Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam Vũ Ngọc Chuẩn Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên
Trang 1Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật
Việt Nam
Vũ Ngọc Chuẩn
Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm chung về ngườ i chưa thành niên Phân tích bản chất pháp lý và những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường Nghiên cứu, xác định trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây
ra dưới mô ̣t số khía ca ̣ nh cu ̣ thể Đánh giá thực trạng xét xử của cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết trách nhiê ̣m bồi thường thiê ̣t ha ̣i
do người chưa thành niên gây ra Thông qua đó tìm ra những điểm vướng mắc, tồn
tại và đề xuất các giải pháp khắc phục
Keywords Bồi thường thiệt hại; Vị thành niên; Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chế định bồi thường ngoài hợp đồng là một trong những chế định xuất hiện sớm trong pháp luật dân sự Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại mà trước đó giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại không có sự thoả thuận hoặc có sự thoả thuận nhưng sự thoả thuận đó không liên quan đến hậu quả thiệt hại Việc gây thiê ̣t cho người khác và phải bồi thường thiê ̣t ha ̣i là điều mang tính tất yếu trong xã hô ̣i , trong số đó có cả người chưa thành niên gây ra thiê ̣t ha ̣i cho người khác
Đối với người chưa thành niên,với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ đối tươ ̣ng này, Nhà nước đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền của người chưa thành niên, bên ca ̣nh đó Nhà nư ớc cũng xác đi ̣nh rõ ràng trách nhi ệm của ho ̣ khi tham gia vào các quan hê ̣ pháp luâ ̣t cu ̣ thể , trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng là những trường hợp người chưa thành niên gây ra thiê ̣t ha ̣i cho người khác Chính vì thế, trong các quy đi ̣nh của pháp luật về bồi thường thiê ̣t ha ̣i của Nhà nước đối với người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, giáo dục để người chưa thành niên nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống Đồng thời, cũng nhằm xác đi ̣nh trách nhiê ̣m của cha me ̣ , người quản ý trong viê ̣c giáo dục chăm sóc con em mình
Xác định người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm và sinh lí, thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, dụ dỗ vào nhiều hoạt động, chưa tự chủ
Trang 2trong mọi tình huống Do vậy, pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy định riêng để nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra mô ̣t cách khách quan nhất, phù hợp nhất
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thà nh niên gây ra là một nội dung trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việc xác đi ̣nh trách nhiê ̣m bồi thường của người chưa thành niên là vấn đề hết sức phức ta ̣p bởi ho ̣ được coi là những chủ thể chưa có đủ năng lực hà nh vi dân sự, và do vậy bắt họ phải chịu một mức bồi thường thiệt hại cụ thể lại là điều còn khó khăn hơn , khi mà truyền thống và thói quen ở Viê ̣t Nam , những người chưa thành niên hầu hết là không có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm do hành vi của mình Thực tế, đây là vấn đề tương đối khó khăn, chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan bảo vệ pháp luật gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thực hiện Tác giả viết luận văn này với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học, có hệ thống giúp các nhà nghiên cứu, áp dụng pháp luật
có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này khi giải quyết các vụ án cụ thể góp phần mang đến sự công bằng cho các đương sự trong các vụ án
2 Tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan
Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra luôn được quan tâm nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người bị xâm hại Nhưng điều khó khăn là việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra như thế nào khi mà đối tượng này bị coi là có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ;
Trên thực tế, pháp luật nói chung và pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng đã có những quy định về việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nhưng vẫn còn một số vướng mắc
Mặt khác, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra tuy không phải là vấn đề quá mới mẻ nhưng là vấn đề khó khăn, phức tạp, … nên những bài viết xuất hiện trên các tạp chí chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và có thể nói là còn khá khiêm tốn Chưa có một công trình nào mang tính khái quát
Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định bồi thường thiê ̣t ha ̣i ngoài h ợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau
Ở Việt Nam, đến nay đã có luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Kim Anh về đề tài
"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"; Luận án tiến sĩ Luật học của Lê Mai
Anh về đề tài "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong Bộ luật Dân sự"; Luận văn thạc sĩ Luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học của
Lê Kim Loan về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân
sự Việt Nam", một số bài viết của Nguyễn Đức Giao, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Thạc sĩ Nguyễn Đức Mai về "Người giám hộ và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người chưa thành niên gây ra" đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật cũng như các giáo trình Luật dân sự đề cập vấn đề này Bài viết của thạc sĩ
Mai Thanh Hiếu về "Xác định trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ bị cáo đối với thiệt hại do
bị cáo thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra và tư cách tố tụng của họ" Và đặc biệt là cuốn sách chuyên khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng của Tiến sĩ Phùng Trung Tập - Nhà xuất bản Hà Nội 2009 Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ chung nhất hoặc chỉ đề cập ở phạm vi hẹp trong nội dung nghiên cứu về các vấn đề khác nhau, mà chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ có
hệ thống trách nhiê ̣m bồi thường thiê ̣t ha ̣i ngoài hợp đồng để trên cơ sở đó nghiên cứu một trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
Trang 3Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra là lo ại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi trái pháp luật Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài này, tác giả không nghiên cứu toàn bộ những vấn đề thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra cho người khác mà thôi Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận
và xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật của một số bản án trong ngành Tòa án trên lĩnh vực này, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật
Để đạt được các mục đích trong phạm vi nghiên cứu trên đây, đề tài tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm chung về ngườ i chưa thành niên Đồng thời phân tích bản chất pháp lý và những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
Thứ hai: Nghiên cứu, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt ha ̣i do người chưa thành niên gây ra dưới mô ̣t số khía ca ̣nh cu ̣ thể
Thứ ba: Đánh giá thực trạng xét xử của ngành Tòa án trong việc áp dụng pháp luật khi giải
quyết trách nhiê ̣m bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra Qua đó tìm ra những điểm vướng mắc, tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Kết hợp giữa quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh
5 Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn
Đây có thể được coi là công trình nghiên cứu tương đối khoa học kể từ khi vấn đề bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra được quy định trong Bộ luật Dân sự Việc nghiên cứu được tiến hành một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra Trên cơ sở lý luận khoa học, đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số trường hợp cụ thể có thể vận dụng trong thực tiễn giải quyết các tình huống tương
tự
Điểm mới của luận văn còn được thể hiện ở chỗ tác giả không chỉ dừng lại nghiên cứu các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mà còn tiến hành xem xét công tác áp dụng pháp luật qua một số bản án của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số biện pháp hoàn thiện pháp luật để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
Thực hiện luận văn giúp người viết hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề trách nhiê ̣m bồi
thường bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra trong luật dân sự đang được các
cơ quan áp dụng pháp luật quan tâm Đồng thời tác giả có kiến thức bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp của mình
Luận văn mang đến cho người đọc có thêm những hiểu biết về trách nhiệm bồi thường bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên
gây ra
Chương 2: Pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người
chưa thành niên gây ra
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Trang 4Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên, trẻ em
"Người chưa thành niên" là khái niệm không xa lạ đối với các nhà luật học trên thế giới cũng như ở Việt Nam Trong đời thường chúng ta gọi là "vị thành niên", còn luật học gọi là
"chưa thành niên" Thực tế cả hai cách gọi đều là một, nó chỉ khác nhau ở biểu đạt cách nói, cách viết mà thôi
Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên Người chưa thành niên được chia thành nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó người chưa đủ 6 tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi hạn chế Phân theo đối tượng, người chưa thành niên bao gồm toàn bộ trẻ em và một phần là thanh niên
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, người chưa thành niên (hay còn gọi là vị thành niên), là người chưa đủ 18 tuổi Người chưa thành niên không có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là chưa được phép tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự như đối với người thành niên Dưới góc độ pháp lí, tâm lí và y học, thì người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm, tính cần thiết cho xã hội của các hành vi do mình thực hiện
Như vậy, quan điểm cơ bản của chúng ta là: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ pháp lý như người đã thành niên
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em Nhưng có thể ngầm hiểu rằng, khái niệm người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em, nhưng khái niệm trẻ em thì bao gồm cả người chưa thành niên nhưng không phải là tất cả
Tựu trung lại, dựa trên các quan điểm phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khái niệm về người chưa thành niên có thể được đúc kết như sau: Người (nam và nữ) chưa đủ (tròn) mười tám (18) tuổi là người chưa thành niên
1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.1.2.1 Khái quát về quá trình phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của Luật tư như hiện nay thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt Có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù
để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ
Trong giai đoạn thứ hai, người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù
Giai đoạn thứ ba, chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự, nhưng nhà làm luật chưa quy định được hẳn một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra sự tổn thất phải bồi thường thiệt hại bất luận trường hợp nào
Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước Ở Việt Nam, bồi
Trang 5thường thiệt hại hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm Dân sự theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra
1.1.2.2 Khái niệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng của pháp luật Dân sự các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác Ở các nước khác nhau thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại được qui định khác nhau về hình thức bồi thường
và cách xác định thiệt hại Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc thống nhất:
"Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại"
Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được qui định thành một chương riêng (chương XXI) Theo Điều 604: "người nào
do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường"
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quan niệm pháp lý của Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự mang tính tài sản áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại
* Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự nên cũng mang đầy đủ những đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói chung Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật, nó
có những đặc điểm pháp lý riêng biệt:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự
- Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là sự vi phạm nghĩa vụ (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc nghĩa vụ luật định)
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể do luật định hoặc do các bên tự thỏa thuận áp dụng
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được thực hiện bởi người gây thiệt hại nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người khác
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm tài sản
* Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ vào lợi ích bị bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng rẽ
Căn cứ vào yếu tố lỗi và mức độ lỗi của cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân thành trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập
Căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân, các tổ chức khác và trách nhiệm bồi thường Nhà nước
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác
Trang 6phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra
1.1.2.3 Năng lực chủ thể và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
* Năng lực chủ thể của người chưa thành niên
Trong quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân phải có năng lực chủ thể, được cấu thành bởi hai bộ phận là năng lực pháp luật và năng lực hành vi Dĩ nhiên không phải mọi cá nhân đều có thể đạt được đủ cả hai yếu tố cấu thành này, đặc biệt là năng lực hành vi
Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các cá nhân nhất định.Còn năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự
Mọi cá nhân khi sinh ra đều có năng lực pháp luật, điều đó có nghĩa rằng mọi người đều bình đẳng với nhau và có khả năng mang quyền và gánh chịu nghĩa vụ như nhau do luật định Việc hạn chế năng lực đó chỉ thuộc về nhà nước trong những trường hợp luật định
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đủ năng lực hành
vi dân sự Cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân tạo ra tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự
- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Năng lực hành vi dân sự một phần (không đầy đủ) Người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ là người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định Các cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ
- Không có năng lực hành vi Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự
* Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
Người (nam và nữ) chưa đủ (tròn) mười tám (18) tuổi là người chưa thành niên Những người này được coi là chưa đủ năng lực hành vi dân sự Pháp luật có nhiều quy định hạn chế hành vi của người chưa thành niên Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt như giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định được phép
Trong thời gian ở tuổi chưa thành niên thì cha, mẹ, người quản lý hợp pháp hoặc người giám hộ của người chưa thành niên sẽ nhân danh người đó thực hiện những quyền lợi đi kèm với năng lực hành vi, và lẽ tất nhiên sẽ gánh chịu một số trách nhiệm nhất định về một việc nào đó theo yêu cầu của luật do người chưa thành niên mà họ quản lý gây ra
Đối với pháp luật hiện hiện hành, thì quan điểm của các nhà lập pháp đã được thể hiện rõ trong các quy định nằm trong các văn bản pháp luật, tiêu biểu nhất chính là trong Bộ luật Dân
sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005
* Phân biệt năng lực trách nhiệm của cá nhân trong quan hệ dân sự, hành chính và hình
sự
- Năng lực trách nhiệm dân sự
Trong pháp luật dân sự, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự Như đã phân tích, độ tuổi xác định bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là rất sớm: từ đủ 6 tuổi
Đối với người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì,
có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện
Trang 7theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Năng lực trách nhiệm hành chính
Năng lực chủ thể của trách nhiệm hành chính của cá nhân được xác định theo hai điều kiện:
+ Có năng lực trách nhiệm hành chính;
+ Đạt độ tuổi nhất định
Thông thường, người chưa thành niên trong lĩnh vực xử lí vi phạm hành chính, có độ tuổi
từ đủ 14 tuổi trở lên, vi phạm hành chính, thì phải chịu trách nhiệm hành chính với lỗi cố ý Những cá nhân chưa thành niên này được coi là có năng lực trách nhiệm hành chính chưa đầy
đủ Người từ đủ 16 tuổi trở lên được gọi là những người có năng lực trách nhiệm hành chính đầy đủ
- Năng lực trách nhiệm hình sự
Cũng giống như những loại quan hệ pháp luật khác, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự cũng dựa vào một trong các yếu tố, đó là độ tuổi
Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng
1.1.2.4 Ý nghĩa của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Vấn đề xác định trách nhiệm dân sự của người chưa thành niên đối với những thiệt hại do
họ gây ra cho xã hội ngày càng có ý nghĩa thực tế quan tr ọng
Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến thiệt hại do họ gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đã mở ra một hướng giải quyết tranh chấp, theo đó, khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại, thì cha, mẹ (nếu còn), người giám hộ, người quản lý hợp pháp của người chưa thành niên đương nhiên bị coi là có lỗi
Với quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, quyền lợi của người bị thiệt hại được bảo đảm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ, gia đình, người có trách nhiệm quản lý và trách nhiệm của cả nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục, quản lý người chưa thành niên - thế hệ trẻ được coi là chủ nhân tương lai của đất nước
1.2 Mục tiêu điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Việc nhà nước đặt ra chế định bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nhằm hai mục tiêu chính đó là:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ; và
- Ổn định các quan hệ xã hội
1.3 Nội dung và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra có những nét đặc thù riêng:
* Về điều kiê ̣n phát sinh trách nhiê ̣m
Trong lý luận chung, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung dựa trên các điều kiện cơ bản:
(1) Có thiệt hại xảy ra;
(2) Có hành vi trái pháp luật;
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
(4) Có lỗi của người gây thiệt hại
Trang 8Trong các điều kiện trên, yếu tố lỗi của người gây thiệt hại được loại trừ và không bắt buộc khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
* Về chủ thể chịu trách nhiệm
Trong trường hợp này, người trực tiếp gây ra thiệt hại lại không phải là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà lại là cha, mẹ, người giám hộ của người đó, trừ trường hợp
"Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình", nhưng nếu họ không có hoặc không đủ tài sản thì họ vẫn không phải chịu trách nhiệm trực tiếp
* Về năng lực chịu trách nhiệm
Theo quy định thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì có thể cha, mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
+ Về đối tượng bị xâm phạm Đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung có thể là sức khỏe, tính mạng, tài sản danh dự, nhân phẩm, uy tín
1.4 Khái quát về chế định bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra ở Việt Nam
1.4.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo Luật Hồng Đức
Nhà nước phong kiến triều Lê hầu như không quy định riêng về việc bồi thường nói chung và bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nói riêng mà cơ bản là dự liệu những hình phạt hình sự để trừng phạt những kẻ đã xâm phạm tài sản hoặc nhân thân của người khác Điều 457 xác định trách nhiệm "cha phải chịu trách nhiệm thay cho con":
1.4.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo Luật Gia Long
Những thành quả của Luật Hồng Đức đã không được kế thừa trong luật của nhà Nguyễn Trong chế định bồi thường thiệt hại là chủ yếu qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi con người gây ra (quyển 6 Hộ luật)
1.4.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo quy định của các Bộ Dân luật
Chế định bồi thường thiệt hại trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật (DLTK) được chia thành trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và ngoài hợp đồng Đối với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nguyên tắc chung để xác định trách nhiệm dân sự được qui định tại Điều 711(Dân luật Bắc Kỳ) và Điều 763 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật)
1.4.4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện đại
Bộ dân luật Bắc kỳ được áp dụng ở miền Bắc nước ta đến cuối năm 1959 và sau đó tòa
án áp dụng đường lối xét xử được Tòa án nhân dân tối cao tổng kết kinh nghiệm xét xử hàng năm và các văn bản hướng dẫn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại có Thông tư 173-UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và 2005
Chương 2
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA
2.1 Quy định về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
Trang 9thành niên gây ra
Các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
có thể được xác định dựa trên các điều kiện:
(1) Có thiệt hại xảy ra;
(2) Có hành vi trái pháp luật;
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
(4) Yếu tố lỗi (lỗi của cha, mẹ, người giám hộ, quản lý)
Theo tác giả, đối với trường hợp này thì yếu tố lỗi là không bắt buộc, đặc biệt là đối với chính người gây thiệt hại, lỗi ở đây chỉ có thể là lỗi suy đoán thuộc về cha, mẹ, người giám
hộ, người quản lý hợp pháp của người chưa thành niên do họ thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục quản lý con cái chưa thành niên, quản lý người chưa thành niên, vì vậy lỗi thuộc về họ
2.1.1 Có thiệt hại xảy ra
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc xác định thiệt hại được coi là tiền đề quan trọng phải có trước tiên Phạm vi của trách nhiệm bồi thường hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiệt hại thực tế đã xảy ra
2.1.2 Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
Trước hết hành vi gây thiệt hại được hiểu là hành vi gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là hành vi gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật đó có thể do pháp luật cấm thực hiện, hoặc yêu cầu thực hiện nhưng chủ thể đã không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nên đã gây thiệt hại
2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả có ý nghĩa quan trọng trong việc quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chỉ khi nào xác định được rõ ràng rằng hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại có ý nghĩa quyết định trong việc làm phát sinh thiệt hại thực tế, thì người đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường
2.1.4 Có lỗi
Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra thì "lỗi" lại là vấn đề khác Người trực tiếp thực hiện hành vi được xem là không có lỗi Trong trường hợp này cha, mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học…là những người theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục…đã có lỗi khi họ không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ
2.2 Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
Đối với người chưa thành niên gây ra thiệt hại, thì ngoài việc áp dụng những nguyên tắc chung như trên để là căn cứ xác định trách nhiệm bội thường thiệt hại, thì điều quan trọng hơn cả là phải xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của đối tượng này
2.2.1 Người chưa thành niên dưới mười lăm (15) tuổi gây thiệt hại
Trường hợp người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu
2.2.2 Người từ đủ mười lăm tuổi (15) đến chưa đủ mười tám (18) tuổi gây thiệt hại
Nếu người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
2.2.3 Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại
Nếu người chưa thành niên gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của
Trang 10mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường
2.2.4 Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý
Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra
Tuy nhiên trong trường hợp trên, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường
2.3 Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại
2.3.1 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam
2.3.1.1 Nguyên tắc thỏa thuận bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 và là một trong những nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù của các quan hệ dân sự Nó phản ánh một cách rõ nhất bản chất các quyền dân sự là " tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận"
2.3.1.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thì Khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam qui định một nguyên tắc chung trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là "thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ" Bồi thường toàn bộ được hiểu là mức bồi thường tương đương với thiệt hại thực tế xảy ra, theo đó, thiệt hại đến đâu phải bồi thường đến đó
2.3.1.3 Nguyên tắc bồi thường kịp thời
Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 còn qui định việc bồi thường phải được thực hiện một cách "kịp thời" nhằm giúp người bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục được nhưng tổn thất đã xảy ra, đảm bảo tính ổn định của các quan hệ dân sự bị xâm phạm
2.3.1.4 Nguyên tắc giảm trách nhiệm bồi thường
Khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 Việt Nam quy định "Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại do vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình"
2.3.1.5 Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường thiệt hại
Được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005, theo đó "Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường"
Việc xây dựng nguyên tắc này trong pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại của Việt Nam chủ yếu nhằm đảm bảo tính biện chứng và khả thi trong quá trình giải quyết vụ việc
2.3.2 Xác định thiệt hại
Việc xác định thiệt hại là khó khăn phức tạp, vì vậy phải xác định được các loại thiệt hại
là những loại nào để có cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường chính xác nhất
2.3.2.1 Thiệt hại về tài sản
Thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tài sản như tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường
2.3.2.2 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
* Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất,
bị giảm sút của người bị thiệt
* Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
* Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị