Nhưng trong chính bối cảnh lịch sử đầy biến động ấy dântộc ta lại sinh ra không biết bao anh hùng hào kiệt như: Phan Huy Chú, NgôThì Nhậm, Lê Hữu Trác, Quang Trung… La Sơn Phu Tử Nguyễn
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Trang 2Lời Cảm ơn.
Để hoàn thành được bản luận văn này trong quá trình nghiên cứu tôi đãnhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, Tôi xinchân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thầy
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Nam Kim- Nam Đàn – Nghệ An,UBND xã Kim Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh đã giúp tôi trong việc thu thập tài liệu
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy côgiáo khoa Lịch sử, phòng đào tạo Sau đại học, trường Đại học Vinh, thư việnNghệ An, cùng gia đình và bạn bè đã cung cấp tài liệu, động viên, giúp đỡ vàtạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Vinh, tháng 10/ 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Hải
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Mở Đầu 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của luận văn 5
6 Bố cục của luận văn 6
Nội dung 7
Chương 1 Khái quát hoàn cảnh lịch sử, Quê hương và gia tộc Nguyễn Thiếp 7
1.1 Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII 7
1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Đàng Ngoài 7
1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị – xã hội Đàng Trong 13
1.2.Vài nét về quê hương, gia tộc 16
1.2.1.Quê hương huyện Can Lộc 16
1.2.2 Vùng đất Nam Kim- Nam Đàn- Nghệ An, nơi Nguyễn thiếp sinh sống 20
1.2.3 Gốc tích gia thế 25
1.3.Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Thiếp trước năm 1788 31
1.3.1 Con đường học vấn 31
1.3.2 Chặng đường làm quan 34
1.3.3 Thời gian ở ẩn 36
Tiểu kết 44
Chương 2: Những đóng góp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đối với Lịch sử và Văn hóa dân tộc 45
2.1 Những đóng góp trong phong trào Nông dân Tây Sơn 45
Trang 42.1.1 Chính trị, Quân sự 45
2.1.2 Đóng góp trong việc xem đất đóng đô 49
2.2.Những đóng góp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đối với Văn hóa dân tộc 52
2.2.1 Những đóng góp trong lĩnh vực Văn học 52
2.2.2 Đóng góp trong lĩnh vực giáo dục 68
Chương 3 Sự tri ân của hậu thế đối với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp 73
3.1 Đền thờ Nguyễn Thiếp 73
3.2 Mộ Nguyễn Thiếp và chánh thiết phu nhân 76
3.3 Hoạt động thờ cúng 78
3.4 Đường Nguyễn Thiếp 80
Tiểu kết: 81
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 85
Phô lôc 88
Trang 5đổ, tiếp đó là kháng chiến chống ngoại xâm, vương triều Tây Sơn thành lậprồi khủng hoảng, Nguyễn Ánh từng bước khôi phục lại vương nghiệp củadòng họ Nguyễn… Nhưng trong chính bối cảnh lịch sử đầy biến động ấy dântộc ta lại sinh ra không biết bao anh hùng hào kiệt như: Phan Huy Chú, NgôThì Nhậm, Lê Hữu Trác, Quang Trung… La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp làmột danh nhân nổi tiếng trong thời đại ấy.
Cuộc đời và sự nghiệp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, cho đến nayvẫn có nhiều cách đánh giá, nhìn nhận chưa thống nhất Do đó, thực hiện đềtài, chúng tôi hy vọng sẽ tổng hợp một cách khá đầy đủ các tư liệu lịch sử liênquan đến cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật lịch sử khá đặc biệt này
Thứ nhất, nhằm nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về mộtnhân vật lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp của ông không chỉ có ảnh hưởngđối với quê hương đất nước ở thế kỷ XVIII mà còn có ảnh hưởng cho đếnhôm nay và tận mai sau trên cả phương diện tài năng và đức độ
Thứ hai, đây không phải là công trình đầu tiên nghiên cứu về cuộc đời
và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp nhưng trên cơ sở kế thừa những thành tựucủa những người đi trước chúng tôi hy vọng dựng lại một cách toàn diện có
hệ thống toàn bộ cuộc đời sự gnhiẹp của ông từ: Nguồn gốc gia đình, nhữngđóng góp của ông đối phong trào Tây Sơn, đối với văn hoá, với quê hương
Trang 6v,v… Thực hiện điều này chúng tôi hy vọng sẽ khoả lấp được những khoảngtrống của các nhà nghiên cứu trước đây về nhà văn hoá Nguyễn Thiếp và rút
ra những đánh giá khách quan về nhân vật lịch sử nổi tiếng này
Thứ ba, ngoài phần nghiên cứu đánh giá những đóng góp to lớn của LaSơn phu tử Nguyễn Thiếp đối với lịch sử dân tộc chúng tôi còn giành mộtphần nội dung của đề tài để nghiên cứu sự đánh giá và tôn vinh của các thế hệ
từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XXI Đây là một trong những nét mới khinghiên cứu về La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Đề tài tập hợp một khối lượng khá lớn tư liệu liên quan đến bối cảnhlịch sử, cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Thiếp, do đó tiện cho việc nghiên cứu
về ông cũng như nghiên cứu về lịch sử Can Lộc
Là một giáo viên giảng dạy lịch sử ở trường Trung học phổ thông,chúng tôi hy vọng công trình này sẽ giúp tôi và đồng nghiệp trong việc biênsoạn và giảng dạy lịch sử địa phương
Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đóng góp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đối với lịch sử dân tộc” làm luận văn thạc sỹ khoa học.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Là một nhà văn hoá nổi tiếng, một mưu sĩ, lúc làm quan, lúc ở ẩn, lúcngao du sơn thuỷ vịnh cảnh làm thơ,… cuộc đời và sự nghiệp của NguyễnThiếp được một số công trình nghiên cứu
Trang 7Trong số các công trình nghiên cứu về Nguyễn Thiếp, đầu tiên phải kểđến, đó là tác phẩm "La Sơn phu tử" của tác giả Hoàng Xuân Hãn (Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội, 2003) đó là một công trình lớn nghiên cứu khá đầy đủ, tỉ
mỉ, về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp Đặc biệt tác giả đã tiếp cậnđược với nhiều nguồn sử liệu gốc có giá trị về tính xác thực, đồng thời tác giả
đã dịch nhiều tác phẩm thơ văn từ chữ Hán Tuy nhiên cách bố cục và sắpxếp thời gian lại gây khó hiểu đối với lớp trẻ hiện nay Dù vậy đây cũng làcông trình có giá trị nhất, là căn cứ cho nhiều đề tài sau này khi nghiên cứu vềNguyễn Thiếp
Tác giả Phạm Hồng Phong chủ biên cuốn "Lịch sử xã Nam Kim" NXBNghệ An(xuất bản 2003) đã viết về điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thốnglịch sử văn hóa, đời sống của nhân dân xã Nam Kim, vùng đất Nguyễn Thiếpdành phần lớn cuộc đời mình nơi đây, có thể nói nơi đây là quê hương thứ haigắn bó với Nguyễn Thiếp cho đến những năm tháng cuối đời và là nơi ôngyên nghỉ muôn đời
Với Cuốn "Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp" của tác giả Nguyễn SỹCẩn (Nxb Nghệ An, 1998) đã đề cập chủ yếu đến sự nghiệp thơ ca NguyễnThiếp, qua đó bổ sung một số nguồn tài liệu mới được phát hiện
Với tác phẩm "Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp babậc thầy của nền giáo dục Việt Nam" của tác giả Trần Lê Sáng (Nxb Giáodục, 1990) nêu lên những đóng góp của Nguyễn Thiếp trên lĩnh vực giáo dụccùng những bổ sung về các truyền thuyết trong dân gian về Nguyễn Thiếp cònlưu lại đến ngày nay Tác phẩm là sự tôn vinh một số nhà giáo xuất sắc tronglịch sử giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến
Bên cạnh các tác phẩm nêu trên thì việc tìm hiểu về danh nhân La Sơnphu tử Nguyễn Thiếp còn được đề cập trong một số công trình nghiên cứukhác, hay một số sách báo, tạp chí
Trang 8Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đềcập đến danh nhân La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp một cách đầy đủ, trọn vẹn,
có hệ thống Đây là một vấn đề khá phức tạp bởi nó liên quan đến nhiều cáchhiểu và đánh giá khác nhau Mặt khác khi tìm hiểu về vấn đề này lại gặpnhiều khó khăn về sự hạn chế của nguồn tài liệu Dù vậy các công trình trên là
cơ sở hết sức quan trọng cho chúng tôi tập hợp, tìm hiểu và hoàn thành đề tàinghiên cứu khoa học của mình
3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những đóng góp của NguyễnThiếp đối với dân tộc được thể hiện trên nhiều lĩnh vực
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài dừng lại ở những đóng góp của Nguyễn Thiếp đối với dân tộcViệt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thông qua nguồn tư liệu chúng tôi phân tích và trình bày một cách hệthống nội dung chính sau đây:
- Những tác động bên ngoài liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp củaNguyễn Thiếp như: Hoàn cảnh lịch sử, quê hương và gia tộc…
- Những đóng góp của Nguyễn Thiếp đối với phong trào Tây Sơn, vớivăn hoá, giáo dục
- Đóng góp của ông đối với miền quê nơi ông sinh sống và lậpnghiệp
- Những bài học mà Nguyễn Thiếp để lại cho hậu thế
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
*Nguồn tài liệu:
Trang 9Để phục vụ nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sưu tầm tập hợp cácnguồn tư liệu có liên quan đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng với đền thờ,khu mộ của ông.
- Tác phẩm “ La Sơn Phu Tử” của Hoàng Xuân Hãn
- Gia phả dònh họ Nguyễn Thiếp
- Hồ sơ di tích lịch sử- văn hoá Nguyễn Thiếp tại Can Lộc, Hà Tĩnh
- Tài liệu thông sử viết về lịch sử Việt Nam thời cận đại
- Các hồ sơ di tích lịch sử văn hoá- địa phương
- Kế thừa và phát triển những công trình nghiên cứu, những bài viếtcủa các tác giả đi trước về những vấn đề có liên quan
- Chúng tôi còn tham khảo thêm trên mạng Intenet
-Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với công tác đi thực tế , trực tiếp thamquan, ghi chép về đền thờ, khu mộ Nguyễn Thiếp
*Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp truyềnthống là: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgich, kết hợp với phươngpháp so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung đề tài.Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành khảo sát hiện trường lịch sử, điều tra xã hộihọc
5 Đóng góp của luận văn.
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống vềcuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp trên những khía cạnh : Nhà quân sựthiên tài, nhà văn hoá lớn,quê hương nơi ông sinh cơ lập nghiệp
Thông qua nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, rút ra những đánh giá,nhận xét về cuộc đời của một nhà văn hoá mà ảnh hưởng của ông đối vớiquốc gia dân tộc không dừng lại ở thế kỷ XVIII
Hệ thống các tư liệu có thể tiếp tục mở rộng, nghiên cứu về cuộc đời và
sự nghiệp của ông
Trang 10Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo để nghiên cứu và giảngdạy về truyền thống văn hoá dân tộc hay lịch sử địa phương.
