Từ năm 1995 đến nay

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật (Trang 56)

- Có người gánh chịu thiệt hại.

1.3.2. Từ năm 1995 đến nay

Giai đoạn này, những quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý sau đây: BLDS 1995 và Nghị quyết số 01/2004/NQ - HĐTP, BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng nhất mà hai bộ luật dân sự điều chỉnh. Sự ra đời của hai bộ luật dân sự là một mốc quan trọng trong tiến trình

lập pháp, bởi quan hệ dân sự là quan hệ chủ yếu trong đời sống xã hội, ta có thể thấy những quy phạm pháp luật dân sự hiện diện trong hầu hết các quan hệ xã hội, đặc biệt là đối với quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng, những quy định đó giúp các chủ thể trong giao lưu dân sự biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, không có sự khác biệt lớn giữa Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005, cả hai Bộ luật đều xác định theo hướng liệt kê các trường hợp cụ thể về BTTHNHĐ như: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra; Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi; Bồi thường thiệt hại do công chức,viên chức nhà nước gây ra; Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra; Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường... Do sự phát triển của xã hội, đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật với một số hành vi gây thiệt hại tới thi thể, mồ mả bởi chính sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Vì vậy, BLDS 2005 đã bổ sung thêm hai trường hợp đó là: BTTH do hành vi xâm phạm thi thể và BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả. Mặc dù BLDS 1995 đã ghi nhận những tổn thất về tinh thần sẽ được BTTH song mức BTTH trong các trường hợp cụ thể là bao nhiêu thì BLDS 1995 lại chưa quy định.

Ngày 28 tháng 04 năm 2004 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn khá cụ thể chương Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, Nghị quyết có một phần chung quy định về trách nhiệm BTTH, trong đó quy định cụ thể về các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ, Nghị quyết dành hẳn một mục II để hướng dẫn cách xác định thiệt hại, đặc biệt là cách tính các chi phí hợp lý để hạn chế và khắc

phục thiệt hại xảy ra trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt tại phần II, mục 1 và 2 khi hướng dẫn về cách tính thiệt hại tinh thần, Nghị quyết nêu rõ: “không phải mọi trường hợp (...) đương nhiên được bồi thường khoản bồi đắp về tinh thần” mà phải “xác định có bị tổn thất tinh thần hay không và mức độ tổn thất tinh thần”[6], quy định này thiếu tính hợp lý, bởi lẽ, tổn thất về tinh thần là những thiệt hại vật chất, khó xác định, “được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm (điểm b, tiểu mục 1.1. phần 1 Nghị quyết 01)” [6], “đau thương, buồn phiền” là những khái niệm không thể cân đong đo đếm được, quy định này sẽ dẫn đến sự tùy tiện khi giải quyết vấn đề bồi thường khi xác định khoản bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại hay người được hưởng bồi thường thiệt hại.

Khi BLDS 2005 ra đời, TNBTTHNHĐ được quy định tại chương XXI của Bộ luật. Ngoài những quy định chung về trách nhiệm BTTH như điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH hay nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm BTTH... không có gì thay đổi so với các quy định trong các văn bản pháp luật trước đó. BLDS 2005 đã bổ sung thêm điều khoản về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Điều 607. Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó, BLDS 2005 còn xác định rõ mức BTTH đối với các tổn thất tinh thần. Các trường hợp cụ thể của BTTH ngoài hợp đồng do những hành vi trái pháp luật gây ra được quy định tại các điều: Từ Điều 613 đến Điều 622, Điều 624, Điều 628 đến Điều 630.

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng thay thế cho Nghị quyết 01 đã có những sửa đổi bổ sung nhất định, theo đó, mọi trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đều có phần bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần.

Nhìn lại sự phát triển những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra thấy rằng, dù giống nhau về cơ bản nhưng qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, các quy định ngày càng chặt chẽ hơn và hoàn thiện hơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)