1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đóng góp của la sơn phu tử nguyễn thiếp đối với lịch sử dân tộc

101 704 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 27,61 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI HAI DONG GOP CUA

LA SON PHU TU NGUYEN THIEP DOI VOI LICH SU DAN TOC

CHUYEN NGANH: LICH SU VIET NAM MA SO: 60.22.54

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC LICH SU Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYÊN QUANG HỒNG

Trang 2

Loi Cam on

Để hoàn thành được bản luận văn này trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thầy

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Nam Kim- Nam Đàn — Nghệ An, UBND xã Kim Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh đã giúp tôi trong việc thu thập tài liệu

Nhân địp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, phòng đào tạo Sau đại học, trường Đại học Vinh, thư viện Nghệ An, cùng gia đình và bạn bè đã cung cấp tài liệu, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này

Trang 3

MUC LUC

Trang

2N 1

1.Lý do chọn đề tài - 5c s12 21 211211211211211211211211111121 2111 errey 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ¿+ 2s x2 1212712117121 21.211 cre 2

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2: 25c ©5z2cxcczscres 4

lô) 0u 0a 5

6 Bố cục của luận văn -¿-cc tt E221 11EE121E111211151111111111111151 11111 cEe 6

Nội đỈUHE TH TH TH ch TT TH HT TT TT TC Hà HH 7

Chương 1 Khái quát hoàn cảnh lịch sử, Quê hương

và gia tộc Nguyễn ThiẾp se 5c tt E211 1122121 re 7

1.1 Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII 2- 2 5s2EeEeEEeEEtrEerrerrerrrres 7

1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Đàng Ngoài . -: 7 1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Đàng Trong - 13

1.2 Vài nét về quê hương, gia tỘC - 5:55: 5222 EcEx2EEeEEerkrrrrerree 16

1.2.1.Quê hương huyện Can LỘC - 5c 3c + 3+ Esvrsrrsersrereree 16

1.2.2 Vùng đất Nam Kim- Nam Đàn- Nghệ An, nơi Nguyễn thiếp sinh sống 20 1.2.3 Gốc tích gia thế -. - + + 2xx EE212211711212121211211211211211 212C 25 1.3.Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Thiếp trước năm 1788 31

1.3.1 Con đường học vấn - 5: 2s s2 2212212121212 2222 xe 31

1.3.2 Chặng đường làm qua1 -ó- ó1 3261211 91 91 111911511511 1 key 34

1.3.3 Thời gian ở ân . -2+c22k t2 E1 2112712211112 1111k 36

¡1 44

Chương 2: Những đóng góp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đối với

Lịch sử và Văn hóa AGN LỘC .- 55533223 EEEEE+++seeeekeeessseese 45

Trang 4

2.1.1 Chính trỊ, Quân sự -. c St 12t 1211 1331111111111 81111 1k rrkg 45

2.1.2 Đóng góp trong việc xem đất đóng đô + 52+ss+z+xzzzrssrez 49

Trang 5

Mo Dau 1.Lý do chọn để tài

1.1.Về mặt khoa học

Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc thế kỷ XVIII là một trong những thế kỷ có nhiều biến động nhất Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng, mâu thuẫn giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội cả Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày càng sâu sắc, các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nỗ ra trong đó đỉnh cao là phong trào nông đân Tây Sơn Nền thống trị của chúa Nguyễn ở đàng Trong và Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài lần lượt sụp dé, tiếp đó là kháng chiến chống ngoại xâm, vương triều Tây Sơn thành lập rồi khủng hoảng, Nguyễn Ảnh từng bước khôi phục lại vương nghiệp của

dòng họ Nguyễn Nhưng trong chính bối cảnh lịch sử đầy biến động ấy dân tộc ta lại sinh ra không biết bao anh hùng hào kiệt như: Phan Huy Chú, Ngô Thì Nhậm, Lê Hữu Trác, Quang Trung La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một danh nhân nỗi tiếng trong thời đại ấy

Cuộc đời và sự nghiệp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, cho đến nay vẫn có nhiều cách đánh giá, nhìn nhận chưa thống nhất Do đó, thực hiện đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ tổng hợp một cách khá đầy đủ các tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật lịch sử khá đặc biệt này

Thứ nhất, nhằm nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về một nhân vật lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp của ông không chỉ có ảnh hưởng đối với quê hương đất nước ở thế kỷ XVIII mà còn có ảnh hưởng cho đến hôm nay và tận mai sau trên cả phương diện tài năng và đức độ

Trang 6

v,v Thực hiện điều này ching t6i hy vong sé khoa ldp duge nhiing khoang trống của các nhà nghiên cứu trước đây về nhà văn hoá Nguyễn Thiếp và rút ra những đánh giá khách quan về nhân vật lịch sử nỗi tiếng này

Thứ ba, ngoài phần nghiên cứu đánh giá những đóng góp to lớn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đối với lịch sử dân tộc chúng tôi còn giành một phần nội dung của đề tài để nghiên cứu sự đánh giá và tôn vinh của các thế hệ từ thế ký XVIII đến đầu thế kỷ XXI Đây là một trong những nét mới khi nghiên cứu về La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

1.2 Về mặt thực tiễn

Để nghiên cứu một cách có hệ thống toàn điện về cuộc đời và sự gnhiệp của Nguyễn Thiếp, chúng tôi dành một phần nội dung để nghiên cứu về bối cảnh quê hương đất nước, gia đỉnh, dòng họ, trước những thăng trằm

của lịch sử dân tộc Do đó, thực hiện đề tài góp phần nghiên cứu về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cư dân Can Lộc nói riêng và Nghệ An nói chung trong suốt thế kỷ XVIII

Đề tài tập hợp một khối lượng khá lớn tư liệu liên quan đến bối cảnh lịch sử, cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Thiếp, do đó tiện cho việc nghiên cứu về ông cũng như nghiên cứu về lịch sử Can Lộc

Là một giáo viên giáng dạy lịch sử ở trường Trung học phổ thông, chúng tôi hy vọng công trình này sẽ giúp tôi và đồng nghiệp trong việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương

Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đóng góp của La Sơn Phu Tứ Nguyễn Thiếp đối với lịch sử dân tộc” làm luận văn thạc sỹ khoa học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn để

Trang 7

Trong số các công trình nghiên cứu về Nguyễn Thiếp, đầu tiên phải kể đến, đó là tác phẩm "La Sơn phu tử" của tác giả Hoàng Xuân Hãn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003) đó là một công trình lớn nghiên cứu khá đầy đủ, tỉ mỉ, về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp Đặc biệt tác gia đã tiếp cận được với nhiều nguồn sử liệu gốc có giá trị về tính xác thực, đồng thời tác giả đã dịch nhiều tác phẩm thơ văn từ chữ Hán Tuy nhiên cách bố cục và sắp xếp thời gian lại gây khó hiểu đối với lớp trẻ hiện nay Dù vậy đây cũng là công trình có giá trị nhất, là căn cứ cho nhiều dé tai sau nay khi nghiên cứu về Nguyễn Thiếp

Tác giá Phạm Hồng Phong chủ biên cuốn "Lịch sử xã Nam Kim" NXB Nghệ An(xuất bản 2003) đã viết về điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thống

lịch sử văn hóa, đời sống của nhân dân xã Nam Kim, vùng đất Nguyễn Thiếp dành phần lớn cuộc đời mình nơi đây, có thể nói nơi đây là quê hương thứ hai gắn bó với Nguyễn Thiếp cho đến những năm tháng cuối đời và là nơi ông yên nghỉ muôn đời

Với Cuốn "Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp" của tác giả Nguyễn Sỹ Cần (Nxb Nghệ An, 1998) đã đề cập chủ yếu đến sự nghiệp thơ ca Nguyễn Thiếp, qua đó bố sung một số nguồn tài liệu mới được phát hiện

Với tác phẩm "Chu Văn An, Nguyễn Binh Khiêm, Nguyễn Thiếp ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam" của tác giả Trần Lê Sáng (Nxb Giáo dục, 1990) nêu lên những đóng góp của Nguyễn Thiếp trên lĩnh vực giáo dục cùng những bổ sung về các truyền thuyết trong dân gian về Nguyễn Thiếp còn lưu lại đến ngày nay Tác phẩm là sự tôn vinh một số nhà giáo xuất sắc trong lịch sử giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến

Trang 8

Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến danh nhân La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp một cách đầy đủ, trọn vẹn, có hệ thống Đây là một vấn đề khá phức tạp bởi nó liên quan đến nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau Mặt khác khi tìm hiểu về vấn đề này lại gặp nhiều khó khăn về sự hạn chế của nguồn tài liệu Dù vậy các công trình trên là cơ sở hết sức quan trọng cho chúng tôi tập hợp, tìm hiểu và hoàn thành đẻ tài nghiên cứu khoa học của mình

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tai e_ Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những đóng góp của Nguyễn Thiếp đối với dân tộc được thể hiện trên nhiều lĩnh vực

