Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợ đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo B luật Dân năm 2005

14 920 1
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợ đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo B luật Dân năm 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợ đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo B luật Dân năm 2005 Nguyễn Quỳnh Anh Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Am Hiểu

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật Dân năm 2005 Nguyễn Quỳnh Anh Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Am Hiểu Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Trình bày khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong pháp luật Việt Nam. Phân tích, làm rõ các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, thực trạng của vấn đề bồi thường - những bất cập, vướng mắc. Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể. Keywords: Bồi thường thiệt hại; Hợp đồng; Hành vi trái pháp luật; Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Ở các quốc gia khác nhau, qua các thời kỳ lịch sử, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có sự khác nhau về cách thức bồi thường, mức độ bồi thường, cách xác định thiệt hại cũng như việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại trong quan hệ dân sự mà không có hợp đồng là rất khó khăn, nó liên quan nhiều đến các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật - người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Thực tế cho thấy vẫn đang tồn tại những cách hiểu khác nhau về lỗi và hành vi có lỗi nên việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, phát sinh nhiều vụ việc do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại nặng nề đến lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội như: san lấp mồ mả của người khác, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, các vụ việc gây ô nhiễm môi trường có quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của con người bị 2 phát hiện. Việc xử lý các vụ việc nêu trên ngoài chế tài hình sự còn dựa trên căn cứ của pháp luật về dân sự và hành chính nhưng những chế tài này còn yếu, chưa đủ sức răn đe. Để tăng tính khả thi của pháp luật, cần phải có quy định thống nhất về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường một cách chuẩn xác. Trên cơ sở đó, Em đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự 2005” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật Dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra gồm có: Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh “Những vấn đề vơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, luận văn thạc sỹ luật học của Lê Thị Bích Lan “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Châu “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, một số vấn đề lí luận và thực tiễn” - là một trường hợp của trách nhiệm này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 đã được luận văn phân tích, đánh giá khái quát và có phân tích cụ thể 3 trường hợp BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra đó là: BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTT do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống và chi tiết. Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như “Bàn về lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Phùng Trung Tập -Trường Đại học Luật Hà Nội (Tạp chí Luật học Số 10/2004); sách chuyên khảo của tác giả, TS. Phùng Trung Tập “BTTH ngoài hợp đồng do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm” do NXB Hà Nội xuất bản năm 2009… Tuy nhiên các công trình trên chỉ nghiên cứu chuyên sâu về phần chung trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hoặc chỉ chọn một khía cạnh nhất định của vấn đề để nghiên cứu mà trên thực tế còn rất nhiều khía cạnh khác của vấn đề chưa được khai thác, nghiên cứu. Nhận thức được vấn đề này, đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật Dân sự 2005” lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ một cách chuyên sâu, đầy đủ, đảm bảo tính lô gíc, hệ thống. Đặc biệt có nghiên cứu một số trường hợp cụ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Bên cạnh đó, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn và các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn thạc sỹ luật học, tôi tập trung nghiên cứu về một số trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra bao gồm: bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng của các hành vi vi phạm và việc bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể theo pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật, góp phần nâng cao tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thường trong thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, một số khái niệm pháp lý liên quan cũng được đề cập đến như trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra để so sánh, phân tích và làm rõ những khác biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó các phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê cũng được sử dụng để làm nổi bật vấn đề. 3 Một số vụ án thực tế được luận văn đưa ra một cách có chọn lọc để minh họa cho những nhận định, đánh giá và sử dụng số liệu thống kê của các ngành liên quan. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, từ đó chỉ ra những điểm cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Đưa ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, đồng thời góp phần vào việc giúp các cơ quan áp dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ: - Luận văn trình bày một cách khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong pháp luật Việt Nam - Phân tích, làm rõ các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, thực trạng của vấn đề bồi thường - những bất cập, vướng mắc. - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Lần đầu tiên vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, đang gây rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn. Với mong muốn đầu tiên là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân và sau đó là góp phần mình vào việc hoàn thiện những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể như: BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng . Luận văn đã chỉ ra được những vướng mắc mà thực tế áp dụng đang tồn tại về vấn đề nghiên cứu, hy vọng thêm vào hành trang kiến thức cho mỗi người trong chúng ta biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Chương 2: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra và hướng hoàn thiện. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 1.1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự 1.1.1. Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự là một chế định có lịch sử phát triển lâu đời và cho tới nay vẫn là 4 một trong những chế định có tầm ảnh hưởng rộng rãi và luôn được nghiên cứu trong nhiều hệ thống pháp luật. Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất của các quan hệ dân sự trong xã hội đó là: - Trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng; - Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm tài sản; - Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu; - Trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm theo hợp đồngtrách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các qui định của pháp luật. Nói tóm lại, có thể khẳng định: trách nhiệm dân sự là một chế định lớn, vô cùng quan trọng, chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lý phức tạp. Đây cũng chính là chế định nền tảng của chế định bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. - Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại. - Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồngtrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ: có hợp đồng hay không có hợp đồng chính là yếu tố quan trọng để từ đó có thể xác định cơ chế giải quyết bồi thường. Việc phân biệt giữa trách nhiệm hợp đồngtrách nhiệm ngoài hợp đồng có một ý nghĩa pháp lý quan trọng, nhất là trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh. 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào đóhành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng do pháp luật quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số khác biệt như sau: - Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định. - Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. - Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác … - Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây 5 thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồnghai chức năng chính: Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm hại. Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại. 1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra Trách nhiệm BTTH được phân chia thành trách nhiệm BTTH do tài sản gây ratrách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra. Sự phân chia này căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại. Thứ nhất, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Thứ hai, BTTH do súc vật gây ra. Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. 1.2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 1.2.1.1. Có thiệt hại xảy ra Thiệt hại là sự giảm bớt những lợi ích vật chất mà một người được hưởng hoặc lẽ ra họ được hưởng, gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần. Quyền đòi bồi thường bị thiệt hại chỉ có thể được thực hiện với một số điều kiện sau đây: - Sự thiệt hại phải chắc chắn có và được xác định. - Thiệt hại phải phải được xác định rõ trong quan hệ bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. - Có người gánh chịu thiệt hại. 1.2.1.2. Hành vi gây thiệt hạihành vi trái pháp luật Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, thiệt hại thường phát sinh từ những sự kiện do hành vi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật thông thường được thể hiện dưới dạng hành động, chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với dạng hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động, chỉ riêng có hành vi không hành động trái pháp luật thôi thì không đủ cơ sở để TNBTTH mà để xác định được có hay không trách nhiệm BTTHNHĐ thì cần phải đặt hành vi đó trong tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh và các vấn đề cụ thể và các vấn đề khác có liên quan. 1.2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luậtthiệt hại Khi xem xét mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luậtthiệt hại xảy thì có thể thấy rằng hành vi trái pháp luật giữ vai trò là nguyên nhân quyết định, sinh ra hậu quả (thiệt hại). Nhưng bản thân hành vi trái pháp luật mới chỉ có khả năng thực tế gây ra thiệt hại chứ chưa xác định được hoàn toàn thiệt hại xảy ra có diễn biến theo chiều hướng nào mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác, đó là những hiện tượng cần thiết cho một hậu quả nào đó xảy ra nhưng bản thân chúng không gây nên hậu quả ấy. 1.2.1.4. Người gây thiệt hại có lỗi Về mặt khách quan, trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình. Về mặt chủ quan, được thể hiện dưới hai mức độ: - Mong muốn có thiệt hại xảy ra. - Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận 6 thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý. 1.2.2. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ. Thứ hai, để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Thứ ba, người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây: - Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại; - Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại. Thứ tư, mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế 1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. 1.3.1. Trước khi có BLDS 1995 Trong xã hội cổ đại, tranh chấp giữa các cá nhân với nhau chưa có nhiều định chế để giải quyết, chủ yếu được thực hiện bằng việc tự ý trừng phạt lẫn nhau, được gọi là chế độ phục cừu. Tại Việt Nam, khi nghiên cứu bộ luật Hồng Đức và bộ luật Gia Long, thấy đã xuất hiện chế độ phục cừu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định sự bồi thường. Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, Cổ luật Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự. Trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ: hai Bộ luật điển hình của triều đại phong kiến thời Lê, Nguyễn đã ghi nhận điều khoản về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. 1.3.2. Từ năm 1995 đến nay Giai đoạn này, những quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý sau đây: BLDS 1995 và Nghị quyết số 01/2004/NQ - HĐTP, BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng nhất mà hai BLDS điều chỉnh. Khi BLDS 2005 ra đời, TNBTTHNHĐ được quy định tại chương XXI của Bộ luật. Ngoài những quy định chung về trách nhiệm BTTH như điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH hay nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm BTTH ., BLDS 2005 đã bổ sung thêm điều khoản về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thay thế cho Nghị quyết 01 đã có những sửa đổi bổ sung nhất định, theo đó, mọi trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đều có phần bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần. Chương 2 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 2.1 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 2.1.1. Người tiêu dùng và hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 2.1.1.1. Người tiêu dùng Khái niệm người tiêu dùng hiểu theo nghĩa hẹp là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Hiểu theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngoài mục đích mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt có thể còn phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất kinh doanh. Theo định nghĩa của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12, người 7 tiêu dùng chỉ có thể là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà hành vi đó nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của chính cá nhân đó, gia đình hoặc cho một tổ chức có liên quan. Trong bản Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm người tiêu dùng không được giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, người tiêu dùng được hưởng 8 quyền sau đây: (1) quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (2) quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền được lắng nghe, (6) quyền được khiếu nại và bồi thường, (7) quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững. 2.1.1.2. Hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng Những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể được nhóm về ba lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, vi phạm trong lĩnh vực đo lường. Thứ hai, vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ ba, vi phạm trong lĩnh vực chất lượng. Để dẫn đến tình trạng vi phạm quyền lợi NTD phổ biến như hiện nay cần phải kể đến một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật cũng như ý thức bảo vệ người tiêu dùng của doanh nghiệp còn hạn chế. Thứ hai, hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước chưa thực sự có hiệu quả. Thứ ba, hoạt động của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng cũng như sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế. Thứ tư, ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng chưa cao. 2.1.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. 2.1.2.1. Xác định thiệt hại Thiệt hại chính là yếu tố quyết định mức độ trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ một chế định BTTH nào, trách nhiệm bồi thường sẽ không phát sinh nếu không có thiệt hại thực tế xảy ra, hay nói cách khác, các thiệt hại được xác định dựa trên nguyên tắc “thiệt hại trực tiếp và cụ thể”. Vấn đề đặt ra đóthiệt hại gây ra đối với người tiêu dùng do những hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ thường không xảy ra ngay mà mang tính tích lũy trong một thời gian dài, cần phải có những quy định dựa trên những căn cứ khoa học cụ thể mới có thể xác định được thiệt hại. 2.1.2.2. Trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng Trách nhiệm bồi thường thuộc về những thương nhân đã sản xuất và cung ứng các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Theo như kết quả điều tra xã hội học do Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp thực hiện cho thấy: đa số người tiêu dùng đều không được BTTH do hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do NTD không đi khiếu nại. Chỉ có 23,9% số người được hỏi đã thực hiện khiếu nại song cũng không được bồi thường. Những người được BTTH chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn là 15,1%. Điều đáng lưu ý là 15,1% số người được bồi thường đều không phải do họ tự lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của chính mình mà do có sự lên tiếng của báo chí và dư luận xã hội, sự can thiệp của Nhà nước cũng chỉ chiếm 2,5%. Số doanh nghiệp tự giác và tích cực trong BTTH cũng chỉ chiếm 3,4%. Chính lẽ đó mà người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình những kiến thức tiêu dùng an toàn cũng như thực hiện quyền một cách tối đa để có thể bảo vệ được chính quyền lợi hợp pháp của mình. 2.3. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường 2.3.1. Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường 2.3.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường 8 Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở . cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp hoặc chịu sự tác động bởi môi trường sống. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. 2.3.1.2. Hành vi gây ô nhiễm môi trường Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi gây ra sự biến đổi nhất định về bản chất tự nhiên của môi trường sống. Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng và phong phú. - Những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật: - Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng. - Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ… Như vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi của tổ chức, cá nhân tác động đến các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, làm biến đổi các thành phần, tính chất của các yếu tố đó, gây hại đến sự phát triển sinh vật và sự tồn tại, phát triển bình thường của con người, tự nhiên. 2.3.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra còn là vấn đề mới, ít được nghiên cứu ở Việt Nam. BLDS 2005 được ban hành với một số điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Cùng thời điểm đó, Luật BVMT 2005 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng và phù hợp với lý luận về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường cần hội tụ đủ 3 điều kiện: - Có thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra - Có hành vi trái pháp luật làm ô nhiễm môi trường - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và môi trường bị gây ô nhiễm xác định được và thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. 2.3.2.1. Xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra * Thứ nhất, Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường * Thứ hai, Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Các thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường được xem xét gồm: - Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. - Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. - Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. So với các loại thiệt hại trong các lĩnh vực khác, thiệt hại trong lĩnh vực môi trường có những dấu hiệu đặc trưng riêng của nó. Đó là: 9 - Thiệt hại thường có giá trị lớn. - Thiệt hại thường rất lớn, khó khắc phục, thậm chí có những trường hợp không thể khắc phục được. - Thiệt hại thường xảy ra trên phạm vi rộng. 2.3.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dohành vi gây ô nhiễm môi trường Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được xác định dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ được xem xét dưới góc độ thiệt hại về vật chất. Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất. 2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm mồ mả 2.2.1. Mồ mả và hành vi xâm phạm mồ mả 2.2.1.1 Mồ mả và quan niệm về mồ mả Mồ mả là nơi mai táng thi thể, hài cốt, tro hài cốt của người chết, được đánh dấu bằng những hình khối hoặc những vật chất khác để người thông thường có thể nhận biết được nơi đó là nơi mai táng người chết. Mồ mả là quyền nhân thân gắn liền và vĩnh viễn với người chết, không thể chuyển dịch và không thể đổi cho người khác. Mồ mả cũng là quyền nhân thân của những người thân thích, người trong dòng họ của người có mồ mả đó. Hành vi xâm phạm đến mồ mả là hành vi bị lên án và cần có chế tài yêu cầu bồi thường cụ thể. 2.2.1.2 Hành vi xâm phạm mồ mả Hành vi xâm phạm mồ mả là những hành vi như làm biến dạng bề mặt của mồ mả, đánh tráo bia có khắc tên người có mồ mả, làm mất dấu vết của mồ mả, ăn cắp hài cốt, gây thiệt hại đến phạm vi bảo vệ mồ mả được bao bọc bởi các bức tường, cây cối … tức là các hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. 