1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đóng góp của trần thanh mại trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học

106 462 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 16,34 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN THI BI

DONG GOP CUA TRAN THANH MAI

TRONG LĨNH VUC NGHIEN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HOC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Trang 2

NGUYEN THI BI

DONG GOP CUA TRAN THANH MAI

TRONG LĨNH VUC NGHIEN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HOC

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC MA SO: 60.22.32

LUAN VAN THAC Si NGU VAN

Người hướng dẫn khoa học:

TS LE VAN DUONG

Trang 3

1 Lí do chọn đề tài s22 trưng 1 2 Lich sit Van dG oo eeccseseeeseessseseeeecesssneeesesssnnsecsesssnnneeesesssnnneceeessennneeeeesssnes 1

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát - 255552 11

4 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - + 2c 3c 1*91 1131113 111511 1111511 11 kg gr rưy 11

hy 30:15:30 (i00 11

6 Cau tric Wan Van eeeccsssseesecssseeeseesssnneessessnneceeessnnmeeeeeessneeessesen 12

Chương 1: TRAN THANH MAI VOI SU NGHIEP NGHIEN CUU,

PHE BINH VAN HOC vecsessssssssssssssssssssssssssessesssiissesssssneteee 13

1.1 Trần Thanh Mại - con người, cuộc đời và văn nghiệp - 13

1.1.1 Con người, cuộc đời Trần Thanh Mại .-2- 6 csSt2EE2EzEeExzreres 13 1.1.2 Sự nghiệp văn học của Trần Thanh Mại -s- 5c cccxcccsxerxsrerxz 15

1.2 Mang nghiên cứu, phê bình trong sự nghiệp văn học của Trần Thanh Mai 18

1.2.1 Trần Thanh Mại - người đến với hoạt động nghiên cứu, phê bình từ rất sớm 18

1.2.2 Trần Thanh Mại đến với sự nghiệp nghiên cứu, phê bình bằng những COng trinh CO 00 19 I'218121127//.13 008 n0nnïớgu ố 29

Chương 2: SỰ ĐA DẠNG TRONG ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CÚU,

PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA TRẤN THANH MẠI 30

2.1 Trần Thanh Mại với văn học dân gian Việt Nam . 2-52 30 2.2 Trần Thanh Mại với các giá trị văn học trung đại Việt Nam 42

2.2.1 Trần Thanh Mại với việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai

đoạn nửa cuối thế kỷ XIXX 2-52 S221 E1 921E212111212211211211211211 212 2e 42

2.2 2 Trần Thanh Mại với một số tác giả văn học trung đại 46

Trang 4

Tiểu kết chưƠng 2 5s ch E111 ke 76

Chương 3: MỘT SỐ NÉT TIỂU BIÊU TRONG PHONG CÁCH

NGHIÊN CÚU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC CUA TRAN THANH MAI 77

3.1 Coi trọng phương pháp phê bình tiểu sử 252522 s+sz+zszzzzce2 77

3.2 Kết hợp kể, tả, đựng chân dung -+- 2c Sex 2 2E2E2ExzExsree §9

Tiểu kết chương Ö csccscc TT E212 rce 96

KET LUAN vssesssssssssssesssssssssessssseesusessnsecesneessniecesneeesuisessneeesuiseesneeesnneeesneess 97

Trang 5

phê bình đầu tiên của văn học Việt Nam thế ki XX Không chỉ là nhà nghiên cứu, phê bình, Trần Thanh Mại cịn là nhà văn, nhà báo, là người trực tiếp

giảng đạy Tuy có viết một số truyện ngắn, kí sự và tiểu thuyết lịch sử, nhưng thiên hướng của Trần Thanh Mại vẫn là nghiên cứu, phê bình

1.2 Sự nghiệp nghiên cứu, phê bình của Trần Thanh Mại bắt đầu từ trước Cách mạng tháng Tám Ơng đã có những cơng trình nghiên cứu về văn

học dân gian, về các tác giả, tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại

1.3 Trần Thanh Mại bước vào con đường văn chương khi phương pháp

luận nghiên cứu, phê bình văn học còn đang rất mới với văn học Việt Nam

hiện đại Những cơng trình nghiên cứu của ông đã trở thành di sản quan trọng của khoa học nghiên cứu văn học Việt Nam ở phương diện lí thuyết và

phương pháp nghiên cứu

1.4 Lâu nay, nhìn nhận về vị trí và vai trò của Trần Thanh Mại trong

lĩnh vực nghiên`cứu, phê bình cịn có nhiều ý kiến khác nhau Nhằm đánh giá

những đóng góp của Trần Thanh Mại trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, thiết nghĩ chúng ta cần có thêm những cơng trình chun biệt Những cơng trình này không chỉ ghi nhận những đóng góp của Trần Thanh Mại trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học mà còn đánh giá vai trị của lí luận phê bình văn học trong đời sống văn học nói chung

Vì những lí do trên, chúng tơi chọn Đóng góp của Trần Thanh Mại trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử vấn đề

Trang 6

chun luận Trơng dịng sông Vị và Hàn Mạc Tứ của Trần Thanh Mại: “Lối

phê bình thân thế và sự nghiệp văn chương của thi sĩ trong Trơng dịng sơng Vi hay cịn “giản di” hon Hàn Mạc Tử nhiều lắm” Đồng thời ông cũng chỉ ra hạn chế của Trần Thanh Mại trong Hàn Mạc Tứ: “Nhiệt thành phơi ra ánh sáng tất cá chỉ tiết về đoạn đời đau thương của Hàn Mặc Tử, điều ấy cần cho một quyền sách biên tập về Hàn Mạc Tử lắm Nhưng vì xót thương Hàn Mạc

Tử làm ảnh hưởng quá mạnh, Trần Thanh Mại đôi khi để lộ một sự tán tụng

thơ Hàn Mặc Tử quá đáng, khiến những độc giả thận trọng đố khỏi đâm ngờ

vực thi tài của Hàn Mạc Tử ” [37, 795]

Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Nhà văn hiện đại, đã viết: “Quyền Trơng dịng sông Vị nếu là một quyền truyện kí thì cịn được, vì có vài đoạn chép có

duyên; chứ nếu là một quyên phê bình thì thật có rất nhiều khuyết điểm

Quyển Hàn Mặc Tứ mà Trần Thanh Mại mới cho ra đời cũng theo một phương pháp như quyền Trông dịng sơng VỊ, nhưng kĩ càng hon, ran roi hơn

Tuy vay, quyén Hàn Mạc Tử có tính chất một quyền truyện kí hơn là một

quyền phê bình thơ Hàn Mặc Tử, vì những trang có thể coi là những trang phê bình là phần nhỏ trong quyền sách; sau nữa, tác giả chỉ phê bình có một mặt,

chỉ cố tìm những cái hay của Hàn Mặc Tử để khen ngợi thôi” [37, 493]

Tuy nhiên, có nhiều tác giả khơng hồn tồn đồng ý với nhận định của Vũ

Trang 7

việc thiết yếu của nhà phê bình là khen chỗ hay và chê chỗ đở - công việc mà Vũ Ngọc Phan đã làm trong Nhà văn hiện đại

Ngược lại, phương pháp phê bình của Trần Thanh Mại không chủ trương khen hay chê như Vũ Ngọc Phan mà chú trọng nhất là cắt nghĩa một sự nghiệp Đó là chủ trương của trường phái phê bình khách quan

Chủ trương phê bình như trên không phải là mới mẻ lạ lùng gì đối với văn học Pháp vào khoảng 1940 Nhưng đối với Việt Nam, nó là cái gì mới mẻ hoàn toàn Trần Thanh Mại nhận nó là mới mẻ Vũ Ngọc Phan không dám

nhận phê bình có thể chỉ là cắt nghĩa, cho nên chối không đặt Trần Thanh Mại

vào số các nhà phê bình” [37, 807]

Tuy nhiên, Thanh Lãng cũng chỉ ra: “Cái khuyết điểm của Trần

Thanh Mại trong Trông dịng sơng Vị (1935), Vũ Ngọc Phan một phần nào

đã nhận định ra: “Trần Thanh Mại chưa vẽ lại được khung cánh địa lý, quê hương xứ sở của Trần Tế Xương ngõ hầu ấn định sức tác động của hoàn

cảnh thiên nhiên đối với thi nghiệp của nhà thơ sông Vị; chưa kiểm điểm

nổi những dòng thời gian, lịch sử đã liên hệ với sự nây nở và trưởng thành của thiên tài Trần Tế Xương; và càng chưa ghi nhận được những tình tiết, giai thoại trong cuộc đời nhà văn ánh hưởng đến thi nghiệp của nhà văn đến mức độ nào” [37, 812] Nhưng, Thanh Lãng cũng khẳng định: “Nếu Trần Thanh Mại không khai sinh ra phương pháp cắt nghĩa khách quan, thì ơng cũng là người hầu như đầu tiên đã áp dụng nó vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam Nếu Trần Thanh Mại không phái là người lãnh đạo khai mở

một kỉ nguyên mới trong quan niệm phê bình tại Việt Nam, thì, ít ra, ông

Trang 8

Trong Sách“Hàn Mạc Tủ” của Trần Thanh Mại, Nguyễn Tiến Lãng đánh giá về công lao của Trần Thanh Mại: “Cái công lao thứ nhứt của ông

Trần Thanh Mại sẽ là đem công bố cho chúng ta biết lần đầu nhiều bài thơ tới nay chưa ai biết của Hàn Mặc Tử; chúng ta lại nên biết công của ông Trần đã

tá ra một Hàn Mặc Tử rất sinh hoạt và khiến cho chúng ta yêu một nhà thi si

tính nết kì đị sống một cuộc đời khác thường” [37, 799]

Trên Tạp chí Văn học, số 1/ 1979, Nguyễn Huệ Chi, trong bài Trần

Thanh Mại một trong những bước đi đầu tiên cúa Viện Văn học, cho rằng: Trông dịng sơng Vị “Tuy cịn nhiều chỗ yếu trong sách, nhưng cũng đã dựng lên một Tú Xương góc cạnh làm sao, con người biết sử dụng tiếng mẹ đẻ đến mức thần tinh, bằng những tiếng thơng tục đó mà tự phơi bày tat cả moi uan

khúc cũng như vẻ đẹp của tâm hồn” Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu

của Trần Thanh Mại, Nguyễn Huệ Chi viết: “Không những khối lượng công việc nhiều mà về tầm vóc, những vấn đề được ông đề cập tới thường khi vẫn

có một ý nghĩa tìm tịi, phát hiện, có cái mới so với người đi trước” [37, 843]

Nhà thơ Huy Cận, trong cuốn Hồi kí song đơi, tập 2, khi nhắc đến Trơng dịng

sông Vị, đã khẳng định: “Quyển sách của anh Mại là sách nghiên cứu, phê

bình nhưng cũng toát lên một cảm xúc thơ, một không khí thơ, có lẽ vì sự

cảm thụ thơ của anh có bề sâu, và sự đồng cảm của anh với nỗi lòng tác giả

cũng thống thiết” [37, 782]

Hồng Diệu, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có công sưu tầm - biên soạn, giới thiệu quyền Trần Thanh Mại toàn tập, gồm ba tập Trong bài Độc đáo

Trần Thanh Mại, thay lời giới thiệu, Hồng Diệu đã có cái nhìn tương đối khái

quát về việc đánh giá những cơng trình nghiên cứu, phê bình và sáng tác của

Trang 9

sự nghiệp Nguyễn Công Trứ, 1928), Thiếu Sơn (Phê bình và cáo luận, 1933), mà có nhà nghiên cứu đã xác nhận đóng góp mới của Trần Thanh Mại so với hai nhà nghiên cứu trên từ quyền Trơng dịng sơng Vị (1935); tiếp đó là Lê

Thanh ( Thi sĩ Tản Đà, 1939), Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện dai, 1941- 1942); Hoài Thanh (Thi nhân Việt Nam, 1942) vv Trong số đó, Trần Thanh Mại là

một nhà văn độc đáo” [37, 12]

“Cái độc đáo trước hết là năm hai bẩy tuổi (1935), ơng đã có chun

luận nghiên cứu sớm nhất về Tú Xương, qun Trơng dịng sông Vị, khi nhà

thơ qua đời chưa đầy ba mươi năm Năm 1957, ông xuất bản quyển Đấu

tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương Năm 1961, ông lại in quyền

Tú Xương, con người và nhà thơ, viết chung với Trần Tuấn Lộ, trưởng nam

của ông

Như vậy, về Tú Xương, Trần Thanh Mại đã trăn trở suốt một đời cầm bút của mình; những năm sau bổ sung tư liệu và nhận định, sửa chữa những bất cập, những sai lầm của những năm trước” [37,13]

Ở một đoạn khác, Hồng Diệu viết: “Cái độc đáo thứ hai là, năm ba

mươi tuổi (1941), Trần Thanh Mại đã viết cuốn Hàn Mạc Tứ, lại cũng một

chuyên luận sớm nhất về nhà thơ này, khi anh qua đời mới một năm Quyển sách này cũng được tái bán nhiều lần Trần Thanh Mại là người đầu tiên tìm hiểu cơng phu, kĩ lưỡng đời và thơ Hàn Mặc Tử, phát hiện được nhiều điều về

nhà thơ xấu số này Hơn nữa, quyền Hàn Mạc Tử, còn tạo ra một sự độc đáo

Trang 10

bình tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ đương thời, và bàn về một số vấn đề

về văn học trước Cách mạng tháng Tám, Trần Thanh Mại có hai tập Đời văn (1942) Ở đây ông viết về các tác phẩm: “Văn đàn bảo gián? của Trần Trung Viên, “Cô lâu mộng” của Võ Liêm Sơn, “Kép Tư Bền” của Nguyễn Công Hoan, “Thơ thơ” của Xuân Diệu, “Tiếng thơ” của Lưu Trọng Lư,“Bâng khuâng” của Nguyễn Văn Dật, “Tôi kéo xe” của Tam Lang, viết về “Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du ” [37, 19]

Hồng Diệu nhắn mạnh “Một nét độc đáo nữa của Trần Thanh Mại là

luôn luôn xông xáo Ông thường hay khởi xướng những cuộc thảo luận, tranh

luận; mặt khác, tích cực tham gia những cuộc thảo luận, tranh luận do người

khác khởi xướng Chỉ có qua thảo luận, tranh luận, nhiều vấn đề mới được

sáng tỏ; người tham gia mới có dip thê hiện hết mình với cái đúng, cái sai, sở

trường và sở đoán, trình độ và thái độ, phẩm chất và tư cách vv [37, 19]

Nhìn lại những cơng trình nghiên cứu, phê bình của Trần Thanh Mại, Hồng Diệu khăng định: “ Lại như với hai quyền Trơng dịng sông Vị và Hàn Mạc Tứ, văn nghiên cứu phê bình ở đây khơng hề kinh viện, nhiều khi táo bạo, lại giản đị, và nhiều chỗ gần văn miêu tả, tường thuật, kể chuyện Cũng vì vậy, mà nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, trong bộ sách Nhà văn hiện đại, với nhận định ít nhiều thiên lệch theo quan niệm của riêng ông, đã cho đó là những quyền truyện kí, chứ khơng phải sách phê bình nghiên cứu! Và, trên cơ sở ấy, Vũ Ngọc Phan đã không xếp Trần Thanh Mại vào các “các nhà phê bình và biên khảo” cùng với Thiếu Sơn, Trương Chính, Hồi Thanh mà lại

Trang 11

Và ở một đoạn khác, Hồng Diệu đã đánh giá về công trình nghiên

cứu, phê bình của Trần Thanh Mại như sau: “Cũng có thể thấy, văn nghiên cứu, phê bình của Trần Thanh Mại, khơng ít cực đoan, có những khi làm giảm sức thuyết phục của cái đích mà ơng muốn đi tới Tuy nhiên, ở một phương diện khác, cũng cần thấy, do táo bạo, cực đoan mà người đương thời không dám khẳng định Chẳng hạn, ở những dòng cuối, quyển Hàn Mạc Tử, ông viết: “ Trong một ngày không lâu, người ta sẽ dành nhau cái

vinh dự xây dựng cho thi sĩ Hàn Mạc Tử những chiếc thánh giá vĩ đại, đến

cả những lăng tâm nguy nga nữa” Chúng ta thấy, tỉnh thần của lời tiên đoán này ngày càng đúng” [37, 23]

Cuối bài viết của mình, Hồng Diệu viết: “Có những lúc ngẫm nghĩ về

văn chương, về sự đời, tôi không khỏi bùi ngùi, thấy bây lâu nay, Trần Thanh Mại đã ít nhiều bị quên lãng Nói cách khác, nhiều khi Trần Thanh Mại không được đánh giá công bằng, thoả đáng Rất nhiều lần, nhìn lại tình hình văn học

hiện đại Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám cho đến những năm sau này, người ta kể một loạt tên các nhà nghiên cứu lí luận, phê bình mà khơng có Trần Thanh Mại Bắt giác nhớ đến giáo sư, tiến sĩ N.Niculin, và “khen cho con mắt tỉnh đời” rên Tạp chí Văn học, số I, năm 1990, nhân kỉ niệm ba

mươi năm thành lập viện Văn học Việt Nam: “Trong văn học Việt Nam có

những nhà nghiên cứu am hiểu, sâu sắc, tài năng như Đặng Thai Mai, Trần

Thanh Mại, Hoài Thanh” Xin lưu ý, việc kể thứ tự may tên tuổi như trên, đối

Trang 12

có viết một số truyện ngắn, kí sự và tiểu thuyết lịch sử, nhưng thiên hướng

của Trần Thanh Mại vẫn là nghiên cứu, phê bình Song trong các cơng trình xuất bản trước 1945, Trần Thanh Mại không đơn thuần kháo cứu phê bình mà ln kết hợp phê bình và miêu tả, nghiên cứu và đựng chân dung nhà văn, vì vậy rất khó xác định rạch rịi chúng là cơng trình nghiên cứu hay là sách danh nhân Trong phê bình, Trần Thanh Mại là người táo bạo, chịu khó tìm tịi, phát hiện, nhưng cũng có lúc rơi vào cực đoan (như đánh giá của ông về Tú

Xưởng và Hàn Mạc Tử) Đóng góp của Trần Thanh Mại trong lĩnh vực

nghiên cứu, phê bình chủ yếu thuộc về những cơng trình sau Cách mạng Ông

là người đầu tiên đặt lại vấn đề Hồ Xuân Hương (bàn lại van đề dâm và tục,

loại bó những bài thơ không phải của bà), có cơng phát hiện cơng bố Lưu

hương kí - tập thơ bằng chữ Hán của Hồ Xuân Hương, cùng nhiều tư liệu

khác về nữ sĩ họ Hồ Ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu về thơ Miên Thâm Nhìn chung cách viết của Trần Thanh Mại càng ngày càng thuyết phục và tránh được những nhược điểm của thời kì đầu Việc ơng kiên trì theo đuổi một đề tài trong nhiều năm và không ngại thay đổi ý kiến của mình để ngày càng phù hợp với chân lý (Nguyễn Đình Chiêu), hoặc kiên quyết bảo vệ những ý kiến đúng (Miên Thâm), chứng tỏ sự trung thực, chân thành của một ngịi bút có trách nhiệm”[6, 1805]

