- Có người gánh chịu thiệt hại.
3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng
hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng
3.1.2.1. Tình huống
Vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại 30 tỷ gửi Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh của anh Hà Hữu Tường (Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự Quận 8- thành phố Hồ Chí Minh) về vụ việc nước tương chứa độc tố 3- MCPD vượt quá liều lượng cho phép có khả năng gây giảm hoạt động sinh sản, tổn thương hệ thần kinh trung ương, biến đổi gen và gây ung thư [9]. Cụ thể như sau:
17 doanh nghiệp nước tương bị khởi kiện bao gồm: Trường Thành, Song Mã, Đông Phương, Hương Nam Phương, Lam Thuận, Thái Chân Thành, Lợi Ký, Nam Dương, Nosafood, Thái Đại Lợi, Hậu Sanh, MêKong, Miwon, Vĩnh Phước, Tâm Ký, Khương Phát, Bách Thảo. Những doanh nghiệp này đã có những hành vi vi phạm về nhãn mác, quảng cáo sai sự thật khiến người tiêu dùng lầm tưởng là sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng tốt. Các đơn vị này đã chế biến, cung cấp, bán thực phẩm dù biết rõ là sản phẩm không an toàn (cụ thể hàm lượng chất 3 –MCPD có trong các mẫu nước tương đã vượt quá quy định cho phép) nhằm thu lợi bất chính từ mỗi người
dân và hộ gia đình. Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam: hàm lượng tối đa cho phép sự hiện diện chất 3-MCPD trong 1kg nước tương là 1mg/kg. Trên thế giới, quy định hàm lượng tối đa chất 3- MCPD trong nước tương là khác nhau. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đã sử dụng hàm lượng chất 3- MCPD trong nước tương vượt quá từ 1,4 mg/1kg đến 3,029 mg/1kg (tức là mức tối đa hơn 3000 lần so với mức cho phép), chẳng hạn như ơ sở Thái Chân Chành (có nhãn hiệu nước tương Thái Trân có 3-MCPD vượt 232 lần so với quy định) hay cơ sở Thái Đại Lợi (có loại nước tương Shunli 150 độ đạm có chất 3-MCPD vượt 369 lần) [12].
Như vậy có thể thấy rõ hàm lượng 3- MCPD có trong nước tương của các doanh nghiệp nêu trên đã vượt quá rất nhiều lần so với mức quy chuẩn chung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hang triệu người tiêu dùng đã và đang sử dụng loại thực phẩm này.
Với những hành vi vi phạm quá rõ ràng như vậy, người tiêu dùng với tư cách là người bị thiệt hại do tiêu dùng sản phẩm nước tương “bẩn” hoàn toàn có thể khởi kiện 17 doanh nghiệp trên đòi BTTH.
Theo đơn khởi kiện của anh Hà Hữu Tường, yêu cầu các nhà sản xuất phải bồi thường thiệt hại 30 tỷ đồng đối với sức khỏe và tính mạng hàng triệu NTD đã sử dụng sản phẩm nước tương chứa 3-MCPD vượt tiêu chuẩn trong nhiều năm qua. Yêu cầu Nhà nước truy thu khoản thu nhập bất hợp pháp của các nhà sản xuất và có mức phạt cụ thể với những hành vi sai phạm đã gây ra.
3.1.2.2. Bình luận
Có thể nói, vụ việc nước tương “bẩn” đã gây bức xúc và gây xôn xao dư luận về lương tâm doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Về nguyên tắc, khách hàng có thể khởi kiện các nhà sản xuất và đòi bồi thường thiệt hại khi
có sự vi phạm từ phía nhà sản xuất, gây thiệt hại cho NTD. Tuy nhiên, để tiến hành khởi kiện và đi đến thành công có rất nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế, để tiến hành khởi kiện một vụ như nước tương gây ung thư gần như không thể mà nguyên nhân không phải do thiếu các công cụ bảo vệ NTD mà cái khó nhất đó là nếu từng NTD đơn lẻ đi khiếu nại, ví dụ như mang từng chai nước tương đến nhà sản xuất để đòi bồi thường là rất khó, mà dù có được đền bù thì chai nước tương đấy chỉ có giá trị vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, trong khi thiệt hại về mặt sức khoẻ là vô cùng nghiêm trọng. Trong khi đó, một cách khác hiệu quả hơn là NTD hoàn toàn có thể khiếu nại thông qua văn phòng Hội Bảo vệ người tiêu dùng các địa phương. Bởi vì, trong vụ việc này không chỉ một vài NTD riêng lẻ bị xâm hại lợi ích mà rất nhiều NTD bị thiệt hại do sử dụng nước tương “bẩn”. Họ chỉ nhận được cảnh báo sau khi đã dùng thực phẩm độc hại ấy suốt một thời gian dài, và đây cũng là một nguyên nhân gây ra những căn bệnh mạn tính, bệnh nan y, về lâu dài gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với xã hội. NTD có thể tổ chức khiếu kiện tập thể thông qua tổ chức bảo vệ NTD hay không? đây thực sự là một vấn đề khó, ngay đối với nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU có kinh nghiệm hàng chục năm về vấn đề này cũng rất lúng túng.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc nước tương “bẩn” này thì Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa ra đời nên khung pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi NTD còn rất nhiều kẽ hở, thiếu sự chặt chẽ và việc thắng kiện là điều khó có thể trở thành hiện thực, bởi lẽ NTD luôn ở vị trí yếu thế hơn so với doanh nghiệp. Phải thừa nhận rằng, tinh thần của anh Tường khi đứng ra làm đơn khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho những người tiêu dùng khác là đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp luật tố tụng, đơn khởi kiện này khó có thể được Tòa án chấp nhận và thực tế, ngày 22/6/2007, Tòa án Nhân dân TPHCM đã trả lại đơn kiện và yêu cầu anh bổ sung đầy đủ chứng cứ trước
khi tòa thụ lý vụ việc. Việc Tòa trả lại đơn khởi kiện là có căn cứ:
Thứ nhất, anh Tường chỉ là một cá nhân, theo luật thì cá nhân có thể kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, nếu thay mặt cho những người khác phải được sự ủy quyền hợp pháp của những người đó; còn việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi người khác hay lợi ích công cộng chỉ do các cơ quan, tổ chức có chức năng trong lĩnh vực phụ trách của mình mới có quyền khởi kiện.
Thứ hai, đơn khởi kiện phải ghi rõ bị đơn là ai, chứ không thể ghi chung chung các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nước tương và ngành y tế được.
Thứ ba, yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng cho “sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người tiêu dùng”, mà không rõ là bồi thường cho cụ thể ai.
Thứ tư, kèm theo đơn phải có chứng cứ cụ thể chứng minh cho yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng này. Tức là nguyên đơn phải chứng minh được “mối quan hệ nhân quả” giữa hành vi vi phạm của các doanh nghiệp và hậu quả là NTD vì ăn phải nước tương “bẩn” đó đã bị thiệt hại về sức khỏe [9].
Vì vậy, trong trường hợp này, tốt nhất là anh Tường hoặc những người tiêu dùng khác nên yêu cầu tổ chức bảo vệ người tiêu dùng (ví dụ như các Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hoặc của các địa phương), hoặc các tổ chức nói trên tự mình đứng ra khởi kiện vì lợi ích xã hội, lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng.
Ngoài ra mức án phí mà anh Tường phải nộp đó là 300 triệu đồng, số tiền đó vượt quá khả năng của một công chức như anh.
Từ trước thập niên 60, ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, NTD muốn kiện nhà sản xuất hay nhà phân phối đòi bồi thường thiệt hại do sản phẩm gây ra thì phải chứng minh được rằng:
- Người tiêu dùng có mua sản phẩm, sản phẩm bị lỗi; - Người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản; - Thiệt hại đó do chính sản phẩm đó gây ra;
- Trong quá trình sản xuất, phân phối, nhà sản xuất, nhà phân phối đã không thực hiện những biện pháp phòng ngừa, cảnh báo chu đáo cần phải có (lỗi bất cẩn - negligence).
Nhưng từ giữa thập niên 1960, bắt đầu từ một vụ kiện ở Mỹ, và sau đó là các nước khác đã chuyển hướng sang cơ chế áp đặt trách nhiệm dân sự ngặt nghèo hơn đối với sản phẩm, hàng hóa. Người ta đã bỏ bước thứ tư, thậm chí trong nhiều trường hợp bỏ cả bước thứ ba.
Tiếp theo là luật bảo vệ người tiêu dùng. Những qui định chung nhất ở các nước về bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến sự an toàn của sản phẩm có những đặc điểm chính là:
- Áp đặt nghĩa vụ lên nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cấp phải bảo đảm rằng hàng hóa mà họ đưa ra thị trường phải an toàn và/hoặc phù hợp với mục đích sử dụng hoặc lưu thông;
- Nhà sản xuất, nhà phân phối không được có ứng xử hoặc hành vi dẫn đến nhầm lẫn hoặc lừa dối, trong đó bao gồm việc giới thiệu sai lạc về độ an toàn, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa.
