2.4.1. Nông nghiệp
Mang đậm nét của huyện miền núi phía Bắc, điểm chung của địa hình là sự xen kẽ giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp, giữa đồi núi và các thung lũng nhỏ đất đai màu mỡ. Cùng với đó là sự phong phú về tài nguyên đã mang lại cho Chiêm Hoá lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Theo Đồng Khánh dư địa chí: “Trong châu đều là ruộng vụ thu. Gặt xong tuỳ từng nơi mà trồng bông, khoai, đậu, ngô. Ngoài ra chỉ có củ nâu, vỏ cây dó và tre gỗ mà thôi” [11, tr 878].
- Kinh tế trồng trọt: Theo Đại Nam nhất thống chí: “Chiêm Hoá, hàng năm cứ tháng 2, tháng 3 gieo mạ, tháng 4, tháng 5 cấy và gặt vào tháng 8, tháng 9” [21, tr341].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 + Canh tác nương rẫy: Trước đây đồng bào các dân tộc Chiêm Hoá chủ yếu canh tác nương rẫy do địa hình liền kề với núi, có nhiều mảnh đất màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng lúa nương, ngô, bông, vừng, lạc... Tuy năng suất thấp nhưng không mất nhiều công chăm sóc, sản phẩm lại có chất lượng nên trong nhiều năm đồng bào đã phá rừng, đốt nương rẫy để canh tác. Những sản phẩm như: lúa nếp nương, ngô nếp... là những sản phẩm nổi tiếng thơm ngon. Mỗi đám nương chỉ làm được 2 đến 3 năm vì chóng bạc màu do có độ dốc lớn.
Hạt giống thường được chọn từ vụ trước. Thóc giống gặt về bó thành từng cum (Tiếng Tày gọi là “căm”, người Kinh đọc chệch thành “cum”, 1 cum lúa từ 6 đến 8 kg) , phơi khô, để riêng trên gác bếp. Ngô giống chọn bắp hạt to đều, để cả vỏ phơi khô, treo trên gác bếp để tránh mọt. Các giống đậu chọn quả to, chắc hạt phơi khô rồi cho vào quả bầu khô, đổ tro bếp lên trên, nút kín miệng bằng lá chuối khô. Nhân dân thường tra hạt bằng cách dùng gậy chọc lỗ. Từng cặp, nam giới đi trước chọc lỗ, phụ nữ theo sau gieo hạt.
Làm nương rẫy thì phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, hạn hán, mưa lũ, gió lốc thường xuyên xảy ra.
Công cụ phù hợp với lối sản xuất trên nương rẫy vẫn là con dao, cái rìu, cái búa, cái cuốc bàn hay cái cuốc ba góc, cái cào bằng con dao cùn uốn cong, cái gậy chọc lỗ bỏ hạt, cái hái nhỏ nhặt từng bông lúa. Công cụ vận chuyển có cái gùi, cái túi lưới, tay nải đeo sau lưng, cái đòn sóc gánh luá, lúc cần mới đan sọt đựng tạm... Đó là những công cụ thích hợp với việc vận chuyển đường rừng núi. Lúa chín hái từng bông, bó thành cum, phơi khô trên nương. Có khi làm nhà để lúa ở trên nương. Khi cần mới gánh lúa về. Dùng chân xéo hoặc lấy gậy đập cho hạt thóc rụng, cho thóc vào cối giã tay hoặc cối giã bằng sức nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Trong khi tiến hành sản xuất, đồng bào thường tổ chức giúp đỡ nhau, nhưng làm ở nhà nào thì nhà đó phải tổ chức ăn uống: nấu rượu, đồ xôi, mổ gà có khi mổ lợn, dê.
+ Canh tác lúa nước: Nhiều vùng dân tộc ở Chiêm Hoá đã định cư lâu đời nên đồng bào đã sớm biết phương thức canh tác lúa nước. Họ biết dùng phân bón, chủ yếu là phân trâu để bón ruộng. Hệ thống thuỷ lợi đã tương đối phát triển, bên cạnh là hệ thống mương phai, cọn dẫn nước về đồng phục vụ sản xuất. Khi canh tác ruộng nước, đồng bào không tra hạt như lúa nương mà họ dùng mạ để cấy. Đất để gieo mạ được làm rất kĩ, cày bừa bằng trâu. Khi cày xong, người ta bón phân chuồng lên ruộng sau đó mới bừa cho mặt ruộng phẳng, láng nước. Thóc để làm giống được chọn rất kĩ thuộc loại già, hạt mẩy và đều. Trước khi đem ủ mầm, thóc được ngâm trong nước khoảng 1 ngày, sau đó đem ủ khoảng 2 đến 3 ngày khi hạt đã nảy mầm đều thì đem ra ruộng gieo. Sau đó, họ dùng các bù nhìn được quấn bằng rơm dựng ở ruộng để xua đuổi chim khỏi ăn thóc. Khi gieo mạ xong, để khoảng 4 ngày cho mầm thóc ổn định rồi mới cho nước vào. Nước được lấy từ hệ thống mương phai nội đồng, các cọn nước... Từ khi gieo mạ đến khi cấy thời gian khoảng 25- 30 ngày.