Luận văn còn có tác dụng bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, biết họctập, biết noi gương, biết trân trọng và nhớ ơn những người có công với dânvới nước
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện cuộc vận động: “ Uốngnước nhớ nguồn”, Luận văn chúng tôi hoàn thành là một đóng góp thiết thựctrong phong trào ấy
6 Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm
Trang 11Nội dung
Chương 1 Khái quát hoàn cảnh lịch sử, Quê hương
và gia tộc Nguyễn Thiếp
1.1 Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII.
1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Đàng Ngoài.
Đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam từng bước lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng nghiêm trọng Sau khi vua Lê Túc Tông qua đời, nội bộtriều Lê lục đục, rối ren bởi sự tranh giành quyền lực diễn ra gay gắt, quyếtliệt Chưa bao giờ chính quyền phong kiến Việt Nam chỉ trong một thời gianngắn đã đưa lên rồi lại nhanh chóng hạ bệ đến mấy ông vua Nhà Lê suy sụpdần tạo điều kiện cho nhà Mạc tiếm quyền, lộng hành Năm 1527, Mạc ĐăngDung cướp ngôi nhà Lê, dựng lên nhà Mạc Sự lên ngôi ấy mang tính chất ăncướp nên không nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tấng lớp nhân dân
Kể từ đó đất nước liên tục bị chấn động dữ dội bởi những cuộc nội chiến ácliệt triền miên Cục diện Năm Bắc triều chưa chấm dứt thì cục diện ĐàngNgoài - Đàng Trong lại nổi lên Không khí chết chóc, thê lương bao trùmkhắp cõi
Năm 1592, sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt và dai dẳng, Nam Triều
đã đánh bại được Bắc Triều giành quyền thống trị đới với hầu hết các địaphương trong cả nước lúc bấy giờ Sử cũ gọi thời kỳ này là thời “Lê trunghưng” Thế nhưng từ đây quyền lực của vua Lê dần rơi vào tay của NguyễnKim, rồi chẳng bao lâu sau lại chuyển sang tay con rể của ông là Trịnh Kiểm.Hơn hai thế kỷ liền nhà Trịnh làm mưa làm gió trên vũ đài chính trị, danhnghĩa là vua Lê mà thực quyền là Chúa Trịnh Chính sự rối bời lên đến đỉnhđiểm
Trang 12Các chúa Trịnh không chỉ thay nhau nắm giữ quyền lực mà trong thực
tế còn nắm giữ cả tính mạng vua Lê Chúa Trịnh mặc sức tung hoành, tự ýđưa người này lên, đặt người kia xuống Các vua Lê thời kỳ này trở thành nạnnhân của nhiều vụ sát hại: Lê Anh Tông (1566 – 1573), Lê Kính Tông (1599– 1619), lê Đế Duy Phương (1729 – 1732) Điều đáng nói là cuộc thanh trừngđẫm máu không chỉ có xảy ra từ phía Phủ Chúa đối với cung Vua mà còndiễn ra quyết liệt ngay trong chính nội bộ Phủ Chúa Những cảnh “nồi da nấuthịt”diễn ra liên miên khiến triều đình không lúc nào yên ổn Khi mà đạo làmvua, đạo làm chúa bị rẻ rúng thì hẳn nhiên đạo làm quan cũng chẳng thể đượccoi trọng Trong triều đình liên tục diễn ra cảnh chia bè kết cánh, vu oangiáng hoạ và hãm hại lẫn nhau Trên mục ruỗng dẫn đến dưới bại hoại, cươngthường đạo lý bị xói mòn, nhường chỗ cho những tham vọng nắm giữ quyềnlực ngày càng lấn tới
Đầu thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng,suy vong biểu hiện trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hoá giáodục
- Về Kinh tế
Nền nông nghiệp và kinh tế hàng hoá gặp nhiều khó khăn, ruộng đấtcông nhiều nơi bị thu hẹp nghiêm trọng Nạn chiếm đoạt ruộng đất của giaicấp Địa chủ đối với nông dân diễn ra tràn lan, chính sách thuế khoá nặng nề.Thêm vào đó là hiểm hoạ thiên tai Nhà nước phong kiến không chăm lo đến
đê điều và hệ thống thuỷ lợi nên hạn hán và lụt lội hoành hành thường xuyên
ở Bắc Bộ Theo thống kê và ghi chép của các bộ sử cũ: Trong thế kỷ XVIIIriêng ở Đàng Ngoài có 16 năm xảy ra nạn lụt vỡ đê và 10 năm bị hạn hán.Với sưu cao thuế nặng, thiên tai đói kém, mất mùa đổ lên đầu người nôngdân Họ lâm vào cảnh cơ hàn, chết đói đầy đường, làng xóm tiêu điều hiuquạnh, phải dắt díu nhau đi tha phương cầu thực Nạn đói trầm trọng diễn rabắt đầu từ năm 1739, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng Phạm Đình Hổ
Trang 13trong “ Vũ trung tuỳ bút” từng viết: “ ruộng đất hầu như thành rừng rậm”, “
người chết vật vạ đầy đường”, “ những người dân còn sống sót lại phải đi bóc
vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn, có khi ăn thịt lẫn nhau” Nông dân làng xãbuộc phải rời làng, lưu tán khắp nơi kéo dài trong suốt thế kỷ XVIII Đây làtình trạng chung của xã hội đàng Ngoài từ miền xuôi đến miền ngược
Trong khi nền nông nghiệp sa sút nghiêm trọng thì nền thương nghiệpcũng theo chiều hướng suy giảm dần Nguyên nhân chính là do sau khi cuộcnội chiến kết thúc, nhu cầu quân sự không còn quan trọng như trước nữa thìnhà nước phong kiến không còn mặn mà với phương tây nữa Những khókhăn trở ngại về luật lệ phiền phức, sự độc quyền cùng thái độ lam tham vônguyên tắc của hàng ngũ quan lại thừa hành làm cho các lái buôn nước ngoàinản chí, họ tìm cách rút dần khỏi thị trường nước ta Giữa lúc đó thì thịtrường khổng lồ Trung Quốc được mở cửa, lái buôn nước ngoài lần lượt nhảysang Trung Quốc, nước ta bỏ qua những cơ hội để phát triển kinh tế thươngnghiệp
Đứng trước thực trạng xã hội đó, chúa Trịnh Doanh ban hành nhiềuchính sách với hy vọng sẽ khôi phục được nền kinh tế, ổn định chính trị nhưđưa nhân dân phiêu tán trở về quê làm ăn, chính sách ban cấp ruộng đất, tu bổ
đê điều… song vẫn còn quan liêu, chính sách nhà nước đề ra nhưng công việc
cụ thể lại bỏ mặc cho quan lại địa phương nên kết quả của những chính sách
đó không có hiệu lực Nền nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp vẫn khôngthể phát triển được Ruộng đồng bỏ hoang, đê điều hư hỏng nặng, nông dânphiêu tán chết đói tràn lan Các cảng thị một thời sầm uất như Thăng Long,Phố Hiến… nay nhanh chóng lụi tàn, phố phường không còn tấp nập cảnh kẻmua người bán như xưa
- Về Chính trị
cơ chế hai chính quyền song song tồn tại vua Lê- chúa Trịnh bị phá vỡ.Vua Lê bị vô hiệu hoá, chúa Trịnh lộng quyền Mâu thuẫn giữa vua Lê và
Trang 14chúa Trịnh trở nên sâu sắc Cung điện của vua Lê ngày càng tiêu điều vàxuống cấp trong khi phủ chúa Trịnh lại xây dựng nguy nga tráng lệ “ việc xâydựng đền đài cứ liên miên…Trong phủ tuỳ chỗ điểm xuyết bày vẽ hình núinon bộ trông như bến bể đầu non” Chua Trịnh lao vào ăn chơi sa đoạ.
- Về mặt Văn hoá
thế kỷ XVIII là thế kỷ có nhiều chuyển biến lớn về tư tưởng Tư tưởngNho giáo ngày càng suy vi do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chếtrung ương tập quyền, sự tranh chấp giữa các thế lực, phe phái phong kiếncũng như sự ảnh hưởng ngày càng tăng của quan hệ hàng hoá tiền tệ Tôn titrật tự xã hội không còn như trước Bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối mộtcách sâu sắc
Phật giáo và đạo giáo tiếp tục được phục hồi và phát triển Chúa Trịnh
tổ chức cho xây dựng lại nhiều chùa chiền, cấp ruộng đất thêm cho nhà chùa.Nhiều chùa lớn được chúa Trịnh cùng nhiều quan lại bỏ tiền của ra, điều độngnhân lực vào xây dựng như Quỳnh Lâm, Tây Phương…
Cùng với Phật giáo thì Đạo giáo ở thế kỷ XVIII cũng được truyền bárộng rãi Nhiều đapọ quán ở Thăng Long, Lạng Sơn… được xây dựng nên đểthoả mãn một phương diện tín ngưỡng của nhân dân Nhiều nho sỹ nổi tiếngcũng theo Đạo giáo như: Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích…
Ngoài các học thuyết tư tưởng và tôn giáo cổ truyền nói trên thì Thiênchúa giáo thời kỳ này cũng có điều kiện mở rộng được du nhập từ thế kỷXVI, trong suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII các giáo sỹ Phương Tâyráo riết hoạt động truyền bá Từ thế kỷ XVII Thiên chúa giáo đã trở thành mộttôn giáo mới tồn tại ở Việt Nam song do tôn giáo mới này xa lạ với giáo lýtruyền thống thêm vào đó nó lại gắn liền với gót chân của kẻ xâm lược nên ítngười thiện cảm và bị chính quyền ngăn cản, cấm đoán Nửa cuối thế kỷXVIII chính quyền đàng Trong cũng như Đàng Ngoài thi hành chính sách
Trang 15cấm đạo Thiên chúa hết sức nghiệt ngã Nhiều giáo đường bị đốt phá, giáo sỹ
bị bắt, bị giết hoặc bị trục xuất
-Về mặt Giáo dục thi cử
Thế kỷ XVIII giáo dục Đàng ngoài xuống cấp Tư tưởng nho giáo ngàycàng suy giảm nên thi cử cũng sa sút dần, khoa cử không còn mang tínhnghiêm túc Sinh đò chạy theo danh lợi mà đua nhau vào trường thi , cảnh “người ta đạp nhau chết ở trường thi” như Lê Quý Đôn ghi chép không phải là
xa lạ.Bởi việc mua bán văn bằng, học vị công khai có chủ trương của nhànước: Ai nộp tiền ba quan được vào dự thi Hương mà không cần thi khảohạch Vì vậy mà “ Người làm ruộng, người đi buôn, cho chí người hàng thịt,người bán vặt cũng đều làm đơn, nộp tiền xin đi thi cả” [32,19] Cảnh thi cửbằng con đường mua bán đã gây ra lộn xộn ở chốn quan trường Quan trườngcoi nhẹ kỷ cương, tình trạng chạy chọt, gửi gắm diễn ra nhan nhản khắp nơi,người đậu đạt phần nhiều không có thực học Chúa Trịnh còn cho phép thutiền thông kinh làm cho tình trạng mua bán học vị ngày càng tràn lan khôngcần che đậy Những kẻ leo lên làm quan được thể tìm mọi cách vơ vét làmgiàu
- Về Xã hội
Khủng hoảng bao trùm xã hội Đàng Ngoài, tác động đến tất cả mọitầng lớp nhân dân trong đó nông dân là tầng lớp chịu tác động nhiều nhất.Quan trên vô đạo thì bọn cường hào ác bá trong khắp mọi xã thôn lại càngmặc sức tung hoành Chưa bao giờ thân phận của người dân thấp cổ bé họng
bị đày đoạ khổ nhục đến vậy Đời sống của nhân dân càng rơi vào bế tắc khinạn đói xẩy ra liên tục trong nhiều năm nhiều nơi vừa bị mất mùa vừa bị dịchbệnh hoành hành Nhân dân rên xiết trong sự khốn quẫn, tình trạng dắt díu,bồng bế nhau đi ăn xin diễn ra tràn lan, người chết đói ngổn ngang đầyđường, người sống sót cũng chỉ còn là cái bóng vật vờ
Trang 16Sự đối lập giữa cảnh sống của triều đình và nhân dân làm cho sự phânhoá xã hội vốn đã sâu sắc từ trước nay càng trở nên quyết liệt, dữ dội hơn.Con đường tất yếu của những người cùng khổ này là phải vùng lên cầm vũkhí nổi dậy Khởi nghĩa nông dân bùng nổ là biểu hiện cao nhất của khủnghoảng chính trị- xã hội.
Những cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài bắt đầu nổ ra âm ỉ
và liên tục từ cuối thế kỷ XVII cho đến năm Kỷ Mùi (1739) Phong trào khởinghĩa nông dân Đàng Ngoài thực sự bùng lên thành cơn bão táp với những têntuổi tiêu biểu: Khởi nghĩa Nguyễn Tuyển- Nguyễn Cừ (1739 -1741) ở Ninh
Xá, khởi nghĩa của Vũ Đình Dung(1740) ở Sơn Nam Hạ, v.v… Sau năm
1741 phong trào nông dân dồn lại trong 4 cuộc khởi nghĩa kéo dài đó là:
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) hoạt động ở Việt Trìsau đó chiếm vùng núi Tam Đảo, ông tự xưng là Thuận thiên khải vận đạinhân lấy núi Ngọc Bội ( giữa hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên – VĩnhPhúc) làm đại đồn
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (quận He) ở Hải Dương, An Quảng, KinhBắc, Nghệ An từ năm 1741 đến năm 1751
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất hoạt động ở Sơn Nam Hạ (vùng HưngYên Cũ và Thái Bình) từ năm 1739 đến năm 1750, sau đó chuyển lên HưngHoá hoạt động cho đến năm 1769
Khởi nghĩa Lê Duy Mật (còn gọi là Hoàng Mật), ông vốn là hoàng thâncon vua Lê Dụ Tông, hoạt động ở Thanh Hoá, Nghệ An từ năm 1738 đến năm1770
Đến năm 1770, các cuộc khởi nghĩa nông dân hầu như đã bị dập tắt,nhưng hơn 30 năm phát triển rầm rộ của các phong trào đã làm rung chuyển
cả Đàng Ngoài Cơ đồ thống trị của tập đoàn Lê- Trịnh bị lung lay đến tậngốc Mặc dù từng cuộc nổi dậy lúc đầu chỉ mang tính chất cục bộ địa phương,nhưng càng về sau phong trào càng có xu hướng liên kết và mở rộng địa bàn
Trang 17hoạt động Phong trào đã lôi cuốn được đông đảo nông dân nghèo khổ thamgia.có cuộc khởi nghĩa, lực lượng tham gia lên đến mấy vạn người.phong trào
nổ ra ở hầu khắp mọi nơi, từ miền xuôi đến miền ngược Bộ phận lãnh đạothuộc nhiều thành phần khác nhau Có người là những lãnh tụ nông dân thuầntuý, có người là nho sĩ bất mãn, lại có người là tôn thất nhà Lê Điều đó chứng
tỏ xã hội đã bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng
Nghệ An, Hà Tĩnh nơi Nguyễn Thiếp sinh ra và lớn lên cũng nằm trongbối cảnh lịch sử chung đó của dân tộc
1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị – xã hội Đàng Trong.
Đàng Trong thuộc phạm vi thống trị của họ Nguyễn Do những ưu thếcủa đất đai Đàng Trong đã giúp các chúa Nguyễn giữ được tình trạng ổn định
xã hội một thời gian khá dài Nhưng rồi những mâu thuẫn cố hữu của chế độphong kiến cũng phát huy tác dụng vào giữa thế kỷ XVIII Giữa thế kỷ XVIII
xã hội Đàng Trong lâm vào khủng hoảng toàn diện mà biểu hiện rõ nét nhất làtrên lĩnh vực kinh tế và chính trị – xã hội
- Về Kinh tế
Trong thời Trịnh- Nguyễn phân tranh và sau đó là giai đoạn đất nước bịchia cắt, kinh tế Đàng Trong phát triển có phần mạnh mẽ hơn Đàng Ngoài.với ưu thế đó,những dấu hiệu suy thoái kinh tế ở vùng đất phía nam cũng đếnchậm hơn Hai nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở đàng Trong
là kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp và ngoại thương bắt đầu có chiềuhướng sa sút từ những năm đầu thế kỷ XVIII Lúc này, tàu buôn phương tâyhầu như không đến nữa, tàu buôn nước ngoài tham gia vào hoạt động ngoạithương ở đàng Trong chủ yếu chỉ còn các thương nhân Hoa kiều.Nếu nhưtrong 10 năm cuối thế kỷ XVII số tàu Trung Quốc nối liền quan hệ thươngmại giữa đàng Trong với Nagadaki( Nhật Bản) còn 29 chuyến thì đến 10 nămđầu thế kỷ XVIII rút xuống còn 11 chuyến và 10 năm tiếp theo chỉ cònchuyến Đến giữa thế kỷ XVIII, thương cảng Hội An vốn sầm uất đã trở nên
Trang 18rất thưa thớt tàu bè ra vào Ngoài nguyên nhân do tình trạng sa sút của thươngmại quốc tế và khu vực nói chung, sự vắng dần tàu buôn nước ngoài còn do
sự sách nhiễu phiền hà của chính quyền
Đàng Trong không có mỏ đồng nên thứ nguyên liệu này phảI nhậpkhẩu hoàn toàn khi ngoaih thương suy giảm, đồng dùng để đúc tiền cũngkhông đủ Năm 1746, Nguyễn Phúc Khoát đã cho đúc tiền bằng kẽm để lưuthông Hoj Nguyễn lại cho phép tư nhân được đúc tiền để thu lợi Kết cục đãgây ra tình trạng rối loạn tiền tệ mà sử gọi là “ nạn tiền hoang” hoành hành ởđàng Trong suốt mấy chục năm
Trong tình hình ngoại thương suy thoái gây ảnh hưởng nghiêm trọngđến kinh tế hàng hoá thì sự rối loạn hệ thống tiền tệ đã dẫn tới nạn đầu cơ tíchtrữ, làm ngưng trệ hoạt động lưu thông các đô thị vừa mới hưng thịnh nhưThanh Hà, Hội An, Nước Mặn dần dần lụi tàn
Sự suy thoái kinh tế thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp Tình trạngchấp chiếm ruộng đất xẩy ra thường xuyên, chế độ tô thuế nặng nề phiềnphức, mà chế độ thuế khoá thì có hàng trăm loại Nhà nước cần gì thì đặt rathứ thuế đó để thu Ruộng đất tập trung vào tay Địa chủ, quan lại nhhũngnhiễu, hạch sách nhân dân Nhân dân Đàng Trong khổ sở trăm bề Bên cạnh
đó các ngành thủ công nghiệp, khai thác lâm sản… cũng sa sút Kinh tế đàngtrong lâm vào tình trạng đình đốn, suy thoái nghiêm trọng
-Về chính trị
Đến cuối thế kỷ XVIII bộ máy nhà nước quân chủ quan liêu ĐàngTrong trở thành bộ máy ăn bám vô cùng nặng nề Bất lực trước tình trạngkinh tế suy thoái, chính quyền Đàngtrong tỏ ra bàng quan, chỉ biết chăm locủng cố quyền lực và lợi ích riêng của mình Năm 1744 Nguyễn Phúc Khoátxưng vương, cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân Quan lại thối nát, phân chia
bè cánh, đua nhau ăn chơi xa xỉ bằng tiền thu được từ tham nhũng hay bóc lộtnhân dân
Trang 19- Về Văn hoá giáo dục Các chúa Nguyễn đã cố gắng duy trì những lễgiáo nho gia mà họ tiếp thu được từ Đàng Ngoài Nhưng do phải tập trungvào việc khai hoang mở đất, xây dựng xóm làng và cuộc sống nên nho giáocũng lu mờ dần Việc giáo dục Đàng Trong không được thịnh hành như ĐàngNgoài nhưng nhà nước vẫn lấy Nho giáo làm trụ cột Phật giáo được các chúaNguyễn sùng bái nên đã cho xây dựng nhiều chùa chiền có quy mô lớn vàđược truyền bá rộng rãi.Nhiều sư tăng Quảng đông (Trung Quốc)theo thuyềnbuôn người Hoa vào Hội An, Huế… truyền đạo Đạo giáo cũng được phụchồi và nhanh chóng hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian.
Thiên chúa giáo du nhập và truyền bá vào Đàng Trong tương đối yên
ổn hơn đàng Ngoài Trong khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, tuy vẫn bị các chúanguyễn cấm đoán nhưng việc giảng đạo diễn ra dễ dàng hơn Từ năm 1750việc cấm đạo trở nên gắt gao hơn, nhiều giáo đường bị phá, giáo sỹ bị bắt vàtrục xuất
- Về Xã hội Kinh tế suy thoái, thuế khoá nặng nề, quan lại thamnhững đã làm cho đời sống nhân dân Đàng trong cơ cực, gây bất bình chomọi tầng lớp nhân dân từ giữa thế kỷ XVIII , Các cuộc khởi nghĩa nông dânbùng nổ , trong đó đỉnh cao là phong trào Nông dân Tây Sơn
Như vậy, khung cảnh xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII là mộtkhung cảnh xã hội đặc biệt Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong đang cónhững chuyển biến dữ dội Sau bao nhiêu cuộc chém giết và xâu xé nội bộ,giai cấp phong kiến suy đồi, chế độ phong kiến khủng hoảng bế tắc Trongbối cảnh lịch sử đầy biến động đó khí thiêng sông núi lại hun đúc nên nhữngcon người đầy tài năng bản lĩnh, có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử ở nhiềulĩnh vực: Bảng nhãn Lê Quý Đôn(1726- 1784) – nhà bác học lớn, một ngườitiên phong tiếp cận các thông tin mới, mở đường cho nhiều ngành khoa họcmới của Việt Nam Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ (1753- 1792) người anhhùng áo vải vĩ đại, tài ba kiệt xuất diệt Trịnh phò Lê, đại phá quân Thanh,
Trang 20giành lại giang sơn, thống nhất đất nước Hải thượng lãn ông Lê Hữu trác ởHương Sơn( Hà tĩnh) được coi là nhà y học nổi tiếng của dân tộc.Nguyễn Du,một nhà văn hoá, một đại thi hào đã hiến dâng cho đời tuyệt tác “TruyệnKiều” bất hủ, đưa sự nghiệp thơ của nước nhà lên tầm cao mới.
ở Hà tĩnh những dòng họ Ngô, họ Trần, họ Đặng cũng có nhiều đónggóp to lớn trong các lĩnh vực văn hoá cũng như sự nghiệp chống ngoại xâmbảo vệ đất nước La sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Một người tài cao đức rộng,không chỉ thông thạo địa lý, thiên văn mà còn có nhiều kế sách giúp vuaQuang Trung đánh giặc Thanh, xứng đáng là một trong những danh sỹ tiêubiểu trong thời đại ấy
1.2.Vài nét về quê hương, gia tộc.
1.2.1.Quê hương huyện Can Lộc.
Can Lộc là một huyện thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh có diện tích373km2, năm từ 18,2 đến 18,3 vĩ độ Bắc, 105,37 đến 105,44 kinh độ Đông.Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây giáp huyện Đức Thọ, phía TâyNam giáp huyện Hương Khê, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Hà, phíaĐông giáp Biển Đông
Đồng bằng Can Lộc có hai vùng rõ rệt: vùng thượng Can Lộc được phù
sa Sông La, Sông Lam bồi tích, nay có hệ thống đê điều và các công trìnhthuỷ lợi đảm bảo nguồn nước cho cây trồng Vùng hạ Can Lộc đất cát phathích hợp với nhiều loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày "Khoai íchHậu, gấu (gạo) Đồng Huề", câu ngạn ngữ này thể hiện rõ tính chất đất đai củahai vùng và tập quán canh tác khác nhau
Tiếp cận với vùng đồng bằng là vùng bán sơn địa Trà Sơn - Hồng Lĩnhđây là hai hệ thống núi chính Hệ thống núi Trà Sơn nằm trên 7 xã: Nga Lộc,Phú Lộc, Nhân Lộc, Thương Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc ngày nay.Dáng núi ở đây thoai thoải, các ngọn đồi hình bát úp nên dân gian gọi là núiTrà Núi Trà Sơn là vị trí khá hiểm yếu và cơ động trong kháng chiến chống
Trang 21xâm lược qua các thời kỳ lịch sử Hệ thống núi Hồng Lĩnh có quy mô đồ sộ,trùng điệp nằm trên địa bàn 8 xã thuộc Can Lộc: Vượng Lộc, Tiến Lộc, PhụcLộc, Tùng Lộc, Hồng Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc.
Núi Can Lộc chia thành hai nhóm chính gồm cụm Hương Tích và cụmTiên Am là nơi gắn với các truyền thuyết phật thoại với những di tích lịch sửvăn hóa nổi tiếng như Chùa Hương, Chùa Chân Tiên, các khe suối xuất phát
từ hai hệ thống núi lớn dồn nước xuống sông, khiến cho giao thông đườngthủy thuận tiện, dễ dàng
Ngoài đồng bằng, núi có thêm đường bờ biển Ven biển ở đây thíchhợp cho việc trồng cây phi lao, chăn nuôi gia súc có sừng, phát triển nghềnuôi trồng, đánh bắt hải sản Kiến tạo tự nhiên của huyện tạo ra khả năng pháttriển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch và mở rộng giao lưu văn hóa
-Về khí hậu: thời tiết ở đây rất phức tạp, gió Tây Nam nóng thường thổi
vào lúc lúa chiêm Xuân đang trổ, lũ tiểu mạn thường xảy ra vào thời kỳ thuhoạch lúa mùa vụ Đông Xuân gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng, nắng hạnkéo dài vào đầu mùa vụ, mưa lũ gió bão vào cuối vụ làm cho sản xuất bấpbênh
- Dân cư Cư dân ở đây đã có mặt trong lịch sử dân tộc ngay từ những
ngày đầu dựng nước Qua khảo sát bước đầu những công cụ đồ đá mới cáchđây 4000 năm đến 5000 năm tìm ở làng Thổ Sơn, núi Nghèn, Hồng Lĩnh đều
có niên đại tương ứng với hiện vật đồ đá mới ở di chỉ Bàu Tró (Quảng Bình).Dân số toàn huyện năm 1930 là 59.000 người, tuyệt đại đa số là nông dân,sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng Cho đến nay theo báo cáo của Tổngcục thống kê Hà Tĩnh số dân Can Lộc là 175.996 người, phân bố không đều
Qua các thời kỳ lịch sử huyện Can Lộc mang nhiều tên gọi khác nhau.Xưa Can Lộc thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân Về sau lần lượt đổi làPhù Lĩnh (217) huyện Việt Thường (679) huyện Phi Lộc (1010), huyện Thiên
Trang 22Lộc (1469) Đầu năm Tự Đức thứ 15 (1862) đổi thành huyện Can Lộc như têngọi ngày nay.
Nền kinh tế chính của Can Lộc chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, sau làkhoai lang kết hợp với chăn nuôi trâu bò phục vụ sức kéo cho trồng trọt Chănnuôi gà vịt cũng đang được đẩy mạnh, tiêu biểu là nghề ấp trứng vịt
Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất vừa tranh thủ thời gian nông nhàn, đa
số nông dân đều thành thạo các nghề thủ công khác nhau: đan lát, dệt chiếu,đúc lưỡi cày…
Với đường ven biển dài, thoải, đáy biển có lớp bùn mỏng nên ở CanLộc có hai nghề đánh cá và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt Tuykhông phát triển mạnh như các huyện khác trong tỉnh song nghề biển đã làmtăng thu nhập cho số dân trong xã như Thịnh Lộc
Can Lộc cũng là vùng nơi hội đủ những dòng họ lớn tiếng tăm: HọMai ở làng Phù Lưu Thượng (nay thuộc xã Hồng Lộc), họ Ngô ở Trảo Nha,
họ Đặng ở xã Tùng Lộc, họ Bùi ở xã Đậu Liêu, họ Nguyễn ở xã Kim Lộc…
và một số họ khác Mỗi dòng họ từ các nơi về đây sinh sống, hội tụ, đều mangtheo những tinh hoa văn hóa, những phong tục lễ nghi riêng Khi quần tụ trênmột vùng đất cái riêng đó hòa đồng kết hợp tạo nên văn hóa Can Lộc ngày
nay -Truyền thống văn hóa Nhân dân Can Lộc có sẵn bề dày truyền thông
văn hóa Can Lộc là tiểu vùng văn hóa đậm sắc thái riêng của văn hóa xứNghệ Nơi đây lưu dữ những huyền thoại, truyền thuyết, về các vị thần linh,các câu chuyện về các danh nhân văn hóa hay võ tướng đại tài
Can Lộc có truyền thống lâu đời về học hành khoa cử, đã sản sinh ranhiều nhà khoa bảng, nhiều quan lại có tư chất, tài năng, đóng góp lớn lao cho
sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước Vì vậy,thời xưa đây được xem là mảnh đất hiếu học của xứ Nghệ Trong chế độ khoa
cử Hán học bắt đầu từ nhà Lý (1075) kết thúc dưới nhà Nguyễn (1919) nước
ta có tổng số 187 khoa thi hội, thi đình và lấy đỗ 2291 tiến sĩ Kể từ khoa thi
Trang 23thế kỷ thứ XIII thời Trần đến 1919 thì Can Lộc có 42 người đỗ đại khoa Năm
ất Hợi (1275) đời Trần Thánh Tông có Đào Tiêu đỗ trạng nguyên khai khoa.Tiếp đó đất Thiên Lộc có hai ông trạng họ Sử ở ấp Ngọc Sơn là Sử Hy Nhan(? - 1421) đỗ trạng nguyên khoa Quý Mão (1363) và Sử Đức Hy (1363 –
1430 đỗ khoa Tân Dậu (1381) Đỗ Thám Hoa đời Trần còn có Đặng Bá Tĩnh,Đặng Dung
Đến đời Lê, Thiên Lộc là đất học nổi tiếng không những ở xứ Nghệ màcòn cả Kinh Kỳ Người Thăng Long thường có câu cửa miệng "Bút cấm chỉ,
sĩ Thiên Lộc" (bút tốt bán ở Cấm Chỉ, học trò giỏi phải là học trò Thiên Lộc)đời Nguyễn, Thiên Lộc có "tứ hổ" là Lưu Công Đạo, Mai Thế Chuẩn, PhanQuý, Lê Hồng Hàn
Các nhà nho xưa dốc lòng "nấu sử sôi kinh" là cốt để thi đỗ làm quan.Hầu hết các nhà khoa bảng ở Can Lộc từ tiến sĩ đến cử nhân đều ra làm quan.Các vị đại khoa và một số vị hương khoa (hương cống) đều giữ chức caotrong triều đình: Phan Đình Tá người xã Phù Lưu làm thừa chính xứ Nghệ Ankhoảng 1522 - 1527, làm đến lại bộ thượng thư Dương Trí Dục, Võ Toại,Mai Thế Quý, Trần Quang Hiển, Hoàng Dật là những người có công lao lớntrong sự nghiệp xây dựng giữ gìn nhà nước phong kiến qua các triều đại
Bên cạnh đó nhân dân Can Lộc còn có truyền thống yêu nước Qua cácthời kỳ dựng nước và giữ nước Can Lộc có nhiều danh thần, danh tướng Quátrình đấu tranh lâu dài đã hun đúc lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thầntương thân, tương ái cho con người nơi đây Trong công cuộc bảo vệ đấtnước, sử sách ghi tên nhiều anh hùng hào kiệt được các triều đại phong kiếncho lập đền thờ, phòng sắc thần, dựng bia đá Tiêu biểu: cha con Sử Hy Nhan
- Sử Đức Hy; cha con Đặng Tất, Đặng Dung Tinh thần quật khởi có sẵntrong mọi người dân Can Lộc, nhiều nghĩa sĩ trong đám quần chúng bình dân
đã tự chiêu mộ thủ hạ phất cờ khởi nghĩa: Nguyễn Biên, Nguyễn Xí
Trang 24Những năm đầu thế kỷ XX là những năm sôi nổi của lịch sử đấu tranhcủa nhân dân Can Lộc, để lại những dấu ấn khó phai trong lịch sử Việt Nam.Trong phong trào Cần Vương, Can Lộc là địa bàn luôn luôn sôi động Trong
vụ chống thuế ở Trung Kỳ, nổi lên một số tên tuổi xuất sắc: Trịnh Khắc Lập,Nguyễn Hàng Chi Trong phong trào Duy Tân theo đường lối bạo động cóNguyễn Canh, Nguyễn Trạch tham gia sôi nổi Khi phong trào Đông Du đượcphát động đã thôi thúc nhiều thanh niên Can Lộc hăng hái lên đường: NguyễnQuỳnh Lâm ở Nguyệt Ao theo Phan Bội Châu sang Nhật tiếp đó nhiều thanhniên khác tìm đường sang Thái Lan học tập chiến đấu dưới sự chỉ đạo củaĐặng Thúc Hứa Từ 1925 trở đi ở Can Lộc xuất hiện những tổ chức cáchmạng tiền thân của Đảng Cộng Sản Trong phong trào Xô Viết đạt đỉnh cao là
ở đỉnh Lự sau đó giành chính quyền sớm hơn ba ngày so với các địa phươngkhác trên toàn quốc (16/08/1945) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, CanLộc nổi tiếng với chiến thắng Ngã Ba Đồng Lộc Nhân dân Can Lộc tự hào vềnhững năm tháng lịch sử truyền thống văn hóa của mình
Quê hương Can Lộc với những giá trị tốt đẹp của một vùng đất hiếuhọc, giàu truyền thống,đời sống người dân lam lũ chất phác sẽ là khởi thuỷhình thành nhân cách của mỗi danh nhân trong đó có Nguyễn Thiếp
1.2 2 Vùng đất Nam Kim- Nam Đàn- Nghệ An, nơi Nguyễn thiếp sinh sống.
- Điều kiện tự nhiên.
Mặc dù sinh ra ở Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng cuộc đời của Nguyễn Thiếplại gắn bó bền chặt với mảnh đất Nam Kim - một xã nằm khiêm tốn phíaNam, cuối huyện Nam Đàn
Nam Kim nằm gọn trong một vùng đất tương đối hiểm trở, là một bộphận của mảnh đất Nam Đàn xưa nay vốn nổi tiếng là vùng địa linh nhân kiệt
Về vị trí địa lí xã Nam Kim phía Bắc giáp xã Nam Phúc, Khánh Sơn(Nam Đàn); phía Tây có dãy núi Thiên Nhẫn ngăn cách với huyện Hương
Trang 25Sơn (Hà Tĩnh), huyện Thanh Chương (Nghệ An); phía Nam giáp xã ĐứcTrường, Đức Tân; phía Đông giáp xã Đức Châu (Đức Thọ) và xã Nam Cường(Nam Đàn).
Xưa kia Nam Kim vốn nổi tiếng bởi các địa danh núi Thiên Nhẫn, suốiNgũ Hoa, Vực Nàng, mỗi địa danh đều ẩn chứa trong mình biết bao điều kỳbí
Dãy núi Thiên Nhẫn xuất phát từ huyện Tương Dương chạy qua AnhSơn, Đô Lương, Thanh Chương vòng xuống xã Nam Kim và dừng lại ở TuầnTam Sa bờ tả ngạn Sông La Núi Thiên Nhẫn nằm trên địa phận xã Nam Kim0có độ cao 287m so với mực nước biển còn gọi là Động Chủ (đỉnh núi caonhất) Thiên Nhẫn xưa là nơi rừng sâu nước hiểm vừa có nhiều gỗ quý lại cónhiều động vật hoang dã như hổ, voi, lợn rừng… là vị trí yếu địa chiến lượcquân sự của vùng Nghệ Tĩnh cũng là là nơi danh lam thắng cảnh đẹp trongvùng Rung động trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, tiến sĩ Bùi DươngLịch đã có bài vịnh:
"Đất giáp ba sông hiểmNúi hình vạn ngựa phiChương, Hương chia hai ngãLam phố hợp ba chi
Hoan Đức khoe trấn hiểmTrà cao giữ biên thùyBình Ngô ngày thửa nọPhế giặc hưng quốc ky" {23,5]
Suối Ngũ Hoa bắt nguồn từ năm ngọn khe thuộc dãy núi Thiên Nhẫngồm khe Su, khe Cạn, khe Lau, khe Nu, khe Truông Thành Nguồn nước nămkhe đổ về hội tụ ở Vực Nàng Đầu nguồn của suối Ngũ Hoa uốn lượn vòngquanh địa phận Nam Kim theo hướng Tây Đông tiếp tục chảy qua xã Khánh
Trang 26Sơn, Nam Phúc, Nam Cường (Nam Đàn) xuống Đức Châu, Đức Tùng (ĐứcThọ) đổ ra Sông Lam.
Trước kia hai bên bờ Vực Nàng cây cối rậm rạp, là môi trường sinhsống thuận lợi của các loại trăn, rắn, kì đà, cá… nước ở đây bốn mùa trongxanh có nơi sâu tới 4 - 5m Truyền thuyết xưa kể lại nơi đây có Diêm VươngPhủ Thủy ở chẳng ai dám đến đây đánh bắt cá, do đó có những con nheo, conchép sống lâu to nặng đến vài chục cân Qua một quá trình lâu dài con ngườiđến sinh sống đã biến núi rừng thành đồi trọc, nhiều cơn lũ bồi đắp không cònVực Nàng như xưa nữa
Khí hậu thời tiết Nam Kim cũng giống Can Lộc mang đặc thù kiểu khíhậu Bắc Trung Bộ với mùa hè nắng nóng, gió Tây Nam (gió Lào) thổi mạnh,nhiệt độ có khi lên cao đến 39 - 400C Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc nhiệt độ có khi hạ xuống 9 - 100C
- Dân cư Cư dân Nam Kim có từ bao giờ? Từ xưa đến nay chưa có nhà
khảo cổ hay dân tộc học nào đến đây nghiên cứu Tuy nhiên các nguồn tàiliệu lịch sử địa phương đều thống nhất ghi: năm 1041 Lý Thái Tổ (Lý CôngUẩn) đã cử con trai thứ tám là Lý Nhật Quang vào trấn thủ đất Hoan Châu(Nghệ An) lúc bấy giờ Thiên Nhẫn còn là vùng núi hoang vu chưa có dân cưkhai khẩn Để khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế nông nghiệp, Lý NhậtQuang chủ trương chiêu tập dân ở đây từ vùng ngoài Quỳnh Lưu, Diễn Châu(Nghệ An) sau núi Hồng Lĩnh, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ra Họ đến đây đắp đêhai bên sông Lam và khai phá ruộng lập nghiệp tại tổng Nam Hoa Năm 1910vua Thành Thái hoạch định lại địa giới hành chính cắt tổng Nam Hoa vềthuộc huyện Nam Đàn, đặt tên là xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, phủ AnhSơn, tỉnh Nghệ An
Trước năm 1945 ở Nam Kim có 14 họ, đông nhất là họ Nguyễn, hiệnnay có 3 họ con cháu đông nhất: họ Võ, họ Phạm, họ Đặng Dân số Nam Kimtheo thống kê 01/04/1999 có 9287 nhân khẩu
Trang 27Nam Kim xưa chia thành hai giáp: giáp Đông và giáp Đoài Mỗi giáp
có một đền thờ riêng nhưng cùng thờ cúng một vị thành hoàng: Cao Sơn, CaoCác Thượng, Thượng Đẳng thần uy minh vương Lý Nhật Quang, người cócông khai lập vùng quê này Ngoài ra ở đây còn có các tổ chức tập hợp ngườitheo từng lĩnh vực hội văn, hội võ, hội xã binh
Về sản xuất: từ lâu đời, người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghềnông Người dân Nam Kim bản chất cần cù, chịu khó và năng động trong laođộng sản xuất, biết khắc phục những khó khăn của điều kiện tự nhiên để ổnđịnh sản xuất, nâng cao đời sống, ngoài sản xuất lúa mỗi năm hai vụ cư dâncòn trồng thêm nhiều loại hoa màu: khoai lang, sắn nứa dong, khoai từ, khoaivạc, ngô, lạc, đậu Người nông dân ở đây cũng rất chú trọng chăn nuôi gia súcchủ yếu để khai thác sức kéo, lấy phân bón cho cây trồng Ngoài ra còn cónhiều nghề phụ: kéo sợi, dệt vải góp phần tạo nên truyền thống hát phườngvải:
Đêm thanh vắng vải tơ xướng hátTiếng xôn xao phe nữ, phe nam [23,11]
Ngoài ra còn có nghề rèn, nghề mộc khá phổ biến Người thợ mộc NamKim nổi tiếng tài hoa không chỉ làm nên những ngôi nhà đẹp cho dân trong xã
mà còn là tác giả của các loại nhà tứ trụ bằng lim ở các xã lân cận Ngoài ra
có nhiều nhóm thợ nề khéo tay xây đắp những đền đài lăng miếu đẹp Để cảithiện cuộc sống một số người làm thêm nghề đào đá ong, đốt than, cắt củi…Bản chất cần cù, chịu khó của con người Nam Kim vẫn được giữ gìn, pháthuy cho đến tận ngày nay
- Truyền thống văn hóa giáo dục.
Nghệ An xưa nay vốn nổi tiếng là đất hiếu học trong đó có người dântổng Nam Hoa, đất Hoa Thượng (Trung Cần, Dương Liễu, Hoành Sơn) đã cónhiều người thi đỗ đạt cao Thời Hán học, xã Nam Kim cũng nằm trong mảnhđất truyền thống ấy, tuy điều kiện giao thông không thuận lợi nhưng có nhiều
Trang 28người thi đậu cử nhân tú tài Trong gia phả các dòng họ có ghi dưới triều vua
Lê Thánh Tông (Hồng Đức) xã có 10 vị tham gia học trường Quốc Tử Giámthi đậu, có người làm đến bậc quan Đại thần trong triều như Binh Bộ ThượngThư kiêm hành khiểm Nguyễn Tướng Công, tri phủ Thiên Vĩnh Nam Các vịtrên đã được ghi vào sử vàng quê nhà hiếu học làm vẻ vang cho truyền thốngquê hương
Nam Kim xưa rất coi trọng việc giáo dục cho thế hệ trẻ, có nhiều nhàNho dạy học hành chục năm với những tên gọi giản dị dễ nhớ : cụ học Hoanh,học Lợi, học Thuần.Nghề dạy học xưa được xã hội coi là nghề cao quý thanhbạch được mọi người tôn kính "Tôn sư trọng đạo" Nhân dân Nam Kim xưa
dù đời sống có nhiều khó khăn nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng cho con đihọc để biết "Đạo làm người" vì "Nhân bất học, bất tri lý" Đến thời nhàNguyễn còn có một số cụ đi thi hương đậu cử nhân: cụ Đặng Uẩn - niên khóa
1866, đậu tú tài có Đặng Như Mai (1846), cụ Trần Văn Vinh…
Nam Kim vốn là đất giàu về sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian như
ví phường vải, phường bát ân, kể chuyện vè và phường trống kèn, phường háttuồng Một số người dân đã bỏ tiền mua nhạc cụ, trang phục, phông màn mờithầy về dạy tuồng cho những người có năng khiếu ở địa phương Cứ tối đếnkhi nghe tiếng trống nối lên báo hiệu giờ tập đã đến nhân dân tập trung đôngđảo vừa vui chơi, vừa biểu diễn các vở tuồng Kim Trọng Thúy Kiều, LưuBình Dương Lễ, Tống Trân Cúc Hoa, Trưng Trắc, Trưng Nhị… qua đó giúpcho con người hiểu được tình yêu thủy chung đôi lứa, tình mẹ chồng nàngdâu, đạo lý làm người, lòng yêu nước đồng thời xua tan mệt nhọc sau nhữnggiờ phút lao động, tạo không khí vui vẻ phấn chấn để ngày mai lại tiếp tục sảnxuất
Như vậy ta thấy Nam Kim mang vẻ đẹp của một vùng đất có thiênnhiên kỳ vĩ hoang sơ, con người gắn bó với nhau bằng nếp sinh hoạt văn hoá
Trang 29đơn sơ, bình dị Qua đó ta phần nào lý giải được vì sao Nguyễn Thiếp đã chọnmảnh đất này làm nơi ẩn cư lâu dài và sống thanh thản cho đến cuối đời.
1.2.3 Gốc tích gia thế
1.2.3.1 Tên gọi
La Sơn phu tử họ Nguyễn, húy Minh, tự Quang Thiếp Nhưng đến đời
chúa Trịnh Doanh chữ Quang là quốc húy cho nên lúc đi thi phải bỏ chữ đệm(chữ lót) ấy và lấy tên Nguyễn Thiếp
Sau đó lại lấy một tên tự khác là Khải Xuyên tên gọi này được Nguyễn
Thiếp tự xưng trong các thư trả lời cho Quang Trung đời Nguyễn - Tây Sơn
Nguyễn Thiếp có nhiều hiệu (hiệu: là một lối xưng hô tự mình đặt hoặcngười khác tự đặt tặng) có đến 10 hiệu khác nhau
Sau khi từ quan về ở ẩn gần núi Lạp Phong, ông lấy hiệu Lạp Phong
cư sĩ Am ông trú đặt trên núi Bùi Phong, vì vậy Nguyễn Thiếp có hiệu là Bùi Phong cư sĩ.
Sinh thời Nguyễn Thiếp từng bị bệnh cuồng (tức là bệnh điên) nên khi
từ quan về ở ẩn Ông tự gọi mình là Cuồng ẩn hay Điên ẩn Đó là cách xưng
hô khiêm tốn để dấu đi thân phận thật của mình
Am Nguyễn Thiếp làm trên núi được đặt tên là Hạnh Am cho nên hiệu
của Nguyễn Thiếp còn có tên Hạnh Am Tập thi văn của Nguyễn Thiếp được gọi "Hạnh Am thi cảo" và người ta gọi ông là Hạnh Am tiên sinh.
Trên đây là những hiệu mà Nguyễn Thiếp tự đặt Ngoài ra người đời vì
lòng kính trọng nên tặng Nguyễn Thiếp nhiều danh hiệu khác như Hầu nghĩa
là quan; hoặc Tiên sinh nghĩa là thầy, Phu tử: bậc hiền triết.
Núi Nguyễn Thiếp ở ẩn bên cạnh thành Lục Niên của Lê Lợi đắp để
chống quân Minh Vì vậy người ta thường gọi ông là Lục Niên tiên sinh, gọi
tắt là Hầu Lục Niên
Trang 30Đến khi tiếng tăm Nguyễn Thiếp đã nỗi khắp thiên hạ thì người ta lại
tặng hiệu La Giang Phu tử (La Giang là tên huyện của quê Nguyễn Thiếp đời
chúa Trịnh Giang) Khi Nguyễn Huệ viết thư mời Nguyễn Thiếp ra giúp mình
gọi là La Sơn Phu tử (La Sơn là tên quê quán huyện La Sơn) Nguyễn Huệ
chính thức tặng Nguyễn Thiếp hiệu La Sơn tiên sinh Ngoài ra còn có nhiềungười lại lấy tên làng ông ở mà tặng hiệu Nguyệt Ao tiên sinh Dù với tên gọinào cũng đều thể hiện sự tôn kính ngưỡng mộ của người đương thời đối vớimột danh nhân lỗi lạc như ông
1.2.3.2 Nơi phát tích dòng họ Nguyễn thiếp.
Xã Nguyệt Ao ở giữa một vùng đồng bằng, thuộc triền Sông Lam cách
về phương Nam chừng 10km Là một vùng đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ dân
cư tập trung đông đúc
Đứng ở làng trông xa bốn phương đều có núi bao bọc Gần nhất là núiNhạc Sạc, ở phía Đông Nam cách làng khoảng 1km Nhạc Sạc là con phượngcon Đứng xa từ phía Bắc trông tới thấy núi hình hai cánh chim đang bay Vìvậy mà đặt tên là núi Phượng Nhưng núi thấp, chỉ cao chừng 70m PhượngHoàng này chỉ là phượng con, núi Nhạc Sạc tiêu biểu cho làng Nguyễn Thiếp
Phía Đông Bắc có núi Hồng Lĩnh, cách đó chừng 6km Đây không chỉ
là một dãy núi cao mà còn tiêu biểu cho cả vùng Hoan Châu Trên núi cónhiều danh thắng, cũng như các tao nhân mặc khách, Nguyễn Thiếp nhiều lầnlên thăm núi này
Xa về phía Bắc là ngọn Nghĩa Liệt mà Nguyễn Thiếp gọi là Liệt Sơn.Núi này ở Bắc ngạn Sông Lam (còn gọi Sông Rum nên cũng có tên là rúRum) hay là Lam Thành Sơn Vì trên núi có thành Quân Minh đắp Núikhông cao lắm, ở cánh làng chừng 12km Trông lên thấy 1 dãy xinh xinh nhưmột con vật dài, đầu cao, đuôi nhọn Núi Liệt Sơn có nhiều duyện nợ vớiNguyễn Thiếp
Trang 31Nhưng ngọn núi có duyên nợ gắn bó với Nguyễn Thiếp hơn hết là dãyThiên Nhẫn ở xế về phía Tây Bắc, cách xã Nguyệt Ao 20km Đứng ở làngNguyễn Thiếp trông lên, ta còn thấy nhấp nhô những đỉnh đầu tròn, màu vàngbuổi sáng, khi ánh mặt trời soi thẳng tới, màu tím lục bên chiều khi mặt trờidần khuất sau dãy núi Giăng Màn Núi Giăng Màn còn có tên Khai Trườngchia ngăn đất Hoan Châu và Lào Núi cao, án sau dẫy núi Thiên Nhẫn, chạydọc theo chân trời từ Nam đến Bắc Lúc nào sắc cũng xanh, như 1 bức mànxanh, trương ra để làm nổi màu vàng hay tím của Thiên Nhẫn Sau khiNguyễn Thiếp từ quan về ở ẩn ở núi Thiên Nhẫn trong hơn 40 năm, biết baophen cụ đã trông về góc trời Nam, nhìn mây vàng trên núi Nhạc Sạc mà nhớ
mẹ già làng cũ
Gần làng Nguyễn Thiếp cũng có những dãy núi rừng, cây cối um tùm
Đó là Trà Sơn và Bột Sơn Lớp trong lớp ngoài như bức bình phong án ngựphía Tây Nam Bột Sơn thấp ở trước Trà Sơn cao ở sau, Trà Sơn có đỉnhbằng ngang trông như hình chữ nhất Theo các nhà phong thủy thì các núiPhượng, núi Hồng, núi Trà, núi Bột đều là những yếu tố thiêng liêng làm chonhiều nhân vật trong các làng ở đây như Vĩnh Gia, Trường Lưu, Nguyệt Aođều rất thịnh
Thời thơ ấu đến niên thiếu của La Sơn phu tử đã được mục kính biếtbao sự hiểm phát trên chính mảnh đất quê mình
Trong họ, chú là Nguyễn Hành đậu tiến sĩ (1733) Bên hai làng cạnhtrong khoảng 5 năm trúng hai vị thám hoa Phan Kinh ở Vĩnh Gia, đậu nămQuý Hợi (1743), Nguyễn Huy Oanh ở Trường Lưu đậu khoa Mậu Thìn(1748) Hai ông đều đình nguyên cả
Làng bên cạnh có Nguyễn Huy Oách năm năm sau (1748) cũng đậuđình nguyên thám hoa Em ông là Nguyễn Huy Quýnh năm 1772 đậu tiến sĩ.Con ông là Nguyễn Huy Tự đậu tiến triều
Trang 32Họ Nguyễn Huy đậu đạt rất nhiều, cha con anh em làm quan đồngtriều Thiên hạ ai cũng cho là một họ thịnh Mẹ La Sơn phu tử là con gái họNguyễn Huy.
Hai huyện ở kề tổng là huyện Thiên Lộc (1862 đổi ra Can Lộc) vàhuyện Nghi Xuân cũng có nhiều cự tộc đương hồi phát khoa cử
Vào thời điểm lịch sử Nguyễn thiếp sinh ra, lần lượt ở Nghệ An, Hàtĩnh xuất hiện các nhân vật có ảnh hưởng đến cuộc đời ông
Dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền Nghi Xuân đứng vào bậc nhất trongnước Nguyễn Nghiễm đậu hoàng giáp khoa Tân Hợi (1731) làm đến chức tảtướng (người cầm tất cả quyền chính), tước quận công Anh là Nguyễn Huệđậu đến tiến sĩ khoa Quý Sửu (1733) con là Nguyễn Khản đậu tiến sĩ khoaCanh Thìn (1760) làm quan đồng triều với cha và sau cũng vào hàng tả tướng,tước quận công Nguyễn Nghiễm là bạn học ông nghè Nguyễn Hành và cũng
là thầy học La Sơn phu tử, còn Nguyễn Khản với La Sơn phu tử lại là anh emrể
Họ Phan Huy ở huyện Thiên Lộc có Phan Cẩn đậu tiến sĩ năm CảnhHưng thứ 15 (1754) sinh Phan Huy ích đậu tiến sĩ khoa Cảnh Hưng thứ 36(1775) và Phan Huy Ôn đậu tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) Ba chacon anh em làm quan đồng triều
ở huyện La Sơn bấy giờ về tổng Yên Việt (Việt Yên bây giờ) cũngnhiều người đậu đại khoa, như Phan Như Khuê đậu tiến sĩ khoa Quý Sửu(1733) Phan Khiêm Thụ tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757) Cuối Lê có Bùi DươngLịch hoàng giáp khoa Chiêu Thống định vị (1787) và Phan Bảo Định cũngtiến sĩ năm ấy Các vị kể trên sinh đồng thời với La Sơn phu tử, đều có liênquan ít nhiều đến ông
ở huyện Quỳnh Lưu họ Hồ lại là một họ nhiều đời hiểu đạt: Từ thờiTrần đã có Hồ Tông Thốc nỗi tiếng cự nho Đời Lê có Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi
Trang 33Tích, Hồ Tần đều đậu tiến sĩ Hồ Sĩ Đống đậu hoàng giáp khoa Nhâm Thìn(1772).
ở huyện Châu Phúc (Nghi Lộc bây giờ) có Phạm Nguyễn Du đậu hoànggiáp khoa Kỷ Hợi (1779) và Nguyễn Khuê đậu tiến sĩ khoa cuối cùng Đinh Vị(1789) Trong khi La Sơn phu tử bị chúa Trịnh Sâm mời tới Thăng Long, các
vị này đều có thơ tặng đáp
Về phía Nam ở phủ Thạch Hà, Trần Danh Tố bạn học với chú phu tử làHiển Phát, sau đậu tiến sĩ khoa Bính Dần (1746) và Ngô Phúc Lâm đậu tiến sĩkhoa Bính Tuất (1766) là bạn La Sơn phu tử
Ngoài các nhà đại khoa, trong hạt Hoan Châu còn nhiều danh nho khác,tuy không đậu thám hoa tiến sĩ nhưng bấy giờ cũng rất có danh vọng ở trongchâu quận như Hoàng Dật người làng Bình Lộ, huyện La Sơn dòng dõiHoàng Trừng hoàng giáp đời Cảnh Thống kỷ vị (1499) Ông đậu hương cống(1699) sau vào ẩn ở Bào Khê gần làng La Sơn phu tử Ông nỗi tiếng giỏi thiênvăn, địa lý, nghề thuốc, nghề bói La Sơn phu tử chịu ảnh hưởng của ông rấtsâu và sau này gần như sống lại đời ông
Ngoài ra còn có các nhân vật như Lê Hữu Trác hiệu Hải Thượng LãnÔng người Hải Dương đậu hương cống vào ẩn tại núi ở huyện Hương Sơn.Bùi Bật Trực người huyện La Sơn, đậu hương cống, sau vì đánh Tây Sơn mà
tử tiết
1.2.3.3 Gia thế
Họ Nguyễn ở Mật Thôn trong suốt ba trăm năm ở triều Lê đã có thể liệtvào hàng cự tộc trong xứ Nhưng họ ấy nguyên không ở làng này mà ở làngCương Gián, thuộc huyện Nghi Xuân, đến đời vua Lê Thánh Tông, họNguyễn có một người theo nghề võ Vì lập công trong cuộc đánh ChiêmThành(1472) nên người ấy được phong tước Sau đó, vua sai đi bắt voi trắngtrong núi Trà Sơn Vì vậy, ông có dịp qua làng Mật Thôn và trú binh ở đó.Ông chọn con gái họ Võ sở tại làm hầu Bà sinh được một con trai và cùng
Trang 34con ở lại Mật Thôn Do vậy mới có chi họ Nguyễn ở đó Gia phả họ Nguyễnchép lại rằng ông võ tướng ấy là thuỷ tổ Sau khi mất ông được phong tướcquận công và ban huy hiệu Lưu quận công.
Tại làng Mật Thôn, họ Nguyễn phát đạt nhanh chóng Cháu nội Lưuquận công là Bật Lãng đậu hoàng giáp ở triều Lê, khi Lê chống Mạc, đóng đô
ở Thanh Hoá.Từ đời Bật Lãng về sau, họ Nguyễn trở thành một họ vừa cótruyền thống văn học, đồng thời là một dòng họ giàu có Nhiều người trong
họ thi đậu tam trường, tứ trường hoặc nạp thóc vào công khố để lấy phẩmhàm
Nguyễn Thiếp sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (tức năm 1723) tạilàng Mật, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, xứ Nghệ An (phủĐức Thọ tỉnh Hà Tĩnh) Đến đời Khải Định làng này lại đổi thuộc huyện CanLộc (nay là làng Mật Thôn,xã Kim Lộc,huyện Can Lộc)
Thân phụ Nguyễn Thiếp là cụ Quản Lĩnh Nguyễn Quang Trạch Thânmẫu ông là con gái của cụ Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, người cùng xã, ởlàng Trường Lưu Lúc bấy giờ, Nguyễn Huy là một dòng họ rất lớn, nổi tiếngkhắp vùng về lĩnh vực văn học Chính vì vậy, mẹ chính là người đầu tiên vàcũng là người trong suốt cuộc đời đã có ảnh hưởng sâu đậm đến việc làm nảy
nở và bồi đắp thêm vốn văn hoá cho tâm hồn Nguyễn Thiếp
Gia phả để lại cho thấy, gia đình Nguyễn Thiếp vốn có truyền thốnghọc tập Ông nội Nguyễn Bật Xuân rất ham học, chú ruột Nguyễn Hành đỗTiến sĩ Nguyễn Hành sinh ngày 24 tháng 01 năm Chính Hòa thứ 21 (1700)hiệu Nguyệt Khê, đỗ tiến sĩ năm 1733 làm quan đến chức Hàn Lâm, ĐôngCác hiệu thư Tuy nhiên ông là một người chỉ biết lấy sách làm thú vui, khôngtheo uy quyền cho nên dù làm quan nhưng vẫn không khá giả, thậm chí cònđem của nhà ra ăn Có lẽ đức tính này đã ảnh hưởng đến Nguyễn Thiếp saunày Năm 1740 dưới thời chúa Trịnh Doanh, Nguyễn Hành được cử làm Hiếnsát sứ ở Thái Nguyên Bây giờ chú 42 tuổi còn Nguyễn Thiếp 19 tuổi
Trang 35Nguyễn Thiếp lên Thái Nguyên theo chú học và làm bạn với em conchú là Kiều Dương Nguyễn Hành làm quan chánh chức nhưng công việcnhàn nhã, suốt ngày làm bạn với sách, với thơ chẳng khác gì thời còn làmquan trước đây cho nên có nhiều thời gian để chăm chút việc học của con vàcháu.
Trong gia phả chép về Nguyễn Thiếp "ông thiên tư sáng suốt học rộnghiểu sâu" Thời gian ở Thái Nguyên Nguyễn Thiếp được chú Nguyễn Hànhdạy dỗ chu đáo nhất
Ông ngoại, ông chú ngoại (Nguyễn Huy Quýnh), cậu ruột (NguyễnHuy Tự) đều học giỏi nổi tiếng và đỗ đạt cao Gia đình nề nếp với nhiềungười đỗ đạt đã có ảnh hưởng lớn đến tư chất cũng như phẩm cách con ngườiNguyễn Thiếp
1.3.Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Thiếp trước năm 1788.
1.3.1 Con đường học vấn.
Truyền thống hiếu học của gia đình, không khí đỗ đạt của quê hươnghẳn sẽ nung nấu trong con người Nguyễn Thiếp ý chí noi gương những bậctiền bối Thế nhưng, con đường học vấn của ông không hề êm ả mà đầy gậpghềnh, sóng gió
Nguyễn Thiếp sớm được tiếp xúc với nền học vấn Nho học Người
“khai tâm” cho ông không ai khác mà chính là người mẹ mà ông hết mực tônkính Bà vừa là người mẹ luôn gần gũi thương yêu các con hết mực, lại vừa làngười thầy nghiêm khắc dạy dỗ các con nên người
Về sau, Nguyễn Thiếp theo học cụ hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (chính
là thân phụ đại thi hào Nguyễn Du) Nhưng rồi việc học tập của ông khôngđược xuôi chèo mát mái, mà hết sức lận đận Gia đình ông không mấy khágiả, lại đông anh em Tất cả sự nghiệp học tập của các con đều trông chờ vàobàn tay tần tảo của người mẹ Bởi vậy, vừa đến tuổi thành niên ông đã phải xanhà theo chú là Nguyễn Hành (1701-?) lên Thái Nguyên học Chú của ông là
Trang 36một người nổi tiếng học giỏi, đỗ tiến sĩ năm Nguyễn Thiếp mười một tuổi.Hai năm sau, tai hoạ bỗng dưng ập đến khi người chú đột ngột qua đời Đây
là một cú sốc lớn làm suy sụp tinh thần Nguyễn Thiếp khi mà chú vừa làngười ông hằng yêu thương, kính phục; đồng thời đó cũng là chỗ dựa duynhất của ông nơi đất khách quê người Sau khi trải qua những ngày bơ vơ ởThái Nguyên, Nguyễn Thiếp tự tìm đường về Hà Nội Nhưng khi đến ĐôngAnh thì ông bị ốm nặng, may gặp được người tốt bụng giúp đỡ nên ông thoátchết Thế nhưng, họ chỉ có thể cứu sống được thể xác ông chứ không thể nàogiúp ông vực dậy được tinh thần, một loạt tai hoạ giáng xuống đã để lại trongông một di chứng trầm trọng, đó là một căn bệnh tinh thần mà ông gọi là
“bệnh cuồng” Trong “Hạnh Am ký” ông viết: “Tiên thế ta bị bệnh cuồng mà
ta lại bị, chắc là do khí huyết di chuyển, ta tự bảo mình từ biệt việc đời vào ẩnnáu trong rừng núi kẻo sợ bệnh không khỏi hẳn” Theo lời ông kể lại thì khibệnh phát, đầu óc hoang mang, làm gì cũng không biết Đối với một ngườiham học như ông chứng bệnh này thực sự là một tai hoạ ghê gớm
Nhưng rồi Nguyễn Thiếp đã tự đấu tranh tư tưởng, kiềm chế bệnh tật,
nỗ lực học tập Việc học ngày xưa, muốn thi đỗ phải đọc nhiều, nhớ nhiều,
“Thi thiên, phú bách, văn sách ngũ thập”, nghĩa là phải học thuộc lòng mộtnghìn bài thơ, một trăm bài phú, năm mươi bài văn sách Với cách học sách
vở ấy, đối với một người có đầu óc bình thường đã hết sức vất vả, huống chivới một người bị bệnh cuồng như Nguyễn Thiếp thì càng đòi hỏi một sự nỗlực ghê gớm ấy vậy mà ông đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thi đỗHương giải khoa Quý Hợi, đời Lê Cảnh Hưng (1743) Đó là một kết quảxứng đáng của cả một quá trình đấu tranh kiên cường chống lại bệnh tật củamột con người có nghị lực phi thường
Sau khi đỗ Hương giải, Nguyễn Thiếp về nhà chú tâm nghiên cứu sách
Lý học (là phép học của đời Tống, Minh gồm tượng số học, Tống học, Tâmhọc [37,141]), Tứ thư, Ngũ kinh đại toàn, lý giải những ý nghĩa sâu sắc của
Trang 37Khổng giáo Với mong muốn trở thành một giáo sĩ về đạo Khổng như ChuVăn An đời Trần Nếu như các nhà Nho khác đọc sách thưởng để phục vụđường khoa cử, mà thực chất chưa chắc đã hiểu thấu đáo ý nghĩa của nó, thìNguyễn Thiếp lại ngưỡng mộ đạo Khổng một cách rất chân chính Khôngphải chỉ tìm hiểu về đạo Khổng trên phương diện lý thuyết như thông thường,Nguyễn Thiếp còn vận dụng những tư tưởng đó vào cuộc sống để khuyên rănngười đời Chuyện kể rằng, năm Nguyễn Thiếp 26 tuổi, trong chuyến ra Bắc,ông gặp hai cha con ông già ở ẩn trên núi Chung Sơn, nhưng không hợp nhaunên thường lục đục Thấy vậy Nguyễn Thiếp bèn thay lời con từ tạ cha khiếnhai cha con hiểu nhau hơn và từ đó trở nên hoà thuận Có những người mắcchứng ham mê tửu sắc, nhờ được cụ lấy đạo đức ra “chữa” mà “khỏi bệnh”.
Tưởng rằng Nguyễn Thiếp sẽ tiếp tục theo đuổi con đường khoa cửnhưng rồi chán nản trước cảnh loạn lạc của thời cuộc, Nguyễn Thiếp khôngchịu đi thi Hội “Mỗi lần xuân vi (thi Hội) thì cãi nhau không dứt Tả tướng(Nguyễn Nghiễm) nói đi nói lại bảo với ông rằng: Đỉnh Hương (bổng lộc) còndành đó chỉ một mình không chịu nghe sao ? Ông đáp: ấy là đối với hànhthạch (làm quan), tôi vốn không có bụng mà thôi [22,89] ít lâu sau ông lấy vợ
là bà Đặng Thị Nghi, con gái trưởng Thái Lộc Đặng Thái Băng ở Uy Viễn,Nghi Xuân
Sau nhiều lần chần chừ, lưỡng lự, đến năm Mậu Thìn (1748), thầy giáocủa Nguyễn Thiếp là cụ Nguyễn Nghiễm, lúc bấy giờ đang làm Hiệp trấnNghệ An, vì muốn Nguyễn Thiếp ra làm quan nên thúc giục ông đi thi Hội
Vì thế Nguyễn Thiếp có tham gia Lần này Nguyễn Thiếp đậu hội thi Tamtrường nhưng không trúng cách Ông liền trở vào Bố Chính (miền bắc sôngGianh bây giờ) để dạy học và cũng là một kiểu chờ thời của nho sĩ xưa Thựcchất lần đi thi này với Nguyễn Thiếp chỉ là miễn cưỡng nên có thể ông khôngdồn hết tâm huyết Cùng lúc đó căn bệnh hiểm nghèo cũ (bệnh cuồng) lại táiphát hành hạ Nguyễn Thiếp đến hàng tháng trời Sau khi dưỡng khỏi bệnh,
Trang 38Nguyễn Thiếp quyết định từ bỏ mộng khoa cử tìm đường trở về nhà chăm chúđọc sách, ngẫm nghĩ về đạo, phó mặc chuyện thời thế Lần này ông quan tâmđến chuyện ẩn dật, kính phục những bậc tiền nho.
Đến năm Bính Tuất (1866, Nguyễn Thiếp 44 tuổi), Nguyễn Nghiễm lạicho gọi Nguyễn Thiếp ra Thăng Long để tiếp tục tham gia khoa thi Hội Đểchiều lòng người thầy của mình, Nguyễn Thiếp lặn lội ra Bắc lần nữa Nhưngkhi ra đến Bắc Hà, viện cớ trời mưa to gió lớn, cụ từ chối vào trường Xoayquanh chuyện bỏ thi của Nguyễn Thiếp còn truyền lại một câu chuyện khá ly
kỳ cho đời sau rằng:
Lần đi thi Hội đó, Nguyễn Thiếp đi cùng với một người bạn Khi haingười đến bến đò Ghép phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoá, người lái đò quần áo chỉnh
tề vội chạy đến vái chào, thưa: “Xin mời hai quan Nghè lên đò”, hai ngườihỏi tại sao lại làm quan Nghè, người lái đò liên thưa: “Tối hôm qua tôi nằmmộng thấy thần làng gọi bảo phải quét đò sạch sẽ, mai có hai quan Nghè quasông Sáng nay tôi dậy sớm, tát hết nước, rửa đò, đợi một lúc thì hai quan đến.Bởi vậy, tôi biết hai ngài là hai quan Nghè.” Người bạn nghe nói vậy thì hớn
hở, còn Nguyễn Thiếp lại tư lự Ông nhìn vào đò thấy khô ráo, nhớ đến câu
“tát hết nước” cho là điềm xấu Ông nói với người lái đò: “Anh tát hết nướctrong đò, vận nước chắc là nguy Thôi ta không đi thi nữa, nói rồi ông trở về.Người bạn kia đi thi quả đỗ Tiến sĩ Còn vận nước sau đó cũng rơi vào thếhỗn loạn
Từ đó về sau, Nguyễn Thiếp không đi thi lần nào nữa Mặc dù không
đỗ đạt cao nhưng ông là người có thực tài, đức độ, giàu khí khái nên có uy tíntrong xã hội rộng lớn, được nhân dân trong vùng kính nể
Trang 39làm quan của cụ có sự tác động của Nguyễn Nghiễm – người thầy từ lâu vẫnluôn dõi theo bước đường lập danh của Nguyễn Thiếp.
Mặc dù trong thâm tâm, Nguyễn Thiếp không nguôi ý định ở ẩn, nhưng
là một trụ cột trong gia đình, gánh trên vai trách nhiệm nuôi mẹ già, con thơvới một gia cảnh khốn khó nên Nguyễn Thiếp buộc phải “một người vì mọingười” mà từ bỏ chí riêng Điều đó âu cũng là một nỗi khổ luôn đeo đẳngtrong thâm tâm ông khi mà làm quan không phải là sự thôi thúc của ý chí áiquân trạch dân như với Nguyễn Trãi trước đây; càng không phải bởi “dẫmphải bã vinh hoa”; mà Nguyễn Thiếp buộc phải chấp nhận làm quan như làmột cách để “kiếm kế sinh nhai” Vả lại, chức quan ấy dù sao cũng thích hợpvới mong muốn được dạy học của ông
Mang tiếng làm quan nhưng Nguyễn Thiếp sống rất thanh bạch, đúngvới cốt cách của một nhà Nho Ông chỉ hưởng đúng phần lương được cấp,không bao giờ lợi dụng chức quyền để trục lợi, vơ vét của dân như đa số bọnquan lại trong triều lúc bấy giờ Do vậy, so với trước đó, đời sống của ôngkhông mấy thay đổi Điều đáng nói là, từ khi đặt chân vào chốn quan trường,ông có điều kiện tận mắt chứng kiến cảnh quan lại tranh giành ngôi báu quyếtliệt trong triều, cảnh giặc giã nổi dậy khắp nơi, cảnh dân tình lầm than đóikhổ Vì vậy, ông càng trở nên bi quan, chán nản trước thời thế Nhưng vì điềukiện hoàn cảnh bó buộc nên Nguyễn Thiếp vẫn chưa thể từ quan ngay lúc ấy
Sau một thời gian đến năm 1762,Triều đình cử ông làm tri huyệnThanh Chương Khi thư và sắc được mang tới, ông buồn bã than rằng: “Takhông có ý làm quan, nay lại lấy chức tri huyện buộc nhau chăng?” [8,493].Ngay từ đầu đã tỏ thái độ thờ ơ với chốn quan trường nên lần này dù giữ chứcquan to hơn trước Nguyễn Thiếp cũng chẳng tỏ vẻ mặn mà gì hơn NguyễnThiếp làm quan mà chẳng khác nào ở ẩn vì ông đã có nhà ở núi Thiên Nhẫn
và vẫn thường xuyên lui về nghỉ ngơi ở đó Thế nên ông càng muốn nhanhchóng từ chức
Trang 40Đến năm Mậu Tý (1768), lúc đó Nguyễn Thiếp 46 tuổi, ông quyết địnhcáo quan Trong “Hạnh Am ký” ông có viện cớ rằng: “đi lại khó nhọc, khôngmấy tháng ngồi yên, bệnh cũ trở lại nên xin về” [8, 505] Tuy nhiên, nguyênnhân sâu xa và cũng là động cơ chính khiến ông từ quan chính là các cuộckhởi nghĩa, trong đó đáng nói nhất là khởi nghĩa Lê Duy Mật.
Lê Duy Mật là nạn nhân trực tiếp của sự lộng quyền của chúa TrịnhGiang Cha ông vốn là vua Lê Dụ Tông từng bị chúa Trịnh ép buộc từ ngôi.Anh Trai là Lê Duy Phương bị sát hại Uất ức vì mối thâm thù, Lê Duy Mật
đã cùng một số hoàng thân nổi dậy chống lại triều đình Sau nhiều đợt tấncông bị nhà Trịnh đánh lui, nghĩa quan Lê Duy Mật kéo vào vùng Hương Sơn– Thanh Chương, là nơi Nguyễn Thiếp đang trấn giữ Trong thâm tâm,Nguyễn Thiếp nhận thấy, khởi nghĩa Lê Duy Mật là có tính chính nghĩa (đánhnhà Trịnh, khôi phục nhà Lê) Nhưng lúc ấy, Nguyễn Nghiễm – thầy giáo củaông – lại được triều đình sai đi dẹp loạn Điều đó đặt ông vào tình thế khó xử
“làm việc cũng không chính đáng, can gián cũng không ăn thua mà có lẽ còn
bị liên luỵ” [8,507] Bởi vậy, Nguyễn Thiếp quyết định cáo quan về ở ẩn
Nguyễn Thiếp làm quan cho nhà Lê (nhưng thực quyền là nằm trongtay nhà Trịnh) trong khoảng 13 năm, nhưng không có điều kiện thi thố tàinăng, ông chỉ xem đó là phương tiện mưu sinh bất đắc dĩ Và đó cũng làkhoảng thời gian nhàm chán, vô nghĩa nhất đối với ông Chỉ đến khi hợp tácvới triều đình Quang Trung, như cá được về với nước, Nguyễn Thiếp có dịpthể hiện vốn học vấn uyên thâm của mình với những cống hiến to lớn vẫn cònlưu lại dấu ấn cho hậu thế
1.3.3 Thời gian ở ẩn
Một thanh niên như Nguyễn Thiếp, mới hai mươi tuổi thi lần đầu đậuHương giải (cử nhân), đường công danh trước mắt đầy hứa hẹn; nếu chú tâmtheo nghiệp khoa cử chắc sẽ đỗ đạt cao Thế mà, không hiểu sao trong phút