Thiết chế chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 64)

Bản là cụm dân cư mang tính thiết chế xã hội truyền thống, nhiều bản gộp lại thành tổng có tù trưởng hoặc thổ ty cai quản. ở vùng các dân tộc theo ngôn ngữ Tày- Thái (cả người Mường) thì tổ chức xã hội truyền thống cao hơn bản là Mường. Việc xuất hiện mường không chỉ xuất phát từ những yêu cầu tất yếu của các điều kiện sản xuất: Huy động nhân lực và quản lý thuỷ lợi chung, giải quyết những tranh chấp trong việc sử dụng tài nguyên giữa các nhóm bản mà nó còn xuất hiện từ quá trình lịch sử phát triển xã hội của các tộc người Tày- Thái. Sự chuyển biến từ việc dân cư đẩy mạnh mở rộng không gian sinh tồn, chuyển từ cuộc sống không ổn định, du canh, du cư sang định cư, ổn định lâu dài, quá trình xác lập thống trị bản mường của các tù trưởng, thủ lĩnh. Các tù trưởng thủ lĩnh sau khi dẫn dắt đồng tộc khai phá những vùng đất mới, thì sẽ được thừa nhận là người có công khai phá, đứng đâù điều khiển các công việc xây dựng bản mường: khai khẩn đất đai,xây dựng các công trình thủy lợi… Dưới thời phong kiến độc lập, những người đó - tù trưởng hay quằng được triều đình phong chức tước, đã trở thành quan chức của triều đình, hầu như độc quyền thống trị từng vùng và được cha truyền con nối. Ở Chiêm Hoá (Tuyên Quang) dòng họ Ma Doãn nối đời làm Quằng trong vùng. Như trên đã trình bày, Chiêm Hóa thời kì nửa đầu thế kỉ XIX, dân tộc Tày chiếm đa số trong vùng, thổ ty trong vùng đều là người họ Tày – họ Ma Doãn, những người nắm quyền lực trong vùng cũng đều thuộc các họ Ma như: Ma Phúc, Ma Công, Ma Bá, Ma Văn… Ngày nay, dòng họ Ma cũng chiếm số lượng khá đông trong hệ thống chính quyền của huyện Chiêm Hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 như: Ông Ma Phúc Đào (Chủ tịch huyện), Ma Văn Giang (Phó chủ tịch huyện), Ma Thị Tơ (Chánh văn phòng huyện ủy), Ma Phúc Hà (Trưởng Ban Tuyên giáo huyện)… Đặc biệt là xã Minh Quang 100% lãnh đạo ủy ban nhân dân xã là người họ Ma. Điều trên có thể chứng tỏ được rằng các dòng họ Tày (đặc biệt là họ Ma) có vị trí và ảnh hưởng lớn trong vùng.

Trong phạm vi 1 vùng (Chiêm Hoá), xét về tính chất, bộ máy thống trị của quằng có đủ tính chất của 1 bộ máy nhà nước - hình ảnh của 1 nhà nước phong kiến nhỏ buổi sơ kì.

Đứng đầu toàn mường là Quằng Mường: Được triều đình phong chức tước, cai quản 1 vùng mường tương đương 1 tổng hoặc 1 xã, nắm mọi quyền hành tối cao trong vùng.

Quằng họ: là quằng cùng họ với quằng mường, được phân chia cai quản 1 vùng nào đó trong mường dưới quyền của quằng mường.

Giúp việc cho quằng Mường là bộ phận chức dịch:

+ Thủ dịch và nha dịch: Phụ trách mọi công việc chung cho Quằng Mường.

+ Biện dịch: Chạy giấy cho Quằng và cho thủ dịch, nha dịch. + Hàng cơ: Huy động dân công các xã đi phục dịch cho Quằng. + Cai xã: Phụ trách công việc chung của một xã.

+ Xã khán: Phụ trách huy động nhân lực đi phục dịch cho Quằng trong một xã.

+ Thôn trưởng: Phụ trách công việc của một thôn khoảng từ 10 đến 15 nhà. Về quân đội: chỉ huy quân sự cao nhất trong toàn Mường là Thuộc xuất; Phụ trách quân sự trong 1 xã là Tuỳ Hiện; phụ trách quân sự trong 1 thôn là Cai vách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 Tổ chức mo then: Đứng đầu là “ mo tổ” chuyên cúng bái tổ tiên cho nhà quằng vào ngày 19/9 (âm lịch) và tết Nguyên Đán hàng năm. Nội dung cúng bái ca ngợi công lao của Ma Doãn Mận, Ma Doãn Dảo… đã được thần thánh hoá.

Thứ đến mo mường chuyên lo cúng bái cho toàn Mường.

Dưới là mo tan, nghè, chẩu đom nâu: chuyên phụ trách đám ma cho nhà quằng.. Ngoài ra con có cac “then” chuyên đi cúng bái, tìm ma để chữa bệnh cho quằng và cho cả người dân.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA QUẰNG Ở CHIÊM HOÁ (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)

3.2. Một số yếu tố văn hóa tộc ngƣời

Vào đầu thế kỉ XIX và cả thời gian trước đó, theo tư liệu lịch sử, địa bàn cư tụ của tộc người thì vùng Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là vùng tụ cư chính

Quằng Mường Cai xã, xã khán Thôn trưởng Nhân dân Quâ n đội Mo - then

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 của yếu của người Tày và người Nùng – một tộc người có quan hệ mật thiết với người Tày về nguồn gốc lịch sử, cũng thuộc một nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, văn hóa nhiều nét tương đồng và thiết chế chính trị cơ bản ở đây là chế độ Quằng của người Tày chi phối mạnh mẽ. Với lý do trên đây, luận văn chỉ nêu một số yếu tố văn hóa cơ bản của người Tày và người Nùng mà thôi.

3.2.1. Văn hoá vật chất.

Chiêm Hoá xưa vốn là nơi cư trú đông đảo của các dân tộc Tày, Kinh, Nùng, Dao, Mông…, bên cạnh những yếu tố văn hoá chung, các dân tộc Chiêm Hoá còn mang trong mình những yếu tố mang đậm sắc thái riêng, đặc thù của vùng. “Phong tục mộc mạc quê mùa, nhiều người ngoan ngạnh, có bệnh thì tin ma quỷ mà không tin chữa thuốc... ở bằng nhà sàn, mặc ưa màu xám...” [21, tr342].

- Làng bản, nhà cửa

Làng bản của người Tày- Nùng thường tựa lưng vào sườn núi hoặc xây dựng trên những đồi thấp dọc khe suối, có khi ở giữa đồng. Chỗ tiện nhất là nơi có thể đưa nước máng đến nhà được.

Đồng bào ở thành từng bản, trung bình mỗi bản gồm 10 đến 15 nhà, bản to có tới 50, 60 nhà.

Chỗ ở lý tưởng của đồng bào Tày, Nùng là tiện nước, gần ruộng, gần các rừng cây, cao ráo, khi mưa xuống nước bẩn, rác rưởi có thể chảy xuống ruộng làm cho đất thêm màu mỡ.

Nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, tránh giá rét khi mùa đông về mà nhà ở còn phải phù hợp với cảnh quan núi rừng tạo nên sự hài hòa giữa ngôi nhà với khung cảnh thiên nhiên. Bởi vậy ngôi nhà truyền thống của đồng bào Tày- Nùng ở Chiêm Hóa Tuyên Quang đã ra đời xuất phát từ điều kiện cư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 trú, đặc điểm văn hóa vùng quy định. Không chỉ vậy, ngôi nhà còn thể hiện tâm tư tình cảm, phản ánh những giá trị mang đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Cấu trúc và bố cục của mỗi ngôi nhà còn thể hiện phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc đó.

Nhà của người Tày- Nùng có 2 loại: Nhà sàn, nhà đất.

+ Nhà sàn (rườn hay lườn): Nhà sàn của đồng bào phổ biến là nhà 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái (nhưng chiếm số lượng ít). Vì kèo thường có kết cấu kiến trúc kèo câu kẻ suốt 4 hàng chân cột (gồm 2 cột cái và 2 cột quân). Các hệ vì liên kết với nhau bằng hệ thống xà xiên – một kết cấu mang đậm phong cách kiến trúc của cư dân “văn hóa nương rẫy”, nó khác hẳn với kiểu kết cấu mộng đuôi én của người Việt. Đây là điểm rất khác biệt, mang tính bản sắc của kết cấu kiến trúc mái nhà vùn núi phía Bắc nước ta và là kiểu mộng được coi là truyền thống của nhà sàn người Tày ở Tuyên Quang. Do nhà sàn không có hệ thống tường chịu lực xung quanh, bởi vậy toàn bộ sức nặng của mái được dồn xuống hệ thống cột và tảng kê chân cột (trước đây, hệ thống cột của ngôi nhà thường được chôn thẳng xuống đất, ngày nay nhiều nhà dùng đá để kê dưới chân cột nhưng vẫn có một cột trong nhà được chôn thẳng xuống đất). Theo quan niệm của người Tày cho rằng cột đó là để âm dương hòa hợp giúp ngôi nhà được bền vững, trường tồn với thời gian và các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh… Nhà của người Tày ở đây phần lớn cột được đẽo tròn, ngày nay do nguồn nguyên liệu bị hạn chế nên có nơi đồng bào còn làm cột vuông.

Sàn nhà thường được làm bằng gỗ hoặc dát bằng tre mai, mặt sàn cách nền đất khoảng 1,8m. Xung quanh nhà được thưng bằng phên nứa đan nong mốt hoặc nong đôi, những gia đình có điều kiện thì thưng bằng ván gỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 Mái của nhà sàn được lợp bằng lá cọ với nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dày. Kết cấu này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của khu vực miền núi phía Bắc. Có nơi nhà sàn được lợp ngói, phổ biến là lợp ngói máng (ngói âm dương).

Cách bố trí nội, ngoại thất của nhà sàn ở Chiêm Hóa cũng khá tương đồng với các vùng. Nhà sàn được bố trí cầu thang lên xuống ở đầu hồi, có 2 cửa được mở ở phía hai đầu thích, xung quanh có cửa sổ tạo sự thông thoáng. Thích ngoài là nơi nghỉ chân của khách trước khi vào nhà, đồng thời là nơi để người trên nhà xuống sân lên nhà tránh nhau, là nơi để giày, dép… Thích trong thường là nơi bắc nước lần trên khe về, nơi tắm giặt, đặt cối xay, giã gạo, bên ngoài là nơi phơi các nông sản như thóc, ngô, sắn…

Không gian trong nhà được chia mang tính ước lệ theo những chuẩn mực nhất định:

Phía ngoài là phần trang trọng nhất của ngôi nhà, tại đây có đặt bàn thờ ở gian giữa. Bên cạnh cửa sổ có các “thát”, là nơi dành cho nam giới.

Phía trong là phần dành cho sinh hoạt của gia đình, có bếp phụ để đun nấu, giáp vách là các căn buồng dành cho con gái, con dâu, khách là phụ nữ.

Nhà sàn của người Tày- Nùng là loại nhà tổng hợp cao độ. Trừ sàn phơi ra, tất cả những bộ phận nhà cửa dùng vào việc sinh hoạt và sản xuất như: buồng ăn, buồng ngủ, buồng tiếp khách, bàn thờ tổ tiên, bếp, kho chứa lương thực… đều nằm trong 1 chiếc nhà lớn.

Nhà sàn của người Tày mang bản sắc văn hóa tộc người đậm nét, là kết quả của quá trình lao động và sáng tạo. Là nơi chứa đựng tình cảm, mối quan hệ ứng xử thường nhật. Ngôi nhà mang dáng dấp vững chãi, thoáng đãng và là niềm tự hào của người Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 + Nhà đất là 1 biến dạng của dạng của nhà sàn tường đất, kiến trúc căn bản giống nhau. Nhưng tầng dưới đất thì dành cho người ở, mở thêm nhiều cửa sổ, ngăn thành phòng riêng cho nam, nữ, còn sàn gác thì thu hẹp lại, biến thành gác tối để để đựng thóc lúa, hòm xiểng và những đồ lặt vặt trong gia đình. Bếp không để ở nhà chính nữa mà thường để ở gian đằng sau hay giáp bên cạnh.

- Ăn uống

Văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam còn được thể hiện khá đậm nét qua các bữa ăn truyền thống, nó phản ánh diện mạo và đặc điểm kinh tế của mỗi dân tộc. Xuất phát từ hoạt động kinh tế mang tính nông nghiệp trồng trọt đóng vai trò chủ đạo và cây lúa là cây trồng chính. Nên trong bữa ăn của người Tày – Nùng thì thức ăn chính vẫn là cơm, lương thực gồm: gạo nếp, gạo tẻ; ngô, khoai, sắn, ngô là món ăn phụ quan trọng nhất. Trước kia ở 1 số vùng, đồng bào ăn cơm nếp là chính, khi giáp hạt cũng có thể ăn ngô, khoai, sắn.

Người Tày ăn ngày hai bữa chính có thể có bữa phụ vào buổi sáng sớm. Thực phẩm dùng trong bữa ăn của người Tày thường là các loại rau trồng, rau thu hái ở tự nhiên như: rau dớn, mộc nhĩ, nấm hương; các loại thịt gia súc, gia cầm do chăn nuôi: thịt thú rừng, chim săn bẫy được; các loại cá, tôm nuôi hoặc đánh bắt được. Món ăn thường là xào, luộc, nấu canh, nướng trên than hồng, vùi trong tro nóng.

Gia vị: đồng bào thiên về dùng gừng, nghệ, ớt, mẻ… Đồng bào thường nấu cơm nhiều hơn nhu cầu ăn của gia đình, với quan niệm là phải để thừa thì mới dư dật, ăn nên làm ra.

Đồng bào còn có tập quán dự trữ và để dành thực phẩm, họ có nhiều cách giữ thịt để lâu hàng tháng có khi hàng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 Món thịt lạp: thịt lọc hết xương pha thành khổ dày khoảng 3 đầu ngón tay dài khoảng 20 – 30 cm ướp thịt với muối, giềng giã nhỏ, một ít diêm sinh, một ít rượu trộn đều cho vào chum đậy nắp, chừng 3 đến 4 ngày cho thịt ngấm đều gia vị và muối. Lấy thịt ra xâu từng miếng treo lên gác bếp, khi ăn cho vào nước ấm rửa sạch rồi thái để xào nấu.

Món thịt thính: thái thịt thành miếng vừa ăn cho muối, gia vị xào chín bắc ra để nguội trộn với bột thính gạo nếp, đậu tương rang cho vào chum đậy lại khi ăn cho bát thịt thính hấp trong nồi cơm cho nóng.

Món thịt hém: thái thịt, ướp muối, cho ít diêm sinh để ngấm gia vị đem xào chín bắc ra để nguội, cho vào chum thêm ít rượu nếp ủ, đảo đều rồi đậy kín. Thịt hém có thể ăn ngay không cần chưng.

Món hém cá (pja bẳm hay nặm bẳm): đây là món ăn đặc sản mang đậm bản sắc của người Tày. Trước kia chưa có nước mắm mang từ miền xuôi mang lên, đồng bào làm pja bẳm dự trữ thực phẩm, đồng thời là thức chấm khi ăn xôi, ăn các món luộc. Để làm pja bẳm cần có: cá các loại, giềng, muối, men rượu, gừng, lá cơm xôi đỏ, một ít diêm tiêu. Cách làm: cá mổ sạch cho vào trộn đều ướp với các gia vị như trên, sau đó cho vào chum trộn đều với men rượu, thường tỉ lệ 1 cá, 1 men rượu, bịt kín miệng chum đậy nắp hoặc phơi chum ra chỗ nắng. Hém cá ủ khoảng 15 – 20 ngày có thể ăn được. Khi ăn được hém cá có mùi thơm hấp dẫn, thịt cá không phân rã mà cứng có màu đỏ ăn rất ngọt và thơm, cũng có khi đem chưng lên trước khi ăn.

Ngoài các món ăn trên, người Tày ở Chiêm Hóa còn biết làm nhiều loại bánh như: bánh gừng, bánh gù, bánh chuối; chè lam, bỏng, xôi 5 màu…

Đồ uống: đồng bào thường uống các loại nước trà, là vối, chè dây, thân lá lúc lắc… là những loại lá dễ kiếm, giải khát tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 Người Tày thường có tập quán uống trà từ lâu, mùa đông người ta hay vần ấm trà bên bếp lửa hồng, nhấm nháp tách trà thơm ngon, nóng già…

Trong sinh hoạt hàng ngày, ngoài uống nước thông thường, người Tày còn uống rượu (kin lẩu) trong bữa ăn. Rượu là đồ uống không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Tày nói chung và người Tày ở huyện Chiêm Hóa nói riêng.

Rượu được nấu từ gạo, ngô, trước kia nấu cả bằng sắn, đồng bào tự làm men bằng lá, gọi là men lá, sau này người ta ít dùng men lá. Tuy nhiên, đồng bào ở Chiêm Hoá chủ yếu là uống rượu nếp. Người Tày còn có một loại rượu đặc sản – rượu ngô, người ta dùng ngô chưa xay trộn với thân cây móc rừng đã đẽo bỏ phần vỏ, băm nhỏ nấu chín cả ngô với móc, bỏ ra để nguội, tra men vào ủ, khoảng 5- 6 ngày đem nấu cất thành rượu, rượu có mùi thơm với hương vị đặc trưng.

Nhìn chung thì đồng bào các dân tộc ở Chiêm Hoá cũng giống như các dân tộc miền núi ở các địa phương khác đều biết dùng những sản vật của tự

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)