ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÙNG THANH HÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÙNG THANH HÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Huyền HÀ NỘI - 2014 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n cha tõng ®îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Phïng Thanh Hµ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt 1 MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN 8 HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm đặc điểm nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát 8 nhân dân trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân 8 trong tố tụng dân sự 1.1.2. Đặc điểm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố 11 tụng dân sự 1.2. Cơ sở xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong 14 tố tụng dân sự 1.2.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ 15 máy nhà nước 1.2.2. Xuất phát từ việc hài hòa nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm 16 sát nhân dân với quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 1.2.3. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án 18 1.3. 18 Khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ 1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện công tố (tiền thân của Viện kiểm 18 sát nhân dân) trong tố tụng dân sự giai đoạn từ 1945 đến 1959 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố 20 tụng dân sự giai đoạn từ 1960 đến 1988 1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố 21 tụng dân sự từ năm 1989 đến trước năm 2004 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 23 1.4. 26 Quy định của pháp luật một số quốc gia về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự 1.4.1. Quy định của pháp luật Liên bang Nga 26 1.4.2. Quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp 31 1.4.3. Quy định của pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 33 Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NHIỆM VỤ, 36 QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trước khi thụ lý và 36 chuẩn bị giải quyết vụ việc dân sự 2.1.1. Kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự 36 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm 39 sát việc lập hồ sơ vụ việc dân sự 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi tham gia phiên 41 tòa sơ thẩm; phiên họp giải quyết việc dân sự 2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm 42 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên tại phiên họp sơ thẩm 56 2.3. 57 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật và tham gia tố tụng ở cấp phúc thẩm 2.3.1. Kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật 57 2.3.2. Viện kiểm sát nhân dân nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai 60 đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm 2.3.3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm 61 2.4. 63 Kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm 2.4.1. Kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 63 2.4.2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, 67 tái thẩm 2.5. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị 69 2.5.1. Thực hiện quyền yêu cầu 69 2.5.2. Thực hiện quyền kiến nghị 72 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM 76 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam hiện 76 hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 3.1.1. Kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự 77 3.1.2. Hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án 79 3.1.3. Kiểm sát công tác xét xử của Tòa án 83 3.1.4. Công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm 84 3.2. 88 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm 88 sát trong tố tụng dân sự 3.2.2. Một số kiến nghị khác nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, 97 quyền hạn của Viện kiểm sát KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) có nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng trong tố tụng dân sự, xét cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Lịch sử pháp luật về VKSND Việt Nam trong tố tụng dân sự kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã trải qua hơn 60 năm tồn tại, trưởng thành và phát triển, đã thực hiện được nhiều nội dung cải cách tư pháp. Bước sang thế kỳ thứ XXI, tiến trình cải cách tổ chức và hoạt động của VKSND trong lĩnh vực dân sự đã được tiến hành ngày càng sâu rộng. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trong đó xác định rõ: "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện Công tố". Tiếp đó, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng tiếp tục khẳng định: Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên nhiệm vụ, quyền hạn như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [9]. Như vậy, hai nghị quyết nêu trên đã chỉ rõ nhiều nội dung cụ thể về cải cách tư pháp đòi hỏi phải được thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát (VKS) nói chung cũng như vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS nói riêng trong tố tụng dân sự. Theo tinh thần quy định của các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 thì Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc tuân theo pháp luật hầu hết các vụ việc dân sự nhưng tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 hạn chế phạm vi tham gia phiên toà của VKS đối với vụ án dân sự. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định VKS tham gia phiên tòa đối với những vụ án dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, tham gia các phiên họp giải quyết các việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án, các vụ việc dân sự mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án dựa trên quan điểm tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự trong tố tụng dân sự. Thực tiễn thi hành BLTTDS năm 2004 cho thấy quy định của BLTTDS về sự tham gia của VKS trong tố tụng dân sự đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tạo điều kiện cho VKS thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND. Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, khi mà trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, khi có tranh chấp nhiều người dân chưa có điều kiện mời Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình và đội ngũ Luật sư hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia tất cả các phiên tòa. Do đó, Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS năm 2011 đã sửa đổi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự, qua đó thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thực tiễn đó, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của VKSND trong tố tụng dân sự, vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: "Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự là vấn đề không chỉ được ngành Kiểm sát mà còn được cả xã hội quan tâm. Do yêu cầu và đòi 2 hỏi khách quan nêu trên, đã có nhiều bài viết trên các luận văn thạc sĩ, tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo, chuyên đề tổng kết rút kinh nghiệm của các ngành Kiểm sát, Tòa án… liên quan đến nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự. Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nêu trên, có thể phân loại tài liệu thành hai nhóm sau: - Nhóm thứ nhất, các bài viết liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp như: "Đổi mới vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp" của tác giả Nguyễn Minh Hằng, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2008; "Hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự", Đề tài khoa học cấp Bộ của tiến sĩ Trần Văn Trung, năm 2003; Luận án tiến sĩ "Quá trình hình thành, phát triển và đổi mới Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam", của tác giả Trần Văn Nam, năm 2010; Luận văn thạc sĩ luật học "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam" của tác giả Hoàng Thế Anh, năm 2006; Luận văn thạc sĩ luật học "Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Việt Nam" của tác giả Võ Thị Phượng, năm 2010; "Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành", "Nhận thức đúng thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự" của tác giả Khuất Văn Nga, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 09 năm 2004... - Nhóm thứ hai, nhóm các chuyên đề báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm như: "Kết luận của TS. Khuất Văn Nga - Nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Bộ luật Tố tụng dân sự về thực hiện các quy định về quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự", Tạp chí Kiểm sát, số 18, tháng 9/2006; "Những kiến nghị từ hoạt động thực tiễn qua 1 năm thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004" của Tòa soạn Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Kiểm sát, số 18, 3 tháng 9/2006; "Việc áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự" của Toà soạn Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Kiểm sát, số 13, tháng 3/2006; "Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp" của Nguyễn Ngọc Khánh, Tạp chí Kiểm sát, số 14-16, tháng 7, 8 năm 2008; "Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 kể từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực pháp luật đến ngày 31/5/2005" của VKSNDTC... Qua nghiên cứu những công trình, bài viết nêu trên cho thấy: có nhiều quan điểm, lý luận tác giả có thể kế thừa và phát triển được khi nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tuy vậy, các công trình, bài viết trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực chung nhất về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước; các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự dưới góc độ của Luật nhà nước. Hoặc có công trình, bài viết tuy có trực tiếp đề cập đến vấn đề này, nhưng do thời điểm nghiên cứu đã lâu nên không cập nhật được những vấn đề đang đặt ra trong lý luận và thực tiễn hiện nay, nhất là trong điều kiện BLTTDS năm 2004 vừa được Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2011 với nhiều quy định mới, nên vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự; đánh giá tính có căn cứ và khoa học về thực trạng pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự. 3.2. Nhiệm vụ Từ mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự. 4 - Làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong trong tố tụng dân sự qua các thời kỳ, đặc biệt là theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành từ đó xác định những hiệu quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự trong thời gian tới, góp phần bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án có căn cứ, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự; việc tổ chức thực hiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự trên thực tế và những quy định của pháp luật có liên quan đến các vấn đề nêu trên. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS Việt Nam trong tố tụng dân sự trong toàn ngành Kiểm sát, thời điểm lấy số liệu từ năm 2005 đến nay. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án (ở Việt Nam, hiện nay, có hai quan điểm khác nhau về tố tụng dân sự. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tố tụng dân sự, bao gồm toàn bộ trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Quan điểm khác cho rằng, tố tụng dân sự chỉ bao gồm trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; đường lối 5 quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về đổi mới tổ chức hoạt động của VKS trong điều kiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị và những thành tựu của khoa học pháp lý trên thế giới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; các khoa học chuyên ngành khác đặc biệt là khoa học về Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, chú trọng đến phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Phân tích và làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn trong pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. - Đề xuất những phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ về lý luận cũng như thực trạng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự từ đó góp phần tiếp tục đổi mới nhiệm vụ, quyền hạn và việc hoàn thiện mô hình hoạt động của VKSND trong tố tụng dân sự. - Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật. - Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn, đồng thời có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy cho các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý. 6 - Đề tài là nguồn tài liệu để phản ánh một số vấn đề từ thực tế giúp cho liên ngành VKS - Tòa án nghiên cứu khi ban hành các thông tư, hướng dẫn các vấn đề còn bất cập trong việc áp dụng, thực hiện BLTTDS trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung, tiếp tục hoàn thiện BLTTDS, nhằm đảm bảo cho pháp luật tố tụng dân sự được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất trong toàn quốc. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lí luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Chương 3: Thực tiễn thực hiện, một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Hiến pháp năm 2013, BLTTDS đã khẳng định VKSND là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Các hoạt động tố tụng dân sự của những người tiến hành tố tụng dân sự và những người tham gia tố tụng dân sự là đối tượng kiểm sát của VKSND. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự là giám sát, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với hành vi của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, đối với văn bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự của chủ thể tiến hành tố tụng và đó là hình thức thực hiện quyền lực nhà nước, một trong những hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Mục đích của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự là nhằm bảo đảm cho các hành vi xử sự của các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng và văn bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nội dung hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự là việc VKSND sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý do BLTTDS quy định để kịp thời phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Để có thể sử dụng được các biện pháp, quyền năng pháp lý quy định trong BLTTDS, Nhà nước trao cho VKSND những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. 8 Trong khoa học pháp lý, "thẩm quyền", "nhiệm vụ" và "nghĩa vụ" là các khái niệm khác nhau. Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước do pháp luật quy định [39, tr. 459]. Khái niệm "thẩm quyền" bao hàm hai nội dung chính là quyền hành động và quyền quyết định của cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước. Quyền hành động là quyền được làm những công việc nhất định, còn quyền quyết định là quyền hạn giải quyết công việc đó trong phạm vi pháp luật cho phép (thẩm quyền hành động). Nghĩa vụ là việc mà theo đó một chủ thể (cá nhân, cơ quan, tổ chức) phải thực hiện hoặc không thực hiện khi tham gia vào một quan hệ pháp luật. Thuật ngữ "nhiệm vụ", theo Đại Từ điển tiếng Việt được hiểu là "công việc phải làm, gách vác" [46, tr. 1384] hay "công việc phải làm vì một mục đích và trong một thời gian nhất định" [17]. Theo cách giải thích này thì nhiệm vụ nói chung là công việc mang tính chất bắt buộc đối với chủ thể phải thực hiện. Nhiệm vụ của một chủ thể xuất phát từ tư cách chủ thể trong quan hệ xã hội mà chủ thể đó tham gia và được pháp luật quy định. Cùng một chủ thể, nhưng mỗi quan hệ xã hội khác nhau thì quy định pháp luật xác định nhiệm vụ khác nhau. Do đó, có thể hiểu nhiệm vụ của cơ quan VKSND là những hoạt động cụ thể của VKSND trong một thời gian nhất định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành mình để cùng thực hiện nhiệm vụ của bộ máy nhà nước trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng dân sự là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra và được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, BLTTDS và các văn bản pháp luật khác mà VKSND phải thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nhất định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể là: - Bảo đảm việc giải quyết các vụ án dân sự ở Tòa án các cấp nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời. 9 - Bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Tòa án có căn cứ và đúng pháp luật. - Bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật, kịp thời. Như vậy, nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng dân sự là những công việc cụ thể do pháp luật quy định đối với VKSND trong các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng các vụ việc dân sự (từ khi Tòa án thụ lý, chuẩn bị xét xử đến phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự) nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng. Còn về khái niệm "quyền hạn" được hiểu là quyền theo cương vị, chức vụ cho phép [46]. Dưới góc độ pháp lý, quyền hạn của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật [39, tr. 651]. Quyền hạn thường gắn chủ thể với một cương vị, tư cách cụ thể. Trong khoa học pháp lý, quyền hạn được gắn liền với cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước hoặc của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó. Quyền hạn của cơ quan, tổ chức là quyền quyết định giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức. Quyền hạn của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức là quyền quyết định giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó. Đối với quyền của chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự xuất phát từ sự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Quyền hạn và nhiệm vụ là hai khái niệm khác nhau, song lại có mối liên hệ chặt chẽ. Nhiệm vụ của VKS là việc phải thực hiện các chức năng tố tụng mà BLTTDS quy định, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ thì tùy theo tính chất và mức độ giải quyết vụ việc dân sự sẽ không chính xác. Nhiệm vụ của VKS trong tố tụng dân sự được xác định bắt buộc 10 trong những trường hợp quy định tại Điều 21 BLTTDS. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình pháp luật cần trao cho VKS những quyền hạn đầy đủ. Tuy nhiên, khái niệm quyền hạn và nhiệm vụ đặt trong một điều kiện với một chủ thể xác định thì quyền hạn và nhiệm vụ là tương đối thống nhất. Pháp luật quy định nhiệm vụ của VKS phải thực hiện những công việc gì, đồng nghĩa là pháp luật trao cho VKS những quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS nói chung được quy định trong Luật tổ chức VKS. Còn trong tố tụng dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự. Như vậy, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là quyền quyết định thực hiện các hoạt động tố tụng (từ khi Tòa án thụ lý, chuẩn bị xét xử đến phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự) nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng. 1.1.2. Đặc điểm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự Thứ nhất, nhiệm vụ quyền hạn của VKS do pháp luật quy định, VKS không thực hiện những hoạt động ngoài nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Đây chính là nội dung trong nguyên tắc pháp chế - nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội, của những người có chức vụ, quyền hạn và của công dân. Đây là nguyên tắc hiến định được hiểu là việc thường xuyên, nhất quán tuân thủ và chấp hành các quy định của Hiến pháp, của các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của tất cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, của những người có chức vụ, quyền hạn, của công dân. Trong hoạt động của VKS, nguyên tắc bảo đảm pháp chế hay đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS do pháp luật quy định, không thực hiện những hoạt động ngoài nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định được cụ thể hóa trong việc xác lập tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Nguyên tắc 11 này đòi hỏi mọi hoạt động của VKS phải được luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể và các quy định của pháp luật phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật, VKS có trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó. Để đảm bảo việc kiểm sát các vụ việc dân sự khách quan, công bằng, đúng pháp luật thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình VKS, Viện trưởng VKS và các kiểm sát viên phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nên việc chỉ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, VKSND là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND thực hiện quyền lực nhà nước, trực tiếp tham gia giám sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm trật tự xã hội. Khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân (TAND), VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát thông báo, quyết định và các văn bản có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án; kiểm sát việc chuyển giao các loại văn bản có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án; kiểm sát việc chuyển giao các loại văn bản trên của Tòa án có đúng quy định của BLTTDS hay không... Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm cho VKS thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, khách quan của bản án, quyết định của Tòa án. VKSND là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định (quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị) với vị trí pháp lý hoàn toàn khác với vị trí của các chủ thể tham gia tố tụng để thực hiện chức năng kiểm 12 sát việc tuân theo pháp luật trong toàn bộ quá trình tố tụng dân sự. Là cơ quan tiến hành tố tụng, song khác với TAND - chủ thể chính trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, sự tham gia của VKSND không mang tính chất bắt buộc thường xuyên liên tục. Về mặt pháp lý, VKSND tham gia kiểm sát việc thụ lý, trả lại đơn khởi kiện, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kiểm sát bản án... Khi tham gia phiên tòa, phiên họp kiểm sát viên đại diện cho VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND được pháp luật tố tụng dân sự quy định. Đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, người tham gia tố tụng. Vấn đề này được thể hiện rõ nét nhất tại phiên tòa mà chủ thể tiến hành là kiểm sát viên. Trong tố tụng dân sự, VKS là chủ thể đặc biệt. Khi thực hiện chức năng giám sát hoạt động giải quyết vụ việc dân sự tại phiên tòa, phiên họp trong phạm vi quyền hạn của mình, kiểm sát viên phải tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, VKSND còn kiểm sát hoạt động tố tụng của các đương sự và cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động kiểm sát của VKSND góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được đúng đắn, khách quan. Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật đã khẳng định rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND. Theo đó, VKSND vẫn là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, đại diện VKSND là người tiến hành tố tụng. Được coi là cơ quan tiến hành tố tụng, song các quyền và nghĩa vụ của VKSND chủ yếu để thực hiên chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án, nhằm đảm bảo tính hợp pháp và có căn cứ trong hoạt động xét xử của Tòa án. Mặc dù, đều là cơ quan tiến hành tố tụng nhưng khác với Tòa án, VKS không ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ việc dân sự. Mục đích tham gia tố tụng chủ yếu của VKSND là nhằm thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. 13 Như vậy, sự tham gia tố tụng của VKSND trong tố tụng dân sự là việc VKSND tham gia với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án. Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND được thực hiện thông qua hoạt động của kiểm sát viên và Viện trưởng VKS. Đứng đầu VKS là Viện trưởng VKS. Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, Viện trưởng VKS có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn như: tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự; quyết định phân công kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng, tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng của kiểm sát viên; quyết định thay đổi kiểm sát viên; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định. Kiểm sát viên là một trong những người tiến hành tố tụng tham gia bảo đảm tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS. Trong tố tụng dân sự, kiểm sát viên khi được phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn như: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Tòa án. Đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự tân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về thủ tục, cũng như nội dung; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng như: nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, người phiên dịch... 1.2. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Trong tố tụng dân sự, để xác định được nhiệm vụ, quyền hạn của VKS cần dựa vào những yếu tố như: vị trí, vai trò của VKS; tính chất của 14 vụ việc dân sự; việc thực quyền tự định đoạt của đương sự và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự; thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án. 1.2.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước Trên thế giới, ở các nước khác nhau, theo hệ thống pháp luật khác nhau thì vị trí, vai trò của VKS trong bộ máy nhà nước cũng khác nhau. Trong mô hình của các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ (hệ thống common law), hệ thống cơ quan công tố được tổ chức rất gọn nhẹ, chủ yếu tham gia vào các lĩnh vực hình sự. Các công tố viên có thể được tuyển chọn theo từng vụ việc cụ thể. Mặc dù hiện nay tình hình đã có nhiều thay đổi nhưng ở các nước này vẫn tồn tại một quan niệm: "Càng ít có sự can thiệp của Nhà nước, càng ít có sự can thiệp của pháp luật thì xã hội càng vận hành có hiệu quả". Theo pháp luật của những nước này (ví dụ Đan Mạch, Thụy Điển...) thì Viện công tố không có vai trò gì trong vụ án dân sự. Trong quá trình tố tụng, các công tố viên không tham gia trong quá trình lập hồ sơ, xét xử, không có quyền kháng nghị [32, tr. 35]... Đối với các nước theo hệ thống luật lục địa (civil law) như Pháp, Việt Nam... thì Nhà nước hình thành một hệ thống cơ quan công tố mạnh, có vai trò lớn trong lĩnh vực kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thẩm quyền kháng nghị trong các thủ tục tố tụng. Từ đó, mà nhiệm vụ, quyền hạn của Viện công tố (hay VKS) cũng lớn hơn. Tại Pháp, trong lĩnh vực tố tụng dân sự, Viện công tố có hai vai trò chính: thực hiện quyền khởi kiện như một bên đương sự; thực hiện quyền yêu cầu áp dụng pháp luật, với tư cách như một cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, Viện công tố còn có một hình thức can thiệp thứ ba với vai trò là người đại diện cho các cơ quan nhà nước [15, tr. 149]. Tại Việt Nam, qua các thời kỳ khác nhau, mà VKS cũng có những vai trò khác nhau. Trước năm 2004, vai trò của VKSND trong lĩnh vực dân sự được mở rộng. Theo đó mà Kiểm sát viên phải tham gia tất cả các giai đoạn tố 15 tụng giúp quá trình kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự được sâu rộng. Đến năm 2004, vai trò tham gia tố tụng của VKSND bị hạn chế đồng thời bỏ đi quyền khởi tố vụ án dân sự của VKSND. Trước yêu cầu của thực tiễn, từ các tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng và phức tạp trong khi việc xét xử của Tòa án còn nhiều sai sót cần có cơ chế giám sát, kiểm tra, từ năm 2012 đến nay, vai trò của VKS trong tố tụng dân sự ở nước ta lại có những thay đổi theo hướng tăng cường. Từ đó, nhiệm vụ và quyền hạn của VKS cũng được bổ sung nhất định theo hướng VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, đối với các phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì VKS phải tham gia toàn bộ. Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự phụ thuộc vào vị trí, vai trò của VKS hay Viện Công tố trong tổ chức bộ máy nhà nước. Ở Việt Nam nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự phụ thuộc vào vị trí, vai trò của VKS trong tổ chức bộ máy nhà nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Do đó, khi xây dựng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự hiện nay cần căn cứ vào chức năng của VKS trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND. 1.2.2. Xuất phát từ việc hài hòa nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân với quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Khác với pháp luật tố tụng hình sự giải quyết quan hệ giữa một bên là Nhà nước, đại diện cho lợi ích công và một bên là người phạm tội do đó, trong đó, VKS với vai trò đại diện Nhà nước ra cáo trạng buộc tội đối với bị cáo. Pháp luật tố tụng dân sự giải quyết những tranh chấp các lợi ích tư giữa các đương sự. Mục đích trực tiếp của pháp luật tố tụng dân sự là bảo vệ lợi ích tư của các đương sự nên một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự là trao quyền tự quyết cho đương sự - chủ thể của các lợi ích. Các chủ thể tiến hành tố tụng chỉ thực hiện các nhiệm vụ làm sáng tỏ vụ 16 việc để giải quyết trên cơ sở pháp luật chứ không thay mặt cho đương sự quyết định những lợi ích của chính họ. Do đó, trong tố tụng dân sự quyền tự định đoạt của đương sự luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Việc tham gia tố tụng của VKS nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được chính xác, khách quan, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng không được hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự. Mọi cá nhân có quyền tự mình lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp dân sự miễn sao không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Những biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế như hòa giải, thương lượng, trọng tài đều được khuyến khích. Trong trường hợp không thỏa mãn với những giải pháp đó, các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong suốt quá trình tố tụng kể từ khi khởi kiện đến trước khi kết thúc phiên tòa, các đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tranh tụng, việc thực hiện nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ nhất định. Đó là trường hợp đương sự không được thay đổi, bổ sung yêu cầu nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đó diễn ra tại phiên tòa mà vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. Trong tố tụng dân sự, do quan hệ pháp luật dân sự đa dạng về nội dung, hình thức và chủ thể tham gia. Khi tham gia các quan hệ dân sự, các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng những nội dung đã cam kết và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi một trong các bên không tuân thủ các quy định pháp luật hoặc không tuân thủ thỏa thuận đã cam kết, xâm phạm đến lợi ích của bên kia thì bên bị vi phạm có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Do đó, khi xây dựng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự như quyền khởi tố, kháng nghị, kiến nghị... phải xem xét đến quyền tự định đoạt của đương sự. 17 1.2.3. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án Số lượng các vụ việc dân sự mà ngành Tòa án thụ lý giải quyết ngày càng tăng (trong 3 năm 2011- 2013, số vụ việc dân sự mà toàn ngành thụ lý tăng từ 88.758 vụ việc lên 111.873 vụ việc [31]), tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa vẫn còn nhiều (năm 2013 đối với các vụ việc dân sự: Tòa án cấp phúc thẩm sửa 2.164 vụ án do cấp sơ thẩm sai; 864 vụ án do có tình tiết mới; hủy 1.424 vụ án do cấp sơ thẩm sai, 226 vụ án do có tình tiết mới; ở giai đoạn giám đốc thẩm đã hủy 805 bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới [31]. Điều đó cho thấy sai lầm trong việc giải quyết các vụ án dân sự vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng còn có những bản án, quyết định của Tòa án có sai sót nhưng không bị phát hiện ra. Do đó, đòi hỏi phải có cơ chế kiểm tra, giám sát bản án, quyết định của Tòa án một cách có hiệu quả. Trong khi đó hiệu quả giám sát từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội còn hạn chế, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân chưa cao (đặc biệt là một bộ phận người dân như người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần... luôn bị thua thiệt khi tham gia tố tụng) nên sự tham gia vào quá trình tố tụng dân sự của VKS vẫn cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, về nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự là thuộc về các đương sự nhưng trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, khi mà trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó khăn để tự chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án thì họ phải yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Do đó, để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xét xử, đại diện VKS cần tham gia phiên tòa để kiểm sát chặt chẽ hoạt động xét xử của Tòa án. 1.3. KHÁI QUÁT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện công tố (tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân) trong tố tụng dân sự giai đoạn từ 1945 đến 1959 Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám, để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt văn bản pháp 18 luật quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Pháp luật Nhà nước ta trong giai đoạn này quy định về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của công tố viên trong tố tụng dân sự như sau: trong cuộc cải cách tư pháp ở nước ta lần đầu: Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa và các ngạch thẩm phán theo quy định thẩm phán được chia thành hai ngạch: sơ cấp và nhị cấp (trong đó, Thẩm phán ở ngạch đệ nhị cấp được chia thành hai loại: thẩm phán xét xử và thẩm phán buộc tội). Công tố viện lúc đó được ra đời ở Tòa thượng thẩm và chịu sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đứng đầu Công tố viện và chưởng lý. Cơ quan công tố không được thành lập ở tòa đệ nhị mà chỉ có cán bộ làm công tác biện lý. Trong giai đoạn này, Thẩm phán buộc tội đã hợp thành một bộ phận độc lập và chịu sự lãnh đạo của Chưởng lý. Khi tham gia phiên tòa, "Biện lý ngồi ghế Công tố viên". Sắc lệnh số 7/SL ngày 15/01/1946 còn quy định: "Đứng buộc tội, tùy quyết nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là nhân viên của Công tố viện do Chưởng lý Tòa thượng thẩm chỉ định". Theo quy định của Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 thì Công tố viện tham gia tố tụng dân sự dưới hình thức, đó là tham gia tố tụng đối với những vụ án dân sự với tư cách là người thi hành quyền công tố (Điều 22 Sắc lệnh) và khởi tố vụ án dân sự (đứng là Chánh tố - Điều 41 Sắc lệnh). Như vậy, công tố viện bước đầu được hình thành và nằm trong hệ thống của cơ quan Tòa án với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố Nhà nước. Công cuộc cải cách tư pháp lần thứ hai: bắt đầu vào năm 1950, công tố viện được đặt dưới sự điều khiển của Ủy ban kháng chiến hành chính. Trong giai đoạn này, Công tố viện nằm trong cơ cấu của cơ quan hành pháp, các đường lối phạm vi hoạt động, sự tham gia tố tụng của Công tố viện được mở rộng sang các vụ việc dân sự. Công cuộc cải cách tư pháp lần thứ ba: diễn ra vào năm 1958, đây là giai đoạn giao thời, quyết định cho việc chuyển Công tố viện thành VKSND, 19 một hình thức hoàn thiện hơn, đáp ứng như cầu mới của cách mạng trong những năm tiếp theo. Trong tố tụng dân sự, theo Công văn số 1137/HCTP ngày 5/6/1958 của Bộ Tư pháp về việc đơn giản một số thủ tục ở phiên tòa quy định rõ hơn về quyền khởi tố và tham gia tố tụng của Công tố viện có hướng dẫn như sau: "… về việc dân sự, Công tố viện có nhiệm vụ khởi tố và tham gia tố tụng đối với những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích Nhà nước của nhân dân. Còn đối với những vụ án dân sự thường thì Công tố viện không cần phải tham dự phiên tòa". Như vậy, trong giai đoạn này, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự đã được quy định tương đối đầy đủ, khẳng định được vị trí và vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự; là cơ sở cho sự kế thừa và phát triển cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS sau này. 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự giai đoạn từ 1960 đến 1988 Hiến pháp 1959 ra đời, Công tố viện chính thức được chuyển thành VKSND, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương và không phụ thuộc vào cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính địa phương. Ngoài chức năng công tố, VKSND còn được giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ các Bộ trở xuống; trong đó có cả hệ thống các TAND. Quyền hạn và nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng dân sự được quy định cụ thể tại các Điều 17, 18 và 19 Luật tổ chức VKSND năm 1960. Theo quy định tại các điều trên thì VKSNDTC và các VKSND địa phương có quyền: - Khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân; - Kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của TAND cùng cấp và cấp dưới một cấp; 20 - Kiểm sát việc chấp hành các bản án và các quyết định của TAND. Khi VKSNDTC thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị. Khi VKSND địa phương thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp mình hoặc cấp dưới là sai lầm thì báo cáo lên VKSNDTC để kháng nghị. Tiếp đến, ngày 13/7/1981, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức VKSND, trong đó tại Điều 3 và Điều 13 có quy định cụ thể các hình thức tham gia kiểm sát xét xử của Tòa án như tham gia tố tụng tại phiên tòa; kháng nghị các bản án quyết định của Tòa án và khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân cùng cấp khởi tố những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của nhân dân. Nhìn chung, cho đến năm 1989 trở về trước nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự không được quy định trong các văn bản pháp luật nào khác ngoài Luật tổ chức VKSND. Trong giai đoạn này của VKSND đã có sự thay đổi quan trọng nhằm đáp ứng với yêu cầu mới và thực tiễn cách mạng Việt Nam. 1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự từ năm 1989 đến trước năm 2004 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) và hai đạo Luật tổ chức VKSND (1989, 1992) ra đời tiếp tục kế thừa và quy định mới cho chức năng của VKSND đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội đặc biệt là quá trình cải cách tư pháp trong giai đoạn toàn Đảng toàn dân bước vào xây dựng nền kink tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là thời kỳ đổi mới, trên cơ sở Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND, là sự ra đời của Pháp lệnh trình tự giải quyết các vụ án dân sự (1989), pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kink tế (1994), pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động (1996)… Theo quy định của các văn bản 21 pháp luật này, sự tham gia tố tụng của VKSND trong tố tụng dân sự được mở rộng. Cụ thể quy định tại Điều 17 Luật tổ chức VKSND năm 1992: Khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự và những việc khác do pháp luật quy định, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án, yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; 2. Khởi tố những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật, tham gia phiên tòa xét xử những vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân đã khởi tố hoặc kháng nghị đối với những vụ án khác, Viện kiểm sát nhân dân có thể tham gia bất cứ giai đoạn nào nếu thấy cần thiết; 3. Yêu cầu Tòa án cùng cấp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; 4. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự". Như vậy, theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 1992 đã xác định rõ hơn các hình thức tham gia tố tụng dân sự của VKSND, đó là: khởi tố vụ kiện dân sự vì lợi ích chung; tham gia tố tụng đối với các vụ án dân sự; kháng nghị những bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Sau đó, Điều 1 Luật tổ chức VKSND năm 2002 ngày 02/4/2002 quy đinh: "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật" [26]. Quy định này nhằm tăng cường và tập trung chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, trong đó có hoạt động xét xử các vụ án dân sự, kinh tế và lao động. 22 Khác với quy định trong Luật tổ chức VKSND năm 1992, khoản 3 Điều 21 Luật tổ chức VKSND năm 2002 xác định VKSND có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết đối với tất cả các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kink tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở tất cả các giai đoạn tố tụng, tham gia tất cả các phiên tòa xét xử các vụ án này ở Tòa án các cấp và phát biểu quan điểm cảu VKSND về việc giải quyết vụ án. Quy định như vậy nhằm tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, kink tế, lao động và thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp. 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay Công cuộc cải cách tư pháp song song với tiến trình phát triển xã hội, những quy định về tố tụng dân sự mới phù hợp với sự tiến bộ xã hội thay đổi những quy định tố tụng dân sự trước, BLTTDS có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005. Trong đó, sự tham gia tố tụng của VKSND được quy định cụ thể tại Điều 21 BLTTDS: 1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật; 2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án [27]. Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời (tại Điều 21) đã giới hạn sự tham gia tố tụng của VKSND, đồng thời bỏ đi quyền khởi tố vụ án dân sự của VKSND. Về quyền khởi tố vụ án dân sự của VKSND: trước khi có Luật tổ chức VKSND năm 1960 và trước khi VKSND được thành lập thì pháp luật đã giao quyền này cho Công tố ủy viên và cho Viện công tố đảm nhân, điều này phù 23 hợp nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra. Vì chỉ có VKSND theo chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định là kiểm sát các hoạt đông tư pháp, với đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm phải đảm nhiệm trách nhiệm này là phù hợp mà không có tổ chức nào thay thế được. Mặt khác, VKSND khởi tố vụ án sẽ có điều kiện xác minh, thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa án giải quyết vụ án kịp thời và thuận lợi, bảo vệ được lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân. Về việc tham gia phiên tòa của VKSND: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định VKSND có quyền tham gia bất cứ giai đoạn nào nếu xét thấy cần thiết, còn Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định VKSND tham gia tất cả các phiên tòa, quy định này phù hợp với Hiến pháp và thực tiễn của nước ta, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, khi xem xét để quy định quyền hạn tham gia phiên tòa của VKSND đã có nhiều ý kiến tranh luận cho rằng VKSND tham gia tất cả phiên tòa ảnh hưởng đến nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật, từ đó đã cho ra đời quy định như tại Điều 21 BLTTDS. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm sát của VKSND còn được quy định tại Điều 38 BLTTDS quy định: "…quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp" [27]; Điều 85 BLTTDS quy định: "…trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm" [27]; Điều 124 quy định: "…Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời…" [27]. Với các quy định trên, pháp luật tố 24 tụng dân sự Việt Nam cho phép VKSND thực hiện chức năng kiểm sát dân sự trong phạm vi luật định. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLTTDS năm 2004 trong thời gian qua cho thấy quy định của BLTTDS về tham gia tố tụng dân sự của VKSND trong tố tụng dân sự đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tạo điều kiện cho VKSND thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 được Quốc hội khóa XII thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 đã có những sửa đổi quan trọng về sự tham gia của VKSND trong tố tụng dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể, tại Điều 21 Luật sửa đổi bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi các trường hợp VKSND tham gia phiên tòa sơ thẩm, VKSND không chỉ tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án mà đương sự có khiếu nại về biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án mà VKS còn tham gia "…các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoạc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần" [28]. Ngoài ra, Điều 85 BLTTDS năm 2004 cũng được sửa đổi bổ sung theo hướng quy định: "…Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm" [28]; Điều 170 quy định: "…trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án, người khởi kiện có quyề khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết" [28]. Có thể thấy, so với Viện công tố các nước, nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND khi tham gia tố tụng dân sự ở Việt Nam được quy định rộng hơn nhiều. Cụ thể là ngoài quyền tham gia tố tụng như Viện công tố các nước, 25 VKSND còn được trao thêm các thẩm quyền đặc thù của một cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND và những người tham gia tố tụng, quyền kháng nghị tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 1.4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN hẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.4.1. Quy định của pháp luật Liên bang Nga Viện kiểm sát Liên bang Nga là một cơ quan có vị trí độc lập riêng biệt với các cơ quan hành pháp và tư pháp [15, tr. 154]. Viện kiểm sát Liên bang Nga được xây dựng theo nguyên tắc "tập trung thống nhất" trên cơ sở các kiểm sát viên cấp dưới phải phục tùng các kiểm sát viên cấp trên và tất cả đều phục tùng Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga và nguyên tắc "hoàn toàn độc lập với các cơ quan, công dân, tổ chức", theo đó các cơ quan thuộc VKS được "thực hiện các thẩm quyền của mình một cách độc lập với các cơ quan quyền lực của liên bang, của các chủ thể liên bang, của các chính quyền đia phương và các tổ chức xã hội" (Điều 1, Điều 4 Luật tổ chức VKSND Liên bang Nga). Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga do Hội đồng Liên bang (tương đương Thượng nghị viện) bổ nhiệm (với nhiệm kỳ 5 năm) và bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga. Các Phó Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga do Hội đồng Liên bang bổ nhiêm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga [25, tr. 155]. Về hệ thống và cơ cấu tổ chức, VKS Liên bang Nga được tổ chức gắn liền với các đơn vị lãnh thổ hành chính, bao gồm: Tổng VKS Liên bang Nga, VKS của các chủ thể thuộc Liên bang Nga; VKS quân sự và các VKS chuyên môn tương đương với chúng; các Viện nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo có tư cách pháp nhân; cũng như VKS các thành phố, quận, huyện, một số 26 các VKS ở các địa phương, các VKS quân sự và một số VKS chuyên trách cùng cấp khác. Trong tố tụng dân sự, VKS Liên bang Nga có vị trí, vai trò tương đối đặc trưng. Tính đặc trưng này thể hiện ở chỗ: VKS không thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử vụ việc dân sự của Tòa án, VKS tham gia tố tụng để bảo đảm vị thế tối thượng của luật, củng cố và tăng cường tính thống nhất của pháp chế, đồng thời VKS hướng tới Tòa án như một phương tiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những đối tượng mà sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp ấy có ảnh hưởng nghiêm trọng về phương diện xã hội. Không phai ngẫu nhiên mà tại khoản 3 Điều 1 và tại khoản 4 Điều 27 Luật tổ chức VKS Liên bang Nga có quy định: "Theo quy định của pháp luật tố tụng Liên bang Nga, các kiểm sát viên tham gia các phiên tòa xét xử của Tòa án, có quyền kháng án, các quyết định và các phán quyết khác của Tòa án có vi phạm pháp luật" [40]; Trong trường hợp việc vi phạm quyền tự do và các quyền khác của con người và của một công dân nói chung được bảo vệ theo trình tự tố tụng dân sự, khi người bị hại vì lý do sức khỏe hay vì tuổi tác đã cao hay do một số nguyên nhân khác không tự bảo vệ quyền lợi trước phiên tòa hoặc khi vi phạm quyền tự do và các quyền khác của nhiều công dân hoặc khi mà trong một số tình huống đặc biệt khác nếu việc vi phạm có ảnh hưởng nghiêm trọng về phương diện xã hội, thì kiểm sát viên khởi kiện vụ án dân sự đến Tòa án và trong các phiên tòa ấy, kiểm sát viên sẽ bảo vệ lợi ích cho người bị hại [40]. Cụ thể hóa quy định tại khoản 3 Điều 1, khoản 4 Điều 27 Luật tổ chức VKSND Liên bang Nga, tại Điều 45 BLTTDS Liên bang Nga đã quy định: 1. Kiểm sát viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập hợp người 27 không xác định, lợi ích của Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phương. Kiểm sát viên chỉ khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân trong trường hợp công dân đó không thể tự mình khởi kiện vì lý do sức khỏe, tuổi tác, không có năng lực hành vi hoặc vì những lý do chính đáng khác. 2. Khi khởi kiện Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ trả lệ phí. Trong trường hợp kiểm sát viên rút đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của người khác thì việc giải quyết vụ án vẫn tiếp tục nếu nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn không rút đơn khởi kiện, Tòa đình chỉ vụ án nếu điều đó là không trái pháp luật hoặc không vi phạm đến quyền và lợi ích của những người khác. 3. Với mục đích thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, kiểm sát viên tham gia tố tụng và phát biểu kết luận đối với những vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác, yêu cầu khôi phục việc làm, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe, hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật liên bang quy định. Sự vắng mặt của kiểm sát viên đã được thông báo về thời gian và địa điểm xét xử không là lý do cản trở việc tiếp tục giải quyết vụ án [41]. Theo quy định của Điều 45 BLTTDS Liên bang Nga, có hai hình thức tham gia của kiểm sát viên trong tố tụng dân sự: Thứ nhất, kiểm sát viên tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người "châm ngòi", người khởi động các thủ tục xét xử sơ thẩm, chống án, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bằng việc đệ đơn khởi kiện, đơn kháng kiện (đơn đề nghị chống án, đơn đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) đối với bản án, quyết định không có căn cứ của Tòa án. Thứ hai, kiểm sát viên tham gia vào tiến trình tố tụng (do người khác khởi kiện) và phát biểu kết luận đối với những vụ án liên quan đến việc buộc 28 đi ở nơi khác, yêu cầu khôi phục việc làm, yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe. Ngoài ra, kiểm sát viên còn tham gia và phát biểu kết luận về vụ án trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật liên bang quy định. Ví dụ. theo quy định của BLTTDS Liên bang Nga, kiểm sát viên còn có quyền tham gia phiên tòa và phát biểu kết luận đối với những vụ án như: giải quyết đơn yêu cầu bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật (Điều 252); giải quyết đơn yêu cầu bảo vệ quyền bầu cử và quyền tham gia trưng cầu dân ý của công dân Liên bang Nga (Điều 260)… Tuy nhiên, cần lưu ý là, dù tham gia tố tụng dân sự dưới hình thức nào thì việc tham gia của kiểm sát viên không phải là để bảo vệ lợi ích của riêng VKS không phải là để bảo vệ lợi ích của riêng VKS mà nhân danh Liên bang Nga và vì lợi ích của luật để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng cũng như lợi ích của một số người khác và của tập hợp người không xác định, vì lợi ích của những người này cũng có tính chất công và mang ý nghĩa xã hội. Cùng với sự tham gia của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự, sự tham gia của kiểm sát viên trong tố tụng dân sự là sự tiếp tục khẳng định những mục đích hoạt động của VKS Liên bang Nga là "bảo đảm tính tối cao của luật pháp, củng cố và tăng cường tính thống nhất của pháp chế, bảo vệ quyền tự do và các quyền khác của con người và của công dân, cũng như các lợi ích của xã hội và Nhà nước được luật pháp bảo vệ" (khoản 2 Điều 1 Luật tổ chức VKSND Liên bang Nga). Vị trí của kiểm sát viên khi tham gia tố tụng dân sự: - Vị trí của kiểm sát viên khi tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người "châm ngòi", người khởi động các thủ tục xét xử sơ thẩm: "Khi khởi kiện kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ trả lệ phí. Trong trường hợp kiểm sát viên rút đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của người khác thì việc giải quyết vụ án vẫn tiếp tục nếu nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn 29 không rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Tòa án đình chỉ vụ án nếu điều đó là không trái pháp luật hoặc không vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác". - Vị trí của VKS viên khi tham gia vào tiến trình tố tụng (do người khác khởi kiện) và phát biểu kết luận đối với vụ án: khi tham gia vào tiến trình tố tụng (do người khác khởi kiện) và phát biểu kết luận đối với vụ án, kiểm sát viên là người nhân danh Liên bang Nga và vì lợi ích của luật để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích xã hội. - Về vị trí, vai trò VKS Liên bang Nga trong giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định mới của BLTTDS Liên bang Nga, VKS Liên bang Nga không thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm như trước đây nữa. Thay vào đó, Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga, Phó tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga, kiểm sát trưởng các cấp và cấp phó của họ chỉ có quyền đưa ra văn bản đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những trưởng hợp có kiểm sát viên tham gia tố tụng tại phiên tòa dưới hai hình thức nêu trên. Đứng về mặt tố tụng, quyền đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS có "vị trí" pháp lý tương đương với quyền kháng cáo phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của các bên đương sự. Và vì thể, cũng giống như đơn kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS không đương nhiên dẫn tới việc mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm mà phải trải qua một thủ tục tố tụng "riêng và đặc biệt" do Tòa án cấp giám đốc thẩm tiến hành nhằm kiểm tra, xem xét việc kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm hay việc đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đó có cơ sở hay không rồi mới quyết định việc mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Về căn cứ đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, theo quy định tại Điều 387 BLTTDS Liên bang Nga, VKS có thể đề nghị giám đốc thẩm trong trường hợp có những vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung hoặc pháp luật tố tụng. 30 1.4.2. Quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Công tố Pháp trong tố tụng dân sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật tổ chức Tòa án Pháp năm 1958, Bộ luật Dân sự (BLDS) Pháp và BLTTDS Pháp (BLDS Pháp được ban hành lần đầu năm 1804, BLTTDS Pháp được ban hành lần đầu năm 1806, cả hai bộ luật này đang có hiệu lực thi hành và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho đến ngày hôm nay). Theo quy định của các văn bản luật thì Viện công tố Pháp có thể tham gia vào việc giải quyết các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) với tư cách là đại diện cho lợi ích chung, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và bảo vệ trật tự công [15]. BLTTDS Pháp quy định: "Viện công tố có thể tham gia tố tụng như một bên đương sự chính hoặc tiến hành tố tụng để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật. Viện công tố đại diện cho người khác trong những trường hợp pháp luật quy định" [16, Điều 421]. "Viện công tố chủ động tham gia tố tụng trong những trường hợp do pháp luật quy định" [16, Điều 422]; và "Ngoài những trường hợp đó, Viện Công tố có quyền can thiệp để bảo vệ trật tự công khi có những hành vi xâm phạm trật tự công" [16, Điều 423]. Trong tố tụng dân sự, theo quy định của BLDS Pháp và BLTTDS Pháp, Viện Công tố có thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc với hai tư cách: thứ nhất, với vai trò đại diện cho lợi ích chung, bảo vệ trật tự công, Viện công tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên chính tố (tức với tư cách như một bên đương sự chính, mà theo cách gọi theo tố tụng dân sự Việt Nam là tư cách người tham gia tố tụng); thứ hai, với vai trò bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, vì lợi ích của luật, Viện công tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên phụ tố (mà theo cách gọi của ta là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng). Với tư cách là bên chính tố (như một bên đương sự), Viện công tố có thể tự mình khởi kiện (khởi tố) vụ án dân sự hoặc tham gia tố tụng với tư cách bị đơn đại diện cho Nhà nước khi bị kiện. Trong trường hợp này, Viện công tố là một bên đương sự thông thường trong vụ án dân sự và có đầy đủ quyền, 31 nghĩa vụ như các bên khác (kể các quyền kháng cáo tái thẩm, kháng cáo theo thủ tục phá án- giám đốc thẩm). Theo quy định của BLDS Pháp, các trường hợp Viện công tố tự mình khởi kiện (khởi tố) vụ án dân sự là tương đối đa dạng. Ngoài ra, với tư cách là bên chính tố (như một bên đương sự), Viện công tố cũng có thể tham gia vào các việc dân sự. Trong trường hợp này, Viện công tố là bên đưa yêu cầu giải quyết việc dân sự ra trước Tòa án. Với tư cách là bên phụ tố (là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng) nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, Viện công tố có quyền kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) và tham gia tố tụng để cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong một vụ việc dân sự đang được giải quyết tại Tòa án, sau khi được Tòa thông báo về vụ việc dân sự đó. Về các trường hợp Tòa án thông báo vụ việc dân sự cho Viện công tố, BLTTDS Pháp quy định ba trường hợp: - Thông báo theo quy định của pháp luật; pháp luật quy định cụ thể những loại vụ việc bắt buộc phải thông báo cho Viện công tố để Viện công tố cho ý kiến; nếu Tòa án xét xử mà không thông báo thì bản án sẽ bị vô hiệu. Những vụ việc pháp luật quy định bắt buộc phải thông báo là những vụ việc liên quan đến: quan hệ cha, mẹ và con; ủy quyền thực hiện quyền của cha mẹ đối với con; tổ chức giám hộ đối với người chưa thành niên… - Thông báo theo quyết định của Tòa án: đây là trường hợp Tòa án chủ động thông báo vụ việc cho Viện công tố; Viện công tố có quyền yêu cầu Tòa án thông báo về những vụ việc mà Viện Công tố xét thấy cần thiết phải tham gia ý kiến (Điều 426 Bộ luật). Đối với các trường hợp được thông báo, Viện công tố phải đưa ra ý kiến kết luận của mình về mặt pháp luật cũng như về mặt thực tế (về các tình tiết vụ việc). Tuy nhiên, Viện công tố không nhất thiết phải tham dự phiên tòa mà có thể gửi bản phát biểu kết luận viết cho Tòa án. Trong trường hợp tham dự phiên tòa, với tư cách là bên phụ tố (là cơ quan tiến hành tố tụng, là người tiến hành tố tụng), Viện Công tố phát biểu cuối cùng. 32 Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) của Viện công tố trong tố tụng dân sự, tại Điều 618-1 BLTTDS Pháp quy định: Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án có quyền kháng nghị phá án (giám đốc thẩm) trước Tòa Phá án vì lợi ích của luật và yêu cầu Viện Công tố bên cạnh Tòa án đã ra bản tống đạt kháng nghị của Viện công tố bằng thư bảo đảm có yêu cầu xác nhận. Thời hạn kháng nghị phá án (giám đốc thẩm) theo quy định tại Điều 612 BLTTDS Pháp là hai tháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với những bản án xét xử vắng mặt thì thời hạn kháng nghị phá án (giám đốc thẩm) tính từ ngày hết hạn kháng nghị án vắng mặt. Về căn cứ kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm). BLTTDS Pháp không đưa ra một giới hạn chặt chẽ mà chỉ quy định một cách chung chung là:"Tòa Phá án có thể giám đốc bản án chung thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vì đã xét xử không đúng pháp luật". Do đó, quyền tùy nghi của Tòa Phá án trong việc chấp nhận hoặc bác kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) là rất lớn: Tòa Phá án có thể bác kháng cáo, kháng nghị vì đơn không có đầy đủ căn cứ pháp luật, có thể bác kháng cáo, kháng nghị vì căn cứ trong đơn đưa ra không thỏa đáng hoặc thậm chí cũng có thể chấp nhận kháng cáo, kháng nghị căn cứ vào một lý lẽ pháp lý thuần túy do Tòa Phá án tự nêu ra (Điều 620 Bộ luật). 1.4.3. Quy định của pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trong tố tụng dân sự, VKS Trung Quốc có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau [15]: Thứ nhất, nhân danh lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng để khởi kiện vụ án dân sự. Theo quy định tại Điều 77, 78 Luật tố tụng hình sự Trung Quốc và theo hướng dẫn của Bản giải thích của TANDTC Trung Quốc "Về một số vấn đề chấp hành Luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", nếu tài sản quốc gia, tài sản tập thể bị thiệt hại do hành vi vi phạm tội gây nên, mà cơ quan, tổ chức bị thiệt hại không tự đề xuất khởi kiện dân sự, 33 VKSND có thể quyết định việc khởi kiện dân sự kèm theo cùng với việc đưa ra cáo trạng buộc tội. Việc khởi kiện dân sự sẽ được xét xử đồng thời với vụ án hình sự. Trong trường hợp cần thiết, thì để tránh việc kéo dài quá mức thời gian xét xử vụ án hình sự, việc khởi kiện dân sự kèm theo có thể do cùng một Hội đồng xét xử tiếp tục giải quyết sau khi xét xử xong phần hình sự. Nếu thành viên nào đó của Hội đồng xét xử không thẻ tiếp tục tham gia xét xử, thì có thể thay thế. Khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự kèm theo, ngoài việc áp dụng Luật hình sự, Luật tố tụng hành chính còn cần phải áp dụng các quy định liên quan của Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự; còn kiểm sát viên tham gia vào quá trình giải quyết vụ án có quyền, nghĩa vụ tương tự như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ nộp các lệ phí tố tụng. Thứ hai, thực hiện chức năng giám sát pháp luật trong tố tụng dân sự thông qua hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Liên quan đến thẩm quyền kháng nghị này của VKS, có một số đặc điểm cần lưu ý sau đây: Một là, khác với thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Trung Quốc được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả thủ tục tái thẩm. Hai là, bên cạnh việc quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Tòa án, VKS, Luật tố tụng dân sự Trung Quốc còn ghi nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự. Ba là, giống như nguyên tắc thực hiện thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm trong BLTTDS Trung Quốc, cả Tòa án và VKS đều có quyền kháng nghị giám đốc thẩm và việc kháng nghị giám đốc thẩm cũng được thực hiện theo nguyên tắc: kháng nghị được tiến hành tại Tòa án cấp dưới hoặc cấp tương đương; và TANDTC cũng như VKSNDTC đều có quyền kháng nghị giám đốc thẩm tại TAND các cấp. Tuy nhiên, khác với quy định của BLTTDS Việt Nam, trong BLTTDS Trung Quốc cũng như trong Bản giải thích của TANDTC, 34 đối với cơ quan VKS, không có quy định cụ thể về chức danh của những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Điều này có thể hiểu trong tố tụng dân sự Trung Quốc, không chỉ Viện trưởng, Phó Viện trưởng mà có thể cả Kiểm sát viên cũng có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, cơ sở xác định nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận nêu trên giúp luận giải được vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự, từ đó rút ra được nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này trong từng giai đoạn tố tụng. Trong chương này, tác giả cũng đã phân tích làm rõ được nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự qua các thời kỳ và tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới. Có thể thấy rằng, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật quy định vai trò của VKS trong tố tụng dân sự khác nhau từ đó mà nhiệm vụ, quyền hạn của VKS được mở rộng hay thu hẹp theo quan niệm lập pháp của từng thời kỳ song đều được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể. Với những nội dung được trình bày ở Chương 1 sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá luật thực định, thực tiễn về các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này. 35 Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRƯỚC KHI THỤ LÝ VÀ cHUẨN BỊ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ 2.1.1. Kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự Hoạt động đầu tiên của VKS trong giai đoạn này là hoạt động kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự của TAND. Kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự là kiểm sát đối với hoạt động tố tụng dân sự đầu tiên của Tòa án. Nhiệm vụ của VKSND trong hoạt động này là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án, bảo đảm việc thụ lý được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm sát việc thụ lý của VKS có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu làm tốt công tác kiểm sát ngay từ khi thụ lý vụ việc dân sự sẽ có nhiều tác dụng như: góp phần đảm bảo cho quá trình thụ lý giải quyết vụ việc của Tòa án được chính xác ngay từ đầu; tạo quan hệ tích cực chặt chẽ giữa VKS và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; tạo sự chủ động và là tiền đề cho kiểm sát viên nhanh chóng nắm bắt nội dung, vấn đề cơ bản của vụ việc dân sự; đồng thời chủ động phòng ngừa, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các sai lầm có thể xảy ra ngay từ thời điểm bắt đầu các hoạt động tố tụng dân sự. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời việc thụ lý vụ việc sai còn tránh được tình trạng phải tiến hành các thủ tục tố tụng kéo dài, không cần thiết; tiết kiệm được thời gian, tiền của, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự. Tại khoản 1 Điều 21 Luật tổ chức VKSND năm 2002 có quy định khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, VKSND có 36 nhiệm vụ: "kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tự mình xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án" [26]. Theo đó, BLTTDS đã quy định cụ thể về phạm vi và hình thức kiểm sát việc thụ lý. Căn cứ theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của VKSND, Viện trưởng VKSND và kiểm sát viên tại Điều 21, 44 và 45 của BLTTDS năm 2004, có thể khẳng định VKS có nhiệm vụ kiểm sát việc thụ lý. Khi kiểm sát việc thụ lý, kiểm sát viên cần phải nắm số lượng, nội dung vụ việc thụ lý hàng tuần; khi cần thiết có thể yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu, so sánh liên quan đến việc thụ lý để kiểm tra, đối chiếu với sổ thu tạm ứng án phí. Từ đó, phát hiện vi phạm để kiến nghị với tòa án hoặc kháng nghị sau khi kết thúc việc giải quyết vụ việc. Để VKS có thể thực hiện hoạt động kiểm sát thụ lý, Điều 174 BLTTDS 2004 quy định: "Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án" [27]. Theo quy định này, mọi trường hợp thụ lý vụ việc dân sự đều phải thông báo cho VKSND cùng cấp. Khi nhận được thông báo thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án, VKS vào sổ theo dõi, kiểm tra văn bản thông báo thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án về hình thức và nội dung có đúng quy định không? VKS sẽ nắm số lượng vụ việc được Tòa án thụ lý, sau đó tùy thuộc vào nội dung thông báo thụ lý mà VKS có thể xem xét việc thụ lý ở các khía cạnh thẩm quyền, thời hạn để xác định việc thụ lý có vi phạm pháp luật hay không. Hoạt động kiểm sát việc thụ lý sẽ có thuận lợi hơn trước đây. Điều này thể hiện ở chỗ VKS không phải chủ động sang Tòa án để nắm số liệu mà chỉ tiếp nhận thông báo thụ lý để theo dõi quá trình giải quyết vụ việc, theo đó thực hiện việc kiến nghị hoặc kháng nghị khi có vi phạm. Trong giai đoạn này, công tác kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự gồm hai nội dung chính sau đây: 37 Thứ nhất, kiểm sát việc xác định thẩm quyền của Tòa án sau khi nhận đơn khởi kiện để góp phần phát hiện và khắc phục kịp thời tình trạng Tòa án xác định không đúng thẩm quyền dẫn đến việc thụ lý sai hoặc từ chối việc thụ lý dù đúng thẩm quyền, dẫn đến tình trạng đùn đẩy việc thụ lý vụ án dân sự giữa các Tòa án. Thứ hai, kiểm sát việc tiến hành các thủ tục thụ lý theo đúng quy định tại Điều 171 BLTTDS năm 2004. Như vậy hoạt động thụ lý của VKSND có ý nghĩa rất quan trọng, nếu làm tốt công tác kiểm sát ngay từ khi thụ lý vụ việc dân sự có nhiều tác dụng như: góp phần đảm bảo cho quá trình thụ lý giải quyết vụ việc của Tòa án được chính xác ngay từ đầu; tạo quan hệ tích cực chặt chẽ giữa VKS và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; đồng thời chủ động phòng ngừa, góp phần đảm bảo cho quá trình thụ lý giải quyết vụ việc của Tòa án được chính xác ngay từ đầu; tạo quan hệ tích cực chặt chẽ giữa VKS và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; đồng thời chủ động phòng ngừa, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các sai lầm có thể xảy ra ngay từ thời điểm bắt đầu các hoạt động tố tụng dân sự. Do đó, việc phát hiện kịp thời việc thụ lý vụ việc sai còn tránh được tình trạng phải tiến hành các thủ tục tố tụng kéo dài, không cần thiết. Có thể thấy rằng, BLTTDS ra đời quy định về vấn đề thụ lý của Tòa án phải được chuyển cho VKSND để kiểm sát việc tuân theo pháp luật được đánh giá là bước phát triển của pháp luật tố tụng dân sự trong việc xác định chức năng của VKSND trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự lại không quy định mang tính ràng buộc đối với Tòa án nếu như Tòa án gửi thông báo thụ lý cho VKS không đúng thời hạn (pháp luật quy định VKS có quyền yêu cầu, kiến nghị nếu Tòa án vi phạm pháp luật nhưng lại không quy định Tòa án có trách nhiệm bắt buộc trả lời yêu cầu, kiến nghị của VKS. Như vậy quy định về việc thông báo thụ lý vụ án dân sự thiếu những ràng buộc cụ thể khi Tòa án không chuyển hoặc chuyển chậm cho VKS thông báo thụ lý. 38 Điều 178 BLTTDS quy định thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Tuy nhiên, BLTTDS hiện nay chưa có quy định về việc Tòa án phải thông báo thụ lý đơn phản tố của bị đơn, thụ lý đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của Tòa án cho VKS. Bên cạnh đó, thụ lý vụ việc dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm cũng chưa được pháp luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền kiểm sát việc thụ lý ở các trình tự đó, điều này gây khó khăn trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND đối với TAND, Tòa án có quyền gửi hoặc không gửi thông báo thụ lý vụ việc dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Đối với việc dân sự, theo quy định tại Điều 311 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011: "Tòa án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự…" [28]. Tuy nhiên, tại Phần thứ năm thủ tục giải quyết việc dân sự, không có quy định về kiểm sát thụ lý việc dân sự. Do đó, việc kiểm sát thụ lý việc dân sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục như đối với vụ án dân sự. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn này tương tự với nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát việc thụ lý vụ án dân sự. 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc lập hồ sơ vụ việc dân sự Trong giai đoạn này, VKSND tiến hành kiểm sát các hoạt động tố tụng của Tòa án trên cơ sở các tài liệu tập hợp trong hồ sơ này bao gồm các biên bản hoạt động của Tòa án, các chứng cứ của vụ việc đã được thu thập và các tài liệu có liên quan khác. Hoạt động lập hồ sơ vụ việc được quy định tại Điều 173 BLTTDS. Căn cứ vào Điều 211, Điều 85 và Điều 173 BLTTDS cho thấy Tòa án có trách nhiệm lập hồ sơ vụ việc dân sự. Với nội dung lập hồ sơ và vai trò của Tòa án trong việc lập hồ sơ như quy định trên thì mục đích của việc kiểm sát 39 lập hồ sơ của VKS để đảm bảo việc xác minh thu thập chứng cứ của Tòa án được đầy đủ, chính xác, khách quan và làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án dân sự. Tuy nhiên, VKSND không chỉ thực hiện kiểm sát việc thụ lý hoặc lập hồ sơ vụ việc dân sự không chỉ được thực hiện ở thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm mà còn tiếp tục kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm khi vụ án bị kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Bởi lẽ, không thể nói rằng khi kiểm sát xét xử giám đốc thẩm hay tái thẩm, VKSND không có trách nhiệm xem xét và phát hiện các vi phạm trong việc lập hồ sơ vụ án nhất là trong trường hợp VKS không tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Thực tế đã có những vụ việc dân sự khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm mới phát hiện thụ lý không đúng thẩm quyền loại việc, phải hủy án để đình chỉ giải quyết, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tòa án gửi hồ sơ cho VKS theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của VKSNDTC, TANDTC. Khi nhận được hồ sơ vụ việc do Tòa án chuyển đến, kiểm sát viên được phân công nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ để nắm đầy đủ nội dung vụ việc, các quy định pháp luật có liên quan và phải tuân thủ trình tự sau: Thứ nhất, làm rõ và hiểu được nội dung vụ việc: kiểm sát viên có nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ việc để xác định vấn đề như: nguyên đơn khởi kiện yêu cầu vấn đề gì, quan hệ pháp luật từ đó phát sinh tranh chấp là quan hệ gì, tính chất và nội dung tranh chấp như thế nào; quan hệ pháp luật tranh chấp Tòa án đã xác định có đúng hay không?... Thứ hai, làm rõ việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán, người tham gia tố tụng. Để làm rõ vấn đề này, kiểm sát viên phải nghiên cứu từng văn bản tố tụng như: thông báo thụ lý, giấy triệu tập người tham gia tố tụng, quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án, biên bản lấy lời 40 khai, biên bản tiến hành hòa giải, biên bản thẩm định… Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thảm, Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời… Kiểm sát viên phải nghiên cứu chi tiết từng văn bản. Khi nghiên cứu đồng thời phải đối chiếu với các quy định của pháp luật xem xét đã hợp lý hay chưa. Tất cả vấn đề về thời hạn, thời hiệu tố tụng, trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ, việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời… đều phải được kiểm tra, kết luận có vi phạm hay không. Thứ ba, kiểm sát viên có nhiệm vụ cần làm rõ các chứng cứ có trong hồ sơ đã đầy đủ và hợp pháp không. Để khẳng định điều này, kiểm sát viên phải kiểm tra từng loại nguồn chứng cứ và khẳng định nguồn chứng cứ đó là hợp pháp, đồng thời kiểm tra thủ tục Tòa án thu thập chứng cứ để xác định chứng cứ đó là hợp pháp. Tóm lại, trong giai đoạn này, VKSND luôn có các hoạt động giám sát quá trình thu thập chứng cứ của Tòa án, thông qua việc kiểm sát việc lập hồ sơ vụ việc dân sự của Tòa án. Qua công tác này, VKSND có thể phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong quá trình áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án không tuân thủ quy định của pháp luật. Từ đó, VKSND có quyền được kiến nghị, yêu cầu kịp thời đối với Tòa án, nhằm đảm bảo cho việc lập hồ sơ của Tòa án được thực hiện một cách khách quan, đúng quy định của pháp luật. 2.2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI THAM GIA PHIÊN TÒA SƠ THẨM; PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ Việc thực hiện kiểm sát xét xử tại phiên tòa là hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng dân sự và đường lối giải quyết vụ án tại phiên tòa. Do vậy, nhiệm vụ của kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa bao gồm: Thứ nhất, kiểm sát toàn bộ hoạt động tố tụng và việc thực hiện pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. 41 Thứ hai, kiểm sát những hoạt động tố tụng dân sự của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác nhằm bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, qua đó hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án. 2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm Trước khi BLTTDS năm 2004 được ban hành, theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì VKS có thể tham gia tất cả các phiên tòa. Kể từ khi BLTTDS năm 2004 ra đời, một trong những vấn đề có sự thay đổi lớn so với các quy định về tố tụng dân sự trước đây là hạn chế phạm vi tham gia phiên tòa của VKSND. Trước 01/01/2012, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2004 thì "Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án" [27]. Theo đó, VKSND chỉ tham gia phiên tòa đối với những vụ án dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại. Đối với những vụ án này, ngay sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để nghiên cứu, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án (khoản 2 Điều 195 BLTTDS 2004). BLTTDS quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án, các đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ (khoản 2 Điểu 85). Đồng thời, Tòa án cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ trong một số trường hợp theo khoản 1 Điều 87, khoản 1 Điều 88 và điểm b khoản 2 Điều 92 của BLTTDS 2004 (lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết đối chất, ra quyết định định giá tài sản). Việc tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án phải tuân theo những quy định cụ thể mà 42 BLTTDS và đương sự có quyền khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án. Các vụ án đương sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án gồm: (1) những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ do đương sự yêu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 BLTTDS (gồm các biện pháp thu thập chứng cứ như: lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định định giá tài sản, xem xét, thẩm định tại chỗ, ủy thác thu thập chứng cứ, yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự); (2) những vụ án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS nhưng Tòa án tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 1 Điều 88 và điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS. Qua thực tiễn thi hành cho thấy các quy định của BLTTDS năm 2004 về sự tham gia của VKS trong tố tụng dân sự có những hạn chế, bất cập, chưa tạo điều kiện cho VKS thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND. Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, chưa có điều kiện nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình và đội ngũ Luật sư hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia tất cả các phiên tòa. Xét về thực trạng thì hệ thống pháp luật còn bất cập, quản lý hành chính Nhà nước còn nhiều sơ hở, hoạt động bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, năng lực, trình độ của bộ phận không nhỏ cán bộ tư pháp còn hạn chế so với yêu cầu cải cách tư pháp. Thực tiễn tố tụng tại Tòa án cho thấy nhiều vụ việc giải quyết chưa bảo đảm tính khách quan, gây khiếu kiện búc xúc, kéo dài, khiếu kiện đông người làm mất ổn định trật tự xã hội nhưng VKS không kịp thời phát hiện để kháng nghị. Chính vì lẽ đó mà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS theo 43 hướng mở rộng phạm vi tham gia phiên tòa, phiên họp của VKSND. Điều 21 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự, phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm [28]. Theo quy định này, VKS phải tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự trong các trường hợp sau đây: - Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong bốn trường hợp: Một là, những vụ án dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ: theo quy định của BLTTDS, thẩm phán được tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 điều 85 và các điều từ 86 đến 94 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung). Nếu như trước đây, VKS chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với các vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về thu thập chứng cứ đó, thì nay theo quy định của BLTTDS sửa đổi, bổ sung, bất cứ vụ án dân sự nào mà Tòa án tiến hành một hoặc nhiều biện pháp thu thập chứng cứ VKS có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa, không phụ thuộc vào việc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án hay không. Hai là, những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng: vấn đề đặt ra là cần hiểu thống nhất thế nào là tài sản công? Có thể nói thuật ngữ tài sản công không phải mới nhưng còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 04 quy định tài sản công là tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân 44 dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Ví dụ: vụ án dân sự tranh chấp về tài sản của một cơ quan nhà nước mà tài sản đó được mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp này VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định của Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 200 BLDS năm 2005 thì tài sản thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: (1) Những tài sản chỉ thuộc duy nhất hình thức sở hữu nhà nước như các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài nguyên được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đó là đất đai, rừng trồng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, núi, song hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. (2) Tài sản hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp (như đất đai, nhà ở, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với đất đai, các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác); tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia (như hệ thống các công trình giao thông vận tải, hệ thống các công trình thủy lợi, hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, công trình văn hóa, các công trình kết cấu hạ tầng khác); tài sản dự trữ quốc gia theo quy định của Pháp lệnh dự trữ quốc gia năm 2004. (3) Tài sản mà pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước, gồm: tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiền phạt do vi phạm pháp 45 luật, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 239, 240, 241, 644 BLDS năm 2005; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu tài sản khác cho Nhà nước, tài sản viện trợ của Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác… Như vậy, khái niệm tài sản công theo hướng dẫn tại Thông tư 04 có nội hàm tương đối hẹp, chỉ giới hạn tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước. So với quy định tại Điều 200 BLDS năm 2005 về tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì có rất nhiều đối tượng tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước nhưng không được quy định trong Thông tư 04 như vốn, tài sản do nhà nước đầu tư vào tổ chức kinh tế (nhất là doanh nghiệp nhà nước); tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiền phạt do vi phạm pháp luật; tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định tại các Điều 239, 240, 241, 644 BLDS năm 2005… Vì vậy, trong thực tiễn có rất nhiều vụ án dân sự mà đối tượng tranh chấp là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước, được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước đang do các doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng; các tranh chấp hợp đồng vay vốn giữa cá nhân, tổ chức với tổ chức tín dụng mà vốn vay do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc do ngân sách nhà nước (ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiêp…) nhưng VKS không tham gia phiên tòa sơ thẩm. Sự phân biệt đó là bất hợp lý, bởi lẽ đã là tài sản nhà nước thì dù đang do chủ thể nào quản lý cũng phải được bảo vệ triệt để do đó nếu vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản thuộc hình thức sở hữu của Nhà nước (dù đang do cơ quan nhà nước hay tổ chức kinh tế quản lý) 46 thì VKS cũng phải tham gia phiên tòa. BLTTDS đã mở rộng quyền tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm của VKS đối với các vụ án mà đối tượng tranh chấp là tài sản công, một mặt tạo cơ chế thuận lợi để VKS thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp trong dân sự nói chung. Thông tư 04 hướng dẫn nội hàm tài sản công hẹp đã làm hạn chế sự tham gia phiên tòa của VKS. Đối tượng tranh chấp là lợi ích công cộng: tại điểm b Điều 7 Thông tư 04 hướng dẫn lợi ích công cộng là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư. Ví dụ vụ án dân sự do đương sự khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp này VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Tất cả các vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công (các loại tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước) và lợi ích công cộng nêu trên đây, VKSND phải có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm. Ba là, những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở. Theo quy định tại Điều 255 BLDS năm 2005 về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật. Khoản 7 Điều 25 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định: "Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai" là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 04, thì vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, bao gồm: 47 (1) Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở. Ví dụ: A và B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, VKS có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm. (2) Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở (ví dụ: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở;…). Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải đối tượng của hợp đồng thì không thuộc trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Ví dụ: A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa. (3) Tranh chấp vè thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở. (4) Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn, cho sử dụng nhờ. (5) Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịc là quyền sử dụng đất, nhà ở. Những vụ án có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất và nhà ở thường là những vụ án có giá trị lớn, có tính chất phức tạp nên VKS phải tham gia phiên tòa nhằm góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng đắn. 48 Bốn là, những vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Người chưa thành niên là những người yếu thế, hạn chế về khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định của pháp luật, tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi, họ là những người chưa phát triển đầy đủ về trí lực và thể chất. Người có nhược điểm về thể chất là những người mà cơ thể bị khuyết tật do bẩm sinh hoặc do bị tai nạn. Người có nhược điểm về tâm thần là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây ra những rối loạn về tư duy, nhận thức, cảm xúc hoặc hành vi. Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 04, thì người có nhược điểm về tâm thần phải có giấy tờ, tài liệu được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người có nhược điểm về thể chất thuộc một trong các trường hợp: bị mù hai mắt, bị câm, bị điếc có xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên. Cần phân biệt người bị tâm thần và người mất năng lực hành vi dân sự. Người bị tâm thần phải có giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận còn một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, đối với những vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược diểm về thể chất, tâm thần thì VKSND phải tham gia phiên tòa nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đối với các việc dân sự, theo quy định của BLTTDS, VKS tham gia vào tất cả các phiên họp sơ thẩm, tại khoản 2 Điều 313 BLTTDS quy định: "Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp; trường hợp kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp" [27]. Theo quy định trên, đại diện VKSND bắt buộc phải tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự. Trường hợp đại diện VKSND vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Thông thường phiên họp giải quyết việc dân sự do một thẩm phán tiến hành, trong một số trường hợp đặc biệt có thể do một tập thể gồm 3 thẩm phán thực hiện. Ngoài ra, do tính chất đặc thù của của một số việc dân sự nên phiên họp có thể không có 49 mặt tất cả các bên đương sự. Pháp luật quy định sự tham gia của kiểm sát viên tại phiên họp giải quyết việc dân sự là nhằm bảo đảm tính khách quan và tránh sự lạm quyền trong việc ra quyết định giải quyết việc dân sự. Để đảm bảo tính vô tư, khách quan theo quy định của Điều 16 BLTTDS thì khi tham gia phiên tòa, đại diện VKSND có thể thay đổi hoặc phải từ chối tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 48 BLTTDS trong các trường hợp sau: - Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. - Họ đã tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó. - Có căn cứ rõ ràng cho thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. - Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa. Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 207 BLTTDS 2004 còn quy định sự tham gia phiên tòa của kiểm sát viên dự khuyết (kiểm sát viên dự khuyết này có mặt từ đầu tại phiên tòa) khi kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trong trường hợp không có kiểm sát viên dự khuyết (kiểm sát viên dự khuyết này có mặt đầu tại phiên tòa) khi kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trong trường hợp này không có kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa và thông báo cho Viện trưởng VKSND cùng cấp. Đây là quy định mới so với các quy định trước đây của pháp luật tố tụng dân sự. Quy định sự có mặt của kiểm sát viên dự khuyết trong BLTTDS nhằm hạn chế việc Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Khi tham gia phiên tòa sơ thẩm VKS có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: - Chuẩn bị tham gia phiên tòa: theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 195 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung), thì quyết định đưa vụ án ra xét xử phải 50 ghi rõ "họ, tên kiểm sát viên tham gia phiên tòa, kiểm sát viên dự khuyết, nếu có". Việc ghi họ tên kiểm sát viên dự khuyết trong quyết định đưa vụ án ra xét xử và kiểm sát viên dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa là quy định mới so với BLTTDS năm 2004. Vì vậy, VKS phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc phân công kiểm sát viên tham gia phiên tòa, kiểm sát viên dự khuyết trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo thụ lý vụ việc dân sự (Điều 3 Thông tư liên tịch 04). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS, trừ trường hợp VKS tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS thì Tòa án phải có trách nhiệm gửi hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày VKS nhận hồ sơ vụ án. Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án do Tòa án chuyển đến, kiểm sát viên phải kịp thời nghiên cứu để chuẩn bị tham gia phiên tòa. Việc nghiên cứu hồ sơ tập trung vào các nội dung: xem xét quá trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự từ khi thụ lý vụ án đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử (việc chấp hành pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng); nắm vững nội dung, các tình tiết, về chứng cứ của vụ án, việc cung cấp và thu thập chứng cứ đã đầy đủ hay chưa; phân tích tổng hợp chứng cứ, điều khoản của BLTTDS và các văn bản liên quan khác được dự kiến áp dụng để giải quyết vụ án… Trên cơ sở đó, chuẩn bị đề cương tham gia hỏi và phát biểu tại phiên tòa. - Tại phiên tòa, kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: + Thủ tục bắt đầu phiên tòa: được quy định từ Điều 213 đến Điều 216 BLTTDS, trong phần này, đối với những vụ án mà VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm thì nhiệm vụ, quyền hạn của VKS là kiểm tra việc tuân theo pháp luật của Tòa án khi Tòa án tiến hành các hoạt động của mình để đưa vụ án ra xét xử. + Thủ tục hỏi tại phiên tòa: trước 01/01/2012, thủ tục hỏi tại phiên tòa được quy định tại Điều 222 BLTTDS năm 2004: sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, chủ tọa phiên tòa hỏi trước, rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, các đương sự 51 và sau đó là VKS. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa đề nghị kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 234 BLTTDS năm 2004. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKSND phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi các bên đã tranh luận. Quy định như vậy chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004, có nhiều quan điểm về việc kiểm sát viên đại diện cho VKSND tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền phát biểu ý kiến về các vấn đề nào? Quan điểm thứ nhất cho rằng: nên bỏ quy định về việc Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự vì nó ảnh hưởng đến tính độc lập trong xét xử của Tòa án và vấn đề này không phù hợp với nguyên tắc việc dân sự cốt ở đôi bên. Xét về bản chất của tranh luận trong tố tụng dân sự là giữa các bên đương sự còn VKSND không phải là một bên của tranh chấp. Trong tố tụng dân sự, nếu để các bên tranh chấp đáp lại ý kiến của đại diện VKSND thì vô hình chung VKSND đã tham gia vào quá trình tranh luận của các bên đương sự. Điều này trái với bản chất của tranh luận và nguyên tắc trong tố tụng dân sự. Mặt khác, theo xu hướng mở rộng tranh tụng trong tố tụng dân sự hiện nay thì quyền và nghĩa vụ của đương sự với việc chứng minh yêu cầu của mình được đề cao. Theo đó thì kết quả tranh tụng của các bên mới chính là cơ sở quan trọng để Hội đồng xét xử giải quyết vụ án. [38] Quan điểm thứ hai: khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát viện không phát biểu về việc giải quyết vụ việc mà chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật của thẩm phán, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng. Quy định như vậy là phù hợp với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong tố tụng dân sự. [39] Quan điểm thứ ba: khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ 52 việc dân sự, kiểm sát viên phải phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng; đồng thời phát biểu quan điểm về giải quyết vụ việc dân sự. Ý kiến của VKSND hoàn toàn không có tác động hay ảnh hưởng gì đến tính độc lập của Hội đồng xét xử, mà đó là căn cứ để Hội đồng xét xử đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác, thận trọng và khách quan. Qua phân tích trên, việc kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự với tư cách là người tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; qua đó góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, kịp thời, thể hiện tính khách quan cao. Bởi vì VKS hoàn toàn không phải là chủ thể của quan hệ đang bị tranh chấp. Mặc dù, theo Điều 39 BLTTDS, Tòa án và VKSND tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự đều với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng song do chức năng khác nhau mà Tòa án có chức năng xét xử đưa ra phán quyết về giải quyết vụ việc dân sự, còn VKSND có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của Tòa án tức là bảo đảm tính pháp chế trong các phán quyết của Tòa. Ý kiến của VKSND chỉ nhằm giúp cho việc vận dụng pháp luật được tiến hành đúng nhất, giúp cho Tòa án giải quyết vụ án một cách hợp tình hợp lý. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 (có hiệu lực từ 01/01/2012) đã quy định: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án [28]. Như vậy, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 53 BLTTDS thì kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án như trước mà chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán, Hội đồng xét xử, đồng thời, phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng, cụ thể như sau: - Kiểm sát tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng: kiểm sát viên phải kiểm tra số lượng, điều kiện tham gia Hội đồng xét xử của mỗi thành viên Hội đồng xét xử, đối chiếu danh sách Hội đồng xét xử trên thực tế với danh sách pháp lý của thư ký Tòa án. - Kiểm sát tư cách của những người tham gia tố tụng: kiểm sát viên phải kiểm tra tư cách pháp lý của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định các điều 56, 63, 65, 67, 68 BLTTDS. Trường hợp phát hiện người giám định, người phiên dịch đó thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì kiểm sát viên phải đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 3 điều 68 và khoản 3 Điều 70 BLTTDS. Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của kiểm sát viên về việc thay đổi người giám định, người phiên dịch mà vẫn tiếp tục xét xử, thì kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án nhưng ngay sau phiên tòa, kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo VKS cấp mình để quyết định việc kháng nghị. Ngoài ra, kiểm sát viên còn có trách nhiệm kiểm sát đối với trường hợp Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 208 BLTTDS. Trong các trường hợp kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa nêu trên, nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiếp tục xét xử thì kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến của VKS về việc không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên tòa của Tòa án. Sau phiên tòa, kiểm sát viên phải báo cáo ngay lãnh đạo VKS cấp mình để quyết định kháng nghị. - Kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên tòa: kiểm sát viên phải kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng 54 xét xử, thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa, bao gồm các thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, thủ tục tranh luận tại phiên tòa, biên bản nghị án, nhằm bảo đảm việc xét xử tại phiên tòa được tiến hành theo đúng thủ tục do luật định, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo đảm cho việc xét xử vụ án được công minh, đúng pháp luật. - Theo dõi và ghi chép đầy đủ diễn biến phiên tòa: kiểm sát viên phải lắng nghe các câu hỏi và câu trả lời, phân tích thông tin trong câu hỏi và câu trả lời để xem các vấn đề của vụ án đã được hỏi hay chưa? Có chứng cứ nào mới phát sinh hay không? - Kiểm sát viên tham gia hỏi: Việc kiểm sát viên tham gia hỏi là để kiểm tra chứng cứ và khắc phục vi phạm trong việc hỏi của Hội đồng xét xử. Việc hỏi của kiểm sát viên không chỉ giới hạn trong phạm vi luật tố tụng mà hỏi cả những vấn đề liên quan đến nội dung vụ án nhằm làm rõ các tình tiết, các căn cứ, giúp cho việc đánh giá, áp dụng pháp luật nội dung cũng như pháp luật tố tụng được chính xác, đúng pháp luật; làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo thuộc chức năng của ngành kiểm sát như kháng nghị, kiến nghị… Tuy nhiên, nếu như trước đây theo quy định của BLTTDS năm 2004 khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án. Theo đó, kiểm sát viên phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa và diễn biến phiên tòa để phát biểu ý kiến về nội dung vụ án, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện các chứng cứ của vụ án… Ý kiến phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa là một trong các căn cứ để Hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án thì việc hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa có ý nghĩa pháp lý hơn. Hiện nay, khi pháp luật hiện hành quy định "kiểm sát viên chỉ phát biểu việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của thẩm phán…" thì theo tác giả việc quy định quyền hỏi của kiểm sát viên về nội dung vụ việc 55 trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là không cần thiết do nhiệm vụ chứng minh thuộc về đương sự, việc giải quyết về nội dung vụ việc dân sự thuộc trách nhiệm của Tòa án mà chỉ nên hỏi các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng. - Tranh luận: kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật: sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải căn cứ vào nội dung diễn biến của phiên tòa, kết hợp với sự chuẩn bị khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và ý kiến của lãnh đạo VKS để trình bày ý kiến về việc tuân theo pháp luật đó. Khi tại phiên tòa có tình tiết mới làm thay đổi nhận định ban đầu của VKS thì kiểm sát viên phải tự xem xét, kết luận nhưng ngay sau phiên tòa, kiểm sát viên phải báo cáo với lãnh đạo VKS cấp mình về tình tiết mới đo và ý kiến của mình. Tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên không có quyền đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ án về nội dung, chỉ đưa ra ý kiến đánh giá có vi phạm hay không có vi phạm về thủ tục tố tụng của thẩm phán, Hội đồng xét xử, đánh giá việc chấp hành pháp luật tố tụng của các đương sự và những người tham gia tố tụng từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm. - Hoạt động kiểm sát sau phiên tòa sơ thẩm: sau phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên tiến hành các hoạt động: yêu cầu Tòa án gửi kịp thời bản án cho VKS theo quy định khoản 2 Điều 241 "cấp trích lục bản án" của BLTTDS để tiến hành xem xét nội dung bản án có đúng với nội dung đã tuyên tại phiên tòa hay không. Nếu xét thấy bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về nọi dung hoặc về thủ tục tố tụng thì đề xuất với Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên tại phiên họp sơ thẩm Theo quy định của Điều 21 BLTTDS năm 2011 thì VKSND tham gia các phiên họp giải quyết việc dân sự. Việc quy định sự tham gia kiểm sát toàn 56 bộ các việc dân sự của VKSND do Tòa án giải quyết xuất phát từ nguyên nhân thông thường việc giải quyết các việc dân sự do một thẩm phán giải quyết. Vì vậy để tránh tình trạng lạm quyền trong quá trình giải quyết việc dân sự, BLTTDS đã quy định việc tham gia của VKS trong tất cả các phiên họp giải quyết việc dân sự. - Chuẩn bị tham gia phiên họp: theo quy định tại khoản 1 Điều 313 BLTTDS, Tòa án phải có trách nhiệm gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án phải có trách nhiệm gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho VKS cùng cấp để nghiên cứu trong thời gian bảy ngày, kể từ ngày VKS nhận hồ sơ. Vì vậy, ngay sau khi nhận hồ sơ vụ việc do Tòa án chuyển đến, kiểm sát viên phải kịp thời nghiên cứu, nắm vững nội dung, các tình tiết và chứng cứ của vụ việc dể chuẩn tham gia phiên họp; trên cơ sở đó, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp. Theo quy định của Điều 314 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 thì tại phiên họp giải quyết việc dân sự, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết việc dân sự. Theo quan điểm của tác giả, bản chất của phiên họp giải quyết việc dân sự chính là phiên giải quyết lần đầu đối với việc dân sự (giống phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự). Song tại phiên họp dân sự, đại diện VKS phát biểu quan điểm cả về việc tuân theo pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung là không nhất quán với Điều 234 BLTTDS năm 2011. Sau phiên họp, kiểm sát viên phải hoàn thiện ý kiến phát biểu bằng văn bản và gửi Tòa án trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp để lưu vào hồ sơ; đồng thời báo cáo lãnh đạo VKS kết quả phiên họp; đề xuất kháng nghị đối quyết định giải quyết việc dân sự khi thấy có vi phạm. 2.3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC KHÁNG NGHỊ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ THAM GIA TỐ TỤNG Ở CẤP PHÚC THẨM 2.3.1. Kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật 57 Kháng nghị là việc VKSND yêu cầu TAND cấp trên xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới khi thấy các bản án, quyết định này không đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp. Kháng nghị là một quyền năng của VKSND được pháp luật quy định. Đây là một biện pháp quan trọng của VKSND để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh thống nhất. Theo quy định trong BLTTDS thì VKSND có thẩm quyền kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. Một trong số đó là hoạt động kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Đây là hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong tố tụng dân sự. Việc VKSND phản đối bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Như vậy, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm: "Là hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật trong việc phản đối bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đề nghị tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án". Theo quy định tại Điều 250 BLTTDS, người có quyền kháng nghị là Viện trưởng VKSND cùng cấp và cấp trên trực tiếp. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKSND được quy định tại Điều 252 BLTTDS. Kháng nghị của VKSND được thể hiện dưới hình thức văn bản gọi là quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghị của VKSND được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị. Nội dung của quyết định này được quy định tại khoản 1 Điều 251 BLTTDS.VKSND phải gửi kèm theo quyết định kháng nghị các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của VKSND là có căn cứ và hợp pháp. Mục đích của việc kháng nghị bản án, quyết định của Tòa là phát hiện những sai sót của Tòa án, yêu cầu Tòa án phải khắc phục, sửa lại những sai sót đó. Tuy nhiên, BLTTDS nói riêng cũng như các văn bản pháp luật có liên 58 quan quy định về quyền kháng nghị phúc thẩm của VKSND còn nhiều điểm bất cập, chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, làm kéo dài quá trình tố tụng cũng như không đảm bảo tính dứt điểm của bản án, quyết định. Khi giải quyết vụ án dân sự, việc giải quyết phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trước Tòa án phải do chính họ quyết định chứ VKSND không thể tự quyết định điều này. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp việc giải quyết vụ án của Tòa án, tuy chưa đúng quy định về nội dung và thủ tục tố tụng và sai sót đó không vi phạm điều pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội nhưng nếu các đương sự chấp nhận kết quả giải quyết đó của Tòa án cấp sơ thẩm mà không có yêu cầu, kháng cáo thì không có lý do gì vụ án đó lại bị đưa ra xét xử lại bởi kháng nghị của VKS. Ví dụ: Trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu đúng theo quy định của pháp luật bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn 20 triệu nhưng Tòa án lại quyết định bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn 15 triệu đồng. Trong trường hợp này nếu nguyên đơn đồng ý với bản án của Tòa án thì không nên quy định quyền kháng nghị của VKSND trong trường hợp này. Việc kháng nghị trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính dứt điểm của bản án, quyết định. Chưa kể đến việc kháng nghị của VKSND có thể làm thay đổi toàn bộ quyết định giải quyết vụ án do Tòa án mà đương sự đã nhất trí. Khi đó, việc kháng nghị đã vô hình chung ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của đương sự. Bởi vậy, việc kháng nghị của VKSND là cần thiết nhưng cần hạn chế trong một phạm vi nhất định, theo đó pháp luật phải đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của đương sự. Mặt khác, khi VKSND kháng nghị mà đương sự không kháng cáo có thể dẫn tới tình trạng một bên đương sự không đồng ý với ý kiến của VKSND. Mâu thuẫn nảy sinh trong trường hợp này là điều khó tránh khỏi. Theo đó, việc kháng nghị của VKSND sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tư.Như vậy, việc hạn chế quyền kháng nghị phúc thẩm của VKSND là 59 hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của pháp luật tố tụng dân sự ngày càng đề cao và coi trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Do đó, VKS chỉ nên kháng nghị khi phát hiện sai sót trong những trường hợp như những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. 2.3.2. Viện kiểm sát nhân dân nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm Theo quy định tại Điều 262, 313 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn tại các điểm b,c khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 04, Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho VKS trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, gửi hồ sơ việc dân sự cùng quyết định mở phiên họp cho VKS cùng cấp để VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự để chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm là 07 ngày, kể từ ngày VKS nhận được hồ sơ để tham gia phiên họp phúc thẩm là 07 ngày, kể từ ngày VKS nhận được hồ sơ vụ việc dân sự. Vì vậy, trước khi tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, kiểm sát viên phải kịp thời nghiên cứu kỹ hồ sơ. Việc nghiên cứu hồ sơ tập trung các nội dung: xem xét quá trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự ở giai đoạn sơ thẩm đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định mở phiên họp (việc chấp hành pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng); nắm vững nội dung, các tình tiết và chứng cứ của vụ án, nhất là chứng cứ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, việc cung cấp và thu thập chứng cứ đã đầy đủ hay không; xem xét lý do kháng cáo, kháng nghị, thủ tục kháng cáo, kháng nghị; xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị, thủ tục kháng cáo, kháng nghị; xem xét thay đổi, bổ sung rút kháng nghị; phân tích tổng hợp chứng cứ, điều khoản của BLTTDS, BLDS và cac văn bản pháp luật 60 khác dự kiến áp dụng để giải quyết vụ án… Trên cơ sở đó, chuẩn bị đề cương tham gia hỏi (tại phiên tòa) và phát biểu tại phiên tòa, phiên họp. 2.3.3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm * Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 21, khoản 2 Điều 264 (đã được sửa đổi, bổ sung) và Điều 318 BLTTDS, thì VKS có trách nhiệm phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm. So với quy định trước đó của BLTTDS, quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS về sự tham gia phiên tòa phúc thẩm của VKS có một điểm quan trọng là mở rộng quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của VKS. Theo đó, VKS tham gia tất cả các phiên tòa phúc thẩm, bất kể VKS có tham gia phiên tòa sơ thẩm trước đó và kháng nghị phúc thẩm đối với vụ án đó hay không. Quy định này nhằm mục đích tăng cường chức năng kiểm sát giải quyết các các vụ việc dân sự của VKS. * Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trước và tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm Tại phiên tòa, phiên họp: kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng của Hội đồng xét xử, thẩm phán và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, phiên họp; kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa, phiên họp khi có căn cứ do BLTTDS quy định và kiểm sát việc hoãn phiên tòa, phiên họp; trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ kháng nghị bản án sơ thẩm; xuất trình, bổ sung chứng cứ những tài liệu để làm rõ kháng nghị; xem xét việc rút kháng nghị; tham gia hỏi tại phiên tòa và phát biểu ý kiến tại phiên tòa, phiên họp. Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung một số điều của BLTTDS bổ sung thêm một điều luật mới (Điều 273a) về "Phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm", đã quy định rõ sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh 61 luận và đối đáp xong, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm. Theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 04, thì phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm cần phân biệt 03 trường hợp: - Trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự, thì kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo; phát biểu về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. - Trường hợp chỉ có kháng nghị của VKS, thì kiểm sát viên phát biểu trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng (nếu có) làm cơ sở cho việc kháng nghị; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của VKS đối với bản án, quyết định sơ thẩm; phát biểu về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm; phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bán án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị. - Trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của VKS thì kiểm sát viên phát biểu về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo; trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm; phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Khác với phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm (Điều 234 BLTTDS năm 2011), tại phiên tòa phúc thẩm, VKS còn có quyền phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ việc dân sự cả về tố tụng và nội dung. 62 Ý kiến phát biểu của kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp dể lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự. Phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm phải thể hiện rõ thái độ, trách nhiệm của VKS trước sự đúng-sai của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, giúp cho Hội đồng xét xử, Hội đồng phúc thẩm ra bản án, quyết định có căn cứ và đúng pháp luật. Căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, phiên họp, kiểm sát viên trình bày ý kiến, phân tích làm rõ tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng cáo, kháng nghị, đề nghị hướng giải quyết cụ thể đối với bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định phúc thẩm phải được Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định. Trong trường hợp Tòa phúc thẩm TANDTTC xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không qua hai mươi lăm ngày (Điều 281). 2.4. KHÁNG NGHỊ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH Đà CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ THAM GIA PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM 2.4.1. Kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Thực chất, thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm đều là việc Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới khi có kháng nghị. Bởi vì bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vì nguyên nhân khác nhau mà có thể không đúng đắn. Vì vậy, để đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đối với những bản án, quyết định có sai lầm mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xem xét lại. Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân 63 sự, các đương sự không có quyền kháng cáo, họ chỉ có quyền đề nghị tới người có thẩm quyền kháng nghị các bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật. BLTTDS quy định VKSND có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó. Theo quy định tại Điều 285 và Điều 307 BLTTDS, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị giám đốc thẩm (tái thẩm) đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thẩm (tái thẩm) đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 310a thì Viện trưởng VKSNDTC có quyền kiến nghị việc xét lại quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Theo quy định của Điều 288 BLTTDS năm 2004 thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Theo đó, trong thời hạn 3 năm, đương sự có quyền phát hiện vi phạm của bản án, quyết định của Tòa án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét, quyết định việc kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS. Thực tế, việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng gặp những hạn chế do có nhiều trường hợp gần hết thời hạn ba năm đương sự mới gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm do đó không đủ thời gian xem xét nên hết thời hạn kháng nghị mà đơn đề nghị kháng nghị vẫn không được xem xét giải quyết hoặc tuy có xem xét nhưng không phát hiện được vi phạm nên không kháng nghị giám đốc thẩm; có những trường hợp đơn đề nghị vì nhiều lý do khác nhau không được xem xét trong thời hạn kháng nghị làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Để 64 khắc phục hạn chế này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã sửa đổi khoản 1 Điều 284 BLTTDS theo hướng quy định trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của BLTTDS để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS cũng sửa đổi, bổ sung Điều 288 về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng quy định trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị là ba năm nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài hai năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị: - Đương sự đã có đơn đề nghị trong thời hạn một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS và sau khi hết thời hạn kháng nghị (hết ba năm) đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị. - Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (theo Điều 283 BLTTDS), xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Khác với thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định tại Điều 308 BLTTDS là một năm tính từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Hình thức kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải bằng văn bản, được thể hiện dưới hình thức là quyết định kháng nghị. Ví dụ về việc VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau: bà B là chủ sở hữu nhà số 36B/39 Lý Bôn, thành phố Cà Mau. Tháng 8/2001, vợ chồng bà A và ông D (là chủ sở hữu ngôi nhà kế bên số 38/39) xây dựng lại đã là nhà của bà B bị hư hỏng nặng. Bà B yêu cầu bà A phải bồi 65 thường thiệt hại về việc đã làm hỏng nhà của bà, tổng cộng số tiền là 79.259.872 đồng. Tại bản án sơ thẩm số 44 ngày 15/5/2005, TAND thành phố Cà Mau đã xử: buộc bà A phải bồi thường cho bà B số tiền như bà B đã yêu cầu. Ngày 29/5/2005, vợ chồng bà A và ông D đã kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 155 ngày 18/9/2005 của TAND tỉnh Cà Mau đã xử buộc bà A phải bồi thường thiệt hại cho bà B với số tiền là 34.573.887 đồng. Sau khi xét xử phúc thẩm, bà A và ông D làm đơn khiếu nại. Viện trưởng VKSNDTC đã có kháng nghị số 46, ngày 01/8/2006 với nội dung như sau: "Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không đưa ông D vào tham gia với tư cách đồng bị đơn là thiếu sót. Việc trưng cầu giám định chưa xác định rõ mức độ thiệt hại. Việc tính giá trị nhầm còn lại vào thời điểm làm hư hỏng chưa có căn cứ chính xác". Thông qua ví dụ này, có thể thấy công tác kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án tại TAND được tiến hành một cách hợp pháp và có căn cứ; đồng thời bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của đương sự. Bên cạnh đó, vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND cũng có một số vấn đề cần bàn luận. Thông qua việc nghiên cứu và so sánh với pháp luật nước ngoài có thể thấy, "pháp luật các nước đều coi đơn kháng cáo hợp lệ của các bên đương sự là cơ sở để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm". Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự nước ta lại quy định người có thẩm quyền kháng nghị dựa trên các nguồn: (i) đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị; (ii) VKS thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tự phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, phát hiện tình tiết mới của vụ án; (iii) thông qua công tác giám đốc xét xử của TANDTC với các Tòa án cấp dưới; (iv) thông qua công tác giám sát của Quốc hội... Quy định như vậy thực sự chưa tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự nếu quyền tự định đoạt không vi phạm điều pháp luật cấm, không trái đạo đức xã 66 hội và cũng không ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của người thứ ba, chưa đảm bảo được nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự. Nếu trong trường hợp đương sự đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm thì không có lý do gì vụ việc đó lại bị đưa ra xem xét theo trình tự giám đốc thẩm do kháng nghị của VKSND. Như vậy, vừa làm cho bản án, quyết định dân sự bị rơi vào tình trạng kéo dài thời gian tố tụng, vừa gây tâm lý mệt mỏi cho các đương sự khi tham gia tố tụng. Điều này trái với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Chính vì vậy, nên chăng quy định: "Hạn chế thẩm quyền, phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát trong một số trường hợp nhất định". 2.4.2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục tố tụng xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, để đảm bảo cho thủ tục này được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, VKSND cùng cấp phải tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. - Trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm: cũng tương tự như trước phiên tòa phúc thẩm, kiểm sát viên sẽ phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc, xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm…, đưa ra ý kiến và trình lãnh đạo Viện xem xét. - Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, đại diện VKSND sẽ phát biểu ý kiến của VKSND về quyết định kháng nghị phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án. Trước 01/01/2012, tương tự như đối với phiên tòa phúc thẩm, cũng có sự không thống nhất giữa quy định của Điều 21, Điều 292 và Điều 310 BLTTDS năm 2004. Theo quy định tại Điều 21 thì VKSND chỉ tham gia 67 phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm khi VKSND kháng nghị nhưng theo quy định tại Điều 292 và Điều 310 thì VKS nhân phải tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm bất kể do VKSND hay Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Để khắc phục hạn chế này, Điều 21 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung quy định: "Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm". Như vậy, VKSND sẽ phải tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm mà không phụ thuộc vào vụ việc đó VKSND có kháng nghị hay không. Quy định VKSND phải tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm xuất phát từ chức năng "kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự… của Tòa án". Mặt khác, giám đốc thẩm và tái thẩm là những thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, có hiệu lực thi hành và thậm chí có thể đã được thi hành xong. Xuất phát từ tính chất phức tạp của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đòi hỏi phải có sự tham gia giám sát của VKSND để đảm bảo việc giải quyết vụ án dân sự đúng pháp luật; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Bên cạnh đó, khác với trình tự phúc thẩm (có sự kháng cáo của đương sự), thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm được bắt đầu bởi kháng nghị của các cơ quan công quyền. Chính vì vậy, nếu VKSND kháng nghị thì phải tham gia phiên tòa để bảo vệ quan điểm kháng nghị và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Nếu Tòa án kháng nghị thì VKSND cũng vẫn phải tham gia phiên tòa để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, đảm bảo cho vụ án được giải quyết khách quan, đúng pháp luật. Việc quy định căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm thiếu cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả kháng nghị. Ví dụ, việc quy định "vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" mới nói lên được mặt "vi phạm nghiêm trọng" đến mức nào thì kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, chính vì vậy trên thực tế việc áp dụng quy định này cũng khác nhau. Mặc dù pháp 68 luật tố tụng không thể quy định chi tiết và cụ thể hết những vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng để nâng cao chất lượng hiệu quả kháng nghị cũng như tạo điều kiện áp dụng thống nhất những quy định về căn cứ kháng nghị thì bên cạnh quy định khái quát "có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" cần bổ sung trong pháp luật tố tụng quy định về một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng tố tụng tương đối phổ biến và điển hình như vi phạm về thành phần Hội đồng xét xử, không có biên bản phiên tòa, vắng mặt người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc những người tham gia tố tụng khác. 2.5. THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ Khi thực hiện chức năng của mình, VKS có quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. 2.5.1. Thực hiện quyền yêu cầu Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đối với Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẩm quyền này được nằm rải rác trong các quy định của BLTTDS: - Yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị: căn cứ khoản 4 Điều 85 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung) và Điều 4 Thông tư liên tịch số 04 thì VKS có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ duy nhất mà VKS được tiến hành để phục vụ cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị. Đồng thời khoản 2 Điều 94 BLTTDS cũng quy định: VKS có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ và cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của VKS trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ 69 theo yêu cầu của VKS thì tùy mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mới được bổ sung tại Điều 94 BLTTDS. - Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc để xem xét, quyết định việc kháng nghị: Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS cùng cấp trong các trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của BLTTDS, trừ các trường hợp VKS cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm đã kháng nghị phúc thẩm, VKS cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm đã có kháng nghị phúc thẩm, VKS cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; VKS yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để tham gia phiên tòa và xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 04: + Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS để xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện như sau: sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà VKS cùng cấp (trong trường hợp VKS không tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự) hoặc VKS cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét việc kháng nghị phúc thẩm, thì VKS có văn bản yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS. Ngay sau khi nhận được yêu cầu của VKS, Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS có văn bản yêu cầu. Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 252 và khoản 2 Điều 317 BLTTDS, VKS phải trả hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án đã xét xử hoặc giải quyết sơ thẩm. + Khi Tòa án, VKS xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau: a) Tòa án cấp tỉnh, VKS cấp tỉnh có văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện đã ra bản án, quyết 70 định có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho Tòa án cấp tỉnh, VKS cấp tỉnh. TANDTC, VKSNDTC có văn bản yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho TANDTC, VKSNDTC. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ, Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án, VKS có văn bản yêu cầu; b) Trường hợp VKS kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm, thì VKS chuyển ngay hồ sơ vụ việc cùng với quyết định kháng nghị cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại Điều 290 hoặc Điều 310 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 293 hoặc Điều 310 BLTTDS; đồng thời thông báo cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho VKS biết. + Trường hợp Tòa án, VKS cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau: a) Trường hợp cùng nhận được văn bản yêu cầu của Toà án và VKS hoặc trường hợp đã nhận được văn bản yêu cầu của VKS trước nhưng trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, hồ sơ chưa được chuyển cho VKS mà lại nhận được yêu cầu của Tòa án, thì Toà án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ cho Tòa án có yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho VKS có yêu cầu biết. b) Trường hợp Tòa án hoặc VKS là cơ quan nhận hồ sơ trước thì trong thời hạn 03 tháng (đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn không quá 06 tháng) kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, nếu Tòa án, VKS không kháng nghị thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau: b.1) Trường hợp Tòa án là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án không kháng nghị, nếu VKS vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS đã có yêu cầu và thông báo ngay cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu VKS đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà VKS có yêu 71 cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì VKS chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. b.2) Trường hợp VKS là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà VKS không kháng nghị, nếu Toà án vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì VKS chuyển hồ sơ cho Tòa án đã có yêu cầu và thông báo ngay cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Tòa án đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì VKS trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu. c) Trường hợp thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn lại không quá 06 tháng hoặc trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã có văn bản yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc để phục vụ hoạt động giám sát của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, thì Tòa án và VKS phối hợp trong việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để bảo đảm việc xem xét, giải quyết. 2.5.2. Thực hiện quyền kiến nghị Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị đối với các vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền kiến nghị của VKS được quy định tại một số điều cụ thể của BLTTDS. Theo đó, trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát, VKS thực hiện thẩm quyền kiến nghị đối với vi phạm pháp luật về nội dung và tố tụng của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, trừ những vi phạm là đối tượng thực hiện quyền kháng nghị, cụ thể: - Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định 72 chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng (Điều 39 BLTTDS năm 2011). - Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không có quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết kiến nghị trong thời hạn bà ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng. Tại phiên tòa, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng (Điều 124, 125 BLTTDS năm 2011). - Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Trong trường hợp không đồng ý với Quyết định trả lời đơn kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận dược Quyết định trả lời. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp ra các quyết định giữa nguyên việc trả kaij đơn khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đẻ tiến hành việc thụ lý vụ án. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án cấp trên là quyết định cuối cùng (Điều 170 BLTTDS năm 2011). Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã bổ sung một chương mới (Chương XIX a) quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết 73 định của Hội đồng thẩm phán TANDTC, trong đó quy định Viện trưởng VKSNDTC có quyền kiến nghị với Hội đồng thẩm phán TANDTC xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định đó. Đây là một quy định hoàn toàn mới trong tố tụng tư pháp nói chung và tố tụng tư pháp dân sự nói riêng (thủ tục này cũng mới được quy định trong Luật tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS cũng quy định rõ, khi có kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC thì Chánh án TANDTC có trách nhiệm báo cáo Hội đồng thẩm phán TANDTC xem xét kiến nghị của Viện trưởng, có thể xảy ra các trường hợp sau: - Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC thì Hội đồng thẩm phán TANDTC ra Quyết định giao Chánh án TANDTC tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo Hội đồng thẩm phán TANDTC xem xét, quyết định. Phiên họp Hội đồng thẩm phán TANDTC để xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSNDTC. - Trường hợp Hội đồng thẩm phán TANDTC không nhất trí với kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; phiên họp của Hội đồng thẩm phán xem xét kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSNDTC. Mặc dù pháp luật quy định cho VKS có quyền kiến nghị khi thực hiện kiến nghị như không quy định thời gian Tòa án trả lời kiến nghị và nếu Tòa án không thực hiện kiến nghị như không quy định thời gian Tòa án trả lời kiến nghị và nếu Tòa án không thực hiện kiến nghị thì pháp luật cũng không có quy định về biện pháp tiếp theo mà VKS có thể thực hiện. Vì vậy, thẩm quyền kiến nghị của VKS chưa thực chất. Nhìn chung, việc xây dựng cơ chế cho phép VKSNDTC có quyền kiến 74 nghị đối với Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC khi có căn cứ xác định quyết định đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức; ý nghĩa to lớn hơn đó là sự tôn trọng bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Quy định cơ chế xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC như trên xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác xét xử, đồng thời, thể hiện sâu sắc bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Những quy định của BLTTDS về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự đã khẳng định vị trí, vai trò và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp dân sự của VKSND. Trong Chương này, thông qua việc phân tích luật thực định, tác giả đã luận giải và làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong việc giải quyết vụ việc dân sự được quy định khá chi tiết trong các quy định về kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát thông qua việc kháng nghị và tham gia phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 1, tác giả đã đối chiếu và chỉ ra một số hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng dân sự gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự cần tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Những hạn chế, bất cập trong chương hai cũng là cơ sở quan trọng để đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong Chương 3. 75 Chương 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN hÀNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của nước ta trước đây, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. BLTTDS là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong những năm qua, sự tham gia tố tụng dân sự của VKSND đã góp phần phát hiện những sai lầm, vi phạm pháp luật của ngành Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự, bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật, bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó, bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói riêng cũng như góp phần quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nói chung. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các tranh chấp dân sự phát sinh ngày càng đa dạng phức tạp. Theo đó, công tác kiểm sát quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án của VKSND cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 đã tăng cường hơn một bước nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND. 76 3.1.1. Kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự Trước khi có Luật tổ chức VKSND năm 2002, hoạt động kiểm sát thụ lý chưa được pháp luật quy định. Trong báo cáo công tác hàng năm của VKSND từ trước cho đến hết 6 tháng đầu năm 2002 cũng không thể hiện số liệu vụ án được VKSND kiểm sát việc thụ lý, tuy rằng trong một vài báo cáo có đưa ra vài ý kiến đánh giá, nhận xét về hoạt động này. Trong thực tiễn hoạt động kiểm sát, các VKSND ít chú ý đến hoạt động kiểm sát thụ lý, có chăng chỉ là việc kiểm sát nắm số liệu thụ lý án qua số thụ lý của các Tòa án, BLTTDS ra đời quy định cụ thể trách nhiệm của Tòa án phải gửi thông báo thụ lý cho VKSND trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án (Điều 174), việc quy định như vậy đảm bảo cho VKSND thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Theo thống kê của Cục thống kê VKSNDTC trong thời gian từ ngày 01/01/2005 đến 31/12/2011, VKSND cấp huyện nhận được 1.318.605 thông báo thụ lý vụ, việc dân sự và hôn nhân gia đình; 11.276 thông báo thụ lý án lao động; 19.657 thông báo thụ lý án kinh tế do Tòa án gửi. VKSND cấp tỉnh nhận được 46.076 thông báo thụ lý vụ, việc dân sự; 1.944 thông báo thụ lý vụ án hành chính; 1.446 thông báo thụ lý vụ án lao động; 22.075 thông báo thụ lý vụ án kinh doanh thương mại của Tòa án gửi cho VKS. Từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2013, VKSND cấp huyện nhận được 536.029 thông báo thụ lý vụ việc dân sự; 30.401 thông báo thụ lý vụ về kinh doanh thương mại; 9.158 thông báo thụ lý vụ án lao động, VKSND cấp tỉnh nhận được 12.395 thông báo thụ lý vụ việc dân sự; 4.201 thông báo thụ lý vụ án kinh tế; 56 thông báo thụ lý vụ án lao động của Tòa án. Căn cứ vào kết quả thống kê nói trên cho thấy số lượng Tòa án thụ lý vụ việc dân sự là rất lớn. Thực hiện công tác kiểm sát, ngay sau khi nhận được thông báo thụ lý, VKS đã phân công Kiểm sát viên mở sổ để theo dõi; kiểm tra các nội dung trong thông báo theo đúng quy định của Điều 174 77 BLTTDS cụ thể: về thẩm quyền thụ lý, thời hạn thông báo thụ lý cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến giải quyết vụ án, danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp cho Tòa án kèm theo đơn khởi kiện…Qua công tác kiểm sát thông báo thụ lý đã phát hiện nhiều vi phạm như: Tòa án gửi thông báo thụ lý không đúng quy định là 3 ngày làm việc; nhiều bản thông báo gửi chậm thường từ 10- 15 ngày, không có số thụ lý, ngày, tháng thụ lý vụ việc; nội dung ghi chung chung, không phản ánh rõ yêu cầu của nguyên đơn, không ghi đầy đủ danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện cho Tòa án. Có nhiều trường hợp Tòa án đã nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ việc nhưng lại không thông báo cho VKS biết đến khi có bản án hoặc có quyết định giải quyết vụ việc thì VKSND mới biết được Tòa án đã thụ lý vụ việc đó, các yêu cầu hoặc kiến nghị của VKS thì không có tính ràng buộc đối với Tòa án nên việc bỏ sót việc gửi thông báo thụ lý vụ việc dân sự cho VKSND bị một số Tòa án địa phương xem nhẹ. Ngoài ra, trong quá trình kiểm sát, một số VKS địa phương đã phát hiện Tòa án thụ lý không đúng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28 BLTTDS. Ví dụ: Tại đơn thỏa thuận ly hôn ngày 15/6/2014 giữa chị Tạ Thị Thúy Anh, thường trú tại 41 Vân Hồ 2, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và anh Nguyễn Đàm Linh thường trú tại tổ 33 cụm 5, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội gửi TAND quận Hai Bà Trưng, trong đơn hai bên thỏa thuận thuận tình ly hôn và yêu cầu TAND quận Hai Bà Trưng sớm giải quyết (bút lục số 01). Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 311 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 thì Tòa án phải thụ lý và giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự, cụ thể là Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và VKS sẽ tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự này. Tuy nhiên, thông qua kiểm sát, VKS quận Hai Bà Trưng đã phát hiện TAND quận Hai Bà Trưng đã thụ lý dưới hình thức vụ án và ra Quyết định công nhận thuận 78 tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là không đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, do BLTTDS không quy định ở cấp phúc thẩm Tòa án phải thông báo việc thụ lý phúc thẩm cho VKS nên một số VKS địa phương đã vận dụng tại quy định khoản 1 Điều 249 yêu cầu VKS cấp dưới khi nhận được thông báo của Tòa án ngang cấp về kháng cáo của đương sự gửi ngay cho VKS cấp trên biết việc bản án sơ thẩm có kháng cáo, để VKS cấp trên theo dõi thụ lý vụ án ở cấp phúc thẩm. Cùng với việc yêu cầu VKS cấp dưới báo cáo về vụ án có kháng cáo, nhiều VKS địa phương nắm qua quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm hoặc khi Tòa án gửi bản án, quyết định phúc thẩm để kiểm tra lại Tòa án có gửi thông báo thụ lý cho VKS cấp dưới, gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho VKS cùng cấp không, từ đó đã phát hiện nhiều vi phạm về thụ lý phúc thẩm. Bên cạnh đó, như đã trình bày ở Chương 2, hiện nay, BLTTDS cũng chưa quy định về việc thông báo thụ lý đơn phản tố của bị đơn, thụ lý đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của Tòa án cho VKS. Do đó, trên thực tế ngành kiểm sát cũng chưa kiểm sát được số thụ lý đơn phản tố, đơn yêu cầu độc lập của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của Tòa án. 3.1.2. Hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án Theo thống kê của Cục Thống kê VKSNDTC, VKSND các cấp nhận được: * Cấp huyện: Trong khoảng thời gian từ 01/01/2005- 31/12/2011, VKSND cấp huyện nhận được 230.946 bản án sơ thẩm (chiếm 30%), 353.557 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (chiếm 46%), 32.938 quyết định tạm đình chủ giải quyết vụ việc dân sự (chiếm 4%); 246.835 quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự (chiếm 30%). 79 * Cấp tỉnh: Tòa án cấp tỉnh gửi VKSND cấp tỉnh: (trong thời gian từ 01/01/200531/12/2011): - Bản án, quyết định sơ thẩm: VKSND cấp tỉnh nhận được 22.386 bản án; quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự là 6.200 bản án; quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự 4.063; quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 8.342 bản án. - Bản án, quyết định phúc thẩm: VKSND cấp tỉnh nhận được bản án phúc thẩm 110.500; quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 9.306, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự 1.482; quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 594; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm là 2.974. Thông qua công tác kiểm sát các VKS địa phương trong hoạt động kiểm sát bản án, quyết định đã phát hiện nhiều vi phạm của Tòa án, đã thực hiện quyền kiến nghị về những vi phạm để Tòa án khắc phục, sửa chữa. Cụ thể: - Các VKSND cấp huyện đã phát hiện 94.564 bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện có vi phạm; đã kiến nghị với Chánh án TAND huyện 13.102 văn bản, được Tòa án cấp huyện chấp nhận (trong đó: 5.884 bằng văn bản, bằng trực tiếp là 9.488) Tòa án không chấp nhận 22 văn bản kiến nghị của VKSND. Các VKSND cấp tỉnh đã phát hiện 22.270 bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm; đã kiến nghị với Chánh án TAND tỉnh 1804 văn bản, được Tòa án chấp nhận bằng văn bản là 481 và chấp nhận trực tiếp là 1248. Tòa án không chấp nhận 02 văn bản kiến nghị của VKS. Trong kỳ nghiên cứu, những VKS kiến nghị về nhiều vi phạm của Tòa án qua công tác kiểm sát thông báo thụ lý, bản án, quyết định: thành phố Đà Nẵng, Tây Ninh, Quảng Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Nghệ An, thành phố Hà Nội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động kiểm sát bản án, quyết định còn có những hạn chế và khó khăn, được thể hiện qua: 80 - Hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án có một số vấn đề nổi cộm lên là việc gửi bản án chậm, không đúng hạn, có trường hợp không gửi cho VKSND. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho VKS trong việc phát hiện vi phạm trong các bản án, quyết định của Tòa án, bởi lẽ: để phát hiện vi phạm của quyết định, bản án, nhất là vi phạm về tố tụng, nội dung, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để có cơ sở đối chiếu với quy định của pháp luật, trên cơ sở đó mới có thể phát hiện được vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự - Việc kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự luôn gặp nhiều khó khăn do BLTTDS không quy định Tòa án gửi kèm biên bản hòa giải thành khi gửi quyết định công nhận sự thỏa thuận cho VKSND. - Nhiều trường hợp không đưa hết người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng do vậy, sau khi quyết định có hiệu lực pháp luật, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có đơn khiếu nại, vụ kiện phải giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, nên mất nhiều thời gian, kéo dài không cần thiết. Ví dụ: tại vụ án "tranh chấp thừa kế tài sản" giữa nguyên đơn ông Hoàng Văn Quý, trú tại xóm Nà Lạn, xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn và bị đơn bà Hoàng Thị Chỉ, trú tại xóm Lũng Khuông, xã Cần Yên, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án thì cụ Hoàng Văn Tài (chết ngày 8/11/2008) và cụ Lanh Thị Nôm (chết năm 1976), có 4 người con chung là bà Hoàng Thị Lám, Hoàng Thị Lý, ông Hoàng Văn Quý và bà Hoàng Thị Chỉ (tức Hoa). Tài sản chung của vợ chồng cụ Tài, cụ Nồm có 2 căn nhà, 150 m2 đất ở, 347,1 m2 đất vườn; 9.538 m2 đất ruộng; 76.855 m2 đất rừng phòng hộ. Sau khi cụ Nồm chết thì nhà, đất nêu trên là do cụ Tài và các con quản lý, sử dụng. Sau khi kết hôn, ngày 81 16/1/1985 vợ chồng bà Chỉ, ông Triệu Văn Quyến về ở tại nhà cụ Tài. Cùng ngày 16/1/1985, cụ Tài lập "Giấy cam đoan" có nội dung giao cho ông Quyến sở hữu: một ngôi nhà ngói 2 gian chính + 2 con bò; hoa quả vườn tược; toàn bộ ruộng hiện có bố đang làm; một đám rẫy Lũng Hôi. Giấy này có chữ ký đề tên cụ Tài, ông Quyến, ông Quý và người viết là ông Lương Trung Xuân nhưng không có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đất cấp cho hộ gia đình bà Chỉ, ông Quyến trong khi ông Quyến chết năm 2007 nhưng khi giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không đưa những người thừa kế của ông Quyến tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là trái quy định tại khoản 4 Điều 56 của BLTTDS. - Đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện, có một số quyết định Tòa án áp dụng khoản 6 Điều 189 và điểm k khoản 1 Điều 192 BLTTDS quy định về lý do đình chỉ, tạm đình chỉ là "Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định" để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, trong khi chưa tìm được những căn cứ mà pháp luật khác quy định là không đúng với quy định của pháp luật. Tại Quyết định kháng nghị số 476/2013/KN-DS ngày 3/10/2013 TANDTC đã ra quyết định kháng nghị đối với Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm số 229/2010/DSPT-QĐ ngày 8/10/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là cụ Phùng Thị Anh (chết) và bị đơn là ông Trần Văn Đặng và bà Nguyễn Thị Bảy cùng trú tại tổ 3, ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long với lý do việc Tòa án áp dụng lý do "các trường hợp khác mà pháp luật quy đinh" để đình chỉ vụ án mà chưa có lập luận, phân tích rõ ràng là chưa đủ căn cứ. Một thực trạng gây khó khăn cho hoạt động kiểm sát những vụ án bị Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, đó là việc sau khi lý do tạm đình chỉ không còn nhưng pháp luật không quy định Tòa án có trách nhiệm thông báo cho VKSND biết để VKSND chủ động trong hoạt động kiểm sát của mình. 82 3.1.3. Kiểm sát công tác xét xử của Tòa án * Cấp sơ thẩm: Tổng số vụ án VKSND cấp huyện tham gia xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện trong khoảng thời gian từ 1/1/2004 đến 31/12/2011 là 28.953 vụ (chiếm tỷ lệ 4%); ở cấp tỉnh là 40.598 vụ. Giai đoạn từ 1/1/2012 đến 31/12/2013, tổng số vụ có kiểm sát viên tham gia phiên tòa là 38.748 vụ việc. * Cấp phúc thẩm: Giai đoạn từ 1/1/2004 đến 31/12/2011, tổng số vụ án VKSND thụ lý 183.755 vụ; trong đó VKS kháng nghị 2.239 vụ. Giai đoạn 1/1/201231/12/2013, tổng số vụ VKSND thụ lý là 30.990 vụ việc. * Giám đốc thẩm, tái thẩm: Giai đoạn từ 1/1/2004 đến 31/12/2011, tổng số tham gia xét xử giám đốc thẩm là 3.512 vụ. Trong đó giao sơ thẩm lại 2957 vụ, giao phúc thẩm lại 559, hủy phúc thẩm giữ sơ thẩm 32 vụ, hủy sơ thẩm, phúc thẩm để đình chỉ vụ án 3 vụ, hủy giám đốc thẩm giữ phúc thẩm 1 vụ. Như vậy, qua số liệu trên thì số vụ việc mà VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm lớn hơn rất nhiều so với trước khi BLTTDS năm 2011 có hiệu lực (01/01/2012), điều này đã tạo điều kiện cho VKS có thể phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Song theo quy định của khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2011 thì VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm trong 04 trường hợp, đã nảy sinh vướng mắc, lúng túng trong việc xác định thế nào là tài sản công (nhất là tài sản trong các công ty cổ phần, công ty liên doanh có vốn góp của nhà nước, tài sản vô hình)? Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành hướng dẫn để áp dụng pháp luật được thống nhất. Nhìn chung, việc chuyển hồ sơ, viết bản phát biểu quan điểm của VKSND về giải quyết vụ án có nhiều tiến bộ, VKS cử kiểm sát viên tham gia tất cả các vụ án theo quy định của pháp luật VKSND phải tham gia, chất lượng giải quyết vụ án được nâng lên. Việc chuẩn bị kỹ những vấn đề hỏi đương sự, kết 83 luận giám định hoặc những vấn đề khác trong quá trình nghiên cứu hồ sơ thấy chưa rõ cần hỏi thêm nhằm làm sáng tỏ vụ việc dân sự. Do đó, bảo đảm phát biểu ý kiến quan điển giải quyết vụ án mang tính thuyết phục cao [43]. Việc ghi chép, theo dõi diễn biến phiên tòa cũng được chú ý hơn, nhất là những trả lời của đương sự về những mâu thuẫn trong hồ sơ, những nội dung, quyết định của bản án cũng được kiểm sát viên ghi chép đầy đủ để khi nhận được bản án có điều kiện kiểm tra phát hiện vi phạm. Trong một số trường hợp ý kiến của Hội đồng xét xử với ý kiến của VKSND do Lãnh đạo duyệt khác nhau, sau khi xét xử Kiểm sát viên đã sớm yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu báo cáo Lãnh đạo Viện quyết định nên nhiều trường hợp sau khi Tòa án ra bản án VKSND đã chủ động ra bản án kháng nghị kịp thời, chính xác. 3.1.4. Công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm * Kháng nghị phúc thẩm: Trong khoảng thời gian từ 01/01/2004 - 31/12/2011, VKS cấp huyện và cấp tỉnh đã kháng nghị phúc thẩm là 4.559 vụ việc. Tòa án đưa ra xét xử 3.620; trong đó Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của VKS 2.930; không chấp nhận kháng nghị của VKS 256; VKS rút kháng nghị 512 vụ. Có nhiều vụ Tòa án xử không chấp nhận, VKSND cấp tỉnh đã báo cáo VKSNDTC để kháng nghị tiếp được chấp nhận. Trong 01 năm từ 01/01/2012 đến 01/01/2013 VKS đã kháng nghị 2755 vụ (qua kiểm sát năm 2013 VKS đã ban hành 1326 kháng nghị phúc thẩm dân sự, chiếm 8,8% số vụ Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục phúc thẩm). * Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: Trong khoảng thời gian từ 01/01/2004- 31/12/2011, toàn ngành kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 2.640 vụ; từ 01/01/2012 đến 31/12/2013, ngành kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được 1287 vụ. Những VKS kháng nghị được nhiều trong kỳ nghiên cứu là Thành 84 phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắc Lắc, Kiên Giang. Nhìn chung, số liệu kháng nghị của toàn ngành mỗi năm một tăng, nhiều VKS địa phương đã quan tâm đến công tác kiểm sát bản án, quyết định dân sự để phát hiện các vi phạm, yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để kháng nghị phúc thẩm. Bên cạnh đó, chất lượng kháng nghị phúc thẩm cũng ngày càng được nâng cao, số lượng yêu cầu kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận năm sau cao hơn năm trước do nội dung kháng nghị chặt chẽ với căn cứ pháp lý rõ ràng, hình thức đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế, vướng mắc như sau: - Tại khoản 2 Điều 252 BLTTDS quy định thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của VKS cùng cấp là 07 ngày và của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được quyết đinh. Việc quy định thời hạn kháng nghị như vậy là quá ngắn để nghiên cứu và phát hiện vi phạm. Điều 252 BLTTDS và khoản 2 Điều 317 BLTTDS quy định thời hạn kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và quyết định giải quyết việc dân sự tính bằng ngày, nhưng không quy định là ngày làm việc như nhiều loại thời hạn khác trong tố tụng dân sự; trong khi đó, theo quy định về thời giờ làm việc như nhiều loại thời hạn khác trong tố tụng dân sự; trong khi đó theo quy định thì thời hạn làm việc trong một tuần cán bộ công chức được nghỉ hai ngày thứ bẩy và chủ nhật. Do đó, trong thực tiễn, có rất nhiều trường hợp thời hạn kháng nghị của VKS rơi vào những ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật và như vậy thời hạn kháng nghị của VKS sẽ không được trọn vẹn. - Trên thực tế, số lượng bản án, quyết định Tòa án gửi cho VKS chậm so với thời hạn quy định rất nhiều, điều đó làm hạn chế việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị của VKS. 85 - Có lúc, có nơi hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự nói chung và công tác kháng nghị nói riêng của VKS chưa được quan tâm đúng mức. Có trường hợp cán bộ, kiểm sát viên chưa nắm vững luật và các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS, BLDS, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật thương mại…; không nắm vững quy chế nghiệp vụ của ngành cũng như các văn bản pháp luật có liên quan; thiếu sắc bén tinh thông nghiệp vụ nên khi tiến hành kiểm sát bản án, quyết định dân sự không phát hiện được vi phạm để kháng nghị. Đối với một số trường hợp phát hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án có vi phạm để kháng nghị thì việc viết văn bản kháng nghị còn chung chung về vấn đề vi phạm, một số trường hợp còn thiếu điều luật áp dụng… nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Mặt khác, trách nhiệm của một số cán bộ, kiểm sát viên còn thiếu nghiêm túc trong việc nghiên cứu bản án, quyết định dân sự hoặc hồ sơ do Tòa án lập, khi đối chiếu áp dụng, nghiên cứu các văn bản pháp luật đôi khi còn chủ qquan, qua loa nên không phát hiện bản án, quyết định có vi phạm hoặc phát hiện không đầy đủ, bỏ sót vi phạm. Từ đó, đề xuất kháng nghị chưa có căn cứ, thiếu chính xác… Một số cán bộ, kiểm sát viên được phân công làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự không tâm huyết với công việc, chậm đổi mới tư duy, năng lực trình độ hạn chế nhưng không chịu khó học tập nghiên cứu văn bản pháp luật nên chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ. Về phía cán bộ lãnh đạo quản lý: một số địa phương lãnh đạo đơn vị chưa thực sự chú trọng công tác kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự. Ở một số VKS dịa phương, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự còn bị coi nhẹ, chưa nhận thức đúng đắn về khâu công tác này nên kế hoạch hàng năm còn chung chung, thiếu cụ thể, không đặt ra chỉ tiêu kháng nghị, công tác động viên khen thưởng còn mang tính chất bình quân, việc bố trí cán bộ không đủ năng lực chuyên môn hoặc cán bộ mới vào ngành chưa tương xứng với nhiệm vụ nhất là ở cấp huyện. 86 Ngoài ra, BLTTDS năm 2011 không quy định căn cứ kháng nghị phúc thẩm. Trong thực tiễn, đã có nhiều trường hợp qua kiểm sát bản án, quyết định, VKS phát hiện bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm nhưng các đương sự chấp nhận kết quả giải quyết đó thì VKS có kháng nghị phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm hay không là vấn đề đang có sự tranh cãi. Theo tác giả, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự cần được thực hiện xuyên suốt quá trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự. Do vậy, mặc dù bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có sai lầm nhưng nếu đương sự đồng ý với bản án, quyết định giải quyết của Tòa án thì không có lý do gì vụ việc đó lại bị đưa ra xem xét theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm do kháng nghị của VKS. Do vậy, BLTTDS cần quy định căn cứ kháng nghị phúc thẩm và hạn chế phạm vi kháng nghị của VKS trong trường hợp này. Tuy nhiên, đối với hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người yếu thế, bảo đảm thượng tôn pháp luật thì nếu bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm mà sai lầm đó ảnh hưởng đến các nội dung nêu trên dù đương sự có đồng ý với bản án, quyết định đó của Tòa án thì VKS phải có trách nhiệm kháng nghị bản án, quyết định đó của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Một số quy định tại BLTTDS chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn đầy đủ, kịp thời nên nhận thức và thực hiện quy định cả Bộ luật của các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa thống nhất. Sự không thống nhất trong nội dung giữa các văn bản có thể dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau giữa TAND và VKSND. Do đó, dẫn đến sự trái ngược và quan điểm xử lý của hai cơ quan này khiến vụ án có thể kéo dàu, gây khó khăn trong quá trình xét xử. Ví dụ: Hiện nay, trong các vụ án ly hôn, việc Tòa án tiến hành lấy lời khai của con chung từ đủ 9 tuổi trở lên theo quan điểm của Tòa án thì đây là một trong các trường hợp thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, tại Công văn số 4095/VKSNDTC-V5 87 ngày 16/11/2012 thì đây là trường hợp thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình nên không thuộc trường hợp thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 95 BLTTDS. Hoặc trường hợp giải quyết vụ án ly hôn, Tòa án tiến hành xác minh địa chỉ của đương sự, xác minh tình trạng hôn nhân của các bên; hoạt động này của Tòa án có tính chất đặc thù trong quá trình giải quyết án hôn nhân theo quy định của pháp luật nên không coi là hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 85 BLTTDS. Do đó, trường hợp này VKS cũng có văn bản hướng dẫn theo hướng không tham gia phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2011. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự Qua sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về việc chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị đã chỉ rõ: "Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng xét xử các vụ án dân sự trong thời gian qua còn thấp là do chưa có cơ chế giám sát, kiểm sát hiệu quả việc giải quyết vụ án này". Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Tòa án, VKS, cơ quan điều tra khẳng đinh: "VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp hiện nay…". Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI yêu cầu: "bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp". Kết luận số 20-KL/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp 1992 năm 2013 xác định: VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đây là những cơ sở pháp lý 88 cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự. Hơn nữa, hiện nay xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, vừa thoát ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn thấp, đặc biệt là nhân dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Khi trình độ dân trí còn hạn chế thì người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình trước Tòa án và với thu nhập của đa số người dân còn thấp nên họ không có điều kiện mời Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình khi tranh chấp. Trong khi đó, hệ thống bổ trợ tư pháp chưa phát triển, chưa thành công cụ hỗ trợ cho người dân khi phát sinh và giải quyết tranh chấp (số lượng Luật sư ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia tất cả các phiên tòa, so với nhu cầu về dịch vụ pháp lý hiện nay và xu thế gia tăng nhanh của nhu cầu này trong những năm tới, thì số lượng luật sư ở nước ta còn chưa tương xứng). Theo báo cáo số liệu của Liên đoàn Luật sư thì tổng số Luật sư trong cả nước tính đến 31/8/2014 là 9.168 trên tổng số 90 triệu dân. Như vậy, tỷ lệ luật sư nước ta trung bình là 1 luật sư/ 9.817 dân. Mặt khác, số lượng luật sư của nước ta lại phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các thành phố phát triển và những tỉnh chưa có điều kiện phát triển nhiều. So với một số nước trên thế giới thì tỷ lệ luật sư ở nước ta còn quá thấp (tỷ lệ luật sư của Thái Lan là 1/1.526, Nhật là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250…). Hiến pháp 1992 năm 2013 tiếp tục khẳng định vai trò "kiểm sát hoạt động tư pháp" của VKS thì hiện nay vẫn cần những cơ chế cần để kiểm sát hoạt động của Tòa án, đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời đảm bảo các quy định của pháp luật. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt theo tác giả vẫn cần duy trì chức năng của VKSND trong tố tụng 89 dân sự như hiện hành, còn về lâu dài khi trình độ dân trí được tăng lên cũng như số lượng luật sư đáp ứng được yêu cầu thì khi đó nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND được tính toán lại cho phù hợp. Theo tác giả, trong thời gian lâu dài chức năng của VKSND trong tố tụng dân sự cần được thu hẹp theo hướng chủ yếu là kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án; trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật thì VKSND thực hiện quyền yêu cầu, quyền kiến nghị và kháng nghị. Hiện nay, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 vừa được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 9 đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục những bất cập, thiếu sót của BLTTDS năm 2004 và nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng dân sự của VKSND. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội luôn luôn vận động và thay đổi, pháp luật nói chung cũng như pháp luật tố tụng dân sự nói riêng vẫn cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện sao cho phù hợp với thực tiễn thi hành. Vẫn tồn tại một số điều luật còn chưa phù hợp và gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm sát của VKSND trên thực tế mà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luât tố tụng dân sự vẫn chưa đề cập đến. Do vậy, trong thời gian tới, BLTTDS cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung các vấn đề sau để hoàn thiện hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự: Thứ nhất, bổ sung quy định Tòa án gửi thông báo thụ lý việc dân sự theo trình tự sơ thẩm và phúc thẩm, thông báo thụ lý vụ án dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cho VKS. BLTTDS hiện hành mới chỉ quy định Tòa án có trách nhiệm thông báo thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm cho VKS mà không có quy định Tòa án phải thông báo thụ lý việc dân sự ở trình tự sơ thẩm, phúc thẩm và thông báo thụ lý vụ án dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là hạn chế, thiếu sót của BLTTDS. Để VKS có cơ sở thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án ở tất cả các giai đoạn tố tụng, BLTTDS 90 cần bổ sung quy định Tòa án gửi thông báo việc thụ lý việc dân sự theo trình tự sơ thẩm và phúc thẩm, thông báo thụ lý vụ án dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cho VKS. Đồng thời, cũng cần bổ sung quy định Tòa án phải gửi thông báo thụ lý đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho VKS. Thứ hai, về thực hiện quyền kiến nghị, quyền yêu cầu của VKSND. - Về quyền kiến nghị: tại khoản 2 Điều 117 BLTTDS gây khó khăn cho VKSND trong quá trình thực hiện quyền kiến nghị theo Điều 124 BLTTDS. Cụ thể như "…trường hợp không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết" mà không quy định thông báo bằng văn bản cho VKSND. Vì vậy, để đảm bảo quyền kiến nghị việc Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của VKSND theo quy định tại Điều 124, Điều 117 BLTTDS 2004 cần được bổ sung theo hướng: "…trường hợp không chấp nhận kiến nghị về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết". - Về quyền yêu cầu: BLTTDS quy định về quyền yêu cầu như sau: quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để đảm bảo cho việc thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; quyền yêu cầu Hội đồng xét xử công bố tài liệu vụ án (Điều 227); quyền yêu cầu Hội đồng xét xử công bố tài liệu vụ án (điều 228); quyền yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng, đĩa ghi âm (Điều 228); quyền yêu cầu trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo trong tố tụng dân sự (Điều 404)… nhưng lại không quy định thời hạn thực hiện yêu cầu. Thứ ba, quy định theo hướng hạn chế thẩm quyền và phạm vi kháng nghị phúc thẩm của VKS. Để đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật tố tụng 91 dân sự ở nước ta, việc quy định hạn chế thẩm quyền và phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm của VKSND là thực sự cần thiết. Chính vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định để hạn chế phạm vi kháng nghị phúc thẩm theo hướng sau: - Kháng nghị phúc thẩm: nên quy định kháng nghị phúc thẩm theo hướng nguyên tắc VKSND chỉ tiến hành kháng nghị phúc thẩm đối với những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc xâm phạm đến lợi ích công cộng hoặc trật tự công cộng; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, tâm thần. Đối với những bản án, quyết định dân sự mắc sai lầm trong việc áp dụng pháp luật nhưng không vi phạm thủ tục tố tụng, để đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, VKS không kháng nghị, việc kháng cáo hay không kháng cáo hoàn toàn do đương sự quyết định, trừ trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có nhược điểm về thể chất tinh thần. Theo đó, Điều 250 BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng: "Viện trưởng VKSND cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nếu nó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của người chưa thành niên, người có nhược điểm về vật chất hoặc tâm thần, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Còn đối với các trường hợp khác, Viện trưởng Viện kiểm sát chỉ kháng nghị khi đương sự có đơn yêu cầu". Thứ tư, vấn đề thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và bổ sung việc gửi kèm biên bản hòa giải thành cho đương sự và VKS cùng cấp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS "Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành… ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự". Như vậy, việc quy định "hết thời hạn bảy ngày" mang tính chất chung chung mà không quy định cụ thể là ngày nào, việc quy 92 định "hết thời hạn bảy ngày" còn có thể hiều từ ngày thứ tám đến hết thời hạn giải quyết vụ án. Đây là lỗ hổng trong pháp luật cần được xem xét. Bên cạnh đó, kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án là một trong những hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho VKSND, trong đó có hoạt động kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, cũng tại khoản 1 Điều 187 quy định: "Trong thời hạn năm ngày làm việc… Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp". Việc quy định Tòa án gửi quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà không quy định việc gửi biên bản hòa giải thành kèm theo trong thực tiễn thực hiện hoạt động kiểm sát loại quyết định này rất khó khăn, VKSND không kiểm sát được việc Tòa án có ra quyết định đúng với nội dung hòa giải hay không, trong khi nội hàm của vấn đề cốt lõi nằm sâu trong quá trình hòa giải được thể hiện trong biên bản hòa giải. Do vậy, cần thay đổi và bổ sung khoản 1 Điều 187 như sau: "Trong thời hạn ba ngày làm việc, sau ngày lập biên bản hòa giải thành bảy ngày mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì thẩm phán chủ trì phiên tòa hòa giải hoặc một Chánh án được thẩm phán Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo biên bản hòa giải thành cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp". Thứ năm, về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Điều 191 BLTTDS) Cần bổ sung trong BLTTDS về quy định Tòa án có trách nhiệm thông báo cho VKSND cùng cấp biết việc Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn. Theo đó, VKSND không có căn cứ để kiểm sát việc chấp hành thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án. Điều này gây hạn chế công tác kiểm sát trong hoạt động tố tụng 93 dân sự của VKSND trên thực tế, nên cần bổ sung theo hướng: "Khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ, trong thời hạn ba ngày làm việc Tòa án phải thông báo cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết". Đối với quyết định phân công kiểm sát viên sẽ tham gia phiên tòa và thông báo cho Tòa án ghi vào Quyết định đưa vụ án ra xét xử, được quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTDS, hiện nay chưa có sự thống nhất làm việc giữa Tòa án và VKS. Về phía VKS khi nhận hồ sơ vụ án, VKS mới có quyết định phân công kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Còn Tòa án thì ngược lại, khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử mới chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp nghiên cứu. Vấn đề này sẽ được giải quyết nếu có sự phối hợp giữa VKS và Tòa án cùng cấp. Đối với án sơ thẩm, hầu như chỉ khi Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS thì VKS mới biết có phải tham gia xét xử đối với vụ án đó. Tuy nhiên, tại Điều 195 BLTTDS cũng không quy định Tòa án phải chuyển hồ sơ cho VKS trước hay sau khi ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Do vậy, ngay sau khi Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp để nghiên cứu thì VKS phải có quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, để Tòa án ghi vào Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đối với án phúc thẩm, theo khoản 3 Điều 21 BLTTDS thì VKSND phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp nên ngay khi nhận được văn bản thông báo thụ lý của Tòa án, VKS phải phân công ngay Kiểm sát viên sẽ tham gia phiên tòa và Kiểm sát viên dự khuyết để Tòa án biết và ghi vào Quyết định đưa vụ án ra xét xử, trước khi chuyển hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu. Thứ sáu, về thời hạn kháng nghị (Điều 252 BLTTDS). Cần sửa đổi thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 252 của VKS tính từ khi VKS nhận được hồ sơ vụ án chứ không phải tính từ khi nhận được bản án, quyết định. Bởi lẽ, thực tế qua công tác kiểm sát cho thấy việc gửi bản án, quyết định của Tòa án cho VKS thường rất chậm, không đảm bảo được thời gian để VKS thực hiện kháng nghị nếu phát hiện có vi phạm. Nhiều trường 94 hợp khi VKSND nhận được bản án, quyết định do Tòa án gửi và phát hiện vi phạm, yêu cầu mượn hồ sơ thì Tòa án lại cố tình trì hoãn việc gửi hồ sơ cho VKSND. Điều này dẫn đến tình trạng hết thời hạn kháng nghị nên VKSND cùng cấp phải đề nghi VKSND cấp trên trực tiếp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 252 BLTTDS quy định về thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 7 ngày, của VKSND cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Việc quy định thời hạn như vậy là quá ngắn và gây nhiều khó khăn trong công tác kháng nghị của VKSND. Chính vì vậy, cần sửa đổi khoản 2 Điều 252 về thời hạn kháng nghị của VKSND theo hướng: "10 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 15 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định và hồ sơ vụ án". Về Điều 295 BLTTDS cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm trong các trường hợp VKS tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, từ đó có những thủ tục tố tụng phù hợp. Trong trường hợp, phiên tòa giám đốc thẩm được mở trên cơ sở kháng nghị giám đốc thẩm của VKS thì nên bỏ đi quy định về việc phát biểu ý kiến của VKS về quyết định kháng nghị, vì điều này là không cần thiết và mang tính hình thức, chú trọng hơn vào việc bổ sung các quy định về những công việc cụ thể mà VKS sẽ được quyền thực hiện tại phiên tòa giám đốc thẩm để bảo vệ kháng nghị mà mình muốn đưa ra. Đối với công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, pháp luật cần bổ sung quy định về việc bắt buộc Tòa án cũng như các cơ quan tư pháp khác thông báo về việc thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo và báo cáo kết quả giải quyết cho VKS để VKS kiểm tra việc giải quyết này một cách chủ động, có hiệu quả. Đồng thời, bổ sung các quy định yêu cầu Tòa 95 án khi nhận được các kiến nghị của VKS phải tiếp thu, khắc phục và trả lời VKS trong thời hạn quy định, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho Tòa án, cũng như các cơ quan tư pháp khác trong quá trình thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Thứ bẩy, cần quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của VKS: thẩm quyền kiến nghị của VKS được quy định tại khoản 1 Điều 21 và nhiều điều khác của BLTTDS. Khi thực hiện kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự nếu phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự thì VKS kiến nghị. Mặc dù quy định cho VKS có quyền kiến nghị nhưng BLTTDS lại không có quy định ràng buộc trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện kiến nghị của VKS nên đã hạn chế hiệu quả của hoạt động kiểm sát. Nếu như vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án, quyết định bị VKS kháng nghị thì theo quy định của pháp luật Tòa án có thẩm quyền phải xét lại bản án, quyết định đó còn đối với kiến nghị Tòa án không thực hiện thì cũng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm pháp lý. Đó cũng là nguyên nhân của thực trạng vi phạm đã được kiến nghi nhưng không chấm dứt mà còn tiếp diễn. Vì vậy, cần thiết phải có quy định cụ thể trong BLTTDS trách nhiệm của Tòa án về việc tiếp thu (trả lời bằng văn bản) và thực hiện kiến nghị của VKS. Thứ tám, về việc gửi bản án, quyết định cho VKS. Bộ luật Tố tụng dân sự cần quy định rõ việc Tòa án cấp sơ thẩm ngoài việc gửi 02 bản án, quyết định cho VKSND cùng cấp đồng thời VKSND cùng cấp có trách nhiệm gửi cho VKSND cấp trên để xem xét thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm theo quy định tại Điều 252. Thứ chín, cần hướng dẫn tài sản công với nội hàm rộng hơn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2011 thì VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm trong 04 trường hợp trong đó có trường hợp đối tượng tranh chấp là tài sản công. Mặc dù Thông tư 04 đã hướng dẫn thế nào là tài sản công nhưng 96 chưa đựng yếu tố bất hợp lý, làm hạn chế sự tham gia phiên tòa của VKS so với quy định của luật. Vì vậy, vấn đề tài sản công cần tiếp tục nghiên cứu để có hướng dẫn bổ sung đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì các tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự phát sinh ngày càng nhiều. Lưu lượng án giải quyết ước tính ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi hệ thống pháp luật luôn cần có sự thay đổi cho phù hợp nhằm bảo vệ những quan hệ xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời sự phát triển kinh tế cũng có sự tác động trở lại với hệ thống pháp luật. Trong đó, quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân về sự tham gia tố tụng của VKSND luôn là vấn đề được quan tâm nhất là đặt trong bối cảnh hiện nay khi Hiến pháp đã được sửa đổi, bổ sung và Luật tổ chức VKSND sửa đổi sắp được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 10 sắp tới.. 3.2.2. Một số kiến nghị khác nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát Thứ nhất, nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên. Hiện nay, việc nâng cao trình độ kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về dân sự nói riêng cho cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sáy giải quyết các vụ việc dân sự là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo việc phát hiện nhanh chóng các vi phạm trong các bản án quyết định dân sự của Tòa án ngay ở cấp sơ thẩm để làm căn cứ cho việc kiến nghị, kháng nghị. Để nâng cao năng lực trình độ, nhận thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên thù cần phải lưu ý các vấn đề: - Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp trong đó có kiểm sát viên, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết 08, 48, 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, 97 đào tạo đạo đức nghề nghiệp, đủ năng lực trình độ, kinh nghiệm lẫn kỹ năng, phẩm chất của đội ngũ kiểm sát viên; đào tạo đi đôi với tái đào tạo, đào tạo theo hướng chuyên sâu như kỹ năng phát hiện vi phạm, nhận diện các dạng vi phạm pháp luật về nội dung và tố tụng trong bản án, quyết định của Tòa án, kỹ năng tổng hợp viết một bản kiến nghị, kháng nghị; kinh nghiệm tham gia phiên tòa… - Có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ sức, đủ tài vào làm việc trong ngành kiểm sát. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các công chức, viên chức ngành tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nói riêng. - Làm tốt công tác cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ để kiểm sát viên có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn với từng vụ việc mà mình tham gia. Kiểm sát viên phải tự chủ động cập nhập kiến thức, học hỏi, rút kinh nghiệm đồng thời phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên và chuyên sâu. Thứ hai, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan. Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tố tụng dân sự của VKSND, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan. Cụ thể là tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án và VKSND, giữa VKSND cấp trên với VKSND cấp dưới phải có sự phối hợp chặt chẽ cung cấp đầy đủ thông tin hai chiều để kịp thời nắm bắt. Hàng năm, cần có những bản báo cáo rút kinh nghiệm chung với các VKSND địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài ra, nhằm nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng nói trên cũng cần phải có sự thường xuyên phối hợp, trao đổi nghiên cứu để cùng xây dựng các văn bản hướng dẫn liên ngành cho phù hợp. Thứ ba, hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân. 98 Đây là một trong những giải pháp phổ biến trong cải cách tư pháp nói chung và nâng cao chất lượng tham gia tố tụng dân sự của VKSND nói riêng. Hiện nay đang diễn ra tình trạng sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân kể cả đội ngũ cán bộ, công chức chưa nắm bắt kịp với tốc độ xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước ta. Điều này đã hạn chế hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật gây ra tình trạng nhũng nhiễu vi phạm pháp luật trong chính bộ máy nhà nước. Chính vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm sát hoạt động tố tụng dân sự của VKSND. Thứ tư, tăng cường công tác xây dựng và đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động kiểm sát của VKSND. Đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của kiểm sát viên cũng như tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động cho công tác kiểm sát sẽ góp phần tạo tâm lý thoải mái, yên tâm và có thêm nhiều nỗ lực cho các kiểm sát viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong Chương 3, tác giả luận văn đã tập trung phân tích tình hình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trên phạm vi toàn quốc. Thông qua việc phân tích tình hình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, tác giả luận văn đã chỉ ra những kết quả đạy được và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích và xác định những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự 99 KẾT LUẬN Sự tham gia tố tụng của VKSND trong tố tụng dân sự là yếu tố quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, bởi điều đó không những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống lý luận về hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức, hoạt động của VKS nói riêng mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, sự tham gia tố tụng của VKSND trong tố tụng dân sự còn đáp ứng chiến lược cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm theo tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể về đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND đòi hỏi phải được thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Điều này chứng tỏ sự có mặt của VKSND trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự của TAND là hoàn toàn cần thiết, qua đó VKSND thể hiện được vai trò giám sát, hỗ trợ của mình đối với hoạt động tố tụng dân sự. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tham gia tố tụng dân sự của VKSND là vấn đề hết sức quan trọng và là nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công chiến lược cải cách nền tư pháp quốc gia nói chung cũng cũng như của ngành kiểm sát nói riêng. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự, phân tích lịch sử hình thành và phát triển của chức năng cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của VKS qua các thời kỳ, có tham khảo kinh nghiệm một số nước, phân tích pháp luật thực định và tình hình thực tế, tác giả đã đưa ra được những luận giải và kiến nghị nâng cao và bảo dảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự. 100 Tuy nhiên, trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cũng như đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự là vấn đề tương đôi khó khăn. Do đó, những vấn đề này cần tiếp tục được đặt ra nghiên cứu hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Hi vọng trong thời gian tới, sau khi Luật tổ chức VKSND được Quốc hội khóa XIII thông qua, các chế định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự sẽ được hoàn thiện trong BLTTDS sửa đổi. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Đề án nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố, Hà Nội. 2. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền của Tòa án và phân công giữa các nhân viên trong Tòa án. 3. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. 4. Chính phủ (1959), Nghị định số 256-TTg ngày 01/7/1959 quy định nhiệm vụ và tổ chức của Viện Công tố, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận số 20-KL/TW về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 và một số nội dung cơ bản về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Thông báo kết luận số 230-TB/TW ngày 26/3/2009 về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 102 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Bộ Chính trị, Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan điều tra, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Bùi Thị Huyền (2011), Phiên tòa sơ thẩm dân sự- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Khuất Văn Nga (Chủ biên) (2008), Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb tư pháp, Hà Nội. 16. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1009), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hoàng Phê (Chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 18. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 19. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 20. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 21. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 22. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 23. Quốc hội (1989), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi, bổ sung) Hà Nội. 24. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 25. Quốc hội (1992), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 26. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 27. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 28. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 29. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 30. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Bản thuyết minh chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Hà Nội. 103 31. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo số 14/BC-TA ngày 30/8/2011 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, Hà Nội. 32. Trường Đại học Luật Hà Nội (1996), Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam, Kỷ yếu Dự án về pháp luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội. 35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Hà Nội. 36. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh thủ giải quyết các tranh chấp lao động, Hà Nội. 37. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011), Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, ngày 14/3/2011, Hà Nội. 38. Ủy ban tư pháp (2011), Báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội khóa XII thảo luận tại hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. 39. Ủy ban tư pháp (2011), Báo cáo thẩm tra số 4232/BC-UBTP12 ngày 16/9/2010 thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. 40. Viện Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), Cơ quan công tố một số nước, (Thông tin khoa học kiểm sát, số 3-6), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 41. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa Nxb tư pháp, Hà Nội. 104 42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Liên bang Nga, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 43. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Bộ luật Tố tụng dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 45. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000- 2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ năm 2000 đến năm 2013, Hà Nội.. 46. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Hà Nội. 47. Vụ 5 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Hà Nội. 48. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 105 [...]... nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Chương 3: Thực tiễn thực hiện, một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN... VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1 Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Hiến pháp năm 2013, BLTTDS đã khẳng định VKSND là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự Các hoạt động tố tụng dân sự của những người tiến hành tố. .. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Trong tố tụng dân sự, để xác định được nhiệm vụ, quyền hạn của VKS cần dựa vào những yếu tố như: vị trí, vai trò của VKS; tính chất của 14 vụ việc dân sự; việc thực quyền tự định đoạt của đương sự và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự; thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án 1.2.1 Xuất phát từ vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân. .. vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự; việc tổ chức thực hiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự trên thực tế và những quy định của pháp luật có liên quan đến các vấn đề nêu trên Phạm vi nghiên cứu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS Việt Nam trong tố tụng. .. diện VKS cần tham gia phiên tòa để kiểm sát chặt chẽ hoạt động xét xử của Tòa án 1.3 KHÁI QUÁT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện công tố (tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân) trong tố tụng dân sự giai đoạn từ 1945 đến 1959 Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám, để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, Nhà nước... đối đầy đủ, khẳng định được vị trí và vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự; là cơ sở cho sự kế thừa và phát triển cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS sau này 1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự giai đoạn từ 1960 đến 1988 Hiến pháp 1959 ra đời, Công tố viện chính thức được chuyển thành VKSND, được... chung được quy định trong Luật tổ chức VKS Còn trong tố tụng dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự Như vậy, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là quyền quyết định thực hiện các hoạt động tố tụng (từ khi Tòa án thụ lý, chuẩn bị xét xử đến phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự) nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những... tố và tham gia tố tụng của Công tố viện có hướng dẫn như sau: "… về việc dân sự, Công tố viện có nhiệm vụ khởi tố và tham gia tố tụng đối với những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích Nhà nước của nhân dân Còn đối với những vụ án dân sự thường thì Công tố viện không cần phải tham dự phiên tòa" Như vậy, trong giai đoạn này, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự đã được quy... và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự; đánh giá tính có căn cứ và khoa học về thực trạng pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự. .. Nhiệm vụ Từ mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng dân sự 4 - Làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong trong tố tụng dân sự qua các thời kỳ, đặc biệt là theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành từ đó xác định những hiệu quả, hạn chế và nguyên nhân - Đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện tốt ... cu ci cỏch t phỏp Vit Nam" , ca tỏc gi Trn Vn Nam, nm 2010; Lun thc s lut hc "C s lý lun v thc tin i mi t chc ca Vin kim sỏt nhõn dõn ỏp ng yờu cu ci cỏch t phỏp Vit Nam" ca tỏc gi Hong Th Anh,... Quy nh ca phỏp lut Cng hũa nhõn dõn Trung Hoa 33 Chng 2: PHP LUT VIT NAM HIN HNH V NHIM V, 36 QUYN HN CA VIN KIM ST NHN DN TRONG T TNG DN S 2.1 Nhim v, quyn hn ca Vin kim sỏt trc th lý v 36 chun... THIN PHP LUT V BO M THC HIN NHIM V, QUYN HN CA VIN KIM ST NHN DN TRONG T TNG DN S 3.1 Thc tin thc hin cỏc quy nh phỏp lut Vit Nam hin 76 hnh v nhim v, quyn hn ca Vin kim sỏt nhõn dõn t tng dõn