Ruộng để cấy được cày, bừa khá kĩ. Trước đây, đồng bào dùng cày chìa vôi, bừa răng bằng gỗ, hoặc dùng trâu dẫm đất cho nhuyễn thay cho lượt cày thứ nhất, một lúc phải dùng đến 4, 5 con trâu, nên hiệu quả thấp. Khi làm ruộng, đồng bào biết dùng phân chuồng, hoặc phân xanh để bón cho lúa.
Khi thu hoạch lúa đồng bào thường dùng loỏng để đập lúa ngay ở đồng. Loỏng là 1 khúc gỗ to, khoét mảng sâu, khi đập ở 2 đầu mảng, hai bên loỏng có phên che.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Vì vậy, những năm trước đây đời sống đồng bào Chiêm Hoá rất bấp bênh, năm mất mùa thiếu đói phải vào rừng kiếm củ mài, ăn bột cay tao, páng, thậm chí ăn cả củ nâu, pấu trừ bữa...
Phương thức canh tác nương rẫy, du canh ngày càng trở nên không phù hợp.
Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Chiêm Hoá còn trồng thêm hoa màu, cây ăn quả, cây lầy gỗ, lấy sợi...
- Chăn nuôi: Là hoạt động kinh tế quan trọng sau trồng trọt. Trước đây, nhân dân chú ý đến việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, dê, gà, ngan, vịt... Nhưng vẫn mang tính tự nhiên (chăn thả). Rất ít khi đồng bào làm chuồng trại kiên cố và việc chăm sóc vật nuôi cũng không được chu đáo với mục đích dùng thịt trong các dịp như ma chay, cưới hỏi... hoặc các dịp lễ tết, hội hè. Vì vậy năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Trong số các loại gia súc lớn, thì trâu là vật nuôi phát triển nhiều nhất. Trước đây, trâu thả vào rừng, không cần chăn, khi nào cần cày bừa hay bán mới vào rừng tìm trâu đuổi về nhà. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi, đồng bào còn làm các nghề phụ khác như: săn bắn, đánh bẫy chim thú, thu hái lâm sản như măng, nấm, hoa quả…
2.4.2. Công thƣơng nghiệp
- Thủ công nghiệp: Đồng bào các dân tộc huyện Chiêm Hoá từ lâu đã có
1 số nghề thủ công truyền thống: Nghề dệt vải, đan lưới, nhuộm chàm, đan lát, làm mộc,... Trước đây, do xuất phát từ phương thức kinh tế tự sản tự tiêu nên sản phẩm của các nghề thủ công phần lớn để phục vụ nhu cầu trong gia đình, ít mang tính chất hàng hoá.
Nghề dệt vải là sản phẩm của lao động thủ công và là 1 giá trị văn hóa quan trọng của nền văn minh tiền công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Trước đây, nghề dệt là một trong những nghề thủ công cơ bản có vị trí cốt yếu và không thể thiếu được trong đời sống kinh tế văn hoá của cộng đồng các dân tộc Chiêm Hoá. Trồng bông, lanh dệt vải, làm váy, áo...
Hình ảnh các thiếu nữ ngồi bên khung dệt vải trở nên rất đỗi thân quen, nhiều chị em thông thạo dệt vải, dệt thổ cẩm làm mặt chăn, mặt địu... Bộ khung dệt còn là đề tài, là những câu đối trong kho tàng di sản văn hoá dân gian các dân tộc.
Ví dụ như trong dân tộc Tày:
“Thoong cái máy kéo kẹt Pét cái máy then tu
Thoong tua nu phướn tuyện Thoong tua én kiện căn.”
(Hai con đặt chéo Tám then cài cửa
Hai con chuột nói chuyện Hai con én kiện nhau).
Những nơi gần sông suối to, nhân dân còn biết đan chài lưới đánh cá, đan vợt bắt cá ruộng, cá ao. Đan những chiếc gùi, sọt, phên nằm, nong nia, bổ cây đẽo làm thùng chứa nước.
Một số người còn thông thạo nghề rèn sắt làm dao, sửa súng; làm đồ gỗ như : quạt hòm, đóng giường, tủ, cán bông, bật bông...
Nghề mộc ở Chiêm Hóa phát triển chủ yếu dựa vào nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của người dân lao động trên địa bàn. Do đặc thù của khu vực cũng như nhu cầu sử dụng nên chưa mở rộng thành nghề tách rời khỏi nông nghiệp và phát triển phạm vi trao đổi hàng hóa ra các khu vực khác. Các sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 phẩm của nghề mộc như: giường, tủ, bàn, ghế…; các công cụ lao động sản xuất và làm nhà khung gỗ.
- Thương nghiệp: Xuất phát từ vị trí địa lý của mình, Chiêm Hóa có
điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển thương nghiệp. Theo “Đồng Khánh dư địa chí”:
+ Giao thông đường bộ có 7 con đường:
Một đường lớn từ xã Xóm Xá đến châu lỵ, đi khoảng 1 ngày; đến phố Đài, đi khoảng 1 ngày; đến đồn Vĩnh Yên, đi khoảng nửa ngày; đến đồn chợ Xá, khoảng 1 ngày rưỡi; đến Lạc Thổ huyện Vĩnh Điện, đi khoảng 3 ngày; cộng 8 ngày.
Một đường nhỏ từ châu lỵ đến giáp địa giới tổng Phú Linh huyện Vị Xuyên, đi ước hơn 2 ngày.
Một đường nhỏ từ châu lỵ đi tắt đến giáp địa giới tổng Yên Lũng huyện Hàm Yên, đi khoảng 1 ngày rưỡi.
Một đường nhỏ từ châu lỵ đi xuống địa giới tổng Sơn Đô huyện Hàm Yên, đi khoảng hơn 2 ngày.
Một đường nhỏ từ Xóm Vạn qua các xã Xóm Xá, Khai Quán, Cổ Linh, Lương Mã đến giáp địa giới tổng Định Biên tỉnh Thái Nguyên, đi khoảng 3 ngày.
Một đường nhỏ từ Xóm Xá đi lên đến các xã Phố Trinh, Bình Long, Tùng Hiên, Phố Đài, Đài Mãn, Phương Chử, Đài Quan đến giáp địa giới tổng Phong Huân tỉnh Thái Nguyên, đi khoảng 5 ngày.
Một đường nhỏ từ Phố Đài đến xã Yên Lang giáp địa giới tổng Nhu Viễn tỉnh Thái Nguyên, đi khoảng hơn 2 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 + Đường thủy: Một dòng sông Khâm Giang từ Xóm Vạn, qua đồn Vĩnh Yên đến Phố Đôn, đi thuyền khoảng 8 ngày.
Một dòng sông Hoành Giang từ đồn Vĩnh Yên đến đồn Chợ Xá đi thuyền khoảng hơn 3 ngày. [11, tr 878]
Điều kiện như trên tạo điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trong vùng. Thời kì này ở Chiêm Hóa có “Phố Trinh thuộc xã Ngưu Dương, phố Loan, phố Nghi thuộc xã Xuân Quang, phố Đài thuộc xã Đài Vạn, phố Lục thuộc xã Gia Thận, chợ Xá thuộc xã Đà Dương... Đây là nơi thuyền xe tụ tập, thương nhân qua lại. [29,tr30]; 1 chợ được gọi là chợ Riêng hay chợ Trinh [26, tr34].
Do đặc thù của Chiêm Hóa thời kì này là các ngề thủ công vẫn chưa tách rời khỏi nông nghiệp, các sản phẩm chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân, chưa có nhiều sản phẩm dư thừa; ở các chợ chủ yếu là trao đổi các mặt hàng nông sản, một số ít sản phẩm thủ công dư thừa… cho nên không thúc đẩy việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nơi trong vùng cũng như với các khu vực lân cận. Do vậy, ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX , mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng hoạt động kinh tế thương nghiệp của Chiêm Hóa diễn ra không mạnh mẽ và sôi động như các khu vực khác.
Ngày nay, trên nền các phố, các chợ từ đầu thế kỉ XIX trên, ở Chiêm Hóa các chợ vẫn hoạt động và ngày càng phát triển:
+ Chợ Yên Nguyên (xã Yên Nguyên): họp vào thứ 3, 5, 7 hàng tuần. + Chợ Hòa Phú (xã Hòa Phú): họp vào thứ 4 và chủ nhật hang tuần. + Chợ Hà Lang (xã Hà Lang): họp vào mùng 3, mùng 8 âm lịch hàng tháng. + Chợ thị trấn Vĩnh Lộc: họp chợ hàng ngày, chủ nhật là chợ chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 + Chợ Trinh (xã Vinh Quang): họp vào mùng 2, mùng 7 hàng tháng. + Chợ Đầm Hồng (xã Ngọc Hội).
+ Chợ Minh Quang (xã Minh Quang):họp vào mùng 3, mùng 8, 13, 18 hàng tháng.
+ Chợ Yên Lập (xã Yên Lập): chợ được xây dựng nhưng không họp. Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên mang tính chất đặc thù nên từ xa xưa Chiêm Hoá đã có các nghề thủ công khác nhau. Nhìn chung thì thủ công nghiệp của đồng bào các dân tộc Chiêm Hoá vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp, nó vẫn chỉ là nghề phụ gia đình, thương nghiệp diễn ra chưa mạnh mẽ. Kinh tế truyền thống vẫn là sản xuất nông nghiệp, săn bắn, hái lượm mang tính chất tự cấp, tự túc.
2.5. Thuế khóa
Ở thời Lý, nhà nước khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng chính sách thuế công và khai thác tài nguyên. Theo lệ thuế năm 1013, vua Lý Thái Tổ quy định cư dân miền núi phải cống nạp những sản vật địa phương cho nhà nước theo định kì. Năm 1117, phò mã Dương Cảnh Thông dâng hươu trắng, còn thủ lĩnh châu Tư Nông (Phú Bình – Thái Nguyên) Hà Vĩnh Lộc dâng ngựa hồng có cựa… [22, tr52].
Dưới thời Lê – Trịnh đã tiến hành thu thuế vùng dân tộc thông qua các tù trưởng địa phương. Để có cơ sở quản lý địa phương, chính quyền ban lệnh: các xã tiến hành lập sổ “Tu tri bạ” ghi rõ địa giới hình thế núi sông, những nơi hiểm yếu của địa phương gửi lên để biên vào bản đồ của trấn. Việc lập sổ “Tu tri bạ” là cơ sở để Nhà nước đánh thuế vùng dân tộc thiểu số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Năm 1732, chúa Trịnh quy định ngạch thuế ở các tuần có phần rõ ràng và cụ thể hơn các triều đại trước, như: “tuần Tam Kỳ (Hàm Yên), xứ Tuyên Quang lệ thuế đồng niên là 1.231 quan 5 tiền 43 đồng tiền quý” [22, tr106].
Nhà nước còn thông qua phụ đạo để thu thuế: năm 1689, Nguyễn Công Kiều kiêm giữ chức trấn thủ, kê khai lệ thuế của các làng người Xá Tụ ở Tuyên Quang, Hưng Hóa như sau: Châu Văn Bàn các làng người Xá nộp thóc và sơn sống, được nộp thay bằng bạc nén tính cả chính tang và lễ giấy bút là 4 dật 3 đồng 6 phân; vải to 120 thước. [22, tr106 – 107]. Bảy chủng tộc người Man: Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Nam, Sơn Bán, Sơn Miên, Hán Văn ở Tuyên Quang (1722), phụ đạo thường sai khiến họ, “Hàng năm thu thuế mỗi nóc nhà 5 lạng bạc”.
Sang đầu thế kỉ XIX, Gia Long thống nhất đất nước, thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Năm 1805 Gia Long cho lập sổ địa bạ nhằm tăng cường quản lí chặt chẽ ruộng đất, đảm bảo nguồn thu tô thuế, thể hiện quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước, đồng thời làm cơ sở để đánh thuế ruộng tư.
Theo An Nam tạp chí: Bài phú về tỉnh Tuyên Quang (năm Tự Đức 14 - 1861) thì tiền thu thuế đinh, thuế điền như sau: Số đinh của châu Chiêm Hóa là 854 người, ruộng đất công tư 2060 mẫu, thuế tiền 2270 quan, thóc 901 đấu.
Hạn thu thuế vào hai mùa thu đông. Mùa hạ tháng 5 bắt đầu tu thuế, tháng 8 thu xong, mùa đông tháng 10 bắt đầu thu, tháng 12 thu xong.
Người phân ra từng mức, xét ruộng hạng khác nhau. Đầu niên hiệu Gia Long các hạng tráng đinh mỗi người nộp 9 mạch 30 văn; ruộng chân mạ một bát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Loại 1: 60 bát/ 1 mẫu Loại 2: 43 bát/ 1 mẫu Loại 3: 25 bát/ mẫu Loại 1: 25 bát/ 1 mẫu Loại 2: 20 bát/ 1 mẫu Loại 3: 15 bát/ 1 mẫu [29, tr26 - 27]
Tiền ruộng là 1 mạch 16 văn, ruộng công mỗi mẫu thuế nộp 2 mạch 30