©_ Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài dừng lại ở những đóng góp của Nguyễn Thiếp đối với đân tộc Việt Nam

e_ Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thông qua nguồn tư liệu chúng tôi phân tích và trình bày một cách hệ thống nội dung chính sau đây:

- Những tác động bên ngoài liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp như: Hoàn cảnh lịch sử, quê hương và gia tộc

- Những đóng góp của Nguyễn Thiếp đối với phong trào Tây Sơn, với văn hoá, giáo dục

- Đóng góp của ông đối với miền quê nơi ông sinh sống và lập nghiệp

-_ Những bài học mà Nguyễn Thiếp đề lại cho hậu thé 4 Nguôn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Để phục vụ nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sưu tầm tập hợp các nguồn tư liệu có liên quan đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng với đền thờ, khu mộ của ông

- Tác phẩm “ La Sơn Phu Tử” của Hoàng Xuân Hãn - _ Gia phả dònh họ Nguyễn Thiếp

-_ Hồ sơ di tích lịch sử- văn hoá Nguyễn Thiếp tại Can Lộc, Hà Tĩnh - _ Tài liệu thông sử viết về lịch sử Việt Nam thời cận đại

- _ Các hỗ sơ di tích lịch sử văn hoá- địa phương

-_ Kế thừa và phát triển những công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giá đi trước về những vấn để có liên quan

- Chúng tôi còn tham khảo thêm trên mạng Intenet

-Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với công tác đi thực tế , trực tiếp tham quan, ghi chép về đền thờ, khu mộ Nguyễn Thiếp

*Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp truyền thống là: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgich, kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung đề tài Ngồi ra chúng tơi còn tiến hành khảo sát hiện trường lịch sử, điều tra xã hội học

5 Đóng góp của luận văn

Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp trên những khía cạnh : Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hoá lớn,quê hương nơi ông sinh cơ lập nghiệp

Thông qua nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, rút ra những đánh giá, nhận xét về cuộc đời của một nhà văn hoá mà ảnh hưởng của ông đối với quốc gia dan tộc không dừng lại ở thế kỷ XVII

Trang 10

Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy về truyền thống văn hoá dân tộc hay lịch sử địa phương

Luận văn còn có tác dụng bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, biết học tập, biết noi gương, biết trân trọng và nhớ ơn những người có công với dân voi nude

Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện cuộc vận động: “ Uống nước nhớ nguồn”, Luận văn chúng tơi hồn thành là một đóng góp thiết thực trong phong trào ấy

6 Bồ cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm có 3 chương:

Chương I Khái quát hoàn cảnh lịch sử, quê hương và gia tộc Nguyễn Thiếp

Chương 2 Những đóng góp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đối với Lịch sử và Văn hóa dân tộc

Trang 11

Noi dung

Chuong 1 Khai quat hoàn cảnh lịch sử, Quê hương và gia tộc Nguyễn Thiếp

1.1 Bối cánh lịch sứ cuối thế kỷ X VIHII

1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Đàng Ngoài

Đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam từng bước lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng Sau khi vua Lê Túc Tông qua đời, nội bộ triều Lê lục đục, rối ren bởi sự tranh giành quyền lực diễn ra gay gắt, quyết liệt Chưa bao giờ chính quyền phong kiến Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn đã đưa lên rồi lại nhanh chóng hạ bệ đến mấy ông vua Nhà Lê suy sụp dần tạo điều kiện cho nhà Mạc tiếm quyền, lộng hành Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, dựng lên nhà Mạc Sự lên ngôi ấy mang tính chất ăn cướp nên không nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tắng lớp nhân dân Kế từ đó đất nước liên tục bị chấn động dữ dội bởi những cuộc nội chiến ác liệt

triền miên Cục diện Năm Bắc triều chưa chấm dứt thì cục diện Đàng Ngoài - Đảng Trong lại nổi lên Không khí chết chóc, thê lương bao trùm khắp cõi

Năm 1592, sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt và dai dang, Nam Triéu đã đánh bại được Bắc Triều giành quyền thống trị đới với hầu hết các địa phương trong cá nước lúc bấy giờ Sử cũ gọi thời kỳ này là thời “Lê trung hưng” Thế nhưng từ đây quyền lực của vua Lê dần rơi vào tay của Nguyễn Kim, rồi chẳng bao lâu sau lại chuyển sang tay con rễ của ông là Trịnh Kiểm Hơn hai thế kỷ liền nhà Trịnh làm mưa làm gió trên vũ đài chính trị, danh nghĩa là vua Lê mà thực quyền là Chúa Trịnh Chính sự rối bời lên đến đỉnh

điểm

Trang 12

đưa người này lên, đặt người kia xuống Các vua Lê thời kỳ này trở thành nạn nhân của nhiều vụ sát hại: Lê Anh Tông (1566 — 1573), Lê Kính Tông (1599 — 1619), lê Đề Duy Phương (1729 — 1732) Điều đáng nói là cuộc thanh trừng đẫm máu không chỉ có xảy ra từ phía Phủ Chúa đối với cung Vua mà còn diễn ra quyết liệt ngay trong chính nội bộ Phủ Chúa Những cảnh “nồi đa nấu thịt ?diễn ra liên miên khiến triều đình không lúc nào yên ôn Khi mà đạo làm vua, đạo làm chúa bị rẻ rúng thì hắn nhiên đạo làm quan cũng chắng thể được coi trọng Trong triều đình liên tục diễn ra cảnh chia bè kết cánh, vu oan giáng hoạ và hãm hại lẫn nhau Trên mục ruỗng dẫn đến dưới bại hoại, cương thường đạo lý bị xói mòn, nhường chỗ cho những tham vọng nắm giữ quyền lực ngày càng lấn tới

Dau thé ky XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng, Suy vong biểu hiện trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hoá giáo dục

-_ Về Kinh tế

Trang 13

vo cay, bắt chuột đồng mà ăn, có khi ăn thịt lẫn nhau” Nông dân làng xã buộc phải rời làng, lưu tán khắp nơi kéo dài trong suốt thế kỷ XVIII Đây là tình trạng chung của xã hội đàng Ngoài từ miền xuôi đến miền ngược

Trong khi nền nông nghiệp sa sút nghiêm trọng thì nền thương nghiệp cũng theo chiều hướng suy giảm dần Nguyên nhân chính là do sau khi cuộc nội chiến kết thúc, nhu cầu quân sự không còn quan trọng như trước nữa thì nhà nước phong kiến không còn mặn mà với phương tây nữa Những khó khăn trở ngại về luật lệ phiền phức, sự độc quyền cùng thái độ lam tham vô nguyên tắc của hàng ngũ quan lại thừa hành làm cho các lái buôn nước ngoài nản chí, họ tìm cách rút dần khỏi thị trường nước ta Giữa lúc đó thì thị trường không lồ Trung Quốc được mở cửa, lái bn nước ngồi lần lượt nhảy sang Trung Quốc, nước ta bỏ qua những cơ hội để phát triển kinh tế thương nghiệp

Đứng trước thực trạng xã hội đó, chúa Trịnh Doanh ban hành nhiều chính sách với hy vọng sẽ khôi phục được nền kinh tế, ồn định chính trị như đưa nhân dân phiêu tán trở về quê làm ăn, chính sách ban cấp ruộng đất, tu bổ đê điều song vẫn còn quan liêu, chính sách nhà nước đề ra nhưng công việc cụ thể lại bỏ mặc cho quan lại địa phương nên kết quả của những chính sách đó không có hiệu lực Nền nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp vẫn không thé phát triển được Ruộng đồng bỏ hoang, đê điều hư hỏng nặng, nông dân phiêu tán chết đói tràn lan Các cảng thị một thời sầm uất như Thăng Long, Phố Hiến nay nhanh chóng lụi tàn, phố phường không còn tấp nập cảnh kẻ mua người bán như xưa

-_ Về Chính trị

Trang 14

dựng đền đài cứ liên miên Trong phủ tuỳ chỗ điểm xuyết bày vẽ hình núi non bộ trông như bến bể đầu non” Chua Trinh lao vào ăn chơi sa đoạ

- Vé mat Van hoa

thế kỷ XVIII là thế kỷ có nhiều chuyển biến lớn về tư tưởng Tư tưởng Nho giáo ngày càng suy vi do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, sự tranh chấp giữa các thế lực, phe phái phong kiến cũng như sự ảnh hưởng ngày càng tăng của quan hệ hàng hoá tiền tệ Tôn ti trật tự xã hội không còn như trước Bộ máy quan lại bị đồng tiền chỉ phối một cách sâu sắc

Phật giáo và đạo giáo tiếp tục được phục hồi và phát triển Chúa Trịnh tổ chức cho xây dựng lại nhiều chùa chiền, cấp ruộng đất thêm cho nhà chùa Nhiều chùa lớn được chúa Trịnh cùng nhiều quan lại bỏ tiền của ra, điều động nhân lực vào xây dựng như Quỳnh Lâm, Tây Phương

Cùng với Phật giáo thì Đạo giáo ở thế kỷ XVIII cũng được truyền bá rộng rãi Nhiều đapo quán ở Thăng Long, Lạng Sơn được xây dựng nên để thoả mãn một phương điện tín ngưỡng của nhân dân Nhiều nho sỹ nồi tiếng cũng theo Đạo giáo như: Lê Quy Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích

Ngoài các học thuyết tư tưởng và tôn giáo cổ truyền nói trên thì Thiên chúa giáo thời kỳ này cũng có điều kiện mở rộng được du nhập từ thế kỷ XVI, trong suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII các giáo sỹ Phuong Tay ráo riết hoạt động truyền bá Từ thế kỷ XVII Thiên chúa giáo đã trở thành một tôn giáo mới tồn tại ở Việt Nam song do tôn giáo mới này xa lạ với giáo lý truyền thống thêm vào đó nó lại gắn liền với gót chân của kẻ xâm lược nên ít người thiện cảm và bị chính quyền ngăn cán, cắm đoán Nửa cuối thế kỷ XVIII chính quyền đàng Trong cũng như Đàng Ngoài thi hành chính sách cấm đạo Thiên chúa hết sức nghiệt ngã Nhiều giáo đường bị đốt phá, giáo sỹ bị bắt, bị giết hoặc bị trục xuất

Trang 15

Thế kỷ XVIII giáo dục Đàng ngoài xuống cấp Tư tưởng nho giáo ngày càng suy giảm nên thi cử cũng sa sút dần, khoa cử không còn mang tính nghiêm túc Sinh đò chạy theo danh lợi mà đua nhau vào trường thi , cảnh “ người ta đạp nhau chết ở trường thï” như Lê Quý Đôn ghi chép không phải là xa lạ.Bởi việc mua bán văn bằng, học vị công khai có chủ trương của nhà nước: Ai nộp tiền ba quan được vào dự thi Hương mà không cần thi khảo hạch Vì vậy mà “ Người làm ruộng, người đi buôn, cho chí người hàng thịt, người bán vặt cũng đều làm đơn, nộp tiền xin đi thi cả” [32,19] Cảnh thi cử bằng con đường mua bán đã gây ra lộn xộn ở chốn quan trường Quan trường coi nhẹ kỷ cương, tình trạng chạy chọt, gửi gắm diễn ra nhan nhản khắp nơi, người đậu đạt phần nhiều không có thực học Chúa Trịnh còn cho phép thu tiền thông kinh làm cho tình trạng mua bán học vị ngày càng tràn lan không cần che đậy Những kẻ leo lên làm quan được thể tìm mọi cách vơ vét làm giàu

- Về Xã hội

Khủng hoảng bao trùm xã hội Đàng Ngoài, tác động đến tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong đó nông dân là tầng lớp chịu tác động nhiều nhất Quan trên vô đạo thì bọn cường hào ác bá trong khắp mọi xã thôn lại càng mặc sức tung hoành Chưa bao giờ thân phận của người dân thấp cỗ bé họng bị đày đoạ khổ nhục đến vậy Đời sống của nhân dân càng rơi vào bế tắc khi nạn đói xây ra liên tục trong nhiều năm nhiều nơi vừa bị mắt mùa vừa bị dịch bệnh hoành hành Nhân dân rên xiết trong su khén quan, tình trạng dắt díu, bồng bế nhau đi ăn xin diễn ra tràn lan, người chết đói ngồn ngang day đường, người sống sót cũng chí còn là cái bóng vật vờ

Trang 16

khí nổi dậy Khởi nghĩa nông dân bùng nổ là biểu hiện cao nhất của khủng hoảng chính trị- xã hội

Những cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài bắt đầu nỗ ra âm ỉ và liên tục từ cuối thế ký XVII cho đến năm Kỷ Mùi (1739) Phong trào khởi nghĩa nơng dân Đàng Ngồi thực sự bùng lên thành cơn bão táp với những tên tuổi tiêu biểu: Khởi nghĩa Nguyễn Tuyển- Nguyễn Cử (1739 -1741) ở Ninh Xá, khởi nghĩa của Vũ Đình Dung(1740) ở Sơn Nam Hạ, v.v Sau năm

1741 phong trào nông dân dồn lại trong 4 cuộc khởi nghĩa kéo dài đó là: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 — 1751) hoạt động ở Việt Trì sau đó chiếm vùng núi Tam Đảo, ông tự xưng là Thuận thiên khải vận đại nhân lay núi Ngọc Bội ( giữa hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên — Vinh Phúc) làm đại đồn

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (quận He) ở Hải Dương, An Quảng, Kinh Bắc, Nghệ An từ năm 1741 đến năm 1751

Khởi nghĩa Hồng Cơng Chất hoạt động ở Sơn Nam Hạ (vùng Hưng Yên Cũ và Thái Bình) từ năm 1739 đến năm 1750, sau đó chuyển lên Hưng Hoá hoạt động cho đến năm 1769

Khởi nghĩa Lê Duy Mật (còn gọi là Hồng Mật), ơng vốn là hoàng thân con vua Lê Dụ Tông, hoạt động ở Thanh Hoá, Nghệ An từ năm 1738 đến năm 1779

Trang 17

thuộc nhiều thành phần khác nhau Có người là những lãnh tụ nông dân thuần tuý, có người là nho sĩ bất mãn, lại có người là tôn thất nhà Lê Điều đó chứng tỏ xã hội đã bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng

Nghệ An, Hà Tĩnh nơi Nguyễn Thiếp sinh ra và lớn lên cũng nằm trong bối cảnh lịch sử chung đó của dân tộc

1.12 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Đàng Trong

Đàng Trong thuộc phạm vi thống trị của họ Nguyễn Do những ưu thế của đất đai Đàng Trong đã giúp các chúa Nguyễn giữ được tinh trạng ổn định xã hội một thời gian khá đài Nhưng rồi những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong kiến cũng phát huy tác dụng vào giữa thế ký XVIII Giữa thế kỷ XVIII xã hội Đàng Trong lâm vào khủng hoảng toàn diện mà biểu hiện rõ nét nhất là trên lĩnh vực kinh tế và chính trị — xã hội

- — Về Kinh tế,

Trang 18

Đàng Trong không có mỏ đồng nên thứ nguyên liệu này phảI nhập khâu hoàn toàn khi ngoaih thương suy giảm, đồng dùng để đúc tiền cũng không đủ Năm 1746, Nguyễn Phúc Khoát đã cho đúc tiền bằng kẽm đề lưu thông Hoj Nguyễn lại cho phép tư nhân được đúc tiền để thu lợi Kết cục đã gây ra tình trạng rối loạn tiền tệ mà sử gọi là “ nạn tiền hoang” hoành hành ở đàng Trong suốt mấy chục năm

Trong tình hình ngoại thương suy thoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hàng hoá thì sự rối loạn hệ thống tiền tệ đã dẫn tới nạn đầu cơ tích trữ, làm ngưng trệ hoạt động lưu thông các đô thị vừa mới hưng thịnh như Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn dần dần lụi tàn

Sự suy thoái kinh tế thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp Tình trạng chấp chiếm ruộng đất xây ra thường xuyên, chế độ tô thuế nặng nề phiền phức, mà chế độ thuế khoá thì có hàng trăm loại Nhà nước cần gì thì đặt ra thứ thuế đó để thu Ruộng đất tập trung vào tay Địa chủ, quan lại nhhũng nhiễu, hạch sách nhân dân Nhân dân Đàng Trong khổ sở trăm bề Bên cạnh đó các ngành thủ công nghiệp, khai thác lâm sản cũng sa sút Kinh tế đàng trong lâm vào tình trạng đình đốn, suy thoái nghiêm trọng

-Về chính trị

Đến cuối thế kỷ XVIII bộ máy nhà nước quân chủ quan liêu Đàng Trong trở thành bộ máy ăn bám vô cùng nặng nề Bất lực trước tình trạng kinh tế suy thoái, chính quyền Đàngtrong tỏ ra bàng quan, chỉ biết chăm lo củng cố quyền lực và lợi ích riêng của mình Năm 1744 Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân Quan lại thối nát, phân chia bè cánh, đua nhau ăn chơi xa xi bang tiền thu được từ tham nhũng hay bóc lột nhân dân

Trang 19

cũng lu mờ dần Việc giáo dục Đàng Trong không được thịnh hanh nhu Dang Ngoài nhưng nhà nước vẫn lấy Nho giáo làm trụ cột Phật giáo được các chúa Nguyễn sùng bái nên đã cho xây dựng nhiều chùa chiền có quy mô lớn và được truyền bá rộng rãi.Nhiều sư tăng Quảng đông (Trung Quốc)theo thuyền buôn người Hoa vào Hội An, Huế truyền đạo Đạo giáo cũng được phục hồi và nhanh chóng hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian

Thiên chúa giáo du nhập và truyền bá vào Đàng Trong tương đối yên ổn hơn đàng Ngoài Trong khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, tuy vẫn bi các chúa nguyễn cấm đoán nhưng việc giáng đạo diễn ra dé dàng hơn Từ năm 1750 việc cắm đạo trở nên gắt gao hơn, nhiều giáo đường bị phá, giáo sỹ bị bắt và trục xuất

- Về Xã hội Kinh tế suy thoái, thuế khoá nặng nề, quan lại tham những đã làm cho đời sống nhân dân Đàng trong cơ cực, gây bất bình cho mọi tầng lớp nhân dân từ giữa thế kỷ XVIII , Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nỗ , trong đó đính cao là phong trào Nông dân Tây Sơn

Trang 20

mét nha van hod, mét dai thi hao da hién dâng cho đời tuyệt tác “Truyện Kiều” bất hủ, đưa sự nghiệp thơ của nước nhà lên tầm cao mới

ở Hà tĩnh những dòng họ Ngô, họ Trần, họ Đặng cũng có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực văn hoá cũng như sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ đất nước La sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Một người tài cao đức rộng, không chỉ thông thạo địa lý, thiên văn mà còn có nhiều kế sách giúp vua Quang Trung đánh giặc Thanh, xứng đáng là một trong những danh sỹ tiêu biểu trong thời đại ấy

1.2.Vài nét về quê hương, gia tộc 1.2.1 Quê hương huyện Can Lộc

Can Lộc là một huyện thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh có diện tích 373km”, năm từ 18,2 đến 18,3 vĩ độ Bắc, 105,37 đến 105,44 kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây giáp huyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Hà, phía Đông giáp Biên Đông

Đồng bằng Can Lộc có hai vùng rõ rệt: vùng thượng Can Lộc được phù sa Sông La, Sông Lam bồi tích, nay có hệ thống đê điều và các công trình thuỷ lợi đảm bảo nguồn nước cho cây trồng Vùng hạ Can Lộc đất cát pha thích hợp với nhiều loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày "Khoai ích Hậu, gấu (gạo) Đồng Hué", câu ngạn ngữ này thê hiện rõ tính chất đất đai của hai vùng và tập quán canh tác khác nhau

Trang 21

trùng điệp nằm trên địa bàn 8 xã thuộc Can Lộc: Vượng Lộc, Tiến Lộc, Phục Lộc, Tùng Lộc, Hồng Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc

Núi Can Lộc chia thành hai nhóm chính gồm cụm Hương Tích và cụm Tiên Am là nơi gắn với các truyền thuyết phật thoại với những di tích lịch sử văn hóa nỗi tiếng như Chùa Hương, Chùa Chân Tiên, các khe suối xuất phat từ hai hệ thống núi lớn dồn nước xuống sông, khiến cho giao thông đường thủy thuận tiện, đễ dàng

Ngoài đồng bằng, núi có thêm đường bờ biển Ven biển ở đây thích hợp cho việc trồng cây phi lao, chăn nuôi gia súc có sừng, phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt hải sản Kiến tạo tự nhiên của huyện tạo ra khả năng phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch và mở rộng giao lưu văn hóa

-Về khí hậu: thời tiết ở đây rất phức tạp, gió Tây Nam nóng thường thôi vào lúc lúa chiêm Xuân đang trổ, lũ tiêu mạn thường xảy ra vào thời kỳ thu hoạch lúa mùa vụ Đông Xuân gây thiệt hại đáng kế cho mùa mảng, nắng hạn kéo đài vào đầu mùa vụ, mưa lũ gió bão vào cuối vụ làm cho sản xuất bấp bênh

- Dân cư Cư dân ở đây đã có mặt trong lịch sử dân tộc ngay từ những ngày đầu dựng nước Qua khảo sát bước đầu những công cụ đồ đá mới cách đây 4000 năm đến 5000 năm tìm ở làng Thổ Sơn, núi Nghèn, Hồng Lĩnh đều có niên đại tương ứng với hiện vật đồ đá mới ở đi chỉ Bàu Tró (Quảng Bình) Dân số toàn huyện năm 1930 là 59.000 người, tuyệt đại đa số là nông dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng Cho đến nay theo báo cáo của Tổng cục thống kê Hà Tĩnh số dân Can Lộc là 175.996 người, phân bó không đều

Trang 22

Nền kinh tế chính của Can Lộc chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, sau là khoai lang kết hợp với chăn muôi trâu bò phục vụ sức kéo cho trồng trọt Chăn nuôi gà vịt cũng đang được đây mạnh, tiêu biểu là nghề ấp trứng vịt

Đề đáp ứng cho nhu cầu sản xuất vừa tranh thủ thời gian nông nhàn, đa số nông đân đều thành thạo các nghề thủ công khác nhau: đan lát, dệt chiếu, đúc lưỡi cày

Với đường ven biển dài, thoải, đáy biển có lớp bùn mỏng nên ở Can Lộc có hai nghề đánh cá và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt Tuy không phát triển mạnh như các huyện khác trong tỉnh song nghề biển đã làm tăng thu nhập cho số dân trong xã như Thịnh Lộc

Can Lộc cũng là vùng nơi hội đủ những dòng họ lớn tiếng tăm: Họ Mai ở làng Phù Lưu Thượng (nay thuộc xã Hồng Lộc), họ Ngô ở Trảo Nha, họ Đặng ở xã Tùng Lộc, họ Bùi ở xã Đậu Liêu, họ Nguyễn ở xã Kim Lộc và một số họ khác Mỗi dòng họ từ các nơi về đây sinh sống, hội tụ, đều mang theo những tinh hoa văn hóa, những phong tục lễ nghỉ riêng Khi quần tụ trên một vùng đất cái riêng đó hòa đồng kết hợp tạo nên văn hóa Can Lộc ngày nay -Truyền thống văn hóa Nhân dân Can Lộc có sẵn bề dày truyền thông văn hóa Can Lộc là tiểu vùng văn hóa đậm sắc thái riêng của văn hóa xứ Nghệ Nơi đây lưu dữ những huyền thoại, truyền thuyết, về các vị thần linh, các câu chuyện về các danh nhân văn hóa hay võ tướng đại tài

Can Lộc có truyền thống lâu đời về học hành khoa cử, đã sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng, nhiều quan lại có tư chất, tài năng, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước Vì vậy, thời xưa đây được xem là mảnh đất hiếu học của xứ Nghệ Trong chế độ khoa

Trang 23

Tiếp đó đất Thiên Lộc có hai ông trạng họ Sử ở ấp Ngọc Sơn là Sử Hy Nhan (? - 1421) đỗ trạng nguyên khoa Quý Mão (1363) và Sử Đức Hy (1363 — 1430 đỗ khoa Tân Dậu (1381) Đỗ Thám Hoa đời Trần còn có Đặng Bá Tĩnh, Đặng Dung

Đến đời Lê, Thiên Lộc là đất học nỗi tiếng không những ở xứ Nghệ mà còn cả Kinh Kỳ Người Thăng Long thường có câu cửa miệng "Bút cắm chỉ, sĩ Thiên Lộc" (bút tốt bán ở Cấm Chỉ, học trò giỏi phải là học trò Thiên Lộc) đời Nguyễn, Thiên Lộc có "tứ hồ" là Lưu Công Đạo, Mai Thế Chuẩn, Phan Quý, Lê Hồng Hàn

Các nhà nho xưa dốc lòng "nấu sử sôi kinh" là cốt để thi đỗ làm quan Hầu hết các nhà khoa bảng ở Can Lộc từ tiến sĩ đến cử nhân đều ra làm quan Các vị đại khoa và một số vị hương khoa (hương cống) đều giữ chức cao trong triều đình: Phan Đình Tá người xã Phù Lưu làm thừa chính xứ Nghệ An khoảng 1522 - 1527, làm đến lại bộ thượng thư Dương Trí Dục, Võ Toại, Mai Thế Quý, Trần Quang Hiển, Hoàng Dật là những người có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng giữ gìn nhà nước phong kiến qua các triều đại

Bên cạnh đó nhân dân Can Lộc còn có truyền thống yêu nước Qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước Can Lộc có nhiều danh thần, danh tướng Quá trình đấu tranh lâu dài đã hun đúc lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh than tương thân, tương ái cho con người nơi đây Trong công cuộc bảo vệ đất nước, sử sách ghi tên nhiều anh hùng hào kiệt được các triều đại phong kiến cho lập đền thờ, phòng sắc thần, dựng bia đá Tiêu biểu: cha con Sử Hy Nhan - Sử Đức Hy; cha con Đặng Tắt, Đặng Dung Tỉnh thần quật khởi có sẵn trong mọi người dân Can Lộc, nhiều nghĩa sĩ trong đám quần chúng bình dân đã tự chiêu mộ thủ hạ phất cờ khởi nghĩa: Nguyễn Biên, Nguyễn Xí

Trang 24

vụ chống thuế ở Trung Kỳ, nỗi lên một số tên tuổi xuất sắc: Trịnh Khắc Lập, Nguyễn Hàng Chi Trong phong trào Duy Tân theo đường lối bạo động có Nguyễn Canh, Nguyễn Trạch tham gia sôi nổi Khi phong trào Đông Du được phát động đã thôi thúc nhiều thanh niên Can Lộc hăng hái lên đường: Nguyễn Quỳnh Lâm ở Nguyệt Ao theo Phan Bội Châu sang Nhật tiếp đó nhiều thanh niên khác tìm đường sang Thái Lan học tập chiến đấu đưới sự chỉ đạo của Đặng Thúc Hứa Từ 1925 trở đi ở Can Lộc xuất hiện những tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng Sán Trong phong trào Xô Viết đạt đỉnh cao là ở đỉnh Lự sau đó giành chính quyền sớm hơn ba ngày so với các địa phương khác trên toàn quốc (16/08/1945) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Can Lộc nổi tiếng với chiến thắng Ngã Ba Đồng Lộc Nhân dân Can Lộc tự hào về

những năm tháng lịch sử truyền thống văn hóa của mình

Quê hương Can Lộc với những giá trị tốt đẹp của một vùng đất hiếu học, giàu truyền thống đời sống người dân lam lũ chất phác sẽ là khởi thuỷ hình thành nhân cách của mỗi danh nhân trong đó có Nguyễn Thiếp

1.2.2 Vùng đất Nam Kim- Nam Đàn- Nghệ An, nơi Nguyễn thiếp sinh sống

- Điều kiện tự nhiên

Mặc dù sinh ra ở Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng cuộc đời của Nguyễn Thiếp lại gắn bó bền chặt với mảnh đất Nam Kim - một xã nằm khiêm tốn phía Nam, cuối huyện Nam Đàn

Nam Kim nằm gọn trong một vùng đất tương đối hiểm trở, là một bộ phận của mảnh đất Nam Đàn xưa nay vốn nỗi tiếng là vùng địa linh nhân kiệt

Trang 25

Xưa kia Nam Kim vốn nỗi tiếng bởi các địa danh núi Thiên Nhẫn, suối Ngũ Hoa, Vực Nàng, mỗi địa danh đều ấn chứa trong mình biết bao điều kỳ bí

Dãy núi Thiên Nhẫn xuất phát từ huyện Tương Dương chạy qua Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương vòng xuống xã Nam Kim và đừng lại ở Tuần Tam Sa bờ tả ngạn Sông La Núi Thiên Nhẫn nằm trên địa phận xã Nam Kim 0có độ cao 287m so với mực nước biển còn gọi là Động Chủ (đỉnh núi cao nhất) Thiên Nhẫn xưa là nơi rừng sâu nước hiểm vừa có nhiều gỗ quý lại có nhiều động vật hoang dã như hỗ, voi, lợn rừng là vi tri yéu địa chiến lược quân sự của vùng Nghệ Tĩnh cũng là là nơi danh lam thắng cảnh đẹp trong vùng Rung động trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, tiến sĩ Bùi Dương Lịch đã có bài vịnh:

"Đất giáp ba sông hiểm Núi hình vạn ngựa phi Chương, Hương chia hai ngã Lam phố hợp ba chỉ

Hoan Đức khoe tran hiểm Trà cao giữ biên thùy Bình Ngô ngày thửa nọ

Phế giặc hưng quốc ky" {23,5]

Suối Ngũ Hoa bắt nguồn từ năm ngọn khe thuộc dãy núi Thiên Nhẫn gồm khe Su, khe Cạn, khe Lau, khe Nu, khe Truông Thành Nguồn nước năm khe đồ về hội tụ ở Vực Nàng Đầu nguồn của suối Ngũ Hoa uốn lượn vòng quanh địa phận Nam Kim theo hướng Tây Đông tiếp tục chảy qua xã Khánh Sơn, Nam Phúc, Nam Cường (Nam Đàn) xuống Đức Châu, Đức Tùng (Đức Thọ) đồ ra Sông Lam

Trang 26

xanh có nơi sâu tới 4 - 5m Truyền thuyết xưa kế lại nơi đây có Diêm Vương Phủ Thúy ở chẳng ai dám đến đây đánh bắt cá, do đó có những con nheo, con chép sống lâu to nặng đến vài chục cân Qua một quá trình lâu đài con người đến sinh sống đã biến núi rừng thành đồi trọc, nhiều cơn lũ bồi đắp không còn Vực Nàng như xưa nữa

Khí hậu thời tiết Nam Kim cũng giống Can Lộc mang đặc thù kiểu khí hậu Bắc Trung Bộ với mùa hè nắng nóng, gió Tây Nam (gió Lào) thổi mạnh, nhiệt độ có khi lên cao đến 39 - 40°C Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nhiệt độ có khi hạ xuống 9 - 10°C

- Dân cư Cư dân Nam Kim có từ bao giờ? Từ xưa đến nay chưa có nhà khảo cổ hay dân tộc học nào đến đây nghiên cứu Tuy nhiên các nguồn tài liệu lịch sử địa phương đều thống nhất ghi: năm 1041 Lý Thái Tổ (Lý Công Uẫn) đã cử con trai thứ tám là Lý Nhật Quang vào trấn thủ đất Hoan Châu (Nghệ An) lúc bấy giờ Thiên Nhẫn còn là vùng núi hoang vu chưa có dân cư khai khẩn Để khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế nông nghiệp, Lý Nhật Quang chủ trương chiêu tập dân ở đây từ vùng ngoài Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An) sau núi Hồng Lĩnh, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ra Họ đến đây đắp đê hai bên sông Lam và khai phá ruộng lập nghiệp tại tổng Nam Hoa Năm 1910 vua Thành Thái hoạch định lại địa giới hành chính cắt tổng Nam Hoa về thuộc huyện Nam Đàn, đặt tên là xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Trước năm 1945 ở Nam Kim có 14 họ, đông nhất là họ Nguyễn, hiện nay có 3 họ con cháu đông nhất: họ Võ, họ Phạm, họ Đặng Dân số Nam Kim theo thống kê 01/04/1999 có 9287 nhân khẩu

Trang 27

công khai lập vùng quê này Ngoài ra ở đây còn có các tổ chức tập hợp người theo từng lĩnh vực hội văn, hội võ, hội xã binh

Về sản xuất: từ lâu đời, người đân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông Người dân Nam Kim bản chất cần cù, chịu khó và năng động trong lao động sản xuất, biết khắc phục những khó khăn của điều kiện tự nhiên để ôn định sản xuất, nâng cao đời sống, ngoài sản xuất lúa mỗi năm hai vụ cư dân còn trồng thêm nhiều loại hoa màu: khoai lang, sắn nứa dong, khoai từ, khoai vạc, ngô, lạc, đậu Người nông dân ở đây cũng rất chú trọng chăn nuôi gia súc chủ yếu để khai thác sức kéo, lấy phân bón cho cây trồng Ngoài ra còn có nhiều nghề phụ: kéo sợi, đệt vái góp phần tạo nên truyền thống hát phường vai:

Đêm thanh vắng vải tơ xướng hát Tiếng xôn xao phe nữ, phe nam [23,11]

Ngoài ra còn có nghề rèn, nghề mộc khá phô biến Người thợ mộc Nam Kim nỗi tiếng tài hoa không chỉ làm nên những ngôi nhà đẹp cho dân trong xã mà còn là tac gia của các loại nhà tứ trụ bằng lim ở các xã lân cận Ngoài ra có nhiều nhóm thợ nề khéo tay xây đắp những đền đài lăng miếu đẹp Dé cải thiện cuộc sống một số người làm thêm nghề đào đá ong, đốt than, cắt củi Bán chất cần cù, chịu khó của con người Nam Kim vẫn được giữ gìn, phát huy cho đến tận ngày nay

- Truyền thống văn hóa giáo dục

Trang 28

Thu kiém hanh khiém Nguyén Tướng Công, tri phủ Thiên Vĩnh Nam Các vị trên đã được ghi vào sử vàng quê nhà hiếu học làm vẻ vang cho truyền thống quê hương

Nam Kim xưa rất coi trọng việc giáo dục cho thế hệ trẻ, có nhiều nhà Nho đạy học hành chục năm với những tên gọi giản dị đễ nhớ : cụ học Hoanh, học Lợi, học Thuan.Nghé dạy học xưa được xã hội coi là nghề cao quý thanh bạch được mọi người tôn kính "Tôn sư trọng đạo" Nhân dân Nam Kim xưa dù đời sống có nhiều khó khăn nhưng nhiều gia đình vẫn có gắng cho con đi học để biết "Đạo làm người" vì "Nhân bất học, bất tri lý" Đến thời nhà Nguyễn còn có một số cụ đi thi hương đậu cử nhân: cụ Đặng Uan - niên khóa

1866, đậu tú tài có Đặng Như Mai (1846), cụ Trần Văn Vinh

Nam Kim vốn là đất giàu về sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian như ví phường vải, phường bát ân, kể chuyện vè và phường trống kèn, phường hát tuồng Một số người dân đã bỏ tiền mua nhạc cụ, trang phục, phông màn mời thầy về dạy tuồng cho những người có năng khiếu ở địa phương Cứ tối đến khi nghe tiếng trống nối lên báo hiệu giờ tập đã đến nhân dân tập trung đông đảo vừa vui chơi, vừa biểu diễn các vở tuồng Kim Trọng Thúy Kiều, Lưu Bình Dương Lễ, Tống Trân Cúc Hoa, Trưng Trắc, Trưng Nhị qua đó giúp cho con người hiểu được tình yêu thủy chung đôi lứa, tình mẹ chồng nàng dâu, đạo lý làm người, lòng yêu nước đồng thời xua tan mệt nhọc sau những giờ phút lao động, tạo không khí vui vẻ phấn chắn đề ngày mai lại tiếp tục sản xuất

Trang 29

1.2.3 Géc tich gia thé 1.2.3.1 Tén goi

La Sơn phu tử họ Nguyễn, húy Minh, tự Quang Thiếp Nhưng đến đời chúa Trịnh Doanh chữ Quang là quốc húy cho nên lúc đi thi phải bỏ chữ đệm (chữ lót) ấy và lay tên Nguyễn Thiếp

Sau đó lai lay một tên tự khác là Khái Xuyên tên gọi này được Nguyễn Thiếp tự xưng trong các thư trả lời cho Quang Trung đời Nguyễn - Tây Sơn

Nguyễn Thiếp có nhiều hiệu (hiệu: là một lối xưng hô tự mình đặt hoặc người khác tự đặt tặng) có đến 10 hiệu khác nhau

Sau khi từ quan về ở ấn gần núi Lạp Phong, ông lấy hiệu Lạp Phong cư sĩ Am ông trú đặt trên núi Bùi Phong, vì vậy Nguyễn Thiếp có hiệu là Bùi Phong cư sĩ

Sinh thời Nguyễn Thiếp từng bị bệnh cuồng (tức là bệnh điên) nên khi từ quan về ở ân Ông tự gọi mình là Cuồng ấn hay Điên ấn Đó là cách xưng hô khiêm tốn đề dấu đi thân phận thật của mình

Am Nguyễn Thiếp làm trên núi được đặt tên là Hạnh Am cho nên hiệu của Nguyễn Thiếp còn có tên Hạnh Am Tập thi văn của Nguyễn Thiếp được gọi "Hạnh Am thi cáo" và người ta gọi ông là Hạnh Am tiên sinh

Trên đây là những hiệu mà Nguyễn Thiếp tự đặt Ngoài ra người đời vì lòng kính trọng nên tặng Nguyễn Thiếp nhiều danh hiệu khác như Hầu nghĩa là quan; hoặc Tiên sinh nghĩa là thầy, Phu tử: bậc hiền triết

Núi Nguyễn Thiếp ở ấn bên cạnh thành Lục Niên của Lê Lợi đắp để chống quân Minh Vì vậy người ta thường gọi ông là Lục Niên tiên sinh, gọi tắt là Hầu Lục Niên

Trang 30

chính thức tặng Nguyễn Thiếp hiệu La Sơn tiên sinh Ngoài ra còn có nhiều người lại lấy tên làng ông ở mà tặng hiệu Nguyệt Ao tiên sinh Dù với tên gọi nào cũng đều thể hiện sự tôn kính ngưỡng mộ của người đương thời đối với một danh nhân lỗi lạc như ông

1.2.3.2 Nơi phát tích dòng họ Nguyễn thiếp

Xã Nguyệt Ao ở giữa một vùng đồng bằng, thuộc triỀn Sông Lam cách về phương Nam chừng 10km Là một vùng đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ dân cư tập trung đông đúc

Đứng ở làng trông xa bốn phương đều có núi bao bọc Gần nhất là núi Nhạc Sạc, ở phía Đông Nam cách làng khoảng Ikm Nhạc Sạc là con phượng con Đứng xa từ phía Bắc trông tới thấy núi hình hai cánh chim đang bay Vì vậy mà đặt tên là núi Phượng Nhưng núi thấp, chỉ cao chừng 70m Phượng Hoàng này chỉ là phượng con, núi Nhạc Sạc tiêu biểu cho làng Nguyễn Thiếp

Phía Đông Bắc có núi Hồng Lĩnh, cách đó chừng 6km Đây không chỉ là một dãy núi cao mà còn tiêu biểu cho cả vùng Hoan Châu Trên núi có nhiều danh thắng, cũng như các tao nhân mặc khách, Nguyễn Thiếp nhiều lần lên thăm núi này

Xa về phía Bắc là ngọn Nghĩa Liệt mà Nguyễn Thiếp gọi là Liệt Sơn Núi này ở Bắc ngạn Sông Lam (còn gọi Sông Rum nên cũng có tên là rú Rum) hay là Lam Thành Sơn Vì trên núi có thành Quân Minh đắp Núi không cao lắm, ở cánh làng chừng 12km Trông lên thấy 1 đãy xinh xinh như một con vật dài, đầu cao, đuôi nhọn Núi Liệt Sơn có nhiều duyện nợ với Nguyễn Thiếp

Trang 31

chia ngăn đất Hoan Châu và Lào Núi cao, án sau day nui Thién Nhan, chay dọc theo chân troi tir Nam dén Bac Luc nao sac ciing xanh, nhuw 1 bite man xanh, trương ra để làm nổi màu vàng hay tím của Thiên Nhẫn Sau khi Nguyễn Thiếp từ quan về ở ân ở núi Thiên Nhẫn trong hơn 40 năm, biết bao phen cụ đã trông về góc trời Nam, nhìn mây vàng trên núi Nhạc Sạc mà nhớ mẹ già làng cũ

Gần làng Nguyễn Thiếp cũng có những dãy núi rừng, cây cối um tùm Đó là Trà Sơn và Bột Sơn Lớp trong lớp ngoài như bức bình phong án ngự phía Tây Nam Bột Sơn thấp ở trước Trà Sơn cao ở sau, Trà Sơn có đỉnh bằng ngang trông như hình chữ nhất Theo các nhà phong thủy thì các núi Phượng, núi Hồng, núi Trà, núi Bột đều là những yếu tố thiêng liêng làm cho nhiều nhân vật trong các làng ở đây như Vĩnh Gia, Trường Lưu, Nguyệt Ao đều rất thịnh

Thời thơ ấu đến niên thiếu của La Sơn phu tử đã được mục kính biết bao sự hiểm phát trên chính mảnh dat quê mình

Trong họ, chú là Nguyễn Hành đậu tiến sĩ (1733) Bên hai làng cạnh trong khoảng 5 năm trúng hai vị thám hoa Phan Kinh ở Vĩnh Gia, đậu năm Quý Hợi (1743), Nguyễn Huy Oanh ở Trường Lưu đậu khoa Mậu Thìn (1748) Hai ông đều đình nguyên cả

Làng bên cạnh có Nguyễn Huy Oách năm năm sau (1748) cũng đậu đình nguyên thám hoa Em ông là Nguyễn Huy Quýnh năm 1772 đậu tiến sĩ Con ông là Nguyễn Huy Tự đậu tiến triều

Họ Nguyễn Huy đậu đạt rất nhiều, cha con anh em làm quan đồng triều Thiên hạ ai cũng cho là một họ thịnh Mẹ La Sơn phu tử là con gái họ Nguyễn Huy

Trang 32

Vào thời điểm lịch sử Nguyễn thiếp sinh ra, lần lượt ở Nghệ An, Hà tĩnh xuất hiện các nhân vật có ảnh hưởng đến cuộc đời ông

Dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền Nghi Xuân đứng vào bậc nhất trong nước Nguyễn Nghiễm đậu hoàng giáp khoa Tân Hợi (1731) làm đến chức tả tướng (người cầm tất cả quyền chính), tước quận công Anh là Nguyễn Huệ đậu đến tiến sĩ khoa Quý Sửu (1733) con là Nguyễn Khán đậu tiến sĩ khoa Canh Thìn (1760) làm quan đồng triều với cha và sau cũng vào hàng tả tướng, tước quận công Nguyễn Nghiễm là bạn học ông nghè Nguyễn Hành và cũng là thầy học La Sơn phu tử, còn Nguyễn Khản với La Sơn phu tử lại là anh em ré,

Họ Phan Huy ở huyện Thiên Lộc có Phan Cần đậu tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754) sinh Phan Huy ích đậu tiến sĩ khoa Cảnh Hưng thứ 36 (1775) và Phan Huy Ôn đậu tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) Ba cha con anh em làm quan đồng triều

ở huyện La Sơn bấy giờ về tổng Yên Việt (Việt Yên bây giờ) cũng nhiều người đậu đại khoa, như Phan Như Khuê đậu tiễn sĩ khoa Quý Sửu (1733) Phan Khiêm Thụ tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757) Cuối Lê có Bùi Dương Lịch hoàng giáp khoa Chiêu Thống định vị (1787) và Phan Bảo Định cũng tiến sĩ năm ấy Các vị kế trên sinh đồng thời với La Sơn phu tử, đều có liên quan ít nhiều đến ông

ở huyện Quỳnh Lưu họ Hồ lại là một họ nhiều đời hiểu đạt: Từ thời Trần đã có Hồ Tông Thốc nỗi tiếng cự nho Đời Lê có Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Tần đều đậu tiến sĩ Hồ Sĩ Đống đậu hoàng giáp khoa Nhâm Thìn (1772)

Trang 33

Về phía Nam ở phú Thạch Hà, Trần Danh Tố bạn học với chú phu tử là Hiển Phát, sau đậu tiến sĩ khoa Bính Dần (1746) và Ngô Phúc Lâm đậu tiến sĩ khoa Bính Tuất (1766) là bạn La Sơn phu tử

Ngoài các nhà đại khoa, trong hạt Hoan Châu còn nhiều danh nho khác, tuy không đậu thám hoa tiến sĩ nhưng bấy giờ cũng rất có đanh vọng ở trong châu quận như Hoàng Dật người làng Bình Lộ, huyện La Sơn dòng dõi Hoàng Trừng hoàng giáp đời Cảnh Thống ký vị (1499) Ông đậu hương cống (1699) sau vào ẩn ở Bào Khê gần làng La Sơn phu tử Ông nỗi tiếng giỏi thiên văn, địa lý, nghề thuốc, nghề bói La Sơn phu tử chịu ảnh hưởng của ông rất sâu và sau này gần như sống lại đời ơng

Ngồi ra cịn có các nhân vật như Lê Hữu Trác hiệu Hải Thượng Lãn Ông người Hải Dương đậu hương cống vào ấn tại núi ở huyện Hương Sơn Bùi Bật Trực người huyện La Sơn, đậu hương cống, sau vì đánh Tây Sơn mà tử tiết

1.2.3.3 Gia thế

Họ Nguyễn ở Mật Thôn trong suốt ba trăm năm ở triều Lê đã có thẻ liệt vào hàng cự tộc trong xứ Nhưng họ ấy nguyên không ở làng này mà ở làng Cương Gián, thuộc huyện Nghi Xuân, đến đời vua Lê Thánh Tông, họ Nguyễn có một người theo nghề võ Vì lập công trong cuộc đánh Chiêm Thành(1472) nên người ấy được phong tước Sau đó, vua sai đi bắt voi trắng trong núi Trà Sơn Vì vậy, ông có dịp qua làng Mật Thôn và trú binh ở đó Ông chọn con gái họ Võ sở tại làm hầu Bà sinh được một con trai và cùng con ở lại Mật Thôn Do vậy mới có chỉ họ Nguyễn ở đó Gia phả họ Nguyễn chép lại rằng ông võ tướng ấy là thuỷ tô Sau khi mắt ông được phong tước quận công và ban huy hiệu Lưu quận công

Trang 34

truyền thống văn học, đồng thời là một dòng họ giàu có Nhiều người trong họ thi đậu tam trường, tứ trường hoặc nạp thóc vào công khố để lấy phâm hàm

Nguyễn Thiếp sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (tức năm 1723) tại làng Mật, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, xứ Nghệ An (phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh) Đến đời Khải Định làng này lại đổi thuộc huyện Can Lộc (nay là làng Mật Thôn,xã Kim Lộc,huyện Can Lộc)

Thân phụ Nguyễn Thiếp là cụ Quản Lĩnh Nguyễn Quang Trạch Thân mẫu ông là con gái của cụ Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, người cùng xã, ở làng Trường Lưu Lúc bấy giờ, Nguyễn Huy là một dong ho rat lớn, nỗi tiếng khắp vùng về lĩnh vực văn học Chính vì vậy, mẹ chính là người đầu tiên và cũng là người trong suốt cuộc đời đã có ảnh hưởng sâu đậm đến việc làm nảy nở và bồi đắp thêm vốn văn hoá cho tâm hồn Nguyễn Thiếp

Gia phá để lại cho thấy, gia đình Nguyễn Thiếp vốn có truyền thống học tập Ông nội Nguyễn Bật Xuân rất ham học, chú ruột Nguyễn Hành đỗ Tiến sĩ Nguyễn Hành sinh ngày 24 tháng 01 năm Chính Hòa thứ 21 (1700) hiệu Nguyệt Khê, đỗ tiến sĩ năm 1733 làm quan đến chức Hàn Lâm, Đông Các hiệu thư Tuy nhiên ông là một người chỉ biết lấy sách làm thú vui, không theo uy quyền cho nên dù làm quan nhưng vẫn không khá giả, thậm chí còn đem của nhà ra ăn Có lẽ đức tính này đã ảnh hưởng đến Nguyễn Thiếp sau này Năm 1740 dưới thời chúa Trịnh Doanh, Nguyễn Hành được cử làm Hiến sát sứ ở Thái Nguyên Bây giờ chú 42 tuổi còn Nguyễn Thiếp 19 tuổi

Trang 35

Trong gia pha chép vé Nguyén Thiép "6ng thién tư sáng suốt học rộng hiểu sâu" Thời gian ở Thái Nguyên Nguyễn Thiếp được chú Nguyễn Hành dạy đỗ chu đáo nhất

Ơng ngoại, ơng chú ngoại (Nguyễn Huy Quýnh), cậu ruột (Nguyễn Huy Tự) đều học giỏi nổi tiếng và đỗ đạt cao Gia đình nề nếp với nhiều người đỗ đạt đã có ảnh hưởng lớn đến tư chất cũng như phẩm cách con người Nguyễn Thiếp

1.3.Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Thiếp trước năm 1788 1.3.1 Con đường học vẫn

Truyền thống hiếu học của gia đình, không khí đỗ đạt của quê hương hắn sẽ nung nau trong con người Nguyễn Thiếp ý chí noi gương những bậc tiền bối Thế nhưng, con đường học vấn của ông không hề êm ả mà đầy gập ghềnh, sóng gió

Nguyễn Thiếp sớm được tiếp xúc với nền học vấn Nho học Người “khai tâm” cho ông không ai khác mà chính là người mẹ mà ông hết mực tôn kính Bà vừa là người mẹ luôn gần gũi thương yêu các con hết mực, lại vừa là người thầy nghiêm khắc dạy đỗ các con nên người

Trang 36

Thái Nguyên, Nguyễn Thiếp tự tìm đường về Hà Nội Nhưng khi đến Đông Anh thì ông bị ốm nặng, may gặp được người tốt bụng giúp đỡ nên ơng thốt chết Thế nhưng, họ chỉ có thể cứu sống được thể xác ông chứ không thể nào giúp ông vực dậy được tinh than, một loạt tai hoạ giáng xuống đã để lại trong ông một di chứng trầm trọng, đó là một căn bệnh tỉnh thần mà ông gọi là “bệnh cuồng” Trong “Hạnh Am ký” ông viết: “Tiên thé ta bị bệnh cuồng mà ta lại bị, chắc là do khí huyết di chuyển, ta tự bảo mình từ biệt việc đời vào ân náu trong rừng núi kẻo sợ bệnh không khỏi hắn” Theo lời ông kế lại thì khi bệnh phát, đầu óc hoang mang, làm gì cũng không biết Đối với một người ham học như ông chứng bệnh này thực sự là một tai hoạ ghê gớm

Nhưng rồi Nguyễn Thiếp đã tự đấu tranh tư tưởng, kiềm chế bệnh tật, nỗ lực học tập Việc học ngày xưa, muốn thi đỗ phải đọc nhiều, nhớ nhiều, “Thi thiên, phú bách, văn sách ngũ thập”, nghĩa là phải học thuộc lòng một nghìn bài thơ, một trăm bài phú, năm mươi bài văn sách Với cách học sách vở ấy, đối với một người có đầu óc bình thường đã hết sức vất vả, huống chỉ với một người bị bệnh cuồng như Nguyễn Thiếp thì càng đòi hỏi một sự nỗ lực ghê gớm ấy vậy mà ông đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thi đỗ Hương giải khoa Quý Hợi, đời Lê Cảnh Hưng (1743) Đó là một kết quả xứng đáng của cả một quá trình đấu tranh kiên cường chống lại bệnh tật của một con người có nghị lực phi thường

Trang 37

Nguyễn Thiếp còn vận dụng những tư tưởng đó vào cuộc sống đề khuyên răn người đời Chuyện kể rằng, năm Nguyễn Thiếp 26 tuôi, trong chuyến ra Bắc, ông gặp hai cha con ông già ở an trên núi Chung Sơn, nhưng không hợp nhau nên thường lục đục Thấy vậy Nguyễn Thiếp bèn thay lời con từ tạ cha khiến hai cha con hiểu nhau hơn và từ đó trở nên hoà thuận Có những người mắc chứng ham mê tửu sắc, nhờ được cụ lấy đạo đức ra “chữa” mà “khỏi bệnh”

Tưởng rằng Nguyễn Thiếp sẽ tiếp tục theo đuổi con đường khoa cử nhưng rồi chán nản trước cảnh loạn lạc của thời cuộc, Nguyễn Thiếp không chịu đi thi Hội “Mỗi lần xuân vi (thi Hội) thì cãi nhau không dứt Tả tướng (Nguyễn Nghiễm) nói đi nói lại bao với ông rằng: Đinh Hương (bồng lộc) còn dành đó chỉ một mình không chịu nghe sao ? Ông đáp: ấy là đối với hành thạch (làm quan), tôi vốn không có bụng mà thôi [22,89] ít lâu sau ông lấy vợ là bà Đặng Thị Nghi, con gái trưởng Thái Lộc Đặng Thái Băng ở Uy Viễn, Nghi Xuân

Sau nhiều lần chần chừ, lưỡng lự, đến năm Mậu Thìn (1748), thầy giáo của Nguyễn Thiếp là cụ Nguyễn Nghiễm, lúc bấy giờ đang làm Hiệp trấn Nghệ An, vì muốn Nguyễn Thiếp ra làm quan nên thúc giục ông đi thi Hội Vì thế Nguyễn Thiếp có tham gia Lần này Nguyễn Thiếp đậu hội thi Tam trường nhưng không trúng cách Ông liền trở vào Bố Chính (miền bắc sông Gianh bây giờ) để dạy học và cũng là một kiểu chờ thời của nho sĩ xưa Thực chất lần đi thi này với Nguyễn Thiếp chỉ là miễn cưỡng nên có thể ông không dồn hết tâm huyết Cùng lúc đó căn bệnh hiểm nghèo cũ (bệnh cuồng) lại tái phát hành hạ Nguyễn Thiếp đến hàng tháng trời Sau khi đưỡng khỏi bệnh,

Nguyễn Thiếp quyết định từ bỏ mộng khoa cử tìm đường trở về nhà chăm chú đọc sách, ngẫm nghĩ về đạo, phó mặc chuyện thời thế Lần này ông quan tâm đến chuyện ấn dật, kính phục những bậc tiền nho

Trang 38

chiều lòng người thầy của mình, Nguyễn Thiếp lặn lội ra Bắc lần nữa Nhưng khi ra đến Bắc Hà, viện cớ trời mưa to gió lớn, cụ từ chối vào trường Xoay quanh chuyện bỏ thi của Nguyễn Thiếp còn truyền lại một câu chuyện khá ly kỳ cho đời sau rằng:

Lần đi thi Hội đó, Nguyễn Thiếp đi cùng với một người bạn Khi hai người đến bến đò Ghép phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoá, người lái đò quần áo chỉnh tÈ vội chạy đến vái chào, thưa: “Xin mời hai quan Nghè lên đò”, hai người hỏi tại sao lại làm quan Nghè, người lái đò liên thưa: “Tối hôm qua tôi nằm mộng thấy thần làng gọi bảo phải quét đò sạch sẽ, mai có hai quan Nghè qua sông Sáng nay tôi dậy sớm, tát hết nước, rửa đò, đợi một lúc thì hai quan đến Bởi vậy, tôi biết hai ngài là hai quan Nghè.” Người bạn nghe nói vậy thì hớn hở, còn Nguyễn Thiếp lại tư lự Ông nhìn vào đò thấy khô ráo, nhớ đến câu

“tát hết nước” cho là điềm xấu Ông nói với người lái đò: “Anh tát hết nước

trong đò, vận nước chắc là nguy Thôi ta không đi thi nữa, nói rồi ông trở về Người bạn kia đi thi quả đỗ Tiến sĩ Còn vận nước sau đó cũng rơi vào thế hỗn loạn

Từ đó về sau, Nguyễn Thiếp không đi thi lần nào nữa Mặc dù không đỗ đạt cao nhưng ông là người có thực tài, đức độ, giàu khí khái nên có uy tín trong xã hội rộng lớn, được nhân dân trong vùng kính nề

1.3.2 Chang dwong lam quan

Năm Bính Tý (1756), Nguyễn Thiếp được bố làm Huấn Đạo Anh Đô (Huấn Đạo là một chức quan phụ trách việc học tập ở phủ huyện, được đặt ra từ thời Lê Sơ; Anh Đô là phủ Anh Sơn, Nghệ An) Năm ấy cụ 34 tuổi Việc làm quan của cụ có sự tác động của Nguyễn Nghiễm — người thầy từ lâu vẫn luôn dõi theo bước đường lập danh của Nguyễn Thiếp

Trang 39

người” mà từ bỏ chí riêng Điều đó âu cũng là một nỗi khổ luôn đeo đẳng trong thâm tâm ông khi mà làm quan không phải là sự thôi thúc của ý chí ái quân trạch đân như với Nguyễn Trãi trước đây; càng không phải bởi “đẫm phải bã vinh hoa”; mà Nguyễn Thiếp buộc phải chấp nhận làm quan như là một cách để “kiếm kế sinh nhai” Vả lại, chức quan ấy dù sao cũng thích hợp với mong muốn được dạy học của ông

Mang tiếng làm quan nhưng Nguyễn Thiếp sống rất thanh bạch, đúng với cốt cách của một nhà Nho Ông chỉ hưởng đúng phần lương được cấp, không bao giờ lợi dụng chức quyền để trục lợi, vơ vét của đân như đa số bọn quan lại trong triều lúc bấy giờ Do vậy, so với trước đó, đời sống của ông không máy thay đổi Điều đáng nói là, từ khi đặt chân vào chốn quan trường, ông có điều kiện tận mắt chứng kiến cảnh quan lại tranh giành ngôi báu quyết liệt trong triều, cảnh giặc giã nổi dậy khắp nơi, cảnh dân tình lầm than đói

khổ Vì vậy, ông càng trở nên bi quan, chán nản trước thời thế Nhưng vì điều kiện hoàn cảnh bó buộc nên Nguyễn Thiếp vẫn chưa thể từ quan ngay lúc ấy

Sau một thời gian đến năm 1762,Triều đình cử ông làm tri huyện Thanh Chương Khi thư và sắc được mang tới, ông buồn bã than rằng: “Ta không có ý làm quan, nay lại lấy chức tri huyện buộc nhau chăng?” [8,493] Ngay từ đầu đã tỏ thái độ thờ ơ với chốn quan trường nên lần này dù giữ chức quan to hơn trước Nguyễn Thiếp cũng chẳng tỏ vẻ mặn mà gì hơn Nguyễn Thiếp làm quan mà chẳng khác nào ở ẩn vì ông đã có nhà ở núi Thiên Nhẫn và vẫn thường xuyên lui về nghỉ ngơi ở đó Thế nên ông càng muốn nhanh chóng từ chức

Trang 40

Lê Duy Mật là nan nhân trực tiếp của sự lộng quyền của chúa Trịnh Giang Cha ông vốn là vua Lê Dụ Tông từng bị chúa Trịnh ép buộc từ ngôi Anh Trai là Lê Duy Phương bị sát hại Uất ức vì mối thâm thù, Lê Duy Mật đã cùng một số hoàng thân nổi dậy chống lại triều đình Sau nhiều đợt tấn công bị nhà Trịnh đánh lui, nghĩa quan Lê Duy Mật kéo vào vùng Hương Sơn — Thanh Chương, là nơi Nguyễn Thiếp đang trấn giữ Trong thâm tâm, Nguyễn Thiếp nhận thấy, khởi nghĩa Lê Duy Mật là có tính chính nghĩa (đánh nhà Trịnh, khôi phục nhà Lê) Nhưng lúc ấy, Nguyễn Nghiễm - thầy giáo của ông - lại được triều đình sai đi dẹp loạn Điều đó đặt ông vào tình thế khó xử “làm việc cũng không chính đáng, can gián cũng không ăn thua mà có lẽ còn bị liên luy” [8,507] Bởi vậy, Nguyễn Thiếp quyết định cáo quan về ở ấn

Nguyễn Thiếp làm quan cho nhà Lê (nhưng thực quyền là nằm trong tay nhà Trịnh) trong khoảng 13 năm, nhưng không có điều kiện thi thé tài năng, ông chỉ xem đó là phương tiện mưu sinh bất đắc dĩ Và đó cũng là khoảng thời gian nhàm chán, vô nghĩa nhất đối với ông Chỉ đến khi hợp tác với triều đình Quang Trung, như cá được về với nước, Nguyễn Thiếp có dịp thé hiện vốn học vấn uyên thâm của mình với những cống hiến to lớn vẫn còn lưu lại dấu ấn cho hậu thế

1.3.3 Thời gian ở ẩn

Một thanh niên như Nguyễn Thiếp, mới hai mươi tuổi thi lần đầu đậu Hương giải (cử nhân), đường công danh trước mắt đầy hứa hẹn; nếu chú tâm theo nghiệp khoa cử chắc sẽ đỗ đạt cao Thế mà, không hiểu sao trong phút chốc từ bỏ đường cử nghiệp, quay sang theo chí an dật, để lại một dấu hỏi lớn

cho biết bao thế hệ

Ngày đăng: 16/10/2014, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w