Khó khăn trong sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 59)

Tuy huyện Trà Cú có nhiều điều kiện để phát triển việc sản xuất. Bên cạnh đó, nông hộ trồng mía trong huyện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn:

Thứ nhất, tuy có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng mía, nhƣng vùng đất trong vùng phải chịu thƣờng xuyên xâm nhập mặn làm cho mía chết non ảnh hƣởng đến năng suất cũng nhƣ lợi nhuận của ngƣời dân.

Thứ hai, hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất mía nhƣng hiện nay các nông hộ chƣa thật sự quan tâm đến việc tham gia các lớp tập huấn và những buổi hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác. Họ chƣa thấy đƣợc lợi ích của các lớp tập huấn. Ngoài ra, các nông hộ sản xuất còn manh mún, thiếu tính liên kết trong sản xuất, chƣa có sự hợp tác giữa nông hộ với cán bộ kĩ thuật cũng nhƣ cơ quan nhà nƣớc. Bên cạnh đó, các nông hộ trình độ học vấn còn thấp sẽ là rào cản trong việc áp dụng kĩ thuật trong sản xuất mía.

Thứ ba, vấn đề đo chữ đƣờng chƣa công khai, rõ ràng. Chữ đƣờng sẽ thể hiện chất lƣợng cây mía cũng nhƣ quyết định giá bán của nông hộ. Chữ đƣờng càng cao thì lợi nhuận của nông hộ càng cao. Chính vì vậy, nhiều nông hộ đặt vấn đề liệu có hay không chuyện nhà máy tìm cách hạ chữ đƣờng để lấy phần

49

lợi về mình. Sẽ không có những ý kiến nhƣ thế nếu cách thu mua đƣợc minh bạch.

Thứ tư, chi phí sản xuất mía quá cao, một nguyên nhân rõ ràng là nông hộ trồng mía chủ yếu bằng lao động thủ công (lao động chân tay). Về kỹ thuật canh tác, nếu nhƣ ở nƣớc ngoài trong canh tác mía tỷ lệ cơ giới hóa 80-90% thì tại huyện Trà Cú tỉ lệ cơ giới hóa chỉ ở mức 10-20%, chủ yếu ở khâu làm đất trồng và bơm nƣớc, còn lại chủ yếu làm bằng tay. Do đó sẽ gây thất thoát khi thu hoạch cũng nhƣ tăng chi phí sản xuất giảm lợi nhuân cho nông hộ.

Thứ năm, giá mía quá bắp bênh, các nông hộ hiện nay khó sống đƣợc với cây mía. Do việc nguồn cung đƣờng trong nƣớc dƣ thừa, trong khi đƣờng lậu Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam với giá thấp hơn đƣờng trong nƣớc nên các nhà máy đƣờng phải mua mía với giá thấp gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận cho nông hộ trồng mía. Theo VSSA niên vụ 2013 cả nƣớc tồn khoảng 400.000 tấn đƣờng và giá bán đƣờng lậu thấp hơn đƣờng nội địa từ 500-800 đồng/kg ảnh hƣởng đến cung cầu nghành mía đƣờng trong nƣớc.

Cuối cùng, khó khăn về nguồn vốn trong sản xuất, do việc trồng mía không mang lại lợi nhuận và lại cần nhiều chi phí để sản xuất nên việc thiếu vốn của các nông hộ không thể tránh khỏi. Do hộ sản xuất mía phần lớn là ngƣời khmer nên họ rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về vay vốn cũng nhƣ làm thủ tục vay vốn từ ngân hàng. Vì vậy, họ phải vay phi chính thức với lãi suất cao.

Để ngƣời trồng mía thật sự an tâm, đồng thời để duy trì và phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu, cần có các giải pháp trực tiếp cho nông hộ trồng mía.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)