Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật

133 1.4K 3
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005  luận văn ths  luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUỲNH ANH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 Chuyên ngành : Luật Dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu Hà Nội - 2011 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 7 1.1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự 1.1.1. Trách nhiệm dân sự 7 7 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 12 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 15 1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 19 1.2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 22 1.2.2. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 1.3. 40 Lịch sử pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. 43 1.3.1. Trước khi có BLDS 1995 43 1.3.2. Từ năm 1995 đến nay 49 Chương 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 2.1. 53 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 2.1.1. Người tiêu dùng và hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 53 53 2.1.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. 60 2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường 64 2.2.1. Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường 64 2.2.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường 68 2.3. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm mồ mả 81 2.3.1. Mồ mả và hành vi xâm phạm mồ mả 81 2.3.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 85 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 3.1. 91 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 91 3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 91 3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 95 3.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 102 3.2. Hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể. 107 3.2.1. Đối với hành vi xâm phạm quyên lợi người tiêu dùng 107 3.2.2. Đối với hành vi xâm phạm mồ mả 111 3.2.3. Đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường 113 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình khoa học của riêng tôi, không sao chép. Kết quả nghiên cứu được công bố trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Quỳnh Anh DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo vệ môi trường BVMT Bộ luật Dân sự BLDS Bồi thường thiệt hại BTTH Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng BTTHNHĐ Người tiêu dùng NTD Tòa án nhân dân tối cao TANDTC Trách nhiệm bồi thường thiệt hại TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng TNBTTHNHĐ Trách nhiệm dân sự TNDS DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Người khiếu nại 107 3.2 Người bị khiếu nại 108 3.3 Vấn đề khiếu nại 108 3.4 Mục đích khiếu nại 109 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Ở các quốc gia khác nhau, qua các thời kỳ lịch sử, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có sự khác nhau về cách thức bồi thường, mức độ bồi thường, cách xác định thiệt hại cũng như việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại trong quan hệ dân sự mà không có hợp đồng là rất khó khăn, nó liên quan nhiều đến các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật - người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Thực tế cho thấy vẫn đang tồn tại những cách hiểu khác nhau về lỗi và hành vi có lỗi nên việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, phát sinh nhiều vụ việc do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại nặng nề đến lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội như: san lấp mồ mả của người khác, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, các vụ 1 việc gây ô nhiễm môi trường có quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của con người bị phát hiện. Việc xử lý các vụ việc nêu trên ngoài chế tài hình sự còn dựa trên căn cứ của pháp luật về dân sự và hành chính nhưng những chế tài này còn yếu, chưa đủ sức răn đe. Để tăng tính khả thi của pháp luật, cần phải có quy định thống nhất về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường một cách chuẩn xác. Trên cơ sở đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật Dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra gồm có: Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh “Những vấn đề vơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, luận văn thạc sỹ luật học của Lê Thị Bích Lan “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Châu “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, một số vấn đề lí luận và thực tiễn” - là một trường hợp của trách nhiệm này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 đã được luận văn phân tích, đánh giá khái quát và có phân tích cụ thể 3 trường hợp BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra đó là: BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTT do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống và chi tiết. Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như “Bàn về lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. 2 Phùng Trung Tập -Trường Đại học Luật Hà Nội (Tạp chí Luật học Số 10/2004); sách chuyên khảo của tác giả, TS. Phùng Trung Tập “BTTH ngoài hợp đồng do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm” do NXB Hà Nội xuất bản năm 2009… Tuy nhiên các công trình trên chỉ nghiên cứu chuyên sâu về phần chung trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hoặc chỉ chọn một khía cạnh nhất định của vấn đề để nghiên cứu mà trên thực tế còn rất nhiều khía cạnh khác của vấn đề chưa được khai thác, nghiên cứu. Nhận thức được vấn đề này, đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật Dân sự 2005” lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ một cách chuyên sâu, đầy đủ, đảm bảo tính lô gíc, hệ thống. Đặc biệt có nghiên cứu một số trường hợp cụ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Bên cạnh đó, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn và các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn thạc sỹ luật học, tôi tập trung nghiên cứu về một số trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra bao gồm: bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng của các hành vi vi phạm và việc bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể theo pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật, góp phần nâng cao tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thường trong thực tiễn. 3 Trong quá trình nghiên cứu, một số khái niệm pháp lý liên quan cũng được đề cập đến như trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra để so sánh, phân tích và làm rõ những khác biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó các phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê cũng được sử dụng để làm nổi bật vấn đề. Một số vụ án thực tế được luận văn đưa ra một cách có chọn lọc để minh họa cho những nhận định, đánh giá và sử dụng số liệu thống kê của các ngành liên quan. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, từ đó chỉ ra những điểm cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Đưa ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, đồng thời góp phần vào việc giúp các cơ quan áp dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ: - Luận văn trình bày một cách khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật 4 gây ra trong pháp luật Việt Nam - Phân tích, làm rõ các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, thực trạng của vấn đề bồi thường - những bất cập, vướng mắc. - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Lần đầu tiên vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, đang gây rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn như BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng… Với mong muốn đầu tiên là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân và sau đó là góp phần mình vào việc hoàn thiện những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể như: BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Luận văn đã chỉ ra được những vướng mắc mà thực tế áp dụng đang tồn tại về vấn đề nghiên cứu, hy vọng thêm vào hành trang kiến thức cho mỗi người trong chúng ta biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1: Khái quát về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Chương 2: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra và hướng hoàn thiện. 6 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 1.1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự 1.1.1. Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự là một chế định có lịch sử phát triển lâu đời và cho tới nay vẫn là một trong những chế định có tầm ảnh hưởng rộng rãi và luôn được nghiên cứu trong nhiều hệ thống pháp luật. Luật gia Nga, O. S. Ioffe đưa ra định nghĩa: Trách nhiệm dân sự – đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự (như tước quyền sở hữu, tước quyền thừa kế…) và/hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả. Dường như định nghĩa này đã đồng nhất giữa trách nhiệm dân sự với chế tài dân sự, và cho rằng trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng cho vi phạm nghĩa vụ. Trong khi đó, một số luật gia Nhật Bản lại phân tích rằng, trách nhiệm dân sự được thể hiện bằng hình thức cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản của người mắc nợ; tuy nhiên, có thể có trường hợp trách nhiệm không có nghĩa vụ, chẳng hạn trách nhiệm áp dụng đối với người bảo lãnh, người thứ ba sở hữu tài sản thế chấp. Vậy không phải bất kể trường hợp nào bị áp dụng chế tài cũng đều có sự vi phạm nghĩa vụ. Pháp luật dân sự Nhật Bản ấn định gánh nặng tương đương lên người bảo lãnh như người thụ trái chính trong trong nghĩa vụ bảo đảm. Khi có một bảo lãnh đối với một nghĩa 7 vụ chuyển giao mà không thay thế, thì nó được xem như một điều kiện đình chỉ chuyển đổi thành nghĩa vụ chi trả bồi thường bởi sự không thực hiện nghĩa vụ chính. Luật La Mã xác định, ngoài các nguyên nhân hợp pháp như hợp đồng và chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ còn phát sinh ra bởi nguyên nhân bất hợp pháp như vi phạm (delictum) và chuẩn vi phạm (quasi ex delicto). Vi phạm được chia thành hai loại là tội hình sự và dân sự phạm. Đối với dân sự phạm, nạn nhân có thể kiện ra toà xin bồi thường. Dân sự phạm là sự thiệt hại gây ra một cách bất chính đáng cho người khác, làm nghèo cho nạn nhân nhưng không làm giàu thêm cho người vi phạm. Vi phạm được quy định bởi luật Aquilia. Tuy nhiên các luật gia La Mã chưa bao giờ đạt tới nguyên tắc chung rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại mà mình gây ra cho người khác. Mãi tới thế kỷ XVII và XVIII, nó mới được đưa ra bởi các luật gia thuộc trường phái luật tự nhiên, tiêu biểu là Grotius và Domat, rồi được ghi nhận trong các bộ luật của Châu Âu. Ngày nay, BLDS Pháp có qui định nguyên tắc tổng quát: “Điều 1382: Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại” [10]. Lúc đầu thiệt hại do vi phạm gây ra được tính theo năm trước khi xảy ra thiệt hại, sau đó thiệt hại được tính để bồi thương là toàn bộ thiệt hại, kể cả lợi tức. Có thể nhận thấy rằng, Luật La Mã đã đưa ra hai vấn đề pháp lý quan trọng đó là thiệt hại phát sinh và khoản lời bị mất. Đó là hai yếu tố quan trọng xác định trách nhiệm dân sự. Dưới chế độ cũ ở Việt Nam, trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ căn cứ vào hành vi mà Dân luật coi như là trái luật (illicite). Do đó dân luật đã bắt buộc người làm ra hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tóm lại, trách nhiệm dân sự phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào đã làm ra một hành vi trái luật mà gây tổn hại cho người khác. 8 Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý Việt Nam nói riêng đều có chung quan điểm về trách nhiệm dân sự. Về nguyên tắc, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật chỉ ra rằng: “trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu” [1]. Theo đó trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu. Hậu quả bất lợi trong trách nhiệm dân sự được xác định bởi đối tượng điều chỉnh của nó. Đó là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Xem xét dưới góc độ này, BLDS Pháp quy định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”, tức là nghĩa vụ hợp đồng cũng có giá trị như luật [10]. Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự – một loại trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất của các quan hệ dân sự trong xã hội đó là: - Trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, và bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước hoặc người khác, trừ trường hợp chế tài vô hiệu hợp đồng do chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội; - Trách nhiệm dân là trách nhiệm tài sản; - Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu; - Trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Một số quan điểm cho rằng cần phải đưa cả những tổn thất về tinh thần 9 là một trong những đặc điểm của trách nhiệm dân sự. Nhưng trên thực tế, mức độ tổn thất về tinh thần rất khó vật chất hoá, do đó, khó có thể xác định được mức độ tương xứng về bồi thường vật chất và hầu như chỉ đề cập đến trong việc xâm phạm các quyền về nhân thân, bởi vậy trong những trường hợp cụ thể thì mới đặt ra vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần. Có thể khẳng định, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể. Trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở mức độ nhất định. Trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm. Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm theo hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng 10 không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các qui định của pháp luật. Tuy nhiên cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn trách nhiệm hợp đồng là nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngoài ý chí của đương sự, do luật định, tức là dù các bên không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, nhưng khi xảy ra tình huống được quy định trong văn bản quy phạm liên quan thì bên có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại. Do hợp đồng là sự thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên cho nên khi hợp đồng bị vi phạm mà không dự tính được và không có quy định trong hợp đồng thì người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh chấp pháp lý. Pháp luật phải bảo vệ quyền và lợi ích chung của các bên trong quan hệ xã hội dựa trên những nguyên tắc chung, bởi vậy, nếu các bên có thỏa thuận và tự nguyện thi hành là một điều tốt, nhưng có những trường hợp pháp luật phải can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của một bên cũng như bảo vệ trật tự trong xã hội. Nói tóm lại, có thể khẳng định: trách nhiệm dân sự là một chế định lớn, vô cùng quan trọng, chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lý phức tạp. Đây cũng chính là chế định nền tảng của chế định bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. 11 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, xuất phát từ nguyên tắc: Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại mà pháp luật gọi đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đây là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Hậu quả pháp lý khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI cùng các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS 2005. - Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều 12 kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. - Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề… Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ: có hợp đồng hay không có hợp đồng chính là yếu tố quan trọng để từ đó có thể xác định cơ chế giải quyết bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì 13 phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Việc phân biệt giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng có một ý nghĩa pháp lý quan trọng, nhất là trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh. Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bị đơn đã gây thiệt hại cho nguyên đơn. Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng, nguyên đơn không phải chứng minh lỗi của bị đơn. Ngược lại, bị đơn phải chứng minh sự vi phạm hợp đồng không do lỗi của bị đơn nếu bị đơn không muốn gánh chịu chế tài. Trong đời sống xã hội, khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, mỗi người phải tôn trọng và không được xâm phạm tới lợi ích của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước và phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự của mọi người và mỗi người. Khi các quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Hệ quả tất yếu của các nguyên tắc này là: “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Điều 604, khoản 1, BLDS 2005) [14]. Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao gồm: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng luôn dựa trên cơ sở một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng. Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra bao giờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chính vì vậy, bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi 14 phạm đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ hợp đồng chưa được giao kết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng không phải là trách nhiệm theo hợp đồng. - Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trường hợp này không áp dụng đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba bởi lẽ đây là trường hợp ngoại lệ vì người thứ ba cũng là người có quyền lợi liên quan và được đề cập đến trong hợp đồng. 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trong thực tiễn đời sống hàng ngày, thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do lực lượng tự nhiên, có thể do hành vi của con người gây ra, trong đó phần lớn là do hành vi trái pháp luật của con người gây ra. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, lợi ích của Nhà nước, BLDS đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là một chế định dân sự độc lập nhằm khôi phục lợi ích bị xâm phạm và bù đắp những thiệt hại xảy ra cho người bị thiệt hại. 15 Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng do pháp luật quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số khác biệt như sau: - Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định. Khác với các loại trách nhiệm pháp lý khác thì trách nhiệm dân sự có thể phát sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, trách nhiệm phát sinh trên cơ sở thoả thuận của các bên chỉ có thể là trách nhiệm theo hợp đồng ví dụ như buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại. - Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, do cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các bên bên thoả thuận nên các bên cũng có thể thoả thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể không bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại. - Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài 16 hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề… Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba. Hay nói các khác, các chủ thể trong hợp đồng không thể thoả thuận bất kỳ ai không tham gia hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không được sự đồng ý của họ. - Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có thoả thoả thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra và khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường sẽ áp dụng mức do các bên thoả thuận. Một vấn đề được đặt ra là trong trường hợp một bên có nghĩa vụ theo hợp đồng nhưng nghĩa vụ đó cũng được pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định thì khi vi phạm những nghĩa vụ đó sẽ phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng và người bị thiệt hại có thể lựa chọn một trong hai loại trách nhiệm để kiện yêu cầu bồi thường hay không? Ví dụ theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh (có hiệu lực từ 01/01/2011) thì một trong những nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là: “Tôn trọng quyền của người bệnh, giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án…” [15], trừ trường hợp được người bệnh cho phép công bố thông tin. Nhưng 17 trên thực tế, có khá nhiều trường hợp bác sỹ chữa bệnh cho bệnh nhân rồi lại vi phạm quy định về mổ xẻ hoặc bảo mật thông tin của bệnh nhân. Hay trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn, làm thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cho hành khách đi trên phương tiện vận chuyển… Trong trường hợp này, rõ ràng đã có căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vì bên gây thiệt hại đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Do đó, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trên cơ sở thoả thuận của các bên, điều đó có nghĩa rằng, các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự đã cụ thể hoá những nghĩa vụ do pháp luật quy định vào trong hợp đồng và thoả thuận đó có thể khác pháp luật thì pháp luật vẫn sẽ tôn trọng sự thoả thuận của họ nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Chính vì vậy khi phát sinh trách nhiệm thì các bên cũng chỉ có thể áp dụng một phương thức là kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chứ không thể tự do lựa chọn phương thức có lợi nhất cho mình. Ví dụ hành khách bị thiệt hại về tính mạng mà theo hợp đồng vận chuyển hành khách các bên có thoả thuận mức bồi thường thấp hơn mức bồi thường do pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp bị xâm phạm về tính mạng thì bên bị thiệt hại cũng chỉ có thể yêu cầu bồi thường theo hợp đồng mà thôi. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hai chức năng chính: Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm hại. Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì không 18 còn cơ hội để khắc phục, bù đắp được nữa. Thực chất, chế định bồi thường thiệt hại là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay một bên thứ ba nào khác). Chế định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, không những họ sẽ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại. 1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra Trách nhiệm BTTH được phân chia thành trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra và trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra. Sự phân chia này căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại. Trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi của con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại… Mặc dù trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ làm rõ về trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Song để thấy rõ được sự khác biệt thì tác giả cũng xin được đề cập một vài điểm cơ bản nhất về trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra qua hai trường hợp cụ thể: Thứ nhất, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 19 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 623, BLDS 2005: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác” [14]. Như vậy thiệt hại xảy ra do hoạt động của chính nguồn nguy hiểm cao độ mà không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con người. Ví dụ trường hợp xe máy bị đứt phanh gây tai nạn, gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe… Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được quy định đối với những người xung quanh mà không có liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Trên thực tế, việc xác định chính xác đối tượng bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý. Liên quan tới khái niệm “người xung quanh” và việc xác định đúng “người xung quanh” có ý nghĩa quan trọng trong việc khoanh vùng đối tượng hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm dân sự cho người thứ ba liên quan. Ví dụ trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ lại gây thiệt hại cho chính đối tượng sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thí có thể được xem xét bồi thường theo chế độ bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm dân sự. Một điểm đặc biệt trong trường hợp BTTHNHĐ do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đó là vấn đề liên quan tới điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Có ba điều kiện bao gồm: có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra, việc gây thiệt hại là trái pháp luật. Tác giả sẽ không đi sâu vào phân tích cụ thể từng điều kiện mà chỉ làm rõ tại sao yếu tố “lỗi” ở đây không được xem xét tới. Bởi lẽ nếu đưa yếu tố yếu tố lỗi vào thì phải là lỗi của chủ sở hữu hay sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ chứ không thể nói là “lỗi của 20 nguồn nguy hiểm cao độ được”. Và như vậy sẽ thuộc vào trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra cho dù xét về mặt hình thức thì thiệt hại xảy ra nguyên nhân cũng là do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Thứ hai, BTTH do súc vật gây ra. Về vấn đề này, Điều 625, BLDS 2005 có quy định: “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường” [14]. Cũng giống như trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật sẽ không được coi là điều kiện bắt buộc để phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng giữa chủ sở hữu súc vật và người bị thiệt hại mà yếu tố lỗi chỉ được xác định trong một số trường hợp sau đây: - Thiệt hại xảy ra là do lỗi của bên bị thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật sẽ không phải bồi thường. Ví dụ trêu chó nhà hàng xóm và bị chó cắn. - Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của người thứ ba thì chủ sở hữu súc vật cũng không phải bồi thường mà người thứ ba sẽ phải bồi thường - Súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật khi gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật sẽ phải bồi thường Yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật chỉ được xem xét tới trong trường hợp cả chủ sở hữu và người thứ ba cùng có lỗi trong việc để súc vật gây thiệt hại cho người khác thì sẽ phải liên đới BTTH Hiện nay, BLDS Việt Nam chưa quy định về trường hợp một người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản như chiếm hữu thông qua hợp đồng dân sự (ví dụ thông qua hợp đồng thuê, mượn, gửi giữ …) hoặc chiếm hữu tài sản do pháp luật quy định (chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm thất lạc…) mà tài sản này gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi 21 thường thiệt hại. Xét về nguyên tắc theo quy định của pháp luật hiện nay thì chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo tác giả thì quy định như vậy sẽ không phù hợp vì trong trường hợp này chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu của mình cho người khác và việc kiểm soát, quản lý tài sản đã nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu. Trong trường hợp này, pháp luật cần quy định về người phải chịu trách nhiệm BTTH là người chiếm hữu hợp pháp bởi lẽ tài sản hiện đang thuộc quyền nắm giữ, quản lý và kiểm soát của những người này. Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH: Đối với trường hợp BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, BTTH do tài sản gây ra vì không có hành vi nên điều kiện này không thể được xem xét đến. Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Về nguyên tắc, người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì người đó phải chịu trách nhiệm BTTH do hành vi mình gây ra. Còn đối với BTTH do tài sản gây ra, về nguyên tắc, trách nhiệm lại thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về người đang chiếm giữ tài sản đó. 1.2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn xét xử, việc xác định trách nhiệm BTTHNHĐ do hành vi trái pháp luật gây ra hầu hết đều phải căn cứ vào bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH được quy định tại BLDS 2005. Và đây được xem là chuẩn mực pháp lý để làm cơ sở giải xác định có hay không sự kiện bồi thường và giải quyết những tranh chấp cụ thể phát sinh trong đời sống xã hội. 22 Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Đây là tiền đề của trách nhiệm bồi thường bởi lẽ mục đích của trách nhiệm bồi thường là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại nên trách nhiệm thường gắn liền với việc bồi thường (tài sản hoặc tiền). Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Mọi công dân đều có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, mọi hành vi xâm phạm đến những quyền tuyệt đối này đều là trái pháp luật, dù là lỗi cố ý hay vô ý, thậm chí cả trường hợp không có lỗi. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật. Đó là mối quan hệ của sự vận động nội tại theo quy luật nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định. Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được tính đến khi có đủ bốn điều kiện trên. Với trường hợp BTTHNHĐ do hành vi trái pháp luật gây ra thì 4 điều kiện đó được hiểu cụ thể như sau: 1.2.1.1. Có thiệt hại xảy ra Dưới góc độ pháp lý thì “thiệt hại” được hiểu như thế nào? Nó bao gồm những loại gì? Sự thiệt hại là yếu tố tất yếu được đặt ra đối với trách nhiệm dân sự nói chung và TNBTTHNHĐ nói riêng vì nếu không, nó sẽ trái ngược với nguyên tắc cơ bản và tiên quyết trong luật dân sự và luật tố tụng dân sự là “không có thiệt hại thì không có trách nhiệm dân sự” và “không có quyền lợi thì không thể thực hiện quyền”. Tuy nhiên, không phải tất cả những thiệt hại mà một người phải gánh chịu trong đời sống xã hội lại có thể yêu cầu đòi bồi thường. 23 Ví dụ sự cạnh tranh hợp pháp của một doanh nhân trong nền kinh tế thị trường có thể gây thiệt hại cho các doanh nhân khác nhưng những người này không thể hành sử bất cứ một tố quyền nào đòi bồi thường. Thiệt hại là sự giảm bớt những lợi ích vật chất mà một người được hưởng hoặc lẽ ra họ được hưởng, gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần. Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới cũng quy định thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Hiện nay, Điều 310, BLDS 2005 của Việt Nam quy định: “trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần” [14]. Như vậy, so với các quy định trước đó, khái niệm thiệt hại được mở rộng với nội dung mới là thiệt hại về tinh thần. Điều quan trọng cần phải xác định đúng thiệt hại xảy ra dựa trên các yếu tố khách quan, là những thiệt hại xảy ra trên thực tế và có thể xác định được. Mọi thiệt hại do suy đoán đều không được xem là thiệt hại bởi đó cũng chính là một trong những yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường và phạm vi bồi thường của người gây thiệt hại. Thiệt hại vật chất được hiểu là những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền. Thiệt hại tinh thần được hiểu là sự thiệt hại về các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân, đây là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để quy ra bằng tiền cho mỗi trường hợp cụ thể được. Số tiền bồi thường đó nhằm mục đích an ủi, động viên và phần nào tạo điều kiện để người bị thiệt hại để họ có thể khắc phục khó khăn. Bộ luật dân sự của Việt Nam đưa ra khái niệm “tiền bù đắp tổn thất tinh thần” với ý nghĩa bồi thường thiệt hại về tinh thần đồng thời phù hợp với quan điểm giá trị tinh thần không thể thay thế bằng giá trị vật chất. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao thì thiệt hại gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. 24 Thiệt hại về vật chất là thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo quy định tại các điều 608, 609, 610 BLDS; Sự tổn thất về tinh thần tuy được thể hiện tại Điều 609, khoản 4; Điều 610, khoản 2 và Điều 611, khoản 2 nhưng BLDS 2005 lại không đưa ra một định nghĩa chính xác. Nhìn chung ta có thể chấp nhận “tổn thất tinh thần là những tổn thất liên quan đến các quyền không có tinh chất tài sản, đến những lợi ích phi vật chất cần thiết cho cuộc sống: danh tiếng, tình cảm”[7]. Phần I, khoản 1, điểm 1.1, tiểu điểm b của Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã chỉ rõ những thiệt hại do tổn thất về tinh thần như sau: “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương buồn phiền, mất mát về tình cảm; bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm...và cần phải được bồi thường một khoản bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin ... vì bị hiểu nhầm ...”[7]. Như vậy, thực chất sự tổn thất về tinh thần có hai dạng: - Gắn liền với sự tổn thất vật chất, ví dụ nạn nhân trong một tai nạn giao thông phải chịu một sự tổn thất về chi phí thuốc men nhưng đồng thời cũng chịu những đau đớn về mặt tinh thần vì phải gánh chịu một bệnh tật. - Không gắn liền với tổn thất vật chất mà hoàn toàn thuần túy về tinh thần ví dụ nỗi đau vì mất đi một người thân; uy tín bị giảm sút hoặc bị mất, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm...do một hành vi trái pháp luật của người 25 khác và cần phải được bồi thường một khoản bù đắp tổn thất mà họ phải chịu Quyền đòi bồi thường vì bị thiệt hại chỉ có thể được thực hiện với một số điều kiện sau đây: - Sự thiệt hại phải chắc chắn có và được xác định. Tính chất chắc chắn có cũng như được xác định không có nghĩa là phải đã xảy ra hoặc đang diễn ra. Thiệt hại về tinh thần hay thiệt hại trong tương lai cũng có thể được chấp nhận.Ví dụ nạn nhân của một tai nạn giao thông có thể được bồi thường không những về: các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi đưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút; các khoản thiệt hại về tài sản gắn liền với tai nạn như đã bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng mà còn được bồi thường về: một cơ hội hưởng lợi bị đánh mất ví dụ mất đi không thể ký kết một hợp đồng vì đã quá hạn hoặc một cơ hội có được việc làm đã bị trôi qua vì không có mặt đúng ngày giờ hẹn tiếp nhận công việc hoặc các khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại không thể có được trong thời gian không thể làm việc về sau. Nếu một sự thiệt hại trong tương lai có thể chấp thuận được thì trái lại, một sự thiệt hại giả định hoặc thiệt hại dự kiến trong những hoàn cảnh không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai lại không thể chấp thuận, ví dụ một Luật sư được thân chủ ủy quyền quên ký kháng cáo trong thời hạn luật định không thể bị bồi thường nếu thân chủ cho rằng mình đã thua kiện vì mất đi quyền kháng cáo (trách nhiệm ngoài hợp đồng) nhưng có thể buộc Luật sư chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng (nghĩa vụ phải làm một công việc nào đó: kháng cáo đúng thời hạn). - Thiệt hại phải phải được xác định rõ trong quan hệ bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Lẽ đương nhiên mỗi khi sự thiệt hại đã được bồi thường thì nạn nhân không thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại một lần nữa. Nguyên tắc trên tuy 26 có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế trong một vài trường hợp cũng khó biết là nạn nhân đã được bồi thường chưa? - Nạn nhân trước đó đã ký một hợp đồng bảo hiểm về tính mạng theo quy định của Điều 578 của Bộ Luật dân sự 2005, nay gặp phải một tai nạn và đã được bên bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã kí trước đó. Liệu có thể người bị tai nạn có thể yêu cầu người gây ra tai nạn bồi thường các tổn thất nữa hay không? Nói cách khác đương sự có thể kiêm lĩnh hai khoản tiền này không? Thực tế, khoản tiền mà bên bảo hiểm đã chi trả không phải là một khoản tiền bồi thường thiệt hại, nó chỉ là đối khoản những khoản phí bảo hiểm mà người đó phải đóng trước đó cho bên bảo hiểm. Tai nạn xảy ra chỉ là một sự kiện để bên bảo hiểm phải thi hành nghĩa vụ của mình, đó là việc phải trả cho khách hàng một số tiền đã được ấn định trong hợp đồng bảo hiểm.Vì vậy nghĩa vụ của bên bảo hiểm không phải là một nghĩa vụ bồi thường mà là nghĩa vụ thi hành hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do vậy, nạn nhân có quyền khởi kiện người gây ra tai nạn cho mình phải bồi thường thiệt hại và họ có quyền hưởng hai khoản tiền nói trên vì có sự khác biệt về tính chất pháp lý của hai khoản tiền này. - Đối với loại bảo hiểm về trách nhiệm dân sự theo quy định của Điều 580, BLDS 2005 cũng tương tự như vậy. Ví dụ một tai nạn giao thông xảy ra, hãng bảo hiểm đã đứng ra ký hợp đồng bảo hiểm cho chủ xe có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Tuy nhiên khoản tiền bồi thường này chỉ có thể bằng hoặc thấp hơn thiệt hại mà nạn nhân phải chịu vì nó tùy thuộc vào mức bảo bảo hiểm mà chủ xe đã thỏa thuận với hãng bảo hiểm. Vì thế, trong trường hợp số tiền mà hãng bảo hiểm bồi thường cho nạn nhân kém hơn sự thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu, người này có quyền khởi kiện người gây ra tai nạn để xin bồi thường phần thiệt hại chênh lệch chưa được bồi thường. 27 - Có người gánh chịu thiệt hại. Đó có thể là người chịu thiệt hại trực tiếp nhưng cũng có thể là người chịu thiệt hại gián tiếp. - Người chịu thiệt hại trực tiếp khi sự kiện gây thiệt hại có tác động trực tiếp đến họ, khiến họ phải chịu thiệt thòi về mặt vật chất hay tinh thần, ví dụ như nạn nhân trong một tai nạn giao thông - Người chịu thiệt hại gián tiếp khi sự kiện gây thiệt hại tuy không có tác động trực tiếp đến họ nhưng họ phải gánh chịu một sự thiệt thòi về mặt vật chất hay tinh thần, ví dụ như quyền thừa kế tài sản của một nạn nhân trong một tai nạn giao thông được ghi nhận tại Điều 610 khoản 1, điểm c và khoản 2 BLDS 2005 [14]. - Một nguời hành nghề bác sĩ bất hợp pháp có thể gây thiệt hại không những đối với các bệnh nhân của người này (về mặt vật chất) mà cũng có thể gây thiệt hại về mặt tinh thần đối với các đồng nghiệp, vì vậy ngoài những bệnh nhân, các đồng nghiệp của vị bác sĩ này cũng có thể đứng ra khởi kiện. Nhưng cần lưu ý là họ không được hưởng những khoản tiền bồi thường về thiệt hại tinh thần mà người bị hại phải gánh chịu vì những thiệt hại này gắn liền với nhân thân người bị hại. Tuy vậy thực tiễn cho thấy việc xác định người chịu thiệt hại hay bị tổn thất tinh thần không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng, nhất là đối với những người đang ở trong tình trạng nhạy cảm như: đối với những người sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn hoặc đối với người hôn phối còn sống nhưng trong thời kỳ xin ly hôn 1.2.1.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là hành vi của con người thực hiện gây ra những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước…, là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trước khi có BLDS, hành vi trái pháp 28 luật trong quan hệ BTTHNHĐ đã được đề cập đến trong Thông tư 173/ UBTP ngày 23/3/1972 của TANDTC, theo đó, hành vi trái pháp luật “có thể là một việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội”[28]. Đến khi có BLDS, dưới góc độ pháp lý, cả BLDS 1995 và BLDS 2005 đều không có bất kỳ một điều luật cụ thể nào quy định thế nào là hành vi trái pháp luật nhưng với BLDS 2005, thì hành vi trái pháp luật được hiểu thông qua Điều 608 và khoản 2 của các Điều 609, 610, 611 với cách quy định: “Người nào xâm phạm tới tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì đều coi là hành vi trái pháp luật” [14]. Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, thiệt hại thường phát sinh từ những sự kiện do hành vi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại phải được xác định là hành vi trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra trên thực tế. Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật thông thường được thể hiện dưới dạng hành động, chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với dạng hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động, chỉ riêng có hành vi không hành động trái pháp luật thôi thì không đủ cơ sở để TNBTTH mà để xác định được có hay không trách nhiệm BTTHNHĐ thì cần phải đặt hành vi đó trong tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh và các vấn đề cụ thể và các vấn đề khác có liên quan. Một thực trạng trong xã hội hiện nay đó là việc sử dụng thư điện tử (E mail) và Internet, không phủ nhận những lợi ích của dịch vụ này nhưng vấn đề cần bàn ở đây chính là mặt trái của nó về mặt xã hội do người có hành vi sử dụng Email, internet để truyền bá, đăng tải những thông tin sai lệnh, đồi 29 trụy, liên quan tới đời tư của người khác như là một trò tiêu khiển của bản thân hoặc nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi đó đã gây ra những tổn thất to lớn về mọi mặt cho nạn nhân, đặc biệt là những tổn thất về tinh thần. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, người có hành vi này sẽ còn phải gánh chịu trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý các dịch vụ này còn nhiều bất cập nên việc xác định hành vi trái pháp luật của các đối tượng này để quy trách nhiệm dân sự là điều rất phức tạp và khó khăn. Không phải mọi hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, thân thể, tài sản… của người khác đều bị coi là trái pháp luật. Đó là những hành vi thực hiện theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp quy định, chẳng hạn như việc thi hành án tử hình, việc thực hiện lệnh cưỡng chế theo các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh trên cơ thể một người như gây mê, cắt mổ, cấy ghép bộ phận của thân thể phải được sự đồng ý của người đó, nếu người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bất tỉnh thì phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người thân thích là vợ hoặc chồng, con, anh, chị em ruột của người đó, trong trường hợp có nguy cơ đe dọa tính mạng của bênh nhân mà không thể chờ được ý kiến của những người nói trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở chữa bệnh. Hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, thân thể của người khác trong trường hợp này nhằm mục đích chữa bệnh nên không bị coi là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên nếu lạm dụng công vụ hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà cố ý gây thiệt hại thì là hành vi trái pháp luật và phải bồi thường. Ngoài ra, hành vi gây thiệt hại do sự non kém về kỹ thuật và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chẩn đoán nhầm của người thực hiện các phương pháp chữa bệnh cũng được xem là hành vi trái pháp luật 30 Đặc biệt, để tạo cơ sở cho các chủ thể có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, pháp luật quy định hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết, gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ thì không bị coi là trái pháp luật và phải bồi thường. Nhưng nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì đó lại là hành vi trái pháp luật và phải có trách nhiệm bồi thường. 1.2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Quan hệ nhân quả là một cặp phạm trù triết học, là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật, tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được hay không. Trên cơ sở sự biện chứng trong mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội thì nguyên nhân bao giờ cũng làm phát sinh một hoặc nhiều kết quả hoặc một kết quả của sự vật, sự việc mang tính tất yếu. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra cần thiết phải phân biệt nguyên nhân với những điều kiện nhất định, những điều kiện này là một phần tác động tạo nên những biến cố chứ bản thân chúng không gây ra biến cố đó. Nếu xét về mối liên hệ phổ biến, tất yếu giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại là quan hệ nhân quả. Còn điều kiện chỉ là hoàn cảnh mà trong đó nguyên nhân gây ra thiệt hại tồn tại và diễn biến để dẫn đến hậu quả pháp lý nhất định. Từ những lí luận chung về quan hệ nhân – quả, khoa học luật dân sự đã giới hạn phạm vi những hiện tượng có thể là nguyên nhân và kết quả trong luật dân sự. Nguyên nhân là những hành vi trái pháp luật còn kết quả là những thiệt hại xảy ra trên thực tế. Mối quan hệ nhân - quả được hiểu thông 31 qua Điều 609, BLDS 2005: “Người nào xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại” [14]. Chúng ta có thể nhận thấy, hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, tài sản là nguyên nhân còn thiệt hại chính là hậu quả của hành vi đó. Nghị quyết 03/2006/HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có quy định: “thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại” [7]. Người có hành vi trái pháp luật và hành vi đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, luôn xuất hiện trước thiệt hại về mặt thời gian, đây là dấu hiệu đặc trưng, cần thiết cho việc kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ nhân – quả. Nhưng như vậy không có nghĩa là bất cứ hành vi trái pháp luật nào xảy ra trước cũng có mối quan hệ nhân – quả với thiệt hại xảy ra sau đó mà chỉ những hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế xảy ra thiệt hại, có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Ngược lại, thiệt hại xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại, là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật đó thì nó mới được coi là nguyên nhân. Thực tế cho thấy biểu hiện của mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra khá phức tạp: Một hành vi trái pháp luật có thể gây ra nhiều thiệt hại, vừa về vật chất, vừa về tinh thần. Ví dụ như hành vi xâm phạm tới tính mạng người khác dẫn đến thiệt hại về vật chất như chí phí cứu chữa, tiền mai táng… và cả thiệt hại về tinh thần như sự đau thương, mất mát khi người thân qua đời. Thiệt hại xảy ra cũng có thể do nhiều hành vi trái pháp luật của một hoặc nhiều chủ thể độc lập cùng đóng vai trò là nguyên nhân. Ví dụ như hai 32 doanh nghiệp sản xuất liền kề cùng có hành vi xả nước thải chưa qua sử lý ra hồ nước đang nuôi cá của gia đình anh A khiến cá chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho gia đình anh A và môi trường xung quanh hồ nước. Như vậy hành vi trái pháp luật của hai doanh nghiệp này cùng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho gia đình anh A. Cũng có trường hợp, từng hành vi trái pháp luật đều chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả và hậu quả chỉ phát sinh khi các hành vi đó có sự kết hợp với nhau. Khi đó chúng ta cần phải tổng hợp các hành vi đó. Ví dụ như chiếc xe khách do A điều khiển được đóng không đúng quy cách kỹ thuật. Mặc dù xe đã được sử dụng nhiều năm nhưng vẫn rất an toàn. Trong một chuyến chở khách, xe vào cua và đã bị đổ. Qua điều tra cho thấy, hành vi đưa xe bị lỗi kỹ thuật vào lưu hành là trái pháp luật. Tuy nhiên, xe vẫn chạy an toàn nếu lái xe không có lỗi nào khác, nhưng lái xe khi vào cua đã không giảm tốc độ xuống mức cần thiết mà lại đạp phanh, lấy tay lái gấp, hậu quả là xe đổ, thiệt hại về người và của. Hành vi này sẽ không gây đổ xe nếu như xe không có lỗi kỹ thuật. Như vậy, qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy: mỗi hành vi trái pháp luật độc lập thì chưa đủ khả năng thực tế để gây ra hậu quả nhưng khi kết hợp với nhau thì khả năng thực tế gây hậu quả đã hình thành và trở thành hiện thực. Ngoài ra, còn có trường hợp thiệt hại xảy ra là hậu quả của hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi chứa đựng khả năng thực tế phát sinh thiệt hại gây ra. Ví dụ như A và B xô xát với nhau, A bị B đâm trọng thương ở vùng ngực nhưng trên đường chở A đi cấm cứu, xe máy chở A bị ôtô do C điều khiển đâm vào khiến A văng ra, đập đầu xuống đường và chết ngay tại chỗ. Giám định pháp y khẳng định: A chết do chấn thương sọ não, không phụ thuộc vào vết thương bi đâm bởi B. Mặc dù vết thương do B đâm cũng nguy hiểm đến tính mạng của A nhưng vẫn có thể cứu chữa được. 33 Hành vi trái pháp luật của B có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của A song khả năng đó chưa phát sinh thì hành vi trái pháp luật của C xen vào phá vỡ quan hệ nhân quả giữa hành vi của B và thiệt hại xảy ra với A, đồng thời tạo ra mối quan hệ mới trong đó hành vi trái pháp luật của C là nguyên nhân dẫn đến cái chết của A. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt với trường hợp có hành vi trái pháp luật xen vào nhưng không phá vỡ khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại trong quan hệ trước mà chỉ góp phần thúc đẩy khả năng đó phát triển làm phát sinh thiệt hại Tóm lại, khi xem xét mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy thì có thể thấy rằng hành vi tr trái pháp luật giữ vai trò là nguyên nhân quyết định, sinh ra hậu quả (thiệt hại). Nhưng bản thân hành vi trái pháp luật mới chỉ có khả năng thực tế gây ra thiệt hại chứ chưa xác định được hoàn toàn thiệt hại xảy ra có diễn biến theo chiều hướng nào mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác, đó là những hiện tượng cần thiết cho một hậu quả nào đó xảy ra nhưng bản thân chúng không gây nên hậu quả ấy. Chúng có mặt khi đã xác định được nguyên nhân gây ra hậu quả và chỉ làm ảnh hưởng tới mức độ, phạm vi, tốc độ hiện thực hóa khả năng gây ra hậu quả của nguyên nhân. Việc xác định mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại là rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt là những trường hợp có nhiều hành vi trái pháp luật cùng là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Do vậy cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự việc liên quan một cách khách quan, từ đó có thể kết luận một cách chính xác đâu là nguyên nhân gây ra hậu quả để xác định TNBTTH đối với những hành vi cụ thể chứ không thể nhận định một cách tùy tiện được. 1.2.1.4. Người gây thiệt hại có lỗi Theo luật dân sự Việt Nam, người nào đó phải chịu TNDS nói chung 34 và TNBTTH nói riêng không phải chỉ đơn thuần vì người đó đã có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại mà còn vì họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Lỗi là trạng thái tâm lý của con người, nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Đồng thời, lỗi cũng chính là thước đo TNDS, biểu hiện thái độ và mức độ tiêu cực chống đối xã hội của chủ thể. Do đó việc xác định lỗi của chủ thể gây thiệt hại là một trong những yếu tố có tính điều kiện làm cơ sở cho việc xác định TNBTTHNHĐ. Vấn đề này được thể hiện thông qua quy định tại khoản 1 Điều 308 BLDS 2005: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” [14]. Mọi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác của một chủ thể nào đó đều là thể hiện sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể vi phạm, mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể, thường gắn với những biểu hiện bên ngoài của chủ thể đó. Hoạt động tâm lý bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: lỗi, động cơ, mục đích nhưng với TNBTTHNHĐ, ta chủ yếu xem xét về yếu tố lỗi. Trường hợp có lỗi của người gây thiệt hại tức là chủ thể có nhiều khả năng xử sự bao gồm khả năng xử sự gây thiệt hại và khả năng xử sự phù hợp với các lợi ích của xã hội. Những khả năng này chủ thể đều có thể lựa chọn và quyết định thực hiện nhưng chủ thể đã lựa chọn cách xử sự là gây thiệt hại cho người khác và yếu tố lỗi chỉ được đặt ra trong trường hợp này. Về hình thức, lỗi được biểu hiện bởi hai yếu tố: lý trí và ý chí. Lý trí biểu hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan, ý chí biểu hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức, là những yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hành động có ý thức của con người. Nếu xử sự gây thiệt hại cho 35 người khác bị coi là có lỗi thì quá trình lý trí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh được xử sự gây thiệt hại cho người khác là hệ quả tất yếu của sự lựa chọn và tự quyết định của chủ thể trong khi chủ thể đó có đầy đủ điều kiện để lựa chọn cách xử sự khác phù hợp với hoàn cảnh và đòi hỏi của xã hội. Khoản 2, Điều 308 BLDS 2005 ghi nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.[14] Việc chia lỗi thành lỗi cố ý và lỗi vô ý sẽ có ý nghĩa gì? và có ảnh hưởng như thế nào đối với việc xác định TNBTTHNHĐ. Nếu như trong luật hình sự, mức độ lỗi có ý nghĩa quan trong trong việc định tội danh, quyết định hình phạt, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể. Do vậy phải có sự phân biệt chi tiết các mức độ khác nhau của hình thức lỗi để phân hóa trách nhiệm hình sự. Ngược lại trong luật dân sự, có những trường hợp là lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi. Đối với TNBTTHNHĐ, dù là lỗi cố ý hay vô ý mà gây thiệt hại thì đều phải bồi thường nên không cần thiết phải phân chia mức độ nặng hay nhẹ, mà phân chia hình thức lỗi cố ý và vô ý có ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ trách nhiệm BTTH, vì theo khoản 2, Điều 605, yếu tố lỗi vô ý là căn cứ để xem xét giảm mức bồi thường cho người gây 36 thiệt hại do họ gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Như vậy, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 615, BLDS 2005, sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý không có ý nghĩa trong việc xác định hay loại trừ TNBTTH hoặc giảm mức BTTH. Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình. Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm mục đích để thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ: - Mong muốn có thiệt hại xảy ra. - Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hại. Mối liên hệ giữa các yếu tố trên không thể làm phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nếu thiếu yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại không phải là hành vi trái pháp luật, không có mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Nói cách khác, người có hành vi liên quan đến thiệt hại không phải là người gây thiệt hại do nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, đồng thời người có hành vi đó không thể hiện ý chí mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra cho người khác. Như vậy, người có hành vi thuộc 37 trường hợp “sự kiện bất ngờ” thì hành vi của người đó không có lỗi tồn tại ở hình thức này hay hay hình thức kia, ở mức độ này hay mức độ khác. Theo quy định của pháp luật, người có hành vi đó không chịu trách nhiệm dân sự. Về nguyên tắc, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải có hành vi trái pháp luật và hành vi đó phải có lỗi và lỗi cố ý hay vô ý thì đều phải có trách nhiệm bồi thường, thậm chí, có trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi cũng phải bồi thường như Điều 624, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” [14]. Vấn đề đặt ra ở đây đó là: Vậy BLDS 2005 có đặt ra trường hợp suy đoán lỗi của người thực hiện hành vi gây thiệt hại hay không? Suy đoán lỗi tức là lỗi được suy đoán ngay từ trong hành vi mà không quan tâm tới khả năng loại bỏ trách nhiệm dân sự của người gây thiệt hại từ hành vi không có lỗi của người bị thiệt hại. Để được loại trừ TNDS thì người gây thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi hoặc thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại (khoản 3, Điều 621: “Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường” [14]. Theo tác giả, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thể thiếu được trong việc xác định trách nhiệm dân sự. Hơn nữa, tại khoản 2 điều 309 BLDS đã quy định rất rõ về hình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũng giải thích làm rõ lỗi là gì? cơ sở để xác định lỗi? hình thức lỗi? và đều do pháp luật quy định trước mà không thể do suy đoán. Bởi vì, lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức 38 rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra và lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do pháp luật quy định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình thức lỗi. Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán, mà do pháp luật quy định trước. Vì vậy, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật, hành vi đó có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là do suy đoán. Nhận thức như trên không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được quy định rất rõ và đầy đủ tại Điều 308 BLDS. Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý, đây là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Do vậy, người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong khoa học pháp lý các nhà luật học đều thừa nhận sự biến pháp lý tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó con người không kiểm 39 soát được. Như vậy, hành vi đó là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật, mặc dù người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra nhưng do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do có hành vi đó phải bồi hành vi vô ý của mình tạo ra thì người thường. Tóm lại, để góp phần giải quyết các vụ án về BTTH ngoài hợp đồng một cách công bằng và đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự thì khi xem xét yếu tố lỗi, người có thẩm quyền giải quyết cần phải xem xét một cách toàn diện mọi vấn đề có liên quan, xác định đúng hình thức, mức độ lỗi. Có như vậy mới đi đến một kết luận thỏa đáng trong việc giải quyết các vụ án về BTTH ngoài hợp đồng. 1.2.2. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng được ghi nhận tại Điều 605 BLDS 2005, cụ thể như sau: “1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường” [14]. 40 Như vậy, khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605, BLDS 2005, cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý: Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Thứ hai, để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Thứ ba, người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây: - Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại; - Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó. Thứ tư, mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả 41 mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại... Pháp luật Việt Nam ghi nhận nguyên tắc xuyên suốt đó là bồi thường toàn bộ và kịp thời. Bồi thường toàn bộ thể hiện nguyên tắc: không ai được lợi từ việc bị thiệt hại và không ai phải bồi thường vượt quá phần thiệt hại mà mình đã gây ra. Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý, tránh tình trạng tạo dựng những tình huống gây ra thiệt hại để kiếm lời. Mặc dù nguyên tắc bồi thường thiệt hại được thừa nhận rộng rãi từ trước tới nay là: thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, hay nói cách khác là thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó và việc bồi thường được thực hiện càng nhanh càng tốt, đồng thời cũng quy định mức bồi thường có thể được thoả thuận song liệu pháp luật có cho phép các bên được thoả thuận mức bồi thường vượt quá mức “thiệt hại thực tế” hay không? Tuy điều luật không quy định rõ nhưng theo nguyên tắc suy đoán thì mức bồi thường do các bên thoả thuận có thể cao hơn mức thiệt hại thực tế xảy ra. Song, trên thực tế thì Toà án không cho phép ấn định mức bồi thường “vượt quá” mức “thiệt hại thực tế”. Điều này sẽ gây ra sự bất lợi trong các trường hợp đòi bồi thường mang tính chất tập thể (ví dụ như thiệt hại về môi trường, thiệt hại đối với người tiêu dùng, hậu quả gây ra là rất lớn và có trường hợp thiệt hại không xảy ra ngay mà mang tính tích lũy trong một thời gian dài nên có thể quy định mức bồi thường cao hơn gấp nhiều lần so với quy định chung. Bên cạnh đó, Toà án không thể khuyến khích được những người bị thiệt hại khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình vì trong các trường hợp tính 42 chất “tập thể”, thiệt hại của mỗi người ở mức khá nhỏ, vì thế mỗi người bị thiệt hại sẽ thiếu động lực tiến hành khởi kiện một cách riêng lẻ. Nếu quy định mức bồi thường có thể vượt quá nhiều lần so với quy định chung sẽ vừa “răn đe người có hành vi gây thiệt hại” đồng thời “khuyến khích người bị thiệt hại khởi kiện”. Vì vậy, khoản 1, Điều 605 vẫn nên bổ sung quy định có tính ngoại lệ là: “thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [14]. 1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. 1.3.1. Trước khi có BLDS 1995 Trong xã hội cổ đại, tranh chấp giữa các cá nhân với nhau chưa có nhiều định chế để giải quyết, chủ yếu được thực hiện bằng việc tự ý trừng phạt lẫn nhau, được gọi là chế độ phục cừu. Tại Việt Nam, khi nghiên cứu bộ luật Hồng Đức và bộ luật Gia Long, thấy đã xuất hiện chế độ phục cừu. Cổ luật không tách biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoản trách nhiệm về luật hình, ví dụ như Điều 582 Quốc triều hình luật đã quy định “Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách làm hiệu và ràng buộc không đúng phép – (theo đúng phép vật nào hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai)- hay là chó dại mà không giết thì người chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị thương thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người chết hay bị thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc 43 vật, hay là người cố trêu trọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ không phải tội” [37]. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định sự bồi thường. Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, Cổ luật Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự. Trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ: hai Bộ luật điển hình của triều đại phong kiến thời Lê, Nguyễn đã ghi nhận điều khoản về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Đối với trường hợp đánh người bị thương, Điều 468 Quốc triều hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô. Ví dụ đánh bị thương bằng chân tay thì phải nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải nuôi 20 ngày, bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày…[37]. Tại Điều 466 Quốc triều hình luật quy định về đánh người gây thương tích, thì ngoài hình phạt về thân thể, người gây thiệt hại phải bồi thường như sau: “Sưng, phù thì phải đền tiền thương tích 3 tiền, chảy máu thì một quan, gẫy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan, đâm chém bị thương thì 15 quan, đọa thai chưa thành hình thì phạt 30 quan, đã thành hình thì 50 quan, đứt lưỡi và hỏng âm- dương vật thì 100 quan. Đối với người quyền quý thì lại xử khác” [37]. Quy định bằng cách liệt kê những hành vi gây thiệt hại và ấn định mức phạt trên thực tế đã không phản ánh hết được tính chất và mức độ của hành vi này, bên cạnh đó còn có sự phân biệt giữa các đối tượng bi thiệt hại, phụ thuộc thân thế của người bị thiệt hại thì mức bồi thường cũng sẽ khác nhau. Điều này cho thấy, tuy vào thời kỳ đó, chế định BTTH ngoài hợp đồng đã được đặt ra nhưng còn khá sơ sài và không triệt để. Bên cạnh đó còn có sự phân biệt rõ ràng dựa vào thân thế giữa các đối tượng bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra để ấn định mức phạt, chính yếu tố lịch sử của chế độ phong kiến đã ảnh hưởng tới quy định 44 này. Như vậy có thể thể thấy Luật Hồng Đức chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Tuy chỉ được coi là một yếu tố cấu thành trong trách nhiệm hình sự và chưa được coi là một chế định riêng biệt về trách nhiệm dân sự (tức là chỉ bắt người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại mà không trừng phạt về hình sự), song Bộ luật Hồng Đức cũng đã ý thức được vai trò của bồi thường thiệt hại cũng vì thế mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã dần dần có xu hướng tách rời khỏi các trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, hai vấn đề là: cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại đã được đề cập tới trong trách nhiệm dân sự. Cả Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều đã có sự phân định giữa thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần. Theo đó, thiệt hại vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, xác định được bằng một khoản tiền cụ thể được quy định trong hầu hết các điều luật liên quan đến việc BTTH do có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Thiệt hại về tinh thần thì không được quy định cụ thể, tuy nhiên, khi xem xét nội dung của một số điều luật cụ thể thì đã thấy được trong thời kỳ đó, thiệt hại tinh thần đã được đề cập tới. Ví dụ tại Điều 472 Quốc triều hình luật quy định: “trường hợp người nào đánh quan chức bị thương thì ngoài khoản BTTH thương tích còn phải đền một khoản gọi là tiền tạ” [37], nhưng nếu người bị thiệt hại là thường dân thì pháp luật phong kiến lại không quy định. Điều này thể hiện rõ sự phân biệt thân phận và giai cấp cũng như sự bất công trong chế độ phong kiến, pháp luật chỉ bảo vệ danh dự của quan lại mà không bảo vệ danh dự của thường dân. Thời kỳ Pháp thuộc, nước ta tồn tại song song hai bộ Dân luật, bộ Dân luật Bắc kỳ được áp dụng tại miền Bắc, bộ Dân luật Trung kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) áp dụng tại miền Trung. Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi trái 45 pháp luật gây ra nói riêng đã bắt đầu được định hình rõ nét và phát triển trong thời gian khá dài. Trong Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đã có các quy định cụ thể về các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm, có lỗi, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ra thiệt hại và hậu quả xảy ra. Cụ thể tại các điều khoản như Điều 22, Điều 712, Điều 713 Dân luật Bắc kỳ và Điều 716, Điều 762 Dân luật Trung kỳ… Trước khi BLDS 1995 ra đời, chế định BTTH ngoài hợp đồng dưới chế độ mới cũng được các nhà làm luật khá quan tâm để hướng dẫn giải quyết tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Minh chứng cho điều này chính là Thông tư số 173/1972/TANDTC ngày 23/3/1972 đã ra đời để hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với nội dung tương đối đầy đủ với đường lối chỉ đạo giải quyết về BTTH ngoài hợp đồng và đề cập tới xác định TNBTTHNHĐ trong một số trường hợp cụ thể. Dù ra đời trong bối cảnh nền lập pháp nước nhà đang trong giai sơ khai, chưa phát triển, nhận thức của các nhà làm luật cũng như những người có chức năng giải thích luật còn hạn chế rất nhiều… Tuy nhiên, Thông tư 173 vẫn được xây dựng với nội dung tương đối đầy đủ, hướng dẫn đường lối giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nói riêng với những quy định khá sát với pháp luật hiện hành. Thông tư quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ 4 điều kiện: Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra: Là những thiệt hại về vật chất, cụ thể là thiệt hại về tài sản hoặc là những giảm sút về chi phí do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại này phải đã xảy ra và 46 có thể tính toán được. Những thiệt hại về tài sản trong tương lai như hoa màu sắp tới ngày thu hoạch bị phá, súc vật sắp tới ngày sinh con mà bi làm chết thì cần xem xét khách quan và thích đáng để xác định trách nhiệm bồi thường [28]. Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng quy định về tổn thất tinh thần trong các trường hợp bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng vẫn chưa được hiện diện trong Thông tư 173. Thứ hai, phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật theo thông tư này có thể là một việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối chính sách của Đảng hoặc một vi phạm quy tắc xã hội. Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại: Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay ngược lại [28]. Thông tư đã có sự phân biệt giữa hành vi là nguyên nhân trực tiếp với hành vi là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại: Có trường hợp tuy hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại xảy ra nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại và được coi là quan hệ nhân quả với thiệt hại. Nghĩa là khi có thiệt hại xảy ra dù nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp thì người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật vẫn phải bồi thường Thứ tư, phải có lỗi của người gây thiệt hại: Thông tư nêu rõ: “Người gây thiệt hại phải nhận thức được hoặc có thể nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây thiệt hại cho người khác: cố ý hay vô ý đều là có lỗi” [28]. Như vậy, Thông tư số 173 đã xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn bốn điều kiện trên. Bên cạnh đó 47 còn có sự phân biệt rõ TNBTTH của nhiều người và của một người, TNBTTH do người vị thành niên và người trưởng thành gây ra. Thông tư cũng đưa ra quy định về việc ấn định mức BTTH, đặt ra sau khi đã xác định rõ ràng người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường. Theo đó, nguyên tắc BTTH là: gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu, tức là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Đó là nguyên tắc công bằng, hợp lý, cần bảo đảm thực hiện cho phù hợp với mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, cần xem xét mức độ thiệt hại đối chiếu với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, mức độ lỗi của người bị hại để, hoặc buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, hoặc có thể châm chước một phần, tức là ấn định mức bồi thường thấp hơn thiệt hại (cũng có thể gọi là bồi thường một phần thiệt hại). Việc ấn định mức bồi thường toàn bộ thiệt hại theo nguyên tắc, đường lối nói trên được biểu hiện cụ thể như sau: - Ấn định mức bồi thường toàn bộ thiệt hại khi người gây thiệt hại có hành vi cố ý; hoặc khi có hành vi vô ý mà thiệt hại không quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại; - Ấn định mức bồi thường thấp hơn thiệt hại khi người gây thiệt hại có hành vi vô ý mà thiệt hại lại quá lớn so với khả năng kinh tế truớc mắt và lâu dài của người gây thiệt hại; hoặc khi người gây thiệt hại có hành vi vô ý, mà người bị thiệt hại cũng có hành vi vô ý nặng. Ngoài ra, Toà án nhân dân các cấp có thể dựa vào sự tự nguyện thoả thuận của cá nhân người bị thiệt hại, kết hợp với ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để quyết định giảm mức bồi thường hay miễn trách nhiệm bồi thường cho người gây thiệt hại. 48 Mặt khác, Toà án nhân dân các cấp không nên lẫn lộn việc ấn định mức bồi thường thiệt hại với việc thi hành án, vì trong khi thi hành án, người không có khả năng kinh tế trước mắt có thể được tạm hoãn việc thi hành án. Về người được hưởng BTTH: Người được hưởng bồi thường là người bị gây thiệt hại (cá nhân hay cơ quan xí nghiệp). Trong cả hai trường hợp này, Toà án cần báo cho cơ quan hay công đoàn cấp trên của những tổ chức được hưởng bồi thường và cho cơ quan tài chính địa phương biết để tiện theo dõi. Có thể thấy, sự phân biệt rành mạch các đối tượng được hưởng BTTH đã giúp cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết triệt để các vụ kiện đòi BTTH trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng một cách công bằng và bình đẳng. Với những hướng dẫn khá cụ thể, phù hợp với thực tiễn pháp luật, Thông tư 173/TT-UBTP đã góp phần rất lớn vào công tác xét xử, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định trách nhiệm bồi thường nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nói riêng, đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Thông tư này được áp dụng tới ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực. Thông tư 173 đã đặt nền móng cho những quy định trong Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 sau này. 1.3.2. Từ năm 1995 đến nay Giai đoạn này, những quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý sau đây: BLDS 1995 và Nghị quyết số 01/2004/NQ - HĐTP, BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng nhất mà hai bộ luật dân sự điều chỉnh. Sự ra đời của hai bộ luật dân sự là một mốc quan trọng trong tiến trình 49 lập pháp, bởi quan hệ dân sự là quan hệ chủ yếu trong đời sống xã hội, ta có thể thấy những quy phạm pháp luật dân sự hiện diện trong hầu hết các quan hệ xã hội, đặc biệt là đối với quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng, những quy định đó giúp các chủ thể trong giao lưu dân sự biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, không có sự khác biệt lớn giữa Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005, cả hai Bộ luật đều xác định theo hướng liệt kê các trường hợp cụ thể về BTTHNHĐ như: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra; Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi; Bồi thường thiệt hại do công chức,viên chức nhà nước gây ra; Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra; Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường... Do sự phát triển của xã hội, đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật với một số hành vi gây thiệt hại tới thi thể, mồ mả bởi chính sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Vì vậy, BLDS 2005 đã bổ sung thêm hai trường hợp đó là: BTTH do hành vi xâm phạm thi thể và BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả. Mặc dù BLDS 1995 đã ghi nhận những tổn thất về tinh thần sẽ được BTTH song mức BTTH trong các trường hợp cụ thể là bao nhiêu thì BLDS 1995 lại chưa quy định. Ngày 28 tháng 04 năm 2004 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn khá cụ thể chương Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, Nghị quyết có một phần chung quy định về trách nhiệm BTTH, trong đó quy định cụ thể về các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ, Nghị quyết dành hẳn một mục II để hướng dẫn cách xác định thiệt hại, đặc biệt là cách tính các chi phí hợp lý để hạn chế và khắc 50 phục thiệt hại xảy ra trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt tại phần II, mục 1 và 2 khi hướng dẫn về cách tính thiệt hại tinh thần, Nghị quyết nêu rõ: “không phải mọi trường hợp (...) đương nhiên được bồi thường khoản bồi đắp về tinh thần” mà phải “xác định có bị tổn thất tinh thần hay không và mức độ tổn thất tinh thần”[6], quy định này thiếu tính hợp lý, bởi lẽ, tổn thất về tinh thần là những thiệt hại vật chất, khó xác định, “được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm (điểm b, tiểu mục 1.1. phần 1 Nghị quyết 01)” [6], “đau thương, buồn phiền” là những khái niệm không thể cân đong đo đếm được, quy định này sẽ dẫn đến sự tùy tiện khi giải quyết vấn đề bồi thường khi xác định khoản bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại hay người được hưởng bồi thường thiệt hại. Khi BLDS 2005 ra đời, TNBTTHNHĐ được quy định tại chương XXI của Bộ luật. Ngoài những quy định chung về trách nhiệm BTTH như điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH hay nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm BTTH... không có gì thay đổi so với các quy định trong các văn bản pháp luật trước đó. BLDS 2005 đã bổ sung thêm điều khoản về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Điều 607. Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó, BLDS 2005 còn xác định rõ mức BTTH đối với các tổn thất tinh thần. Các trường hợp cụ thể của BTTH ngoài hợp đồng do những hành vi trái pháp luật gây ra được quy định tại các điều: Từ Điều 613 đến Điều 622, Điều 624, Điều 628 đến Điều 630. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại 51 ngoài hợp đồng thay thế cho Nghị quyết 01 đã có những sửa đổi bổ sung nhất định, theo đó, mọi trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đều có phần bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần. Nhìn lại sự phát triển những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra thấy rằng, dù giống nhau về cơ bản nhưng qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, các quy định ngày càng chặt chẽ hơn và hoàn thiện hơn. 52 Chương 2 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 2.1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 2.1.1. Người tiêu dùng và hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 2.1.1.1. Người tiêu dùng Vào thời kỳ bao cấp , khi mà mo ̣i nhu cầ u thiế t yế u : lương thực thực phẩ m, vâ ̣t du ̣ng, phương tiê ̣n đi la ̣i , vải vóc quần áo , …tấ t cả mo ̣i thứ , kể cả nơi ở đề u đươ ̣c phân phố i theo tem phiế u, theo các đinh ̣ mức qui đinh, ̣ cụm từ “người tiêu dùng” hầ u như không đươ ̣c nhắ c tới . Công cuô ̣c đổ i mới , cơ chế thị trường xuất hiện , hàng hóa xuất hiện càng nhiều , càng đa dạng , nhu cầ u về mo ̣i mă ̣t cho cuô ̣c số ng đươ ̣c đáp ứng đầ y đủ , thỏa mãn thông qua viê ̣c mua và bán . Từ đó khái niê ̣m “tiêu dùng” và “người tiêu dùng” đươ ̣c nhắ c đến thường xuyên hơn. Năm 1988, trong sự vâ ̣n đô ̣ng của công cuô ̣c đổ i mới nề n kinh tế từ bao cấ p sang thị trường, Hô ̣i khoa kọc kỹ thuật về tiêu chuẩ n hóa, đo lường, chấ t lươ ̣ng (nay là Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) ra đời . Do bản chấ t hoa ̣t đô ̣ng tiêu chuẩ n hóa , đo lường , chấ t lươ ̣ng là hoa ̣t đô ̣ng liên quan chấ t l ượng hàng hóa và dịch vụ và người tiêu dùng mà cố t lõi là hoa ̣t đô ̣ng bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i người tiêu dùng, nên không lâu sau khi thà nh lâ ̣p, Hô ̣i đã có những quan hê ̣ với Tổ chức Quố c tế người tiêu dùng, khi đó là IOCU (International Organization of Consumers Unions). Từ ngày 29/7 đến ngày 4/8/1990, tại Hà Nội, đã diễn ra hô ̣i thảo đầ u tiên về vấ n đề người ti êu dùng có chủ đề “Organising for Consumer Protection” . Khái 53 niê ̣m “người tiêu dùng” và quyền của người tiêu dùng lầ n đầ u tiên đươ ̣c đề câ ̣p mô ̣t cách đầ y đủ ta ̣i nước ta [37]. Người tiêu dùng là người sử dụng những của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu sản xuất, đời sống [35]. Như vậy, khái niệm người tiêu dùng hiểu theo nghĩa hẹp là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Hiểu theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngoài mục đích mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt có thể còn phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất kinh doanh. Khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ra đời, tại Điều 3, Khoản 1 đã định nghĩa: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức” [17]. Theo định nghĩa này, người tiêu dùng chỉ có thể là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà hành vi đó nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của chính cá nhân đó, gia đình hoặc cho một tổ chức có liên quan. Trong bản Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ năm 1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm người tiêu dùng không được giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hướng dẫn này người tiêu dùng được hưởng 8 quyền sau đây: (1) quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (2) quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền được lắng nghe, (6) quyền được khiếu nại và bồi thường, (7) quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững [8]. Xem xét tổng thể nội dung của 8 quyền có thể thấy rằng, chủ thể các quyền chỉ có thể là cá nhân con người. Nói cách khác, 8 quyền năng này không thể trao trọn vẹn cho chủ thể là tổ chức. Điều này cũng có nghĩa rằng, trong quan niệm của Bản hướng dẫn vừa nêu, người tiêu dùng chỉ được hiểu là cá nhân người tiêu dùng. 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1993 của Trung Quốc tuy không có điều khoản riêng giải thích khái niệm người tiêu dùng nhưng tại Điều 2 của Luật này có quy định “Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định khác có liên quan của pháp luật” [32]. Điều luật này đã ngụ ý, người tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc chỉ là cá nhân (mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ không phải vì mục đích kinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp). Khái niệm người tiêu dùng trong các văn bản pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh Châu Âu đã được giải thích trong Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and of the Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and associated guarantees). Chỉ thị này giải thích “người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là cá nhân) nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình [42]. Người tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật Pháp cũng chỉ là các cá nhân nhưng không bao gồm các cá nhân khi thực hiện hành vi mua sắm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động có tính nghề nghiệp cho mình [10]. Tuy nhiên trên thực tế cũng có quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới mà trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của họ có quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức. Trong số này, phải kể đến Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc). Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ năm 1986 có một số quy định như sau 55 (Điều 2(1d) và 2(1m)): Điều 2(1d): “Người tiêu dùng là bất cứ người nào mua … hàng hóa… mà không có mục đích để bán lại hoặc vì mục đích thương mại khác.” Điều 2(1m) giải thích chữ “người” ở đây được hiểu bao gồm: hãng (doanh nghiệp), cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức xã hội [4]. Mặc dù vậy, có thể khẳng định rằng, xu hướng chung mang tính thông lệ trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển trên thế giới, người tiêu dùng chỉ nên giới hạn là cá nhân mua sắm hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp. Việc quan niệm người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức sẽ không phù hợp với thông lệ chung như đã dẫn chứng ở trên. Ngoài ra, việc quy định người tiêu dùng chỉ là cá nhân sẽ góp phần khu biệt hóa đối tượng được bảo vệ, tập trung nguồn lực vốn có hạn của nước ta cho việc bảo vệ nhóm người tiêu dùng yếu thế nhất, cần được bảo vệ nhất – đó chính là các cá nhân tham gia mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng cá nhân của bản thân hoặc của gia đình mình. Quy định theo hướng này cũng góp phần nâng cao ý thức tự bảo vệ của các chủ thể khác có hoạt động mua và sử dụng hàng hóa khi tham gia quan hệ thị trường, đảm bảo tốt hơn nguyên tắc tự do hợp đồng – điều rất cần thiết trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Như vậy có thể nói, khái niệm người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam được xác định là cá nhân. Như vậy, 23 năm từ khi Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ra đời, sau đó lầ n lươ ̣t Pháp lê ̣nh bảo v ệ quyền lợi người tiêu dùng đươ ̣c ban hành năm 1999 và nay đã đươ ̣c thay thế bằ ng Luâ ̣t Bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i người tiêu dùng do Quố c hô ̣i khóa 12 ban hành năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2011. Các quyền của người tiêu dùng và cơ chế thực thi các quyền của người tiêu dùng đã được pháp lý hóa. Đó là cơ sở pháp lý quan 56 trọng cho hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta , theo xu hướng coi trọng quyền con người. 2.1.1.2. Hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng Trong những năm gần đây, hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ. Hàng loạt các vụ vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của người tiêu dùng được phát hiện như vụ xăng pha aceton, vụ nước tương nhiễm chất 3-MCPD, vụ gian lận xăng dầu hay gần đây nhất là việc phát hiện hàng loạt các cơ sở kinh doanh mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ... Đặc biệt, một số vụ vi phạm có phạm vi ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng như các vụ việc về 315.000 điện kế điện tử giả; vụ gian lận cước taxi bằng cách gắn bộ tăng cây số do Trung Quốc sản xuất dưới gầm xe, nút bấm điều khiển dưới vô-lăng xe; vụ sữa melamine trẻ em; vụ gian lận trong đo lường và kinh doanh sản phẩm xăng dầu; vụ mũ bảo hiểm không đảm bảo an toàn chất lượng… Theo khảo sát của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tại một số điểm bán xăng dầu, sai số đo lường bình quân khoảng 5%. Với mức tiêu thụ xăng dầu hiện nay số tiền mà người tiêu dùng bị thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Theo kết quả tổng kiểm tra mới đây của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy khoảng 28% cơ sở kinh doanh sai phạm về đo lường (có nơi sai số gần 10%), 17% vi phạm về chất lượng. [38] Tất cả những vụ việc này đã gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng. Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời đã liệt kê một loạt hành vi xâm phạm quyền của người tiêu dùng đó là: - Hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin 57 không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ, uy tín, khả năng kinh doanh, cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ; - Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hoá, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng; - Ép buộc người tiêu dùng; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự. - Yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp mà không có thoả thuận trước với người tiêu dùng. - Lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. - Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng. - Không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng.[17]. Đó là một trong rất nhiều những hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng bị pháp luật cấm. Như vậy, những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể được nhóm về ba lĩnh vực sau đây: 58 Thứ nhất, vi phạm trong lĩnh vực đo lường: đây là lĩnh vực vi phạm rất phổ biến mà các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã phản ánh như gian lận trong kinh doanh xăng dầu, gian lận trong kinh doanh hàng hóa là thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày... Thứ hai, vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: như hàng hóa có các chất bảo quản độc hại, hàng hóa có dư lượng kháng sinh cao, hàng hóa có các chất phụ gia không đảm bảo... Thứ ba, vi phạm trong lĩnh vực chất lượng: như hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.. Để dẫn đến tình trạng vi phạm quyền lợi NTD phổ biến như hiện nay cần phải kể đến một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật cũng như ý thức bảo vệ người tiêu dùng của doanh nghiệp còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp không nhận thức được đầy đủ các quy định của pháp luật và do đó đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng mà pháp luật đã quy định. Cũng có trường hợp doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận mà cố tình thực hiện các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, vi phạm pháp luật. Thứ hai, hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước chưa thực sự có hiệu quả. Điều này xuất phát từ sự hạn chế về nguồn lực, phương tiện cũng như cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm chưa kịp thời cũng như chưa triệt để. Thứ ba, hoạt động của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng cũng như sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế. Thứ tư, ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng chưa cao. Người tiêu 59 dùng Việt Nam chưa tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về pháp luật cũng như kiến thức tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ. Bên cạnh đó, xuất phát từ tâm lý e ngại, tránh phiền toái mà người tiêu dùng dễ bỏ qua các hành vi vi phạm quyền lợi của mình thay vì lên tiếng hoặc phản ánh đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình. Có thể thấy những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tinh vi và không có dấu hiệu thuyên giảm. Điều đó đòi hỏi những chế tài mạnh tay từ phía nhà nước cũng như từ sự lên tiếng của các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là từ chính người tiêu dùng mới có thể làm giảm bớt và ngăn chặn những hành vi vi phạm này một cách triệt để. 2.1.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. 2.1.2.1. Xác định thiệt hại Việc bảo vệ quyền lợi NTD chủ yếu hướng tới việc ngăn chăn các hành vi vi phạm, câu chuyện BTTH, khắc phục hậu quả cũng chỉ là giải pháp tình thế. Về nguyên tắc, khi một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được nhà sản xuất, nhà cung cấp đưa ra thị trường, sản phẩm, dịch vụ đó đương nhiên phải được coi là an toàn, không phụ thuộc vào việc người sản xuất hay cung ứng có công bố là sản phẩm, dịch vụ đó có an toàn hay không. Trong trường hợp sự an toàn, chất lượng sản phẩm, dịc vụ mà người tiêu dùng mong đợi không được đảm bảo và người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại thì họ sẽ được bồi thường. Thiệt hại chính là yếu tố quyết định mức độ trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. BLDS 2005 đã liệt kê các dạng thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm (thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh 60 thần). Nhưng đối với Điều 630 quy định về BTTH ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thì BLDS 2005 lại không quy định cụ thể về loại thiệt hại được bồi thường. Song, ta có thể căn cứ theo Điều 60 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 để xác định được thiệt hại bồi thường cho người tiêu dùng là thiệt hại vật chất [18]. Tuy nhiên, giống như bất kỳ một chế định BTTH nào, trách nhiệm bồi thường sẽ không phát sinh nếu không có thiệt hại thực tế xảy ra, hay nói cách khác, các thiệt hại được xác định dựa trên nguyên tắc “thiệt hại trực tiếp và cụ thể”. Chỉ khi có một thiệt hại thực tế xảy ra và thiệt hại đó là do hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ thì mới phát sinh trách nhiệm BTTH và mức độ bồi thường cũng nằm trong phạm vi thiệt hại xảy ra trên thực tế. Như vậy, một trong những cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH đó là phải có thịệt hại xảy ra trên thực tế và thiệt hại xảy ra đó có mối quan hệ nhân quả với hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Vấn đề đặt ra đó là thiệt hại gây ra đối với người tiêu dùng do những hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ thường không xảy ra ngay mà mang tính tích lũy trong một thời gian dài. Hay nói cách khác, nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng là rất cao (chẳng hạn như chất 3- MCPD có trong nước tương có khả năng gây ung thư nhưng ngay tại thời điểm hiện tại để chứng minh một người bị ung thư có phải do chất 3MCPD gây ra hay không là rất khó, mà có thể là 10 năm, 20 năm sau người tiêu dùng sản phẩm nước tương có chứa chất 3- MCPD mới phát bệnh ung thư). Và như vậy, trong những trường hợp này, cách tính thiệt hại là rất khó, cần phải có những quy định dựa trên những căn cứ khoa học cụ thể mới có thể xác định được thiệt hại. Trong quan hệ bồi BTTH, người tiêu dùng chỉ cần chứng minh mình bị thiệt hại và thiệt hại đó phát sinh từ việc tham gia vào mối 61 quan hệ với thương nhân với tư cách là người tiêu dùng, không cần phải chứng minh là thương nhân có lỗi, đồng thời miễn nghĩa vụ tạm ứng án phí cho người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện các tổ chức cá nhân vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 23 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rõ: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH theo quy định tại Điều 24 của Luật này [17]. Quy định này xuất phát từ vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trong hầu hết các vụ vi phạm, người tiêu dùng hầu như không thể chứng minh được lỗi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ do thiếu kiến thức, không có phương tiện và không đủ năng lực tài chính để chứng minh được các chất hóa học có hại trong sản phẩm như vụ xăng pha aceton; sữa nhiễm melamine…hay những lỗi kỹ thuật trong các phương tiện như vụ xe Honda Lead bị thu hồi vì lỗi bình xăng, hiện tượng một số xe ô tô Toyota bốc mùi trứng thối khi di chuyển với tốc độ cao… Do vậy, quy định NTD không phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất là hợp lý. 2.1.2.2. Trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng Trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được quy định cụ thể tại Điều 630 BLDS 2005 và được xác định dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng của thương nhân và thiệt hại xảy ra. Mặc dù BLDS 2005 không quy định cụ thể về loại thiệt hại nhưng xem xét tới Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 thì có thể xác định là thiệt hại vật chất bao gồm: Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại về tính mạng, sức 62 khoẻ con người; thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Do vậy, trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm BTTH về vật chất. Tại Điều 61 của Luật này cũng quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp không phải bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 62 của Luật này [16]. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan, thông qua hòa giải hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài. Trách nhiệm bồi thường thuộc về những thương nhân đã sản xuất và cung ứng các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Song trên thực tế, việc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật của những thương nhân gây ra còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Theo như kết quả điều tra xã hội học do Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp thực hiện cho thấy: đa số người tiêu dùng đều không được BTTH do hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng gây ra (168/205 người được hỏi, chiếm 82%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do NTD không đi khiếu nại. Chỉ có 23,9% số người được hỏi đã thực hiện khiếu nại song cũng không được bồi thường. Những người được BTTH chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn là 15,1%. Điều đáng lưu ý là 15,1% số người được bồi thường đều không phải do họ tự lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của chính mình mà do có sự lên tiếng của báo chí và dư luận xã hội, sự can thiệp của Nhà nước cũng chỉ chiếm 2,5%. Số doanh nghiệp tự giác và tích cực trong BTTH cũng chỉ chiếm 3,4% (Số liệu này do Nhóm điều tra khảo sát của Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp tổng hợp và cung cấp, và chỉ có tính chất tham khảo). Một trong những 63 yếu tố dẫn tới tình trạng này đó là nguyên nhân gây thiệt hại rất khó chứng minh, người tiêu dùng lại luôn ở thế yếu, mang tính chất đơn lẻ nên tâm lý “ngại” khiếu nại để trách rắc rối, tốn kém thời gian, công sức nên đành “chấp nhận” chịu thua thiệt. Vấn đề này đã trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội, bởi mỗi một người tiêu dùng đều là một thành viên của xã hội. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn thờ ơ trước những hành vi vi phạm của mình, thậm chí “chây ỳ” trong việc BTTH cho NTD ngay cả khi những hành vi vi phạm gây thiệt hại cho NTD đã được chứng minh rõ ràng. Điều này cho thấy, quyền lợi của NTD có được bảo đảm hay không vẫn còn phải chờ đợi, phải phụ thuộc vào sự tự giác của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình những kiến thức tiêu dùng an toàn cũng như thực hiện quyền một cách tối đa để có thể bảo vệ được chính quyền lợi hợp pháp của mình. Một trong tám quyền của người tiêu dùng là quyền được tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, hiện nay quyền lợi này vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. 2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường 2.2.1. Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường 2.2.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp hoặc chịu sự tác động bởi môi trường sống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các nhu cầu đó cho con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường cũng là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người, giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải 64 của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi không còn giá trị sử dụng sẽ quay trở lại môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này qua các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Khoản 6 Điều 3 Luật BVMT đã chỉ rõ: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.[19] Tiêu chuẩn môi trường ở đây có nghĩa là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. Như vậy, ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. 2.2.1.2. Hành vi gây ô nhiễm môi trường Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi gây ra sự biến đổi nhất 65 định về bản chất tự nhiên của môi trường sống. Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể là hành vi có ý thức hoặc vô thức của con người đã gây ra những thiệt hại nào đó cho con người. Những thiệt hại này có thể xác định được ngay tại thời điểm có hành vi xâm phạm môi trường hoặc những thiệt hại tiềm ẩn sẽ phát sinh trong tương lai. Thiệt hại thực tế xác định được là chi phí nhằm làm trong sạch môi trường và khôi phục lại tình trạng ban đầu của môi trường như khi nó chưa bị gây ô nhiễm. Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng và phong phú. Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến như: - Những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật: Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây thiệt hại đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối vào không khí; phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; chôn vùi, thải vào đất các chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và gây dịch bệnh vào nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, xuất khẩu chất thải…[19] - Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên… 66 - Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung… - Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ… Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa là, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Khoản 2 Điều 627, BLDS năm 1995 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi” [14]. Quy định này cần được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do các nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương tiện giao thông vận tải, các nhà máy công nghiệp đang hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử, kho chưa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóng xạ… Trong thời gian qua, sự cố tràn dầu từ các phương tiện giao thông đường thuỷ đã làm ô nhiễm môi trường trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho con người cùng hệ sinh vật. Như vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi của tổ chức, cá nhân tác động đến các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, làm biến đổi các thành phần, tính chất của các yếu tố đó, gây hại đến sự phát triển sinh vật và sự tồn tại, phát triển bình thường của con người, tự nhiên. 67 2.2.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra còn là vấn đề mới, ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự phát sinh khi có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật mà gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, không thể dựa vào khái niệm này để đưa ra một khái niệm tương tự đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu chỉ định nghĩa đơn giản rằng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là hậu quả pháp lý bất lợi mà tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi vi phạm các quy định pháp luật môi trường, gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của của các cá nhân, tổ chức khác thì chưa thật sự chính xác. Bởi vì thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có thể do hành vi gây ô nhiễm môi trường, cũng có thể do sự cố môi trường. Sự cố môi trường có thể bắt nguồn từ yếu tố con người nhưng chưa hẳn là do hành vi cố ý vi phạm các quy định pháp luật môi trường. Tuy nhiên, khi sự cố môi trường xảy ra và gây thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại luôn được đặt ra. Sở dĩ có sự đặc biệt như vậy là do tính chất đặc trưng của đối tượng mà các quy định pháp luật môi trường muốn bảo vệ. Luật BVMT được đặt ra với mục tiêu hàng đầu là giữ gìn sự cân bằng của các thành phần môi trường, duy trì một môi trường tự nhiên trong lành để con người tồn tại và phát triển. Không nằm ngoài mục tiêu chung đó, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng phải đảm bảo cho các thành phần môi trường sẽ được bù đắp và khôi phục nhanh chóng khi có thiệt hại xảy ra. Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh ngay cả khi không có hành vi vi phạm các quy định pháp luật về môi 68 trường và điểm mấu chốt là các loại hành vi này gây ra các thiệt hại tới môi trường và con người. Như vậy, hiểu một cách toàn diện rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có hành vi làm tổn hại môi trường, gây thiệt hại cho nhà nước và người dân. Luật BVMT 1993 lần đầu tiên đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên chỉ có một điều luật duy nhất quy định về vấn đề này (Điều 52): “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của luật này, còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật” [20]. Mặc dù vậy, đó vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng, cụ thể để phát sinh quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Trong một số các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Dầu khí, Bộ luật Hàng hải, Luật Khoáng sản, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng… cũng có những quy định liên quan tới các hành vi gây thiệt hại tới môi trường thì phải bồi thường. Cụ thể, Điều 44, Luật Dầu khí 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí gây thiệt hại đối với tài nguyên dầu khí, tài nguyên thiên nhiên khác, môi trường hoặc tài sản của nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, còn yêu cầu các tổ chức tiến hành hoạt động khai thác dầu khí phải đóng bảo hiểm về môi trường. Ngoài ra còn có Bộ luật Hàng hải 2005 (Điều 195) và một số luật chuyên ngành khác như Luật khoáng sản 2005, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 1996; Luật thủy sản 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 cũng có thể hiện quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng chỉ quy định ngắn gọn và xen kẽ trong các điều luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường. 69 Trong BLDS 1995, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập tới. Điều 628: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về BVMT, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi” [13]; đồng thời quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong lĩnh vực BVMT: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về BVMT; nếu làm ô nhiễm môi trường, thì chủ sở hữu có nghĩa vụ chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại” [13]. Tuy nhiên, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường luôn bao gồm thiệt hại tới môi trường tự nhiên và thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Về vấn đề này, Luật BVMT 1993 không quy định, trong khi đó, BLDS 1995 cũng không có quy định riêng về thiệt hại môi trường. Đây chính là điểm trống của pháp luật về BVMT trước 2005, dẫn đến sự lúng túng trong thực tiễn giải quyết, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và nhân dân khi phải sống trong một môi trường ô nhiễm. BLDS 2005 được ban hành với một số điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Điều 624, BLDS 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” [14]. Cùng thời điểm đó, Luật BVMT 2005 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng và phù hợp với lý luận về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Luật BVMT 2005 đã dành hẳn chương XIV, mục 2 để quy định chi tiết về bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại, giám định thiệt hại, cách thức giải quyết bồi thường do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Các quy định này định hướng rõ ràng cho quá trình bồi thường trên thực tế. Điểm nhấn của 70 Luật BVMT 2005 là đã chỉ ra hai loại thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường gồm thiệt hại về môi trường tự nhiên được xác định theo Luật BVMT 2005 và thiệt hại về tính mạng sức khỏe được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự mà quan trọng nhất là BLDS 2005. Bên cạnh đó, Luật BVMT 2005 còn đề cập đến việc giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Việc giám định thiệt hại được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Việc lựa chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định. Quy định này là sự cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói riêng. Xét về yếu tố lỗi của hành vi làm ô nhiễm môi trường, pháp luật quy định: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác gây ô nhiễm môi trường dù có lỗi hay không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, yếu tố lỗi không phải là yếu tố quyết định đến việc xác định trách nhiệm bồi thường do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường cần hội tụ đủ 3 điều kiện: - Có thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra - Có hành vi trái pháp luật làm ô nhiễm môi trường - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và môi trường bị gây ô nhiễm xác định được và thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Thỏa mãn các điều kiện trên, người có hành vi xâm phạm đến môi trường phải bồi thường thiệt hại. 71 2.2.2.1. Xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm này nhằm khôi phục tình trạng tài sản, sức khoẻ… cho các đối tượng bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sau đây: * Thứ nhất, Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sự vật. Như vậy, nói đến môi trường là nói đến hai yếu tố cơ bản của môi trường là yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Song, dưới góc độ này, cần phải nhận rõ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên chứ không phải là môi trường nhân tạo. Nếu môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố được hình thành tự nhiên, do tự nhiên sinh ra (nước, đất, âm thanh, ánh sáng…) thì yếu tố vật chất nhân tạo lại do con người tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Vì thế, xem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại thì các yếu tố nhân tạo thường được nhìn nhận là các tài sản hiện hữu, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể xác định. Nếu các yếu tố này bị suy giảm chắc năng, tính hữu ích thì cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích của chính tài sản đó. Nói cách khác, đó là các thiệt hại và người bị thiệt hại trong trường hợp này có thể là nhà nước cũng có thể là một tổ chức, cá nhân cụ thể. Trong khi đó, các yếu tố tự nhiên lại được xem là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng, không do một tổ chức, cá nhân nào tạo ra và đương nhiên thuộc quyền sở hữu cộng đồng mà đại diện là nhà 72 nước. Do đó, nếu có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các yếu tố này thì đó là sự suy giảm các giá trị môi trường sống nói chung. Chính vì vậy, nói đến thiệt hại trong lĩnh vực môi trường dưới góc độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của môi trường tự nhiên. Chức năng, tính hữu ích của môi trường là tổng hợp những tính năng vốn có của môi trường mà những tính năng này có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi, có ích cho sự tồn tại, phát triển của con người và sự vật. Đối với từng cá nhân cũng như toàn thể nhân loại, môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những chức năng đặc biệt của nó. Xét một cách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của môi trường thì có thể kể đến ba chức năng chính sau đây: - Môi trường là không gian sinh tồn của con người. Giống với mọi sinh vật khác, để tồn tại và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thần, con người cần có một không gian sống với những yêu cầu nhất định về chất và lượng của nó. Môi trường trước hết chính là không gian sống, là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của con người. Đó là một chức năng hết sức quan trọng của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của con người. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người. Thiếu đi những yếu tố này, con người khó có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động nào cho sự phát triển của chính mình. Nói cách khác, thiếu đi những thuận lợi về tài nguyên môi trường, con người sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn cho sự tồn tại của chính mình. - Môi trường là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Một điều rất dễ nhận thấy là trong quá trình sinh tồn, con người không chỉ khai thác những nguồn lợi thiên 73 nhiên xung quanh mình mà còn phải thải bỏ rất nhiều loại chất thải khác nhau vào môi trường. Môi trường, bằng khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình, không chỉ chứa đựng mà còn có thể tự đồng hóa một lượng chất thải nhất định để đảm bảo sự cân bằng tự nhiên của chính nó. Vì thế, trong một giới hạn nhất định, con người có thể thải bỏ các chất thải vào môi trường mà không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng không gian sống của mình. Môi trường luôn biến động dưới tác động tiến hóa của tự nhiên và hoạt động của các sinh vật, trong đó con người có những tác động mạnh nhất. Vì thế con người không thể giữ môi trường nguyên dạng, nhưng phải bảo vệ ba chức năng đó của môi trường. Một môi trường tự nhiên bền vững là môi trường luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng trên. Điều đó cũng có nghĩa là chức năng, tính hữu ích của môi trường được xác định là bị suy giảm và lượng của ba chức năng trên bị giảm sút. Đó là tình trạng không gian sống của con người bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, cạn kiệt và lượng chất thải vào môi trường lớn hơn so với sức chịu tải của môi trường, gây ra những biến đổi theo chiều hướng xấu cho chính nó. Như vậy, có thể thấy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: - Chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi sử dụng nhỏ hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường quy định. Chất lượng không gian sống của con người tại một khu vực lãnh thổ nhất định thể hiện ở mật độ dân số, mật độ hoạt động của con người vượt quá khả năng chịu tải của khu vực đó. Sự trong sạch của các yếu tố không khí, nước, cảnh quan…chỉ được đảm bảo khi quá trình sử dụng của con người làm giảm chất lượng của các yếu tố này xuống giới hạn cho phép. Điều đó xảy ra có nghĩa là chức năng, tính hữu ích của các yếu tố môi trường này đã bị suy giảm. - Lượng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được sử dụng lớn hơn 74 lượng được khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử dụng hơn lượng thay thế. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được (rừng, nước, đất…) nhanh hơn khả năng của chúng và việc sử dụng tài nguyên nhiên không thể tái tạo được (tài nguyên khoáng sản) nhanh hơn việc con người tìm ra một nguồn nguyên liệu khác để thay thế chúng. Đây chính là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường dưới góc độ suy giảm của nguồn cung cấp tài nguyên, năng lượng… cho hoạt động và cuộc sống của con người. - Lượng chất thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy tự nhiên. Chức năng chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ra của môi trường chỉ được đảm bảo khi lượng chất thải thải vào môi trường từ quá trình tiến hành các hoạt động của con người nhỏ hơn khả năng tái tạo, sử dụng, tái chế và phân hủy tự nhiên. Vì thế, sự suy giảm chức năng này của môi trường sẽ diễn ra khi môi trường không thể tiếp nhận thêm các chất thải và nếu tiếp nhận, nó sẽ mất đi hoặc giảm đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình. Tóm lại, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là sự biến đổi theo chiều hướng xấu của môi trường mà những biến đổi này làm giảm đi những tính năng vốn có của môi trường – những tính năng có thể tạo những điều kiện thuận lợi có ích cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Đây là những tính năng không thể thiếu cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng. Vì thế, khi nó bị giảm sút, nó sẽ tạo ra những thiệt hại mà cả cộng đồng phải gánh chịu. Trong trường hợp này, người bị thiệt hại sẽ được xác định là Nhà nước – chủ thể đại diện cho lợi ích chung của cả cộng đồng. * Thứ hai, Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. 75 Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán… Những trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Hai là, các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác. Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự. Thậm chí, loại trách nhiệm này còn phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Thông thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bồi thường thiệt hại về môi trường. Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây lan, ô nhiễm môi trường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những tổn thất về người, sức khỏe, tài sản và những giá trị sinh thái đã bị mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, còn bồi thường thiệt hại lại là một loại trách nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập theo ý chí của các bên. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường hai loại trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và 76 trong một số trường hợp có thể thay thế (chuyển hóa) cho nhau, đặc biệt là khi chỉ xuất hiện thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà không xuất hiện thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân. Các thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường được xem xét gồm: - Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Tương tự với loại thiệt hại này trong lĩnh vực dân sự nói chung, người gây thiệt hại phải chi trả các chi phí cữu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về sức khỏe gây ra theo Điều 609 BLDS 2005; chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng do thiệt hại về tính mạng gây ra theo Điều 610 BLDS 2005 từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm. - Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như mất tài sản, bị giảm sút tài sản…mà nguyên nhân của nó là do chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm. Chính những biểu hiện xấu này của môi trường đã làm cho họ bị mất, bị giảm sút tài sản, phải chi trả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản theo Điều 608 BLDS 2005. Đó có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Ví dụ: một Công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị giảm đáng kể. Hoặc do dầu tràn làm cho các sông, hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều. Hoặc khi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm 77 độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân. Các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm… - Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích. Họ là những chủ thể được phép khai thác, sử dụng một cách hợp lý các thành phần môi trường đó để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, do các thành phần môi trường này đã bị ô nhiễm nên họ không thể tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại. Như vậy, nói đến thiệt hại do ô nhiễm môi trường là nói đến hai loại thiệt hại. Thứ nhất là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Loại thiệt hại này thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là nhà nước, người đại diện cho lợi ích chung của cả động đồng. Loại thiệt hại thứ hai lại thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là các tổ chức, cá nhân cụ thể. Đó là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được xem là thiệt hại gián tiếp. So với các loại thiệt hại trong các lĩnh vực khác, thiệt hại trong lĩnh vực môi trường có những dấu hiệu đặc trưng riêng của nó. Đó là: - Thiệt hại thường có giá trị lớn. Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người nên khi bị tổn hại, nó thường để lại hậu quả rất lớn. Mặt khác, thiệt hại trong lĩnh vực môi trường không dễ nhận biêt. Vì thế, trong rất nhiều trường hợp, thiệt hại về môi 78 trường chỉ được xác định khi đã ở vào giai đoạn cuối của quá trình ô nhiễm nên hậu quả trở nên khá nặng nề. - Thiệt hại thường rất lớn, khó khắc phục, thậm chí có những trường hợp không thể khắc phục được. Điều này xuất phát từ chính những đặc trưng của môi trường, đó là khi bị ô nhiễm thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để khôi phục nhưng vẫn không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu hoặc là không thể khôi phục lại được. - Thiệt hại thường xảy ra trên phạm vi rộng. Do môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau nên khi một thành phần môi trường này bị tổn hại có thể gây tổn hại cho nhiều thành phần môi trường khác (phản ứng dây chuyền hay hiệu ứng đômi-nô). Ví dụ, gây ô nhiễm nước sẽ dẫn đến thiệt hại đối với đất có mặt nước, thiệt hại đối với nguồn thủy sinh… Bên cạnh đó, chính đặc tính “không biên giới” của môi trường cũng có thể làm cho tình trạng biến đổi xấu của nó lây lan rất nhanh trên một phạm vi rộng lớn, thậm chí mang tính liên quốc gia. 2.2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi gây ô nhiễm môi trường Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được xác định dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ được xem xét dưới góc độ thiệt hại về vật chất. Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất. Theo khoản 2 Điều 307 BLDS 2005: “Trách nhiệm bồi thường về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” [14]. 79 Theo khoản 4, Điều 131, Luật BVMT 2005 quy định về các chi phí thiệt hại về môi trường (tùy điều kiện cụ thể) bao gồm: tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chắc năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây hại; thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan [19]. Việc bồi thường thiệt hại khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường giải quyết trên cơ sở sự tự thỏa thuận của các bên, yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Nếu xem xét một cách chặt chẽ thì có thể thấy: tác hại gây ra đối với môi trường tự nhiên không khác gì tác hại gây ra đối với con người hay với tài sản của con người. Do vậy, nếu chất lượng môi trường bị suy giảm, bị xâm hại thì cũng cần phải được bồi thường một cách thỏa đáng. Người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất gây ra đối với môi trường. Trách nhiệm này trước hết được hiểu là trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội của người gây hại cho môi trường vì họ đã xâm hại tới các điều kiện sống chung của con người. Tiếp đến mới là trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân, cụ thể là nạn nhân của sự xâm hại đó, thể hiện qua việc bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị hại. Hai khía cạnh trên của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được xác định bởi yếu tố khách thể của quan hệ pháp luật môi trường. Trong các quan hệ pháp luật môi trường, lợi ích mà các bên tham gia quan hệ hướng tới vừa có tính chất công (lợi ích công) vừa có tính chất tư (lợi ích tư). Trong mọi trường hợp lợi ích công cộng, lợi ích cộng đồng phải được ưu tiên bảo vệ. Điều này cũng có nghĩa là cần phải có sự phân định giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Việt Nam là 80 vấn đề còn rất mới cả từ phương diện lý luận và thực tiễn. Nhận thức một cách đầy đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong tương lai. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cho dù chế định này có phát triển đến mức nào, chi phí bỏ ra để xử lý, cải tạo môi trường có lớn đến đâu cũng không thể khắc phục được hết những hậu quả do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra. Do vậy, xác định thiệt hại đối với môi trường và áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong mọi trường hợp đều không phải là mong muốn hàng đầu được áp dụng trong lĩnh vực môi trường, mà điều quan trọng ở đây chính là ý thức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong việc gìn giữ và bảo bệ môi trường sống, tránh các hành vi xâm phạm tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Đó cũng chính là thông điệp mà thiên nhiên muốn gửi tới loài người trên khắp hành tinh này. 2.3. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm mồ mả 2.3.1. Mồ mả và hành vi xâm phạm mồ mả 2.3.1.1. Mồ mả và quan niệm về mồ mả Khi cá nhân chết đi, theo tín ngưỡng, tôn giáo, thi thể của cá nhân sẽ được mai táng. Mỗi dân tộc có phương thức mai táng khác nhau theo phong tục của dân tộc mình sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Nếu thi thể cá nhân sau khi chết được tôn trọng và bảo vệ như chính bản thân người đó khi còn sống thì nơi mai táng hay mồ mả, mộ chí theo nhiều cách gọi khác nhau mang ý nghĩa rất quan trọng với đời sống tâm linh của thân nhân, dòng tộc của người chết. Mồ mả là nơi được dùng để chôn cất thi thể hoặc hài cốt của cá nhân. Bảo vệ mồ mả dù ở bất kỳ xã hội nào cũng đều được quan tâm theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo. Pháp luật Việt Nam có các quy định về bảo vệ mồ mả của cá nhân, đồng thời cũng xây dựng các chế tài để 81 trừng trị người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, pháp luật cũng quy định các chế tài hình sự với các tội danh cho hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân. Từ thời xưa, thuyết phong thủy hướng dẫn cho con người tìm huyệt đạo cát địa để mai táng tổ tiên, cha mẹ hoặc làm nhà ở, dựng cung điện, thành quách… đã có tác động đến đời sống của con người, trở thành một bộ phận văn hoá phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Có thể nói việc mai táng và nơi mai táng, trong văn hóa phương Đông là một việc vô cùng hệ trọng không chỉ với người chết mà còn liên quan tới cả những thế hệ con cháu sau này. Như vậy, việc mai táng, mồ mả cũng như việc thờ phụng tổ tiên là vấn đề tâm linh, văn hóa lâu đời, đến thời kỳ hiện đại ngày nay cũng còn nguyên giá trị, mồ mả xét dưới góc độ văn hóa còn là giá trị truyền thống, đạo đức xã hội đáng được coi trọng. Từ cơ sở lý luận nêu trên chúng ta rút ra được các khái niệm: Mồ mả là nơi mai táng thi thể, hài cốt, tro hài cốt của người chết, được đánh dấu bằng những hình khối hoặc những vật chất khác để người thông thường có thể nhận biết được nơi đó là nơi mai táng người chết. Mô mả là quyền nhân thân gắn liền và vĩnh viễn với người chết, không thể chuyển dịch và không thể đổi cho người khác. Mồ mả cũng là quyền nhân thân của những người thân thích, người trong dòng họ của người có mồ mả đó. Hành vi xâm phạm đến mồ mả là hành vi bị lên án và cần có chế tài yêu cầu bồi thường cụ thể. 2.3.1.2. Hành vi xâm phạm mồ mả BLDS 2005 đã pháp điển hóa và đưa quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, cụ thể tại Điều 629 BLDS 2005: “Cá nhân, pháp nhân, 82 chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác thì phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.” [14]. Đây là một quy định phù hợp với thực tế, bởi trong thời gian qua, khi nền kinh tế nước ta phát triển mạnh theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng, khu nhà chung cư, nhà cao tầng, sân bay, bến cảng mọc lên, giao thông và đô thị mở rộng… Để phục vụ cho các dự án công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được đẩy mạnh. Ngoài ra, nhu cầu mở rộng nhà ở sinh hoạt, mặt bằng kinh doanh của người dân cũng rất cao. Từ những điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh và giải phóng mặt bằng, không hiếm trường hợp các chủ đầu tư đã vô tình hay hữu ý xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phạm vi diện tích quyền sử dụng đất được giao; hoặc có hành vi lấn chiếm, mở rộng diện tích đất đã xâm phạm đến mồ mả của người khác, những trường hợp này không còn hiếm mà đã xảy ra khá phổ biến. Những hành vi của cá nhân, tổ chức xâm phạm đến mồ mả được xác định gồm: - Một người có hành vi với bất kỳ mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên trạng của xác, hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã được mai táng dưới mọi hình thức; - Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, tro hài cốt, hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết, ngoại trừ trường hợp phải di dời mồ mả theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Người có hành vi thay đổi bia mộ ghi tên người được mai táng hài cốt, tro hài cốt dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người đó. 83 - Người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó. Bất kể cá nhân, tổ chức có một trong các hành vi nêu trên là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả. Ngoài ra, tất cả những hành vi xâm phạm đến không gian, phạm vi, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung quanh mộ cũng được coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Bởi vị trí và khuôn viên xây dựng ngôi mộ có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ mộ, bảo vệ hài cốt được mai táng dưới mộ. Hành vi xâm phạm mồ mả là những hành vi như làm biến dạng bề mặt của mồ mả, đánh tráo bia có khắc tên người có mồ mả, làm mất dấu vết của mồ mả, ăn cắp hài cốt, gây thiệt hại đến phạm vi bảo vệ mồ mả được bao bọc bởi các bức tường, cây cối … tức là các hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả cần phải phân biệt với những hành vi không bị coi là xâm phạm mồ mả, nhưng thuộc trách nhiệm dân sự khác. Hành vi bịa đặt những giai thoại, tin tức thất thiệt gây tổn hại đến danh dự của người có mồ mả khi còn sống, tạo ra những dư luận không có lợi hoặc làm giảm sút uy tín, danh dự của người có mồ mả khi còn sống, ảnh hưởng tới tâm lý của thân nhân người có mồ mả… là hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Trong thực tế, cũng có những trường hợp do nhầm lẫn mà xâm phạm tới mồ mả của người khác. Ví dụ khai quật nhầm mồ mả của cá nhân do thiếu sự cẩn trọng hoặc định vị sai vị trí của mồ mả. Vậy sự nhầm lẫn đó có bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả hay không? Nếu xét theo hình thức lỗi thì hành vi đào nhầm mồ mả là lỗi vô ý gây thiệt hại tới mồ mả của người khác. 84 Nhưng xét về hậu quả của hành vi thì dù là đào nhầm mồ mả cũng là xâm phạm tới mồ mả và cũng đều gây ra những thiệt hại về tài sản và tổn thất về tinh thần nhất định với những đối tượng có liên quan. Hành vi xâm phạm mồ mả bao giờ cũng làm phát sinh thiệt hại về vật chất hoặc về cả vật chất và tinh thần với những người còn sống là thân thích của người có mồ mả. Việc xác định lỗi vô ý hay cố ý chỉ có ý nghĩa trong việc xác định có hay không hành vi phạm tội của người xâm phạm mồ mả mà thôi, còn trách nhiệm dân sự mà cụ thể là trách nhiệm BTTH vẫn không thay đổi trong mọi trường hợp. Do đó người gây thiệt hại dù là lỗi vô ý cũng vẫn phải bồi thường. 2.3.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 2.3.2.1. Xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra Kế thừa những quy phạm đạo đức của xã hội, BLDS 2005 đã có những quy phạm đầu tiên quy định trách nhiệm dân sự với các hành vi xâm phạm mồ mả mà BLDS 1995 chưa điều chỉnh. Điều 629 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” [14]. Thiệt hại ở đây gồm thiệt hại về tài sản và thiệt hại về tinh thần. * Thiệt hại về tài sản: Điều 629 BLDS 2005 quy định việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả bao gồm các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại [14]. Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là những chi phí hợp lý có liên quan để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả bị xâm phạm được xác định tren cơ sở thực tế, bao gồm những chi phí về vật liệu, nhân công và những chi phí khác cho việc xây dựng, phục hồi lại tình trạng ban đầu của mồ mả. Vật liệu 85 xây dựng mồ mả và nhân công có thể được tính toán dựa trên cơ sở giá thị trường vào thời điểm bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả cũng dựa trên nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ). Những chi phí này phải mang tính hợp lý, loại trừ những chi phí mà bên bị thiệt hại bỏ ra như chi phí cúng bái, thuê người xem phong thủy hoặc cầu khấn … * Thiệt hại về tinh thần: Người có hành vi xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân bất khả chuyển dịch của cá nhân có mồ mả mà còn xâm phạm đến tinh thần của người thân thích của cá nhân có mồ mả. Người xâm phạm mồ mả của người khác ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là những khoản chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm. Bởi quyền nhân thân của cá nhân có mồ mả được pháp luật bảo đảm sự toàn vẹn và cấm mọi hành vi xâm phạm đến mồ mả của cá nhân. Trường hợp mồ mả của cá nhân bị xâm phạm dẫn đến tình trạng hài cốt không được nguyên vẹn, bị hủy hoại đã gây ra những tổn thất nặng nề về tinh thần cho những người còn sống thì người có hành vi gây thiệt hại cho mồ mả có trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần cho những ngươi thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Trong văn hóa Á Đông, mồ mả và quan niệm về mồ mả có một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, bởi vậy bổn phận của những người thân thích của người có mồ mả phải chăm nom, tôn tạo mồ mả của người thân thích như gìn giữ những điều thiêng liêng của cuộc sống, đó là truyền thống lâu đời trong xã hội của chúng ta. Xác định trách nhiệm dân sự của cá nhân, chủ thể gây thiệt hại đến mồ mả của người khác là cần thiết. Việc giải quyết những tranh chấp do hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân gây ra không những bảo vệ quyền và nghĩa vụ 86 của các bên liên quan mà còn ngăn chặn kịp thời những hành vi cố ý xâm phạm đến mồ mả của cá nhân, bảo đảm cho những quy định của pháp luật, quy phạm đạo đức được tôn trọng, bảo vệ trong đời sống xã hội hiện đại. 2.3.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm mồ mả Tôn trọng và bảo vệ mồ mả của con người không chỉ là vấn đề tâm linh, tôn giáo của cộng đồng mà còn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không chỉ thời hiện đại những quy phạm mang tính đạo đức này được pháp điển hóa trong một văn bản quy phạm có giá trị như BLDS, mà từ thời phong kiến, hành xi xâm phạm mồ mả đã có những chế tài xử phạt cụ thể. Quốc triều hình luật, bộ luật cổ xưa nhất được lưu giữ đầy đủ cho đến ngày nay là bộ luật đầu tiên đưa ra vấn đề trách nhiệm dân sự trong đó có trách nhiệm bồi thường (nộp tiền tạ) do xâm phạm mồ mả của người khác, tuy nhiên, các chế tài chính vẫn là chế tài hình sự. Điều 32 Quốc triều hình luật quy định: “Kẻ đào trộm mồ mả của người khác mà lấy đồ vật gạch ván thì bị lưu đi châu xa, nếu đã mở quan tài ra thì phải tội chém. Nếu lấy trộm thây hay làm hủy nát thì xử nặng tội thêm một bậc, và đều phải nộp tiền tạ như tội đánh người có quan tước” [37]. Không chỉ những hành vi cố ý xâm phạm mồ mả bị trừng phạt, những hành vi vô ý xâm phạm tới mồ mả cũng bị xử phạt nặng. Quốc triều hình luật còn nghiêm cấm một số hành vi xâm phạm vào đất mộ như: Cấy trộm vào đất mộ thì kẻ phạm lỗi không có quan chức thì bị xử vào tội đồ làm khao định và phải nộp tiền tạ lỗi 30 quan. Táng trộm vào ruộng đất của người khác thì phải bắt dời mộ đi nơi khác. Không trình xã quan mà tang trộm đi thì bị phạt tại Điều 359 [37]. Điều 33 Quốc triều hình luật quy định: “Đào đất thấy tử thi mà không chôn lại, thì xử biếm hai tư. Nếu hun hang chuột cáo ở phần mộ người ta, mà để cháy đến quan tài, thì xử tội đồ; cháy đến 87 thây thì xử tội đồ làm tượng phường binh; nếu là mộ của bậc tôn trưởng từ hàng ty ma (chỉ những người có họ phải để tang 3 tháng) trở lên, thì cứ mỗi bậc tăng thêm tội một bậc. Con cháu mà hun cáo chuột ở phần mộ ông bà cha mẹ, đày tớ hun bắt chuột ở mộ chủ, thì xử tội đồ làm tượng phường binh; để cháy quan tài thì xử lưu đi châu gần, cháy vào thây thì lưu châu xa, và đều phải nộp phạt tiền tạ theo tội nặng nhẹ; là mộ nhà quyền quý thì xử cách khác”[37]. Những quy định và hình phạt trên đây đề cao việc tôn trọng và bảo vệ mồ mả và thi thể đã được chôn cất trong mồ mả. Đặc biệt là việc con cháu không được làm những hành vi đào xuống đất gần phần mộ tổ tiên (như đào hố để hun chuột). Mồ mả của những người có địa vị khác nhau thì hình phạt cũng tăng nặng khác nhau. Hoàng Việt luật lệ (hay luật Gia Long) cũng có những quy định trừng phạt người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác. Điều 91 phần 8 – “Khí hủy khí vật giá sắc đằng” (tức là Bỏ phế phá hư những đồ vật, cây trồng) quy định: “Nếu phá hư cột đá trong, bia bên trong mồ mả, những thứ bằng đá thì phạt 80 trượng, phá bài vị người ta phạt 90 trượng. Phạm những cột đá tròn, bia đá, thú đá, bài vị, phòng ốc, tường rào, các thứ ấy được lệnh sửa chữa mà lại làm cho hư thêm thì đối với nhà quan tăng 2 bậc tội, theo tang vật là phải sửa sang lại trả cho quan. Còn như lỡ làm hư bia, cột đá, thú đá, bài vị thì không buộc tội. Luận về chuyện bỏ bê, phá hư đồ vật thì bắt tội theo tội ăn trộm” [36]. Như vậy, các quy định về hành vi và hình phạt cho tội xâm phạm mồ mả của người khác được quy định rải rác, không có chương mục riêng trong các bộ luật trước đây, cũng không phân biệt rõ giữa trách nhiệm dân sự và hình sự. BLDS 2005 xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức bồi 88 thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm mồ mả như sau. Điều 629 quy định về Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” [14]. Như vậy, cách xác định thiệt hại khi có hành vi xâm phạm mồ mả không giống như trường hợp có hành vi xâm phạm thi thể, những thiệt hại về tinh thần không được tính đến trong trường hợp này. Khi xác định thiệt hại, các nhà làm luật chỉ xem xét đến những chi phí hợp lý về tài sản để khắc phục những thiệt hại của mồ mả như chi phí xây dựng lại mồ mả, chi phí mua vật liệu xây dựng, thuê nhân công xây dựng lại mồ mả. Tất cả các chi phí này xác định được bằng một khoản tiền vào thời điểm bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại về mổ mả cũng tuân theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại chung: gây thiệt hại bao nhiêu thì người gây thiệt hại phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Tác giả cho rằng trong trường hợp này vẫn cần xem xét đến những yếu tố thuộc về tinh thần của thân nhân người có mồ mả. Bởi theo truyền thống, mồ mả tổ tiên là những giá trị thiêng liêng về tinh thần của gia đình, dòng họ. Những thiệt hại gây ra không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh của người thân như tài lộc, may rủi, mà còn tạo một áp lực tinh thần rất lớn tới người còn sống. Đồng thời, danh dự của những người thân thích của người có mồ mả được xác định theo quy định của pháp luật là tổn thất về tinh thần. Vậy thân nhân của người có mồ mả bị xâm phạm có được coi tương tự như trong trường hợp thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm theo quy định tại Điều 611, BLDS 2005 hay không? Điều 611 chỉ quy định thiệt hại về tinh thần do danh dự, uy tín bị xâm phạm cho người còn sống nhưng không quy định quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Vậy liệu thân 89 nhân của người có mồ mả có được hưởng khoản tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do hành vi xâm phạm mồ mả của người thân của mình không? Tác giả cho rằng khi xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thì cũng phải tính đến những thiệt hại do tổn thất về tinh thần với thân nhân của người có mồ mả bởi lẽ những hành vi xâm phạm mồ mả đó sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, khoét sâu vào nỗi đau khi đã mất người thân, ảnh hương tới tinh thần của họ. Vì vậy mà người có hành vi xâm phạm mồ mả phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất tinh thần đó. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa sẽ không quá 10 tháng lương tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 611 [14]. Chính vì quan niệm truyền thống của người Á Đông về những giá trị tâm linh, giá trị đạo đức nên việc áp dụng khoản 2, Điều 611, BLDS 2005 để giải quyết các tranh chấp liên quan tới hành vi xâm phạm mồ mả là hết sức cần thiết và không trái các quy định của pháp luật dân sự. 90 Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 3.1.1.1. Tình huống Trên Website của Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh đưa tin: về một vụ kiện khá lạ mà TAND tỉnh Phú Yên đã xử phúc thẩm: Cụ thể như sau: Ông B kiện ông S đòi bồi thường thiệt hại 03 triệu đồng vì cho rằng ông S đã làm mộ vợ ông bị sạt lở, phải mất công sức, tiền bạc để di dời đi chỗ khác [39]. Theo đơn kiện của ông B, năm 1985 vợ ông chết, được an táng tại khoảnh đất đồi nằm ở thôn Phước Lý (Sông Cầu) mà ông S có một mảnh đất cạnh khoảnh đồi đó. Cách đây khoảng vài năm, ông S thuê xe đào múc đất phía dưới chân mộ vợ ông để lấy mặt bằng và có xây một bờ tường chắn phía dưới chân mộ. Mùa mưa năm 2007, mưa lũ kéo dài làm sạt lở bờ tường khiến mộ vợ ông bị hư hỏng nên ông phải di dời mộ đi nơi khác. Ông B cho rằng: nguyên nhân mộ vợ ông bị hư hỏng là do ông S đào múc đất sâu, cách mộ chỉ khoảng 1 mét nên khi mưa lớn đã gây ra sạt lở. Ông B đã nhiều lần yêu cầu ông S cùng với mình khắc phục chi phí di dời mộ đi nơi khác nhưng ông S không chịu. Do đó, ông B đành phải khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa buộc ông S phải bồi thường 03 triệu đồng để khắc phục thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả. 91 Ông S trình bày: cách đây bảy năm, ông được cha mẹ cho một diện tích đất nằm giáp quốc lộ 1A, phía trên cao có mộ vợ ông B và một số mộ khác. Phần đất này qua nhiều thời kỳ làm quốc lộ 1A nên đã đào múc đất còn cách mộ vợ ông B khoảng hai mét. Mặt đất phía chân mộ vợ ông B lồi lõm nên ông đã thuê xe đào san lấp cho bằng phẳng để xây nhà. Vì sợ đất trên núi hàng năm hay sạt lở nên ông đã xây một bờ tường, móng đá che chắn ngang phía dưới chân các ngôi mộ. Mùa mưa năm 2007, mưa kéo dài, nước trên núi đổ xuống làm sạt lở đất, đổ bờ tường và sạt lở gần hết mộ vợ ông B. Việc mộ bị sạt lở là do mưa lũ gây ra, là lý do khách quan nên ông không đồng ý bồi thường. Ngày 3-6, TAND huyện Sông Cầu xử sơ thẩm đã nhận định: Việc mộ vợ ông B bị sạt lở không phải do lỗi của ông S Từ đó, tòa đã bác yêu cầu đòi bồi thường của ông B. Không đồng ý, ông B lập tức kháng cáo. Ngày 15-8, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử phúc thẩm vụ án. Tại phiên xét xử, tòa nhận định: Việc ông B cho rằng nguyên nhân làm hư hỏng mộ của vợ ông do lỗi hoàn toàn thuộc về ông S là không có căn cứ. Ông S chỉ có một phần lỗi gián tiếp mà thôi. Tòa phân tích trên thực tế, việc đào ủi, hạ thấp độ cao để làm đường quốc lộ 1A đã có từ trước khi ông S san ủi mặt bằng khu đất của mình. Sau đó, năm 2002, ông S thuê xe san ủi cho khu đất bằng phẳng, vuông vức nên đã tạo ra độ sâu và khoảng cách nhất định. Ông S cũng thấy và biết sẽ có nguy cơ sạt lở đất, gây hư hại mồ mả của người khác nên đã chủ động xây bờ kè, móng đá để hạn chế hậu quả có thể xảy ra. Năm 2007, do mưa lớn kéo dài nhiều ngày, mộ vợ ông B lại ở khu vực trên cao nên bị sạt lở. Việc này đúng là có một phần lỗi gián tiếp do việc san ủi đất của ông S gây ra. Trên cơ sở thiệt hại thực tế được xác định là ba triệu đồng, cuối cùng TAND tỉnh Phú Yên đã chấp nhận một phần kháng cáo của ông B và sửa án sơ thẩm, buộc ông S phải bồi thường 1/3 thiệt hại (một triệu đồng) do xâm phạm mồ mả cho ông B [39]. 92 3.1.1.2. Bình luận Đây được đánh giá là một vụ án “lạ” do hiếm có Toà án nào thụ lý và xét xử việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra trừ những án hình sự. Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào hướng dẫn cho tòa án hay Uỷ ban nhân dân giải quyết những tranh chấp về mồ mả, hài cốt. Ngay cả TANDTC cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn riêng cho các phân tòa về việc xét xử những vụ việc liên quan tới vấn đề này cho dù BLDS 2005 cũng có quy định về việc bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm đến mồ mả. Vấn đề mồ mả, ngoài phương diện pháp luật còn liên quan đến phong tục, tập quán và tâm linh nên còn nhiều vướng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan. - Về tính chất của vu việc: Tòa án cũng đánh giá rằng ông S thực tế không cố tình xâm phạm đến mồ mả của vợ ông B, Ông S còn rất chú ý xây kè, tường bao khi san lấp đất do biết đất dễ sạt lở, ảnh hưởng đến ngôi mộ. Việc ngôi mộ bị sạt lở, nguyên nhân trực tiếp là do mưa bão dài ngày và nguyên nhân gián tiếp mà Tòa án cấp phúc thẩm đánh giá là việc san ủi đất của ông S gây nên. Do vậy, ông S phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả cho ông B. Mức bồi thường thấp hơn thiệt hại thực tế bởi tính chất lỗi là vô ý, gián tiếp gây thiệt hại. Việc hai cấp xét xử có hai bản án khác nhau với hai kết luận trái ngược, cấp sơ thẩm tuyên ông S vô can, cấp phúc thẩm tuyên ông S phải bồi thường thiệt hại với lỗi vô ý cho thấy: việc đánh giá như thế nào là một hành vi xâm phạm mồ mả, lỗi và mối liên hệ nhân quả giữa hành vi với thiệt hại thực tế còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng đánh giá của cơ quan xét xử. Việc TAND cấp sơ thẩm tuyên vô can không hẳn là sai và TAND cấp phúc thẩm tuyên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cũng có cơ sở, bởi trong thực tiễn, những vụ việc trên có xảy ra nhưng luật pháp lại chỉ có một quy 93 định chung chung và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Xem xét sự việc và hành vi vi phạm, chúng ta có thể thấy: - Về hành vi xâm phạm mồ mả: Hành vi của ông S là san lấp đất thuộc quyền sử dụng của mình nhưng lại làm ảnh hưởng đến địa tầng nơi có mộ, khiến đất tại khu vực có mộ có nguy cơ sản lở cao hơn, nên khi có mưa lớn đã làm sạt lở toàn bộ khu đất, gây biến dạng, làm mất dấu vết của mộ. Sự kiện san lấp đất tuy không trực tiếp tác động đến phần mộ nhưng lại gián tiếp tác động đến địa tầng nơi đặt mộ. Tuy ông S đã có động thái nhằm hạn chế nguy cơ sạt lở nhưng vẫn không chặn đứng được nguy cơ sạt lở phần mộ của vợ ông B. - Yếu tố lỗi: ông S không cố ý gây sạt lở mộ phần nhưng ông S biết rằng đất khu vực núi dễ sạt lở và phải biết rằng dù có xây kè chắn, tường bao nhưng việc san bằng khu vực chân mộ sẽ khiến kết cấu đất ở đó đã yếu nay càng dễ sạt lở hơn do không còn điểm tựa. Lỗi của ông S ở đây được Tòa án xác định là lỗi vô ý do ông S biết nhưng không lường hết được hậu quả là đất sẽ bị sạt lở rất nhanh sau nhiều ngày mưa lớn. Nếu căn cứ vào khoản 2, Điều 308, BLDS 2005, lỗi vô ý được xác định như sau: “vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được” [14]. Như vậy, lỗi của Ông S đã thỏa mãn quy định tại điều khoản này, ông S tuy không mong muốn, không để mặc thiệt hại xảy ra nhưng lại không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra. - Mối liên hệ nhân quả giữa hành vi san lấp đất của ông S và thiệt hại đến mộ phần của vợ ông B: việc san lấp đất không trực tiếp tác động đến phần mộ nhưng chính việc san bằng khu vực đất ở chân mộ của ông S khiến 94 địa tầng khu đất đã yếu nay càng bất ổn hơn nên chỉ sau vài ngày mưa lớn thì đất đã bị lở, gây sụt lở mộ. Nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm tỉnh Phú Yên là có cơ sở và hợp lý, thiệt hại xảy ra là do lỗi vô ý nhưng không chỉ ông S mà cả ông B cũng có lỗi khi đã biết khu vực đặt mộ địa tầng bất ổn, đã từng bị sạt lở nhưng không tiến hành di dời đi chỗ khác. Bởi vậy, ông B cũng phải gánh chịu một phần thiệt hại, thiệt hại mà ông S phải bồi thường chỉ là một phần, tương xứng với hành vi và mức độ lỗi mà ông S gây ra. 3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 3.1.2.1. Tình huống Vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại 30 tỷ gửi Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh của anh Hà Hữu Tường (Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự Quận 8- thành phố Hồ Chí Minh) về vụ việc nước tương chứa độc tố 3MCPD vượt quá liều lượng cho phép có khả năng gây giảm hoạt động sinh sản, tổn thương hệ thần kinh trung ương, biến đổi gen và gây ung thư [9]. Cụ thể như sau: 17 doanh nghiệp nước tương bị khởi kiện bao gồm: Trường Thành, Song Mã, Đông Phương, Hương Nam Phương, Lam Thuận, Thái Chân Thành, Lợi Ký, Nam Dương, Nosafood, Thái Đại Lợi, Hậu Sanh, MêKong, Miwon, Vĩnh Phước, Tâm Ký, Khương Phát, Bách Thảo. Những doanh nghiệp này đã có những hành vi vi phạm về nhãn mác, quảng cáo sai sự thật khiến người tiêu dùng lầm tưởng là sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng tốt. Các đơn vị này đã chế biến, cung cấp, bán thực phẩm dù biết rõ là sản phẩm không an toàn (cụ thể hàm lượng chất 3 –MCPD có trong các mẫu nước tương đã vượt quá quy định cho phép) nhằm thu lợi bất chính từ mỗi người 95 dân và hộ gia đình. Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam: hàm lượng tối đa cho phép sự hiện diện chất 3-MCPD trong 1kg nước tương là 1mg/kg. Trên thế giới, quy định hàm lượng tối đa chất 3- MCPD trong nước tương là khác nhau. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đã sử dụng hàm lượng chất 3MCPD trong nước tương vượt quá từ 1,4 mg/1kg đến 3,029 mg/1kg (tức là mức tối đa hơn 3000 lần so với mức cho phép), chẳng hạn như ơ sở Thái Chân Chành (có nhãn hiệu nước tương Thái Trân có 3-MCPD vượt 232 lần so với quy định) hay cơ sở Thái Đại Lợi (có loại nước tương Shunli 150 độ đạm có chất 3-MCPD vượt 369 lần) [12]. Như vậy có thể thấy rõ hàm lượng 3- MCPD có trong nước tương của các doanh nghiệp nêu trên đã vượt quá rất nhiều lần so với mức quy chuẩn chung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hang triệu người tiêu dùng đã và đang sử dụng loại thực phẩm này. Với những hành vi vi phạm quá rõ ràng như vậy, người tiêu dùng với tư cách là người bị thiệt hại do tiêu dùng sản phẩm nước tương “bẩn” hoàn toàn có thể khởi kiện 17 doanh nghiệp trên đòi BTTH. Theo đơn khởi kiện của anh Hà Hữu Tường, yêu cầu các nhà sản xuất phải bồi thường thiệt hại 30 tỷ đồng đối với sức khỏe và tính mạng hàng triệu NTD đã sử dụng sản phẩm nước tương chứa 3-MCPD vượt tiêu chuẩn trong nhiều năm qua. Yêu cầu Nhà nước truy thu khoản thu nhập bất hợp pháp của các nhà sản xuất và có mức phạt cụ thể với những hành vi sai phạm đã gây ra. 3.1.2.2. Bình luận Có thể nói, vụ việc nước tương “bẩn” đã gây bức xúc và gây xôn xao dư luận về lương tâm doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Về nguyên tắc, khách hàng có thể khởi kiện các nhà sản xuất và đòi bồi thường thiệt hại khi 96 có sự vi phạm từ phía nhà sản xuất, gây thiệt hại cho NTD. Tuy nhiên, để tiến hành khởi kiện và đi đến thành công có rất nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế, để tiến hành khởi kiện một vụ như nước tương gây ung thư gần như không thể mà nguyên nhân không phải do thiếu các công cụ bảo vệ NTD mà cái khó nhất đó là nếu từng NTD đơn lẻ đi khiếu nại, ví dụ như mang từng chai nước tương đến nhà sản xuất để đòi bồi thường là rất khó, mà dù có được đền bù thì chai nước tương đấy chỉ có giá trị vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, trong khi thiệt hại về mặt sức khoẻ là vô cùng nghiêm trọng. Trong khi đó, một cách khác hiệu quả hơn là NTD hoàn toàn có thể khiếu nại thông qua văn phòng Hội Bảo vệ người tiêu dùng các địa phương. Bởi vì, trong vụ việc này không chỉ một vài NTD riêng lẻ bị xâm hại lợi ích mà rất nhiều NTD bị thiệt hại do sử dụng nước tương “bẩn”. Họ chỉ nhận được cảnh báo sau khi đã dùng thực phẩm độc hại ấy suốt một thời gian dài, và đây cũng là một nguyên nhân gây ra những căn bệnh mạn tính, bệnh nan y, về lâu dài gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với xã hội. NTD có thể tổ chức khiếu kiện tập thể thông qua tổ chức bảo vệ NTD hay không? đây thực sự là một vấn đề khó, ngay đối với nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU có kinh nghiệm hàng chục năm về vấn đề này cũng rất lúng túng. Tại thời điểm xảy ra vụ việc nước tương “bẩn” này thì Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa ra đời nên khung pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi NTD còn rất nhiều kẽ hở, thiếu sự chặt chẽ và việc thắng kiện là điều khó có thể trở thành hiện thực, bởi lẽ NTD luôn ở vị trí yếu thế hơn so với doanh nghiệp. Phải thừa nhận rằng, tinh thần của anh Tường khi đứng ra làm đơn khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho những người tiêu dùng khác là đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp luật tố tụng, đơn khởi kiện này khó có thể được Tòa án chấp nhận và thực tế, ngày 22/6/2007, Tòa án Nhân dân TPHCM đã trả lại đơn kiện và yêu cầu anh bổ sung đầy đủ chứng cứ trước 97 khi tòa thụ lý vụ việc. Việc Tòa trả lại đơn khởi kiện là có căn cứ: Thứ nhất, anh Tường chỉ là một cá nhân, theo luật thì cá nhân có thể kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, nếu thay mặt cho những người khác phải được sự ủy quyền hợp pháp của những người đó; còn việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi người khác hay lợi ích công cộng chỉ do các cơ quan, tổ chức có chức năng trong lĩnh vực phụ trách của mình mới có quyền khởi kiện. Thứ hai, đơn khởi kiện phải ghi rõ bị đơn là ai, chứ không thể ghi chung chung các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nước tương và ngành y tế được. Thứ ba, yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng cho “sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người tiêu dùng”, mà không rõ là bồi thường cho cụ thể ai. Thứ tư, kèm theo đơn phải có chứng cứ cụ thể chứng minh cho yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng này. Tức là nguyên đơn phải chứng minh được “mối quan hệ nhân quả” giữa hành vi vi phạm của các doanh nghiệp và hậu quả là NTD vì ăn phải nước tương “bẩn” đó đã bị thiệt hại về sức khỏe [9]. Vì vậy, trong trường hợp này, tốt nhất là anh Tường hoặc những người tiêu dùng khác nên yêu cầu tổ chức bảo vệ người tiêu dùng (ví dụ như các Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hoặc của các địa phương), hoặc các tổ chức nói trên tự mình đứng ra khởi kiện vì lợi ích xã hội, lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng. Ngoài ra mức án phí mà anh Tường phải nộp đó là 300 triệu đồng, số tiền đó vượt quá khả năng của một công chức như anh. 98 Từ trước thập niên 60, ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, NTD muốn kiện nhà sản xuất hay nhà phân phối đòi bồi thường thiệt hại do sản phẩm gây ra thì phải chứng minh được rằng: - Người tiêu dùng có mua sản phẩm, sản phẩm bị lỗi; - Người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản; - Thiệt hại đó do chính sản phẩm đó gây ra; - Trong quá trình sản xuất, phân phối, nhà sản xuất, nhà phân phối đã không thực hiện những biện pháp phòng ngừa, cảnh báo chu đáo cần phải có (lỗi bất cẩn - negligence). Nhưng từ giữa thập niên 1960, bắt đầu từ một vụ kiện ở Mỹ, và sau đó là các nước khác đã chuyển hướng sang cơ chế áp đặt trách nhiệm dân sự ngặt nghèo hơn đối với sản phẩm, hàng hóa. Người ta đã bỏ bước thứ tư, thậm chí trong nhiều trường hợp bỏ cả bước thứ ba. Tiếp theo là luật bảo vệ người tiêu dùng. Những qui định chung nhất ở các nước về bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến sự an toàn của sản phẩm có những đặc điểm chính là: - Áp đặt nghĩa vụ lên nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cấp phải bảo đảm rằng hàng hóa mà họ đưa ra thị trường phải an toàn và/hoặc phù hợp với mục đích sử dụng hoặc lưu thông; - Nhà sản xuất, nhà phân phối không được có ứng xử hoặc hành vi dẫn đến nhầm lẫn hoặc lừa dối, trong đó bao gồm việc giới thiệu sai lạc về độ an toàn, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa. Phần lớn những nghĩa vụ này có tính chất bắt buộc mà không cần có tổn hại về người và hư hại về của, bởi vì chúng tạo ra trách nhiệm tuyệt đối mà nhà sản xuất, nhà phân phối phải chịu cho dù có xảy ra lỗi hoặc tổn hại hay không. 99 Khác với trách nhiệm tuyệt đối nói ở trên, và cũng khác với ở Việt Nam, trong trường hợp này, chỉ cần chứng minh rằng nhà sản xuất không tuân thủ các qui định về an toàn của sản phẩm là nhà sản xuất đó đã phải chịu trách nhiệm bồi thường, chứ không cần phải xảy ra tổn hại về người và/hoặc tài sản. Các cơ quan thực thi pháp luật có quyền đưa nhà sản xuất ra tòa nếu họ có cơ sở cho rằng sản phẩm có thể dẫn đến sự phương hại trên diện rộng đối với người tiêu dùng. Những biện pháp dạng này không mang tính chất hình sự mà chỉ đòi các dạng bồi thường dân sự như bồi thường bằng tiền - tức là bắt bên bị đơn phải bồi thường khoản tiền tương ứng với hư hại do bị đơn gây ra, lệnh cấm tạm thời - tòa án buộc bên bị đơn phải tạm thời ngừng công việc đang tiến hành để tòa điều tra, xét xử, tuyên án xong mới được làm tiếp, hoặc hủy bỏ hợp đồng. Qui trình khiếu kiện như vậy đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể đòi bồi thường thiệt hại ở tòa, tự đòi được quyền của mình chứ không cần đợi các cơ quan hành chính ra tay. Nó buộc nhà sản xuất, nhà phân phối phải trả một khoản chi phí kiện tụng cao nếu họ bị kiện về tổn hại người và tài sản do sản phẩm của họ trên thị trường gây ra. Bên cạnh đó, một số nước quy định: các nhà bán lẻ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường, do đó họ cũng buộc phải cẩn trọng khi nhập hàng về. Và sự cẩn trọng của đội ngũ bán lẻ sẽ có tác động dây chuyền lên các nhà phân phối lớn, từ đó gây sức ép buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ các qui định về an toàn sản phẩm. Đó là khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD chưa ra đời, nên rất nhiều điểm chưa chặt chẽ trong khung pháp lý mà vô hình chung, quyền lợi của người tiêu dùng đã không được bảo vệ. Do vậy khi Luật Bảo vệ người tiêu dùng ra đời đã bổ sung nhiều quy định tiến bộ, phù hợp với thực tế và có ý nghĩa 100 quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ…(Điều 41, 42 và 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Nội dung của Luật cũng xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo đó, trách nhiệm và vai trò của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng cũng được quy định cụ thể và chi tiết. Cụ thể, các tổ chức này được phép tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và được hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này (Điều 27, 28 và 29 của Luật). Đặc biệt, vai trò của các tổ chức xã hội được nhấn mạnh khi Luật cho phép các tổ chức này quyền tự khởi kiện vì lợi ích của cộng đồng người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tiễn các vụ việc vi phạm thường nhắm tới số đông người tiêu dùng và có giá trị nhỏ lẻ, cá nhân người tiêu dùng thường bỏ qua vì ngại tốn kém về công sức và thời gian. Không chỉ đề cập đến các vấn đề mới phát sinh, Luật cũng tăng cường nhiều biện pháp xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một trong những biện pháp có tính chất cảnh báo cộng đồng về doanh nghiệp vi phạm là việc đưa tổ chức, cá nhân tái phạm vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Đây có thể hiểu là “Danh sách đen”, nhằm cảnh báo với người tiêu dùng các doanh nghiệp không an toàn. Luật pháp cho phép người dân bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của mình mà không có ai sử dụng quyền đó. Tòa án cũng chưa bao giờ xử một vụ kiện nào tương tự. Tại sao như vậy? chúng ta đang lơ là với quyền tự bảo vệ của mình trước hàng hóa kém chất lượng. Điều đó sẽ chỉ làm cho chính chúng ta thiệt thòi. Xin trích lời của anh Hà Hữu Tường thay cho lời kết của mục này: “Tôi khởi kiện các nhà sản xuất nước tương chỉ vì quyền lợi 101 chung của xã hội, rằng có một công dân là người tiêu dùng chính thức đòi pháp luật bảo vệ cho mình”. 3.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 3.1.3.1. Vụ việc VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải Năm 2008, hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải của Công ty VEDAN làm ô nhiễm môi trường bị phanh phui đã gây xôn xao dư luận và đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội, không chỉ về quy mô, sự tinh vi của hành vi phạm mà còn ở mức bồi thường thiệt hại cao kỷ lục. Công ty thực phẩm VEDAN 100% vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km. Ngày 13/9/2008, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy của Công ty VEDAN Việt Nam xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Trước đó, năm 2006, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường từng kiểm tra đột xuất Công ty VEDAN, tại thời điểm này, Công ty VEDAN có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau (UASB). Song, theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ thuật, nếu không muốn nói là làm để đối phó. Vì thế nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là 7 lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn Việt Nam giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít. Thậm chí, có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn Việt Nam đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn [40]. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây 102 bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin có hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần (BOD là tên viết tắt tiếng Anh: Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá, là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ; COD là tên viết tắt tiếng Anh: Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học, là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ). Cũng tại đợt kiểm tra trong năm 2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường, đoàn kiểm tra đã phát hiện ở Công ty VEDAN có hiện tượng xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải với nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến hàng trăm lần. Năm 2008, Công ty VEDAN lại bị phát hiện xả chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị vải với một hệ thống đường ống chằng chịt, thủ đoạn tinh vi nên phải sau rất nhiều tháng theo dõi, Cục cảnh sát môi trường mới bắt quả tang được hành vi này. Sau khi vụ bê bối về môi trường của Công ty VEDAN bị phát hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã buộc Công ty VEDAN tạm dừng sản xuất và khắc phục hậu quả, cụ thể là rà soát lại hệ thống xử lý nước thải. Sau đó, ông Yang Kun Xiang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn VEDAN đã gửi lời xin lỗi đến người dân Việt Nam vì hành động sai trái của công ty này. Sau một thời gian chờ đợi các cơ quan chức năng phân định trách nhiệm, nhiều người đã khấp khởi khi thấy con số gần 150 tỷ đã được xác định là số tiền mà Công ty VEDAN buộc phải bồi thường cho những người dân bị thiệt hại. Tuy nhiên, Công ty VEDAN lại đưa ra những biện minh rất thiếu thiện chí, công ty VEDAN cho rằng: khoản tiền phải trả cho thiệt hại đã gây ra với người dân là tiền “hỗ trợ” chứ không phải tiền “đền bù” để rồi cứ liên tục đưa ra cái giá quá “bèo bọt”. Sau nhiều lần 103 “kỳ kèo trả giá”, Công ty VEDAN dường như đã giành phần thắng khi Đồng Nai đã chấp nhận khoản “hỗ trợ” 15 tỷ so với con số 1.600 tỷ đồng mà Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai thống kê và yêu cầu bồi thường, với TPHCM là 7 tỷ đồng so với con số yêu cầu bồi thường là 45,7 tỷ đồng, với Bà Rịa - Vũng Tàu là 10 tỷ/53,6 tỷ. Việc Công ty VEDAN từ chối mức đòi bồi thường trên 45 tỷ đồng đối với TPHCM và trên 53 tỷ đồng với Bà Rịa - Vũng Tàu nên hai địa phương này quyết tâm khởi kiện Công ty VEDAN ra tòa. Phía Đồng Nai, bà con nhân dân lại nhất trí việc hỗ trợ và đề nghị nâng mức hỗ trợ lên 20 tỷ đồng vì cho rằng người dân không có chứng cứ để khởi kiện. Sau khi được Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai trực tiếp tư vấn thì người dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục tiến hành làm hồ sơ khởi kiện Công ty VEDAN. Tháng 7/2010, nông dân 3 tỉnh, thành ven sông Thị Vải đồng loạt gửi đơn khởi kiện Công ty VEDAN ra tòa án địa phương dù mức bồi thường đã được đại diện phía Công ty VEDAN “nhích” dần lên. Trước thái độ “cò kè” nhích mức giá bồi thường của Công ty VEDAN, người dân cả nước vô cùng bức xúc. Và sản phẩm của VEDAN bắt đầu bị người tiêu dùng cả nước “tẩy chay” vào đầu tháng 8/2010, các hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart, Big C sẽ không kinh doanh sản phẩm bột ngọt, hạt nêm mang nhãn hiệu VEDAN. Đồng thời cũng buộc Công ty VEDAN phải có biện pháp thu hồi sản phẩm cho đến khi “khắc phục xong sự cố và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân” [44]. Trước thái độ cương quyết của người tiêu dùng, ngày 9/8, Công ty VEDAN đã bất ngờ chấp nhận bồi thường 100% thiệt hại cho nông dân thành phố Hồ Chí Minh là 45,74 tỷ đồng và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là 53,619 tỷ đồng theo con số thống kê của Viện Tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trước đó. Riêng con số thiệt hại của 104 tỉnh Đồng Nai là 119,581 tỷ đồng sẽ được các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và Công ty VEDAN cùng tính toán tiếp [ 44]. Cuối cùng, sau gần 2 năm bị phát hiện xả thẳng chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về kinh tế cho nông dân trong khu vực, Công ty VEDAN đã phải chấp nhận bồi thường thiệt hại đúng bằng 100% số tiền yêu cầu của nông dân 3 tỉnh, thành phố là gần 220 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty VEDAN còn bị phạt hành chính 267,5 triệu đồng, đồng thời truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là 127,268 triệu đồng; phải chi trả chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải. Bên cạnh đó, Công ty VEDAN cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi kinh tế - xã hội của người lao động đang làm việc tại Công ty cũng như tổ chức hay cá nhân đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu trong thời gian tạm đình chỉ sản xuất. Thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi gây ô nhiễm sông Thị Vải là 6 tháng (kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà nước) [44]. 3.1.3.2. Bình luận Hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty VEDAN gây thiệt hại trong thời gian dài, hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân là đã quá rõ ràng nhưng chế tài dành cho Công ty VEDAN dường như chưa đủ mạnh để răn đe doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua thái độ rất thiếu trách nhiệm của Công ty VEDAN trước sự việc xảy ra, cò kè mức bồi thường cùng với việc cơ quan chức năng chưa có biện pháp kiên quyết để xử lý. Nếu dựa trên nguyên tắc: thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, kịp 105 thời thì việc vụ kiện của người dân ba tỉnh ven sông Thị Vải yêu cầu Công ty VEDAN bồi thường phải kéo dài hơn 2 năm mới có được kết quả cuối cùng, tức là chưa đảm bảo được nguyên tắc BTTH. Trên thực tế, nhiều đoạn sông Thị Vải đã “chết”, muốn khắc phục được có lẽ cũng phải mất hàng chục, thậm chí cả trăm năm, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người dân sống bên sông, phụ thuộc vào con sông. Trong nhiều năm tới, cuộc sống của họ sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại cần khắc phục không chỉ là đảm bảo cho cuộc sống của người dân, mà quan trọng là môi trường sông Thị Vải bị ô nhiễm quá nặng nhưng thời gian giải quyết quá dài, biện pháp khắc phục không kịp thời. Hành vi gây ô nhiễm môi trường đã rõ ràng, thiệt hại đã được xác định. Nhưng trách nhiệm pháp lý của Công ty VEDAN đối với người bị thiệt hại vẫn chưa được làm rõ và nhà nước cũng chưa có cách xử lý thật công bằng, đúng mức dẫn đến hậu quả từ việc làm sai trái đó vẫn chưa được khắc phục. Vấn đề đặt ra ở đây đó chính trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định hành vi ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Công ty VEDAN chỉ là một trong vô vàn những doanh nghiệp khác chưa được nêu tên, chưa “bị bắt quả tang” ở các khu công nghiệp khác trên cả nước mà thôi. Trong khi thủ tục đầu tư thì nhiêu khê, không thể thiếu “con dấu” môi trường thì Luật Bảo vệ môi trường lại đầy khe hở, việc chấp hành còn có sự “co dãn”. Những thiệt hại môi trường hữu hình khổng lồ thì đã rõ nhưng những hậu quả vô hình đối với cuộc sống của người dân địa phương, với hệ động - thực vật, tài nguyên nước... mà trên tất cả chính là nỗi khổ kép của người dân khi vừa bị mất cuộc sống trong lành, an toàn, vừa bị mất nguồn sinh nhai. Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu, báo cáo về môi trường Việt Nam của các tổ chức nước ngoài đóng tại Việt Nam lại không đến được tay công chúng để tạo ra một ý thức bảo vệ môi trường. 106 3.2. Hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể. 3.2.1. Đối với hành vi xâm phạm quyên lợi người tiêu dùng Trong thời gian gần đây, ngày càng gia tăng các vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng với qui mô và mức độ nghiêm trọng ngày một lớn hơn. Đặt trong bối cảnh ấy, việc hình thành luật bảo vệ người tiêu dùng là một việc làm cấp bách. Trong hai tháng 5 và 6 năm 2011, Văn phòng tư vấn khiếu nại Trung ương Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tiếp nhận và tư vấn giải quyết hàng trăm khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại và thư điện tử của người tiêu dùng trên khắp cả nước. Thống kê 45 khiếu nại trực tiếp tới Văn phòng đã và đang được giải quyết cho thấy các số liệu như sau: Bảng 3.1: Người khiếu nại Số lượng Người khiếu nại khiếu nại Tỷ lệ % Người tiêu dùng (cá nhân hoặc thể nhân là tổ chức, doanh nghiệp) mua và sử dụng sản 43 95,5 2 4,5 phẩm, dịch vụ; Tập thể hoặc nhiều người khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, gian lận thương mại, ô nhiễm môi trường.. Nguồn: Văn phòng tư vấn khiếu nại Trung ương Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam [31] Người khiếu nại có thể là người tiêu dùng cụ thể, có thể là thể nhân, nhưng cũng có thể là cùng một lúc nhiều người khiếu nại về một vấn đề. 107 Bảng 3.2: Người bị khiếu nại Số lượng Người bị khiếu nại khiếu nại Tỷ lệ % Thương nhân, kinh doanh vì lợi nhuận 42 93,3 Tổ chức phi lợi nhuận, hành chính công 3 6,7 Nguồn: Văn phòng tư vấn khiếu nại Trung ương Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam [31] Người bị khiếu nại không phải luôn luôn là thương nhân, mà còn có thể là các đơn vị hành chính của nhà nước, các đơn vị và tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Bảng 3.3: Vấn đề khiếu nại Số lượng Vấn đề khiếu nại khiếu nại Tỷ lệ % Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ 45 100 Thông tin, quảng cáo lừa dối, làm giả nhãn mác, 8 17,7 7 15,5 hàng hóa Vệ sinh, an toàn, ô nhiễm môi trường Nguồn: Văn phòng tư vấn khiếu nại Trung ương Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam [31] Khiếu nại về tất cả các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng. 108 Bảng 3.4: Mục đích khiếu nại Mục đích khiếu nại Số lượng khiếu nại Tỷ lệ % Đòi quyền lợi chính đáng bị thiệt hại do chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu; dịch vụ không hoàn hảo, bảo hành không đúng cam kết, lừa đảo.. vi 41 91 5 11 3 6,7 2 4,5 phạm các quyền và lợi ích người tiêu dùng; Đóng góp ý kiến giúp các doanh nghiệp, tổ chức cải tiến, hoàn thiện; Thông tin cảnh báo sự mất vệ sinh, mất an toàn đối với sức khỏe, con người và môi trường; Lợi dụng, gây áp lực với doanh nghiệp, tổ chức, đòi quyền lợi quá mức; Nguồn: Văn phòng tư vấn khiếu nại Trung ương Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam [31] Mục đích khiếu nại đa phần là đòi lại quyền lợi chính đáng bị xâm hại, nhưng cũng có khi là tiếng nói đóng góp với doanh nghiệp, tổ chức và cũng có khi là sự lợi dụng danh nghĩa Hội, đòi quyền lợi quá đáng. Bên cạnh những cố gắng của các cơ quan và đơn vị chức năng, vẫn còn những hạn chế bắt nguồn từ cơ chế và hệ thống chính sách cần được quan tâm và sửa đổi trong những năm tới. Một là, hệ thống chính sách pháp luật của nước ta về bảo vệ người tiêu dùng chưa đồng bộ, nhất quán. Liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng có Luật Thương mại, Luật cạnh tranh và trực tiếp là Pháp lệnh bảo vệ người tiêu 109 dùng (hiện nay Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới có hiệu lực) với các chế tài hành chính cụ thể nhưng các chế tài xử lý được áp dụng cũng chưa đủ sức răn đe, đặc biệt là với các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người như dược phẩm, thực phẩm... Chúng ta thấy rằng, hiện nay có quá nhiều vụ việc xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng xảy ra khiến dư luận cho rằng chỉ người tiêu dùng mới bị xâm phạm quyền lợi, và xu hướng luật là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là chính. Nhưng cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ cũng là đối tượng quan trọng nhất trong việc thực hiện Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, các quy định của luật cũng cần bảo đảm sự minh bạch đến mức cao nhất về quyền và nghĩa vụ của thương nhân. Luật Bảo vệ người tiêu dùng cần phải được xem xét toàn diện hơn nhằm bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa người sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng để có sự cân bằng các quan hệ cung –cầu trong xã hội. Hai là, việc triển khai thực hiện của các cơ quan chức năng còn nhiều vướng mắc. Hiện nay, hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực thi chính sách pháp luật nhằm thiết lập trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng hiện nay do nhiều cơ quan đảm nhận: Quản lý thị trường, Quản lý cạnh tranh, Công an, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành và các Ban chuyên môn phụ trách việc bảo vệ người tiêu dùng. Một chế tài xử lý vi phạm có thể lại do nhiều cơ quan cùng đảm nhiệm, nhiều khi dẫn đến tình trạng chồng chéo về trách nhiệm mà khi xảy ra vi phạm thì người tiêu dùng vẫn không được bảo vệ một cách an toàn. Ba là, lực luợng thực thi công vụ còn thiếu các phương tiện và công cụ kiểm tra, kiểm soát do nguồn kinh phí mới trích lập còn hạn chế; trong khi thực tế, kinh phí kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là khá tốn kém, bao gồm các loại chi phí mua tin, kiểm định hàng hóa,... 110 Bốn là, tính phổ biến, công khai của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chưa được rộng rãi dẫn đến việc người tiêu dùng thiếu thông tin khi lựa chọn sản phẩm, tạo ra những kẽ hở để các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm của mình. Đồng thời, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp còn hạn chế. Bởi vậy, cần phải có sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với các hiệp hội, doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi giữa người tiêu dùng – doanh nghiệp. 3.2.2. Đối với hành vi xâm phạm mồ mả Vụ việc ông B khởi kiện ông S vì có hành vi xâm phạm phần mộ của vợ mình nêu trên được đánh giá là một vụ án “lạ”, hiếm có tòa án thụ lý và xét xử về tranh chấp mồ mả cho đương sự mà có bản án cuối cùng. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hàng loạt các công trình, xí nghiệp, nhà máy, khu dân đô thị với các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát trên nhiều thửa ruộng, thửa đất đã được quy hoạch. Trong quá trình thi công, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các đơn vị thi công đó gặp phải sự vướng mắc buộc phải dừng thi công do việc xây dựng công trình đã vô tình (hoặc có trường hợp cố tình) xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, đặc biệt là các công trình được quy hoạch về các cấp địa phương, vùng nông thôn. Vấn đề này đang là một nội dung đã khiến cho nhiều người dân cũng như các nhà quản lý có thẩm quyền giải quyết hết sức quan tâm. Không chỉ do điều kiện kinh tế - xã hội khiến cho tình trạng xâm phạm mồ mả trở nên phổ biến mà phần khác cũng do trong xã hội vẫn tồn tại những cá nhân vô lương tâm đã xâm phạm đến mồ mả của người chết để lấy đi những tài sản mà người thân thích của người chết để tại ngôi mộ. Những vấn đề được nêu ở trên đang là bức xúc của người dân được dư luận hết sức quan tâm. Cho nên, hành vi xâm phạm mồ mả của người chết dù là do lỗi cố 111 ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức phẫn nộ, đặc biệt là ở các địa phương và các miền quê. Thực tế cho thấy, ngoài việc yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi xâm phạm mồ mả, còn có nhiều hành vi khác tuy không trực tiếp tác động tới mồ mả nhưng cũng ảnh hưởng tới sự nguyên trạng, sự tồn tại của mồ mả như việc tôn tạo, trông nom mồ mả. Ngoài ra, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà trên đất có mồ mả cũng là một dạng tranh chấp khá phổ biến nhưng chưa có biện pháp giải quyết phù hợp. Quan điểm chung của ngành tòa án là nếu có tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả thì tòa sẽ chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không thụ lý, giải quyết phần mồ mả. Cho đến nay chưa hề có một văn bản pháp luật nào quy định chi tiết thẩm quyền, thủ tục giải quyết những tranh chấp về mồ mả, hài cốt. Ngay cả TANDTC cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn riêng cho ngành tòa án giải quyết các tranh chấp như trên, gây lúng túng, khó khăn trong việc thụ lý giải quyết. Cần phải thấy rằng, việc di dời, trông nom, bảo quản mồ mả... của thân nhân là truyền thống lâu đời và cũng là truyền thống đạo đức của dân tộc ta, là một quyền thiêng liêng và chính đáng. Hành vi xâm phạm mồ mả có thể mở rộng nội hàm thêm nhiều hành vi như: cản trở quyền trông nom, di dời phần mộ; di dời phần mộ khi chưa được sự đồng ý của thân nhân người chết nhằm mục đích xấu... Nên xem việc khởi kiện đối với hành vi gây thiệt hại đến mồ mả là một dạng tranh chấp dân sự và thụ lý, giải quyết chứ không thể bỏ lửng như hiện nay. Dĩ nhiên, để làm được điều đó thì TANDTC phải nghiên cứu và ra văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, đường lối xử lý, chẳng hạn, thủ tục để tòa thụ lý, giải quyết dạng tranh chấp này bắt buộc phải qua khâu hòa giải ở địa phương để không làm phức tạp thêm tình hình, làm 112 sứt mẻ tình cảm gia đình, làng xóm… Hòa giải không thành thì sau đó mới khởi kiện ra tòa. Hiện nay, việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả vẫn chủ yếu dựa vào Điều 629 BLDS 2005. Khi có thiệt hại xảy ra, đương sự có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân nhân người nằm dưới mộ. Nhưng Điều 629 chỉ là cơ sở ban đầu tạo căn cứ để đương sự được bảo vệ quyền, lợi ích của mình chứ không giải quyết toàn vẹn được vấn đề, đó là xác định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, cũng như trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Bởi vậy, cần có văn bản quy phạm hướng dẫn chi tiết thi hành Điều 629 BLDS 2005 để việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn không còn gặp nhiều vướng mắc cho cả hai phía: cơ quan công quyền và cá nhân, thân nhân người có mồ mả. 3.2.3. Đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường Sau gần 6 năm thực hiện BLDS 2005 và Luật BVMT 2005, có thể nhận thấy trong các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra vẫn còn tồn tại một số điểm vướng mắc, bất cập: - Về xác định thiệt hại: Pháp luật chưa quy định rõ xác định thiệt hại về môi trường là như thế nào? Điều 131 Luật BVMT 2005 dường như chỉ đơn thuần mang tính định hướng và khoanh vùng bị thiệt hại. Quy định pháp luật chỉ nêu chung chung rằng phải xác định từng thành phần bị thiệt hại, mức độ suy giảm từng thành phần mà không chỉ rõ các thành phần môi trường phải xác định là những thành phần nào? Luật BVMT tuy đã nêu ra hai loại thiệt hại nhưng lại không chỉ ra tiêu chuẩn phân loại chúng dẫn đến khó xác định được thiệt hại suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức. 113 - Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Các quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường mới dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc. Đây sẽ là khó khăn lớn đối với các cơ quan tư pháp khi xem xét, giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên. Mặc dù vậy, các quy định đó bước đầu đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể có hành vi làm ô nhiễm môi trường, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường. Để làm được điều đó thì pháp luật dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định mới để điều chỉnh có hiệu quả quan hệ xã hội liên quan đến hành vi xâm phạm môi trường: Thứ nhất, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường toàn bộ những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra cho chủ thể khác một cách kịp thời. Môi trường sống là của tất cả mọi người, mọi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống đó. Vì vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường cần được điều chỉnh bằng nhiều ngành luật như Luật hành chính, Luật Hình sự và Luật dân sự chứ không chỉ là trách nhiệm dân sự đơn thuần. Hơn nữa, những thiệt hại xảy ra do môi trường bị ô nhiễm không đơn giản chỉ là những thiệt hại về vật chất mà còn bao gồm những thiệt hại ảnh hưởng đến môi trường sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, chất lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm, dược phẩm, sức khỏe của con người… Vì vậy, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu, bồi thường toàn bộ và kịp thời. Thứ hai, cá nhân, pháp nhân gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường 114 toàn bộ thiệt hại được xác định chắc chắn xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ mà khoa học chuyên ngành đưa ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường thường khó xác định một cách chính xác bởi ngoài những thiệt hại trực tiếp (ví dụ như số lượng cá chết trong ao, hồ, số lượng hoa màu bị hư hỏng do nguồn nước bị ô nhiễm…), còn có cả những thiệt hại gián tiếp, thiệt hại lâu dài… phải dựa trên sự suy đoán hợp lý và có cơ sở khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại nên không thể dễ dàng định giá thiệt hại ngay trong một thời điểm cụ thể (ví dụ như thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân về thu nhập bị mất hoặc lợi nhuận bị giảm sút do phải đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường do ô nhiễm môi trường như hoạt động du lịch, khai thác thủy sản…) Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến những thiệt hại rất lớn, không chỉ ảnh hưởng tới một thế hệ mà có thể còn ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ mai sau, cho dù hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị chấm dứt hoặc người có hành vi tác động gây ô nhiễm môi trường không thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nữa, nhưng hậu quả của hành vi đó vẫn diễn biến theo một quy luật tạo ra những phản ứng dây chuyền cho người khác. Ngoài khoản bồi thường theo trách nhiệm dân sự dựa trên nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu và không phụ thuộc vào hình thức lỗi và mức độ lỗi, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường còn phải chịu phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Người có hành vi xâm hại môi trường gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù vậy, những chế tài áp dụng đối với hành vi xâm hại môi trường gây thiệt hại cho người khác vẫn cần phải nghiêm khắc hơn so với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra không nên chỉ căn cứ vào những thiệt hại xác định được vào thời điểm thiệt hại xảy ra, mà cần phải căn cứ vào mối quan hệ 115 biện chứng trong một chuỗi thiệt hại diễn ra liên tiếp từ hành vi xâm hại môi trường đến thiệt hại cuối cùng xảy ra. Thứ ba, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện về hành vi xâm hại môi trường phải được quy định riêng, phù hợp với đặc điểm của thiệt hại do xâm phạm môi trường gây ra, mà không thể áp dụng thời hiệu khởi kiện như thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung như hiện nay. Thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời đã trở thành nguyên tắc luật định, song trong lĩnh vực môi trường, do giá trị của các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên trong tuyệt đại đa số các trường hợp việc áp dụng nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều khó có thể thực hiện được. Pháp luật cần có các quy định mang tính linh hoạt hơn trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như người gây thiệt hại đối với môi trường có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định nào đó kể từ ngày áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến các quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo BLDS 2005 thì thời hạn này là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm [14]. Song cũng cần tính đến trường hợp rất đặc thù trong lĩnh vực môi trường là ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại không hoàn toàn trùng khít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế, chẳng hạn như thiệt hại đối với người bị nhiễm chất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là những ví dụ điển hình. Nên chăng pháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định thời hiệu khởi kiện gắn với ngày mà thiệt hại thực tế xảy ra và cần có khoảng thời gian dài hơn 02 năm. Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, Việt Nam 116 không thể không xem xét đến các cam kết quốc tế về vấn đề này. Ngày 17/6/2004 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 có hiệu lực tại Việt Nam (International Convention on Civil Liability for Oil Pollution Damage – viết tắt là CLC 1992). Đây sẽ căn cứ pháp lý quan trọng để phía Việt Nam yêu cầu các đối tượng gây ô nhiễm môi trường từ sự cố tràn dầu phải bồi thường thiệt hại về môi trường một cách thỏa đáng. Trách nhiệm dân sự do làm ô nhiễm môi trường là trách nhiệm bồi thường của người gây ô nhiễm môi trường, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Quy định tại Điều 624 BLDS 2005 nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh do có hành vi gây ô nhiễm môi trường được xác định là hành vi trái pháp luật. Những thiệt hại về môi trường có thể là do hành vi có lỗi, có thể do hành vi không có lỗi, một sự biến tương đối gây ra và hậu quả là những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người được pháp luật bảo vệ. Vì thế, môi trường bị ô nhiễm còn có thể do những sự cố nhất định nào đó gây ra như sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, rò rỉ hạt nhân, chất phóng xạ, ống dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc, hóa dầu, cơ sở công nghiệp khác, sự cố từ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu nhạt nhân, kho chứa chất phóng xạ… Những sự cố trên có thể xảy ra trong đời sống xã hội, nằm ngoài ý thức và sự kiểm soát của con người nhưng hậu quả mà những sự cố này gây ra là những thiệt hại rất lớn và nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến đời sống của toàn xã hội, gây ra những biến động có hại tới sức khỏe, tính mạng và tâm lý của con người và thiệt hại về tài sản. Thứ tư, nên có quy định phân biệt trách nhiệm của tổ chức và cá nhân theo hướng: trách nhiệm của tổ chức phải cao hơn trách nhiệm của cá nhân 117 đối với cùng một hành vi vi phạm vì: cùng một hành vi vi phạm, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện bởi một tổ chức thì tính chất cũng như mức độ nguy hại của hành vi đó bao giờ cũng cao hơn so với hành vi được thực hiện bởi một cá nhân. Nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong lĩnh vực môi trường. Luật BVMT 2005 quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng, vì vậy, bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, tác giả cho rằng: nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ gây thiệt hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo phần tương ứng với mức độ gây thiệt hại đó. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đối tượng có hành vi vi phạm chỉ vì thiệt hại do từng đối tượng gây ra cho môi trường vẫn chưa quá mức giới hạn, trong khi hậu quả xảy ra là kết quả của quá trình tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường. Thứ năm, để xác định trách nhiệm bồi thường của các chủ thể có hành vi gây thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thì không cần thiết phải bắt buộc có dấu hiệu hậu quả, vì: - Hậu quả của hành vi xâm hại đến các yếu tố cấu thành nên môi 118 trường rất đa dạng, mặt khác, rất khó có được tiêu chí có tính khoa học và thực tiễn để đánh giá một cách đầy đủ mức độ tác động của hành vi gây ô nhiễm môi trường. - Hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường thường rất khó xác định được ngay sau khi hành vi vi phạm được thực hiện mà phải có một quá trình chuyển hóa lâu dài mới xác định được. Thứ sáu, tăng cường hình thức xử phạt tiền đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường. Những thiệt hại về môi trường xảy ra cần phải có kinh phí để khắc phục. Việc áp dụng hình thức phạt tiền sẽ mang lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo quỹ để đảm bảo cho môi trường ở trạng thái cân bằng và góp phần giải quyết các hậu quả lâu dài do hành vi trái pháp luật xâm hại tới môi trường gây ra. Qua thực tế cho thấy, mức phạt tiền đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường là quá thấp, không đủ sức răn đe các doanh nghiệp, cá nhân trong khi lợi nhuận của những ngành càng gây ô nhiễm nặng thì càng cao. So với việc phải đầu tư máy móc, hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khá tốn kém, nếu mức phạt quá thấp sẽ tạo tâm lý coi thường pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp. Việc gây quỹ từ chính nguồn thu này để giải quyết hậu quả về môi trường trở về tình trạng ban đầu là một hướng giải quyết đúng đắn mà các cơ quan quản lý nên xem xét nhằm góp phần giải quyết hậu quả lâu dài do ô nhiễm môi trường gây ra. Tiến sĩ người Mỹ David C.Korten trong tác phẩm When corporations rule the world (Khi các tập đoàn thống trị thế giới) đã khẳng định: “Những ai trong chúng ta quan tâm đến chính sách công bằng kinh tế và môi trường bền vững thường được các thủ lĩnh kinh tế thế giới trấn an rằng: họ sẽ nghiêm chỉnh tôn trọng các mục tiêu này chừng nào mà tăng trưởng kinh tế và tự do mậu dịch không bị các quốc gia hạn chế” [41]. Thế nhưng, thực tế cho thấy, 119 tăng trưởng kinh tế và tự do mậu dịch đã không dẫn chúng ta đến công bằng kinh tế và bền vững môi trường, trái lại dẫn đến bất công kinh tế gia tăng và môi trường mất bền vững. Mặt khác, đã đến lúc các đoàn thể cần đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào chương trình hành động thực tế của mình chứ không thể đứng ngoài cuộc vì tài nguyên thiên nhiên, núi rừng, nguồn nước, động thực vật... chỉ có hạn, khi đã mất rồi thì không thể có lại nữa. Hệ lụy là hàng triệu con người phải gánh chịu những tác nhân gây ô nhiễm đó. Đây chính là một trong các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam cũng đã tham gia ký kết. 120 KẾT LUẬN Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định phức tạp và có tính thực tiễn cao của pháp luật dân sự. Qua nghiên cứu một số vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra, tập trung vào một số hành vi: ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, xâm phạm mồ mả, luận văn đã rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều hành vi trái pháp luật như xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm mồ mả diễn ra một cách phức tạp, nhiều hành vi có quy mô lớn và sự tinh vi cao, gây thiệt hại lớn và lâu dài cho cá nhân, tổ chức trong xã hội về cả vật chất và tinh thần. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một số hành vi nêu trên, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vấn đề ô nhiễm môi trường, hai vấn đề gây nhức nhối thời gian qua trong xã hội. Thứ hai, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi trái pháp luật như trên được quy định còn nhiều mâu thuẫn trong các văn bản quy phạm khác nhau. Việc xác minh lỗi, mức độ lỗi trong vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra như thế nào chưa rõ ràng nên khó xác định mức bồi thường thiệt hại, khiến việc bồi thường không được kịp thời và chính xác. Thứ ba, tuy BLDS 2005 và một số văn bản quy phạm chuyên ngành đã đề xuất và đưa mức xử lý vi phạm nhưng còn thiếu, yếu và chưa đủ sức răn đe, khiến việc bồi thường thiệt hại và khắc phục những thiệt hại đã xảy ra chưa kịp thời, kéo dài, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Có những vụ việc đưa ra nhưng cơ quan có thẩm quyền còn lúng túng trong xử lý như hành vi xâm phạm mồ mả do không có chế tài cụ thể, không phân định rõ 121 thẩm quyền giải quyết, chính là một trong những vấn đề là pháp luật còn khúc mắc, thiếu sót trong việc xác định trách nhiệm, mức độ bồi thường thiệt hại. Thứ tư, từ những căn cứ đã nghiên cứu, phân tích, luận văn đã đưa ra một số phương hướng, đề xuất góp phần hoàn thiện những thiếu sót của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, với mong muốn pháp luật đi vào thực tiễn thực sự mang tính khả thi cao, điều chỉnh kịp thời và là công cụ đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TS. Phạm Kim Anh (2009), “Trách nhiệm dân sự và chế định BTTH ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Hội thảo Sửa đổi BLDS 2005, Hà Nội. 2. ThS. Nguyễn Văn Côi (2004), Quốc triều hình luật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Cục quản lý cạnh tranh (2006), “Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. ThS. Nguyễn Văn Cương, (2006) “Quan niệm về người tiêu dùng trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 33. 5. GS.TS. Lê Hồng Hạnh (2010), “Trách nhiệm sản phẩm và việc bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Pháp ngữ khu vực :Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hai góc nhìn Á - Âu, Hà Nội, tr. 72-91. 6. Hội đồng thẩm phán- Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn chương Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, Hà Nội. 7. Hội đồng thẩm phán- Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết 03/2006/HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội. 8. Liên Hợp quốc (1985), “ Bản hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (hiệu chỉnh 1999)”. 123 9. Lê Nguyễn, “Tòa trả đơn vụ kiện nước tương "đen"”, Báo điện tử Tiền phong. 10. Nhà pháp luật Việt- Pháp (2006), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 11. Nhà pháp luật Việt - Pháp, Kỷ yếu Hội thảo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội: 20,21/4/2010, tr. 6. 12. Trung Phương (2011) “Nước tương có chứa chất 3-MCPD vượt chuẩn an toàn lại “tái xuất giang hồ”, Báo điện tử Người lao động. 13.Quốc hội (1995), Bộ Luật dân sự, Hà Nội. 14. Quốc hội (2005), Bộ Luật dân sự, Hà Nội. 15. Quốc hội (2010), Luật khám, chữa bệnh, Hà Nội 16. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội. 17. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội. 18. Quốc hội (2007), Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Hà Nội. 19. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội. 20. Quốc hội (1993), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội. 21. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 22. Quốc hội (2005), Luật Khoáng sản, Hà Nội. 23. Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội. 24. Quốc hội (2003), Luật Thủy sản, Hà Nội. 25. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội. 26. TS. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 27. TS. Phùng Trung Tập (2004), “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Luật học (Số10), tr 60-61. 124 28. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 173/1972/TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội. 29. Nguyễn Quang Thắng (2002), Tìm Hiểu Luật Gia Long, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, (Tập 1, tập 2), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 31. TS. Vương Ngọc Tuấn (2010), “Tình hình giải quyết khiếu nại của Văn phòng tư vấn khiếu nại Trung ương Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam” (số liệu khảo sát tháng 7), Hà Nội. 32. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trung Quốc (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 33. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 34. Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2008), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội. 35. Viện ngôn ngữ (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 36. Viện Sử học Việt Nam (1994), Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 37. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều hình luật, Nxb Pháp lý, Tp Hồ Chí Minh. 38. Vinastas Việt Nam, “Người tiêu dùng phải được bảo vệ bằng một tòa án riêng”, Tài liệu Hội thảo Giải quyết khiếu nại của NTD – các vấn đề pháp lý và thực tiễn, Hà Nội. 125 39. Luật sư Nguyễn ThànhVĩnh (2008), “Vụ án hiếm hoi”, Tạp chí pháp luật- Pháp luật TPHCM online. 40. Hoàng Việt- HòaMi- Quang Thanh (2008), “Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: Thành công suốt 14 năm”, Báo Tuổi trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 41. Dr. David C.Korten (2001), “When corporations rule the world” , Endorsed by Archbishop Desmond Tutu and World Economic Forum Founder Klaus Schwab. 42. Francise Rose (2008), “Blackstone’s Statutes on Commercial and Consumer Law 2008-2009”, 17th ed, Oxford: Oxford University Press, at 539. Website 43. http://dddn.com.vn 44. http://laodong.com.vn 45. http://nguoitieudung.com.vn 46. http://moj.gov.vn 47. http://phapluattp.vn 48. http://www.tienphong.vn 49. http://www.thuvienphapluat.vn 126 [...]... 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra và hướng hoàn thiện 6 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 1.1 Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự 1.1.1 Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự là một chế định có... thiệt hại 1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra Trách nhiệm BTTH được phân chia thành trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra và trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra Sự phân chia này căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại Trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là... dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ: - Luận văn trình bày một cách khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật 4 gây ra trong pháp luật Vi t... lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1: Khái quát về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra Chương 2: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ... phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ: có hợp đồng hay không có hợp đồng chính là yếu tố quan trọng để từ đó có thể xác định cơ chế giải quyết bồi thường Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó... nghiên cứu, một số khái niệm pháp lý liên quan cũng được đề cập đến như trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra để so sánh, phân tích và làm rõ những khác biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 4 Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác... theo hợp đồng, phạt vi phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại - Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định Các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, do. .. vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường Tuy... trách nhiệm theo hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng 10 không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng. .. hệ hợp đồng đó Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng đó Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân ... VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 1.1 Trách nhiệm dân trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luật Dân 1.1.1 Trách nhiệm dân Trách. .. PHÁP LUẬT GÂY RA 1.1 Trách nhiệm dân trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luật Dân 1.1.1 Trách nhiệm dân 7 1.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 12 1.1.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng. .. nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng hành vi trái pháp luật gây số trường hợp cụ thể Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng hành vi trái pháp luật gây hướng

Ngày đăng: 20/10/2015, 15:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Trách nhiệm dân sự

  • 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  • 1.3.1. Trước khi có BLDS 1995

  • 1.3.2. Từ năm 1995 đến nay

  • 2.2.1. Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường

  • 2.2.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường

  • 2.3.1. Mồ mả và hành vi xâm phạm mồ mả

  • 2.3.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả

  • 3.2.1. Đối với hành vi xâm phạm quyên lợi người tiêu dùng

  • 3.2.2. Đối với hành vi xâm phạm mồ mả

  • 3.2.3. Đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan