Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật (Trang 109)

- Có người gánh chịu thiệt hại.

3.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

3.1.3.1. Vụ việc VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải

Năm 2008, hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải của Công ty VEDAN làm ô nhiễm môi trường bị phanh phui đã gây xôn xao dư luận và đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội, không chỉ về quy mô, sự tinh vi của hành vi phạm mà còn ở mức bồi thường thiệt hại cao kỷ lục.

Công ty thực phẩm VEDAN 100% vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km. Ngày 13/9/2008, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy của Công ty VEDAN Việt Nam xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.

Trước đó, năm 2006, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường từng kiểm tra đột xuất Công ty VEDAN, tại thời điểm này, Công ty VEDAN có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau (UASB). Song, theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ thuật, nếu không muốn nói là làm để đối phó. Vì thế nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là 7 lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn Việt Nam giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít. Thậm chí, có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn Việt Nam đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn [40]. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây

bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin có hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần (BOD là tên viết tắt tiếng Anh: Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá, là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ; COD là tên viết tắt tiếng Anh: Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học, là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ). Cũng tại đợt kiểm tra trong năm 2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường, đoàn kiểm tra đã phát hiện ở Công ty VEDAN có hiện tượng xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải với nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến hàng trăm lần. Năm 2008, Công ty VEDAN lại bị phát hiện xả chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị vải với một hệ thống đường ống chằng chịt, thủ đoạn tinh vi nên phải sau rất nhiều tháng theo dõi, Cục cảnh sát môi trường mới bắt quả tang được hành vi này.

Sau khi vụ bê bối về môi trường của Công ty VEDAN bị phát hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã buộc Công ty VEDAN tạm dừng sản xuất và khắc phục hậu quả, cụ thể là rà soát lại hệ thống xử lý nước thải. Sau đó, ông Yang Kun Xiang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn VEDAN đã gửi lời xin lỗi đến người dân Việt Nam vì hành động sai trái của công ty này. Sau một thời gian chờ đợi các cơ quan chức năng phân định trách nhiệm, nhiều người đã khấp khởi khi thấy con số gần 150 tỷ đã được xác định là số tiền mà Công ty VEDAN buộc phải bồi thường cho những người dân bị thiệt hại. Tuy nhiên, Công ty VEDAN lại đưa ra những biện minh rất thiếu thiện chí, công ty VEDAN cho rằng: khoản tiền phải trả cho thiệt hại đã gây ra với người dân là tiền “hỗ trợ” chứ không phải tiền “đền bù” để rồi cứ liên tục đưa ra cái giá quá “bèo bọt”. Sau nhiều lần

“kỳ kèo trả giá”, Công ty VEDAN dường như đã giành phần thắng khi Đồng Nai đã chấp nhận khoản “hỗ trợ” 15 tỷ so với con số 1.600 tỷ đồng mà Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai thống kê và yêu cầu bồi thường, với TPHCM là 7 tỷ đồng so với con số yêu cầu bồi thường là 45,7 tỷ đồng, với Bà Rịa - Vũng Tàu là 10 tỷ/53,6 tỷ. Việc Công ty VEDAN từ chối mức đòi bồi thường trên 45 tỷ đồng đối với TPHCM và trên 53 tỷ đồng với Bà Rịa - Vũng Tàu nên hai địa phương này quyết tâm khởi kiện Công ty VEDAN ra tòa. Phía Đồng Nai, bà con nhân dân lại nhất trí việc hỗ trợ và đề nghị nâng mức hỗ trợ lên 20 tỷ đồng vì cho rằng người dân không có chứng cứ để khởi kiện.

Sau khi được Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai trực tiếp tư vấn thì người dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục tiến hành làm hồ sơ khởi kiện Công ty VEDAN. Tháng 7/2010, nông dân 3 tỉnh, thành ven sông Thị Vải đồng loạt gửi đơn khởi kiện Công ty VEDAN ra tòa án địa phương dù mức bồi thường đã được đại diện phía Công ty VEDAN “nhích” dần lên. Trước thái độ “cò kè” nhích mức giá bồi thường của Công ty VEDAN, người dân cả nước vô cùng bức xúc. Và sản phẩm của VEDAN bắt đầu bị người tiêu dùng cả nước “tẩy chay” vào đầu tháng 8/2010, các hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart, Big C sẽ không kinh doanh sản phẩm bột ngọt, hạt nêm mang nhãn hiệu VEDAN. Đồng thời cũng buộc Công ty VEDAN phải có biện pháp thu hồi sản phẩm cho đến khi “khắc phục xong sự cố và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân” [44].

Trước thái độ cương quyết của người tiêu dùng, ngày 9/8, Công ty VEDAN đã bất ngờ chấp nhận bồi thường 100% thiệt hại cho nông dân thành phố Hồ Chí Minh là 45,74 tỷ đồng và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là 53,619 tỷ đồng theo con số thống kê của Viện Tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trước đó. Riêng con số thiệt hại của

tỉnh Đồng Nai là 119,581 tỷ đồng sẽ được các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và Công ty VEDAN cùng tính toán tiếp [44].

Cuối cùng, sau gần 2 năm bị phát hiện xả thẳng chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về kinh tế cho nông dân trong khu vực, Công ty VEDAN đã phải chấp nhận bồi thường thiệt hại đúng bằng 100% số tiền yêu cầu của nông dân 3 tỉnh, thành phố là gần 220 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty VEDAN còn bị phạt hành chính 267,5 triệu đồng, đồng thời truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là 127,268 triệu đồng; phải chi trả chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải. Bên cạnh đó, Công ty VEDAN cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi kinh tế - xã hội của người lao động đang làm việc tại Công ty cũng như tổ chức hay cá nhân đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu trong thời gian tạm đình chỉ sản xuất. Thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi gây ô nhiễm sông Thị Vải là 6 tháng (kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà nước) [44].

3.1.3.2. Bình luận

Hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty VEDAN gây thiệt hại trong thời gian dài, hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân là đã quá rõ ràng nhưng chế tài dành cho Công ty VEDAN dường như chưa đủ mạnh để răn đe doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua thái độ rất thiếu trách nhiệm của Công ty VEDAN trước sự việc xảy ra, cò kè mức bồi thường cùng với việc cơ quan chức năng chưa có biện pháp kiên quyết để xử lý.

thời thì việc vụ kiện của người dân ba tỉnh ven sông Thị Vải yêu cầu Công ty VEDAN bồi thường phải kéo dài hơn 2 năm mới có được kết quả cuối cùng, tức là chưa đảm bảo được nguyên tắc BTTH. Trên thực tế, nhiều đoạn sông Thị Vải đã “chết”, muốn khắc phục được có lẽ cũng phải mất hàng chục, thậm chí cả trăm năm, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người dân sống bên sông, phụ thuộc vào con sông. Trong nhiều năm tới, cuộc sống của họ sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại cần khắc phục không chỉ là đảm bảo cho cuộc sống của người dân, mà quan trọng là môi trường sông Thị Vải bị ô nhiễm quá nặng nhưng thời gian giải quyết quá dài, biện pháp khắc phục không kịp thời. Hành vi gây ô nhiễm môi trường đã rõ ràng, thiệt hại đã được xác định. Nhưng trách nhiệm pháp lý của Công ty VEDAN đối với người bị thiệt hại vẫn chưa được làm rõ và nhà nước cũng chưa có cách xử lý thật công bằng, đúng mức dẫn đến hậu quả từ việc làm sai trái đó vẫn chưa được khắc phục. Vấn đề đặt ra ở đây đó chính trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định hành vi ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Công ty VEDAN chỉ là một trong vô vàn những doanh nghiệp khác chưa được nêu tên, chưa “bị bắt quả tang” ở các khu công nghiệp khác trên cả nước mà thôi. Trong khi thủ tục đầu tư thì nhiêu khê, không thể thiếu “con dấu” môi trường thì Luật Bảo vệ môi trường lại đầy khe hở, việc chấp hành còn có sự “co dãn”. Những thiệt hại môi trường hữu hình khổng lồ thì đã rõ nhưng những hậu quả vô hình đối với cuộc sống của người dân địa phương, với hệ động - thực vật, tài nguyên nước... mà trên tất cả chính là nỗi khổ kép của người dân khi vừa bị mất cuộc sống trong lành, an toàn, vừa bị mất nguồn sinh nhai. Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu, báo cáo về môi trường Việt Nam của các tổ chức nước ngoài đóng tại Việt Nam lại không đến được tay công chúng để tạo ra một ý thức bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)