Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

108 497 0
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

Chuyên đề tốt nghiệpMỤC LỤCNỘI DUNG . 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 3 VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH . 3 . 3 1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 3 1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường . 3 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 3 1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh 5 1.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh . 7 Đối với toàn nền kinh tế 7 Đối với doanh nghiệp 8 1.1.2. Phân loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường . 10 1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế . 10 A/ MỞ ĐẦUTrong cơ chế thị trường, kinh doanh luôn gắn liền với cạnh tranh. Mõi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động thích nghi với cơ chế này.Nền kinh tế thị trường phải vận hành, phải tuân thủ những quy luật kinh tế khách quan riêng của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển.Trong những năm đổi mới nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, nền kinh tế đã có những bước tiến rõ rệt. Hoạt động kinh Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B1 Chuyên đề tốt nghiệpdoanh trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã có những thuận lợi nhất định đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các doanh nghiệp từng bước thoát khỏi tình trạng trì trệ, kém năng động trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây và đã chủ động trong hoạt động kinh doanh, tìm ra hướng đi mới cho doanh nghiệp mình; từ đó không ngừng đổi mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Để đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau. Muốn làm được điều đó một cách hiệu quả, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Trải qua hơn 45 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Tổng công ty Sông Đà không ngừng phát triển, tạo lập vị thế trên thị trường. Trong bối cảnh chung với sự cạnh tranh khốc liệt cả thị trường trong nước và quốc tế như vậy, Tổng công ty Sông Đà cũng phải tự đổi mới mình để đứng vững và phát triển trong tương lai. Vốn hoạt động trong lĩnh vực đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nên công ty cũng có nhiều thuận lợi về vốn đầu tư, thị trường .Tuy nhiên do đặc điểm của lĩnh vực mà Tổng công ty hoạt động là đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm, đòi hỏi tổ chức, chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao làm cho hiệu quả sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đã được ban giám đốc, lãnh đạo công ty rất quan tâm. Phương châm, định hướng phát triển sản xuất trong thời gian tới của công ty là phát huy nội lực, tăng năng lực sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế. Sau khi nghiên cứu tài liệu tham khảo và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà , em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO" làm chuyên đề tốt nghiệp. Với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Sơn Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B2 Chuyên đề tốt nghiệpcùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, bác, chú, các anh chị trong Tổng công ty nói chung và trong phòng kế hoạch nói riêng, em đã hoàn thành chuyên đề này.Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh trnah của Tổng công ty Sông Đà Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phan Thị Thảo NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANHVÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B3 Chuyên đề tốt nghiệpCạnh tranh nói chung là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất.Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển. Đó là quy luật tồn tại của muôn loài.Cạnh tranh không phải là một khái niệm mới nhưng để có một định nghĩa thống nhất và rộng rãi về nó thì rất khó khăn. Nguyên nhân là khái niệm “ cạnh tranh” được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia ) và với mục đích khác nhau (lợi nhuận, phúc lợi xã hội …). Trong thực tế, cạnh tranh là một khái niệm thường được dùng nhiều nhất trong khoa học kinh tế nhưng nó cũng không được định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo Các Mác: “ Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điêu kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch” . Ở đây, Các Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong xã hội TBCN, mà đặc trưng của chế độ này là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do đó, theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế độ tư hữu. Cạnh tranh là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại. Quan điểm đó về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. Do vậy, cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B4 Chuyên đề tốt nghiệptrường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao”. ( Trần Sửu, 2005, tr.46 ). Chủ thể kinh doanh ở đây là các cá nhân, các doanh nghiệp và các nền kinh tế các Quốc gia. Trong khái niệm cạnh tranh này không có cạnh tranh của hàng hóa vì bản thân hàng hóa không phải là một chủ thể kinh doanh và do đó nó không thể tự cạnh tranh được. Nói cạnh tranh ở đây là nói đến hành vi của chủ thể và vì vậy chỉ có hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của các nhân kinh doanh và của một nền kinh tế. Để xuất hiện cạnh tranh trong nền kinh tế cần phải tồn tại một thị trường nghĩa là phải có một nền kinh tế thị trường; thị trường đó phải có tối thiểu hai thành viên bên cung hoặc bên cầu cung cấp hay tiêu thụ cùng một loại sản phẩm, dịch vụ hoặc các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có tính chất thay thế cho nhau và mức độ đạt mục tiêu của thành viên này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ đạt mục tiêu của thành viên khác (chẳng hạn việc mở rộng thị phần của một doanh nghiệp sẽ có nguy cơ làm mất thị phần của doanh nghiệp còn lại, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại).Quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển của toàn xã hội. Kết quả của cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, vì thế mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn lên tới vị thế cao nhất1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranhĐể đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp thông thường người ta xem xét đến vị trí mà nó chiếm giữ được trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao về mặt tài chính, vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác thì đó là do doanh nghiệp biết sử dụng hợp lý Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B5 Chuyên đề tốt nghiệpnhững nguồn lực, năng lực tích lũy của mình vào các lĩnh vực đã chọn, biết lựa chọn nhà cung cấp và có kênh phân phối sản phẩm hiệu quả. Để có thể duy trì kết quả đạt được trong dài hạn, phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý đòi hỏi doanh nghiệp phải có những yếu tố chủ lực, những yếu tố này gọi là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh được xây dựng từ những đặc trưng của bối cảnh cạnh tranh và nằm ngay trong các thức phân bổ nguồn lực riêng của từng doanh nghiệp.Theo lý thuyết của Michael Porter đưa ra thì lợi thế cạnh tranh có thể xây dựng theo hai cách sau đây:Cách thứ nhất là làm giống đối thủ cạnh tranh nhưng rẻ hơn, tức là với chi phí thấp hơn. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn về chi phí so với đối thủ cạnh tranh. Một khi mà doanh nghiệp đã kiểm soát được chi phí nó sẽ có một “vũ khí cạnh tranh” rất có hiệu quả đó là giá cả. Vũ khí này cho phép doanh nghiệp tăng lợi nhuận hoặc chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh.Cách thứ hai là làm khác đối thủ cạnh tranh tức là doanh nghiệp có thể làm tốt hơn và bán đắt hơn hoặc làm đơn giản hơn và bán rẻ hơn. Trong trường hợp đầu doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp theo hướng hoàn thiện hơn với chi phí cao hơn. Do đó bán với giá cao hơn mà doanh nghiệp vẫn được thị trường chấp nhận. Trong trường hợp thứ hai, doanh nghiệp lại tạo ra sự khác biệt theo hướng ngược lại bằng cách đơn giản hóa sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp hơn nên có mức giá thấp hơn để chinh phục thị trường. Trong cả hai trường hợp ta đều thấy doanh nghiệp đều có lợi khi tạo ra được một sự chênh lệch giữa chi phí và giá bán, tức là có lợi so với các đối thủ cạnh tranh.Cũng theo lý thuyết này doanh nghiệp nhằm vào hai mục tiêu là vào toàn bộ thị trường và chấp nhận đối đầu với các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B6 Chuyên đề tốt nghiệpnày tham vọng của doanh nghiệp sẽ trở thành người dẫn đầu thị trường. Hoặc một lựa chọn khác là doanh nghiệp chỉ nhằm vào một phân đoạn thị trường (khách hàng ) đặc biệt. Lúc này, tham vọngc ủa doanh nghiệp là tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh mạnh và kiểm soát phân đoạn thị trường này.1.1.1.3. Vai trò của cạnh tranhTrong cơ chế thị trường, kinh doanh luôn gắn liền với cạnh tranh. Kinh doanh là cạnh tranh gay gắt không khoan nhượng. Mỗi một doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động thích nghi với cơ chế này. Cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận. Vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện rõ nét hơn. Đối với toàn nền kinh tếCạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội. Chúng ta biết kết quả của cạnh tranh là loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh, không có chiến lược cũng như chiến lược kinh doanh không hiệu quả. Một nền kinh tế mạnh là khi có các công ty, các doanh nghiệp vững mạnh và có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên cạnh tranh ở đây phải là cạnh tranh hoàn hảo thì nền kinh tế mới bền vững được, còn cạnh tranh độc quyền làm cho nền kinh tế không ổn định, môi trường cạnh tranh không ổn định dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích, quyền lợi.Cạnh tranh sẽ đảm bảo việc điều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu (quyền tự chủ của người tiêu dùng ). Cạnh tranh sẽ điều khiển sao cho những nhân tố sản xuất sẽ được sử dụng vào những nơi có hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành của sản xuất xã hội. Dưới điều kiện cạnh tranh là những tiền đề thuận tiện nhất làm cho sản xuất thích ứng linh hoạt dưới sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất. Cạnh tranh sẽ tác động một cách tích cực đến việc phân phối thu Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B7 Chuyên đề tốt nghiệpnhập thông qua việc cản trở sự bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất. Sự thúc đẩy đổi mới được coi là một chức năng cạnh tranh năng động trong những thập kỷ gần đây. Đối với doanh nghiệpCạnh tranh là điều bất khả kháng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể gọi là cuộc đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh mà cần tìm mọi cách vươn lên để chiếm ưu thế và chiến thắng.Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải vươn lên tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, dịch vụ bán càng ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng nhu cầu khách hàng và bao giờ các đối thủ cũng tìm cách đưa ra mức giá thấp nhất và có thể chất lượng hoàn hảo nhất. Chính điều này khiến các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án chiến lược nội dung tối ưu như: chi phí nhỏ nhất, công nghệ hiện đại cạnh tranh khiến các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng.Mỗi doanh nghiệp không thể lẩn tránh cạnh tranh vì như vậy là cầm chắc sự thất bại, có thể dẫn tới phá sản. Vì thế doanh nghiệp muốn vươn lên phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh hợp lý. Coi cạnh tranh như là một công cụ, là bàn đạp vươn lên. Trong cơ chế thị trường và trong thương mại quốc tế, cạnh tranh có vai trò làm cho giá cả của hàng hóa giảm xuống, chất lượng của hàng hóa không ngừng tăng lên và các dịch vụ sau bán hàng ngày càng tăng lên. Vì thế, trước hết cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, phải không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B8 Chuyên đề tốt nghiệpSự cạnh tranh khốc liệt làm cho các doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, phát triển đi lên, chỉ có cạnh tranh mới làm cho doanh nghiệp ngày thể hiện được khả năng, bản lĩnh của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển.Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường đều chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh thúc đẩy sản xuất và phát triển. Cạnh tranh sẽ đào thải những doanh nghiệp hoạt động yếu kém, giúp doanh nghiệp tìm tòi và khắc phục những yếu điểm để vươn lên nắm giữ thị trường. Doanh nghiệp nào có chính sách cạnh tranh hiệu quả sẽ tạo ra được vị thế trên thị trường, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, vị thế cạnh tranh chỉ mang tính tương đối, có thể là lớn ở điểm này nhưng lại yếu ở điểm khác. Như vậy, doanh nghiệp phải luôn nhìn nhận cạnh tranh, điều kiện cạnh tranh như là một trong các căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Đối với khách hàngTrên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra càng gay gắt thi người được lợi nhiều nhất là khác hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng (khách hàng) được tiêu dùng hàng hóa có chất lượng cao hơn với giá cả phải chăng, nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng tốt hơn. Có được điều đó là vì có cạnh tranh nên hàng hóa trong trao đổi quốc tế trở nên phong phú và đa dạng về chủng loại, bao bì, mẫu mã và đặc biệt là chất lượng ngày càng cao, giá thành hạ. Bất kỳ hàng hóa nào muốn tham gia vào thị trường thế giới đều phải kiểm tra chất lượng. Chẳng hạn, hàng thủy sản của Việt Nam muốn vào được thị trường EU phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát tới hạn). Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B9 Chuyên đề tốt nghiệp1.1.2. Phân loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường- Cạnh tranh giữa người bán với người mua- Cạnh tranh giữa người bán với nhau- Cạnh tranh giữa người mua với nhau 1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch, cạnh tranh dưới góc độ chi phí lao động cá biệt nhỏ hơn chi phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do vậy để thu được lợi nhuận các doanh nghiệp thi đua cạnh tranh vệ khoa học kỹ thuật, phải luôn cải tiến công cụ sản xuất, máy móc thiết bị.- Cạnh tranh ngoài ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với những ngành khác nhằm đạt được lợi nhuận cao và tìm kiếm nơi đầu tư có lợi (những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao).Rõ ràng giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và điều kiện khác nhau như: nhu cầu, tâm lý, tính chất quan trọng hay không quan trọng nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạnh những người sản xuất tại những nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển nguồn nhân lực sang sản xuất tại những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả là những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng. Do đó cung ứng hàng hóa vượt quá cầu của nó sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống. Điều đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận, ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một Phan Thị Thảo Lớp: Kế hoạch 46B10 [...]... cho chính sách cạnh tranh và nhận biết được điều kiện nào là điều kiện cần và đủ cho tính hiệu quả cạnh tranh trong nền kinh tế 1.2 Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá Trong cạnh tranh nảy sinh kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh Phan Thị... Chuyên đề tốt nghiệp 17 hoặc có năng lực cạnh tranh bằng nhau Một tất yếu sẽ xảy ra là một số mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao nhưng một số mặt hàng khác lại có năng lực cạnh tranh thấp Trong trường hợp đó, ta chỉ nên đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo một hoặc một số mặt hàng * Để đánh giá năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) của một mặt hàng, ta có thể dùng... khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh và phát triển bền vững Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh chóng trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng một thị trường Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó Năng lực. .. yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các công ty Nếu sự cạnh tranh này là yếu các công ty có cơ hội để nâng giá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn Nếu sự cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả, có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các công ty Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành thường chịu tác động tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: cơ cấu ngành, mức độ cầu và những... không tốt có nghĩa là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao Trong tương lai, việc duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn chứ chưa kể đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh 1.6 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh thời kỳ hậu WTO 1.6.1 Thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO Toàn cầu hóa là quy luật phát triển tất yếu, khách quan của tiến bộ xã hội loài người Nó mang lại... nghiệp 15 Năng lực cạnh tranh của quốc gia hay năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế được hiểu là thực lực là lợi thế mà nền kinh tế hay quốc gia đó huy động được để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của mình và cho quốc gia mình Năng lực cạnh tranh của doanh... năm lực tác động vào ngành: * Mức độ cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành * Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn * Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế * Sức ép về giá của người mua * Sức ép về giá của người cung ứng Lập luận của Porter là mỗi tác động ngày càng lớn mạnh của những lực đó có thể coi là một sự đe dọa khi mà nó làm giảm lợi nhuận một tác động cạnh tranh. .. chỉ tạo sự khác bỉệt hóa khi khách hàng có nhu cầu Ưu điểm: Công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp có thể cạnh tranh với các đối thủ ngành vì có lợi thế chi phí và nếu như cạnh tranh ngành tăng lên, các công ty bắt đầu cạnh tranh về giá thì công ty có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng được sự cạnh tranh tốt hơn các công ty khác Công ty cũng ít bị tác động khi các nhà cung cấp tăng giá và khi... cao hơn công ty theo chiến lược chi phí thấp và công ty theo chiến lược khác biệt hóa Các công ty theo chiến lược này dễ bị mất thị trường khi ưu thế khoa học công nghệ của công ty theo chiến lược chi phí thấp thỏa mãn nhu cầu khách hàng của họ hoặc thị trường của họ sẽ bị các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa nhằm tới với năng lực sản xuất lớn hơn rất nhiều 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng. .. 27 của công ty thường phải chịu tỷ lệ lớn hơn về chi phí marketing hoặc chi phí nghiên cứu và phát triển để tạo ra sự khác biệt hóa về sản phẩm Đặc trưng của ngành hợp nhất là các công ty hoạt động phụ thuộc vào nhau Điều này có nghĩa là các hoạt động cạnh tranh của một công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lợi nhuận của các công ty khác trong ngành Trong ngành hợp nhất hoạt động mang tính cạnh tranh . kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà , em đã chọn đề tài: " ;Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO& quot;. về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà Chương III: Một số giải pháp nâng

Ngày đăng: 03/12/2012, 16:10

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

Bảng 2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001 - 2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

Bảng 3.

Kết quả tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001 - 2007 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhìn chung là tốt - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

rong.

những năm vừa qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhìn chung là tốt Xem tại trang 56 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Tổng công ty Sông Đà tăng lên qua các năm. - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

ua.

bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Tổng công ty Sông Đà tăng lên qua các năm Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 8: Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và 2015 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

Bảng 8.

Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và 2015 Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 9: Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5năm (2006- 2010) của TCT Sông Đà - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

Bảng 9.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5năm (2006- 2010) của TCT Sông Đà Xem tại trang 81 của tài liệu.
5 Vốn chủ sở hữu Tỷ.đ 3.075 7.355 8.825 11.248 13.543 IVLAO ĐỘNG VÀ THU  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

5.

Vốn chủ sở hữu Tỷ.đ 3.075 7.355 8.825 11.248 13.543 IVLAO ĐỘNG VÀ THU Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2008 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

Bảng 10.

Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2008 Xem tại trang 82 của tài liệu.
-Tình hình thanh quyết toán công trình chậm, nợ đọng vốn  ở các đơn vị. - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO

nh.

hình thanh quyết toán công trình chậm, nợ đọng vốn ở các đơn vị Xem tại trang 87 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan