Văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 81 - 99)

- Tín ngưỡng, tôn giáo

Đồng bào Tày- Nùng từ xa xưa thờ đa thần nguyên thuỷ, xuất phát từ quan niệm “Vạn vật hữu linh”, muôn vật, muôn loài đều có Pựt Luông - Ngọc Hoàng tạo ra và đều có linh hồn. Linh hồn cũng đồng nghĩa với linh thiêng, nếu như người Kinh có rất nhiều từ để chỉ sự linh thiêng như: thần, thánh, với các tà linh, ma quỉ, thổ công, thổ địa… thì người Tày - Nùng đều dùng 1 từ gọi là “phi” (dịch ra tiếng Việt là ma - một danh từ rất cổ, bao hàm quan niệm bình đẳng về nhân cách trong thế giới thần linh, ma quỉ), phi có nghĩa rất rộng rãi chỉ tất cả các thần thánh, ma quỷ có mặt trên trời, dưới đất. Tựu chung có 2 loại ma: ma lành và ma dữ.

Ma lành: gồm tổ tiên, ma bếp lửa, ma mụ, ma mường, ma bản bảo vệ người và súc vật. Nói chung loại ma lành, thiện đều phù hộ cho con cháu, nhưng con người không được phép làm phật ý, nếu không có thể bị trừng phạt đến chết.

Ma dữ: Ma rừng, ma sông, ma rú, ma sấm sét, ma thuồng luồng, ma những người chết vì tai nạn, hay người chết bất đắc kì tử, chết đuối, ma yêu tinh từ những cây cổ thụ. Ngoài ra còn có một loại ma mà người Tày rất sợ đó là “ma gà” (Phi cáy). Những thầy Tào, thầy Then chết không được con cháu làm ma, cũng lễ tử tế linh hồn lai vãng ở trần gian nhập vào người sống thành ma gà “phi cáy”. Người chết tuyệt tự, mồ mả không ai trông nom, trẻ em chết vào giờ thiêng cũng bị coi là ma gà. Người sống bị ma gà nhập và, mang ma gà trong người gọi là “phi đíp”, loại này chuyên hại người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Đồng bào lưu truyền rất nhiều câu chuyện ly kỳ xoay quanh về chuyện ma gà như: “khi trời tối sẽ bay tới các nhà để hút máu người, ăn thịt trẻ em”… Vì vậy, gia đình nhà nào bị coi là ma gà thì rất khó lấy vợ, lấy chồng, luôn bị hàng xóm xa lánh, thậm chí bị đánh đập.

Người Tày còn có quan niệm về ma thổ công “phi thổ công” không thờ trong nhà mà ở ngoài vườn, khi trong bản hay trong nhà có việc lớn như dựng nhà, cưới gả, mua trâu bò, có người chết… người ta thường cúng báo cho thổ công biết, để được bảo vệ.

Đồng bào Tày – Nùng còn tin một số người, một số thầy Tào, thầy Mo có ma thuật hại người. Những người đó có thuật “ Pối kim xương ngọ quỷ” tức là thả mũi nhọn bằng kim khí, thả âm binh hại những người thù hằn với họ hoặc giúp người quen báo thù.

Từ chỗ sợ hãi ma thuật đã nảy sinh ra tục tin có ma người sống như mà gà (đã nói ở trên) trong người Tày, ma kỳ lân (Phi hang cắn) trong người Nùng. Một số gia đình, một số người bị gán là có những con ma đáng sợ nói trên thì trở thành nguy hiểm đối với bà con hàng xóm mặc dù họ không biết gì về ma thuật. Đồng bào cho rằng những người có “ma” trông thấy người ốm có thể làm cho người ốm nặng thêm hoặc chết, trông thấy hoa quả hoặc thức ăn đang thơm ngon có thể làm cho nó trở thành ôi thối… Những người bị mang tiếng là có “ma” thì bị coi là người nguy hiểm, không trong sạch, con cái của họ kho lấy vợ, lấy chồng.

Như vậy, tín ngưỡng của đồng bào Tày – Nùng xuất phát từ quan niệm đa thần, do con người nhỏ bé bất lực trước những thần bí và sức mạnh của tự nhiên. Những thần bí và sức mạnh chưa lý giải được đều được xem là ma, đồng thời do quan niệm vạn vật đều có linh hồn, tin là có thần, có phi – ma nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 chưa có giáo lý. Như vậy, tín ngưỡng của đồng bào là dạng thức tín ngưỡng bản địa nguyên thuỷ, tín ngưỡng dân gian thờ đa thần vạn vật hữu linh.

Các tục thờ cúng:

Người Tày ở Chiêm Hóa thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ trong nhà. Thường thắp hương vào ngày rằm và mùng một hàng tháng với nghi lễ và đồ tế lễ đơn giản bằng hoa quả và nước sạch.

Trước đây, gia đình người Tày nào ở Chiêm Hóa cũng có bàn thờ “bà mụ” (mẹ bjoóc) và tục thờ cúng Táo quân (thổ công).

Bà mụ được coi là vị thần cai quản và hộ mệnh cho trẻ em. Theo quan niệm dân gian, người ta có con là do mẹ bjoóc phân chia từ cây hoa vàng (con trai), hoa bạc (con gái). Khi người phụ nữ có thai khoảng 3 tháng người ta làm lễ báo cho mẹ bjoóc biết và cầu xin phù hộ…

Người Tày cũng thờ Táo quân - là vị thần bảo vệ người và gia súc, coi việc quản lý hộ khẩu trong gia đình. Ngoài ra con thờ 1 loại “phi” ở trong nhà nữa đó là phi tiên slư (tổ sư) như : thầy dạy làm thầy cúng, thầy tào, thầy phù thuỷ, mo, then, pụt…

Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn rất ít gia đình giữ nghi lễ này. Phần lớn các gia đình chỉ có bàn thờ tổ tiên.

Người Nùng cơ bản giống người Tày, ngoài ra họ còn thờ “ma Ham”, cả xóm lập đình thờ thần nông, đặc biệt có nhiều hộ thờ Phật bà quan âm...

Ảnh hưởng của các tôn giáo ngoại lai:

Với sự du nhập của các tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo hay Thiên chúa giáo… vào thì người Tày cũng ít nhiều ảnh hưởng và tiếp thu nhưng không mạnh mẽ như một số tộc người khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 Đạo Phật đã du nhập và đi vào đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây từ khá lâu đời, người Tày cổ đã tiếp thu giáo lý của nhà Phật, phù hợp với tín ngưỡng dân dã, bản địa như: tư tưởng từ bi bắc ái, với các đấng từ tôn cứu khổ cứu nạn, siêu độ chúng sinh thoát khỏi bề khổ trầm luân để về với cõi cực lạc… để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình.Điều này được thể hiện rõ trong thờ cúng ông bà, các lễ tiết, lễ nghĩa trong gia đình và cộng đồng.

Ví dụ: thờ ông bà cùng với tổ tiên, thờ Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cứu khổ cứu nạn cho loài người khi thẩm thấu vào đời sống của người Tày thành bụt “pụt”. Do vậy, ở một số nơi đã xuất hiện một số đình chùa, trong đó tiêu biểu là chùa Bảo Ninh Sùng Phúc ở xã Yên Nguyên (Chiêm Hoá) được dựng vào năm 1107 dưới thời Lý. Nội dung của tấm bia thì viết về Hà Hưng Tông và lược thuật về công đức của gia tộc họ Hà qua 15 đời… Ngoài ra, tấm bia còn thể hiện quan niệm của đạo phật và những triết lý về phật pháp như: chân không, diệu hữu, hữu hình, thường - lạc…

“Rằng xưa phật tổ, Dắt dạy quần sinh.

Không vương không mắc, Có duyên có tình.

Chân tính sáng suốt

Căn tuệ vững bền…” <Đỗ Văn Hỷ dịch>

“Việc dựng chùa thờ Phật- quốc giáo của nước Đại Việt thời Lý, tại nơi xa xôi hẻo lánh như Vị Long cũng chứng tỏ rằng dưới triều Lý, kinh tế miền núi phát triển mạnh. Đồng thời, sự giao lưu văn hoá với miền xuôi cũng rất được chính quyền phong kiến đương thời quan tâm” [3, tr5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 Tuy nhiên, tín ngưỡng của người Tày là tín ngưỡng “đa thần giáo”, họ tin vào thuyết “vạn vật hữu linh” cho nên ảnh hưởng của Phật giáo khá mờ nhạt mà tới nay hầu như chỉ còn trong các tranh thờ của các thầy Tào nơi đây.

Về ảnh hưởng của Đạo giáo thì được thể hiện qua hệ thống các tranh thờ của người Tày, có nhiều tranh thờ các nhân vật của Đạo giáo như: Thái thượng Lão quân, Đặng Nguyên sư, Tam Thanh, Tam Nguyên…

- Văn học dân gian

Kho tàng văn học dân gian của dân tộc Tày rất phong phú về thể loại và nội dung, phản ánh thế giới quan dân tộc, mang tính nhân văn và tính giáo dục sâu sắc. Về thể loại gồm truyên kể truyền miệng còn gọi là truyền thuyết hay ở dạng truyện cổ; hát truyền miệng như hát quan làng, hát sli lượn, hát then, hát đồng dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố. Trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ giới thiệu được một số thể loại trong kho tàng văn học dân gian của người Tày ở Chiêm Hóa như sau:

+ Truyện kể truyền miệng

Đặc điểm cư trú của đồng bào các dân tộc ở Tuyên Quang nói chung và đăc biệt là vùng Chiêm Hóa nói riêng là ở vùng rừng núi hùng vĩ và hoang sơ, đồn bào đã khai phá hoang vu chinh phục tự nhiên, đánh dẹp giặc dữ… để tồn tại và phát triển, đó là khởi nguồn cho sự sáng tạo văn học dân gian, thổi vào các câu chuyện ấy đời sống tâm linh và ý thức người đã làm cho vốn truyện kể truyền miệng mang dấu ấn đậm nét của dân tộc. Nhìn chung chủ đề của các câu chuyện kể truyền miệng là giải thích nguồn gốc của vũ trụ như “truyện vịt không biết ấp trứng”, nguồn gốc của loài người như “truyện quả bầu”, truyện giải thích về địa danh, về các sự vật và hiện tượng tự nhiên trong vùng thì rất nhiều. Truyện do ai sáng tác? Không có truyện nào nói về tác giả và ra đời từ khi nào (quần chúng sáng tác qua nhiều đời, nhiều thế hệ). Chiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 Hóa và Na Hang (trước thuộc Chiêm Hóa) là hai huyện vùng cao, vùng sâu của tỉnh, nơi đồng bào Tày chiếm đa số dân cư trong huyện, còn lưu lại rất nhiều truyện kể truyền miệng. Truyện về truyền thuyết hang Tiên trên dãy núi Thẳm Pẩu xã Lang Can kể về sự tích nghề trồng bông dệt vải. Sự tích Kéo Nàng (Đèo Nàng) – con đèo hiểm trở thách thức con người ở giữa xã Khuôn Hà và Lang Can. Sự tích cây cầu Da gắn với núi Chuyên và núi Thần Trâu Trắng – Nàng tiên Chú Khách (hay sự tích hoa Phặc Phiền), một tổ hợpcác câu chuyện miêu tả sự hùng vĩ của dãy núi phía bắc xã Thượng Lâm. Với các chuyện “Đăng Vài” cọc trâu của ông Tài Ngào người trời đứng sừng sững giữa cánh đồng xã Thúy Loa. Truyện về luống cày của ông Tài Ngào và lòng chảo trên núi đá Bản Cài xã Đức Xuân, truyện Gió hang Pù Gia Sỏ miêu tả hiện tượng lốc thường xuyên phá hoại vùng đất “ruộng ở cuối hang này”. Xuôi về phía nam truyền thuyết về núi Pắc Tạ… [25, tr 90 - 91]

+ Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Trong kho tàng văn hóa dân gian, thì loại hình tục ngữ, thành ngữ, ca dao của người Tày ở Chiêm Hóa nói riêng và ở Tuyên Quang nói chung hết sức phong phú phản ánh tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiên…

Trước hết là trong ca dao: Ca dao nói về sự lạc quan yêu đời của con người đã được khắc họa bằng những hình ảnh rất đẹp như:

Cần ké khoăn bấu ké

Khoăn mừa dặng cóc ké nhằng hon Pan slấc mèng mà tan biéc nuốc. (Người già hồn không già

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81

Trăm loài ong bướm đậu hoa dâu). [25, tr96] Hay:

Slam slíp đang mả Hả slip đang pan

Slốc slíp bjooc bồ đàn đang phông Chất slíp chăng vật vơ đuổi lản Cẩu slíp chắt hất rườn slâng thì. (Ba mươi tuổi đang lớn

Năm mươi tuổi chưa già

Sáu mươi tuổi như hoa bồ đàn mới nở Bảy mươi tuổi vẫn còn xuân

Chín mươi tuổi mới lập gia đình). [25, tr96]

Trong tục ngữ: Kho tàng tục ngữ của người Tày rất phong phú, nói về thời vụ, họ tổng kết việc làm ăn thành bại để có câu:

Bươn chiềng tò mạy rị Bương nhỉ tò mạy phai

(Tháng giêng kiếm cây để rào vườn

Tháng hai tìm cây để đắp đậ.). [25, tr92] Hoặc:

Bươn slam lồng chả Bươn hả đăm nà. (Tháng ba gieo mạ

Tháng năm cấy ruộng). [25, tr92]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82

Hết rẩy hẩư ôốm chà Hết nà hấư ôốm nặm Co khấu táy côc phec,

Ruộng khấu táy ec mò, ec vài. (Làm nương phải ủ chà

Làm ruộng phải đều nước Cây lúa như bụi xả

Bông lúa to như vạy trâu, vạy bò). [6, tr132] Nói về độ thì của con gái:

Moóc toóc tông chàu au bấu au Giờ nạy moóc khửn khau chẳng vạng (Người con gái còn duyên thì kiêu

Hết duyên thì muốn tìm chồng cũng khó,) [25, tr92] Nói về quan hệ tình cảm:

Pi noọng tàng quây bấu đày vằn phầy đẩu bản

(Anh em xa không bằng ngọn khói xóm giềng) [25, tr93] Hoặc:

Nẳng ngay bấu lao ngầu páy Cần ngay bấu lao sai

(Ngồi ngay không lệch bóng

Người ngay không sợ sai). [25, tr93 - 94] Thành ngữ:

Nói về hoàn cảnh éo le:

Mác kheo lấn, mác lúc nhằng dú co

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 Nói về tình cảm, tình thương của bố mẹ và con cái:

Lục điếp pả mẻ điếp nâu chậu Pả mẻ điếp lục điếp chang khừn. (Con thương bố mẹ thương buổi sớm

Bố mẹ thương con thương buổi chiều). [25, tr95]

Câu này đồng bào giải thích rằng: tình thương phải thể hiện bằng sự hiện hữu (hành động nghe thấy, nhìn thấy). Nhưng bố mẹ thương con đừng để cho con cái biết, nếu biết được thương, được chiều chuộng con cái hay lấn tới và hư.

+ Câu đố

Người Tày cũng có rất nhiều câu đố, câu đố dân gian Tày bắt nguồn từ đời sống thường nhật, trong lao động và sinh hoạt. Có các loại câu đố về con người, về đồ vật…

Đố về con người:

Trên rậm dưới thưa Thuyền lưới giữa dòng

Quả cau quay tít (con mắt người)

Đố về con vật:

Cần nâng héo héo

Béc slí kếp vản khảm kéo (Một người gầy gầy

Vác bồn tấm ván vượt đèo – con chuồn chuồn)

Đố về đồ vật:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

(Lửa cháy trên đồi / Hổ gào dưới khe – cái điếu cày) [25, tr97]

KẾT LUẬN

1. Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, nơi “đất lành chim đậu”, thu hút nhiều các dòng người tìm về tụ lại, là vùng đất đai tương đối màu mỡ, giàu tài nguyên, có đủ điều kiện thuận lợi để cho các dân tộc sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài. Các dân tộc Chiêm Hoá mặc dù có nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán, đặc điểm văn hoá khác nhau nhưng khi cùng nhau sinh sống trên mảnh đất lịch sử này thì các dân tộc đã tích cực khai phá, mở rộng ruộng nương, xây làng, lập bản, cùng nhau lao động, sản xuất, trao đổi kinh nghiệm... để từ đó tạo nên sự thống nhất trong đa dạng không chỉ về huyết thống mà còn cả tâm hồn, trí tuệ, văn hoá...

Là vùng đất lam sơn thuỷ tú, có vị trí quốc phòng quan trọng để lại dấu ấn không phai mờ trong sử sách, Chiêm Hoá từ xa xưa luôn là bộ phận của tổ quốc Việt Nam thống nhất. Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, đánh giặc ngoại xâm. Tấm bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (Yên Nguyên – Chiêm Hoá) ghi tạc công đức của dòng họ Hà đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá. “Dòng họ này đã có nhiều công lao trong việc giữ vững an ninh và xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá ở một vùng đất rừng núi giáp biên giới, nơi mà triều đình nhà Lý khó kiểm soát. Điều này cũng nói lên rằng đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng có ý thức tự cường và lòng yêu nước vô hạn và nhà Lý đã thành công trong việc tập hợp khối đoàn kết dân tộc trong chiến

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 81 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)