PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 55)

CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

Trên thực tế việc gia tăng lợi nhuận cho đối tƣợng sản xuất nói chung và các nông hộ trồng mía nói riêng rất cần thiết. Làm thế nào để có thể tối đa hóa lợi nhuận giúp hộ dân có thể sống đƣợc với cây mía là câu hỏi cần đƣợc giải đáp. Kết quả chạy hồi quy sau đây chính là câu trả lời thiết thƣc nhất.

Sau khi chạy mô hình và kiểm tra hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi. Nhận ra trong mô hình không có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi (phụ lục). Mô hình cũng không có hiện tƣợng đa cộng tuyến (do hệ số phóng đại phƣơng sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2,78).

Qua kết quả ƣớc lƣợng từ phần mềm Stata trong bảng 4.19, căn cứ vào tỷ số F = 10,26 và Prob>F = 0,000 rất nhỏ từ đó có thể kêt luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.

Hệ số R2 = 0,5358 cho thấy lợi nhuận của nông hộ trồng mía ở huyện Trà Cú phụ thuộc vào các biến trong mô hình ở mức 53,58% còn lại 46,42% phụ

45

thuộc vào các yếu tố khác có thể yếu tố thời tiết, công nghệ mô hình chƣa giải thích đƣợc.

Bảng 4.19: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa Độ phóng đại

phƣơng sai Hằng số -7.807,414 *** 0,000 Trình độ học vấn 15,596ns 0,715 1,27 Kinh nghiệm -8,079 ns 0,683 1,47 Gia bán mía 11,168*** 0,000 1,40 Chi phí giống -1,430* 0,052 1,20 Chi phí phân bón 0,467* 0,092 1,10 Chi phí BVTV -1,856** 0,016 1,14 Chi phí lao động 0,521** 0,039 1,55

Chi phí thu hoạch -0,769*** 0,000 1,60

Chi lãi vay -0,918*** 0,001 1,23

Hệ số R2 0,5358

F 10,26

Prob>F 0,0000

Chú thích: ***, **, * và ns, các hệ số trong mô hình có ý nghĩa thống kê tương ứng với các mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa

Nguồn: Phân tích kết quả điều tra 90 hộ trồng mía

Ta có phƣơng trình hồi quy nhƣ sau:

Lợi nhuận = –7.807,414 + 15,596X1 – 8,079X2 + 11,168X3 – 1,430X4 + 0,467X5 – 1,856X6 + 0,521X7 – 0,769X8 – 0,918X9

Qua kết quả chạy hồi quy thì có 7 biến trong 9 biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Các biến giá bán mía, chi phí lãi vay, chi phí thu hoạch có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Có 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa là 5% (chi phí BVTV và chi phí lao động). Có 2 biến có ý ngĩa thống kê ở mức 10% (chi phí giống, chi phí phân bón). Còn các biến trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất thì không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trình độ học vấn (X1): Biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều này phản ánh rằng trình độ học vấn không ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Qua kết quả khảo sát cho thấy thì trình độ học vấn của nông hộ rất thấp nhƣng nông hộ vẫn có thể sản xuất mía theo truyền thống, cách làm riêng của chính họ.

Kinh nghiệm sản xuất mía (X2): Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ cũng không ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ trong mô hình. Có thể hộ trồng

46

mía nhiều năm sẽ có hƣớng sử dụng chi phí hợp lí nhƣng hiện nay các nông hộ mới trồng có thể học hỏi từ hàng xóm, hay sách, tạp chí về việc sản xuất mía.

Giá bán mía (X3): Kết quả chạy hàm thì giá bán mía có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giá bán mía tỉ lệ thuận với lợi nhuận của nông hộ nhƣ kì vọng ban đầu. Hệ số hồi quy của giá bán mía là 11,168 có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi khi giá bán mía tăng 100 đồng/1.000m2 thì lợi nhuận của nông hộ sẽ tăng 1.116,80 đồng/1.000m2. Nếu nông hộ trồng mía có năng suất cao bán đƣợc giá thì lợi nhuận của nông hộ càng cao. Vì vậy, giá bán mía ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của nông hộ.

Chi phí giống (X4): Chi phí mua giống có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Theo nhƣ ban đầu kì vọng, chi phí giống biến động tỉ lệ nghịch với lợi nhuận của nông hộ. Kểt quả hồi quy hệ số chi phí giống bằng -1,430 nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng chi phí giống thêm một ngàn đồng/1.000 m2

thì lợi nhuận sẽ giảm 1.430 đồng/1.000m2. Do đó, nông hộ cần xuống giống với mật độ phù hợp để giảm chi phí, đồng thời lựa chọn giống uy tín, ít sâu bệnh nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc năng suất cao cho mía và làm tăng lợi nhuận.

Chi phí phân bón (X5): Chi phí phân bón có ý nghĩa ở mức 10%. Hệ số chi phí phân bón bằng 0,467 có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nông hộ sử dụng phân bón thêm một ngàn đồng/1.000m2 thì lợi nhuận của nông hộ sẽ tăng 467 đồng/1.000m2 . Điều đó cho thấy việc sử dụng phân bón của các nông hộ trong huyện vẫn chƣa thực sự hiệu quả và các nông hộ chƣa khai thác đƣợc tiềm năng đất đai của vùng, thực tế có thể nông hộ chƣa bón phân đúng với hàm lƣợng mà mía cần. Do đó, khi nông hộ tăng lƣợng phân bón sử dụng tuy làm cho chi phí tăng lên nhƣng đồng thời cũng làm tăng năng suất mía, mía có chữ đƣờng cao hơn vì vậy bán đƣợc giá cao, phần tăng doanh thu của nông hộ cao hơn so với phần tăng chi phí phân trong sản xuất vì vậy nông hộ sẽ tăng lợi nhuận.

Chi phí thuốc BVTV (X6): Chi phí thuốc BVTV có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hệ số của chi phí thuốc BVTV là -1,856 điều đó có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ sử dụng thêm một ngàn đồng chi phí thuốc BVTV thì lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm 1.856 đồng/1.000m2

.

Chi phí lao động (X7): Chi phí lao lao động có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 5%. Hệ số hồi quy biến này bằng 0,521. Có nghĩa là khi chi phí lao động tăng thêm một ngàn đồng thì lợi nhuận nông hộ sẽ tăng 521 đồng. Do các nông hộ hiện nay đều thuê lao động thủ công bằng cách giao khoán ở các

47

khâu đào hộc mía, vô chân, làm đất, đánh lá nên chi phí lao động thuê gần nhƣ cố định. Còn lao động gia đình chủ yếu làm việc ở khâu chăm sóc mía. Vì vậy, khi nông hộ thƣờng xuyên thăm ruộng mía sẽ phát hiện sớm đƣợc dịch bệnh hại mía nên có biện pháp phòng trừ kịp thời. Ngoài ra các nông hộ thƣờng xuyên làm cỏ cũng giúp cho mía sinh trƣởng với điều kiện tốt nhất. Do đó, khi nông hộ bỏ công chăm sóc càng nhiều thì lợi nhuận sẽ tăng. Tuy nhiên, thực tế việc nông hộ chƣa cơ giới hóa trong sản mía, thuê nhiều lao động thủ công cũng là hạn chế rất lớn trong sản xuất mía hiện nay.

Chi phí thu hoạch (X8): Chi phí thu hoạch có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số bằng -0,769, nghĩa là khi chi phí thu hoạch tăng 1.000 đồng thì lợi nhuận của nông hộ giảm 769 đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy khi nông hộ chịu càng nhiều chi phí thu hoạch thì lợi nhuận của họ sẽ giảm.

Chi phí lãi vay (X9): Biến này có mức ý nghĩa thống kê 1% và hệ số hồi quy là -0,918 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí lãi vay tăng một ngàn đồng thì lợi nhuận nông hộ sẽ giảm 918 đồng. Chi phí lãi vay chỉ chiếm 3,89% trong tổng chi phí sản xuất của nông hộ. Nhƣng là một phần chi sản xuất của nông hộ. Thực tế, các nông hộ rất thiếu vốn để sản xuất và chủ yếu là vay ngoài nhƣ từ ngƣời quen, vay nóng nên lãi suất cao làm tăng chi phí sản xuất. Còn vay ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách chiếm 38,64%. Một số nông hộ không vay đƣợc từ ngân hàng là do họ không biết cách tiếp cận nguồn vốn vay này nhƣ thế nào, họ ngại do thiếu thông tin, cách làm thủ tục. Nên vì vậy chính quyền cần phổ biến thông tin, giúp đỡ nông hộ hƣớng dẫn hồ sơ xin vay vốn sản xuất với lãi suất thấp để giảm chi phí sản xuất.

48

Chƣơng 5

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ

VINH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 55)