn mạng Internet…nhằm tìm hiểu về cơ cấu hoạt động, thông tin , thị trường của Tổng Công ty mayHưng Yên

Tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách trao đổi với cán bộ, nhân viên thuộcCông ty cổ phần may Hưng Yên nhằm phân tích khả năng cạnh tranh của công ty vàđưa ra những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh

Phương pháp tổng hợp số liệu: Từ nguồn số liệu thu thập thông qua việc thuthập thông tin sơ cấp, sẽ tổng hợp, phân loại số liệu, vẽ biểu đồ, bảng biểu để làmsáng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

Phương pháp phân tích, so sánh số liệu: Từ nguồn số liệu, thông tin, số liệu

đã tổng hợp , tiến hành phương pháp phân tích để thấy được năng lực cạnh tranhcủa Tổng Công ty may Hưng Yên những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học

Góp phần hoàn thiện và hệ thống hóa những lý luận về cạnh tranh, năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp bên cạnh đó là vai trò, những nhân tố tác động, ảnh

Trang 13

hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách toàn diện Từ đó có cáinhìn và sự hiểu biết một cách toàn diện về cạnh tranh, việc nâng cao năng lực cạnhtranh và vai trò của nó đối với doanh nghiệp.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dungcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm 106 trang với 9 bảng, 08 hình vẽ

Chương 1: Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty MayHưng Yên

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty MayHưng Yên

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1 Cạnh tranh

1.1.1.1 Khái niệm

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Đồng thờicạnh tranh cũng là động lực phát triển của nền kinh tế

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng là một kháiniệm có nhiều cách hiểu khác nhau

Trong cuốn Mác - Ăng Ghen toàn tập thì theo K.Marx: “Cạnh tranh là sựganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiệnthuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu gạch” [3]

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơchế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanhnhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”

Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam (tập 1) năm 1995: “Cạnh tranh trongkinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa cácthương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệcung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.[40]

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh làkhả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm

va thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

Theo cuốn Kinh tế học của Paul Samuelson: “Cạnh tranh là sự kình địch giữacác doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”

Từ một số các định nghĩa và quan điểm trên ta có thể rút ra được rằng: Cạnhtranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối,bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên thế

Trang 15

tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích vềkinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích cho mình.

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc

có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bánhàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đốithủ trong cùng một ngành…

1.1.1.2 Đặc điểm cạnh tranh

Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa vì nó xuấtphát từ quy luật giá trị sản xuất hàng hóa Trong sản xuất hàng hóa, sự tách biệttương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến

sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyênliệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuậtphát triển… nhằm giảm mức hao phí lao động các biệt thấp hơn mức hao phí laođộng xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi Khi còn sản xuất hàng hóa, còn phâncông lao động thì còn cạnh tranh

Cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thịtrường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa

để đạt được lợi nhuận cao nhất

1.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Cạnh tranhtạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọibiện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu

tư việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó đưa ra cácquyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đó Bên cạnh đó, doanh nghiệpphải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảng cáo,khuyến mãi, bảo hành…

Trang 16

Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắttốt hơn nhu cầu khách hàng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ,những nghiên cứu mới nhất vào sản xuất, hoàn thiện cách tổ chức sản xuất, quản lýsản xuất để tận dụng tối đa một cách có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp nhằmnâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Đối với người tiêu dùng

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Người sảnxuất tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn Có chi phí sảnxuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ cao hơn …để đáp ứng nhu cầu, thịhiếu của khách hàng Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được dịch vụ ngàycàng đa dạng, phong phú hơn Chất lượng dịch vụ được nâng cao trong khi đó chiphí bỏ ra ngày càng thấp hơn Cạnh tranh làm quyền lợi của người tiêu dùng đượctôn trọng và quan tâm nhiều hơn

Đối với toàn bộ nền kinh tế- xã hội cạnh tranh có vai trò rất to lớn

- Là động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội

- Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại tăng trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xóa

bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh

- Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo rađược các doanh nghiệp mạnh hơn, một đội ngũ những người làm kinh doanh giỏi,chân chính

- Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lýgiữa các loại lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội

Trang 17

hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn người tiêu dùng

sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất Dovậy, cạnh tranh bằng giá cả chính là công cụ hữu hiệu của doanh nghiệp và nó thểhiện qua:

- Cạnh tranh với mức giá ngang bằng với giá thị trường: giúp doanh nghiệpđánh giá được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm được biện pháp giảm giá mà chấtlượng sản phẩm vẫn được đảm bảo thì khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quảkinh doanh cao và lợi nhuận sẽ thu được nhiều

- Cạnh tranh với một mức giá thấp hơn giá thị trường: chính sách này được

áp dụng khi cơ sở sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hóa lớn, thu hồi vốn vàlời nhanh

Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tổng thể cácchỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mực độ thỏa mãn nhu cầu trongnhững điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích sản phẩm Chấtlượng sản phẩm được coi là tiêu chí quan trọng, khi có cùng một loại sản phẩm,chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được nhu cầu củangười tiêu dùng hơn thì khách hàng sẵn sàng mua với mức giá cao hơn Đặc biệttrong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập củangười lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầucủa mình, cài mà họ cần là chất lượng và lợi ích mà sản phẩm mang lại

1.1.1.5 Lợi thế cạnh tranh

Trong cuốn giáo trình Kinh tế quốc tế của Khu Thị Tuyết Mai, Adam Smith

có định nghĩa: “Lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối về năng suất laođộng, năng suất lao động cao, nghĩa là chi phí sản xuất giảm, muốn tăng năng suấtlao động thì phải phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất” [13]

Trong cuốn giáo trình Kinh tế quốc tế của Khu Thị Tuyết Mai, theo David

Ricardo: “Lợi thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối, mà còn phụthuộc vào cả lợi thế tương đối tức là lợi thế so sánh và nhân tố quyết định tạo nênlợi thế so sánh vẫn là chi phí sản xuất nhưng mang tính tương đối.[13]

Trang 18

Theo quan điểm của Heckscher - Olin - Samuel trong cuốn Kinh tế quốc tế

thì lợi thế cạnh tranh là do lợi thế tương đối về mức độ dồi dào của các yếu tố sảnxuất: vốn lao động Nhân tố quyết định hình thành lợi thế cạnh tranh là chi phí vềvốn và chi phí về lao động [13]

Theo Michael Porter trong cuốn Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia:

“Lợi thế cạnh tranh trước hết dựa vào khả năng duy trì một chi phí sản xuất thấp vàsau đó là dựa vào sự khác biệt sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh như: chất lượngsản phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất, trang thiết bị” [42]

Lợi thế cạnh tranh là cái làm cho doanh nghiệp khác biệt hơn so với đối thủcạnh tranh hoặc làm những cái mình có mà đối thủ không có, nhờ đó doanh nghiệpđạt được mục tiêu nhất định của mình

1.1.2 Năng lực cạnh tranh

1.1.2.1 Khái niệm

Có rất nhiều khái niệm nói về năng lực cạnh tranh như:

Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu

tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điềukiện cạnh tranh quốc tế”

Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin định nghĩa: “Nănglực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hànghóa cũng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ” [48]

Theo Michael Porter trong Chiến lược cạnh tranh: “Năng lực cạnh tranh làkhả năng tạo những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo tạo ra giá trị gia tăngcao phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm nang cao lợinhuận” [50]

Vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thếcủa doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏicủa khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thựclực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn

Trang 19

người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cảitiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thếcạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sửdụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sựphát triển kinh tế bền vững

Đối với ngành Dệt may là ngành có tính thời vụ cao, sản phẩm có tính nhạycảm cao và được sử dụng liên tục thì năng lực cạnh tranh của ngành dệt may là khảnăng sử dụng, quản lý các nguồn lực, tận dụng các lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp dệt may nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hàng dệt may

về chất lượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ sản phẩm từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ

và tăng lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp dệt may

1.1.2.2 Năng lực lõi của doanh nghiệp

Năng lực lõi là khái niệm do Michael Porter đưa ra đầu tiên khi bàn về quảntrị chiến lược (1980) theo Michael Porter, một doanh nghiệp muốn thành công khihoạch định chiến lược kinh doanh phải dựa trên những năng lực lõi của mình để tậndụng những cơ hội và vượt qua những thách thức của môi trường kinh doanh

Trong Đại từ điển kinh tế thị trường theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm: “Nănglực lõi là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm cơ bản cho hoạtđộng và mang đến cho doanh nghiệp những đặc thù riêng biệt”.[5]

Trong bài viết “Năng lực cốt lõi của các tổ chức”, C.K.Prahalad và GaryHamel đã đưa ra: “Năng lực lõi là một trong những ngọn nguồn của sự độc nhất Đó

là những đặc điểm giúp công ty kinh doanh tốt mà không một công ty nào dễ dàng

“trộm” một cách nhanh chóng để cạnh tranh lại với các đối thủ của mình

Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội

so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất, nó thường là khả năng liênkết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp

và ít khi nằm trong một chức năng cụ thể Năng lực này có thể cho phép doanhnghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm để

Trang 20

Vậy có thể hiểu, năng lực lõi của doanh nghiệp Dệt may là sở trường, là thếmạnh của doanh nghiệp, nó bao gồm nguồn lực hữu hình như nguồn nhân lực, máymóc thiết bị mà doanh nghiệp dệt may sử dụng, sản phẩm đa dạng về mẫu mã,những sản phẩm chủ lực của công ty…và nguồn lực vô hình như thương hiệu củasản phẩm dệt may trên thị trường Việc nâng cao năng lực lõi giúp doanh nghiệp tạolợi thế cạnh tranh của mình.

1.1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệpphải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệuquả Đặc biệt trong xu thế hôi nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộngtính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanhnghiệp ngày càng quan trọng Do vậy, doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi cácbiện pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lênchiếm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn góp phần vàoviệc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch

vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnhtranh của quốc gia được nâng cao và nhu cầu của người dân được đáp ứng

Trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệpkhông ngừng xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả trên tất cả các phươngdiện như chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, nguồn nhân công….điều đó giúpcho các nguồn lực được tận dụng một cách tối đa, có hiệu quả, mang lại lợi ích chodoanh nghiệp nói riêng mà cho toàn xã hội nói chung, nó đóng góp đáng kể vào sựphát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triểncủa ngành và của toàn xã hội Nâng cao thế mạnh, năng lực cạnh tranh của một đấtnước Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm cho hàng hóa, dịch

vụ trên thị trường ngày càng đa dạng không những về mẫu mã, chất lượng, giá cả…

Trang 21

đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Từ đó chất lượng đời sống của người dâncũng được tăng lên.

Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phát triển, phát huy tối

đa nguồn lực của bản thân doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp không chỉ trên thị trường nội địa mà nó còn giúp các doanh nghiệp có thể trụvững, cạnh tranh với các công ty nước ngoài, đặc biệt là khi kinh tế thị trường ngàycàng phát triển xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phổ biến thì nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng khi doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển trong môi trường quốc tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh đặt ra các yêu cầu cải thiên, xây dựng chiếnlược đúng đắn, sáng tạo… điều đó khích thích, động viên sự sáng tạo của conngười Từ đó giúp con người năng động hơn, xã hội phát triển

1.1.2.4 Tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện năng lực và lợi thế của doanhnghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của kháchhàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn Tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp được xác định dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau:

* Chất lượng sản phẩm

Để có thể xâm nhập chiếm lĩnh thị trường thì việc đầu tiên doanh nghiệpcần hướng đến đó là sản phẩm khi tung ra thị trường Sản phẩm chất lượng cao,độc đáo mới có thể chiếm lĩnh được thị trường và tạo ra năng lực cạnh tranh chodoanh nghiệp

Đặc biệt đối với ngành May mặc, các sản phẩm may mặc là những sản phẩmthiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống khi đời sống người dân ngày caokéo theo đó là yêu cầu về chất lượng của sản phẩm dệt may ngày càng tăng, bêncạnh đó sự đa dạng về mẫu mã, thiết kế theo xu thế là không thể thiếu Trong 3 yếu

tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm dệt may là loại vải, kiểu mẫu, kỹ thuật may vàtính thời trang thì kiểu dáng, mẫu mã là một nhân tố quan trọng, quyết định đếnphần lớn đến việc lựa chọn tiêu dùng của khách hàng

Trang 22

Vì vậy các doanh nghiệp Dệt may không ngừng nâng cao chất lượng cũngnhư mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

* Giá cả sản phẩm

Đối với hàng hóa, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chấtlượng sản phẩm thì giá cả sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng Giá cả của sảnphẩm dịch vụ phải đủ sức cạnh tranh được với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụcùng loại trên thị trường Đây chính là một vấn đề cạnh tranh quan trọng mà cácdoanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm

Sản phẩm may mặc được sử dụng thường xuyên liên tục, là nhu cầu thiết yếucủa con người dù họ có thu nhập cao hay thấp thì nhu cầu là không đổi Vì vậy để

có thể mở rộng thị phần, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với mọi mứcsống khác nhau thì doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược giá cả hợp lý trêntừng thị trường, từng khách hàng, từng thời điểm khác nhau để làm sao tiêu thụ sảnphẩm được nhanh chóng, quay vòng vốn nhanh và ổn định

* Hình ảnh thương hiệu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để trở thành một doanh nghiệp cósức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế thì công việc đầu tiên của mỗidoanh nghiệp bao giờ cũng cần xây dựng và phát triển thương hiệu cho công tymình Tuy nhiên để xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh được người tiêudùng biết đến và tin dùng thì không phải là việc dễ dàng

Doanh nghiệp Dệt may cần xây dựng được thương hiệu mạnh để có thể cạnhtranh được với các thương hiệu trên thị trường nội địa cũng như thương hiệu củacác doanh nghiệp nước ngoài vì ngành dệt may có rất nhiều các doanh nghiệp kinhdoanh và hoạt động Để tạo cho khách hàng sự nhạn biết đối với mỗi sản phẩm củamình thì bản thân doanh nghiệp phải tạo ra nết đặc trưng riêng biệt của mình thôngqua thương hiệu mà doanh nghiệp Để tạo dựng thương hiệu tốt doanh nghiệp cần

có sản phẩm tốt không chỉ là có chất lượng cao mà đòi hỏi các sản phẩm đa dạng vềmẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sản phẩm cònphải mang nét đặc trưng văn hóa và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tạo sự khác biệt

Trang 23

so với các doanh nghiệp khác Khi đạt được được yêu cầu này sẽ tạo cho doanhnghiệp dệt may một lợi thế cạnh tranh rất mạnh của doanh mà các doanh nghiệpkhác không thể làm được.

* Mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ

Mạng lưới phân phối đảm bảo hợp lý, đáp ứng được cho việc thực hiện thịtrường mục tiêu của doanh nghiệp Trong đó, thể hiện cho thấy thị phần thị trườngtiêu thụ của doanh nghiệp hiện tham gia vào ngành đang nắm giữ trong mối tươngquan với các đối thủ cạnh tranh Thị phần tiêu thụ phản ánh thực trạng năng lựccạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, qua đó, có thể xác định vị thế của doanhnghiệp trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh

* Năng lực tài chính

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận là

cơ sở để xác định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm lực tài chính với quy

mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý với từng ngành hoạt động sản xuất, kinhdoanh khả năng thanh toán, khả năng sinh lời tốt là một trong những yếu tố quantrọng thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính sẵn có để có thể tham gia đầu tưđầu mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh khicần thiết

Phát huy hiệu quả hoạt động tài chính để doanh nghiệp phát huy được nănglực nội tại của mình Doanh nghiệp dệt may nào có tiềm lực tài chính tốt, phát huytốt tiềm lực đó tất yếu sẽ thu được nguồn lợi cao, làm tăng thêm năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu: cơ cấu tài sản, cơcấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, các tỷ suất sinh lời…nguồn lực tài chính mạnhlàm cơ sở để doanh nghiệp dệt may thu hút vốn đầu tư, có nguồn vốn đầu tư mởrộng sản xuất, nâng cao chất lượng, đầu tư trang thiết bị may mặc hiện đại từ đónâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm trên thị trường … từ đó nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may trên thị trường

Trang 24

* Chất lượng nhân lực

Trong công ty nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nănglực cạnh tranh của công ty Nó là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, làyếu tố lòng cốt tạo lên sự thành công trong việc hoạch định chiến lược, định hướngcho sự phát triển của doanh nghiệp Đây là yếu tố có liên quan đến toàn bộ quá trìnhsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Ngành dệt may có đặc trưng là sử dụng nhiều lao động, là ngành thâm dụnglao động, quy trình nhiều công đoạn thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay trong nghề.Chính vì thế đào tạo nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển bền vững,nâng cao tính cạnh tranh của ngành Dệt may Để tăng được tính cạnh tranh củadoanh nghiệp mình thì bản thân các doanh nghiệp dệt may lên đào tạo bồi dưỡng bộphận cán bộ giỏi trong việc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật cao ứng dụng trongsản xuất và đặc biệt cần có đọi ngũ thiết kế thời trang giỏi, sáng tạo ra được cáckiểu dáng mới phù hợp với phong cách, xu thế Cần thường xuyên nâng cao taynghề cho công nhân trong doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm củadoanh nghiệp dệt may Đồng thời ngành dệt may cũng phải biết tận dụng nguồnnhân công giá rẻ này để giúp cho doanh nghiệp tạo được năng lực cạnh tranh trongviệc mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất

* Chiến lược xúc tiến thương mại và hỗ trợ bán hàng

Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại là tập hợp nhiều hoạt độngkhác nhau nhằm tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp

Công tác xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động: Quảng cáo, khuyếnmại, hội trợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt độngkhuếch trương khác Công tác xúc tiến thương mại tốt tác động mạnh đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp:

- Tăng lượng bán, tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh

- Tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường, làm cho khách hàng biết đến vàhiểu rõ kỹ năng công dụng của sản phẩm

Trang 25

- Giúp doanh nghiệp tìm được nhiều bạn hàng mới, khai thác được nhiều thịtrường, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Ngoài việc tìm kiếm, xúc tiến thương mại thì các dịch vụ hỗ trợ đi kém vớibán hàng là vô cùng quan trọng Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và trách nhiệmcủa mình đối với người tiêu dùng về hàng hóa của doanh nghiệp, đòi hỏi doanhnghiệp phải thực hiện tốt các dịch vụ đi kèm này

* Mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất

Trong điều kiện kinh doanh toàn cầu hóa, việc ứng dụng công nghệ sản xuấthiện đại là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh của các doanh nghiệp Làngành có tốc độ phát triển nhanh, việc kịp thời nắm bắt thông tin, đầu tư ứng dụngcông nghệ mới, hiện đại vào sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp Dệt may tăng năng suấtsản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngàycàng cao của người tiêu dùng

Những sản phẩm được tạo ra từ quy trình đảm bảo nguyên tắc thân thiện vớimôi trường ngày càng được bạn hàng trên thế giới chào đón Sản phẩm công nghệthân thiện với môi trường được đưa vào sản xuất tuy không đòi hỏi nhiều vốn đầu tưnhưng hiệu quả mang lại lớn và lâu dài Doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu ápdụng các công nghệ, nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khácbiệt Áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩmdệt may Đặc biệt là việc triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệmnăng lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Quan trọng hơn, việc ứng dụngsản phẩm công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp ngành dệt may từng bước tiến tớimục tiêu phát triển bền vững, tăng tính cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp dệt may

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.3.1 Nhân tố vĩ mô

* Nhân tố kinh tế

Yếu tố kinh tế luôn chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối vớitừng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng đến các chiến lượccủa doanh nghiệp Yếu tố kinh tế thể hiện đặc trưng bới các biến số cơ bản như: Tốc

Trang 26

độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giáhối đối, hệ thống thuế, đầu tư nước ngoài…

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, đồng thời đây là yếu tố mà các doanh nghiệp khi xác lập kế hoạch,mục tiêu, nghiên cứu thị trường… đều cần tham khảo

- Tốc độ tăng trưởng cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may hoạtđộng trên các lĩnh vực sự tăng lên về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế,khi tăng trưởng cao khả năng tài chính, vốn đầu tư cao do đó khả năng sản xuất kinhdoanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may ngày càng cao

- Tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái giảm, khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp dệt may, đặc biệt các doanh nghiệp dệt may chuyên sản xuất hàngxuất khẩu sẽ tăng lên trên thị trường quốc tế vì khi đó giá bán của doanh nghiệpthấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh của nước khác, và ngược lại tỷ giá hối đoáităng sẽ làm cho giá bán hàng hoá cao hơn đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việckhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế giảm

- Lãi suất Ngân hàng: Khi các doanh nghiệp dệt may vay vốn ngân hàng vớilãi suất cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên từ đó giá tăng lên, do đó khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt làcác đối thủ có tiềm lực về vốn…Khi lãi suất ngân hàng giảm thì doanh nghiệp dệtmay có thể vay vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại mở rộng sản xuất, nâng cao năngsuất lao động , giá thành sản phẩm giảm, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Tình hình biến động của lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng của nền kinh tế sẽ ảnhhưởng đến giá cả đầu vào, đồng thời cũng đặc biệt ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốncủa các doanh nghiệp dệt may

* Nhân tố chính phủ, chính trị và pháp luật

Chính trị và pháp luật là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực xuất khẩu bởi các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trường quốc tế vớilợi thế mạnh trong cạnh tranh là lợi thế so sánh giữa các nước Chính trị ổn định,

Trang 27

pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnhtranh và cạnh tranh có hiệu quả.

Chẳng hạn bất kỳ một sự ưu đãi về thuế xuất khẩu nào cũng ảnh hưởngđến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may trong nước Đặc biệt làcác doanh nghiệp dệt may chủ yếu tham gia xuất khẩu Bên cạnh đó, nó còn ảnhhưởng đến việc nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt mayđặc biệt đối với những nước mà ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may khôngphát triển

Hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống phápluật hiện hành, các xu hướng ngoại giao của nhà nước và những diễn biến chính trịtrong nước, trong khu vực và trên thế giới…tác động đến việc hoạch định chiến lược

và chương trình hành động của doanh nghiệp nhằm nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy

cơ xảy ra, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp

Đây là nhân tố có tác động gián tiếp nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến sựtồn tại và phát triển của ngành cũng như đối với doanh nghiệp Các doanh nghiệpphải quan tâm đến các yếu tố này để hoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổpháp luật và đầu tư phát triển lâu dài

* Nhân tố văn hóa- xã hội

Gồm những chuẩn mực, những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tậpquán, thói quan tiêu dùng, dân số, nghề nghiệp….các giá trị văn hóa- xã hội tạonên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng Bất kỳ sựthay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp Những hiểu biết và thông tin về văn hóa và xã hội sẽgiúp cho nhà hoạch định đến lược phù hợp đối từng thị trường, nơi mà doanhnghiệp có thị phần từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợpvới từng thị trường khác nhau

Đặc biệt đối với ngành dệt may, phụ thuộc rất lớn vào phong tục, phong cách

ăn mặc của từng vùng miền, sự thay đổi của xu thế thời trang trên thị trường củamỗi quốc gia và khu vực khác nhau Để có thể nâng cao tính cạnh tranh của mình,

Trang 28

bản thân các doanh nghiệp Dệt may phải nghiên cứu phong tục, thói quen tiêu dùngcủa từng thị trường mà doanh nghiệp mình phân phối để sản xuất ra các sản phẩmđáp ứng nhu cầu của từng thị trường đó.

Sự thay đổi của các nhân tố văn hóa-xã hội có thể tác động tích cực hoặc tiêucực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó cần phải thườngxuyên nắm bắt những thay đổi trong môi trường văn hóa-xã hội để có những thayđổi kịp thời trước đối thủ cạnh tranh nhằm tạo lợi thế cho doanh nghiệp mình

* Nhân tố tự nhiên

Những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinhdoanh của các doanh nghiệp Các hoạt động sản xuất, kinh doanh khai thác tàinguyên của con người đã làm thay đổi và khan hiếm nguồn tài nguyên Vì vậy,Chính quyền ngày càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng

và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, khách hàng đặc biệtquan tâm đến sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, những sản phẩm thỏa mãn cácđiều kiện môi trường trong quá trình sản xuất Do vậy, hoạt động của doanh nghiệpcần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm, mất cân bằng sinhthái, lãng phí tài nguyên

Dệt may là ngành có tính thời vụ cao, phụ thuộc vào sự thay đổi của các mùa

và thời tiết trong năm, vì vậy các doanh nghiệp dệt may cần có các kế hoạch, chiếnlược để có thể cung cấp các sản phẩm, mẫu mã đa dạng phù hợp với từng mùa, vàđặc biệt phải phù hợp với xu thế thời trang Việc đón đầu được xu thế thời trang, đitrước so với các doanh nghiệp dệt may cũng ngành sẽ tạo được năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp

* Nhân tố công nghệ và kỹ thuật

Sự thay đổi của khoa học công nghệ có thể tác động rất lớn đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ

có tác động mạnh mẽ đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp,quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp

Trang 29

Trình độ khoa học- công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nênsức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán

Khoa học công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất cạnh tranh,chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăngcủa sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệcao Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng caosức cạnh tranh

Doanh nghiệp Dệt may áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại thân thiện vớimôi trường bên cạnh việc tăng năng suất, giảm giá bán thì nó còn giúp cho doanhnghiệp dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước trên thế giới đặc biệt lànhững nước có ngặt nghèo về tiêu chuẩn kỹ thuật Điều đó giúp doanh nghiệp dệtmay tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần của mình không những trên thịtrường nội địa mà còn cả trên thị trường quốc tế

Tình hình cạnh tranh ở một ngành nghề tùy thuộc vào năm áp lực cạnh tranh

cơ bản hình 1.1 Sức mạnh của năm áp lực này có thể thay đổi theo thời gian khi cácđiều kiện ngành thay đổi, mỗi tác động của chúng đến doanh nghiệp sẽ khác nhau

và quyết định mức độ gay gắt trong cạnh tranh Do vậy, phân tích sự tác động củanhững yếu tố này, sẽ xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranhtoàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động

Trang 30

Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E Porter.

về những người cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ quatrong quá trình nghiên cứu môi trường

Trang 31

- Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp

- Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp

- Sự khác biệt của các nhà cung cấp

- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóasản phẩm

- Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành

- Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế

- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp

- Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành

- Các nhà cung ứng đầu vào, nguyên phụ liệu có thể gây ra những khó khănlàm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may trong những trường hợp sau:

- Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệpđộc quyền cung ứng Điều này làm cho các doanh nghiệp bị động trong sản xuất

- Nếu doanh nghiệp không có nguồn cung ứng nào khác thì doanh nghiệp sẽyếu thế hơn trong mối tương quan thế và lực đối với nhà cung ứng hiện có

- Nếu nhà cung cấp có đủ khả năng, đủ các nguồn lực để khép kín sản xuất,

có hệ thống mạng phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì có thế lực đáng kể đối vớidoanh nghiệp với tư cách là khách hàng

Đối với những nước mà công nghệ phụ trợ cho ngành Dệt may không pháttriển thì việc thiếu nguyên liệu cho Dệt may và tình trạng nhập khẩu nguyên phụliệu cho ngành công nghiệp này là khá phổ biến, nó làm cho doanh nghiệp dệt mayphụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài, dẫn đến bị ép giá.Ngoài ra việc nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho may mặc cũng làm đội lên giáthành của sản phẩm do phát sinh các chi phí như phí xuất nhập khẩu, chi phí vậnchuyển, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, mối quan hệ giữa các quốc gia…điều này

có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpdệt may

Trang 32

Tất cả những khó khăn đối với doanh nghiệp có thể gặp phải ở trên sẽ gâyảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việc phát triển ngànhdệt may cần thiết phải có thị trường cung cấp nguyên liệu, nếu không sản xuất sẽphụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Để giảm bớt các tác động không tốt từ các nhà cung ứng, các doanh nghiệpphải xây dựng cho mình một hay nhiều người cung ứng, nghiên cứu tìm hiểu nguồnđầu vào thay thế khi cần thiết và cần có chính sách dự trữ hàng hoá hợp lý

Khách hàng

Đây là một phần của công ty, khách hàng là người mua sắm dịch vụ, sảnphẩm của công ty, có được khách hàng trung thành là một lợi thế của công ty Sựtrung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu củakhách hàng và mong muốn làm tốt hơn Các doanh nghiệp cần lập bảng phân loạicác khách hàng hiện tại và tương lai Các thông tin thu được từ bảng phân loại này

là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch nhất là các kế hoạchliên quan trực tiếp đến marketing

Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:

- Vị thế mặc cả

- Số lượng người mua

- Thông tin mà người mua có được

- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa

- Tính nhạy cảm đối với giá

- Sự khác biệt hóa sản phẩm

- Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành

- Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế

- Động cơ của khách hàng

Khách hàng sẽ tạo áp lực làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpbằng việc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ bán hàng tốthơn, mẫu mã đa dạng hơn và do đó, để duy trì và tồn tại trên thị trường, buộc các

Trang 33

doanh nghiệp phải thoả mãn tốt các nhu cầu của khách hàng trong điều kiện chophép điều này sẽ làm tăng cường độ và tính chất cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối thủ tiềm ẩn

Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt quyết liệt hơn nếu như có sự xuất hiện thêmmột vài doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh Khi đó, các doanh nghiệp cũ với lợithế về sản phẩm, vốn, chi phí cố định và mạng lưới kênh phân phối… sẽ phản ứngquyết liệt đối với doanh nghiệp mới Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp mới có ưu thếhơn về công nghệ, chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp để giành thị phần cóhiệu quả hơn thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mới sẽ cao hơn nếu cácdoanh nghiệp không sử dụng hữu hiệu công cụ trong cạnh tranh

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới vớimong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.Mặc dù không phải baogiờ doanh nghiệp cũng gặp phải đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, nhưng các doanhnghiệp cần đề phòng, nếu có thì cần các biện pháp để phòng chống

Đối với ngành dệt may, những rào cản gia nhập ngành không cao, chi phícho nhân công không lớn thì việc tham gia, gia tăng của các doanh nghiệp mới đốivới ngành dệt may là rất cao Đặc biệt các doanh nghiệp tiềm ẩn này đi sau, ápdụng được công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân công trẻ, sáng tạo, năng động sẽ tạo rađược các mẫu sản phẩm mới, nắm bắt được xu thế thời trang hơn Vì vậy đòi hỏicác doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may phải không ngừng nâng cao ứngdụng công nghệ hiện đại , đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao để nâng caonăng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp mình

Sản phẩm thay thế

Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sảnphẩm thuộc các ngành sản xuất khác Nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu vềmột sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế Độ cogiãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hànghóa thay thế Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm

Trang 34

càng có độ co giãn cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩmcũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm) vì lúc này người mua cónhiều sự lựa chọn hơn Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khảnăng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định Sự cạnh tranhgây ra bởi nguy cơ thay thế này thường đến từ các sản phẩm bên ngoài ngành.

Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành

do mức giá cao nhất bị khống chế Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm

ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé Vì vậy, các doanhnghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ Muốn đạtđược thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển hoặcvận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình

Đối thủ cạnh tranh

Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chức năng tương đương

và sẵn sàng thay thế nên việc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là quan trọng chomột doanh nghiệp Các doanh nghiệp cạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnhtranh trong kinh doanh hay dùng những thủ đoạn để giữ vững vị trí

Số lượng doanh nghiệp cạnh tranh và đối thủ ngang sức sẽ tác động rất lớnđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khi số lượng đối thủ cạnh tranh tăng thìthị phần của các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ giảm khi đó doanh nghiệp thống lĩnhthị trường hay là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao nhất, doanh nghiệp phảiđẩy mạnh hơn nữa cường độ cạnh tranh, ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình

Đối với ngành Dệt may là ngành công nghiệp có rất nhiều doanh nghiệptham gia cung ứng sản phẩm không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn cócác hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới cung ứng, đối thủ cạnh tranh của ngànhdệt may là rất nhiều vì vậy áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rấtlớn.Bản thân các doanh nghiệp dệt may phải luôn có chiến lược, kế hoạch phù hợp

Trang 35

để tạo ra điểm khác biệt, tận dụng được lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp.

1.1.4 Phương pháp đánh giá và xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.4.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơhội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độphản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định

về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp Cácbước trong việc phát triển một ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài

Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu màbạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trongngành/ lĩnh vực kinh doanh

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0.0 ( Không quantrọng) đến 1.0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của mỗi yếu tốtùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanhnghiệp bạn đang sản xuất/ kinh doanh Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các cácyếu tố phải bằng 1.0

Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu

tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phảnứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phảnứng yếu

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xácđịnh điểm số của các yếu tố

Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của

ma trận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố

có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1

Trang 36

- Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội vànguy cơ.

- Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơhội và nguy cơ

- Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội

và nguy cơ

Bảng 1.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài

STT Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan

Số điểm quan trọng

1.1.4.2 Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE)

Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh

và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ ,nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng năngphản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu.Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụngtối đã điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu vàtìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này Để hình thành một ma trận IEFcũng thực hiện qua 5 bước như sau:

Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố, bao gồm những điểm mạnh, yếu cơbản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp dã

đề ra

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 ( không quan trọng ) đến 1.0 ( rấtquan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào

Trang 37

mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành.Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1.0

Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong

đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xácđịnh số điểm của các yếu tố

Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trậnĐánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ điểm 1 đến điểm 4, sẽkhông phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận

- Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm, công ty yếu về những yếu tố nội bộ

- Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm công ty mạnh về các yếu tố nội bộ

và giải pháp điểm yếu - nguy cơ (WT) Để lập ma trận SWOT gồm các bước sau:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên trong của doanh nghiệp là: điểm mạnh, điểmyếu của doanh nghiệp

Bước 2: Liệt kê các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp là: Cơ hội

và thách thức

Bước 3: Tổng hợp các yếu tố trên trong Ma trận SWOT

Trang 38

Bước 4: Xây dựng các giải pháp như: Các giải pháp điểm mạnh - cơ hội(SO), giải pháp điểm manh - thách thức (ST), giải pháp điểm yếu – cơ hội (WO ) vàgiải pháp điểm yếu - nguy cơ (WT).

Bảng 1.3 Ma trận SWOT

(Nguồn: [7], tr 159-150)

1.2 Tổng quan thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may

1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May 10

Công ty Cổ phần May 10 là một công ty chuyên ngành may mặc thuộc TổngCông ty Dệt May Việt Nam, được thành lập từ hơn 60 năm nay, đã chuyển đổi

từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần từ năm 2004 Trải qua 65 nămxây dựng và phát triển, từ một xưởng sản xuất đơn sơ năm 1946, nay Tổng công tyMay 10 đã có 15 xí nghiệp thành viên và liên doanh tại 7 tỉnh, thành phố lớn trêntoàn quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Bình,Bắc Ninh (trong số đó có 3 xí nghiệp sản xuất veston) với dây chuyền sản xuất côngnghiệp hiện đại được nhập từ Nhật Bản, Đức, Ý…

Tổng công ty may 10 (GARCO10) đã trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành vàphát triển Với 9000 lao động, mỗi năm sản xuất trên 21 triệu sản phẩm chất lượngcao các loại, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Đức , Nhật Bản,Hồng Kông… Nhiều tên tuổi lớn của ngành may mặc thời trang có uy tín trên thịtrường thế giới đã hợp tác sản xuất với Tổng công ty May 10 như Brandte, Asmara,Jacques Britt, Seidensticker, Tesco, C&A, Camel, Arrow…

Các sản phẩm nổi tiếng được biết đến của công ty như M10 Series, M10Experts, May 10 Classic, Pharaon, Cleopatre, Jack Hot, Eternity Grusz…

Đinh hướng của Tổng Công ty là trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trên

cơ sở củng cố và phát triển Thương hiệu May 10 Để có được thành công như vậy,

Trang 39

Công ty May 10 đã xây dựng nhiều chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhcủa công ty không chỉ trên thị trong nước mà còn cả quốc tế như:

Phát triển công nghệ: Công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng, quyếtđịnh trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh Xác định đúng đắn tầm quan trọng củacông nghệ, May 10 luôn chú trọng đầu tư đổi mới, phát triển công nghệ sản xuấttiên tiến hiện đại Nhập khẩu các dây truyền máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại.Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, hướng dẫn sửdụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sản xuất

Công ty May 10 luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm đặc biệt ở khâuthiết kế tạo ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao Ngoài việc xâydựng đội ngũ thiết kế thời trang có tay nghề, nghiệp vụ cao, doanh nghiệp thườngxuyên mời những nhà thiết kế danh tiếng trong và ngoài nước về làm việc chocông ty Từ đó đã tạo ra được nhiều sản phẩm tốt không chỉ về chất lượng mà còn

về kiểu cách

Công ty May 10 luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của công tácquản trị nguồn nhân lực: Công ty May 10 luôn đánh giá con người là yếu tố quantrọng nhất tạo nên thành công của doanh nghiệp Luôn tin tưởng rằng đội ngũ cácnhận viên chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp cao chính là yếu tố quyết địnhmang lại thành công của công ty May 10 Do vậy, doanh nghiệp luôn nỗ lực đào tạo

độ ngũ nhân viên theo hướng đúng mục tiêu đã đặt ra, có những chương trình hỗ trợnhân viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp để các nhân viên phát huy tối đa nănglực cá nhân , có cơ hội phát triển nghề nghiệp

Bên cạnh đó, Công ty luôn nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu hàng đầugắn với một môi trường văn hóa doanh nghiệp điển hình Công ty luôn tạo môitrường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại , cùng với chế độ đãi ngộ lương, thưởng,đào tạo phát triển , đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều , vững vềchuyên môn nghiệp vụ

Để phát triển thương hiệu của mình, Công ty May 10 đã thành lập bộ phậnMarketing chuyên nghiên cứu thị trường và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt

Trang 40

động quảng cáo, đồng thời xây dựng kế hoạch và đầu tư mỗi năm hàng tỷ đồng chocông tác quảng bá thương hiệu

Phát triển thị trường nội địa thông qua việc phát triển thương hiệu mạnh, mởrộng kênh phân phối, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm là giải pháp chiến lược đồng

thời là bí quyết thành công của May 10 [1]

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Phương Đông

Công ty Cổ phần May Phương Đông tiền thân là xí nghiệp may PhươngĐông, thành lập từ ngày 31/12/1988 Ngày 29/01/1993 xí nghiệp May PhươngĐông đổi tên thành Công ty may Phương Đông và trở thành một đơn vị hạch toánđộc lập và là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam với chức năngchính là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu trong lĩnh vực may mặc Đến tháng3/2005, Công ty may Phương Đông chuyển đổi thành Công ty Cổ phần MayPhương Đôngtheo quyết định số 135/2004 QD-BCN ngày 16/11/2004 của Bộtrưởng bộ Công Nghiệp Công ty có quy mô sản xuất lớn gồm bốn khu nhà xưởngsản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và một xưởng tại Bình Thuận Với gần 3500cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất trên 10 triệu sản phẩm các loại mỗi năm,

Công ty Cổ phần may Phương Đông là một trong những doanh nghiệp mạnhcủa ngành May mặc Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩuhàng may mặc Phương Đông tham gia thị trường nội địa với thương hiệu thời trangđộc quyền f.house và f.jeans Các sản phẩm thời trang mang thương hiệu f.house vàf.feans, đặc biệt là các sản phẩm T.shirt và polo-shirt đã chiếm được cảm tình củangười tiêu dùng trên cả nước và đã bắt đầu có mặt tại một số nước như EU nhưĐức, Tiệp Khắc

Xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh ngành thời trang là định hướngchiến lược phát triển lâu dài và bền vững của Công ty Công ty đã hoặc định chiếnlược đa thương hiệu, thể hiện trên mọi mặt như về cấu trúc quản lý sản phẩm vàthương hiệu, định vị thương hiệu, hệ thống bản sắc thương hiệu, chính sách sản

Ngày đăng: 06/11/2015, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Vũ Ngọc Lan (2010), Phân tích ngành Dệt may, Phòng nghiên cứu – Phân tích, Công ty Cổ phần chứng khóa Phố Wall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích ngành Dệt may
Tác giả: Vũ Ngọc Lan
Năm: 2010
16. Nguyễn Thị Cẩm Loan (2014), Chuẩn bị cho ngành Dệt may Việt Nam trước thềm TPP, Tạp chí Khoa học, Quyển 2, 72-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị cho ngành Dệt may Việt Nam trướcthềm TPP
Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Loan
Năm: 2014
20. Đặng Thị Tuyết Nhung (2011), Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam
Tác giả: Đặng Thị Tuyết Nhung
Năm: 2011
25. Đức sỹ (2015), Đại hội Đảng bộ Tổng công ty May Hưng Yên:http://hungyentv.vn/92/35133/Chinh-tri-xa-hoi/Dai-hoi-diem-Dang-bo-Tong-cong-ty-May-Hung-Yen.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội Đảng bộ Tổng công ty May Hưng Yên
Tác giả: Đức sỹ
Năm: 2015
27. Thiêm Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thời hội nhập, NXB Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp thời hội nhập
Tác giả: Thiêm Tôn Thất Nguyễn Thiêm
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2004
39. Anh Tú (2012), Quy hoạch đầu tư dệt may giai đoạn 2011- 2020 http://arid.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=216&news_id=2446 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch đầu tư dệt may giai đoạn 2011- 2020
Tác giả: Anh Tú
Năm: 2012
40. Từ điển Bách khoa của Việt Nam (tập1), (1995), NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa của Việt Nam
Tác giả: Từ điển Bách khoa của Việt Nam (tập1)
Nhà XB: NXB Từ điển Bách Khoa
Năm: 1995
41. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế- Lợi thế cạnh tranh quốc gia – Chiến lược cạnh tranh của công ty, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cạnh tranh kinh tế- Lợi thế cạnh tranh quốc gia –Chiến lược cạnh tranh của công ty
Tác giả: Trần Văn Tùng
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2004
42. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương và chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2002), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông Vận Tải , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Tác giả: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương và chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
Nhà XB: NXB Giao thôngVận Tải
Năm: 2002
43. Việt Tiến (2013), xây dựng chiến lược “thắng trên sân nhà” Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng chiến lược “thắng trên sân nhà
Tác giả: Việt Tiến
Năm: 2013
18. Logo thương hiệu của Hugaco: http://hugaco.vn/trang-chu Link
19. Lý thuyết về quản trị học (2013), : http://quantri.vn/dict/details/9961-ma-tran-efe-ma-tran-cac-yeu-to-ngoai-vi Link
23. Sơ đồ bộ máy quản lý của Hugaco:http://hugaco.vn/so-do-bo-may-quan-ly24.Số liệu tổng hợp của Phòng tổ chức của Tông công ty May Hưng Yên giaiđoạn 2010 – 2014 Link
26. Tầm nhìn và định hướng của Tổng công ty may Hưng Yên (2015): http://hugaco.vn/tam-nhin-&-su-menh Link
28. Thông tấn xã Việt Nam (2013), TPP – Cơ hội và thách thức đối với dệt may Việt Nam. http://www.bvsc.com.vn/News/2013910/254866/tpp-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-det-may-viet-nam.aspx Link
17. Trần Thị Loan (2011), Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần may Phương Đông Khác
21. Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Tiến (2013) Khác
22. Phân tích, tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty may Hưng Yên của tác giả giai đoạn 2010-2014 Khác
29. Tổng công ty may Hưng Yên (2010), Báo cáo tài chính năm 2010 Khác
30. Tổng công ty may Hưng Yên (2011), Báo cáo tài chính năm 2011 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w