Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật (Trang 26 - 29)

trái pháp luật gây ra

Trách nhiệm BTTH được phân chia thành trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra và trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra. Sự phân chia này căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại. Trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi của con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại…

Mặc dù trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ làm rõ về trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Song để thấy rõ được sự khác biệt thì tác giả cũng xin được đề cập một vài điểm cơ bản nhất về trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra qua hai trường hợp cụ thể:

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 623, BLDS 2005: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”[14]. Như vậy thiệt hại xảy ra do hoạt động của chính nguồn nguy hiểm cao độ mà không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con người. Ví dụ trường hợp xe máy bị đứt phanh gây tai nạn, gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe… Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được quy định đối với những người xung quanh mà không có liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Trên thực tế, việc xác định chính xác đối tượng bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý. Liên quan tới khái niệm “người xung quanh” và việc xác định đúng “người xung quanh” có ý nghĩa quan trọng trong việc khoanh vùng đối tượng hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm dân sự cho người thứ ba liên quan. Ví dụ trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ lại gây thiệt hại cho chính đối tượng sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thí có thể được xem xét bồi thường theo chế độ bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm dân sự.

Một điểm đặc biệt trong trường hợp BTTHNHĐ do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đó là vấn đề liên quan tới điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Có ba điều kiện bao gồm: có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra, việc gây thiệt hại là trái pháp luật. Tác giả sẽ không đi sâu vào phân tích cụ thể từng điều kiện mà chỉ làm rõ tại sao yếu tố “lỗi” ở đây không được xem xét tới. Bởi lẽ nếu đưa yếu tố yếu tố lỗi vào thì phải là lỗi của chủ sở hữu hay sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ chứ không thể nói là “lỗi của

nguồn nguy hiểm cao độ được”. Và như vậy sẽ thuộc vào trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra cho dù xét về mặt hình thức thì thiệt hại xảy ra nguyên nhân cũng là do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.

Thứ hai, BTTH do súc vật gây ra. Về vấn đề này, Điều 625, BLDS

2005 có quy định: “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường” [14]. Cũng giống như trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật sẽ không được coi là điều kiện bắt buộc để phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng giữa chủ sở hữu súc vật và người bị thiệt hại mà yếu tố lỗi chỉ được xác định trong một số trường hợp sau đây:

- Thiệt hại xảy ra là do lỗi của bên bị thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật sẽ không phải bồi thường. Ví dụ trêu chó nhà hàng xóm và bị chó cắn.

- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của người thứ ba thì chủ sở hữu súc vật cũng không phải bồi thường mà người thứ ba sẽ phải bồi thường

- Súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật khi gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật sẽ phải bồi thường

Yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật chỉ được xem xét tới trong trường hợp cả chủ sở hữu và người thứ ba cùng có lỗi trong việc để súc vật gây thiệt hại cho người khác thì sẽ phải liên đới BTTH

Hiện nay, BLDS Việt Nam chưa quy định về trường hợp một người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản như chiếm hữu thông qua hợp đồng dân sự (ví dụ thông qua hợp đồng thuê, mượn, gửi giữ …) hoặc chiếm hữu tài sản do pháp luật quy định (chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm thất lạc…) mà tài sản này gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi

thường thiệt hại. Xét về nguyên tắc theo quy định của pháp luật hiện nay thì chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo tác giả thì quy định như vậy sẽ không phù hợp vì trong trường hợp này chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu của mình cho người khác và việc kiểm soát, quản lý tài sản đã nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu. Trong trường hợp này, pháp luật cần quy định về người phải chịu trách nhiệm BTTH là người chiếm hữu hợp pháp bởi lẽ tài sản hiện đang thuộc quyền nắm giữ, quản lý và kiểm soát của những người này.

Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH: Đối với trường hợp BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, BTTH do tài sản gây ra vì không có hành vi nên điều kiện này không thể được xem xét đến.

Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Về nguyên tắc, người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì người đó phải chịu trách nhiệm BTTH do hành vi mình gây ra. Còn đối với BTTH do tài sản gây ra, về nguyên tắc, trách nhiệm lại thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về người đang chiếm giữ tài sản đó.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)