1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh

73 837 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Trong đó, Trà Vinh là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng ĐBSCL với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu dồi dào nên nơi đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  

TRÌ VĂN THẾ MSSV: 4114712

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ,

Trang 3

i

LỜI CẢM TẠ

Qua bốn năm học tập, rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ Đặc biệt, quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình chỉ dạy giúp tôi có được ngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết sâu sắc trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống

Trước hết, tôi xin gửi lời ghi ơn đến cha mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng tôi khôn lớn, tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Đặc biệt, là thầy cố vấn học tập TS Phạm Lê Thông đã quan tâm giúp đỡ, dìu dắt tôi khi mới bước vào giảng đường Đại học Tôi xin chân thành biết ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy

Lê Nguyễn Đoan Khôi đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy cho tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn cô, chú, anh, chị tại UBNN các xã Hàm Tân, Kim Sơn, An Quãng Hữu cùng với bà con các xã trên đã giúp đỡ để tôi thu thập số lệu hoàn thành tốt luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô, các cô, các chú có nhiều sức khỏe, công tác tốt, vui vẻ trong cuộc sống và thành công trong công việc

Cần Thơ, ngày……tháng… năm……

Sinh viên thực hiện

Trang 4

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn

cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày……tháng… năm……

Sinh viên thực hiện

Trang 5

iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày……tháng… năm……

Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày……tháng… năm……

Giáo viên phản biện

Trang 7

v

MỤC LỤC

Chương 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Nội dung nghiên cứu 3

1.3.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.5 Kết quả mong đợi 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

Chương 2 5

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 5

2.1.1 Khái quát về cây mía 5

2.1.2 Một số thuật ngữ kinh tế 5

2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính 6

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 7

2.2.2 Phương pháp phân tích 9

Chương 3 13

GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH 13

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TRÀ CÚ 13

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 13

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 15

3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở huyện Trà Cú 17

3.2 GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÍA VÀ QUY TRÌNH TRỒNG MÍA 18

3.2.1 Giới thiệu về cây mía 18

3.2.2 Quy trình kĩ thuật trồng mía 20

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ 23

Chương 4 25

Trang 8

vi

PHÂN TÍCH HIỂU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH 25

4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ 25

4.1.1 Một số thông tin chung về nông hộ 25

4.1.2 Tình hình tiêu thụ mía 33

4.1.3 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới 33

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH 34

4.2.1 Các khoản mục chi phí của từng vụ sản xuất 34

4.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng mía 41

4.2.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính 43

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 44

Chương 5 48

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH 48

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 48

5.1.1 Thuận lợi trong sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú 48

5.1.2 Khó khăn trong sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú 48

5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA HUYỆN TRÀ CÚ 49

Chương 6 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

6.1 KẾT LUẬN 51

6.2 KIẾN NGHỊ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ CHẠY HÀM HỒI QUY 54

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHÓNG VẤN 55

Trang 9

vii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng mía của toàn huyện và 3 xã Lưu Nghiệp Anh,

Kim Sơn, Hàm Tân năm 2013 8

Bảng 2.2: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Trà Cú…… …9

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất huyện Trà Cú, 2013 14

Bảng 3.2: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Trà Cú, 2013 16

Bảng 3.3: Cơ sở sản xuất công nghiệp, số lao động tham gia sản xuất và giá trị sản xuất thực tế ở huyện Trà Cú, 2011-2013 16

Bảng 3.4: Cách bón thúc cho cây mía 23

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng mía của huyện Trà Cú, 2011-2013 24 Bảng 4.1: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ ở huyện Trà Cú, 2014 25

Bảng 4.2: Giới tính của chủ nông hộ trồng mía ở Trà Cú 26

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ tại huyện Trà Cú 26

Bảng 4.4: Các nhóm tuổi của nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú 27

Bảng 4.5: Diện tích canh tác và nhân lực tham gia trồng mía ở Trà Cú 28

Bảng 4.6: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ ở Trà Cú 29

Bảng 4.7: Vốn trong sản xuất của chủ hộ` 29

Bảng 4.8: Các nguồn vay của nông hộ huyện Trà Cú 30

Bảng 4.9: Các lý do lựa chọn cây mía để sản xuất của nông hộ 31

Bảng 4.10: Thực trạng sử dụng giống mía của nông hộ huyện Trà Cú 31

Bảng 4.11: Các nguồn cung cấp giống của nông hộ trồng mía 32

Bảng 4.12: Tình hình tham gia hội nông dân và hợp tác xã của nông hộ 32

Bảng 4.13: Đối tượng thu mua mía của nông hộ 33

Bảng 4.14: Kế hoạch sản xuất của nông hộ trong thời gian tới 33

Bảng 4.15: Tổng hợp các khoản mục chi phí của nông hộ 34

Bảng 4.16: Các loại phân bón nông hộ sử dụng trong sản xuât mía 36

Bảng 4.17: Tổng hợp chi phí lao động sản xuất mía của nông hộ 38

Bảng 4.18: Các chỉ tiêu tài chính của hoạt động sản xuất mía 41

Bảng 4.19: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ 45

Trang 10

viii

DANH SÁCH HÌNH

Hình 4.1: Cơ cấu các nhóm tuổi của nông hộ trồng mía 25

Hình 4.2: Cơ cấu chi phí của nông hộ sản xuất mía 35

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí từng loại phân của nông hộ 37

Hình 4.4: Cơ cấu chi phí lao động của nông hộ 40

Trang 11

ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long

LĐ thuê : Lao động thuê

VSSA (Vietnam Sugarcane and Sugar Association): Hiệp hội mía đường

Việt Nam

WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 12

1

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có dân số đông khoảng 90 triệu người (2013), người dân chủ yếu đều sống ở nông thôn (khoảng 72%) và làm nông nghiệp Vì vậy, nông nghiệp vẫn là nghành đóng góp vào GDP khá lớn cho nước ta 18,38% GDP cho nước ta (2013) Đặc biệt là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của nước ta là khu vực ĐBSCL Trong đó, Trà Vinh

là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng ĐBSCL với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu dồi dào nên nơi đây hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước và cây mía

Trà Cú là một huyện chuyên sản xuất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh với diện tích đất nông nghiệp là 28.345,57 ha, chiếm 76,63% diện tích đất tự nhiên của huyện Vì vậy, việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với người dân nơi đây Trong đó cây mía được xem là cây trồng chủ đạo của huyện bên cạnh cây lúa

Tuy nhiên, hiện nay ngành mía đường phải thường xuyên chịu nhiều rủi

ro như: giá mía quá bắp bênh, chi phí sản xuất quá cao phương thức canh tác còn lạc hậu, vùng mía nguyên liệu không ổn định, tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn Đặc biệt, Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế Giới WTO (World Trade Organization) vào năm 2007 Vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cùng với những thách thức cho chúng ta phải giải quyết làm thế nào để nâng cao chất lượng của cây mía, giảm chi phí sản xuất trong quá trình trồng mía góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thu nhập cho bà con nông dân, giúp người dân vượt khó thoát nghèo, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân Vì vậy, nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản xuất là vấn đề cấp bách cần làm

Xuất phát từ vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài

chính của nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” Với mong

muốn nhằm có cái nhìn tổng quan thực trạng sản xuất mía của huyện hiện nay

có những cơ hội và thách thức gì? Nông hộ trồng mía có lợi nhuận hay không? Làm thế nào để nông hộ và nhà máy đường sống được với cây mía? Cùng với việc đề ra những giải pháp giúp mô hình trồng mía phát triển và có hiệu quả hơn trong tương lai

Trang 13

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng trồng mía ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng mía của nông hộ tại huyện Trà Cú

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng mía của nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú giai đoạn 2011-

Đề tài được thực hiện qua việc thu thập số liệu trong phạm vi huyện Trà

Cú, tỉnh Trà Vinh là vùng tập trung nhiều nông hộ trồng mía nhất tỉnh

Theo số liệu từ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh Trà Cú trong năm 2013 (niên vụ mía 2013-2014) diện tích mía đường tỉnh Trà Vinh khoảng 5.800 ha Trong đó, huyện Trà Cú chiếm khoảng 4.800 ha chiếm 82,76% diện tích mía đường của tỉnh Mía tập trung được trồng nhiều tại các

xã Hàm Tân, An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Kim Sơn Chính

vì vậy, các nông hộ ở đây rất phù hợp để lấy số liệu nghiên cứu

1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện trong năm 2013 (niên vụ mía 2013-2014), với số liệu được phỏng vấn các nông hộ trực tiếp trồng mía

Trang 14

3

1.3.3 Nội dung nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía

1.3.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ trồng mía ở huyện Trà

Cú, tỉnh Trà Vinh

1.3.5 Kết quả mong đợi

Từ phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng mía tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Đề tài mong muốn rằng từ kết quả nghiên cứu có thể đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận cho các hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trong những năm trở lại đây mảng đề tài nghiên cứu về hiệu quả tài chính của nghành nông nghiệp được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, có nhiều công trình nghiên cứu đã được nghiên cứu như:

Trần Minh Tuấn, Nguyễn Thị Lương (2007): “Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và mô hình lúa cá ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang” Đối với hai bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê

mô tả để mô tả về thực trạng của hai mô hình lúa đơn và lúa cá ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, phương pháp hồi qui tương quan đa biến nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hai mô hình này và phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình lúa đơn và lúa cá Từ đó rút ra kết luận mô hình nào đạt hiểu quả cao về mặt tài chính trên

cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình vừa tìm được Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mô hình lúa cá có hiệu quả cao hơn mô hình lúa đơn

Phạm Thanh Xuân (2010) “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi

tôm công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre” Đối với bài nghiên cứu này

tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Trên cơ

sở nghiên cứu đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao lợi

nhuận cho mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Dương Thị Diễm Như (2010) “Phân tích hiệu quả tài chính của sản

xuất lúa chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ” Đối với bài

Trang 15

4

nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá khái quát về thực trạng sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ như: lợi nhuận từ trồng lúa, sản lượng, diện tích đất, năng suất lúa qua các năm Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá sự biến động về lợi nhuận, sản lượng, diện tích đất, năng suất lúa của nông hộ Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thêm phương pháp phân tích hồi qui để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa chất lượng cao của nông hộ

Tóm lại, các bài nghiên cứu đều cố gắng tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ Nhìn chung, các biến số có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ như chi phí giống, phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí lãi vay, số lao động tham gia trực tiếp sản xuất và các biến xã hội như trình độ học vấn, kinh nghiệm trồng, tín dụng, tập huấn Ngoài ra, do việc sản xuất mía của nông hộ hiện nay, các nông hộ có thể tiêu thụ mía bằng cách bán cho thương lái thì không có chi phí thu hoạch, còn bán trực tiếp cho nhà máy các nông hộ sẽ có thêm chi phí thu hoạch Do vậy, đề tài thực hiện đưa thêm biến chi phí thu hoạch để xem xét biến này có ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận nông hộ trồng mía

Trang 16

5

Chương 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1.1 Khái quát về cây mía

Theo từ điển Bách Khoa toàn thư, mía có tên khoa học Succharum officinarum, thuộc họ lúa (Poaceae) Cây thảo cao Thân đặc cao từ 2-4 mét, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước Lá phủ một lớp sáp, to, bẹ có nhiều lông dễ rụng Cụm hoa là chùy rộng và to ở ngọn cây, bông nhỏ có một hoa sinh sản Chúng được trồng để sản xuất đường

- Tính chất: Trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc (trong chiết nước mía) Đó là đặc điểm chung của thực vật, chất dinh dưỡng (ở đây là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ) Đồng thời, do sự bốc hơi nước của lá mía, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải được cung cấp nước đầy đủ để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỉ lệ đường/nước phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho phần ngọn cây mía nhạt hơn

2.1.2 Một số thuật ngữ kinh tế

Nông hộ: Là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư

nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng Do đó nông hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không

có được

Sản xuất: Là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc là các yếu tố đầu

vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể dùng được

Hiệu quả: Được hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người là “Kết quả như yêu cầu của việc làm là mang lại hiệu quả” (từ điển trang Tiếng Việt, trang 440-Viện Ngôn ngữ học-2002)

Trang 17

6

2.1.3 Hiệu quả tài chính

Xét trên gốc độ thuật ngữ chuyên môn, hiệu quả tài chính theo nghĩa kinh tế nó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào với các sản phẩm đầu ra hay hàng hóa dịch vụ, được đo lường bằng hiện vật cụ thể là tiền

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân tất cả tất

cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường

2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính

Tổng doanh thu: Là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản

phẩm

(2.1)

Tổng chi phí: Là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá

trình sản xuất và thu hoạch trong một vụ bao gồm: chi phí giống, phân bón , thuốc hoá học, chi phí lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí thu hoạch

(2.2)

Lao động gia đình: Là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản

xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)

Lợi nhuận: Là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh, đó

chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí

Thu nhập: Là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng

chi phí không có lao động gia đình

Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau:

Tỷ suất lợi nhuận và tổng doanh thu (LN/DT): Đây là chỉ tiêu được xác

định bằng việc lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng số doanh thu được tỷ số này

Tổng doanh thu = Sản lượng * Đơn giá

TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình

Trang 18

7

có ý nghĩa là trong m ột đồng doanh thu có bao nhiêu đ ồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu

(2.5)

Tỷ suất lợi nhuận và tổng chi phí (LN/CP): Tỷ số này phản ánh một

đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu chỉ số này dương thì sản xuất có lời Chỉ số này càng lớn càng tốt

(2.6)

Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ lệ này cho biết khi chủ thể bỏ ra

một đồng chi phí để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ lệ này càng lớn cho thấy hiệu quả đầu tư vốn càng cao

(2.7)

Lợi nhuận trên thu nhập (LN/TN): Tỷ lệ này cho biết trong một đồng

thu nhập của chủ thể thì có bao nhiêu đ ồng lợi nhuận Nó ph ản ánh mức lợi nhuận so với tổng thu nhập

(2.8)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu trong đề tài chủ yếu được thực hiện theo các phương thức sau:

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp trong thời gian chủ yếu từ 2011 (niên vụ mía 2011- 2012) đến năm 2013 (niên vụ mía 2013- 2014) Trên các tài liệu có liên

quan, báo, internet

Số liệu của Sở NN & PTNN tỉnh Trà Vinh, báo cáo kinh tế xã hội của địa phương Các bài nghiên cứu của trường đại học, khoa có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Số liệu sơ cấp trong đề tài bao gồm các số liệu thống kê chung về mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu

LN/DT = Lợi nhuận/Doanh thu

LN/CP = Lợi nhuận/Tổng chi phí

DT/CP = Doanh thu/Chi phí

LN/TN = Lợi nhuận/Thu nhập

Trang 19

8

2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp từ nông

hộ, cỡ mẫu là 90 Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được thiết

kế sẵn qua hình thức phỏng vấn trực tiếp từ nông hộ trồng mía để thu thập số liệu

Mẫu được chọn theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa vào tiêu chí diện tích đất trồng mía, sản lượng mía Dựa trên cơ sở đó tác giả lựa chọn địa bàn phỏng vấn là ba xã gồm: xã Hàm Tân, Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh Trong tổng số 19 xã, thị trấn của huyện

Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng mía của toàn huyện và 3 xã Lưu Nghiệp Anh, Kim Sơn, Hàm Tân năm 2013

Nguồn: Niên giám thống kê Trà Vinh, 2013

Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích trồng mía của huyện Trà Cú tập trung nhiều nhất ở xã Lưu Nghiệp Anh với diện tích mía là 1.824,20 ha chiếm 36,39% diện tích mía của toàn huyện và cung cấp 206.359,89 tấn mía nguyên liệu cho nhà máy sản xuất đường Bên cạnh đó còn có xã Kim Sơn có diện tích trồng mía là 1.344,20 ha chiếm 26,81% diện tích mía của huyện và chiếm 26,53% sản lượng mía của huyện Ngoài ra còn có xã Hàm Tân với diện tích chiếm 8,73% diện tích toàn huyện Vì vậy, tác giả chọn ba xã này để nghiên cứu sẽ đại diện tính tổng thể cao

Bảng 2.2: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Trà Cú

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú, 2014

Thực tế, thì số liệu được thu thập tại ba xã của huyện Trà Cú như bảng 2.2 cụ thể là: xã Hàm Tân là 38 hộ, xã Kim Sơn và Lưu Nghiệp Anh đều cùng

Trang 20

9

26 hộ Cuộc phỏng vấn chủ yếu để thu thập thông tin về các yếu tố đầu vào trong sản xuất, chi phí sản xuất, sản lượng đầu ra nhằm phục vụ công tác nghiên cứu

 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp phân tích nhờ vào đó tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu

và thông tin được thu thập

Bảng thống kê: Là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu

 Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là một trong những

phương pháp thường được sử dụng trong việc phân tích các hoạt động tài chính – kinh tế Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện cũng như tính chất để xem xét các hiện tượng kinh tế Trong bài nghiên cứu này tác giả đã đề cập đến các phương pháp so sánh sau:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một trong những số liệu biểu diễn quy mô, khối lượng hay là giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong một thời gian nhất định và địa điểm cụ thể Có hai loại số tuyệt đối là số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm Điều kiện để số tuyệt đối có thể so sánh với nhau là các số tuyệt đối phải cùng đơn vị tính, cùng một phương pháp tính toán, cùng nội dung phản ánh và cùng một khoảng thời gian nhất định

So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước

để thấy sự chênh lệch

Công thức: ΔY = Y1 – Y0 (2.9)

Y0: Chỉ tiêu năm trước;

Y1: Chỉ tiêu năm sau;

ΔY: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Trang 21

10

Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của

các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các

chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục

- So sánh số tương đối: Là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị

tương đối của năm trước Được tính bằng công thức:

(2.10)

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm trước;

Y1: Chỉ tiêu năm sau;

ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp chủ yếu dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ

của các chỉ tiêu kinh tế So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm

và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và

biện pháp khắc phục

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích thu nhập, chi phí để

phân tích các chỉ tiêu tài chính của nông hộ sản xuất mía

Dựa trên nguồn số liệu sơ cấp thu được từ nông hộ trồng mía, để giải

quyết mục tiêu đã đặt ra đề tài sử dụng một số chỉ tiêu của phương pháp phân

tích lợi ích – chi phí Một số chỉ tiêu được sử dụng như:

Chi phí là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản

phẩm bao gồm chi phí chuẩn bị đất, chi phí lao động và các loại chi phí khác

Doanh thu là tổng giá trị thành tiền của sản lượng sản phẩm ứng với đơn

giá của sản phẩm đó

Bên cạnh đó, đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích và

đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng mía

Mục đích của phương pháp hồi quy tương quan là ước lượng mức độ liên

hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc

(biến được giải thích) hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu

tố nguyên nhân) Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế

để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên

Mục tiêu phân tích mô hình: Nhằm giải thích biến phụ thuộc Y (lợi

nhuận) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được gọi là biến giải

thích)

Trang 22

hộ trình độ cao sẽ trồng mía với năng suất cao hơn và từ đó sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với các hộ khác Do đó trình độ học vấn được kì vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận

Kinh nghiệm (X2): Biến kinh nghiệm là thời gian trồng mía của chủ hộ Biến này được định nghĩa là năm tham gia vào hoạt động sản xuất mía của nông hộ Nếu số năm kinh nghiệm sản xuất mía của chủ hộ càng lớn thì hộ trồng mía có thể thu được năng suất càng cao Ngoài ra hộ có kinh nghiêm trồng mía sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lí nhất từ đó sẽ tránh được lãng phí giúp giảm chi phí sản xuất dẫn đến mức lợi nhuận cao hơn Do

đó biến kinh nghiệm được kì vọng có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận của nông hộ

Gia bán (X3): Chỉ đơn giá bán mía, đây là giá bán mía cho thương lái hay công ty (đồng/kg) Khi giá bán càng cao thì lợi nhuân mà nông hộ thu được sẽ càng cao và ngược lại Vì thế giá bán mía được kì vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận

Chi phí giống (X4): Số tiền mà nông hộ bỏ ra để mua giống trồng (ngàn đồng/kg) Giống là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng đầu ra Nông hộ cần chú ý đầu tư về chất lượng và giảm số lượng giống để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất Vì vậy, dấu kì vọng chi phí giống có thể ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận

Chi phí phân bón (X5): Là tổng chi phí phân bón (ngàn đồng/1.000m2) Phân bón được sử dụng chủ yếu là Urê, NPK, Kali và phân Lân Hiện nay, nông hộ đều bón phân theo kinh nghiệm sản xuất của họ gây ảnh hưởng đến năng suất cây mía Bón phân hợp lí có thể làm tăng năng suất cây mía Mặt khác, nông dân bón quá nhiều phân làm tăng chi phí sản xuất làm giảm lợi nhuận của nông hộ Vì vậy dấu kì vọng biến này là tỉ lệ nghịch với lợi nhuận Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (X6): Chi phí này bao gồm các loại thuốc

cỏ, thuốc sâu bệnh và thuốc dưỡng, đơn vị tính là (ngàn đồng) Khi nông hộ sử

Trang 23

12

dụng thuốc sẽ hạn chế được dịch bệnh gây hại mía, cây mía có chất lượng tốt, chữ đường cao, bán được giá cao làm lợi nhuận nông hộ cũng tăng lên Vì vậy, dấu kì vọng của biến này là ảnh hượng tỉ lệ thuận với lợi nhuận

Chi phí lao động (X7): Bao gồm chi phí lao động thuê và chi phí lao động gia đình là khoản chi phí thuê nhân công hoặc công lao động gia đình trong sản xuất từ khâu làm đất cho đến thu hoạch, đơn vị tính (ngàn đồng/1.000m2) Nếu nông dân sử dụng nhiều công lao động cho việc chăm sóc ruộng của mình nhiều hơn sẽ đem lại năng suất cao hơn Nhưng với việc sử dụng quá nhiều lao động có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ Do đó, kì vọng biến lao động

sẽ ảnh hưởng cùng chiều hoặc nghịch chiều với lợi nhuận

Chi phí lãi vay (X8): Dấu kì vọng của biến này là âm, vì khi chi phí lãi vay tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ trồng mía

Chi phí thu hoạch (X9): Chi phí mà nông hộ phải chịu khi bán mía trực tiếp, riêng bán cho thương lái thì chi phí này bằng 0 Chi phí thu hoạch bao gồm chi phí đốn mía và chi phí vận chuyển mía đều tính bằng đơn vị ngàn đồng/tấn Do đó, chi phí thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của nông

hộ

Trang 24

13

Chương 3 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TRÀ CÚ 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Trà cú nằm cách Thành phố Trà Vinh 33 km đường lộ trên tuyến quốc lộ

53 và 54 Phía Đông tiếp giáp huyện Cầu Ngang, phía Nam giáp huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp huyệnTiểu Cần và Châu Thành, phía Tây giáp sông Hậu (Sóc Trăng) Đây là tuyến vận tải hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An Huyện được chia thành 19 đơn vị hành chính từ năm 2008 gồm 2 thị trấn

và 17 xã bao gồm các xã: Đại An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Hàm Giang, Hàm Tân, Ngãi Xuyên, Thanh Sơn, Kim sơn, Long Hiệp, Ngọc Biên, Tân Hiệp, An Quãng Hữu, Phước Hưng, Lưu Nghiệp Anh, Tân Sơn, Kim sơn, thị trấn Trà

Cú và thị trấn Định An

Khí hậu: Huyện nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa ven

biển (có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; Nhiệt độ trung bình từ 24,9 – 28,50C; Tổng lượng mưa bình quân trong năm đo được khoảng 1.900 mm

Chế độ thủy văn và tài nguyên nước: Sông Hậu qua huyện là 1 trong 2

nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi cù lao Dung, nhánh qua huyện có mặt rộng 1,5 – 2,5 km, sâu trên 10m Các sông rạch chính: Rạch Trà

Cú – Vàm Buôn dài khoảng 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn; Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2 Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác như: Kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang, rạch Trà Mềm

Chế độ thủy triều thì chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch (từ 2 – 3 ngày), biên độ triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông Vùng đất phía Tây Quốc lộ 53 của huyện bị xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray

Trang 25

14

Với địa hình cập sông Hậu với chiều dài trên 20 km có tiếp giáp cửa biển Định An, thuận tiện cho phát triển nghề đánh bắt thủy sản và giao thông đường thủy Đặc biêt đối với các nông hộ trồng mía sẽ giúp dễ dàng vận chuyển mía nguyên liệu bằng đường thủy đến nhà máy để tiêu thụ

Đặc điểm đất đai và thỗ nhưỡng: Trà Cú mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng ven biển, địa hình huyện có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, có cao trình cao trên 2 mét Cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 mét đến 0,8 mét so với mặt nước biển, cao trình thấp phân bố rãi rác ở các xã Đại An, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên

Tài nguyên đất: Theo niên giám thống kê của chi cục thống kê huyện

Trà Cú, 2013 Đất nông nghiệp của huyện 28.245,57 ha, chiếm 84,51% diện tích tự nhiên gồm: đất trồng cây hàng năm 23.241,24 ha, chiếm 76,73% diện tích đất nông nghiệp (trong đó đất trồng lúa); Đất trồng cây lâu năm 4.981,00

ha, chiếm 15,74% diện tích đất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản 2.445,47

ha, chiếm 7,53% diện tích đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp 5.708,85 ha; đất chưa sử dụng 60,75 ha; Sông rạch 3.043,24 ha

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất huyện Trà Cú, 2013

Đất nông nghiệp

1.Đất trông cây hằng năm

-Lúa

-Màu và các cây công nghiệp hằng năm

2 Đất trồng cây lâu lăm

Nguồn: Niên giám thống kê Trà Vinh, 2013 Tài nguyên khoáng sản: Theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản

đồng bằng Nam Bộ huyện có mỏ đất sét ở xã Phước Hưng với trữ lượng tương đối lớn, dân đã khai thác để làm gạch, nhưng gạch thường bị vênh và trọng lượng viên gạch nặng Nhìn chung, sét có thành phần hóa học đạt so với yêu cầu, nhưng lượng cát ít, trong sét có nhiều Hydro-mica nên gạch dễ bị vênh khi nung Bên cạnh đó, huyện Trà Cú có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú, trong đó nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà

Trang 26

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Điều kiện kinh tế

a Nông nghiệp: Trong những năm qua nông nghiệp vẫn là thế mạnh của

huyện Trà Cú, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nước tưới tiêu dồi dào nên huyện Trà Cú rất có đầy đủ điều kiện để tập trung phát triển nông nghiệp

Trồng trọt: Theo số liệu chi cục thống kê huyện Trà Cú, 2013, toàn huyện có diện tích đất nông nghiệp 28.245,57 ha Trong đó, diện tích đất trồng lúa được sử dụng là 18.025,93 ha Diện tích màu và các cây công nghiệp hằng năm 5.215,31 ha

Đặc biệt, diện tích đất trồng mía của huyện là 5.013,21 ha chiếm 96,12 % diện tích màu và cây công nghiệp hằng năm và chiếm 13,60 % diện tích đất nông nghiệp của huyện Còn lại là diện tích rau, đậu, đất trồng cây lâu năm Chăn nuôi: Ngoài trồng trọt huyện Trà Cú còn có thế mạnh chăn nuôi Hiện nay, huyện chăn nuôi nhiều nhất là gia cầm, trong đó đàn gà nuôi được 434.000 con còn lại vịt, ngan, ngỗng là 344.700 con Riêng số lượng đàn Lợn của huyện là 57.379 con và đàn bò thì có số lượng thấp hơn so với hai loại vật nuôi còn lại là 23.665 con Đặc biệt, thấp nhất là số lượng trâu chỉ có

110 con Nguyên nhân dẫn đến số lượng trâu ít như vậy là do trước đây người dân nuôi trâu để cày bừa, làm sức kéo nhưng hiện nay do khâu làm đất, vận chuyển trong ngành nông nghiệp ở huyện nói chung đã được cơ giới hóa nên không cần thiết nuôi trâu nữa và người dân chủ yếu lựa chọn thịt bò để ăn Bên cạnh tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm huyện còn tận dụng diện tích đất mặt nước và chuyển đổi đất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đem lại giá trị đối với thủy sản nuôi trồng là 1.508, 235 triệu đồng và khai thác đóng góp 436,464 triệu đồng (Niên giám thống kê Trà Vinh, 2013)

Trang 27

Nguồn: Niên giám thống kê Trà Vinh, 2013

b Công nghiệp: Theo số liệu thống kê từ chi cục thống kê Trà Cú (2013)

toàn huyện có tổng cộng 1.932 cơ sở sản xuất Công nghiệp Số cơ sở sản xuất công nghiệp được cấp phép mới tăng 48 cở sở so với năm 2012 Các cơ sở công nghiệp này đã giải quyết việc làm cho khoảng 5.893 lao động tại địa phương, tăng 200 lao động so với năm 2012 Đóng góp GDP của huyện khoảng 974.385 triệu đồng giảm 22,6 % so với năm 2012 Đặc biệt, Trà Cú là địa phương được quy hoạch vùng trồng mía trọng điểm của tỉnh, cung cấp mía nguyên liệu chính cho nhà máy đường Trà Vinh đóng trên địa bàn Xã Lưu Nghiệp Anh có công suất chế biến 2.500 tấn mía cây/ngày Vì vậy, nông hộ trồng mía có thể dễ dàng bán mía nguyên liệu cho nhà máy

Bảng 3.3: Cơ sở sản xuất công nghiệp, số lao động tham gia sản xuất và giá trị sản xuất thực tế ở huyện Trà Cú, 2011-2013

Chỉ tiêu Số cơ sở Số Lao động

(người)

Giá trị sản xuất thực tế (Triệu Đồng)

Nguồn: Chi cục thống kê Trà Cú, 2013

Trên lĩnh vực Thương mại và dịch vụ, du lịch thì toàn huyện có 7.292 cơ

sở tham gia trong hoạt động này, với lực lượng lao động tham khoảng 13.549 lao động Bên cạnh đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn cũng thực hiện được 811.658 triệu đồng tăng 9,8% so với năm 2012

3.1.2.2 Điều kiện xã hội

Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh Huyện có đông đồng bào Khơme nhất tỉnh khoảng 111.607 người, chiếm 62% dân số so với dân số toàn huyện, chủ yếu sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa

Trang 28

Trong hoạt động giáo dục, theo số liệu thống kê từ chi cục thống kê Trà

Cú, 2013 Tính đến giữa năm học 2013-2014 huyện có 54 trường công lập không có trường bán công và Dân lập-Tư thục đóng trên địa bàn huyện Số giáo viên của huyện có tổng số là 1.701 người giảng dạy cho 26.222 học sinh tất cả các cấp Số học sinh dân tộc ít người của huyện là 16.640 chiếm 63,45% tổng số học sinh của huyện Chính vì vậy, sẽ nâng cao hiểu biết cho các con

em đồng bào dân tộc trong huyện

Trong lĩnh vực y tế thì huyện có 1 bệnh viện, 4 phòng khám đa khoa khu vực, có 15 trạm y tế với tổng số 215 giường bệnh để chăm sóc sức khỏe cho người dân Trình độ cán bộ y tế của huyện hiện nay thì có 47 bác sĩ, 89 y sĩ và

kĩ thuật viên, có 3 y tá và 33 nữ hộ sinh

3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở huyện Trà Cú

Năm 2013, dù thời tiết diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá cả các mặt hàng nông, thủy sản đôi lúc xuống thấp gây khó khăn cho người sản xuất Nhưng với nỗ lực và quyết tâm cao, ngành nông nghiệp Trà

Cú đã gặt hái được những thành tựu rất đáng kể, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.117 tỷ đồng cải thiện đáng kể nguồn thu nhập, nâng cao mức sống cho nông dân

Phong trào nuôi thủy sản phát triển mạnh mẽ với các con nuôi chủ yếu như cá lóc, tôm sú, cua biển, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh Ngoài ra còn phải kể đến hiệu quả của đội tàu khai thác xa bờ đã đóng góp hơn 15.000 tấn tôm cá các loại Bên cạnh đó, phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm phát triển, đặc biệt phong trào nuôi bò vỗ béo, nuôi heo thịt, gà thịt

sử dụng đệm lót sinh học, nuôi vịt siêu trứng.đã giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập cho nông nghiệp, nông dân Trà Cú, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người nông dân

Trang 29

18

Định hướng huyện tiếp tục tập trung thực hiện tốt đầu tư phát triển mô hình hiệu quả, đi vào chiều sâu, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, ở cả ba khu vực vùng nội đồng, vùng ngập mặn, và vùng cây công nghiệp trên địa bàn huyện Tổ chức tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, đáp ứng nhu cầu của thị trường, thực hiện chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi thích hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, và góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh tế nông thôn huyện nhà phát triển ổn định và bền vững

3.2 GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÍA VÀ QUY TRÌNH TRỒNG MÍA

3.2.1 Giới thiệu về cây mía

3.2.1.1 Đặc điểm sinh học của cây mía

Nhiệt độ: Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi ẩm độ rất cao Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự dinh dưỡng của cây mía là 15-260C Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 210C và ngưng sinh trưởng khi nhiệt độ ở 130C Và dưới 5 0

C thì cây sẽ chết Thời kỳ nảy mầm mía cần nhiệt

độ trên 150C, tốt nhất là 26-330C Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên nhiệt giữa ngày và đêm liên quan đến tỉ lệ đường trong mía Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ mía chín từ 15-200C Vì vậy, tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao Ánh sáng: Mía là cây đòi hỏi cao về ánh sáng Thiếu ánh sáng mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp Mía cần thời gian tối thiểu là 1.200 giờ, tốt nhất là trên 2.000 giờ Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ

và chiều dài ánh sáng Thiếu ánh sáng cây hút phân kém Do đó , phân đạm, Lân, Kali chỉ hiệu quả ánh sáng đầy đủ Vì vậy, mía ở vùng nhiệt đới vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu mùa hè có độ dài ngày tăng lên Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía

Độ ẩm: Mía là loại cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lư ợng mưa từ 1.500mm/năm Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ có tỉ lệ đường cao Bởi vậy, các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả Gió bão làm cây đổ ngã dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây Chính vì vậy, gió cũng là d ấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên

kế hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như phẩm chất của mía nguyên liệu vẫn cao

Trang 30

19

Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất Vậy

có thể trồng mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu , có đ ộ phì cao, giữ

ẩm tốt và dễ thoát nước Có thể có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, ít khô hạn, ít màu mỡ Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có đ ộ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5 Độ dốc địa hình, đất không ngập úng thường xuyên Ngoài ra, người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gió đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung

du miền núi Tuy nhiên, ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía

theo các đường đồng mức để tránh xói mòn

Cây mía là nguyên liệu quan trọng của nghành công nghiệp chế biến đường ăn trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy nhất của nước ta So sánh với một số cây công nghiệp ngắn ngày khác cây mía là cây trồng có nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao (theo từ điển bách khoa toàn thư)

3.2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của cây mía

Chủ yếu chứa đường Saccarôsơ, ngoài ra còn có các Cacbonhydrat, nhiều axit amin, đặc biệt là nhiều axit amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Canxi, Photpho, sắt và các axit hữu cơ có chứa axit succinic,

axit fumaric, axit malic, axit xitric

3.2.1.3 Giá trị kinh tế của cây mía

Cây mía là nguyên liệu chính để chế biến đường ăn, ngoài ra mía và đường còn là nguyên liệu trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp như: rượu cồn, bột giấy, gỗ ép, dược phẩm, thức ăn gia súc, phân bón Các sản phẩm phụ của mía, đường nếu được khai thác triệt để giá trị còn có thể gấp 3-4 lần giá trị của chính phẩm (đường ăn) như:

Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép Trong bã mía trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó ch ứa 45-55% là xenlulôsơ), 2,5% là chất hòa tan (đường) Bã mía có th ể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc Cao hơn nửa là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp

Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% muối, đường Saccro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại

Trang 31

20

Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ Từ bùn lọc có th ể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xerin làm sơn, xi đánh giày Sau khi lấy sáp, bùn lọc làm phân bón rất tốt Mía còn là loại cây có tác d ụng bảo vệ đất rất tốt Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm, là lúc lượng mưa thấp Đến mùa mưa, mía được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất, làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống đất, tránh xói mòn cho đ ất Hơn nữa, mía là cây rễ chùm và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm, một ha mía tốt, có thể cho 13-15 tấn rễ Sau khi thu hoạch, bộ

rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất Mặc dù cây mía có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao nhưng để đạt năng suất cao và chất lượng đường tốt đem lại lợi nhuận cho người dân thì trong quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn

3.2.2 Quy trình kĩ thuật trồng mía

Mía là một loại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng phổ biến hầu

khắp lãnh thổ nước ta Tuy nhiên mỗi vùng miền, mỗi khu vực do đặc điểm đất đai khác nhau nên trong cách trồng cũng có một số đặc điểm khác nhau Dưới đây là quy trình trồng mía ở địa bàn huyện Trà Cú mà tác giả chọn để nghiên cứu trong đề tài

3.2.2.1Thời vụ trồng mía

Phần lớn thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5 Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn Riêng tại địa bàn nghiên cứu các nông

hộ trồng nhiều nhất trong các tháng 12, tháng 1, tháng 2 năm sau

3.2.2.2 Đất trồng - Làm đất – Mật độ trồng

Mía là lạo cây ít kén đất, mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau

từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng Trước khi trồng các nông hộ tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng Cày lần đầu cần sâu khoảng 30 – 40 cm (chú ý trên những vùng đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đưa tầng sinh phèn lên), bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác Bón vôi trước khi bừa lần cuối

Khoảng cách giữa các hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng hàng từ 1 – 1,2 mét, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 mét Đào rãnh: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30

Trang 32

Đặt hom: Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống) hoặc đặt liên tiếp Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm

Trồng xen canh cải tạo đất mía: Bốn tháng đầu khi mới trồng, giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen các cây họ đậu như: đậu xanh, đậu phọng, đậu trắng, vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía

3.2.2.3 Chăm sóc

Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (khoảng cánh rộng hơn 50cm) thì sẽ tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ, bên cạnh đó các hộ trồng mía sẽ làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía

Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng 3,

6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch) Nhưng để giảm chi phí sản xuất thì các nông hộ chỉ đánh 2 lần đánh lá mía

Tưới nước: Lúc mới đặt hom, các nông hộ sẽ tiến hánh cho nước vào ngập ruộng mía trong một lần Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh không để đọng nước vào mùa mưa Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên theo tìm hiểu từ các nông hộ làm cách này có thể tăng chữ đường cho cây mía

Trang 33

22

Cách xử lý chăm sóc mía gốc: Sau khi thu hoạch, gom lá già theo rãnh hoặc mang đốt Cày dọc theo hàng mía, làm đứt rễ già Sau đó bón phân theo qui trình và cuốc lấp kín gốc, tưới nước nếu có điều kiện Khi mầm mọc đều, tiến hành giậm nơi trống để tạo sự đồng đều

Phòng trừ sâu bệnh: Nên rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha vào rãnh mía trước khi đặt hom Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30kg thuốc Diaphos, Padan để rải

Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan, Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía Riêng trường hợp cây bị nhiễm bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh Ngoài ra, bà con có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng

3.2.2.4 Thu hoạch

Tùy từng giống mía trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía

sẽ giảm

3.2.2.5 Quy trình kỹ thuật bón phân

Bón lót: Bón lót vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, hoặc bón thúc vào lúc cây mía đẻ nhánh Phân hữu cơ vi sinh (2 - 3 tấn/ha), Lân nung chảy (200 kg/ha)

Trang 34

23

Trong giai đoạn bón thúc được chia 3 lần bón:

Bảng 3.4: Cách bón thúc cho cây mía

Nguồn: Phòng kĩ thuật công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp TPHCM

3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ

Trà Cú là vùng nguyên liệu mía lớn nhất của tỉnh Trà Vinh Trong những năm qua, cây mía của huyện luôn có biến động về tình hình sản xuất

Qua số liệu thống kế từ Niên giám thống kê Trà Vinh trong bảng 3.5, diện tích mía của Trà Cú trong năm 2012 tăng 4,64% so với năm 2011 với lượng tăng là 225,28 ha Nhưng năm 2013 diện tích mía của huyện lại bị thu hẹp với diện tích 62,09 ha tương đương với tỉ lệ là 1,22%

Cùng với đó, thì sản lượng mía của huyện cũng không ổn định Cụ thể là, năm 2012 sản lượng mía của huyện lại giảm 21.322,97 tấn với tỉ lệ giảm

- Urê: 40 kg / ha

- Kali: 70 kg / ha

- Phân bón lá BM - 702: Pha 10g / bình xịt 8 lít nước phun trước khi cây đẻ nhánh, sau đó phun định kỳ 15 - 30 ngày một lần Phun vào lúc chiều mát Bổ sung vi đạm tố giúp cây khỏe mạnh và tăng sức đề kháng với nấm bệnh

Chế phẩm sinh học super Trichoderma - BM: Pha 1

kg Super Trichoderma - BM với 1000 lít nước phun đều lên thân và lá để phòng trừ các loại nấm bệnh Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, định kỳ 20 - 30 ngày/lần

Trang 35

24

3,78% so với sản lượng năm 2011 Có một nghịch lí xuất hiện ở đây là năm

2012 diện tích mía tăng nhưng sản lượng lại giảm Nhưng theo tìm hiểu do

trong năm 2012 thì mía phải chịu tác động của thời tiết, dịch bệnh nhiều nên

năng suất mía không được cao chỉ 9,37 tấn/ha Tuy diện tích mía có tăng

nhưng vẫn không đủ bù đắp những bất lợi từ thời tiết, dịch bệnh gây ra Do đó

sản lượng mía 2012 giảm Đến niên vụ mía 2013 thì sản lượng mía có tăng

16.938,59 ha với tỉ lệ là 3,12% và đạt năng suất 111,70 ha cao hơn năm 2012

4,70 tấn/ha nhưng vẫn còn thấp hơn năm 2011

Tuy nhiên, có thể khẳng định cây mía là thế mạnh của huyện dù bất kì hoàn cảnh nào thì năng suất mía của huyện đạt rất cao so với cả nước, năng

suất mía năm 2013 của huyện là hơn 111 tấn/ha trong năng suất mía của nước

ta chỉ 64 tấn/ha, cao hơn khoảng 1,73 lần so với năng suất trung bình nước ta

Chính vì vậy việc duy trì ổn định vùng mía nguyên liệu và tập trung đầu tư

vào cây mía để cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy đường là một việc làm

cấp bách hiện nay ở huyện Trà Cú

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng mía của huyện Trà Cú, 2011-2013

Chỉ tiêu

Năm 2012 so với năm 2011

Năm 2013 so với năm 2012

Tuyệt đối (ha)

Tương đối (%)

Tuyệt đối (ha)

Tương đối (%) Diện tích

Trang 36

25

Chương 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH

4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ

4.1.1 Một số thông tin chung về nông hộ

4.1.1.1 Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất chủ hộ

Khi tham gia sản xuất thì tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của nông

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ huyện Trà Cú, 2014

Qua kết quả điều tra 90 hộ sản xuất mía cho thấy, độ tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 49 tuổi, (độ tuổi thấp nhất là 25 tuổi và cao nhất là 76 tuổi) Với độ tuổi trung bình đó có thể nói các nông hộ có thể tiếp thu và áp dụng kĩ thuật về nông nghiệp vào sản xuất cũng như nắm bắt thông tin thị trường Nhưng có một số hộ có độ tuổi quá cao thì lại khó khăn trong việc tiếp thu kĩ thuật mới

Từ 40 đến 50 34,34%

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ huyện Trà Cú, 2014

Hình 4.1: Cơ cấu các nhóm tuổi của nông hộ trồng mía

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Cổng thông tin điện tử Trà Vinh, 2014. “Giới thiệu chung về huyện Trà Cú”.<http://travinhtrade.com.vn/bizcenter/0/news/53/30> [ngày truy cập: ngày 2 tháng 10 năm 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung về huyện Trà Cú”
4. Công Phiên, 2014. Tiếp cận giá khu vực. <http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2014/7/355794/> [ngày truy cập: ngày 24 tháng 08 năm 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận giá khu vực
5. Từ điển bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, 2014. Mía. <http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa> [ngày truy cập: ngày 26 tháng 09 năm 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mía
6. Từ điển bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, Trà Cú, Trà Vinh. <http://vi.wikipedia.org/wiki> [ngày truy cập: ngày 24 tháng 03 năm 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trà Cú, Trà Vinh
7. Trần Minh Tuấn, Nguyễn Thị Lương, 2007. “Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và mô hình lúa cá ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và mô hình lúa cá ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang”
8. Phạm Thanh Xuân , 2010. “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”
9. Dương Thị Diễm Như , 2010. “Phân tích hiệu quả tài chính của sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả tài chính của sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w