Nhân kỉ niệm 100 ngày sinh của Trần Thanh Mại, Trần Thị Linh Chi

có viết: “Thời trẻ, trong lí luận văn học, cha tôi thường táo bạo, đôi chút

cực đoan và hay khích chiến Cuốn Hàn Mạc Tứ “đã tạo ra vụ kiện đầu tiên

trong văn học Việt” Vụ kiện thúc đây độc giả tìm đọc tác phẩm Hàn Mạc

Trang 13

cảm ơn ông Mại đã phổ biến được nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử cho người đương thời thưởng thức tài năng anh, có ơng Mại, tài năng anh mới được người đời biết đến Cuốn Hàn Mạc Tử không ra đời, e không ai biết

đến thơ anh Trí rộng rãi như vậy Nếu có đọc được bài nào của anh, mà biết

chắc chắn của anh đi nữa thì, nếu khơng bị bóp méo, vo trịn thì cũng có

tên tuổi nào đó kí dưới bài thơ” [13, 14]

Văn học Việt Nam thế ký XX, do Phan Cự Đệ chủ biên, phần Lý luận văn học, đánh giá: “Trần Thanh Mại là người đầu tiên ở Việt Nam có ý thức vận dụng phương pháp phê bình tiểu sử khách quan của Sainte-Beuve và Brunetière vào Việt Nam Trong cuốn Hàn Mạc Tú, thân thế và thi văn, Trần Thanh Mại viết: “Với những phương pháp mới, xưa nay chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam, tôi đã phân tích ra từng cử chỉ, từng tính tình của nhà thi sĩ, từng giai thoại trong đời người Không rõ thấu hết những cái vặt vãnh, thắc mắc trong đời một nhà thi sĩ thì khơng sao hiểu được thơ của người

ấy” Nếu như ở trong sách Trơng dịng sơng Vị như nhiều người đã nhận xét,

Trần Thanh Mại thiên về dựa vào thơ mà tưởng tượng ra nhà thơ, thì đến cuốn

Han Mac Tit, thân thế và thi văn, nhà phê bình đã bắt đầu phân tích, khảo sát

đời sống quần quai, bi dat của thi sĩ để lý giải sáng tác thơ của ông Nhà phê

bình đã giúp người đọc đi từ hiểu biết cuộc sống éo le của nhà thơ mà hiểu

được hiện tượng thơ kỳ lạ và đánh giá đúng vị trí lịch sử của nó Trần Thanh Mại đã bắc chiếc cầu từ những chuyện đời sống và bệnh tật của thi nhân sang các thi phẩm, và dù là nhà phê bình kịch liệt lên án các trường phái tượng

Trang 14

vật”, “là nha thi sĩ Việt Nam có cái âm nhạc tài tình nhất”, “là người đầu tiên trong thế kỷ thứ XX mở một cuộc cải cách lớn cho văn chương Việt Nam và

thành công một cách vinh quang rực rỡ”, mặc dù sự minh chứng còn hết sức

don so” [17, 712]

Năm 2010, Đỗ Lai Thuý trong Phê bình văn học, con vat lưỡng thê Ấy đã viết: “ Phê bình tiểu sử của ta hình như “đi lên” từ truyện kí đanh nhân

Có thể thấy rõ điều này ở trường hợp Trần Thanh Mại Ông đã phải lội qua (Trơng) dịng sông Vị (Trần Thanh Địch xuất bản ở Huế, 1935), một cuốn

sách nửa phê bình, nửa truyện kí viết về Tú Xương để đến với Hàn Mạc Tứ, thân thế và thi văn (1941), một tác phẩm tiêu biểu cho phê bình tiểu sử tại

Việt Nam Tuy nhiên, khi đã leo lên đến thiên đỉnh, nhà phê bình họ Trần đã chọn ra chính xác ba trong vô vàn những sự kiên tiểu sử là động lực khởi

nguyên trong thơ Hàn: tôn giáo (ở đây là thiên chúa giáo), bệnh tật (ở đây là bệnh phong) và những người đàn bà” [37, 116] Ông cũng đánh giá những

đóng góp lớn của Trần Thanh Mại: “Nhưng Trần Thanh Mại không chỉ dừng lại ở đây như nhiều người khác Ơng cịn tiến thêm bước nữa đẻ trở thành nhà

phê bình thực thụ là “cắt nghĩa” tác phẩm bằng những dự kiện cuộc đời Bạn

đọc hiểu thêm, cảm nhận sâu sắc hơn những bài thơ của Hàn Mặc Tử một khi

được biết đó là những hạnh phúc, khổ đau của thi nhân với những Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương Bạn đọc cũng hiểu thêm được tại sao thơ Hàn Mặc Tử đầy những biểu tượng ám ảnh của trăng, hồn, máu nếu biết được vi trùng húi thường hoạt động mạnh vào mùa trăng, khiến người thơ đau đớn đến ngất đi (xuất hồn) Khơng chỉ có thế, Trần Thanh Mại cịn lí giải sự

cảm nhận thế giới mãnh liệt, chất nhạc, sự giàu có hình tượng, nghĩa là một

cái nhìn nghệ thuật đặc biệt của thơ Hàn là do những nhân tố tôn giáo, bệnh

Trang 15

người đọc khơng chỉ thỗ mãn về óc tị mị (một nhu cầu cũng rất người) mà, quan trọng hơn thoả mãn cả óc thâm mỹ” [37, 118]

Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên gần như khái quát được sự nghiệp

nghiên cứu, phê bình của Trần Thanh Mại Trên thực tế vẫn còn thiếu những

cơng trình chun biệt, có tính hệ thống đề đánh giá công lao của Trần Thanh Mại trong nền lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đóng góp của Trần Thanh Mại trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

3.2.1 Những cơng trình nghiên cứu, phê bình văn học của Trần Thanh

Mại được sưu tầm, biên soạn, giới thiệu trong Trần Thanh Mại, Toàn tập, gồm

3 tập, do Nxb Văn học, Hà Nội, ấn hành năm 2004

3.2.2 Những cơng trình nghiên cứu, phê bình văn học của các tác giả cùng thời và các thế hệ tiếp nói

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nhằm tìm hiểu:

- Đóng góp của Trần Thanh Mại trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học trên các phương diện: đối tượng nghiên cứu, phê bình; phương pháp nghiên cứu, phê bình

- Vị trí của Trần Thanh Mại trong nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại 5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 16

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mớỡ đầu, Kết luận và Tài liệu tham kháo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Trần Thanh Mại với sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học Chương 2 Sự đa dạng trong đối tượng nghiên cứu, phê bình văn học của

Trần Thanh Mại

Trang 17

Chuong 1

TRAN THANH MAI

VỚI SỰ NGHIỆP NGHIEN CUU, PHE BINH VAN HOC

1.1 Trần Thanh Mại - con người, cuộc đời và văn nghiệp 1.1.1 Con người, cuộc đời Trần Thanh Mại

Trần Thanh Mại sinh ngày 3 - 2 - 1908 tại làng Tiên Non, xa Phu Mau,

huyện phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc ngoại thành phố Huế Thuở nhỏ, ông học ở trường tiểu học An Cựu, sau đó học trường Quốc học, Huế Năm 1928, Trần Thanh Mại tốt nghiệp thành chung và đi làm cơng chức Cũng từ

đó, ông bắt đầu nghiệp văn Ông viết sách và viết cho nhiều báo, làm chủ bút

tờ báo Cười do ông sáng lập và tham gia những hoạt động văn hoá khác

Từ những năm 1930, ông làm báo, viết văn, từng là cộng sự của tờ Phụ

nữ tân văn Năm 1932, ông cho in tập truyện ngắn đầu tay: Ngọn gió rừng

(1932) Ơng đã từng tham gia nhiều hoạt động văn hóa như diễn kịch quyên tiền cứu đồng bào bị đói vào những năm 1936, 1945 Đặc biệt năm 1941, ơng

nói chuyện và ngâm thơ Hàn Mạc Tử tại trụ sở của Hội Khai trí tiễn đức để

quyên tiền xây lại mộ nhà thơ xấu số vừa mất một năm trước đó

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Thanh Mại gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc Trong cuộc kháng chiến chín năm (1945 - 1954), ông làm giáo viên văn của trường cấp III Lam Sơn, Thanh Hố Năm 1955, ơng được chuyền về phụ trách Phòng Tuyên truyền và Báo chí của Bộ Giáo dục, sau đó là một trong những người phụ trách Tạp chí Giáo dục nhân dân Năm 1960,

Trần Thanh Mại về làm công tác nghiên cứu ở Viện Văn học Việt Nam mới

được thành lập Ông là một trong những cán bộ đầu đàn trong những năm đầu

Trang 18

tổ trưởng Tổ Văn học cô đại, cận đại va dân gian, đồng thời ở trong ban biên

tập tập san Nghiên cứu Văn học tiền thân của Tạp chí Văn học Ơng mắt

3.2.1965, năm 54 tuổi

Theo lời ké của Tran Linh Chi (con gái đầu của Trần Thanh Mại), tuy

ông xuất thân gia đình quan lại, học giỏi nhưng lại không chịu theo đuôi đến

nơi đến chốn để khoa bảng đề tên, mà dành hết cuộc đời cho văn học Trần Thanh Mại tham gia hoạt động văn học từ rất sớm Ông đến với văn học bằng năng khiếu và niềm đam mê mãnh liệt của mình Nhà thơ Nam Trân Nguyễn

Học Sĩ (1907 - 1967) có ấn tượng rất mạnh về Trần Thanh Mại: “Tơi có thể

nói, anh Trần Thanh Mại là một người sinh ra để viết văn, hay nói một cách

văn vẻ hơn, lúc ra đời, anh đã mang theo vết mực trên đầu ngón tay” [37, 12]

