Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên (Trang 39 - 43)

May Việt Tiến

Trước 30/4/1975 tiền thân của Công ty Việt Tiến là một xí nghiệp may tư nhân mang tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty - tên giao dịch là Pacific Enterprise. Trong quá trình phát triển, sau nhiều lần thay đổi đến ngày 09/1/2007 thành lập Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Mặt hàng chủ lực của Công ty là sơ mi, jacket, quần âu, quần kaki…Hiện nay Việt Tiến đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong làng thời trang nam giới tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, Việt Tiến cũng gia công các sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu của các công ty nổi tiếng như Nike, Ott, JC Penny, Decathlon, … xuất khẩu đi các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật.

Với chiến lược cạnh tranh cụ thể, mục tiêu đặt ra của Việt Tiến là phải thắng ngay trên sân nhà, tập trung vào thị trường nội địa, vận động người dân theo phương châm “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Do vậy, Công ty đã nỗ lực rất nhiều để sản phẩm có những đặc trưng riêng, phù hợp với phong cách thời trang thế giới nhưng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý và cạnh tranh.

Việt Tiến là một trong những công ty lớn rất chú trọng đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm. Thiết kế là khâu quan trọng số 1 quyết định sự thành công của một sản phẩm khi đưa ra thị trường. Vì thế công ty đã ứng dụng nhiều phần mềm để thiết kế như ACCUMARK để thiết kế va nhảy size, phần mềm VSTITCHER mô phỏng sản phẩm trên người mẫu… Với những phần mềm này, thời gian thiết kế sẽ được rút ngắn, hoa văn, chất liệu và thông số được hòa phối với nhau tạo phong cách riêng, phù hợp với từng môi trường và mục đích của người mặc.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu của mình, Việt Tiến đã ký kết các hợp đồng thiết kế với các nhà thiết kế tạo mẫu thời trang nước ngoài điều đó đã giúp nâng cao đẳng cấp của sản phẩm truyền thống: Sơ mi, quần âu, quần kaki… xây dựng được thương hiệu thời trang mới chuyên dành cho giới trẻ. Ngoài ra Việt Tiến còn nâng cấp phòng thử nghiệm bằng một hệ thống máy đo lực bán dính của keo, máy so màu, bền màu, máy đo độ ma sát, độ co rút của từng đường may. Qua thử nghiệm sẽ quyết định nguyên liệu đi với phụ liệu nào để tạo cho sản phẩm có một nét độc đáo riêng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.

Việt Tiến rất chú trọng đến đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hiện đại như hệ thống thiết kế mẫu rập, hệ thống trải, cắt tự động… và một số thiết bị khác như máy mổ túi tự động, máy lập trình tra túi, máy tra passant, máy cuốn lưng… vào sản xuất. Công ty cũng đã đầu tư hàng loạt hệ thống Hanger tự động điều

chuyền, nhận chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản… trên các sản phẩm chính như veston nam – nữ, quần kaki, quần âu, áo sơ mi… Thông qua các phần mềm này, Công ty đã quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian chuẩn cho từng công việc, dung lượng bán thành phẩm cân đối, nhịp nhàng và tính được lương giờ cho công nhân, kiểm soát chất lượng sản phẩm của từng người làm cơ sở quản lý chất lượng sản phẩm theo Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Công ty đã áp dụng công nghệ sả xuất mới theo phương pháp công nghệ LEAN đã phát huy tác dụng làm tăng năng suất lao động một cách rõ rệt.

Nhằm gia tăng lợi nhuận, Tổng công ty May Việt Tiến đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Các đơn vị trực thuộc của May Việt Tiến: Công ty Việt Thịnh, Xí nghiệp Vimiky-Việt Tiến đã chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất các sản phẩm áo jacket sang làm các loại hàng cao cấp như veston nam - nữ.

Công ty May Việt Tiến đã tập trung phát triển, đào tạo nâng cao tay nghề và đội ngũ cán bộ nhân viên thành những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực, chuyển giao công nghệ, xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp… Đồng thời, Công ty luôn rà soát kế hoạch sản xuất và cân đối năng lực sản xuất hàng ngày, tiếp xúc khách hàng để lập tiến độ giao hàng cho phù hợp, tránh tình trạng giao hàng chậm làm mất lòng tin với khách hàng.

Công ty rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển kênh phân phối sản phẩm: kênh phân phối của Việt Tiến trải dài từ Bắc tới Nam, đến nay Việt Tiến đã xây dựng được hơn 1300 cửa hàng và đại lý ở 63 tỉnh, thành phố, vươn tới nhiều vùng xa xôi như đảo Phú Quốc với 3 kênh tiêu thụ gồm: xây dựng các cửa hàng độc lập, mở rộng hệ thống đại lý hiện nay và đưa các sản phẩm của mình vào hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp. Những sản phẩm mang thương hiệu của Việt Tiến (VTEX) hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại từ cửa hàng, đại lý đến siêu thị với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện.

Việt Tiến rất chú trọng đến các yếu tố như văn hóa từng vùng miền, thói quen ăn mặc để đưa ra những dòng sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu của người

tiêu dùng Việt Nam. Nhất là các yếu tố kích cỡ, kiểu dáng của sản phẩm được thiết kế phù hợp với kích cỡ và phong cách của người Việt Nam.

Công ty đầu tư xây dựng các thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế với những thương hiệu nổi tiếng như: Viettien, Viettien Smartcasual, San Sciaro, Manhatta, Việt Long, Vee Sandy. Đặc biệt là 2 thương hiệu thời trang cao cấp San Sciaro là thương hiệu thời trang cao cấp phong cách Ý và Manhatta là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Mỹ.

Đặc biệt, Việt Tiến rất chú trọng đến việc tìm kiếm, hình thành vùng nguyên liệu nội địa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, Công ty đang dần hình thành các vùng trồng nguyên liệu riêng ở Đak La, Kontum,…

Không chỉ đầu tư cho thị trường trong nước, Việt Tiến có những bước đi táo bạo trong việc xâm nhập thị trường may mặc nước ngoài. Thay vì xuất khẩu qua trung gian, Việt Tiến đã mở đại lý tại nước ngoài như ở Phnôm Pênh Camphuchia, Viêng Chăn (Lào), Thượng Hải (Trung Quốc), … Hiện nay thị trường chính của Việt Tiến là Mỹ, Tây Âu, Châu Á, các nước ASEAN…[21]

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May Hưng Yên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w