Hiện nay, do việc trồng mía không mang lại lợi nhuận cao nhƣ trƣớc đây nên trong địa bàn huyện việc duy trì vùng mía nguyên liệu để đảm bảo vùng mía nguyên liệu trong địa bàn huyện có thể khó khăn trong thời gian tới. Bảng 4.14: Kế hoạch sản xuất của nông hộ trong thời gian tới
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Tiếp tục duy trì 52 57,78
Mở rộng 1 1,11
Thu hẹp 37 41,11
Tổng 90 100
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ huyện Trà Cú, 2014
Kết quả điều tra 90 hộ trồng mía cho thấy, thì có 57,78% nông hộ sẽ tiếp tục duy trì sản xuất, nông hộ thu hẹp sản xuất mía là 41,11%, và mở rộng chỉ 1,11%. Số liệu nông hộ muốn tiếp tục duy trì sản xuất không phản ánh điều gì. Thực tế, các nông hộ rất muốn chuyển đổi cây khác nhƣng vẫn chƣa tìm đƣợc loại cây nào hiệu quả hơn. Nguyên nhân, theo nông hộ thì trong ba năm nay
34
trồng mía mang lại lợi nhuận còn thấp. Trong thời gian qua cây mía luôn rớt giá nhƣng hầu nhƣ đối với ngƣời trồng mía huyện Trà Cú vẫn phải bóp bụng để gắn bó với với cây trồng này. Đầu vào của cây mía liên tục tăng trong khi giá cả thì giảm. Ngoài ra, điều kiện sản xuất của các xã vùng ven tuyến sông vàm Trà Cú chƣa có đê bao khép kín, nên hầu nhƣ đất bị nhiễm mặn ở độ mặn 4 -7% chỉ có cây mía mới có thể trồng đƣợc ở vùng đất này.
Mặt khác, thiếu định hƣớng quy hoạch từ địa phƣơng nên nông hộ rất khó khăn nếu muốn chuyển đổi đất sản xuất. Vì vậy, các nông hộ muốn chuyển đổi cây trồng khác, cần có sự đầu tƣ từ phía nhà nƣớc trong việc phát triển đê bao ngăn mặn cặp tuyến vàm Trà Cú.