Từ bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty May 10, Công ty May Phương Đông, Tổng Công ty may Việt Tiến và Công ty cổ phàn dệt may Hà Nội chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Hưng Yên như sau:
- Chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm của công ty. Công ty cần tăng cường các chiến lược quảng cáo, xây dựng hình ảnh thương hiệu để người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt là xây dựng các thương hiệu độc quyền, mang nét đặc trưng, độc đáo để thu hút người tiêu dùng, mở rộng thị phần.
- Đầu tư, đổi mới, phát triển công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại. Nhập khẩu các dây truyền máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tạo ra năng suất cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tiến đến việc điều chỉnh giá cho phù hợp nhằm tạo lợi thế kinh doanh trên thị trường. Định hướng chiến lược của công ty đến việc “sản xuất xanh”, tiết kiệm năng lực, giảm chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty không chỉ đem lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, mà cao hơn cả là mang lại cho các bạn hàng cũng như đối tác quốc tế. Đây là nền tảng vững chắc để công ty phát triển bền vững trong tương lai.
- Chú trọng vào công tác nâng cao chất lượng, đặc biệt là mẫu mã, kiểu cách của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng theo xu hướng thời trang ngày càng đa dạng về kiểu dáng, phong cách, văn hóa…Công ty cần xây dựng đội ngũ thiết kế có tay nghề cao và có thể mời các nhà thiết kế nổi tiếng trong và ngoài nước nhằm tạo ra các sản phẩm thời trang phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các hàng thời trang nổi tiếng không những trong nước mà còn ở nước ngoài, nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường không những trong nước mà còn ở trên trường quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc ra thị trường thế giới.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề, các lớp hướng dẫn chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân của công ty. Ngoài ra có những chương trình hỗ trợ nhân viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp để các nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Từ đó tạo ra hiệu quả năng suất trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Không ngừng tìm kiếm thị trường, mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ cho công ty. Đặc biệt chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng nhằm tạo hình ảnh tốt cho công ty.
- Chú trọng đến việc tìm kiếm, hình thành vùng nguyên liệu nội địa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty cần đầu tư các khâu sản xuất nguyên phụ liệu cung cấp cho sản xuất của công ty mình, hình thành quy trình sản xuất khép kín từ đó tạo nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu riêng, mạnh cho Công ty.