Định hướng của chính phủ trong phát triển ngành Dệt may

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên (Trang 91 - 92)

Kết luận chương

3.1.1.Định hướng của chính phủ trong phát triển ngành Dệt may

Ngày 11 tháng 4 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ- BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đề án phát triển ngành công nghiệp Dệt may này, một trong những nội dung được nhấn mạnh là: tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành. Đây là cơ sở quan trọng để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Đặc biệt, nhà nước định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, đưa dệt may Việt Nam tiếp cận với dệt may thế giới.

Với quan điểm phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành. Quy hoạch định hướng phát triển các sản phẩm, lĩnh vực quan trọng như sau:

Thứ nhất: tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường

Thứ hai: xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế.

Thứ ba: phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu.

Theo Bộ Công Thương, mục tiêu của quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 là nhằm xây dựng dệt may trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội

nhập vững chắc. Đặc biệt, đến năm 2020, ngành dệt may phấn đấu xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng, hội nhập với thị trường thế giới. Toàn ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 31 - 32 tỷ USD vào năm 2020 và nâng lên 60 - 65 tỷ USD năm 2030, tương tự tỷ lệ nội địa hóa đạt 60% và 80%; tập trung phát triển sản xuất vải, phụ liệu phục vụ may và các mặt hàng chủ lực có gia trị gia tăng cao, nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim, sản phẩm kỹ thuật, sản phẩm may mặc… nhằm thúc đẩy các ngành phát triển nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng FOB, ODM... [14]

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên (Trang 91 - 92)