Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 Để hiểu thực chất của chế độ Quằng, chúng ta ngoài việc xem xét chế độ ruộng đất cần phải đi sâu phân tích quan hệ giai cấp trong chế độ này.
Ở vùng Chiêm Hoá cũ, xã hội phân chia thành hai đẳng cấp rõ rệt: Giai cấp thống trị là dòng họ Quằng (khoảng 3% dân số), và các chức dịch cao cấp và giai cấp bị trị là dòng họ nhà dân và các dân tộc (khoảng hơn 90 %).
- Giai cấp thống trị:
Quằng là chúa đất có quyền hành tối cao, quằng không những trực tiếp chiếm hữu một số lớn ruộng đất mà còn chiếm hữu cả đất đai, rừng núi, sông nước, muông thú, sản vật...Trong phạm vi lãnh địa của quằng thì luật lệ quy định: Các khu rừng gỗ quý, sản vật quý như tổ ong, cánh kiến, hươu nai, gấu, những khúc sông nhiều tôm cá đều thuộc dòng họ thổ ty, nếu ai muốn động tới phải xin phép thổ ty và nộp cống cho thổ ty những thứ quý hiếm và một số sản phẩm...
Quan hệ giữa Quằng và nông dân trong vùng gọi là quan hệ “ lục trại” (con trại). Để phân biệt cách đối xử giữa Quằng và dân, Quằng bắt người dân gọi mình là “ông Quan”, gọi vợ là “bà Quan”, gọi con trai là “ông Báo”, con gái là “cô Nàng”.
Để tỏ uy thế, quyền hành của mình, thổ ty quy định không ai có quyền làm nhà to, nhà đẹp bằng nhà của thổ ty.
Khi người dân đi ra đường gặp Quằng hay con cái của Quằng , nếu đầu đội nón mũ đều phải bỏ nón mũ xuống khoanh tay lại chào chúng một cách lễ phép. Nếu cưỡi ngựa đi qua nhà Quằng thì phải xuống ngựa.
Ngoài ra còn có quy định: Con trai Quằng có thể lấy bất kỳ con gái nhà dân nào, nếu nhà dân có con gái đẹp. Ngược lại, con trai bất cứ nhà dân nào thuộc người Tày đều không được lấy con gái dòng họ Quằng vì theo quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 niệm, nếu con trai người Tày lấy con gái nhà Quằng là “con” lấy “mẹ”. Còn con trai Quằng lấy con gái nhà dân là “bố” lấy “con” thì được. Quy định này rõ ràng rất bất công, nó nhằm giữ độc quyền thống trị của dòng họ Quằng, người dân suốt thời Quằng thống trị đều phải tuân theo. Do quy định phân biệt như vậy cho nên con gái của Quằng chỉ gả cho con cái dòng họ Quằng nơi khác như ở Đồng Văn (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng) hay gả cho người Kinh, người Khách (người Hoa).
Quằng thì được lấy nhiều vợ từ 5 đến 7 vợ, hoặc bắt nàng hầu theo ý muốn. Ở nhiều nơi, quằng còn được quyền “sơ dạ” (tức là người con gái nhà dân nào trước khi về nhà chồng đều phải đến hầu ngủ với thổ ty từ 3 đến 5 tối). Trong nhà Quằng nếu người vợ đầu là dòng họ nhà dân, vợ hai thuộc dòng họ nhà Quằng ở nơi khác thì vẫn là vợ cả, người vợ lấy đầu là vợ thứ. Con cái Quằng cũng như người dân phải gọi người vợ dòng họ Quằng là “Bà”, và vợ thuộc dòng họ nhà dân là “Cô”. Con cái của người vợ lấy đầu thuộc dòng họ nhà dân phải gọi con cái của người vợ lấy sau thuộc dòng họ Quằng là anh, là chị. Không những vậy, để phân biệt với người dân, Quằng còn bắt cả con cái mình gọi bố đẻ là “Bác”, gọi mẹ đẻ là “Chị”. Vì vậy, trong suốt thời gian tồn tại chế độ Quằng ở Chiêm Hoá không có người Tày (người dân) nào lấy được con gái Quằng.
Quằng thì khăn xếp, áo the, áo gấm... Nhưng người dân dù là ngày hội hay ngày Tết, dù ở trong nhà hay đi ra ngoài đường đều không được đội khăn xếp bằng vải the, không được mặc quần áo trắng ra ngoài. Nếu muốn mặc những loại quần áo đó thì phải mặc vào trong mặc áo khác ra ngoài
Ngoài ra Quằng còn quy định, người dân (người Tày và thủ hạ) khi đến phục vụ hầu hạ chúng phải tuyệt đối lễ phép, khi vào nhà chúng thì phải đứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 nghiêm khoanh tay chào. Khi Quằng ăn cơm, uống nước người hầu hạ phải để bát cơm, chén nước ở giữa lòng bàn tay đưa cho Quằng chứ không được cầm hai tay, vì nếu cầm hai tay sẽ làm bẩn miệng bát, miệng chén. Khi ăn cỗ cũng như ăn cơm dòng họ nhà dân không được ngồi cùng mâm với dòng họ Quằng, chỉ có những người thuộc dòng họ Quằng mới được ngồi cùng mâm với nhau. Các dòng họ nhà dân dù có được Quằng tin dùng tín nhiệm giao cho làm đến chức phó lý, xã trưởng đều phải ngồi cùng mâm với nhau và không được ngồi ăn cùng với dòng họ Quằng.
Trước kia, ở Chiêm Hoá người dân thường bảo nhau: “ Bán rầu mì phia Tiên, phia Tạ
Vằn vằn khấu hầu hạ đáy roi” Nghĩa là: “ Làng ta có núi Tiên, núi Tạ
Ngày ngày vào hầu hạ được roi”.
Hàng năm vào dịp lễ tết, đăc biệt trong lễ tảo mộ, quằng bắt nhân dân trong vùng đem theo lễ vật đến tảo mộ cho nhà thổ ty trước khi làm lễ tảo mộ ở nhà mình.
Phương thức thống trị của Quằng là lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo một cách triệt để nhất, sâu sắc nhất, rộng rãi nhất. Quằng nắm thần quyền trong tay tức là đã nắm vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng - một hình thái ý thức lạc hậu nhất, bảo thủ nhất, có tác dụng kìm hãm nhất.
Trong tác phẩm “Tư Bản”, C.Mác đã nêu: “...Phải có cưỡng bức siêu kinh tế, bất kể nó mang hình thức nào thì kẻ sở hữu ruộng đất trên danh nghĩa mới có thể bắt buộc những tiểu nông ấy cung cấp lao động thặng dư cho hắn”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 Có thể nói rằng lực lượng tinh thần (tôn giáo, tín ngưỡng) là một trong những chỗ dựa vững chắc của chế độ thổ ty, và chính lực lượng tinh thần này có tác dụng thực sự mạnh mẽ, to lớn như lực lượng vật chất.
Như phần trước đã trình bày, các tù trưởng, thủ lĩnh, thổ ty (Quằng) lúc đầu ít nhiều có công dẫn dắt dòng tộc, khai hoang lập thành mường bản, nhân dân Tày coi Quằng là người “cai quản xóm làng”, do vậy Quằng đã dựa vào thần quyền, lợi dụng sự mê tín của quần chúng để tồn tại và thống trị. Điều này giải thích tại sao trước đây, một số vùng ở Bảo Lạc, Đồng Văn, Chiêm Hóa… cho đến những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và một thời gian sau cách mạng, chế độ Quằng đã tan rã nhưng nhiều gia đình vốn thuộc dòng họ nhà Quằng xưa vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình trong nhân dân.
- Giai cấp bị trị:
+ Người Tày: Về nguồn gốc lịch sử là những thành viên tự do của công xã nông thôn. Dưới xã hội phong kiến, họ là bộ phận nông dân tự do ít bị lệ thuộc hơn so với các đẳng cấp khác đối với lãnh chúa phong kiến. Đẳng cấp này cùng với quá trình tiến triển về sau của lịch sử còn bao gồm những tộc người khác sống ở đây từ lâu đời, chịu thần phục vào chúa đất, hoặc có công khai phá ruộng đất trong địa phương, được chúa đất chiêu tập về khai hoang sau những cuộc loạn lạc... Ngoài ra còn bao gồm một số ít gia đình thuộc dòng họ quí tộc do địa vị kinh tế sa sút, làm thay đổi địa vị đẳng cấp...
Ở Chiêm Hoá có các họ Tày : Ma Doãn, Ma Công, Ma Văn, Ma Bá, Ma Thế... Người Tày sống thành từng bản, thường ở chân núi, cạnh cánh đồng, hay ven sông suối...
Người Tày vì sử dụng ruộng công hay ruộng “tư” do mình khai phá, hoặc do cha ông để lại, mà những loại ruộng đó thuộc khu vực lãnh địa của Quằng nên họ phải làm tròn một số nghĩa vụ đối với thổ ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 + Thủ hạ: Có nguồn gốc xuất thân từ những người tự do do làm ăn phá sản hoặc phạm tội bị phạt vạ không trả được nợ nên phải đi ở cho Quằng.
Thủ hạ không có nhà cửa, tài sản riêng, sống tập trung và phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Quằng. Theo luật lệ của thổ ty, người nào không trả được nợ hay không trả được vạ thì phải ở 3 đời (đời mình, đời con, đời cháu) mới được giải phóng và trở thành người dân tự do. Hai người nô lệ nam nữ muốn lấy nhau thì phải ở thêm một đời nữa tức là đời chắt mới được giải phóng. Người nô lệ muốn làm một người dân tự do thì phải trả xong nợ, nộp xong vạ hay cho người khác đi ở thay mình, nếu không thì người vợ hoặc người chồng mới cưới, dù là dân tự do cũng biến thành nô lệ.
Người Tày và thủ hạ đều phải làm mọi nghĩa vụ phục dịch, nộp cống hiện vật cho Quằng. Hai tầng lớp này không có sự cách biệt nhau, họ có thể chuyển hoá lẫn nhau dưới sự thống trị của Quằng.
+ Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác như : Thanh, Nùng, Mán... cũng chịu sự thống trị của Quằng (ở Bảo Lạc - Cao Bằng những dân tộc khác tộc của thổ ty cư trú trong lãnh địa của chúng như : Mèo, Dao, Nùng... được xếp vào đẳng cấp Lục Lùng).
Các tầng lớp bị trị phải làm tròn một số nghĩa vụ cho Quằng như:
Người dân trong huyện Chiêm Hoá trước đây có 12 tháng thì có 6 tháng phải thay nhau đến phục dịch, hầu hạ không công cho Quằng. Một tháng làm nhà mình, một tháng phải đi làm cho nhà Quằng.
Từ chức thôn trưởng, xã trưởng trở lên thì không phải đi làm tùy dịch cho nhà Quằng. Người dân phải làm đủ mọi việc, những người đi làm việc không công cho Quằng gọi là đi tùng, đi dịch và được giao cho làm những việc cụ thể gọi là: Biện dịch, quân hầu, quân tiểu, pú chẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 - Biện dịch: có 3 người chuyên đi chạy giấy cho Quằng, thủ dịch, nha dịch.
- Quân tiểu: là những người dân thay nhau đến cày cấy, thu hoạch mùa màng, cắt cỏ, chăn trâu, ngựa, gánh nước, lấy củi, làm nhà... cho Quằng.
- Quân hầu: là những người chuyên phục vụ ăn uống , mắc màn, quạt mát...cho Quằng. Thường là hàng năm có 8 người đi làm quân hầu. Thời gian làm quân hầu thì vô hạn định, ít nhất là 3 tháng, có khi làm 3 đến 4 năm, khi nào Cai xã (trước thời pháp xâm lược), lý trưởng (thời kì Pháp xâm lược và thống trị nước ta) cử người đến thay thì mới được về. 8 người quân hầu chia làm 2 phiên: 4 người hầu 6 tháng đầu năm, 4 người hầu 6 tháng cuối năm (một số họ thuộc dòng Ma Văn ở xã Hà Lang chuyên làm công việc quân hầu).
- Pú chẩu: chẩu có nhiều loại như: chẩu Đom nâu, chẩu Khươi, chẩu Tức pe, chẩu Hất lỵ, chẩu Xa nựa, chẩu Ngòi lục, chẩu Lườn... Những người này được Quằng giao cho làm từng công việc cụ thể trong sinh hoạt cũng như trong đời sống hàng ngày của Quằng.
Chẩu đom nâu: chuyên phụ trách việc tang ma.
Chẩu Khươi: chuyên làm phù rể khi con trai Quằng đi lấy vợ. Chẩu Tức pe: chuyên đi đánh cá.
Chẩu Hất ly: chuyên đi làm xa cá ở suối Chẩu Xa nựa: chuyên đi săn.
Chẩu Ngòi lục: chuyên trông con
Chẩu Lườn: chuyên trông coi nhà cửa cho Quằng. -Người dân phải làm việc không công suốt ngày cho Quằng.
Bất cứ nhà Quằng có công việc gì, Quằng báo cho hàng cơ, hàng cơ huy động nhân dân các thôn, xã đến làm việc cho Quằng. Mùa cày cấy cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 như thu hoạch , người dân phải làm việc cho nhà Quằng xong rồi mới được về làm việc cho nhà mình.
Khi nhà Quằng có người chết làm ma, các xã trong vùng phải đem nộp cho Quằng 1 con lợn 50 kg, 20 ống gạo trắng, một cành hoa và 20 bánh nếp mà thường gọi là “nếp cấp niệm”. Ngoài ra ai đến phúng viếng nhà Quằng thường phải đem đến 2 ống gạo, 2 hào bạc trở lên.
Để phục vụ cho việc làm ma, Quằng giao cho từng họ làm những công việc cụ thể:
Họ Môn, Xã (thuộc họ Ma Văn) ở Phúc Hậu có khoảng 6-10 hộ chuyên lấy nứa khô để thui trâu làm thịt cúng ma. Những người này thường được Quằng cho một đầu trâu khi làm thịt và được đem về nhà để ăn uống. Họ này được Quằng cấp gạo, thức ăn tự nấu lấy thức ăn trong những ngày Quằng làm ma.
Họ Mụ (dòng họ Ma Bá) ở xã Hồng Quang, họ này có 1 hộ. Khi nào nhà Quằng có người chết, họ Mụ phải lên rừng đốt 5 kg than củi đem đến cho nhà Quằng dùng rải xuống huyệt để đặt quan tài xuống. Họ Mụ còn làm thêm nhiệm vụ nữa là cắt một ít tóc khi tế thành phục trong đám ma của Quằng.
(Lễ thành phục: Là theo tục Thọ mai gia lễ của người Kinh, nghĩa là khi trong gia đình có bố mẹ chết, lúc hạ quan tài người họ Mụ cắt một ít tóc ở trán người con trai cả, con dâu trưởng để tế).
Người Dao ở Khau Vài (Phúc Hậu), ở Phiêng Luông (Bình An) phải nộp 300 củ nâu hàng năm và hàng chục con trâu, con lợn khi Quằng cần đến.
Khi Quằng có con cái đi lấy vợ lấy chồng, các xã cũng phải nộp cho Quằng 2 con lợn, 2 ống gạo nếp. Còn người dân ai đến dự đám cưới thường cũng phải đem đến một đồng bạc và vài ba ống gạo trở lên làm vật lễ cưới cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 con cái Quằng. Quằng cũng giao hẳn cho một số người chuyên phụ trách cưới xin cho con cái chúng:
Đại quan lang (dòng họ Ma Công ở xã Minh Quang). Tiểu quan lang (dòng họ Ma Thế ở xã Minh Quang).
Hai người này chịu trách nhiệm đi hỏi vợ, đến rước dâu cho các Quằng. Chẩu Khươi: chuyên đi làm phù rể cho con trai Quằng , Quằng cấp cho mỗi người này thêm 10 bung ruộng để cày cấy.
Ngoài ra, còn có họ Chương (dòng họ Ma văn) ở xã Minh Quang chuyên làm “thảo thút”, “thảo phà” (2 đoạn hóp dài 2m) cho con gái Quằng khi đi lấy chồng. Họ Chương có nhiệm vụ đi theo con gái Quằng đến nhà chồng và phải đem theo “thảo thút”, “thảo phà” đến buồng ở nhà chồng con gái Quằng làm cái treo chăn, màn. Họ Chương còn phải mắc màn tối đầu tiên cho con gái Quằng. Nhà chồng con gái Quằng thường phải trả tiền công cho họ Chương, tuỳ theo đường đi xa hay gần từ 5 hào đến 2 đồng.
Nhân dân trong vùng khi săn bắn được hổ, báo, sơn dương, gấu phải đem cả con nộp cho Quằng. Nếu bắn được hươu nai phải nộp toàn bộ nhung hươu và 2 thăn thịt, bắn được lợn cỏ phải nộp 1 thăn thịt. Khi người dân có con cái đi lấy vợ, lấy chồng hai bên nhà trai, nhà gái đều phải cho người đến trình diện Quằng.
Đến trình diện Quằng thường phải đem biếu một đôi gà thiến, 5 ống gạo rồi mới được cưới.
Khi nhà dân có người chết mà làm ma cũng đều phải đến trình diện Quằng và phải biếu Quằng một đôi gà thiến, 5 ống gạo rồi mới được làm ma.
Ngày tết, các chức vị trong bộ máy thống trị của Quằng thường cũng đem ít nhất là 2 đôi bánh chưng, 1 đôi gà thiến, 4 cây mía đến biếu Quằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 Ngoài nghĩa vụ đối với Quằng, người dân còn phải làm một số công việc chung của bản mường: Đào mương, làm đường, tham gia đóng góp vào các buổi tế lễ chung, khi có giặc giã…