- Có người gánh chịu thiệt hại.
2.2.1. Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường
2.2.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp hoặc chịu sự tác động bởi môi trường sống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các nhu cầu đó cho con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường cũng là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người, giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải
của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi không còn giá trị sử dụng sẽ quay trở lại môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này qua các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Khoản 6 Điều 3 Luật BVMT đã chỉ rõ: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.[19]
Tiêu chuẩn môi trường ở đây có nghĩa là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Như vậy, ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
2.2.1.2. Hành vi gây ô nhiễm môi trường
định về bản chất tự nhiên của môi trường sống. Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể là hành vi có ý thức hoặc vô thức của con người đã gây ra những thiệt hại nào đó cho con người. Những thiệt hại này có thể xác định được ngay tại thời điểm có hành vi xâm phạm môi trường hoặc những thiệt hại tiềm ẩn sẽ phát sinh trong tương lai. Thiệt hại thực tế xác định được là chi phí nhằm làm trong sạch môi trường và khôi phục lại tình trạng ban đầu của môi trường như khi nó chưa bị gây ô nhiễm.
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng và phong phú. Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến như:
- Những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật: Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây thiệt hại đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối vào không khí; phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; chôn vùi, thải vào đất các chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và gây dịch bệnh vào nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, xuất khẩu chất thải…[19]
- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ…
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa là, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Khoản 2 Điều 627, BLDS năm 1995 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi” [14]. Quy định này cần được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do các nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương tiện giao thông vận tải, các nhà máy công nghiệp đang hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử, kho chưa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóng xạ… Trong thời gian qua, sự cố tràn dầu từ các phương tiện giao thông đường thuỷ đã làm ô nhiễm môi trường trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho con người cùng hệ sinh vật.
Như vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi của tổ chức, cá nhân tác động đến các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, làm biến đổi các thành phần, tính chất của các yếu tố đó, gây hại đến sự phát triển sinh vật và sự tồn tại, phát triển bình thường của con người, tự nhiên.