GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÍA VÀ QUY TRÌNH TRỒNG MÍA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 29)

3.2.1 Giới thiệu về cây mía

3.2.1.1 Đặc điểm sinh học của cây mía

Nhiệt độ: Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi ẩm độ rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự dinh dƣỡng của cây mía là 15-260C. Giống mía nhiệt đới sinh trƣởng chậm khi nhiệt độ dƣới 210C và ngƣng sinh trƣởng khi nhiệt độ ở 130C. Và dƣới 5 0

C thì cây sẽ chết. Thời kỳ nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 150C, tốt nhất là 26-330C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dƣới 150C và trên nhiệt giữa ngày và đêm liên quan đến tỉ lệ đƣờng trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ mía chín từ 15-200C. Vì vậy, tỉ lệ đƣờng trong mía thƣờng đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao.

Ánh sáng: Mía là cây đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng mía phát triển không tốt, hàm lƣợng đƣờng thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1.200 giờ, tốt nhất là trên 2.000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cƣờng độ và chiều dài ánh sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém. Do đó , phân đạm, Lân, Kali chỉ hiệu quả ánh sáng đầy đủ. Vì vậy, mía ở vùng nhiệt đới vƣơn cao mạnh nhất khi bắt đầu mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lƣợng mía.

Độ ẩm: Mía là loại cây cần nhiều nƣớc nhƣng lại sợ úng nƣớc. Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lƣ ợng mƣa từ 1.500mm/năm. Giai đoạn sinh trƣởng mía yêu cầu lƣợng mƣa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ có tỉ lệ đƣờng cao. Bởi vậy, các nƣớc nằm trong vùng khô hạn nhƣng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mƣa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả. Gió bão làm cây đổ ngã dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây. Chính vì vậy, gió cũng là d ấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng nhƣ phẩm chất của mía nguyên liệu vẫn cao.

19

Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất. Vậy có thể trồng mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu , có đ ộ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nƣớc. Có thể có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng nhƣ trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, ít khô hạn, ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có đ ộ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vƣợt quá giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình, đất không ngập úng thƣờng xuyên. Ngoài ra, ngƣời ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gió đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đƣờng đồng mức để tránh xói mòn.

Cây mía là nguyên liệu quan trọng của nghành công nghiệp chế biến đƣờng ăn trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy nhất của nƣớc ta. So sánh với một số cây công nghiệp ngắn ngày khác cây mía là cây trồng có nhiều ƣu điểm và giá trị kinh tế cao. (theo từ điển bách khoa toàn thƣ)

3.2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của cây mía

Chủ yếu chứa đƣờng Saccarôsơ, ngoài ra còn có các Cacbonhydrat, nhiều axit amin, đặc biệt là nhiều axit amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dƣỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ nhƣ Canxi, Photpho, sắt và các axit hữu cơ có chứa axit succinic, axit fumaric, axit malic, axit xitric.

3.2.1.3 Giá trị kinh tế của cây mía

Cây mía là nguyên liệu chính để chế biến đƣờng ăn, ngoài ra mía và đƣờng còn là nguyên liệu trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp nhƣ: rƣợu cồn, bột giấy, gỗ ép, dƣợc phẩm, thức ăn gia súc, phân bón. Các sản phẩm phụ của mía, đƣờng nếu đƣợc khai thác triệt để giá trị còn có thể gấp 3-4 lần giá trị của chính phẩm (đƣờng ăn) nhƣ:

Bã mía chiếm 25-30% trọng lƣợng mía đem ép. Trong bã mía trung bình 49% là nƣớc, 48% là xơ (trong đó ch ứa 45-55% là xenlulôsơ), 2,5% là chất hòa tan (đƣờng). Bã mía có th ể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc. Cao hơn nửa là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp.

Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lƣợng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% muối, đƣờng Saccro 35%, đƣờng khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lƣợng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chƣng cất rƣợu rum, sản xuất men các loại.

20

Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lƣợng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đƣờng. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% protein thô và một lƣợng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có th ể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xerin làm sơn, xi đánh giày. Sau khi lấy sáp, bùn lọc làm phân bón rất tốt.

Mía còn là loại cây có tác d ụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thƣờng trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm, là lúc lƣợng mƣa thấp. Đến mùa mƣa, mía đƣợc 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất, làm cho mƣa không thể rơi trực tiếp xuống đất, tránh xói mòn cho đ ất. Hơn nữa, mía là cây rễ chùm và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm, một ha mía tốt, có thể cho 13-15 tấn rễ. Sau khi thu hoạch, bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất.

Mặc dù cây mía có giá trị kinh tế và giá trị dinh dƣỡng cao nhƣng để đạt năng suất cao và chất lƣợng đƣờng tốt đem lại lợi nhuận cho ngƣời dân thì trong quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn.

3.2.2 Quy trình kĩ thuật trồng mía

Mía là một loại cây công nghiệp ngắn ngày đƣợc trồng phổ biến hầu khắp lãnh thổ nƣớc ta. Tuy nhiên mỗi vùng miền, mỗi khu vực do đặc điểm đất đai khác nhau nên trong cách trồng cũng có một số đặc điểm khác nhau. Dƣới đây là quy trình trồng mía ở địa bàn huyện Trà Cú mà tác giả chọn để nghiên cứu trong đề tài.

3.2.2.1Thời vụ trồng mía

Phần lớn thời vụ trồng mía thƣờng vào đầu hay cuối mùa mƣa. Vụ đầu mùa mƣa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mƣa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn. Riêng tại địa bàn nghiên cứu các nông hộ trồng nhiều nhất trong các tháng 12, tháng 1, tháng 2 năm sau.

3.2.2.2 Đất trồng - Làm đất – Mật độ trồng

Mía là lạo cây ít kén đất, mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Trƣớc khi trồng các nông hộ tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày lần đầu cần sâu khoảng 30 – 40 cm (chú ý trên những vùng đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đƣa tầng sinh phèn lên), bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón vôi trƣớc khi bừa lần cuối.

Khoảng cách giữa các hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng hàng từ 1 – 1,2 mét, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 mét. Đào rãnh: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30

21

cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trƣớc khi đặt hom 1 – 2 ngày.

Chuẩn bị hom mía: Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đƣờng cao cần chọn những giống có chữ đƣờng cao, năng suất cao nhƣ: K88-92, K88-95, ROC 25, ROC 27, ROC 16, ROC 22.

Chọn hom các nông hộ chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (hom tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nƣớc 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất. Một ha có thể trồng từ 8 – 10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lƣợng giống.

Đặt hom: Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống) hoặc đặt liên tiếp. Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.

Trồng xen canh cải tạo đất mía: Bốn tháng đầu khi mới trồng, giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen các cây họ đậu nhƣ: đậu xanh, đậu phọng, đậu trắng, vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.

3.2.2.3 Chăm sóc

Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (khoảng cánh rộng hơn 50cm) thì sẽ tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ, bên cạnh đó các hộ trồng mía sẽ làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.

Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tƣơng ứng lúc mía khoảng 3, 6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch). Nhƣng để giảm chi phí sản xuất thì các nông hộ chỉ đánh 2 lần đánh lá mía.

Tƣới nƣớc: Lúc mới đặt hom, các nông hộ sẽ tiến hánh cho nƣớc vào ngập ruộng mía trong một lần. Đất trồng mía không đƣợc để nƣớc ngập úng, phải thoát nƣớc nhanh không để đọng nƣớc vào mùa mƣa. Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mƣa nên xới phá váng. Mía sắp thu hoạch phải bỏ nƣớc từ 20 ngày trở lên theo tìm hiểu từ các nông hộ làm cách này có thể tăng chữ đƣờng cho cây mía.

22

Cách xử lý chăm sóc mía gốc: Sau khi thu hoạch, gom lá già theo rãnh hoặc mang đốt. Cày dọc theo hàng mía, làm đứt rễ già. Sau đó bón phân theo qui trình và cuốc lấp kín gốc, tƣới nƣớc nếu có điều kiện. Khi mầm mọc đều, tiến hành giậm nơi trống để tạo sự đồng đều.

Phòng trừ sâu bệnh: Nên rải Basudin với liều lƣợng 20 kg/ha vào rãnh mía trƣớc khi đặt hom. Chú ý thƣờng xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan. Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30kg thuốc Diaphos, Padan để rải.

Một số loại sâu bệnh nhƣ: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan, Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trƣờng hợp cây bị nhiễm bệnh than nên đƣa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh. Ngoài ra, bà con có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thƣờng gặp nhƣ: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng.

3.2.2.4 Thu hoạch

Tùy từng giống mía trồng mà xác định đƣợc giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch đƣợc. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không để lâu quá hai ngày lƣợng đƣờng trong mía sẽ giảm.

3.2.2.5 Quy trình kỹ thuật bón phân

Bón lót: Bón lót vào đầu mùa mƣa và cuối mùa mƣa, hoặc bón thúc vào lúc cây mía đẻ nhánh. Phân hữu cơ vi sinh (2 - 3 tấn/ha), Lân nung chảy (200 kg/ha).

23

Trong giai đoạn bón thúc đƣợc chia 3 lần bón: Bảng 3.4: Cách bón thúc cho cây mía

Nguồn: Phòng kĩ thuật công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp TPHCM

3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ

Trà Cú là vùng nguyên liệu mía lớn nhất của tỉnh Trà Vinh. Trong những năm qua, cây mía của huyện luôn có biến động về tình hình sản xuất.

Qua số liệu thống kế từ Niên giám thống kê Trà Vinh trong bảng 3.5, diện tích mía của Trà Cú trong năm 2012 tăng 4,64% so với năm 2011 với lƣợng tăng là 225,28 ha. Nhƣng năm 2013 diện tích mía của huyện lại bị thu hẹp với diện tích 62,09 ha tƣơng đƣơng với tỉ lệ là 1,22%.

Cùng với đó, thì sản lƣợng mía của huyện cũng không ổn định. Cụ thể là, năm 2012 sản lƣợng mía của huyện lại giảm 21.322,97 tấn với tỉ lệ giảm

Bón thúc Cách bón Thúc lần 1 (cây mía có từ 1 – 5 lá thật) -Urê: 70 kg/ha - Kali: 80 kg/ha Thúc lần 2 (khoảng 2 tháng sau trồng) Lúc đó cây mía đẻ nhánh: - Urê: 70 kg/ha - Kali: 100 kg/ha Thúc lần 3 (khi cây có 1 - 3 lóng)

Vào đầu mùa mƣa hoặc Đông Xuân có tƣới bón dứt điểm phân N 3 - 4 tháng sau khi trồng. Vụ cuối mƣa phải chờ mƣa đủ ẩm mới bón, bón dứt điểm trong khoảng 7 - 8 tháng sau khi trồng.

- Urê: 40 kg / ha - Kali: 70 kg / ha

- Phân bón lá BM - 702: Pha 10g / bình xịt 8 lít nƣớc phun trƣớc khi cây đẻ nhánh, sau đó phun định kỳ 15 - 30 ngày một lần. Phun vào lúc chiều mát. Bổ sung vi đạm tố giúp cây khỏe mạnh và tăng sức đề kháng với nấm bệnh.

Chế phẩm sinh học super Trichoderma - BM: Pha 1 kg Super Trichoderma - BM với 1000 lít nƣớc phun đều lên thân và lá để phòng trừ các loại nấm bệnh. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, định kỳ 20 - 30 ngày/lần.

24

3,78% so với sản lƣợng năm 2011. Có một nghịch lí xuất hiện ở đây là năm 2012 diện tích mía tăng nhƣng sản lƣợng lại giảm. Nhƣng theo tìm hiểu do trong năm 2012 thì mía phải chịu tác động của thời tiết, dịch bệnh nhiều nên năng suất mía không đƣợc cao chỉ 9,37 tấn/ha. Tuy diện tích mía có tăng nhƣng vẫn không đủ bù đắp những bất lợi từ thời tiết, dịch bệnh gây ra. Do đó sản lƣợng mía 2012 giảm. Đến niên vụ mía 2013 thì sản lƣợng mía có tăng 16.938,59 ha với tỉ lệ là 3,12% và đạt năng suất 111,70 ha cao hơn năm 2012 4,70 tấn/ha nhƣng vẫn còn thấp hơn năm 2011.

Tuy nhiên, có thể khẳng định cây mía là thế mạnh của huyện dù bất kì hoàn cảnh nào thì năng suất mía của huyện đạt rất cao so với cả nƣớc, năng suất mía năm 2013 của huyện là hơn 111 tấn/ha trong năng suất mía của nƣớc ta chỉ 64 tấn/ha, cao hơn khoảng 1,73 lần so với năng suất trung bình nƣớc ta. Chính vì vậy việc duy trì ổn định vùng mía nguyên liệu và tập trung đầu tƣ vào cây mía để cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy đƣờng là một việc làm cấp bách hiện nay ở huyện Trà Cú.

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng mía của huyện Trà Cú, 2011-2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 Tuyệt đối (ha) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (ha) Tƣơng đối (%) Diện tích (ha) 4.850,02 50.75,30 50.13,21 225,28 4,64 -62,09 -1,22 Sản lƣợng (tấn) 564.339,97 543.017,00 55.995,59 -21.322,97 -3.78 16.938,59 3,12 Năng Suất (tấn/ha) 116,36 106,99 111,70 -9,37 -8,05 4,70 4,40

Nguồn: Niên giám thống kê Trà Vinh, 2013

25

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)