Phần lớn những nghĩa vụ này có tính chất bắt buộc mà không cần có tổn hại về người và hư hại về của, bởi vì chúng tạo ra trách nhiệm tuyệt đối mà nhà sản xuất, nhà phân phối phải chịu cho dù có xảy ra lỗi hoặc tổn hại hay không.
Khác với trách nhiệm tuyệt đối nói ở trên, và cũng khác với ở Việt Nam, trong trường hợp này, chỉ cần chứng minh rằng nhà sản xuất không tuân thủ các qui định về an toàn của sản phẩm là nhà sản xuất đó đã phải chịu trách nhiệm bồi thường, chứ không cần phải xảy ra tổn hại về người và/hoặc tài sản.
Các cơ quan thực thi pháp luật có quyền đưa nhà sản xuất ra tòa nếu họ có cơ sở cho rằng sản phẩm có thể dẫn đến sự phương hại trên diện rộng đối với người tiêu dùng. Những biện pháp dạng này không mang tính chất hình sự mà chỉ đòi các dạng bồi thường dân sự như bồi thường bằng tiền - tức là bắt bên bị đơn phải bồi thường khoản tiền tương ứng với hư hại do bị đơn gây ra, lệnh cấm tạm thời - tòa án buộc bên bị đơn phải tạm thời ngừng công việc đang tiến hành để tòa điều tra, xét xử, tuyên án xong mới được làm tiếp, hoặc hủy bỏ hợp đồng.
Qui trình khiếu kiện như vậy đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể đòi bồi thường thiệt hại ở tòa, tự đòi được quyền của mình chứ không cần đợi các cơ quan hành chính ra tay. Nó buộc nhà sản xuất, nhà phân phối phải trả một khoản chi phí kiện tụng cao nếu họ bị kiện về tổn hại người và tài sản do sản phẩm của họ trên thị trường gây ra.
Bên cạnh đó, một số nước quy định: các nhà bán lẻ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường, do đó họ cũng buộc phải cẩn trọng khi nhập hàng về. Và sự cẩn trọng của đội ngũ bán lẻ sẽ có tác động dây chuyền lên các nhà phân phối lớn, từ đó gây sức ép buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ các qui định về an toàn sản phẩm.
Đó là khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD chưa ra đời, nên rất nhiều điểm chưa chặt chẽ trong khung pháp lý mà vô hình chung, quyền lợi của người tiêu dùng đã không được bảo vệ. Do vậy khi Luật Bảo vệ người tiêu dùng ra đời đã bổ sung nhiều quy định tiến bộ, phù hợp với thực tế và có ý nghĩa
quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ…(Điều 41, 42 và 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Nội dung của Luật cũng xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo đó, trách nhiệm và vai trò của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng cũng được quy định cụ thể và chi tiết. Cụ thể, các tổ chức này được phép tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và được hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này (Điều 27, 28 và 29 của Luật). Đặc biệt, vai trò của các tổ chức xã hội được nhấn mạnh khi Luật cho phép các tổ chức này quyền tự khởi kiện vì lợi ích của cộng đồng người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tiễn các vụ việc vi phạm thường nhắm tới số đông người tiêu dùng và có giá trị nhỏ lẻ, cá nhân người tiêu dùng thường bỏ qua vì ngại tốn kém về công sức và thời gian. Không chỉ đề cập đến các vấn đề mới phát sinh, Luật cũng tăng cường nhiều biện pháp xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một trong những biện pháp có tính chất cảnh báo cộng đồng về doanh nghiệp vi phạm là việc đưa tổ chức, cá nhân tái phạm vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Đây có thể hiểu là “Danh sách đen”, nhằm cảnh báo với người tiêu dùng các doanh nghiệp không an toàn.
Luật pháp cho phép người dân bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của mình mà không có ai sử dụng quyền đó. Tòa án cũng chưa bao giờ xử một vụ kiện nào tương tự. Tại sao như vậy? chúng ta đang lơ là với quyền tự bảo vệ của mình trước hàng hóa kém chất lượng. Điều đó sẽ chỉ làm cho chính chúng ta thiệt thòi. Xin trích lời của anh Hà Hữu Tường thay cho lời kết của mục này: “Tôi khởi kiện các nhà sản xuất nước tương chỉ vì quyền lợi
chung của xã hội, rằng có một công dân là người tiêu dùng chính thức đòi pháp luật bảo vệ cho mình”.