Ngay từ nhỏ Trần Thanh Mại đã mê đọc thơ, học thuộc rất nhiều thơ Nôm và

thơ chữ Hán Đây phải chăng cũng là lý do vì sao những cơng trình nghiên

cứu của ông đều sáng tác của những nhà thơ: Tú Xương, Hàn Mặc Tử,

Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương

Là người có năng khiếu và rất ưa thích hoạt động văn học, dù viết kịch,

diễn kịch, nói chuyện thơ hay làm người thuyết minh bằng tiếng Pháp cho phim tai liéu , ông đều để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng đồng bào, đồng chí

Trên cương vị người đảm trách những vị trí quan trọng trong hoạt động văn học, Trần Thanh Mại luôn là người tâm huyết, trách nhiệm, năng nỗ, sáng tạo Mang trong mình một căn bệnh hiểm nghèo, ông luôn linh cảm, mình đang nhích bước trên những năm tháng cuỗi của cuộc đời, bởi vậy ông miệt mài tranh thủ mọi thời gian để viết Ngay khi đi xa những cơng trình tâm huyết của ơng vẫn cịn dang dở Tiếc rằng, ông ra đi vào độ tuổi sung sức nhất, chin nhất của một nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình

Có thể nói, con người - cuộc đời, hoàn cảnh lịch sử đã tạo dấu ấn sâu

Trang 19

bút, ông đã để lại nhiều tác phẩm với sự phong phú, đa dạng về thê loại Đóng góp của ơng khơng những ở mảng sáng tác mà cịn ở mảng phê bình văn học

Ông là một trong những nhà phê bình văn học đầu tiên của văn học Việt Nam

thế ký XX Nhà văn Trần Thanh Mại được Nhà nước tặng thưởng Huân

chương kháng chiến hạng ba

1.1.2 Sự nghiệp văn học cúa Trần Thanh Mại

Sự nghiệp văn học của Trần Thanh Mại bắt đầu từ trước Cách mạng

tháng Tám 1945 Ông viết với nhiều thê loại, đề tài khác nhau

Về truyện ngắn, Ngọn gió rừng được Trần Thanh Mại viết ở Huế năm 1932, đã in thành một quyền sách mỏng, và mới in lại trong quyển Văn học

Viét Nam thé ky XX, Nha xuất bán Văn học, 2001 Đọc Ngọn gió rừng, ta thấy

rõ đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam thuở bấy giờ: nội tâm nhân vật

được thể hiện chủ yếu qua miêu tả gián tiếp phong cảnh Tác giả phê phán những thanh niên chỉ đắm chìm trong tình yêu gái trai, đồng thời khích lệ

những thanh niên biết “nghe tiếng gọi hồn” để “chạy về ngá đường đời, chỗ trăm nghìn nghĩa vụ nặng nề đang chờ đợi người anh hùng chí sĩ” [37, 39]

Khơi nguồn cảm hứng cho Chú hươu vàng và anh nông dân (truyện thiếu nhi,

Trang 20

Về ký sự lịch sử và tiêu thuyết lịch sử, ơng có hai quyền: Tuy Lý Vương

(ký sự lịch sử, 1938) và Ngô Vương Quyền (tiểu thuyết lịch sử, 1944) Tuy Lý

Vương viết về “một người hiền lành, phúc đức” trong dịng dõi hồng tộc triều đình Huế, có dụng ý làm sống lại một phần mà thời đại Tuy Lý Vương đã sống, gần “hiện thực” hơn, ông gọi là lịch sứ ký sự (Nhà xuất bản Thuận Hoá, tái bản năm 2000) Quyên Ngô Vương Quyền viết về một anh hùng dân

tộc, có hư cấu, ông gọi là lịch sứ tiểu thuyết (Nhà xuất bản Đồng Tháp tái bản

năm 1990, tự sửa lại là tiểu thuyết dã sứ võ hiệp!)

Có một quyền sách của Trần Thanh Mại cịn ít người biết: Thanh niên học tập và sáng tác (Nhà xuất bản Thanh niên, 1957) Dưới hình thức những

bức thư gửi một bạn đang tập viết văn, Trần Thanh Mại truyền đạt những kinh

nghiệm của mình cho giới trẻ Ông đặt ra và giúp người sáng tác trả lời những

câu hỏi thiết thực như: Muốn sáng tác cần đọc những sách gì? Cám hứng là gi? Tai sao có nhiều đề tài, có nhiều cảm xúc mà không viết được? Thơ dễ

làm hay văn xi dễ làm? Kịch tính trong truyện ngắn hay trong tiểu thuyết là gì? Vấn đề phong cách của nhà văn

Về nghiên cứu, phê bình văn học, ông viết:

Trông dịng sơng Vị (Chun luận về Tú Xương, 1935) Hàn Mạc Tử (chuyên luận 1941)

Đời văn (phê bình, hai tập, 1942)

Quan điểm duy vật máy móc và duy vật biên chứng trong cách nhận định một truyện cố tích, phê bình, 1955)

Tìm hiếu và phân tích truyện cố tích Việt Nam (chuyên luận, 2 tập,

1956 - 1957)

Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương (chuyên luận, 1957)

Trang 21

Ngoài ra, Trần Thanh Mại còn tham gia viết nhiều cơng trình khác, và

viết nhiều bài báo có giá trị

Năm 1960, ông viết Học tập một số thơ văn Hồ Chú tịch Ở bài viết

này, ông đi sâu tìm hiểu văn chính luận và văn nghệ thuật của Hồ Chí Minh Ông cho rằng, một số khá lớn văn chính luận của Hồ Chủ tịch mang tính nghệ thuật rất cao, trong khi một số thơ của Người - ngoài một số ít hơn là thơ nghệ

thuật thực sự - thì chỉ nhằm tuyên truyền, động viên chính trị kịp thời, chứ

không hề chú trọng đến yêu cầu nghệ thuật mà chúng ta thường quen quan

niệm thơ phải có Về Nguyễn Trãi, Trần Thanh Mại có bài Vài nét về tư tướng

của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông (1962) và Tình yêu thiên nhiên trong thơ

Nguyễn Trãi (1962) Năm 1963, ơng viết Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của

nền thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại Về Nguyễn Thơng, năm 1961, ơng có bài Nguyễn Thơng và tình tương nhớ quê hương Từ 1961 đến 1964, ơng có các bài viết về Hồ Xuân Hương: Thứ bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ

Xuân Hương (1961), Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ

Hán (1962), Đính chính một điểm sai lầm trong tư liệu về thơ chữ Hán cúa

Hồ Xuân Hương (1964), Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương (1964), Bản “Lưu

hương ký” và lai lịch phát hiện nó (1964) Năm 1960, Trần Thanh Mại viết

Học tập một số thơ văn Hồ Chủ tịch Ngoài ra ơng cịn có những bài viết về sáng tác của Lê Q Đơn, Phạm Đình Hổ, Hoàng Trung Nho, Nguyên Ngọc.v.v

Trang 22

1.2 Mảng nghiên cứu, phê bình trong sự nghiệp văn học cúa Trần

Thanh Mại

1.2.1 Trần Thanh Mại - người đến với hoạt động nghiên cứu, phê

bình từ rất sớm

Trần Thanh Mại bước vào con đường văn chương khi phương pháp nghiên cứu, lý luận, phê bình cịn rất mới “Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn lý

luận, phê bình văn học giai đoạn 1932-1945 chính là giai đoạn hình thành tư

tưởng mới; phủ nhận tư tưởng cũ, nổ ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng mà hàng loạt vấn đề lý luận trong đó, cho đến hết thế kỷ XX, bước sang thế kỷ XXI vẫn đang còn gây tranh cãi, và đang tiếp tục giái quyết Đây cũng là giai

đoạn hình thành lý luận, phê bình văn học như là “một thể loại mới” xưa nay

chưa từng có và đồng thời xuất hiện những nhà lý luận, phê bình văn học chuyên nghiệp” [L7, 690]

Tên tuôi của Trần Thanh Mại gắn với thế hệ các nhà lý luận, phê bình văn học đầu tiên ở nước ta: Thiếu Sơn (1908 -1978), Hoài Thanh (1909 -1982), Vũ Ngọc Phan (1902 -1987), Đinh Gia Trinh (1915 - 1974), Hải Triều (1908 -1954), Đặng Thai Mai (1902 -1984), Đào Duy Anh (1904 - 1988), Nguyễn Bách Khoa (1913 -1999)

Nhìn lại các cơng trình nghiên cứu, phê bình văn học của các nhà phê

bình đầu thế kỷ XX, chúng ta thấy: Thiếu Sơn công bố Phê bình và cáo luận năm 25 tuổi; Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam năm 1932 -1941, khi ông 32 tuổi; Năm 40 tuổi Vũ Ngọc Phan ra mắt Nhà văn hiện đại (1942) Có thê nói,

Trần Thanh Mại là người sớm đến với nghiên cứu, phê bình văn học Trơng dịng sơng Vị của Trần Thanh Mại (xuất bản 1935), ông viết lúc 27 tuổi Cuốn sách này có thể coi là quyền thứ ba trong sự nghiệp văn học thế hệ 1930 - 1945 Tức là sau cuốn Phê bình Nguyễn Cơng Trứ (1928) của Lê Thước và cuốn

Trang 23

chuyên luận sớm nhất nghiên cứu về Tú Xương, quyền Trơng dịng sơng Vi, khi nhà thơ qua đời chưa đầy ba mươi năm Năm ba mươi ba tuổi (1941),

Trần Thanh Mại đã viết quyền Hàn Mạc Tử, lại cũng một chuyên luận sớm

nhất về nhà thơ này Hàn Mạc Tứ được tái bản nhiều lần Ở cuốn sách này, Trần Thanh Mại là người đầu tiên tìm hiểu công phu, kỹ lưỡng đời và thơ Hàn Mặc Tử, phát hiện được nhiều điều về nhà thơ xấu số Các quyền Quan điểm duy vật máy móc và duy vật biện chứng trong cách nhận định một truyện

cỗ tích (1955) và Tìm hiếu và phân tích truyện cơ tích Việt Nam (1956 - 1957)

cũng là những cơng trình nghiên cứu về truyện cổ tích vào loại sớm nhất trong giới nghiên cứu, phê bình Từ những năm 1961 - 1964, với những bài nghiên cứu quan trọng, ông là người có cơng đầu tiên đặt lại vấn đề Hồ Xuân Hương, phát hiện và công bố Iuu hương ký - tập thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương cùng

những tư liệu quan trọng khác về nữ sĩ họ Hồ Ông cũng là người đầu tiên

nghiên cứu và giới thiệu thơ van Mién Tham

Có thể nói Trần Thanh Mại rất độc đáo trong cách phát hiện vấn đề,

chọn đề tài làm đối tượng nghiên cứu, phê bình Những cơng trình nghiên cứu

của ơng có giá trị mở đầu, định hướng và có nhiều phát hiện lý thú Ông cũng

là người khởi xướng những cuộc thảo luận, tranh luận Sau Trần Thanh Mại, các nhà phê bình tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi, phát hiện những giá trị văn học

x Ss

dân tộc mà ông đã “mở đường”

1.2.2 Trần Thanh Mại đến với sự nghiệp nghiên cứu, phê bình bằng những cơng trình có giá trị

Trơng dịng sơng Vị (xuất bản 1935) nói về thân thế, văn chương Trần Tế Xương Sách dày 120 trang, chia làm nhiều đoạn, đề cập đến hoàn cảnh lịch sử của thời đại Tú Xương, đến cuộc đời và tư tưởng, đến sự nghiệp và thi

thơ Khơng chỉ có thế, những năm về sau, Trần Thanh Mại còn đặt lại nhiều

Trang 24

chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương Năm 1961, ông lại in quyền Tú Xương, con người và nhà thơ, cùng viết với Trần Tuấn Lộ Chuyên đề này đem đến cho người đọc cảm nhận quê hương sông Vị, non Côi đã làm nên

hồn thơ Tú Xương như thế nào; thời đại Tú Xương, những mối quan hệ gần gũi thân thiết như những người thân yêu trong gia đình, ban bè thân thiết anh

hưởng đến đời thơ của ông ra sao Trần Thanh Mại còn đặc biệt chú ý nỗi đau vì hỏng thi, nỗi nghèo nàn cơ cực chỉ phối đến hồn thơ của Trần Tế Xương

Về Tú Xương, Trần Thanh Mại đã trăn trở suốt một đời cầm bút của mình Những năm sau ông bồ sung tư liệu, và nhận định, sửa chữa những sai lầm, bắt cập của những năm trước Đến lúc qua đời ơng vẫn cịn chưa yên tâm với nhiều điều trong ba quyền sách ông đã viết về nhà thơ Tú Xương

Trong cuốn Hàn Mạc Tử (1941), ông đã lần lượt dành nhiều chương cho việc khảo cứu về gia thế, về quê quán của thi sĩ, về nền giáo dục của gia đình và học đường, về cuộc đời xê dịch của thi nhân, về cuộc đời hoạt động

báo chí vất vả mà thú vị, về lòng tin thắm thiết của thi sĩ đối với tín ngưỡng,

về cuộc đời quần quại đau thương, bi đát, tuyệt vọng gây nên vì bệnh tật, vì nghèo túng, vì những nỗi lo buồn, vì những điều mong đợi, những cái thất bại trong sự nghiệp văn chương, những cuộc tình duyên say sưa, lí tưởng, những đau đáu, tuyệt vọng của nhà thơ Không những chỉ nêu các sự kiện như trong

phê bình Trần Tế Xương, Trần Thanh Mại chú ý đặc biệt đến những yếu tố

trong cuộc đời ảnh hưởng đến sự náy nở và hình thành sự nghiệp Hàn Mặc

Tử Ba nguồn ảnh hưởng đã chỉ phối sự nghiệp của Hàn Mặc Tử đó là bệnh

tật, đàn bà và tín ngưỡng Những bài thơ kiệt tác của Hàn Mặc Tử được nảy

nở trong những cơn đau ốm, da diết của bệnh hoạn Trong lúc tuyệt vọng, nhà

Trang 25

cướp đi cuộc đời ngắn ngủi, nhưng Hàn Mặc Tử đã đóng góp cho đời một sự nghiệp vô cùng quý giá

Đời văn là tập sách xuất bán năm 1942 gồm hai tập, có những bài phê

bình, giai thoại, những cuộc tranh luận về văn chương gom góp trong 10 năm viết văn của tác giả Đời văn tuy ra sau hai tập Trơng dịng sông Vị và Hàn

Mạc Tử nhưng phần lớn là những bài phê bình viết vào khoảng 1933 - 1935,

chỉ trừ ít bài viết từ 1935 - 1940

Đời văn cuốn I, tập sách góp nhặt sáu bài:

Bai 1: Tua đề: “Tìm sự thật trước khi tiết lộ”

Trần Thanh Mại phê bình cuốn Văn Đàn Báo Giám của Trần Trung Viên Ông chối bỏ giá trị lịch sử những bài thơ, những câu đối mà trước đây đã ghép cho những danh hài, nhất là các cụ “trạng” đã ứng khẩu thời xưa khi đi sứ Trung Hoa

Bài 2: Là bài thanh minh của Trần Trung Viên để trả lời bài của Trần

Thanh Mại Ý Trần Trung Viên là cốt sao thu thập cho thật nhiều, không cần lựa chọn, không cần đắn đo, việc khảo cứu sẽ làm sau này

Bài 3: Tựa đề:“ Phải đánh đỗ những tà thuyết cho dầu sản xuất từ nước

thượng trí”

Bài này Trần Thanh Mại trả lời Trần Trung Viên bác bỏ các lí do Trần Trung Viên đã biện bạch

Bài 4: Tựa đề: “Một lối gia thuyết của nhà nho: “Văn thơ khẩu khí”

Bài này Trần Thanh Mại nhằm vào đả kích những ông đồ nho, lúc nhất thời không được chen chân trong chính trường thì tự hợm mình bằng lối thơ

khẩu khí để tỏ mình là bậc thanh liêm, không màng danh lợi Nhưng kì thực là

một phương pháp đề cao mình dé tranh quyền đạt lợi

Trang 26

phát hiện bài thơ đó là của Henri Guibien đã đăng ở tạp chí “Đơ Thành Hiến

Cố” năm 1916

Bài 6: Tựa đề: “Ông Võ Liêm Sơn và lí thuyết bộ xương”

Bài này Trần Thanh Mại phê bình cuốn tiêu thuyết:“Cơ lâu mộng” của

Ngọc An và Võ Liêm Sơn [54, 138]

Đời văn cuốn 2, gồm 7 bài bình luận:

Bai 1: Tya:“Thi sĩ với cô hồn” Bài này Trần Thanh Mại phê bình bài Chiêu hồn của Nguyễn Du (1936)

Bài 2 mang tựa: “Một buỗi đi xem đấu võ” Bài này Trần Thanh Mai phê bình cuốn Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan (1935)

Bài 3 mang tựa: “Thơ thơ và Xuân Diệu” Bài này Trần Thanh Mại phê

bình Thơ thơ của Xuân Diệu (1939)

Bài 4 “Lưu Trọng Ir thi sĩ giang hồ” Bài này phê bình Tiếng thu (1940) của Lưu Trọng Lư

Bài 5 “Một nha thi sĩ ai biết đến” Bài này ông Trần Thanh Mại phê bình thơ ông Phan Văn Dật (1935)

Bài 6:“Thơ nói chuyện mình” Bài này Trần Thanh Mại phê bình cuốn

Bâng khuâng của Phan Văn Dật (1936)

Bài 7: “Nghề kéo xe” Bài này Trần Thanh Mại phê bình cuốn Tơi kéo

xe của Tam Lang (1936)

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Thanh Mại có những cơng trình

nghiên cứu về truyện cổ tích Đó là Quan điểm duy vật máy móc và duy vật

biện chứng trong cách nhận định một truyện cổ tích" (1955), (Phê bình Truyện cỗ tích Việt Nam của Vũ Ngọc Phan) Từ 1956 - 1957, ông viết chuyên luận hai tập “Tìm hiểu và phân tích truyện cỗ tích Việt Nam”

Trang 27

im lìm, khơng một tiếng vang, không một bài phê bình, nhận xét, chứng tỏ

giới nghiên cứu học tập đọc thì có đọc, nhưng cho một nhận định rõ ràng, dứt

khốt thì chưa Với chuyên luận Quan điểm duy vật máy móc và duy vật biện chứng trong cách nhận định một truyện cố tích (1955), Trần Thanh Mại đã

phê bình Truyện cỗ tích Việt Nam của Vũ Ngọc Phan Trần Thanh Mại đã chỉ ra lối nhìn thiếu sót của Vũ Ngọc Phan trong mây điểm sau:

- Tác giả xem truyện cổ tích là những tài liệu sử học thực sự, nghĩa là phán ánh đúng những sự việc có thực xây ra trong lịch sử

- Tác giả không năm được nguyên tắc điển hình hố là ngun tắc lãnh đạo trong vấn đề sáng tác một áng văn nghệ

- Tác giả không thấy được tính chất linh động của truyện cổ tích, do

hình thức truyền khẩu mà ra

Từ đó dẫn đến những thiếu sót khác như việc tác giả sửa chữa, thay đôi

những chỉ tiết căn bản của truyện xưa hoặc kế lại chứa đầy mâu thuẫn về ý

thức tư tưởng, về quan niệm xã hội, về màu sắc lịch sử

Trong bài viết của mình, Trần Thanh Mại vừa phân tích những điểm thiếu sót ấy theo quan niệm chủ quan của ông đồng thời nói rõ quan niệm để

thảo luận lại cùng ông Vũ Ngọc Phan và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này

Trong chuyên luận hai tập Tìm hiễu và phân tích truyện cỗ tích Việt

Nam (1956 - 1957), Trần Thanh Mại đã đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng,

từ dẫn chứng đến kết luận, từ phân tích đến tổng hợp Bước đầu tiên ông chọn một số ít truyện điển hình, sau đó vừa kế vừa cố gắng tôn trọng nguyên vẹn những chỉ tiết của nó, đúng ý như những sách cũ đối chiếu với

nhau và đối chiếu với chuyện kể của các cụ già, các mẹ trong thơn xóm

Trang 28

lịch sử đã cấu tạo nên nó Sau khi phân tích, ơng một khái niệm tương đối

về truyên cô tích: Định nghĩa về truyện cơ tích, thời kỳ cấu tạo của các truyện cô tích, dân tộc tính của truyện cổ tích, yếu tố phong kiến trong

truyện cổ tích, các loại truyện cổ tích

Trong Vài nét về tư tướng Nguyễn Trãi qua thơ văn ông (1962), Trần Thanh Mại đã dựa vào Quân trung từ mệnh tập và một số các bài văn khác khái quát tư tưởng chính của Nguyễn Trãi Đó là tư tưởng nhân nghĩa và ý chí hồ bình Cái mới mẻ của Nguyễn Trãi ở tư tưởng nhân nghĩa đó là những tư tưởng nằm trong phần tích cực của đạo Nho, nhưng Nguyễn Trãi đã làm cho

nó một màu sắc Việt Nam đặc biệt Yêu nước phải “yên dân”, và muốn thế

phải lo “trừ bạo” Là người từng chứng kiến những cơn loạn lạc thời hậu Trần và nhà Hồ, là người đã từng tham gia lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước,

hơn ai hết Nguyễn Trãi hiểu và đề cao vai trò của lực lượng nhân dân Ông

cũng bất chấp hiểm nghèo và đứng vững trên cơ sở đạo nhân nghĩa của mình,

mượn cớ phê bình xã hội thối nát đời Trần, để gián tiếp lên án những người

có trách nhiệm lãnh đạo trong chế độ nhà Lê Để thấy rõ thêm cõi lòng, tâm

sự của Nguyễn Trãi, Trần Thanh Mại cịn tìm hiểu qua Thơ chữ Hán và Thơ

Trang 29

của đất nước ta, nhân dân ta; nó cũng là một khía cạnh của lòng tự hào dân

tộc” [15, 223]

Năm 1963, Trần Thanh Mại viết Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của nền thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình

Chiếu gồm có ba bài văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1862), Văn tế Trương Trịnh (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (sau 1874?), 12 bai tho Diéu

Truong Dinh, 10 bai Diéu Phan Tong (1868), một ít bài thơ khác, và cuốn

Ngư Tiều vấn đáp dài 3.644 câu, có lẽ được sáng tác vào những năm cuối đời ông Trần Thanh Mại đánh giá Nguyễn Đình Chiểu là một nhà trí thức kiên cường, một chiến sĩ xuất sắc của chủ nghĩa nhân nghĩa, một nhà thơ yêu nước

lớn Nguyễn Đình Chiều tự vạch cho mình một con đường đi đúng đắn: Dùng

thơ văn làm vũ khí đấu tranh cho đạo đức con người, cho chính nghĩa và hạnh

phúc của nhân dân Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang nhiều giá trị hiện thực, tràn đầy tính nhân dân và tính dân tộc Nó phản ánh khá chân thực khí thế quật cường bắt khuất của dân tộc ta khoáng nửa sau thế kỷ XIX Cả một

thời đại đau thương mà oanh liệt đã truyền hơi thở nóng hỗi của nó vào các

hich, các văn tế và thơ điều của Nguyễn Đình Chiểu, tiếp cho những áng thơ

văn này một sức sống sôi sục Nhờ đó nó có một tác dụng động viên, tuyên

truyền mãnh liệt Cái lớn lao của Nguyễn Đình Chiều là ông đã để cho tâm hồn mình hồ nhịp được với tình cảm của nhân dân Những rung động, xúc cảm của nhân dân đã trở thành rung động, cảm xúc của ông Trần Thanh Mại cho rằng những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu “là những bài thành công vào bậc nhất của văn học ta” Trần Thanh Mại cũng đồng thời chỉ ra hạn chế của thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu Nhà thơ lớn Nam Bộ đã nhìn thấy được khía cạnh tích cực của người nơng dân Nhưng ông không thê hình dung

Trang 30

dân là chủ yếu, rằng trong một hoàn cảnh chiến đấu như lúc bấy giờ không

dựa vào lực lượng nông dân thì nhất định thất bại

Đánh giá về những đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu, Trần Thanh Mại viết: “Trong những đóng góp vơ cùng lớn lao của nhân dân miền Nam và nhân dân Nam Bộ cho Tổ quốc Việt Nam, chúng ta phải kể đến điều này là: miền Nam và Nam Bộ lại cũng đã cống hiến cho Tổ quốc ta những nghĩa quân đầu tiên chống để quốc thực dân; miền Nam và Nam Bộ lại cũng đã cống hiến cho Tổ quốc ta những nhà thơ yêu nước đầu tiên mà tiêu biểu

nhất chính là Nguyễn Đình Chiêu” [15, 303]

Từ 1961 đến 1964, ơng có nhiều bài viết về thơ Hồ Xuân Hương: Thứ

bàn lại vấn để tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương, Phải chăng Hồ Xuân

Hương còn là một nhà thơ bằng chữ Hán? Đính chính một điểm sai lầm trong

tư liệu về thơ chữ Hán cúa Hồ Xuân Hương, Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương,

Bán Lưu hương ký và lai lịch phát hiện nó Ơng là người đầu tiên đặt lại vấn

đề Hồ Xuân Hương (bàn lại vấn đề đâm và tục; loại bỏ những bài thơ khơng

phải của bà), có cơng phát hiện và công bố Lưu hương kí - tập thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương cùng nhiều tư liệu khác về nữ sĩ họ Hồ

Nhân tố hiện thục trong thơ Miên Thắm được Trần Thanh Mại viết vào năm 1965 Trong nền thơ văn Việt Nam viết bằng chữ Hán ở thế kỷ XIX,

Miên Thẩm là một nhà thơ đáng chú ý Ông hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch

Hào tử, sinh năm kỷ Mão (1819), là con trai thứ 10 vua Minh Mạng Với

phương pháp phê bình tiểu sử, Trần Thanh Mại đã từ những nhân tô gia đình,

thời đại, triều Nguyễn và bản thân Miên Thâm đề cắt nghĩa giá trị thơ văn nhà thơ này Quê mẹ Miên Tham ở miền Nam, vùng Gia Định Bà vương phi này luôn ln nhớ tới gốc tích của mình và vẫn giáo dục con cái về tình thương yêu quê ngoại, thương yêu người nghèo khổ Bản thân bà từ khi vào nội cung

Trang 31

Cuộc sống đen tối của cung phi trong ngục that thiếp vàng, sự khắc nghiệt đến hung bạo của Minh Mạng ngay đối với con cái, vợ, hầu là một trong những

nhân tố giúp cho nhà thơ có một cái nhìn hiện thực, có nhiều nhân dân tính Trần Thanh Mại cũng thấy rất rõ ảnh hưởng khá tốt đối với người học trò quý

tộc là Thân Văn Quyến và Phan Thanh Giản Hai ông thầy là những sĩ phu trọng vọng của triều đình, nhưng đều xuất thân từ thành phần nghèo khổ, trước sau vẫn giữ một lòng chân thật thương dân Nhưng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tư tưởng tiến bộ của ông đó là việc chế độ phản động phong kiến nhà Nguyễn cắm hoàng thân quốc thích khơng được thi cử, khơng

được tham gia chính sự, họ sợ lợi dụng quyền hành mà cướp ngôi Miên

Tham hoc, tài cao, nhưng không được dùng, và suốt đời phải sống ngồi rìa xã hội Tinh thần bất đắc chí ấy đào một cái hố ngày càng sâu giữa Miên

Thâm với tập đoàn phong kiến thống trị, mặt khác đây ông ngày càng gần phía nhân dân lao động Trần Thanh Mại cũng lưu ý một nhân tố ảnh hưởng

không nhỏ đến thơ Miên Thâm là bạn bè thân thích của Mién Tham Do là

những người mà hành động và thơ văn chứng tỏ vốn có một tỉnh thần yêu nước thương dân cao cả Miên Thâm còn để lại cho chúng ta một di sản khá đồ sộ, gồm 14 bộ cả thơ lẫn văn, trong đó tác phẩm quan trọng và giá trị là bộ

Thương Sơn thi tập, được xuất bản lần đầu 1872 Đây là một tập thơ quan

trọng, không những về khối lượng các bài mà chủ yếu về nội dung tư tướng, về tính chất nóng hồi của các đề tài nó đề cập đến Trần Thanh Mại đánh giá

thơ Miên Thẩm với các giá trị lớn Thơ Miên Thâm có giá trị hiện thực sâu

sắc Đó là hiện thực về đời sống cơ cực của nông dân, những nỗi bất công vô

lý của chế độ, sự khinh miệt và chà đạp con người, tình trạng tham quan ô lại,

Trang 32

tưởng bạc nhược Và ông đồng thời cũng phân tích nguyên nhân của nó Miên Tham muốn hoạt động chính trị, muốn đem tài học và nhiệt tình yêu nước ra giúp đời, nhưng ông bị phong kiến nhà Nguyễn ngăn cấm không cho Không

đi được khắp, không trông được nhiều, chỉ nắm được tình hình bên ngồi của

quảng đại quần chúng, nỗi đói rách cực nhọc của họ, mà chưa hiểu hết những đức tính tiềm tàng, chủ yếu là lực lượng của họ, ý chí bất khuất va tinh than yêu nước căm thù giặc ngoại xâm của họ, nhưng Trần Thanh Mại cho rằng nguyên nhân chủ yếu quyết định tính chất yếu đuối của một số không nhỏ thơ ơng, chính là cái nhìn bế tắc của nhà thơ, ông không thẻ thay thế được bản chất nhu nhược càng ngày càng đi đến bất lực thúc thủ của tập đoàn phong

kiến nhà Nguyễn, mà đại biểu là Tự Đức, là Trương Đăng Quế, bố vợ ông, là

Phan Thanh Giản, thầy học ơng v.v Ơng chỉ có một tắm lòng yêu nước mà

không biết được đường lối cứu nước là phải làm gì, dựa vào lực lượng nào

Chung quy, ông tự thấy mình lẻ loi cơ độc và chỉ biết than khóc ri rên Điều

đáng tiếc mà nhà phê bình chỉ ra ở thơ Miên Thâm, thứ nhất, thơ còn nhiều

chất yếu đuối, bạc nhược, chưa vượt quá nổi tinh than u uất cá nhân, mà vươn

lên tới khí thế hiên ngang phần chắn của quảng đại quần chúng; thứ hai, tất cá những nhận thức tư tưởng ấy chỉ được thể hiện bằng chữ Hán, rat it phố cập trong quảng đại quần chúng Mặt khác nữa, ngoài các thê loại thơ văn như thơ luật Đường, “từ”, “hành”, “đao”, các lối thơ cổ phong, viết theo các ca khúc cô của Trung Quốc và mang tính chat trong sáng, phóng khoáng của văn học

dân gian, ông cũng sử dụng cả lối văn cử tử, lối văn “tứ lục” biền ngẫu nặng

nề, gị bó và vận dụng điển cỗ một cách quá cầu kỳ Cũng lí do này mà Trần

Thanh Mại cho rằng với một số lượng thơ như vậy, với nội dung tương đối tốt

như vậy, mà tên tuổi Mién Tham hau như chưa ai mấy biết đến Về nghệ thuật, Trần Thanh Mại cũng thấy được những đóng góp lớn lao của Miên

Trang 33

thơ đặt ra những vấn đề căn bản của thời đại, có khơng ít những bài thơ thắm

đượm tình đời, tình người, nói lên sâu sắc lịng thiết tha yêu cuộc sống” [15,

516] Trần Thanh Mại là người đầu tiên nghiên cứu và giới thiệu về thơ văn Miên Thẩm, có những đánh giá xác đáng về vị trí văn học của nhà thơ này

Tiểu kết chương l

Với năm tư năm cuộc đời và gần bốn mươi năm cầm bút, Trần Thanh Mại đã để lại một di sản văn học có giá trị Khơng chỉ là nhà nghiên cứu, phê bình văn học, ơng cịn là người sáng tác, dịch thuật, tham gia nhiều hoạt động văn hoá Sự nghiệp văn học của Trần Thanh Mại gồm hai máng, trong đó mảng nghiên cứu, phê bình được nhiều người biết đến hơn cả Ông là người

đến với phê bình văn học từ rất sớm và bằng những cơng trình có giá trị Trần

Trang 34

Chuong 2

SỰ ĐA DẠNG TRONG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VAN HOC CUA TRAN THANH MẠI

2.1 Trần Thanh Mại với văn học dân gian Việt Nam

Về những người làm công tác lí luận, nghiên cứu văn học dân gian có đóng góp hết sức lớn lao cho nền văn học dân tộc, chúng ta phải kế đến các nhà nghiên cứu: Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đồng Chi, Đinh Gia Khánh, Bùi Văn

Nguyên, Cao Huy Đỉnh, Chu Xuân Diên, Ninh Viết Giao, Kiều Thu Hoạch,

Hoàng Tiến Tựu vv

Trần Thanh Mại có những cơng trình nghiên cứu về truyện cơ tích,

cũng vào loại sớm nhất trong nghiên cứu phê bình, kể từ ngày nước ta thành lập chính thể mới Đó là các quyền Quan điểm duy vật máy móc và duy vật biện chứng trong cách nhận định một truyện cỗ tích (phê bình quyền Truyện cỗ tích Việt nam (1955) của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan) và Tìm hiểu và phân tích truyện cơ tích Việt Nam chuyên luận - hai tập, 1956 - 1957)

Mở đầu quyên Quan điểm duy vật máy móc và duy vật biện chứng trong cách nhận định một truyện cỗ tích, Trần Thanh Mại đã nêu rõ cách hiểu đúng truyện cổ tích: chỉ có đứng về quan điểm mới, quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê-nin, chỉ có đặt mình vào hồn cảnh lịch sử của mỗi câu chuyện, mỗi tài liệu, để phân tích tính chất con người và tính chất xã hội, thì việc phân tích đó mới đúng được Việc sử dụng đúng lý luận biện chứng vào thực tế của ta là việc khó Một trong những cơng trình quan trọng được phát khởi về vấn đề này là cuốn Truyện cỗ tích Việt Nam của ơng Vũ Ngọc Phan

Trang 35

cổ tích Việt Nam Phần sau, phần chính, phần kế dài hơn Từ đầu chuyên luận của mình, Trần Thanh Mại đã thấy rõ quan điểm của Vũ Ngọc Phan khi tìm hiểu truyện cổ tích: “Tác giả đã có gắng đứng về quan điểm duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử để kể”[38, 525] Chính Vũ Ngọc Phan ở Mấy lời

giới thiệu cũng đã nêu: “Nếu chúng ta đặt vào hoàn cảnh lịch sử đương thời, luôn lôn nhớ rằng đấu tranh giai cấp bao giờ cũng xuất phát ở sản xuất và bao

giờ văn học cũng biểu hiện chính trị và kinh tế của một thời đại, chúng ta sẽ

thấy mâu thuẫn nào là chủ yếu, mâu thuẫn nào là thứ yếu, và đã là mâu thuẫn chủ yếu thì nó có tác dụng lãnh đạo và quyết định Phân biệt có được rõ, chúng ta mới thấy rõ trọng tâm của vấn đề” [45, 34] Nhưng theo Trần Thanh Mại, dụng tâm ấy của Vũ Ngọc Phan không đưa đến kết quá mong muốn, vì tác giả bắt đầu đi từ những xuất phát điểm sai, vì tác giả đựa trên những cơ sở không vững

Trần Thanh Mại khơng đồng tình với việc Vũ Ngọc Phan hoàn toàn tin vào thời gian được nêu lên ở đầu mỗi truyện cũ là thời gian sáng tác của

truyện Để chứng minh cho luận điểm đó, ông viết: “Nhân dân ta đặt truyện

Chứ Đồng Từ vào thời Hùng Vương thir III, truyện Trầu cau vào Hùng Vương thứ IV, Thánh Gióng, Bánh Chưng bánh Dầy vào thời Hùng Vương

thứ VI, và Thần Kim Quy vào hết thời Hùng Vương Lối đặt thời gian như thế chỉ là một lối điển hình hoá của nghệ thuật kể chuyện dân tộc để nói rằng

Trang 36

chế độ chiếm hữu nơ lệ, cịn truyện Thần Kim Quy thì vào đầu thời kỳ chiếm

hữu nơ lệ Do đó, Vũ Ngọc Phan kết luận: “Thánh Gióng là một tù trưởng đã

hưởng ứng lời kêu gọi của một tù trưởng khác có uy thế hơn” [38, 531] Trần Thanh Mại cho rằng Vũ Ngọc Phan vì tin theo chỉ tiết của mỗi chuyện, cho là nó phản ánh những sự kiện lịch sử đã xây ra, nên ơng cũng có một lối “giải

thích”, một lối “đính ngoa” giống hệt như lối của những nhà nghiên cứu theo

quan niệm cũ Như về truyện Thánh Gióng, ơng viết: “Thánh Gióng có lẽ tử

trận khơng tìm thấy xác, sau khi phá tan quân xâm lược ” [45, 15] Từ đó, Trần Thanh Mại cho rằng thiếu sót căn bản của ông Vũ Ngọc Phan là lầm thời gian mà tác giả vô danh đã ghép cho mỗi truyện theo phương pháp điển hình

hố của dân tộc với thời kỳ sáng tác của truyện “Nó chứng tỏ rằng quan niệm

của tác giả chỉ dựa trên một cơ sở duy vật máy móc, tức là trên một cơ sở duy

tâm, siêu hình, do những cái rớt của lối nhìn tĩnh mà sinh ra” [38, 531] Để

chứng minh rõ hơn ý kiến của mình, Trần Thanh Mại có lý khi cho rằng

những sự việc có thực trong lịch sử mà thực tế một số truyện đã bao hàm chỉ

là những đề tài mượn mỏ, khơng có tác dụng quyết định đối với mục đích ý nghĩa, đối với nội dung của câu chuyện Nội dung chính bao giờ cũng là sự

thể hiện của những nguyện vọng chủ quan của một tang lớp người, của một

giai cấp đấu tranh, nghĩa là sự biểu hiện của những ý thức còn chờ biến thành

hành động cụ thể, thành kết quả đấu tranh mới có thể trở thành những thực

tiễn khách quan, nghĩa là thành sự việc có thực trong lịch sử Từ đó, nhà phê bình cho rằng tác giả của Truyện cỗ tích Việt Nam xem truyện cổ tích là những tài liệu sử học thật sự, đó là lối nhìn thiếu sót

Ơng cũng chỉ ra một thiếu sót quan trọng khác nữa của ông Vũ Ngọc Phan là không chú trọng đến tính chất chủ yếu về hình thức của mọi truyện cổ tích Việt Nam, tức là tính chất truyền miệng của nó, và do đó đến tính chất

Trang 37

được sáng tác, lưu truyền và phát triển chủ yếu trong môi trường diễn xướng Bởi vậy, truyền miệng là một đặc trưng cơ quan trọng nhất của văn học dân

gian Mỗi thế hệ đều đóng góp phần chú quan của mình vào việc phổ biến,

sửa chữa nó hoặc vơ tình, hoặc hữu ý theo chủ quan của mình Mà chủ quan

ấy lại thay đổi theo lối sống, theo thời đại, theo chế độ Cái chủ quan khi sáng

tạo ra truyện lần đầu tiên nhất định không giống cái chủ quan sau đó hai ba hoặc năm sáu trăm năm Mặt khác, sự biến đổi chủ quan đó cũng khơng tuần tự, đều đều, lũy tiến theo số thời gian Đến những giai đoạn nào đó, thì có những chủ quan hầu như cố định lại, không thay đối nữa Tính truyền miệng của văn học dân gian là một trong những yếu tố quan trong tạo nên tính dị bản của văn học dân gian Từ việc xác định đúng tầm quan trọng của hình thức truyền khẩu của văn học dân gian, nhà phê bình khẳng định để hiểu đúng văn học dân gian phải đặc biệt chú ý tính chất truyền miệng của nó Những nhà nghiên cứu văn học dân gian sau Trần Thanh Mại như Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu v.v đều cho rằng tính truyền miệng là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Sức hấp dẫn của truyện cơ tích khơng chỉ ở nội dung mà cịn ở hình

thức Ở chun luận này, Trần Thanh Mại đánh giá Truyện cỗ tích của Vũ

Ngọc Phan về hình thức, nói chung, những truyện đo tác giả kế cũng ít thành cơng vì khơng nắm vững phương pháp điển hình hố nghệ thuật dân tộc Phương pháp điển hình hố nghệ thuật, theo ơng đó là trong cách diễn tả có

thể dùng để nói lên một ý niệm, một sự việc, một tính chất, họ lựa chọn hình

Trang 38

Mấy lời giới thiệu làm ví dụ: “Truyện Thần Kim Quy đã chứng tỏ rất rõ việc bóc lột nhân lực của An Dương Vương đối với nhân dân lao động đương thời

và đã gây nên những việc chống đối rất mạnh mẽ của quần chúng nhân dân”

(38, 541] Tu quan diém duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, nha phê bình

có lý cho rằng: “Ở đây, chúng ta chưa bàn vội đến vấn đề khi Thục Phán (An

Dương Vương) đánh đồ các vua Hùng Vương để xây dựng nước Âu Lạc, thời xã hội Việt Nam mới từ chế độ Cộng sản nguyên thuỷ sang chế độ Chiếm hữu nô lệ, hay đã chuyển lâu từ trước rồi Việc này cịn đợi kết quả cơng trình nghiên cứu của các nhà Sử học, Cổ vật học ở nước ta Nhưng cứ theo ý kiến của tác gia, ngay trong bước đầu xây dựng xã hội của nó có thể phản động hơn mà chế độ xã hội mà nó thay thế Khơng hiểu tại sao chí căn cứ vào mỗi

một điểm huy động nhân lực để xây thành, tác giả đã vội vàng kết luận là

“bóc lột nhân dân”, “kìm hãm sản xuất”[38, 542] Một đoạn khác, Trần Thanh Mại trích lời kế của Vũ Ngọc Phan: “Nhiều nhà đã có những người đi đắp

thành không trở về Ban đêm có những tiếng thì thầm, những tiếng xì xào trong thơn xóm Nhưng ban ngày vẫn có những đồn người bị dẫn đỉ”[45, 65] Ngòi bút phê bình của Trần Thanh Mại hơi cực đoan và cách so sánh còn khập khiễng khi ông viết: “Đọc đoạn này, người ta có cảm tưởng nặng nề mà liên quan đến các trại tập trung của bọn phát xít Hítle, hoặc có cảm tưởng đau thương mà nhớ đến đồng bào miền Bắc bị cưỡng ép di cư vào Nam, bị bọn Mỹ- Diệm bắt đi lính, hoặc bổ sung cho các đồn điền cao su của đề quốc tư

bản” [38, 544] Từ lập luận trên, ông cho rằng: “Tác giả Truyện cỗ tích Việt

Nam kẻ lại truyện Thần Kim Quy theo chủ quan mình, thì vơ hình chung ơng

đã làm một công việc xuyên tạc không hơn không kém, xuyên tạc tài liệu của

dân tộc, xuyên tạc vốn cũ văn học của nhân dân” [15, 564] Một dẫn chứng

khác mà Trần Thanh Mại cho rằng Vũ Ngọc Phan đã tự động sửa chữa truyện

Trang 39

ta vốn rất hiền từ, rất ưa hịa bình, thì “khơng có lý do nào mà họ lại tự gán

cho họ độc ác”[45, 25] Truyện cổ tích là những sáng tác của nhân dân lao động Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, họ gửi gắm trong đó ước mơ

về một xã hội công bằng, người hiền lành được giúp đỡ, kẻ ác bị trừng trị

đích đáng: ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng Đó là căn cứ để Trần Thanh Mại phủ nhận ý kiến mà Vũ Ngọc Phan cho rằng giai cấp phong kiến thống trị có thể xuyên tạc một hoặc nhiều phần trong một tác phẩm văn nghệ bình dân, như tác giả đã dẫn chứng trong truyện Tấm Cám Phải chăng quá cực đoan khi Trần Thanh Mại nhận xét về Vũ Ngọc Phan: “Ở một khía cạnh nào, lập trường giai cấp của tác giả chưa

được vững chắc” [38, 550]?

Theo Trần Thanh Mại, chỉ có gắn liền truyện cố tích hoặc một áng văn chương dân tộc nào nói chung, vào hoàn cảnh lịch sử đã đẻ ra nó, mới năm

được quy luật duy vật lịch sử và duy vật biện chứng và áp dụng đúng quy luật đó vào việc nhận định và phân tích áng văn học Mặt khác, ông cũng nhận

thức rõ văn học nghệ thuật gắn liền với cái đẹp và do đó địi hỏi sự gia công,

sự nỗ lực sáng tạo của tác giả truyện cơ tích Nguyễn Đồng Chỉ trong Kho tàng truyện cỗ tích Việt Nam cũng đồng tình Trần Thanh Mại: “Truyện cổ tích cũng phụ thuộc rất nhiều vào ý định, tài năng của tác giá chứ khơng tùy thuộc hồn toàn vào những câu chuyện xây ra tự nhiên trong đời sống hàng ngày” [3, 71] Một mặt khác, Trần Thanh Mại nhắn mạnh: chúng ta phải thấy rõ tính

chất linh động của các truyện cổ tích Việt Nam, nghĩa là tính chất biến đổi

của nó, biến đối trên hình thức và biến đổi cả trong nội dung Một nguyên tắc nữa mà ông nhắn mạnh là cần nắm vững ngun tắc điển hình hóa khi nhận định mục đích ý nghĩa của truyện cổ tích

Trang 40

Trần Thanh Mại đã có những nhận xét riêng về cuốn Truyện cỗ tích Việt Nam của Vũ Ngọc Phan Đồng thời ông cũng rút ra được những yếu tố căn bản để

nhận định một truyện cổ tích cho đúng mục đích ý nghĩa chính xác của nó

Về truyện cổ tích, Trần Thanh Mại cịn có đóng góp ở chun đề Tìm

hiểu và phân tích truyện cỗ tích Việt Nam (1955)

Trong “Lời nói đầu” ở chuyên luận này, ông nêu rõ quan niệm của minh là chỉ viết một tổng luận về truyền cổ tích, trong đó ghi lại những điều nhận xét khái quát về hệ thống truyện cổ của nước ta Theo đó, Trần Thanh Mại chia truyện cơ tích làm hai loại: loại chống thiên nhiên và loại đấu tranh xã hội Nhưng để đễ nhận định khi phân tích cũng như khi hệ thống hóa ơng

đã tạm chia thành bốn loại nhỏ tuỳ theo ý nghĩa mục đích và mức độ đấu

tranh của truyện:

* Phần thứ nhất: Loại ý thức quốc gia dân tộc (Truyện Thần Kim Quy, Truyện Trầu Cau, Sự tích nòi giống Rồng Tiên, Truyện Thánh Gióng)

* Phần thứ hai: Loại đấu tranh chống thiên nhiên (Truyện Sơn Tỉnh

Thuý Tỉnh, Truyện người nông dân, con hỗ và con trâu, Truyện con bọ hung,

Truyện con trâu)

* Phần thứ ba: Loại chống phong kiến và có tính chất hiện thực (Truyện

cóc kiện trời, Truyện Tắm Cám, Cây tre trăm đốt, Sự tích con muỗi, Truyện Thạch Sanh, Truyện Bà Đế)

`* Phần thứ tư: Loại nhiều yếu tố nô dịch hoá (Của thiên trả địa,

Truyện sinh con rồi mới sinh cha, Quan Âm Thị Kính, Con rùa vàng, Truyện

hũ vành, hũ rắn, Truyện Tống Sinh xem tướng, Giấc mộng Nam Kha) *Phần thứ năm: Tổng luận

Ngày đăng: 16/10/2014, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w