2.2.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 2.2.2.1 Xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra * Thiệt hại về tài sản: bao gồm các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. * Thiệt hại về tinh thần: quyền nhân thân bất khả chuyển dịch của cá nhân có mồ mả và tinh thần của người thân thích của cá nhân có mồ mả. 2.2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dohành vi xâm phạm mồ mả Bồi thường thiệt hại về mồ mả cũng tuân theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại chung: gây thiệt hại bao nhiêu thì người gây thiệt hại phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Tác giả cho rằng trong trường hợp này vẫn cần xem xét đến những yếu tố thuộc về tinh thần của thân nhân người có mồ mả. Bởi theo truyền thống, mồ mả tổ tiên là những giá trị thiêng liêng về tinh thần của gia đình, dòng họ. Những thiệt hại gây ra không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh của người thân như tài lộc, may rủi, mà còn tạo một áp lực tinh thần rất lớn tới người còn sống. Đồng thời, danh dự của những người thân thích của người có mồ mả được xác định theo quy định của pháp luật là tổn thất về tinh thần. Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VITRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 10 3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 3.1.1.1. Tình huống Ông B kiện ông S đòi bồi thường thiệt hại 03 triệu đồng cho rằng ông S đã làm mộ vợ ông bị sạt lở, phải mất công sức, tiền bạc để di dời đi chỗ khác. Ngày 3-6, TAND huyện Sông Cầu xử sơ thẩm đã bác yêu cầu đòi bồi thường của ông B. Không đồng ý, ông B lập tức kháng cáo. Ngày 15-8, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử phúc thẩm vụ án. Tại phiên xét xử, tòa nhận định: Việc ông B cho rằng nguyên nhân làm hư hỏng mộ của vợ ông do lỗi hoàn toàn thuộc về ông S là không có căn cứ. Việc này đúng là có một phần lỗi gián tiếp do việc san ủi đất của ông S gây ra. Trên cơ sở thiệt hại thực tế được xác định là ba triệu đồng, cuối cùng TAND tỉnh Phú Yên đã chấp nhận một phần kháng cáo của ông B và sửa án sơ thẩm, buộc ông S phải bồi thường 1/3 thiệt hại (một triệu đồng) do xâm phạm mồ mả cho ông B. 3.1.1.2. Bình luận - Về tính chất của vụ việc: việc đánh giá như thế nào là một hành vi xâm phạm mồ mả, lỗi và mối liên hệ nhân quả giữa hành vi với thiệt hại thực tế còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng đánh giá của cơ quan xét xử. Việc TAND cấp sơ thẩm tuyên vô can không hẳn là sai và TAND cấp phúc thẩm tuyên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cũng có cơ sở, bởi trong thực tiễn, những vụ việc trên có xảy ra nhưng luật pháp lại chỉ có một quy định chung chung và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. - Về hành vi xâm phạm mồ mả: - Yếu tố lỗi: - Mối liên hệ nhân quả. 3.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 3.1.2.1. Tình huống: Vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại 30 tỷ gửi Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh của anh Hà Hữu Tường về vụ việc nước tương chứa độc tố 3- MCPD vượt quá liều lượng cho phép có khả năng gây giảm hoạt động sinh sản, tổn thương hệ thần kinh trung ương, biến đổi gen và gây ung thư. Yêu cầu các nhà sản xuất phải bồi thường thiệt hại 30 tỷ đồng đối với sức khỏe và tính mạng hàng triệu NTD đã sử dụng sản phẩm nước tương chứa 3-MCPD vượt tiêu chuẩn trong nhiều năm qua. Yêu cầu Nhà nước truy thu khoản thu nhập bất hợp pháp của các nhà sản xuất và có mức phạt cụ thể với những hành vi sai phạm đã gây ra. 3.1.2.2 Bình luận Tại thời điểm xảy ra vụ việc nước tương “bẩn” này thì Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa ra đời nên khung pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi NTD còn rất nhiều kẽ hở, thiếu sự chặt chẽ và việc thắng kiện là điều khó có thể trở thành hiện thực, bởi lẽ NTD luôn ở vị trí yếu thế hơn so với doanh nghiệp. Việc Tòa trả lại đơn khởi kiện là có căn cứ: Thứ nhất, anh Tường chỉ là một cá nhân, có thể kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, nếu thay mặt cho những người khác phải được sự ủy quyền hợp pháp còn việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi người khác hay lợi ích công cộng chỉ do các cơ quan, tổ chức có chức năng trong lĩnh vực phụ trách của mình mới có quyền khởi kiện. Thứ hai, đơn khởi kiện phải ghi rõ bị đơn là ai. Thứ ba, yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng mà không rõ bồi thường cho ai. Thứ tư, không có chứng cứ cụ thể chứng minh cho yêu cầu bồi thường. 3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 3.1.2.1. Vụ việc VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải Năm 2008, hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải của Công ty VEDAN làm ô nhiễm

Ngày đăng: 10/09/2013, 22:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan