Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
652,31 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ THU ĐANG
PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN
NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã Số Ngành: 52340121
Cần Thơ, Tháng 12 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ THU ĐANG
MSSV: 4107275
PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN
NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 52340121
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐINH CÔNG THÀNH
Cần Thơ, Tháng 12 năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ em đã được sự
chỉ dạy tận tình quý thầy cô trong trường, nhờ đó em đã học tập và tích lũy
được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, trong quá trình thực tập và làm luận
văn tốt nghiệp, được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô đã
giúp em hoàn thành đề tài luận văn này. Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu
sắc em xin chân thành cảm ơn đến:
- Quý thầy cô trong Trường Đại Học Cần Thơ những người đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu giúp ích cho em trong cuộc sống và công
việc sau này.
- Xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Công Thành đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và đóng góp nhiều kiến thức bổ ích để em hoàn thành luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn những cô chú, anh chị, bạn bè đã nhiệt tình trả
lời những câu hỏi trong quá trình em đi khảo sát.
Do kiến thực còn nhiều hạn hẹp, thời gian tìm hiều chưa nhiều, nên bài
luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy
cô để em khắc phục được những thiếu sót.
Cuối lời em xin chúc quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ nhiều sức
khỏe và công tác tốt.
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. Năm 2014
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)
Trần Thị Thu Đang
LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. Năm 2014
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)
Trần Thị Thu Đang
1
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 4
2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 5
2.1.1.1 Lịch sử hình thành thức ăn nhanh (Fast Food) .................................. 4
2.1.1.2 Thức ăn nhanh (Fast Food) là gì? ..................................................... 4
2.1.1.3 Vai trò của thức ăn nhanh ................................................................. 5
2.1.1.4 Thức ăn nhanh Việt Nam và thức ăn nhanh nước ngoài du nhập
vào Việt Nam ......................................................................................................... 7
2.1.2 Quá trình ra quyết định của người mua ................................................. 7
2.1.3 Nhận biết nhu cầu ................................................................................. 8
2.1.3.1 Bản chất của sự nhận biết nhu cầu .................................................... 8
2.1.3.2 Chiến lược Marketing và sự nhận biết nhu cầu .................................. 9
2.1.4 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 10
2.1.5 Xác định cỡ mẫu................................................................................... 10
2.1.5.1 Xác định cỡ mẫu theo độ lệch chuẩn của tổng thể ............................. 10
2.1.5.2 Xác định cỡ mẫu thực tế .................................................................... 11
2.1.6 Thống kê mô tả ..................................................................................... 11
2.1.7 Phân tích tần số .................................................................................... 11
2.1.8 Phân tích Cross- tabulation (Chi- square test of independence) ............. 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 11
2
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 12
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU VÀ
THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH ......................................................... 14
3.1 SƠ LƯỢC VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................... 14
3.2 THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH ............................................................... 16
Chương 4: PHÂN TÍCH NHU CẦN SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH
TẠI QUẬN NINH KIỀU ............................................................................ 19
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH ........................................... 19
4.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................. 19
4.1.1.1 Kết cấu giới tính ................................................................................ 19
4.1.1.2 Trình độ học vấn................................................................................ 19
4.1.1.3 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .............................................. 20
4.1.1.4 Thu nhập hàng tháng của đối tượng nghiên cứu ................................ 20
4.1.2 Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh ........................................................ 22
4.1.2.1 Thức ăn nhanh ................................................................................... 22
4.1.2.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng qua ............................ 23
4.1.2.3 Thời gian sử dụng thức ăn nhanh....................................................... 24
4.1.2.4 Người cùng sử dụng thức ăn nhanh ................................................... 24
4.1.2.5 Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh ........................ 26
4.1.2.6 Ý nghĩa của thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng ........................... 27
4.1.2.7 Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất ............................... 28
4.1.2.8 Lý do chọn thương hiệu thức ăn nhanh .............................................. 29
4.1.2.9 Dịp dùng thức ăn nhanh .................................................................... 30
4.2 KIỂM ĐỊNH CÁC MỐI QUAN HỆ (KIỂM ĐỊNH CHI BÌNH PHƯƠNG) .... 30
4.2.1 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và giá cả .................................... 30
4.2.2 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá ................ 31
4.2.3 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức ăn
nhanh .................................................................................................................... 32
4.3 NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH ................................................... 34
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh
(Kiểm định Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha) ........................................................ 34
4.3.2 Đánh giá mức độ quan trọng đến các tiêu chí ảnh hưởng đến nhu
cầu sử dụng thức ăn nhanh .................................................................................... 38
4.3.3 Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ...................... 39
3
4.3.4 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đối nhu cầu sử dụng thức ăn
nhanh trong tháng qua ........................................................................................... 40
4.3.5 Sự khác biệt của nghề nghiệp ảnh hưởng đến các yếu tố sử dụng
thức ăn nhanh ........................................................................................................ 41
4.3.6 Sự khác biệt về thu nhập ảnh hưởng đến các yếu tố sử dụng thức ăn
nhanh .................................................................................................................... 42
4.3.7 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ............................................................ 43
4.3.8 Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh ................................................. 43
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
THỨC ĂN NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU ......................................... 45
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ ........................................................................................ 45
5.2 GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 46
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 49
6.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
6.1 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 49
6.2.1 Cơ quan UBND thành phố Cần Thơ và các sở ngành............................ 49
6.2.2 Đối với doanh nghiệp thức ăn nhanh Việt Nam .................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51
PHỤ LỤC............................................................................................................. 52
Bảng câu hỏi ......................................................................................................... 52
4
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 19
Bảng 4.2 Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập ...................................... 21
Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa độ tuổi và người đi cùng sử dụng thức ăn nhanh.... 26
Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa giới tính và giá cả .................................................. 31
Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá .............................. 32
Bảng 4.6 Mối quan hệ giữa tuổi và thời gian sử dụng thức ăn nhanh ................ 33
Bảng 4.7 Các biến ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ................... 34
Bảng 4.8 Nhóm các nhân tố sau khi xoay ......................................................... 36
Bảng 4.9 Tên các nhóm nhân tố........................................................................ 37
Bảng 4.10 Đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng ...................................................... 38
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của giới tính đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh ......... 39
Bảng 4.12 Sự ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong tháng qua . 40
Bảng 4.13 Nghề nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh .......... 41
Bảng 4.14 Thu nhập ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ................ 42
Bảng 4.15 Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh ............................................ 44
Bảng 1. Giới tính .............................................................................................. 56
Bảng 2. Trình độ học vấn ................................................................................. 56
Bảng 3. Nghề nghiệp ........................................................................................ 56
Bảng 4. Thu nhập ............................................................................................. 57
Bảng 5. Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập ........................................ 57
Bảng 6. Thức ăn nhanh ..................................................................................... 58
Bảng 7. Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong một tháng qua .......................... 58
Bảng 8. Thời gian sử dụng................................................................................ 58
Bảng 9. Người cùng sử dụng thức ăn nhanh ..................................................... 59
Bảng 10. Mối quan hệ giữa độ tuổi và người cùng sử dụng thức ăn nhanh ....... 59
Bảng 11. Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh ........................ 60
Bảng 12. Ý nghĩa thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng ................................. 60
Bảng 13. Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất ............................... 61
Bảng 14. Lý do chọn thương hiệu thức ăn nhanh .............................................. 61
Bảng 15. Dịp dùng thức ăn nhanh..................................................................... 62
Bảng 16. Mối quan hệ giữa giới tính và giá cả .................................................. 62
5
Bảng 17. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá ............. 63
Bảng 18. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức ăn
nhanh ............................................................................................................... 64
Bảng 19. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ nhất............................. 64
Bảng 20. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ hai............................... 66
Bảng 21. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ ba................................ 67
Bảng 22. KMO và gom nhóm........................................................................... 68
Bảng 23. Các tiêu chí ảnh hưởng ...................................................................... 69
Bảng 24. Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ................... 70
Bảng 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng trong tháng qua .............. 71
Bảng 26. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ............. 72
Bảng 27. Thu nhập ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh .................. 73
Bảng 28. Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng tới .............................. 73
Bảng 29. Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh .............................................. 74
6
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quá trình ra quyết định của người mua ................................................ 7
Hình 2.2 Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu............................................. 13
Hình 3.1 Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu thức ăn nhanh tại VN...... 18
Hình 4.1 Thức ăn nhanh ................................................................................... 23
Hình 4.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong vòng một tháng qua ................ 23
Hình 4.3 Thời gian sử dụng thức ăn nhanh ....................................................... 24
Hình 4.4 Người đi cùng sử dụng thức ăn nhanh ................................................ 25
Hình 4.5 Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh ........................ 27
Hình 4.6 Ý nghĩa thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng .................................. 27
Hình 4.7 Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất ................................ 28
Hình 4.8 Sự lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh ............................................. 29
Hình 4.9 Dịp dùng thức ăn nhanh ..................................................................... 30
Hình 4.10 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng tới............................. 43
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NC
Nghiên cứu
HS/SV
Học sinh/Sinh viên
TTTM
Trung tâm thương mại
DN
Doanh nghiệp
KD
Kinh doanh
FF VN
Fast Food Việt Nam
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
HĐND
Hội Đồng Nhân Dân
8
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhịp sống hối hả của xã hội ngày nay, fast-food hay thức ăn nhanh
ngày càng phát triển. Cuộc sống hiện đại ngày nay quá bận rộn nên người dân
ngày càng chuộng thức ăn nhanh bởi tính tiện lợi của nó. Không chỉ ngon, đa
dạng về hương vị, các loại thực phẩm dùng nhanh đều được chế biến rất hấp
dẫn, đẹp mắt. Mặt khác người dân thích đến những cửa hàng fast food để có
không gian ngồi ăn uống vui vẻ cho nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp vào buổi
trưa, chiều, tối hoặc dịp sinh nhật. Trong khi không ít bạn trẻ thích mua về ăn
liên hoan hoặc đặt hàng qua điện thoại, Internet. Song bên cạnh đó, nhiều
người tìm đến với fast food chỉ vì tâm lý sính ngoại và thích đồ lạ hay do sự
sang trọng của nơi đến ăn, của thương hiệu nổi tiếng thế giới. Đến đây dùng
bữa, họ cảm thấy "oai hơn, chứng tỏ họ sành điệu hơn, sang trọng, hợp mốt
hơn”. Trong khi một bộ phận không nhỏ người dân chuộng fast food thì vẫn
còn một bộ phận người dân Việt Nam vẫn chung thành với thức ăn nhanh
truyền thống của Việt Nam, vì thức ăn nhanh truyền thống của Việt Nam chứa
nhiều chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh và có lợi cho sức khỏe và đặc biệt hơn là
có đầy đủ thành phần dinh dưỡng cho một bữa ăn.
Trong những năm gần đây những thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài
đang ngày càng phát triển và lớn mạnh ở Cần Thơ, tạo ra một sự cạnh tranh
khóc liệt về thị trường thức ăn nhanh. Tính đến nay thị trường thức ăn nhanh
tại thành phố đã xuất hiện các thương hiệu thức ăn nhanh lớn của nước ngoài
như: KFC, Lotteria, Jollibee,… Trong khi nhiều người dân vẫn trung thành với
đồ ăn nhanh vỉa hè truyền thống như phở, xôi, bánh mì, bún,… thì một bộ
phận không nhỏ người dân, trong đó có tầng lớp học sinh, sinh viên đang
chuyển sang các cửa hàng đồ ăn nhanh nước ngoài do chỗ ngồi sạch sẽ, thái
độ phục vụ lịch sự của nhân viên và tính đơn giản nhưng lại đậm đà của thức
ăn. Thức ăn nhanh ngày càng phát triển ở Cần Thơ là một nhu cầu tất yếu của
quá trình hội nhập và phát triển, nhưng làm sao để đáp ứng được sự tiện lợi,
ngon, đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe là một việc làm không đơn giản
mà nhiều cửa hàng ăn nhanh chưa làm được, từ những lý do tôi chọn đề tài
“Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều”.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng thức ăn
nhanh, sự nhận biết của người tiêu dùng đối với thức ăn nhanh Việt Nam. Từ
đó đưa ra giải pháp phát triển thức ăn của Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thị trường thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ.
- Đánh giá thực trạng sử dụng thức ăn tại quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ.
- Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ.
- Đề ra giải pháp để giúp doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh tại quận
Ninh Kiều thành phố Cần Thơ phát triển hơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1
Phạm vi không gian
Đề tài được điều tra, phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi tại quận Ninh
Kiều thành phố Cần Thơ.
1.3.2
Phạm vi thời gian
- Các số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập qua việc phỏng vấn trực
tiếp nam/nữ có độ tuổi từ 15 tuổi trờ lên tại quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014.
1.3.3
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả người tiêu dùng sinh sống trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên và có sử dụng thức ăn nhanh.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Viettrack (tháng 6 năm 2012) nghiên cứu “Thói quen và hành vi lựa chọn
thức ăn nhanh của người tiêu dùng”. Nghiên cứu về thói quen và hành vi của
người tiêu dùng ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về lý do chọn thức ăn nhanh, sự nhận
biết nhãn hiệu thức ăn nhanh, nhãn hiệu mà người tiêu dùng ưa chuộng, thói
2
quen tiêu dùng thức ăn nhanh, tiêu chí chọn lựa thức ăn nhanh, các mong
muốn về chương trình khuyến mãi nhận được và những góp ý của người tiêu
dùng đối với các cửa hàng thức ăn nhanh.
Vinaresarch (ngày 25 tháng 12 năm 2012) “khảo sát thị trường thức ăn
nhanh tại các thành phố lớn” của Việt Nam. Nghiên cứu để khám phá thói
quen dùng thức ăn nhanh tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu chi tiết về thói quen sử dụng thức ăn nhanh (tỷ lệ dùng
fastfood, mức độ dùng, dịp dùng, thời gian dùng, người dùng cùng, mức giá
thường chi trả, yếu tố quan tâm khi chọn thương hiệu) và các thương hiệu thức
ăn nhanh được người tiêu dùng ưa chuộng (mức độ nhận biết, thương hiệu
dùng nhiều nhất, thương hiệu đã dùng trong vòng 3 tháng, đánh giá cửa hàng
đến thường xuyên, mức độ hài lòng của thương hiệu dùng). Bên cạnh đó, điều
tra mức độ ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các thương hiện thức ăn
nhanh đang có mặt tại Việt Nam.
Trần Phạm Đỗ Hiền (Năm 2012): “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ thức ăn đường phố tại Thành Phố Cần Thơ”. Tác giả sử dụng số liệu sơ cấp
để tìm hiểu thực trạng thức ăn đường phố tại Cần Thơ để từ đó giải quyết bốn
mục tiêu: tìm hiều tổng quan về thực trạng, vai trò và ý nghĩa của việc nâng
cao chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố tại Việt Nam và Thành Phố Cần
Thơ; Sử dụng thống kê mô tả, phân tích thông tin để đưa ra những nội dung
chính trong kinh doanh thức ăn đường phố; Sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phân tích thông tin để đưa ra tổng quan về tình hình kinh doanh thức ăn
đường phố; Sử dụng thống kê mô tả kết hợp các mô hình hồi quy để đánh giá
chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp để nâng
cao chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố tại Thành Phố Cần Thơ.
3
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.1.1 Lịch sử hình thành thức ăn nhanh (Fast Food) [6 ]
Một trong những người sáng lập nên ngành công nghiệp fast-food là Carl
Karcher, sinh trưởng tại Ohio (Mỹ). Năm 1939, ông đến California và mua
một chiếc xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách ngồi trong xe hơi. Công
việc rất phát triển, Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho các
thực khách ngồi trong ô tô với tên gọi “Quầy thịt nướng lưu động dành cho
thực khách xe hơi Carl” (Carl’s Drive-in Barbecue).
Cũng trong thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice,
đã rời quê nhà New Hampshire, đến California mở một rạp hát nhưng thất bại.
Biết dân Mỹ đang rất thích ăn trong quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy
hàng như thế tại Pasadena, California vào năm 1939 với tên gọi “Thịt băm
viên nổi tiếng của McDonald” (McDonald’s Famous Hamburgers).
Cuối những năm 1940, anh em nhà McDonald cảm thấy mệt mỏi với việc
phải thay những đĩa, đồ thủy tinh, đồ bạc nên đã quyết định đóng cửa quầy
hàng và mở một quầy hàng McDonald mới với thức ăn được để trong túi, bao
nhựa hoặc giấy. Nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quầy hàng
McDonald ở California để xem quầy hàng hoạt động như thế nào.
Sau đó họ đã trở về địa phương và dựng lên những quầy hàng giống
McDonald của riêng mình như Burger King, Taco Bell, Wendy’s Old –
Fashioned Hamburgers, Dunkin’ Donuts, Kentucky Friend Chicken (KFC)...
Ngay cả Carl Karcher, cha đẻ của ngành thức ăn nhanh đã khởi nghiệp bằng
việc bán xúc xích trên xe ngựa, cũng mở một loạt các quầy hàng thức ăn
nhanh với tên gọi là Carl Jr.’s.
2.1.1.2 Thức ăn nhanh (Fast Food) là gì?
Thức ăn nhanh (tiếng Anh gọi là fast food), là thuật ngữ chỉ thức ăn có
thể được chế biến và phục vụ cho người ăn rất nhanh chóng. Trong khi bất kỳ
bữa ăn với ít thời gian chuẩn bị có thể được coi là thức ăn nhanh, thông
thường thuật ngữ này nói đến thực phẩm được bán tại một nhà hàng hoặc cửa
hàng với các thành phần làm nóng trước hoặc được nấu sẵn, và phục vụ cho
khách hàng trong một hình thức đóng gói mang đi. Thuật ngữ fast food đã
được công nhận trong từ điển tiếng Anh Merriam - Webster năm 1951.
4
2.1.1.3 Vai trò của thức ăn nhanh
* Thức ăn nhanh (fast food) có những mặt tích cực như sau:
Fast food cung cấp một nguồn thức ăn thường giàu chất dinh dưỡng với
giá cả phải chăng và mang hương vị đặc biệt. Thức ăn thường đa dạng và tiện
lợi cho những người có ít thời gian trong việc ăn uống.
Thuận tiện cho người tiêu dùng, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn, đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho xã hội.
Tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người.
* Tác hại của thức ăn nhanh
Hiện nay các loại thức ăn “ăn nhanh, ăn liền” ngày càng trở nên phổ biến
rộng rãi, các cửa hàng "fastfood" cũng đua nhau mọc lên rất nhiều, nó phù hợp
với cuộc sống hiện đại, khẩn trương. Nhưng nếu lạm dụng đồ ăn nhanh fastfood sẽ không có lợi thậm chí còn có hại cho sức khỏe.
Khách hàng của các cửa hàng fastfood này chủ yếu là các cô cậu thanh,
thiếu niên. Nhiều bạn trẻ cho rằng đây là phong cách ăn sành điệu, biểu hiện
của lối sống hiện đại. Điều đó chỉ đúng một phần mà các bạn chưa nhận thấy
được mặt trái của nó đó là mất cân đối về dinh dưỡng và có thể có một số chất
độc hại sinh ra trong quá trình chế biến ảnh hưởng tới sức khỏe.
Fastfood chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho
những ai có xu hướng "lạm dụng" chúng là rất cao, muốn đốt bớt năng lượng
dư thừa thì cần tăng cường hoạt động thể lực và tập thể dục thường xuyên
nhưng khi sử dụng đồ ăn nhanh nhiều thì khiến con người trì trệ hơn (không
phải đi chợ mua thực phẩm, chế biến, nấu nướng...). Các nghiên cứu y tế cho
thấy việc dùng fastfood và nước ngọt có gas, soda... thường xuyên sẽ không
tốt cho chức năng gan.
Không chỉ cung cấp nhiều chất béo và cholesterol, nhiều loại thức ăn
nhanh còn có chỉ số đường huyết cao (chỉ số chuyển hoá carbonhydrat thành
glucose đưa vào máu), ví dụ như các loại bánh được làm từ bột mì trắng,
khoai tây rán, các loại nước ngọt có gas (là những thành phần có trong khẩu
phần của fastfood). Khi dùng các loại thức ăn nhanh trong thành phần có các
loại thức ăn trên sẽ làm lượng đường tăng trong máu nhanh, khiến tuyến tụy
phải tiết nhiều insulin để giúp chuyển hoá glucose thành năng lượng, do tuyến
tụy luôn phải hoạt động quá nhiều sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến đái
tháo đường týp 2. Bệnh này trước đây chỉ gặp ở người lớn nay đã gặp ở trẻ em
mà những trẻ em mập có nguy cơ mắc cao hơn.
5
Những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, hot dog, thịt xông
khói, lạp xường, gà rán... là những thành phần sử dụng trong fastfood đều có
chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng nhiều fastfood sẽ
đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận,
làm tăng huyết áp động mạch.
Trong fastfood luôn chứa chất béo bão hòa triglycerid (loại chất béo
xấu), làm gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp
và các bệnh về tim mạch. Mặt khác có một loại axit béo sinh ra trong quá trình
chế biến tạo vị giòn ngon đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (ảnh hưởng tới
chức năng hệ tim mạch, chức năng tuyến tụy, làm tăng nguy cơ bị bệnh đái
tháo đường).
Các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm
thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và
muối khoáng) với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong fastfood
thường số lượng các loại thực phẩm ít và phải qua chế biến công nghiệp nên
thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất. Do đó fastfood thường thiếu và
mất cân đối về dinh dưỡng chưa kể đến vấn đề không đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm trong khâu lựa chọn thực phẩm đầu vào không được kiểm soát chặt
chẽ, sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng không
đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.
Thói quen ăn fastfood sẽ làm cho các bạn gái trẻ sao nhãng quan tâm đến
việc nội trợ, nữ công gia chánh, đến bữa ăn gia đình (đó chính là một phần
quan trọng của hạnh phúc gia đình sau này).
Ở một số nước phát triển, người dân quen ăn fastfood và những thức ăn
nhiều chất béo, năng lượng dẫn đến tỷ lệ người thừa cân, béo phì rất cao (Hà
Lan, Mỹ...) đã có những chương trình, chiến dịch tuyên truyền nên giảm ăn
fastfood, ăn nhiều rau xanh và tăng cường hoạt động thể lực.
Thực ra các loại thức ăn nhanh rất phù hợp với cuộc sống khẩn trương.
Nhưng cái đích của chúng ta là ăn sao cho ngon, cho tiện nhưng phải đảm bảo
sức khoẻ, vẻ đẹp và phòng tránh được bệnh tật. Do vậy chỉ nên ăn fastfood khi
thực sự bận rộn, thiếu thời gian, không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều
ngày. Các bữa ăn truyền thống với đa dạng thực phẩm tươi, sạch, cân đối sẽ
đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên
quan đến ăn uống.
6
Với thành phần chủ yếu là thịt và chất béo, đồ ăn nhanh được coi là thực
phẩm giàu năng lượng nhưng lại dễ gây các bệnh xơ vữa động mạch, béo
phì… do thiếu trầm trọng chất xơ, vitamin và chất khoáng.
Thông thường, có trên 400-450 calo trong một phần gà rán, 450-460 calo
trong một phần hamburger, một chiếc bánh pizza có thể cung cấp đến 1.500
calo. Một em bé khi ăn một chiếc pizza, tức là đã đưa vào cơ thể gần đủ năng
lượng cần thiết cho một ngày.
2.1.1.4 Thức ăn nhanh Việt Nam và thức ăn của nước ngoài du nhập
vào Việt Nam.
Thức ăn nhanh của nước ngoài du nhập vào Việt Nam có thể kể đến các
thương hiệu nổi tiếng như: Jollibee của Phillipines, KFC của hãng Yum,
McDonald’s, Burger King,… với những thức nhanh ăn chủ yếu là gà rán,
khoai tây chiên, Pizza, salad, hamburger,… đang ngày càng được người tiêu
dùng ưa chuộng và tin dùng.
Trái ngược với thức ăn nhanh của nước ngoài du nhập vào Việt Nam thì
thức ăn nhanh Việt Nam đa dạng về món ăn và hương vị như: bánh mì, xôi,
phở, bún, cháo, cơm,…. Có thể nói thức ăn nhanh truyền thống của Việt Nam
rất đa dạng và đầy thủ thành phần dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu sức khỏe
cho người tiêu dùng.
2.1.2 Quá trình ra quyết định của người mua
Hàng hoá và dịch vụ được các doanh nghiệp cung cấp ngày càng nhiều
trên thị trường nhưng việc mua sắm hay tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ đó
lại phụ thuộc vào người tiêu dùng và phụ thuộc vào việc họ thấy cần thiết hay
không cần thiết và thích hay không thích mua.
Khuyến khích để nhận ra nhu cầu cũng là công việc cần thiết để thúc đẩy
người tiêu dùng vào một quá trình ra quyết định mua sắm.
Khi sự thừa nhận nhu cầu xảy ra, người tiêu dùng sẽ hướng vào việc tìm
kiếm thông tin từ đó đi đến việc chọn lựa giữa các nhãn hiệu và cuối cùng đi
đến quyết định mua. Sau đó người mua tiếp tục đánh giá và so sánh.
Nhận thức
nhu cầu
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá
chọn lựa
Quyết
định mua
Hình 2.1 Mô hình quá trình quyết định của người mua
7
Cân nhắc
sau khi
mua
2.1.3 Nhận biết nhu cầu
2.1.3.1 Bản chất của sự nhận biết nhu cầu
Nhận biết nhu cầu diễn ra khi khách hàng cảm thấy có sự khác biệt giữa
hiện trạng và mong muốn mà sự khác biệt này đủ để gợi nên và kích hoạt quá
trình mua sắm.
Hiện trạng là hoàn cảnh thực tế của khách hàng, là những sản phẩm và
dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng.
Mong muốn là những điều khách hàng đang ước ao có được.
Mức độ mong muốn tùy thuộc vào các nhân tố: Độ lớn của sự khác biệt
giữa hiện trạng và mong muốn; Giới hạn về ngân sách và thời gian của khách
hàng; Trong số các mong muốn, những nhu cầu nào quan trọng hơn thường
được giải quyết trước.
a. Các nhân tố tác động đến sự mong muốn của khách hàng
- Văn hóa và giai cấp xã hội: những người ở giai cấp khác nhau và vị trí
xã hội khác nhau sẽ có nhu cầu và ước muốn về sản phẩm rất khác biệt.
- Những đặc điểm của hộ gia đình: tạo ra những khác biệt trong cách
sống và sự mong muốn của khách hàng.
- Những thay đổi về tình trạng tài chính hoặc những dự tính tài chính có
thể cũng tác động đến nhu cầu của khách hàng.
- Những sản phẩm đã được mua: việc mua một loại sản phẩm/dịch vụ có
thể tạo ra một loạt các nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ có liên quan.
- Sự phát triển của cá nhân cũng là một nhân tố tác động quan trọng.
- Các động cơ mua sắm thể hiện “mức độ cấp bách” của những nhu cầu
cần giải quyết theo thứ tự từ cao đến thấp.
- Những cảm xúc cũng tác động đến sự mong muốn. Đa số mọi người
thường mong muốn một trạng thái cân bằng, tích cực trong tâm hồn.
- Tình huống hiện tại của cá nhân: một người có ít thời gia thì yêu cầu
được phục vụ nhanh, nhưng lúc rảnh rang thì lại muốn được phục vụ thật thân
mật thân thiện.
b. Các nhân tố tác động đến hiện trạng
- Sự thiếu hụt thông thường sẽ là nguyên nhân của hầu hết những nhu
cầu hàng ngày của khách hàng và tình trạng này sẽ được giải quyết khi họ mua
sắm.
8
- Mức độ thỏa mãn của những sản phẩm/nhãn hiệu có ảnh hưởng rõ ràng
đến hiện trạng.
- Tình trạng của các sản phẩm sẵn có trên thị trường như sự thiếu hụt,…
cũng ảnh hưởng tới hiện trạng của khách hàng.
- Những tình huống hiện tại như thời tiết, bối cảnh, thời gian,… có một
tác động quan trọng đến những sự nhận thức về hiện trạng của khách hàng.
2.1.3.2 Chiến lược Marketing và sự nhận biết nhu cầu
Đo lường sự nhận biết nhu cầu
Có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định những nhu cầu khách
hàng: dựa vào khả năng trực giác; điều tra; sử dụng nhóm trọng điểm; nghiên
cứu các nhân tốc thuộc về con người.
- Phân tích hoạt động: việc phân tích hoạt động tập trung vào một hoạt
động cụ thể, chẳng hạn như việc chuẩn bị bữa ăn tối hoặc tắm rửa. Qua cuộc
điều tra hoặc các nhóm trọng điểm, các nhà tiếp thị cố gắng xác định các nhu
cầu khách hàng cần phải giải quyết khi thực hiện hoạt động này cũng như
những vấn đề họ gặp phải trong quá trình sử dụng các sản phẩm phục vụ cho
hoạt động này.
- Phân tích sản phẩm: đây là việc nghiên cứu tiến trình mua sắm và sử
dụng một sản phẩm hay một nhãn hiệu cụ thể. Khách hàng có thể được hỏi về
những nhu cầu đi cùng với việc sử dụng những sản phẩm của họ.
- Phân tích nhu cầu: thiết lập một danh sách các nhu cầu và sau đó hỏi
người trả lời.
- Nghiên cứu những nhân tố thuộc về con người: xác đinh những nhân tố
như sức khỏe, thói quen,… của khách hàng để sản xuất và tiếp thị có thể đáp
ứng thích hợp.
- Nghiên cứu cảm xúc: sử dụng việc nghiên cứu nhóm trọng điểm và
phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiều những cảm xúc thường có khi khách hàng
mua một sản phẩm nào đó.
Tác động đến sự nhận biết nhu cầu: một khi nhu cầu của khách hàng đã
được nhận diện, nhà tiếp thị có thể hoạch định chiến lược marketing-mix để
thỏa mãn. Điều này có thể bao gồm việc phát triển hoặc thay đổi sản phẩm,
điều chỉnh các kênh phân phối, chính sách giá hoặc xem xét lại chiến lược
quảng cáo.
9
Kích hoạt sự nhận biết nhu cầu: sử dụng để kích hoạt nhu cầu đang
thực sự tồn tại nơi người tiêu dùng. Có thể nói các hoạt động marketing góp
phần thúc đẩy, hoặc sáng tạo ra nhu cầu về sản phẩm cho người tiêu dùng.
Xác định thời điểm nhận biết nhu cầu: cần khơi dậy sự nhận biết nhu
cầu của khách hàng trước mỗi một tình huống cụ thể. Nó sẽ mang lại lợi ích
cho cả khách hàng và nhà tiếp thị nếu khách hàng có khả năng. Doanh nghiệp
tiến hành tác động để khách hàng sớm nhận biết những nhu cầu tiềm năng của
mình, thông qua quảng cáo bằng các phương tiện khác nhau.
2.1.4 Phương pháp chọn mẫu
Để thiết kế việc thu thập số liệu, công việc trước tiên là chọn tổng thể
NC, sau đó dùng phương pháp để chọn mẫu và xác định cỡ mẫu. Phương pháp
chọn mẫu NC có thể dựa vào một số tiêu chí, các tiêu chí này nên chiếm tỉ
trọng lớn có liên quan đến mục tiêu NC hoặc dựa vào các điều kiện mà mục
tiêu NC mong đợi. Thông thường, các tiêu chí này được xác định dựa vào số
liệu thứ cấp và quyết định của nhà NC.
Quan sát mẫu chọn ra phải bảo đảm đại diện được cho tổng thế NC.
Trong NC, không thể quan sát hết toàn bộ tổng thể vì các điều kiện về
thời gian và chi phí. Do vậy, nhà NC chỉ chọn mẫu đại diện.
Có hai phương pháp chọn mẫu đại diện: chọn mẫu phi xác suất và chọn
mẫu xác suất.
2.1.5 Xác định cỡ mẫu
Mục đích của xác định cỡ mẫu là giảm chi phí NC, điều quan trọng là
chọn cỡ mẫu không làm mất đi các đặc tính của mẫu và độ tin cậy của số liệu
đại diện cho tổng thể. Chọn số mẫu quá lớn sẽ tốn nhiều chi phí NC, ngược lại
số mẫu quá nhỏ lại thiếu chính xác (mẫu không đại diện) vì sai số chọn mẫu
cao. Do đó, mục tiêu của xác định cỡ mẫu là xác định số mẫu tối thiểu cần lấy
để quan sát nhưng vẫn đảm bảo những đặc tính đại diện cho tổng thể.
2.1.5.1 Xác định cỡ mẫu theo độ lệch chuẩn của tổng thể
Trong thống kê, cỡ mẫu được xác định dựa trên 3 yếu tố sau:
- Độ tin cậy (1-α) , thường là 90%, 95% hay 99%,... hay nói cách khác
với mức ý nghĩa α là 10%, 5% hay 1%,….
- Độ chính xác hay sai số cho phép.
- Độ lệch chuẩn của đo lường mà công trình nghiên cứu dựa vào để phân
tích.
10
Trong trường hợp này cỡ mẫu n lớn hơn hay nhỏ phụ thuộc độ lệch
chuẩn của tổng thể, sai số cho phép chứ không phụ thuộc vào số quan sát của
tổng thể (N). Tuy nhiên, việc xác định cỡ mẫu theo qui định này không ứng
dụng rộng rãi trong thực tế vì có liên quan đến phương sai tổng thể vì chỉ tiêu
này thường không có trong thực tế trước khi nghiên cứu hoặc rất khó xác định.
2.1.5.2 Xác định cỡ mẫu thực tế
Trong thực tế khi nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% hay (α=5%
=> Zα/2 = Z2,5 % = 1,96), và sai số cho phép là 10%, vậy với giá trị p = 0,5 ta có
cỡ mẫu n tối đa sẽ được xác định như sau:
n = (1,96)2.(0,25)/(0,1)2 = 96
2.1.6 Thống kê mô tả
Thống kế mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu
thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả cung cấp tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với
phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra mọi nền tảng của mọi phân tích định
lượng về số liệu. Để hiểu các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm
được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật được sử
dụng trong thống kê mô tả:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó có các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc
so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn giản nhất) mô tả
dữ liệu.
2.1.7 Phân tích tần số
Để mô tả và tìm hiểu về đặc tính của một mẫu số liệu thô, ta lập bảng
phân phối tần số. Bảng phân phối tần số là bảng thể hiện phân bổ hay cơ cấu
của một chỉ tiêu nào đó theo phần trăm của tổng số mẫu.
2.1.8 Phân tích Cross- tabulation (Chi- square test of independence)
Phân tích Cross- tabulation còn gọi là phân tích bảng chéo. Kiểm định
của phân tích này dùng để kiểm tra “có hay không” mối quan hệ giữa hai yếu
tố trong tổng thể, đây là loại kiểm định độc lập. Kiểm định này phù hợp khi
hai yếu tố nghiên cứu là biến định tính.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
11
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp : lập bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp 100
người tiêu dùng có sử dụng thức ăn nhanh trên địa bản quận Ninh Kiều thành
phố Cần Thơ, đề tài chọn ngẫu nhiên người tiêu dùng để phỏng vấn nhưng
phải có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.
Nội dung bảng câu hỏi :
- Phần sàn lọc.
- Phần nội dung
+ Sử dụng câu hỏi có nhiều sự lựa chọn để thống kê xem tình hình sử
dụng thức ăn nhanh của đáp viên như thế nào.
+ Sử dụng thang đo của Likert 5 mức độ để xem xét mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn nhanh, mức độ hài lòng của
người tiêu dùng trong việc sử dụng thức ăn nhanh.
+ Sử dụng những câu hỏi mở để từ đó thu thập ý kiến của người tiêu
dùng về những hạn chế của thức ăn nhanh để từ đó đưa ra giải pháp giúp
doanh nghiệp Việt Nam phát triển thức ăn nhanh.
- Phần thông tin chung của đáp viên: từ bảng câu hỏi đã được đáp viên
trả lời thống kê giời tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…
- Bảng câu hỏi được lược khảo các tài liệu có liên quan như: Viettrack
(nghiên cứu về thói quen và hành vi lựa chọn thức ăn nhanh của người tiêu
dùng), Vinaresarach (khảo sát thị trường thức ăn nhanh tại các thành phố lớn).
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô ta những thông tin chung
của đáp viên như: tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập,…
- Sử dụng phương pháp phân tích tần số, tính điểm trung bình, kiểm định
chi bình phương, T-Test, Anova, phân tích nhân tố,… để từ đó phân tích nhu
cầu của người tiêu dùng đối với thức ăn nhanh.
- Qua phân tích tần số, tính điểm trung bình, kiểm định chi bình phương,
T-Test, Anova và phân tích nhân tố để từ đó đưa ra giải pháp giúp cho doanh
nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều cạnh tranh và phát triển
thức ăn nhanh.
Mô hình nghiên cứu
12
Vấn đề nghiên cứu: phân tích nhu cầu sử dụng
thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều
Cơ sở lý thuyết: lý thuyết về thức
ăn nhanh và phương pháp thu thập
số liệu, phương pháp phân tích số
liệu
Xác định
thực trạng sử
dụng thức ăn
nhanh
Xác định
thông tin
chung của
đáp viên
Phân tích thực
trạng sử dụng
thức ăn nhanh
Xác định
nhu cầu sử
dụng thức ăn
nhanh
Phân tích nhu cầu
sử dụng thức ăn
nhanh
Xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến
nhu cầu sử dụng
thức ăn nhanh
Phân tích mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến nhu cầu sử
dụng thức ăn nhanh
Giải pháp
Hình 2.2 Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu
13
Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU VÀ THỊ
TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH
3.1 SƠ LƯỢC VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ [8]
Quận Ninh Kiều là một quận trung tâm của thành phố Cần Thơ; Bắc
giáp quận Bình Thủy; Nam giáp sông Cần Thơ, ngăn cách với quận Cái Răng;
Tây giáp huyện Phong Điền; Đông giáp dòng sông Hậu. Về hành chính, quận
bao gồm 13 phường là: An Phú, An Nghiệp, An Hội, An Lạc, An Hoà, An Cư,
An Bình, An Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế, Xuân Khánh, Thới Bình, Tân An.
Ninh Kiều vốn là một địa danh ở đất Bắc, được nhắc đến trong Bình Ngô
đại cáo của Nguyễn Trãi qua câu "Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi
vạn dặm". Đây là vùng đất thấp nằm bên bờ sông Đáy (còn gọi là Chúc Động),
ngay nay thuộc địa phận thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội, giao điểm giữa quốc lộ 6 với sông Đáy. Nơi đây đã diễn ra trận đánh giữa
nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi và quân Minh năm 1426 mà chiến thắng đã
thuộc về nghĩa quân Lam Sơn.
Tên gọi Ninh Kiều được dùng để đặt tên cho bến sông ở Cần Thơ từ năm
1958, thay cho tên gọi cũ là bến Hàng Dương, nay là công viên Ninh Kiều. Từ
lâu, bến Ninh kiều đã được ngầm xem là biểu tượng của thành phố Cần Thơ.
Khi thành phố Cần Thơ được nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc Trung
Ương, Ninh Kiều được dùng để đặt tên cho quận trung tâm của thành phố.
Quận Ninh Kiều là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của
Cần Thơ xưa qua các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như:
công viên Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ, chùa Ngọc Hoà, công viên Lưu Hữu
Phước, Bảo tàng Cần Thơ, Bảo tàng Quân Khu 9....Ngày 13-11-2009, Ủy ban
Nhân dân quận Ninh Kiều chính thức triển khai dự án xây dựng khu phố đi bộ,
ẩm thực, chợ đêm tại khu vực bến Ninh Kiều. Khu phố đi bộ, ẩm thực, chợ
đêm tại khu vực bến Ninh Kiều kéo dài 200 m bắt đầu từ khách sạn Quốc tế
đến từ ngã ba Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thái Học, Võ Văn Tần và
kết thúc tại Nhà Lồng Chợ Cổ (thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều). Thời
gian hoạt động của khu chợ này từ 18 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ sáng ngày
hôm sau. Trong phố đi bộ này sẽ được tổ chức thành các khu ẩm thực, khu vực
chợ đêm, khu vực bán hàng lưu niệm.....
* Lịch sử
Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02-01-2004, theo Nghị định số
05/2004/NĐ-CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các
14
phường: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An,
An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần
Thơ cũ). Đổi xã An Bình thành phường An Bình. Quận Ninh Kiều có 2.922,04
ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm các phường: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An
Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và An Bình.
Ngày 16-01-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập
phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền,
Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập phường An Khánh thuộc
quận Ninh Kiều trên cơ sở điều chỉnh 441 ha diện tích tự nhiên và 7.731 nhân
khẩu của phường An Bình. Quận Ninh Kiều có 13 đơn vị hành chánh trực
thuộc như trên.
* Văn phòng HĐND và UBND quận Ninh Kiều
Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua,
là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng
nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm
hàng hoá, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành
phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thương mại của thành phố
với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm cao cấp như: chợ cổ Cần Thơ, chợ
Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hoà, siêu thị Co.op Mart, siêu
thị Metro Cash Hưng Lợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm
thương mại Cái Khế.....
Ninh Kiều là trung tâm du lịch của thành phố Cần Thơ, tập trung nhiều
nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và di tích thắng cảnh nổi tiếng của
thành phố. Trên địa bàn quận có khoảng 109 nhà hàng, khách sạn phục vụ du
khách; trong đó có 25 nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn từ 1 - 4 sao, 58 khách
sạn đạt chuẩn du lịch. Các điểm du lịch nổi tiếng mang tính lịch sử, như Khám
lớn Cần Thơ, Công viên Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ.... Để phát huy tiềm năng
về du lịch, ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư khai
thác du lịch sông nước, mở rộng các tour và loại hình du lịch, các ngành chức
năng còn tuyên truyền, giáo dục người dân Ninh Kiều xây dựng nếp sống văn
minh, hiếu khách. Vì vậy, du khách đến với Cần Thơ luôn coi Ninh Kiều là
nơi dừng chân lý tưởng.
Quận Ninh Kiều đang phấn đấu trở thành một trung tâm kinh tế trọng
điểm của thành phố Cần Thơ. Hoạt động thương mại - dịch vụ tập trung thu
hút và chi phối được 80% các mối liên kết kinh tế trong thành phố, tham gia
15
mạnh vào các mối quan hệ kinh tế giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh Đồng
bằng Sông Cửu Long và các khu vực kinh tế trong cả nước đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh. Thực hiện được giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu
vực đặc biệt với các nước lưu vực sông Mêkông.
* Xã hội
Ninh Kiều là trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, công nghệ, y tế
của thành phố Cần Thơ.
Về giáo dục, quận tập trung các trường đại học lớn nhất khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long như: Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ và nhiều
trường cao đẳng hàng đầu thành phố như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh
tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế… Các trường này là địa chỉ đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao không chỉ cho riêng thành phố Cần Thơ mà cho cả khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long với quy mô hàng nghìn sinh viên/năm.
Về công nghệ, trên địa bàn còn có 1 trung tâm Kỹ thuật - Ứng dụng Công
nghệ, 1 trung tâm Công nghệ phần mềm, 1 trung tâm triển lãm, 2 trung tâm
truyền hình đã tạo nên vai trò tiên phong của quận Ninh Kiều, tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ, cũng như của cả
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về y tế, quận có nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và khu vực
như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố
Cần Thơ. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được xây dựng trên tổng
diện tích 61.664 m2 tọa lạc tại Quốc lộ 91B, phường Bình An, quận Ninh
Kiều. Bệnh viện khánh thành vào ngày 28-06-2008. Bệnh viện có quy mô 700
giường, gồm 35 khoa phòng (với 20 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 6
phòng chức năng). Với quy mô là một trung tâm y tế lớn nhất của trung ương
tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh viện vừa có nhiệm vụ chữa bệnh cho
nhân dân vừa đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trong khu vực
3.2 THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH [7]
Fast food đã có sự góp mặt của các món ăn từ nhiều nền ẩm thực khác
nhau. Đó là mì xào, cơm chiên, bánh mì thịt hoặc sushi từ châu Á; pizza từ
Italia; cá và khoai tây chiên của Anh hay kebab (thịt nướng) của Trung Đông.
Trong năm 2006, thị trường fast food toàn cầu tăng 4,8%, đạt giá trị khoảng
150 tỷ USD với 80,3 tỷ giao dịch mua bán và dự kiến năm 2014 doanh thu
toàn cầu sẽ đạt tới 240 tỷ USD.
Ngành công nghiệp fast food của Hoa Kỳ lớn mạnh nhất với các cửa
hàng hiện diện ở hơn 100 quốc gia. McDonald’s hiện được xem như tên tuổi
16
dẫn đầu ngành fast food với mạng lưới 31.000 nhà hàng ở khoảng 130 quốc
gia trên toàn thế giới. Bên cạnh đó còn có nhiều “ông lớn” khác.
Có thể kể tới Burger King với hơn 11.100 cửa hàng ở hơn 65 quốc gia.
KFC hiện diện ở 25 quốc gia. Pizza Hut ở 97 quốc gia và đang đánh mạnh vào
thị trường Trung Quốc với chuỗi 100 cửa hàng. Taco Bell có 278 nhà hàng
nằm ở 14 quốc gia ngoài Hoa Kỳ. Đáng chú ý, Subway là một trong những
thương hiệu phát triển nhanh nhất, tính đến tháng 5-2009 đã có khoảng 39.129
cửa hàng tại 90 quốc gia.
Thị trường fast food ở các nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng nhanh
chóng. Thí dụ tại Ấn Độ, tỷ lệ tăng trưởng fast food vào khoảng 41% mỗi
năm. Tuy nhiên, cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí thị trường fast food số
một thế giới. Tại Hoa Kỳ, người tiêu dùng đã chi tiêu tới 160 tỷ USD cho fast
food trong năm 2012, tăng gấp nhiều lần con số 6 tỷ USD của năm 1970.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp fast food ngày càng cần
thuê mướn nhiều lao động. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ
(BLS), năm 2010 có khoảng 4,1 triệu người Hoa Kỳ đang làm việc trong
ngành chế biến và phục vụ thực phẩm, bao gồm cả fast food. Cũng theo BLS,
vào tháng 5-2012 có gần 7 triệu người lao động Hoa Kỳ làm việc trong ngành
công nghiệp fast food, trong đó có 3,4 triệu nhân viên đứng quầy, 2,9 triệu
nhân viên làm khâu chuẩn bị và phục vụ, hơn 500.000 nhân viên đứng bếp.
Tuy ngành fast food đã sử dụng không ít lao động, nhưng số lượng người
muốn xin vào làm việc trong ngành này còn đông hơn số đó gấp nhiều lần. Có
nguồn tin cho biết tháng 4-2011, McDonald’s đã thuê mới khoảng 62.000
nhân viên trong số 1 triệu đơn xin việc, tức tỷ lệ được thuê chỉ khoảng 6%.
Phần lớn những người xin việc nộp đơn vào cửa hàng fast food vì điều kiện dự
tuyển không quá khó khăn. Nhưng cũng vì tính chất lao động giản đơn mà
lương của họ không cao.
Triển vọng của thị trường thức ăn nhanh
Triển vọng thị trường thức ăn nhanh Việt Nam dự báo sẽ đạt tốc độ tăng
trưởng hằng năm kép 7% đến năm 2017, theo báo cáo của Tập đoàn nghiên
cứu thị trường Euromonitor. Euromonitor cũng dự báo các công ty trong
ngành công nghiệp thức ăn nhanh, đặc biệt là chuỗi các thương hiệu nước
ngoài, sẽ tích cực gia tăng sự hiện diện của mình thông qua việc mở rộng
mạng lưới tiêu thụ tại Việt Nam trong thời gian tới. Lối sống bận rộn, thu nhập
của người dân Việt Nam tăng cao và sự ảnh hưởng từ cách sống phương Tây
sẽ là những lực đẩy chính cho tốc độ tăng trưởng của thức ăn nhanh. Ngoài ra,
Chính phủ cũng góp phần vào tình hình tăng trưởng, với nhiều thay đổi trong
17
chính sách nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài
có được giấy phép bán lẻ và phân phối – vốn là vấn đề cản trở trong thời gian
trước.
Thống kê các cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng của thế giới có mặt ở
Việt Nam như sau:
Series1
180
160
160
140
140
120
100
80
60
30
40
20
20
0
Lotteria
KFC
Jollibee
Burger King
(Nguồn: Số liệu tự thống kê tính đến tháng 7 năm 2014)
Hình 3.1 Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt
Nam
Số lượng cửa hàng thức ăn nhanh của một số thương hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam trong những năm gần đây đang ngày một tăng nhanh, ta thấy
Jollibee có tới 160 cửa hàng với sự hiện diện khắp các thành phố và tỉnh thành
của nước ta, KFC có 140 cửa hàng số cửa hàng thức ăn nhanh của KFC ít hơn
20 cửa hàng hiện có của Lotteria, Jollibee có 30 cửa hàng và Burger King có
20 cửa hàng, ngoài 4 thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng trên thì trong những
năm gần đây McDonald’s đang ngày càng phát triển và mở thêm nhiều cửa
hàng ở nhiều thành phố lớn. Ta thấy thị trường thức ăn nhanh Việt Nam rất
tiềm năng với sự phát triển và lớn mạnh của nhiều thương hiệu nổi tiếng nước
ngoài, nhưng bên cạnh đó thức ăn nhanh của Việt Nam vẫn chưa có nhiều cơ
hội để chia thị phần và lợi nhuận, thực tế cho thấy thị trường Việt Nam cũng
từng có nhiều thương hiệu fast food nhưng lại không phát triển vì các thương
hiệu fast food Việt Nam chưa thực sự hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng.
18
Chương 4
PHÂN TÍCH NHU CẦN SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH TẠI
QUẬN NINH KIỀU
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH
4.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Qua quá trình khảo sát các đối tượng nghiên cứu, ta thống kê thông tin
chung của các đáp viên như sau:
Bảng 4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Chỉ tiêu
Tuyệt đối
Nam
47
Giới tính
Nữ
53
THPT trở xuống
18
Trung cấp/Cao đẳng
21
Trình độ học vấn
Đại học
59
Sau đại học
2
Học sinh/Sinh viên
53
Công chức/Viên chức
24
Nhân viên văn phòng
11
Nghề nghiệp
Tự kinh doanh/buôn bán nhỏ
6
Nội trợ
2
Khác
4
Dưới 2 triệu đồng
37
Từ 2 triệu đến 5 triệu đồng
46
Thu nhập
Trên 5 triệu đến 8 triệu đồng
12
Trên 8 triệu đồng
5
%
47
53
18
21
59
2
53
24
11
6
2
4
37
46
12
5
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
4.1.1.1 Kết cấu giới tính
Từ bảng 4.1 ta thấy tỷ lệ giới tính trong tổng các mẫu quan sát có tỷ lệ nữ
là 53% và nam là 47%. Kết quả cho thấy giữa nam và nữ nhu cầu sử dụng
thức ăn nhanh không chệnh lệch nhiều, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới
chỉ 6%. Giữa nam và nữ điều có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh, nữ giới
thường thích tụ tập bạn bè, mua sắm, tham quan, ăn uống… còn nam giới
thường sử dụng thức ăn nhanh để thay thế bữa ăn chính hoặc được người khác
rủ đi cùng.
4.1.1.2 Trình độ học vấn
Trong 100 đối tượng điều tra ta thấy đối tượng có trình độ đại học chiếm
tỷ lệ 59% cao nhất trong 4 đối tượng được khảo sát về trình độ học vấn, chiếm
19
21% là đối tượng có trình độ trung cấp/cao đẳng, trung học phổ thông chiếm
18% và 2% còn lại là đối tượng sau đại học. Điều này cho thấy trình độ học
vấn của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ người có trình độ đại học
ngày một nhiều. Nhờ những chính sách quan tâm giáo dục của Nhà nước mà
trình độ học vấn ngày một được cải thiện.
4.1.1.3 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Kết quả điều tra cho thấy đối các đối tượng được điều tra rất phong phú,
đa dạng. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là đối tượng học sinh/sinh viên với tỷ
lệ 53% điều này cho thấy những cửa hàng, thức ăn nhanh rất thu hút đối với
học sinh/sinh viên, những đối tượng này thích sự mới lạ, thích khám phá cái
mới đặc biệt là những loại thức ăn, đồ uống của nước ngoài, mặt khác đây là
đối tượng có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh cao nhất. Chiếm tỷ lệ 24% là
công chức/viên chức; nhân viên văn phòng chiếm 11%; tự kinh doanh/buôn
bán nhỏ chiếm 6%; 4% là nghề nghiệp khác trong đó bao gồm: nghề tài xế,
dược sĩ, thợ sắt và nhân viên bán hàng; chiếm tỷ lệ thấp nhất là nội trợ với tỷ
lệ 2%.
Sự phong phú và đa dạng về nghề nghiệp giúp cho đề tài nghiên cứu có
tính đại diện cao, mỗi một nghề nghiệp đại diện cho một tầng lớp, một hành vi
và nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh khác nhau, nhờ vào tính đại diện này ta có
thể suy rộng ra toàn địa bàn quân Ninh Kiều của Thành Phố Cần Thơ.
4.1.1.4 Thu nhập hàng tháng của đối tượng nghiên cứu
Qua bảng 4.1 ta thấy thu nhập hàng tháng từ 2 triệu đồng đến 5 triệu
đồng có tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 46% , tiếp đến là đối tượng có thu nhập dưới 2
triệu đồng chiếm 37%, trên 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng chiếm 12% và trên 8
triệu động chiếm 5% trong tổng số 100 đối tượng được nghiên cứu.
Để hiểu rõ về từng đối tượng có thu nhập ra sau ta sẽ kết hợp phần thu
nhập với nghề nghiệp để thấy được nghề nghiệp có ảnh hưởng gì đến thu nhập
của đối tượng được nghiên cứu.
20
Bảng 4.2 Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập
Thu nhập
Nghề nghiệp
Dưới 2 triệu
HS/SV
Công chức/Viên chức
Nhân viên văn phòng
Tự KD/buôn bán nhỏ
Nội trợ
Khác
Tổng
Tuyệt đối
35
0
0
1
1
0
37
Từ 2 triệu -5 triệu
%
94,6
0
0
2,7
2,7
0
100
Tuyệt đối
17
13
9
3
0
4
46
%
37
28,3
19,6
6,5
0
8,6
100
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
21
Trên 5 triệu -8 Trên 8 triệu
triệu
Tuyệt đối
% Tuyệt đối
%
1
8,3
0
0
6
50
5
100
2 16,7
0
0
2 16,7
0
0
1
8,3
0
0
0
0
0
0
12
100
5
100
Tổng
Tuyệt đối
53
24
11
6
2
4
100
%
53
24
11
6
2
4
100
Trong bảng 4.2 ta thấy thu nhập dưới 2 triệu đồng chủ yếu là đối tượng
học sinh và sinh viên chiếm tỷ lệ 94,6%, vì đối tượng này chưa có thu nhập ổn
định, tiền sử dụng để chi tiêu hàng tháng chủ yếu do gia đình cung cấp, bên
cạnh đó đối tượng này cũng đi làm thêm một số công việc nhàn rỗi như bán
thời gian nên thu nhập hàng tháng của đối tượng này không nhiều. Hai đối
tượng được nghiên cứu còn lại có thu nhập dưới 2 triệu đồng là nội trợ và tự
kinh doanh/buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ bằng nhau là 2,7% vì đây là hai đối
tượng không có việc làm ổn định, tranh thủ thời gian nhàn rỗi để làm thêm
kiếm thu nhập.
Thu nhập từ trên 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất là
đối tượng học sinh/sinh viên với tỷ lệ 37%, tiếp đến là đối tượng công
chứ/viên chức chiếm tỷ lệ 28,3%, chiếm tỷ lệ 19,6% là nghề nghiệp nhân viên
văn phòng, nghề nghiệp khác chiếm 8,6% trong đó là nghề nghề tài xế, dược
sĩ, thợ sắt và nhân viên bán hàng có thu nhập từ trên 2 triệu đồng đến 5 triệu
đồng, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm có thu nhập từ 2 triệu đồng đến 5 triệu
đồng là tự kinh doanh và buôn bán nhỏ.
Trong nhóm có thu nhập từ trên 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng có tỷ lệ cao
nhất là đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là công chức/viên chức với tỷ lệ
là 50%, hai đối tượng có tỷ lệ như nhau về thu nhập là nhân viên văn phòng và
tự kinh doanh/buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ 17,6%, nội trợ và học sinh/sinh viên
chiếm tỷ lệ bằng nhau là 8,3% trong tổng số 100 đối tượng được nghiên cứu.
Nghề nghiệp có thu nhập trên 8 triệu đồng chiếm tỷ lệ 100% trong các
đối tượng được nghiên cứu là công chức/viên chức. Người có thu nhập trên 8
triệu đồng trong nhóm đối tượng nghiên cứu này chủ yếu là người trên 30 tuổi,
có thu nhập cao và ổn định.
4.1.2 Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh
4.1.2.1 Thức ăn nhanh
22
90
80
79
70
60
50
47
42
41
Series1
40
30
20
10
10
0
Thức ăn tiện
lợi, ăn ngay
Thức ăn chế
biến sẵn
Thức ăn không Thức ăn được Thức ăn đầy đủ
tốn nhiều thời phục vụ nhanh
chất dinh
gian chế biến
dưỡng
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.1 Thức ăn nhanh
Đa số những người khảo sát cho rằng thức ăn nhanh là thức ăn tiện lợi và
có thể ăn ngay với 79 người trả lời, 47 người cho rằng thức ăn nhanh là thức
ăn không tốn nhiều thời gian để chiến biến. Vì thức ăn chủ yếu là thức ăn
được mua ở cửa hàng, tiệm thức ăn tiện lợi, đã được chế biến sẵn, người mua
sẽ dùng ngay tại cửa hàng hoặc mua về nhà sử dụng, cho nên thức ăn nhanh
rất được nhiều người ưa thích. Với số câu trả lời gần như nhau lần lượt là 42
và 41 câu, số người cho thức ăn nhanh là thức ăn chế biến sẵn và là thức ăn
được phục vị nhanh, 10 người cho rằng thức ăn nhanh là thức ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng. Có thể thấy khi nhắc tới thức ăn nhanh người ta nghĩ ngày đến
thức ăn làm sao có thể lấp đầy dạ dày lúc rỗng trong thời gian ngắn nhất để
tiếp tục công việc, học hành. Cho nên ngày nay thức ăn nhanh được xem là
thức ăn tiện lợi, không tốn nhiều thời gian, công sức khi chế biến đáp ứng nhu
cầu ăn uống nhanh và tiện lợi của khách hàng.
4.1.2.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng qua
25%
Có
Không
75%
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong một tháng qua
23
Trong 100 đối tượng được nghiên cứu có 75% cho biết có sử dụng thức
ăn nhanh trong vòng 1 tháng qua và 25% không có sử dụng thức ăn nhanh.
Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh của những đối tượng được nghiên cứu có nhu
cầu cao gấp 3 lần đối tượng không có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh. Ăn
uống là nhu cầu cơ bản của con người, việc sử dụng thức ăn nhanh để thay thế
các bữa chính và ăn thêm của người được khảo sát là rất cao. Bên cạnh đó
thức ăn nhanh là một loại thức ăn tiện lợi đáp ứng được nhu cầu ăn uống
nhanh chóng của con người. Ngoài ra, cách trang trí cửa hàng bắt mắt, không
gian thoải mái, thức ăn hấp dẫn cũng làm tăng nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
của người được khảo sát.
4.1.2.3 Thời gian sử dụng thức ăn nhanh
14%
17%
Sáng
Trưa
Chiều
56%
Tối
13%
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.3 Thời gian sử dụng thức ăn nhanh
Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh vào buổi tối của các đối tượng được
nghiên cứu có tỷ lệ cao nhất chiếm 56% trong tổng số các đối tượng được
nghiên cứu, vì đây là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và là thời gian rãnh
trong ngày nên người được nghiên cứu thường hay đi mua sắm, hợp mặt bạn
bè, gia đình nên nhu cầu về sử dụng thức ăn nhanh vào thời gian này cao hơn
các thời gian còn lại trong ngày, bên cạnh đó theo quan sát thì một số cửa
hàng thức ăn nhanh thường hay mở cửa từ 2 giờ chiều đến 10 giờ tối và thời
gian tập trung đông nhất của các cửa hàng thức ăn nhanh trong quận Ninh
Kiều là từ 6 giờ chiều trở lên. Chiếm 17% là buổi trưa, buổi sáng chiếm 14%
và 13% còn lại là của buổi chiều trong ngày. Sự lựa chọn yêu thích thời gian
thức ăn nhanh của buổi sáng, trưa và chiều tương đối gần bằng nhau.
4.1.2.4 Người cùng sử dụng thức ăn nhanh
24
1%
9%
20%
Gia đình
Bạn bè, đồng nghiệp
Một mình
Khác
70%
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.4 Người đi cùng sử dụng thức ăn nhanh
Khi được khảo sát về người cùng đi sử dụng thức ăn nhanh thì người trả
lời thường thích đi cùng với bạn bè, đồng nghiệp để sử dụng thức ăn nhanh
(chiếm 70% trong tổng số các đối tượng được nghiên cứu), đây cũng là lý do
tại sao các cửa hàng thức ăn nhanh thường hay bày trí không gian theo các
nhóm khác nhau để tạo sự thoải mái, gần gũi và thuận tiện cho việc gặp gỡ
bạn bè và đồng nghiệp. Chiếm 20% là những người thích đi cùng với gia đình,
người thích đi sử dụng thức ăn nhanh một mình chiếm 9%, và 1% còn lại là
đối tượng khác (trong đó người trả lời là thích đi cùng với bạn gái). Người
thích đi ăn thức ăn nhanh một mình trong các đối tượng khảo sát là người ăn
để tiếp tục công việc của mình, ăn để thay thế bữa ăn chính và ăn khi cảm thấy
đói.
25
Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa độ tuổi và người cùng đi sử dụng thức ăn nhanh
Người đi cùng
Tổng
Bạn bè,
Gia đình
Một mình
Khác
Tuổi
đồng nghiệp
Tuyệt
Tuyệt
Tuyệt
Tuyệt
Tuyệt
%
%
%
%
%
đối
đối
đối
đối
đối
40
70
8
49
6 66,7
1 100
64
64
Từ 15-24 tuổi
30
25,8
22,2
0
6
18
2
0
26
26
Từ 25-34 tuổi
15
1,4
0
0
3
1
0
0
4
4
Từ 35-44 tuổi
10
1,4
11,1
0
2
1
1
0
4
4
Từ 45-54 tuổi
5
1,4
0
0
1
1
0
0
2
2
Trên 55 tuổi
Tổng
20 100
70
100
9 100
1 100
100 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ bảng 4.3 mối quan hệ giữa độ tuổi và người cùng đi sử dụng thức ăn
nhanh ta thấy những người đi cùng với bạn bè, đồng nghiệp chiếm tỷ trọng
cao nhất (có 70 người trên 100 người được khảo sát), trong đó độ tuổi từ 15
tuổi đến 24 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm những người thích đi cùng
với bạn bè và đồng nghiệp chiếm 70%. Kết hợp với hình 4.4 Người đi cùng sử
dụng thức ăn nhanh ta thấy trong nhóm người thích đi cùng với bạn bè, đồng
nghiệp ta thấy người có tỷ lệ chiếm cao nhất là nhóm tuổi từ 15 tuổi đến 24
tuổi có 49 người, kế tiếp là nhóm người có độ tuổi từ 25-34 tuổi có 18 người,
ở độ tuổi từ 35-44 tuổi, 45-54 tuổi và trên 55 tuổi điều có 1 người thích cùng
đi với bạn bè và đồng nghiệp. Ở độ tuổi từ 15 tuổi đến 24 tuổi chủ yếu là
những bạn trẻ, thích vui chơi, hợp mặt bạn bè nên những người trong nhóm
tuổi này thường thích đi vùng với bạn bè và đồng nghiệp, bên cạnh đó đây
cũng là một trong nhóm khách hàng mục tiêu mà cửa hàng thức ăn nhanh
nhắm đến.
Nhóm đi cùng với gia đình có 20 người trong tổng số 100 người được
khảo sát trong đó ở độ tuổi từ 15-24 tuổi có 8 người chiếm 40%, từ 25-34 tuổi
có 6 người chiếm 30%, từ 35-44 tuổi chiếm 15% trong đó có 3 người, từ 45-54
tuổi và trên 55 tuổi lần lượt là 2 người với tỷ lệ 2% và tỷ lệ 5% với 1 người.
Nhóm đi một mình từ 15-24 tuổi có 6 người chiếm tỷ lệ 66,7%, từ 25-34
tuổi có 2 người chiếm 22,2%, số phần trăm còn lại thuộc nhóm tuổi từ 45-54
tuổi chiếm tỷ lệ 11,1%.
4.1.2.5 Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh
26
Dưới 30.000 đồng
1%
21%
32%
Từ 30.000 đồng đến
50.000 đồng
Trên 50.000 đồng đến
80.000 đồng
Trên 80.000 đồng
46%
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.5 Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh
Hiện nay giá một phần thức ăn nhanh tại các cửa hàng thức ăn nhanh trên
địa bàn quận Ninh Kiều có giá dao động từ trên dưới 40.000 đồng nên khi
được hỏi thì người trả lời cho biết là mức giá phù hợp cho một lần sử dụng
thức ăn nhanh là từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng cho 1 người ăn với tỷ lệ là
46%, nhưng bên cạnh đó có những món ăn ví dụ như: một miếng gà rán, gà
giòn không xương, mì ý, snack,… có giá dưới 30.000 đồng và đặc biết hơn là
người có thu nhập thấp như học sinh, sinh viên thì mức giá dưới 30.000 đồng
cho một lần ăn là phù hợp (tỷ lệ 32% người được hỏi trả lời là mức giá dưới
30.000 đồng cho một lần ăn là phù hợp). Ở mức giá từ trên 50.000 đồng đến
80.000 đồng cho một lần sử dụng thức ăn nhanh có tỷ lệ là 21% và 1% còn lại
cho biết mức giá trên 80.000 đồng là phù hợp. Những nhóm khách hàng có thu
nhập dưới 2 triệu đồng/tháng và từ trên 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng thường
lựa chọn mức giá dưới 30.000 đồng và từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng cho
một lần sử dụng thức ăn nhanh. Điều đó cho thấy thu nhập cũng ảnh hưởng
phần nào tới sự lựa chọn giá cho nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh (xem bảng ở
phần phụ lục về mối quan hệ của giá và thu nhập).
4.1.2.6 Ý nghĩa của thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng
5%
5%
11%
11%
Thay
ăn chính
Thay
thếthế
bữabữa
ăn chính
31%
31%
ĐồĐồ
ăn ăn
bổ bổ
sung
sung
Đồ ăn ngon và xa xỉ
Đồ ăn ngon và xa xỉ
38%
38%
15%
Đồ ăn vui
Đồ ăn vui
Khác
Khác
15%
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.6 Ý nghĩa của thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng
27
Từ hình 4.6 ta thấy tỷ lệ 38% người cho rằng thức ăn nhanh chỉ là thức
ăn bổ sung, 31% cho nó là đồ ăn vui, đồ ăn ngon và xa xỉ có tỷ lệ 15%, tỷ lệ
11% cho rằng thức ăn nhanh là thức ăn thay thế bữa ăn chính và 5% còn lại là
khác (trong đó người khảo được khảo sát trả lời là ăn đỡ đói và ăn tối).
Đồ ăn nhanh chỉ là một đồ ăn bổ sung và ăn vui, bởi vì nó không thể nào
thay thế hoàn toàn bữa ăn chính. Một khẩu phần ăn thức ăn nhanh dành cho
một người ăn hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, nên người khảo
sát chỉ xem thức ăn nhanh như là thức ăn bổ sung và ăn vui khi gặp gỡ bạn bè,
khi đi mua sắm, khi đi chơi,…
4.1.2.7 Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất
8%
1%
8%
KFC
Lotteria
Jollibee
Fast Food VN
56%
27%
Khac
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.7 Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất
Ta thấy hiện nay ở quận Ninh Kiều riêng cửa hàng KFC đã có tới 2 cửa
hàng ở hai siêu thị lớn là Vinatex và siêu thị Big C, số người yêu thích KFC có
tỷ lệ 56%, theo như quá trình quan sát và đánh giá của khách hàng thì khách
hàng yêu thích KFC vì thức ăn thơm ngon hợp khẩu vị, không gian đẹp, mát
mẻ, nhân viên phục vụ nhiệt tình, và đặc biệt hơn là có nhiều chương trình
khuyến mãi hấp dẫn. Mặt dù hiện nay Lotteria cũng có 2 cửa hàng đặt tại 2
siêu thị vô cùng đông khách và thuận tiện là siêu thị Big C và Sense City
nhưng khi được khảo sát thì chỉ có 27% số người yêu thích Lotteria. KFC và
Lotteria là thương thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ và Hàn Quốc
đã xuất hiện hơn chục năm nay ở nước ta, tạo được thói quen tiêu dùng thức
ăn nhanh trong người dân, mỗi thương hiệu cũng nắm được thị phần ổn định
và có chiến lược kinh doanh rõ ràng để giữ chân khách hàng cũ và phát triển
thêm khách hàng mới để mở thêm thị phần nên hiện nay KFC và Lotteria là
hai thương hiệu lớn được yêu thích nhất hiện nay. Cùng có tỷ lệ 8% là thương
hiệu thức ăn nhanh Jollibee và Thức ăn nhanh truyền thống của Việt Nam, 1%
thích còn lại thích bánh mì Thuận Tiến. Hiện nay, các thương hiệu thức ăn
nhanh đang càng phát triển và lớn mạnh ở nước ta (Lotteria có 160 cửa hàng
28
khắp cả nước, KFC có 140 cửa hàng và Jollibee với 30 cửa hàng và nhiều
thương hiệu thức ăn nhanh khác), mặt dù thức ăn nhanh truyền thống của Việt
Nam vô cùng đa dạng, hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng nhưng lại không thu hút
nhiều khách hàng.
4.1.2.8 Lý do chọn thương hiệu thức ăn nhanh
70
59
60
49
50
40
39
28
30
23
20
10
19
19
13
10
2
0
Thương Thơm Sự tiện
hiệu
ngon,
lợi
hợp
khẩu vị
Trang
trí cửa
hàng
Thành
phần
dinh
dưỡng
Giá cả Sở thích
Thực
đơn
Series1
Phong
cách
phục vụ
Khác
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.8 Sự lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh
Khi lựa chọn thức ăn nhanh, yếu tố đầu tiên mà khách hàng lựa chọn một
thương hiệu thức ăn nhanh là sự thơm ngon và hợp khẩu vị có 59 người lựa
chọn yếu tố này, kế tiếp là sự tiện lợi với 49 người lựa chọn, thương hiệu thức
ăn nhanh là yếu tố thứ ba được 39 người lựa chọn, 28 người cho rằng giá cả
ảnh hưởng đến sự lưa chọn thức ăn nhanh, ngoài ra 23 người thường chọn theo
sở thích, cùng có 19 người lựa chọn là thực đơn và phong cách phục vụ, với
13,10,2 số người lựa chọn còn lại lần lượt là thành phần dinh dưỡng, trang trí
cửa hàng và khác. Ta thấy, thức ăn thơm ngon, hợp khẩu vị của người sử dụng
rất ăn nhanh rất là quan trọng vì mỗi người có một khẩu vị khác nhau, thức ăn
thơm ngon cũng sẽ thu hút và tác động đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh. Sự
tiện lợi của thức ăn nhanh là nhanh, gọn, lẹ cũng là yếu tố quan trọng giúp cho
một cửa hàng, doanh nghiệp thức ăn nhanh lựa chọn, hiện nay các cửa hàng
thức ăn nhanh thường hay đặt ở những siêu thị lớn của quận Ninh Kiều như:
KFC, Lotteria, Jollibee,… đều này cũng tạo nên một sự tiện lợi khi khách
hàng đi mua sắm ở các siêu thị và thưởng thức thức ăn nhanh ngay tại siêu thị
29
đó. Thương hiệu thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố để người tiêu
dùng tin tưởng và lựa chọn thức ăn nhanh, người tiêu dùng hiện nay đang có
xu hướng lựa chọn và tin dùng các thương hiệu lâu năm và có uy tín.
4.1.2.9 Dịp dùng thức ăn nhanh
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
43
42
31
27
16
1
Khi được
người khác
mời
Ăn khi cảm
thấy thèm
Ăn khi đói
Series1
Ăn vào cuối
tuần
Thích lúc nào
ăn lúc đó
Khác
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.9 Dịp dùng thức ăn nhanh
Hình vào hình 4.9 ta thấy người tiêu dùng thường thích lúc nào ăn lúc đó
với 43 sự lựa chọn và 42 người lựa chọn ăn vào cuối tuần, vì đây là khoảng
thời gian trong ngày người tiêu dùng có nhiều thời gian cho việc mua sắm,
nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè và sum hợp gia đình, theo như sự quan sát thì các
cửa hàng thức ăn nhanh thường đặt tại các siêu thị, thường thì các siêu thị sẽ
đông khách vào cuối tuần nên ngày cuối tuần khách hàng thường đến các cửa
hàng thức ăn nhanh nhiều hơn các ngày thường. Ăn khi cảm thấy thèm có 31
người lựa chọn, 27 người lựa chọn sử dụng thức ăn nhanh khi được người
khác mời, 16 người ăn khi đói và 1 người chọn khác.
4.2 KIỂM ĐỊNH CÁC MỐI QUAN HỆ (KIỂM ĐỊNH CHI BÌNH
PHƯƠNG)
4.2.1 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và giá cả
Để tìm hiểu xem giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến giá cả thức ăn
nhanh hiện có ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, ta sẽ kiểm định mối quan
hệ giữa giới tính và nhãn hiệu thức ăn nhanh.
H0: Không có mối quan hệ giữa giới tính và giá cả
30
H1: Có mối quan hệ giữa giới tính và giá cả
Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa giới tính và giá cả
Giới tính
Nam
Nữ
Giá
N
%
N
%
Dưới 30.000 đồng
13
15
19
17
Từ 30.000- 50.000
24
21,6
22
24,4
Trên 50.000-80.000
9
9,9
12
11,1
Trên 80.000
1
0,5
0
0,5
Tổng
47
47
53
53
Chi bình phương
2,289
Df
3
Giá trị P
0,515
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ bảng trên ta thấy giá trị P bằng 0,515 lớn hơn mức ý nghĩa của α nên
ta sẽ chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là có không có mối quan hệ giữa giới tính
và giá cả.
Giữa nam và nữ điều cho rằng mức giá phù hợp cho một phần ăn thức ăn
nhanh là từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ
21,6% và nữ chiếm 24,4%. Có thể thấy rằng, giá của một phần ăn thức ăn
nhanh hiện nay của một người ăn tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
khoảng từ 30.000 đồng trở lên. Mặc khác, khi được hỏi các đáp viên về sự yêu
thích một thương hiệu thức ăn nhanh thì đa số các đáp viên trả lời là yêu thích
các thương hiệu thức ăn nhanh như: KFC, Lotteria, Jollibee trong đó số người
yêu thích thương hiệu KFC chiếm tỷ lệ cao nhất. Các thương hiệu thức ăn
nhanh này thì mức giá dao động từ 30.000 đồng trở lên cho một phần ăn. Nên
có thể thấy mức giá phù hợp cho một lần ăn thức ăn nhanh từ 30.000 đồng đến
50.000 đồng.
4.2.2 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá
H0: Không có mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá
H1: Có mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá
31
Bảng 4.5 Mối quan hệ giữ tới tính và sự thay đổi của giá
Giới tính
Nam
Nữ
Giá
N
%
N
Dưới 10.000 đồng
8
5,6
4
Từ 10.000- 20.000
16
17,9
22
Trên 20.000
16
15
16
Không ảnh hưởng
7
8,5
11
Tổng
47
47
53
Chi bình phương
Df
Giá trị P
%
6,4
20,1
17
9,5
53
2,82
3
0,42
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ bảng 4.5 ta thấy giá trị P bằng 0,42 lớn hơn mức ý nghĩa của α nên ta
sẽ chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là có không có mối quan hệ giữa giới tính và
sự thay đổi của giá.
Ta thấy mức giá thay đổi phù hợp đối với nam và nữ là từ 10.000 đồng
đến 20.000 đồng (nam có tỷ lệ là 17,9% và nữ là 20,1%). Hiện nay mức giá
của một phần thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ dao động
trên dưới 40.000 đồng đối với một phần ăn của các thương hiệu thức ăn nhanh
như: KFC, Lotteria, Jollibee,… còn đối với thức ăn nhanh truyền thống của
Việt Nam tại quận Ninh Kiều như: phở, bún, cháo,… thì mức giá thấp hơn
nhiều chỉ dao động từ 20.000 đồng cho một phần ăn. Sự thay đổi giá từ 10.000
đồng đến 20.000 đồng ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn thức ăn nhanh
của nam và nữ.
4.2.3 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức
ăn nhanh
H0: Không có mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức ăn
nhanh
H1: Có mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức ăn nhanh
32
Bảng 4.6 Mối quan hệ giữa giới tình và thời gian sử dụng thức ăn nhanh
Giới tính
Nam
Nữ
Thời gian
N
%
N
%
Sáng
6
6,6
8
7,4
Trưa
7
8
19
9
Chiều
4
6,1
9
6,9
Tối
30
26,3
26
29,7
Tổng
47
47
53
53
Chi bình phương
2,674
Df
3
Giá trị P
0,445
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ bảng trên ta thấy giá trị P bằng 0,445 lớn hơn mức ý nghĩa của α nên
ta sẽ chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là có không có mối quan hệ giữa giới tính
và thời gian sử dụng thức ăn nhanh.
Thời gian sử dụng thức ăn nhanh của nam và nữ có tỷ lệ cao nhất là buổi
tối từ 18 giờ trở lên, trong đó nam chiếm 26,3% và nữ chiếm 29,7%. Buổi tối
là thời gian rãnh trong ngày, là thời gian mà mọi người thư giãn, vui chơi, mua
sắm, tụ tập bạn bè ăn uống, đi chơi,… nên nhu cầu về sử dụng thức ăn nhanh
vào buổi tối sẽ cao hơn các buổi còn lại trong ngày. Mặc khác, các cửa hàng
thức ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Lotteria, Jollibee thường mở cửa từ 14 giờ
chiều trở lên nên cũng làm cho thời gian sử dụng thức ăn nhanh bị ảnh hưởng.
Đối với những người yêu thích các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng và
thích không gian mới lạ, thoái mát, phong cách phục vụ chuyên nghiệp như
cửa hàng thức ăn nhanh KFC, Lotteria, Jollibee khi muốn sử dụng thức ăn
nhanh của các cửa hàng này thì phải đợi tới hơn 14 giờ chiều. Ngoài ra, buổi
tối cũng là buổi mà nhu cầu ăn thêm của người được khảo sát, nên họ sẽ lựa
chọn thức ăn nhanh trong thời gian này.
Buổi sáng và buổi chiều có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh thấp nhất đối
với nam và nữ, buổi sáng nam chiếm tỷ lệ 6,6% và nữ chiếm 7,4%, buổi chiều
nam chiếm 6,1% và nữ chiếm 6,9%. Chính vì sự yêu thích các thương hiệu
thức ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài có mặt ở quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ đã ảnh hưởng phần nào đến thời gian sử dụng thức ăn nhanh của nam
và nữ. Ở thời gian là buổi sáng từ 6 giờ đến 10 giờ sáng ta thấy các cửa hàng
thức ăn nhanh của nước ngoài chưa mở cửa nên việc lựa chọn thức ăn nhanh
truyền thống như: bún, phở, bánh mì,… nhưng đây chỉ là việc sử dụng thay
thế trong lúc đói để đáp ứng nhu cầu ăn uống vào buổi sáng chứ không phải là
33
thời gian thích sử dụng thức ăn nhanh của họ. Buổi chiều là từ 14 giờ chiều
đến 18 giờ chiều, đây là thời gian mà người được khảo sát đi làm nên nhu cầu
về ăn uống trong thời gian này không cao.
4.3 NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu lựa chọn thức ăn
nhanh (Kiểm định Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha)
Đề tài đưa ra 16 nhân tố để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu lựa chọn thức ăn nhanh của người tiêu dùng. Để đo lường mức độ ảnh
hưởng đến nhu cầu đề tài đã sử dụng thang đo Likert có thang điểm từ 1 đến 5
với 1 là rất không ảnh hưởng đến 5 là rất ảnh hưởng.
Ta có:
Fi = w1X1 + w2X2 + w3X3 + w4X4 + w5X5 + w6X6 + w7X7 + w8X8 + w9X9 +
w10X10 + w11X11 + w12X12 + w13X13 + w14X14 + w15X15 + w16X16
Trong đó biến phụ thuộc Fi là quyết định mua của người tiêu dùng.
Bảng 4.7 Các biến ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
Biến
Diễn giải
X1
Thức ăn chế biến thơm ngon
X2
Thức ăn tốt cho sức khỏe
X3
Trình bày thức ăn đẹp bắt mắt
X4
Thực đơn đa dạng, phong phú
X5
Giá của hợp lý
X6
Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
X7
Thiết kế cửa hàng bắt mắt
X8
Chương trình quảng cáo hấp dẫn
X9
Vị trí cửa hàng
X10
Hệ thống phân phối rộng
X11
Quà tặng hoặc món ăn kèm theo
X12
Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
X13
Không gian rộng, thoáng mát
X14
Nhãn hiệu được quảng cáo rộng
X15
Cửa hàng đặt ở siêu thị, TTTM
X16
Thức ăn an toàn, hợp vệ sinh
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ nhất (xem ở phần phụ lục
trang 60 bảng 19) cho ta kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,866.
Trong bảng 19 ở phần phụ lục trang 67 ta thấy nhân tố “Thức ăn tốt cho sức
khỏe” có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,872 thỏa độ tin cậy lớn hơn 0,6
34
nhưng hệ số tương quan biến tổng là 0,228 nhỏ hơn hệ số tương quan biến
tổng 0,3 nên ta sẽ loại bỏ nhân tố này. Việc loại bỏ nhận tố “Thức ăn tốt cho
sức khỏe” sẽ làm cho hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trong tổng thể của thang
đo tăng lên. Ta thấy nhân tố “Thức ăn tốt cho sức khỏe” là nhân tố không phù
hợp vì thức ăn nhanh hiện nay chưa chắc đã tốt cho sức khỏe của người tiêu
dùng, các loại đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, chứa nhiều dầu mỡ, chế biến
không hợp vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ hai (xem ở phần phụ lục
trang 62 bảng 20) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho tổng các nhân tố là
0,872. Trong 15 nhân tố còn lại ta thấy nhân tố “thức ăn chế biến thơm ngon”
có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,875 lớn hơn độ tin cậy cho phép là 0,6
cho nên hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố thức ăn chế biến thơm
ngon có độ tin cậy cao, nhưng hệ số tương quan biến tổng là 0,292 nhỏ hơn hệ
số biến tổng là 0,3 cho nên ta sẽ xem xét loại bỏ nhân tố “thức ăn chế biến
thơm ngon”. Khi loại bỏ biến nhân tố “Thức ăn chế biến thơm ngon” ta sẽ làm
cho hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha tăng lên, ta có bảng mới kiểm định độ tin
cậy Cronbach’s Alpha lần thứ 3 (xem ở phần phụ lục trang bảng ).
Trong lần chạy thứ 3 Cronbach’s Alpha ta thấy các hệ số tin cậy đều lớn
hơn 0,6 và hệ số tương quan tổng thể lớn hơn 0,3 cho nên kết quả nghiên cứu
đáng tin cậy. Mặt khác, KOM = 0,789 (lớn hơn 0,5) và Sig = 0,00 bé hơn mức
ý nghĩa 1-α, có sự tương quan giữa các biến với nhau nên ta có thể gom nhóm
các nhân tố.
35
Bảng 4.8 Nhóm các nhân tố sau khi xoay
Nhóm nhân tố
Biến
Tên biến
1
2
3
4
X9
Vị trí cửa hàng
0,546
X10
Hệ thống phân phối rộng
0,648
X13
Không gian rộng, thoáng mát
0,583
X14
Nhãn hiệu được quảng cáo rộng
0,817
X15
Cửa hàng đặt ở siêu thị, TTTM
0,690
X3
Trình bày thức ăn đẹp bắt mắt
0,807
X4
Thực đơn đa dạng, phong phú
0,661
X7
Thiết kế cửa hàng bắt mắt
0,657
X8
Chương trình quảng cáo hấp dẫn
0,528
X5
Giá của hợp lý
0,526
X6
Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
0,838
X11
Quà tặng hoặc món ăn kèm theo
0,664
X12
Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
0,575
X16
Thức ăn an toàn, hợp vệ sinh
0,870
Giá trị Cronbach’s Alpha
0,875
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ bảng 4.8 ta thấy cho ta kết quả của bảng nhóm như sau:
Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có
hệ số tải lớn ở cùng một nhân tố. Như vậy, nhân tố này có thể được giải thích
bằng các biến có hệ số lớn đối với bản thân nó.
Đặt tên các biến trong cùng một nhóm:
- Nhóm F1 gồm 5 nhân tố là: Vị Trí cửa hàng (X9); hệ thống phân phối
rộng (X10); không gian rộng, thoáng mát(X13); Nhãn hiệu được quảng cáo
rộng (X14); cửa hàng đặt tại siêu thị, TTTM (X15). Nhóm F1 gồm các tiêu chí
thể hiện những yếu tố về giá và cửa hàng mang lại cho người tiêu dùng nên ta
sẽ đặt tên cho nhóm F1 là “Cửa hàng và thương hiệu”.
- Nhóm 2 gồm 4 nhân tố: Trình bày thức ăn đẹp bắt mắt (X3); Thực đơn
đa dạng, phong phú (X4); Thiết kế cửa hàng bắt mắt (X7); Chương trình
36
quảng cáo hấp dẫn (X8). Nhóm F2 cho thấy đây là những yếu tố thu hút khách
hàng nên ta sẽ đặt tên cho nhóm này là “Các yếu tố thu hút”.
- Nhóm 3 gồm 3 nhân tố: Giá cả hợp lý (X5); Chương trình khuyến mãi
hấp dẫn (X6); Quà tặng hoặc món ăn kèm theo (X11). Nhóm F3 gồm các tiêu
chí liên quan đến giá cả và các quà tặng mà khách hàng mong muốn nhận
được nên ta sẽ đặt tên cho nhóm là “Giá và dịch vụ kèm theo”.
- Nhóm 4 gồm 2 nhân tố: Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp (X12) và
thức ăn an toàn, hợp vệ sinh (X16). Nhóm F4 gồm 2 nhân tố cho thấy sự yêu
cầu của khách hàng đối với thức ăn nhanh cho nên ta sẽ đặt tên này là “Chất
lượng và phong cách phục vụ”.
Bảng 4.9 Tên các nhóm nhân tố
Chỉ tiêu
Hệ số tải nhân tố
Cửa hàng và thương hiệu
Vị trí cửa hàng
Hệ thống phân phối
Không gian rộng, thoải mái
Nhãn hiệu được quảng cáo rộng
Cửa hàng đặt tại siêu thị, TTTM
0,546
0,648
0,583
0,817
0,690
Các yếu tố thu hút
Trình bày thức ăn đẹp mắt
Thực đơn đa dạng, phong phú
Thiết kế cửa hàng bắt mắt
Chương trình quảng cáo hấp dẫn
Giá và dịch vụ kèm theo
Giá cả hợp lý
Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Quà tặng và món ăn kèm theo
Chất lượng và phong cách phục vụ
Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
Thức ăn an toàn, hợp vệ sinh
0,807
0,661
0,657
0,528
0,526
0,838
0,664
0,575
0,870
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Dựa vào bảng 4.9 ta xác định các nhân tố như sau:
F1= 0,546 * X9 + 0,648 * X10 + 0,583 * X13 + 0,817 * X14 + 0,690 * X15
F2= 0,807 * X3 + 0,661 * X4 + 0,657 * X7 + 0,528 * X8
F3= 0,526 * X5 + 0,838 * X6 + 0,664 * X11
F4= 0,575 * X12 + 0,870 * X16
37
4.3.2 Đánh giá mức độ quan trọng đến các tiêu chí ảnh hưởng đến
nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
Bảng 4.10 Đánh giá về các tiêu chí ảnh hưởng
Giá trị Giá trị Trung
Độ lệch Mức độ ảnh
Tiêu chi
lớn
nhỏ
bình
chuẩn
hưởng
nhất
nhất
cộng
Cửa hàng và thương hiệu
5,00
1,00
3,26
0,80 Trung bình
Vị trí cửa hàng
5,00
1,00
3,12
1,12 Trung bình
Hệ thống phân phối
5,00
1,00
2,98
1,13 Trung bình
Không gian rộng, thoải mái
5,00
1,00
3,58
1,06 Ảnh hưởng
Nhãn hiệu được quảng cáo
5,00
1,00
3,17
1,07 Trung bình
rộng
Cửa hàng đặt ở siêu thị,
5,00
1,00
3,47
1,18 Ảnh hưởng
TTTM
Các yếu tố thu hút
5,00
1,00
3,29
0,88 Trung bình
Trình bảy thức ăn đẹp mắt
5,00
1,00
3,42
0,99 Ảnh hưởng
Thực đơn đa dạng, phong phú
5,00
1,00
3,46
1,04 Ảnh hưởng
Thiết kế cửa hàng bắt mắt
5,00
1,00
3,16
1,20 Trung bình
Chương trình quảng cáo hấp
5,00
1,00
3,12
1,19 Trung bình
dẫn
Giá và dịch vụ kèm theo
5,00
1,00
3,54
0,87 Ảnh hưởng
Giá cả hợp lý
5,00
1,00
3,74
1,09 Ảnh hưởng
Chương trình khuyến mãi hấp
5,00
1,00
3,63
1,13 Ảnh hưởng
dẫn
Quà tặng và món ăn kèm theo
5,00
1,00
3,25
1,05 Trung bình
Chất lượng và phong cách
5,00
1,00
4,13
0,88 Ảnh hưởng
phục vụ
Thức ăn an toàn, hợp vệ sinh
5,00
1,00
4,48
1,06 Ảnh hưởng
Nhân viên phục vụ chuyện
5,00
1,00
3,78
0,98 Trung bình
nghiệp
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ bảng 4.10 cho ta kết quả như sau:
- Nhóm tiêu chí cửa hàng và thương hiệu có hệ số trung bình cộng bằng
3,29 điều này cho thấy yếu tố cửa hàng và thương hiệu chỉ ảnh hưởng trung
bình đối với những người được khảo sát. Trong nhóm yếu tố cửa hàng và
thương hiệu ta thấy hai tiêu chí nhỏ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn
nhanh đối với người tiêu dùng là không gian rộng, thoải mái với hệ số trung
bình là 3,58 và cửa hàng đặt tại siêu thị, trung tâm thương mại có hệ số trung
bình bằng 3,47. Các tiêu chí còn lại như: vị trí cửa hàng, hệ thống phân phối,
nhãn hiệu được quảng cáo rộng có mức độ ảnh hưởng trung bình đến nhu cầu
sử dụng thức ăn nhanh.
38
- Nhóm các tiêu chí thu hút đối với khách hàng có hệ số trung bình cộng
bằng 3,29 cho ta ý nghĩa là yếu tố thu hút đối với khách hàng chỉ ảnh hưởng
trung bình đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh. Trong đó, hai tiêu chí là thiết
kế cửa hàng bắt mắt với hệ số trung bình cộng là 3,16 và chương trình quảng
cáo hấp dẫn có hệ số trung bình bằng 3,12 điều này cho ta thấy hai tiêu chí này
có ảnh hưởng trung bình đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh. Trình bày thức
ăn đẹp có hệ số trung bình cộng bằng 3,42 và thực đơn đa dạng, phong phú hệ
số trung bình cộng là 3,46 ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh của
khách hàng.
- Giá cả hợp lý hệ số trung bình cộng bằng 3,74 và chương trình khuyến
mãi hấp dẫn 3,63 điều này cho thấy hai tiêu chí này ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng thức ăn nhanh. Quà tặng và món ăn kèm theo có hệ số trung bình cộng
bằng 3,25 có ảnh hưởng trung bình đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh. Nhìn
chung ở nhóm giá và dịch vụ kèm theo với hệ số trung bình cộng là 3,54 ảnh
hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh.
- Ở nhóm chất lượng và phong các phục vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh đối với khách hàng với hệ số trung bình cộng
là 4,13 đây là nhóm có hệ số trung bình cộng cao nhất trong 4 nhóm. Trong đó
thức ăn an toàn hợp vệ sinh ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh với
hệ số trung bình cộng bằng 4,48 và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp hệ số
trung bình cộng là 3,78 chỉ ảnh hưởng trung bình đến nhu cầu sử dụng thức ăn
nhanh của người tiêu dùng.
4.3.3 Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
H0: Ảnh hưởng của giới tính đến các yếu tố lựa chọn thức ăn nhanh là
như nhau
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của giới tính đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh
Giới tính
Kiểm định T
Nam
Nữ
Sự ảnh hưởng
Giá trị T Giá trị P
Cửa hàng và thương hiệu
3,44
3,11
2,081
0,04
Các yếu tố thu hút
3,28
3,3
(0,143)
0,887
Giá và dịch vụ kèm theo
3,55
3,53
0,142
0,888
Chất lượng và phong cách phục
vụ
4,17
4,09
0,428
0,668
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
39
Từ kết quả bảng 4.11 ta thấy yếu tố cửa hàng và thương hiệu có giá trị P
bằng 0,04 nhỏ hơn giá trị α nên ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có sự khác
biệt về giới tính nam và nữ đối với yếu tố cửa hàng và thương hiệu. Trong yếu
tố cửa hàng và thương hiệu bao gồm 5 yếu tố như: vị trí cửa hàng; hệ thống
phân phối; không gian rộng, thoải mái; nhãn hiệu được quảng cáo rộng; cửa
hàng đặt tại siêu thị, trung tâm thương mại. Ta thấy nam giới thường thích sự
tiện lợi trong việc lựa chọn thức ăn nhanh, họ thường lựa chọn những nơi nào
gần nhà hoặc gần nơi làm việc hoặc là một cửa hàng thức ăn nhanh nào đó mà
họ bắt gặp ở đường đi cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn
nhanh của họ và họ thường thích sử dụng sao cho thật nhanh. Ngược lại với
giới tính nam, người nữ khi đi sử dụng thức ăn nhanh thường dành nhiều thời
gian cho việc lựa chọn, họ thường đi dạo, ngắm nhìn những cửa hàng, xem xét
cách trình bày của cửa hàng, thích sự mới lạ,… nên các doanh nghiệp, cửa
hàng thức ăn nhanh cần quan tâm và thiết kế cửa hàng sao cho phù hợp với
giới tính nam và nữ vì ở nam và nữ yếu tố cửa hàng và thương hiệu là khác
nhau.
Trong ba yếu tố: các yếu tố thu hút; giá và dịch vụ kèm theo; chất lượng
và phong cách phục vụ ta thấy giá trị P trong kiểm định lớn hơn giá trị α nên
ta sẽ chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là không có sự khác biệt giữa nam và nữ
đối với các yếu tố thu hút, giá và dịch vụ kèm theo, chất lượng và phong cách
phụ vụ. Đối với giới tính nam và nữ thì các yếu tố này có ảnh hưởng như
nhau, các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh cần quan tâm, đầu tư nhiều
hơn đến các yếu tố này để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp, cửa hàng
thức ăn nhanh của mình.
4.3.4 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đối nhu cầu sử dụng thức ăn
nhanh trong tháng qua
H0: Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong tháng là
như nhau.
Bảng 4.12 Sự ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong tháng qua
Nhu cầu trong tháng
Kiểm định T
Có
Không
Giá trị T Giá trị P
Yếu tố ảnh hưởng nhu cầu
3,4571
3,4457
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
40
0,073
0,942
Ta thấy giá trị P của kiểm định bằng 0,942 lớn hơn α nên ta sẽ chấp nhận
giả thuyết H0 điều đó cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trong tháng
là như nhau. Người có nhu cầu hay không có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
trong tháng qua điều giống nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng
thức ăn nhanh. Đối với những người có nhu cầu hay không có nhu cầu thì các
doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn về
các yếu tố như: giá cả, vị trí cửa hàng, các yếu tố thu hút khách hàng, chất
lượng phục vụ,… để làm hài lòng và giữ chân những người có nhu cầu sử
dụng thức ăn nhanh với cửa hàng của mình và qua đó thu hút thêm những
khách hàng không có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh để họ chuyển dần từ
không có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh sang có nhu cầu, vì nhóm khách
hàng không có nhu cầu cũng là một nhóm khách hàng tiềm năng mà các doanh
nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh có thể khai thác trong thời gian tới để tăng
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, cửa hàng của mình.
4.3.5 Sự khác biệt của nghề nghiệp ảnh hưởng đến các yếu tố sử
dụng thức ăn nhanh
H0: Mức độ ảnh hưởng của nghề nghiệp đến các yếu tố ảnh hưởng nhu
cầu lựa chọn thức ăn nhanh là như nhau.
Bảng 4.13 Nghề nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh
Nghề nghiệp
Sự ảnh
Công
HS/
chức/
SV
Viên
hưởng
chức
Nhân
Tự
viên văn
KD/Buôn
phòng
bán nhỏ
Kiểm định
Nội
trợ
Khác
ANOVA
Giá
Giá
trị F
trị P
Cửa hàng và
thương hiệu
3,4
3,14
3,33
3,37
2,6
2,2
2,269
0,054
Các yếu tố thu
hút
3,34
3,05
3,55
3,5
4,132
2,63
1,506
0,195
Giá và dịch phụ
kèm theo
3,47
3,64
3,64
3,78
4,33
2,83
1,102
0,365
Chất lượng và
phong
cách
phục vụ
4,15
4,19
4,36
4,33
4,5
2,38
4,025
0,002
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Đối với nhóm các yếu tố chất lượng và phong cách phục vụ thì doanh
nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh cần quan tâm vì trong kiểm định cho ta kết
41
quả giá trị P bằng 0,002 nhỏ hơn α nghĩa là có sự khác biệt của nghề nghiệp
ảnh hưởng đến yếu tố chất lượng và phong cách phục vụ khi lựa chọn thức ăn
nhanh. Các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh cần quan tâm nhiều hơn
đến yếu tố chất lượng và phong cách phục vụ vì mỗi nghề nghiệp nêu trên có
yêu cầu về chất lượng và phong cách phục vụ khác nhau. Các yếu tố còn lại
như: Cửa hàng và thương hiệu; các yếu tố thu hút; giá và dịch phụ kèm theo có
giá trị P lớn hơn α từ đó ta suy ra các yếu tố này không có sự khác nhau về
mức độ ảnh hưởng đối với nghề nghiệp của các đối tượng sử dụng thức ăn
nhanh. Nhiều nghề nghiệp khác nhau nhưng tất cả điều muốn nhận được
những dịch vụ, mức giá,… tốt nhất khi sử dụng thức ăn nhanh. Doanh nghiệp,
cửa hàng thức ăn nhanh không nên chỉ tập trung phục vụ vào một đối tượng
nghề nghiệp cố định, vì như thế sẽ bỏ qua rất nhiều khách hàng ở các nghề
nghiệp khác cũng có yêu cầu về thức ăn nhanh. Có thể thấy, mỗi một nghề
nghiệp điều có nhu cầu ăn uống như nhau và khác nhau giữa những người có
nghề nghiệp càng cao thì sẽ yêu cầu về chất lượng thức ăn và phong cách phục
vụ càng cao.
4.3.6 Sự khác biệt về thu nhập ảnh hưởng đến các yếu tố sử dụng
thức ăn nhanh
H0: Mức độ ảnh hưởng của thu nhập đến các yếu tố lựa chọn thức ăn
nhanh là như nhau.
Bảng 4.14 Thu nhập ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
Thu nhập
Sự ảnh hưởng
Dưới 2
Từ 2-5
Trên 5-8
Trên 8
Kiểm định ANOVA
triệu
triệu
triệu
triệu
Giá trị F Giá trị P
Cửa hàng và thương
hiệu
3,29
3,17
3,3
3,8
0,96
0,415
Các yếu tố thu hút
3,22
3,32
3,29
3,6
0,302
0,824
4,08
4,13
4,17
4,5
0,356
0,785
Chất lượng và phong
cách phục vụ
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ bảng 4.14 cho ta giá trị P của cả 3 yếu tố trong kiểm định lớn hơn giá
trị α nên ta sẽ chấp nhận giả thuyết H0, mức độ ảnh hưởng của thu nhập đến
các yếu tố lựa chọn thức ăn nhanh là như nhau. Điều này cho ta thấy người có
thu nhập thấp hay cao điều quan tâm đến những yếu tố như: cửa hàng và
thương hiệu, các yếu tố thu hút, chất lượng và phong cách phục vụ là như
nhau. Đa số các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều
thành phố Cần Thơ hướng đến những người có thu nhập thấp và trung bình, vì
42
các món ăn nhanh ở đây có giá rất phù hợp với từng đối tượng, mức giá trung
bình cho mỗi một lần ăn chỉ từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng. Doanh nghiệp,
cửa hàng thức ăn nhanh cần quan tâm như nhau đối với những đối tượng có
thu nhập từ thấp đến cao vì những yêu cầu và mức độ ảnh hưởng của các đối
tượng này đến những yếu tố là như nhau, không có sự phân biệt giữa những
người có thu nhập thấp sẽ yêu cầu về chất lượng và phong cách phục vụ thấp,
ngược lại những người có thu nhập cao không có nghĩa là họ sẽ yêu cầu các
yếu tố về cửa hàng và thương hiệu sẽ cao hơn những người có thu nhập thấp.
4.3.7 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong một tháng tới
5%
2%
13%
Rất không có nhu cầu
Không có nhu cầu
Trung bình
Có nhu cầu
50%
30%
Rất có nhu cầu
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Hình 4.10 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng tới
Từ hình 4.10 ta thấy 50% người có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong
vòng một tháng tới, 30% người có nhu cầu trung bình, 13% không có nhu cầu,
5% rất có nhu cầu và 2% rất không có nhu cầu trong việc sử dụng thức ăn
nhanh trong một tháng tới. Số người có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong
vòng một tháng tới rất cao, có thể thấy thức ăn nhanh là một loại thức ăn tiện
lợi đáp ứng nhu cầu ăn uống nhanh chóng của con người, mặc khác nhu cầu về
ăn uống là một trong những nhu cầu hàng đầu của con người.
4.3.8 Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh
Đối với việc tính giá trị trung bình ta có:
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/ N
= (5-1)/5
= 0,8
Giá trị trung bình
Ý nghĩa
1,00 - 1,80
Rất không có nhu cầu/ Rất không thể hiển
1,81 - 2,60
Không có nhu cầu/ Không thể hiện
2,61 - 3,40
Trung bình
43
3,41 - 4,20
Có nhu cầu/ Thể hiện
4,21 - 5.00
Rất có nhu cầu/ Rất thể hiện
Bảng 4.15 Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh
Giá trị lớn
Giá trị
Trung bình
Tiêu chi
nhất
nhỏ nhất
cộng
Thể hiện bản thân
5,00
1,00
2,4400
Nhu cầu cá nhân
5,00
1,00
3,3400
Nhu cầu ăn ngon
5,00
1,00
3,6100
Đẳng cấp
5,00
1,00
2,6200
Độ lệch
chuẩn
1,08544
0,84351
0,86334
1,16150
(Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014)
Từ kết quả bảng 4.15 cho ta kết quả như sau:
- Về tiêu chí thể hiện bản thân có hệ số trung bình cộng là 2,44 cho ta ý
nghĩa là khi sử dụng thức ăn nhanh không thể hiện bản thân của người được
khảo sát.
- Với hệ số trung bình cộng là 3,34 thể hiện nhu cầu cá nhân của người
được khảo sát là trung bình.
- Nhu cầu ăn ngon có hệ số trung bình cộng bằng 3,61 nói lên ý nghĩa:
nhu cầu được ăn ngon thể hiện với những người được khảo sát.
- Đối với tiêu chí là đẳng cấp khi thể sử dụng thức ăn nhanh có hệ số
trung bình cộng là 2,62 điều này cho thấy yếu tố đẳng cấp không thể hiện qua
việc sử dụng thức ăn nhanh.
44
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC
ĂN NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ
Với sự lớn mạnh của các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của thế
giới như KFC, Lotteria, Jollibee,… đã làm cho các thương hiệu thức ăn nhanh
Việt Nam có mặt ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu đó. Mặt dù có nhiều năm kinh
nghiệm và am hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dân nhưng các doanh nghiệp,
cửa hàng thức ăn có mặt ở quận Ninh Kiều vẫn không theo kịp các thương
hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài, sự thiếu hụt về vốn và sự đầu tư
đã dần dần làm cho các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh truyền thống
mất đi những khách hàng và thu hẹp thị phần để nhường chổ cho các thương
hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài.
Sản phẩm cung cấp ra thị trường của các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn
nhanh tại quận Ninh Kiều chưa đồng nhất nên việc chen chân vào chuỗi cửa
hàng thức ăn nhanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay thị phần thức ăn
nhanh chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nước ngoài như KFC, Lotteria,
Jollibee,…
Những sản phẩm thức ăn nhanh của chúng ta chứa nhiều thành phần dinh
dưỡng, trình bày thức ăn đẹp mắt, màu sắc hài hòa nhưng lại thiếu đi sự thu
hút trong việc trình bày và thiết kế cửa hàng để thu hút khách hàng đến với
cửa hàng thức ăn nhanh của mình.
Ta thấy, nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh cao nhất là
nhóm khách hàng đối tượng học sinh/sinh viên nhưng hiện nay các doanh
nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh truyền thống tại quận Ninh Kiều chưa có
chương trình khuyến mãi gì hấp dẫn đến những đối tượng khách hàng này,
trong khi đó các thương hiệu thức ăn nhanh của nước ngoài như KFC,
Jollibee, Lotteria luôn đưa ra những chương trình khuyến mãi như là tặng kèm
thức uống, giảm giá, quà tặng kèm theo cho khách hàng khi sử dụng,…
Mặc dù ở quận Ninh Kiều có rất nhiều những cửa hàng, tiệm thức ăn
nhanh nhưng cách bày trí không gian để thu hút khách hàng còn rất hạn chế,
không gian chưa thật sự thoải mái, vấn đề vệ sinh trong việc chế biến cũng là
một điều đáng lo ngại đối với khách hàng.
45
Trong khi các thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới đang tấn
công mạnh mẽ thì các DN, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều vẫn tỏ
ra thờ ơ. DN, cửa hàng thức ăn nhanh dường như rất chậm chân trong lĩnh vực
phát triển các thương hiệu ăn nhanh. Có thể các DN coi thị trường ăn nhanh so
với thị trường ẩm thực nói chung vẫn còn nhỏ, nhiều người vẫn thích đầu tư
vào lĩnh vực ẩm thực nói chung hơn là xoáy sâu vào thị phần thức ăn nhanh.
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nắng nóng quanh năm nên các cửa
hàng thức ăn nhanh của nước ngoài nhận thấy việc tạo cảm giác thoải mái,
không gian mát mẻ khi sử dụng thức ăn nhanh là một điều rất quan trọng nên
việc đầu tư về hệ thống điều hòa, không gian rộng,… điều này đã làm cho
khách hàng cảm thấy thích khi đến với cửa hàng thức ăn nhanh này. Ngược lại
với các cửa hàng thức ăn nhanh nước ngoài thì doanh nghiệp, cửa hàng thức
ăn nhanh tại quận Ninh Kiều không chú trọng và rất ít quan tâm, thiếu sự đầu
tư về hệ thống điều hòa và không gian cho doanh nghiệp, cửa hàng của mình.
Những thức ăn nhanh truyền thống như: nem cuốn, bánh gói, các món
chả được gói trong những tấm lá xanh hay thậm chí là phở, bún, bánh mì… Là
những loại thức ăn quen thuộc hàng ngày của người dân. Thay vì được các cửa
hàng, doanh nghiệp đầu tư và phát triển thì những thức ăn nhanh truyền thống
lại được bán chủ yếu ở các cửa hàng nhỏ lẻ như hộ gia đình, bán ven đường,
vỉa hè, gánh hàng rong,… thay vì các cửa hàng sang trọng như các cửa hàng
thức ăn nhanh của nước ngoài.
Các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều có lợi thế
về giá đối với các doanh nghiệp thức ăn nhanh như KFC, Lotteria, Jollibee,…
vì mỗi một phần ăn của các cửa hàng này luôn có một phần cộng thêm giá của
“giá trị thương hiệu”, nên người tiêu dùng ngoài việc trả tiền cho khẩu phần ăn
đó còn phải trả thêm cho giá trị thương hiệu cho các cửa hàng.
Trong khi các doanh nghiệp thức ăn nhanh của nước ngoài khi mở cửa
hàng kinh doanh tại quận Ninh Kiều thì họ luôn chú ý đến việc xây dựng
thương hiệu sao cho mạnh, ấn tượng và thu hút khách hàng thì các doanh
nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều chưa chú trọng, quan tâm
đến vấn đề này. Vì việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng sẽ làm cho người
tiêu dùng tin tưởng, quan tâm, trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp,
cửa hàng mình hơn.
5.2 GIẢI PHÁP
Các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều cần quan
tâm nhiều hơn đến nhóm khách hàng là giới trẻ, đặc biệt là học sinh/sinh viên
Vì giới trẻ ngày nay luôn có xu hướng muốn được thể hiện bản thân qua hành
46
động và việc làm. Tại sao một cửa hàng đồ ăn nhanh nước ngoài lại có thể thu
hút đến vậy trong khi những miếng gà rán trong đó chưa chắc đã ngon hơn các
món ăn như phở, bún, bánh mì, gỏi cuốn,…. Không những thế, chúng ta lại
còn phải “tự phục vụ” nếu muốn đưa một đĩa đồ ăn về bàn của mình. Bởi vì
bên trong những cửa hàng đó, thường có tổng thể khá sang trọng và mang
phong cách hiện đại theo lối sống phương Tây. Một địa điểm tuyệt vời không
chỉ để thỏa mãn cho nhu cầu ăn uống mà còn là một chỗ tốt nhất để có những
cuộc chuyện trò thú vị. Điều mà chắc chắn rằng những nơi ồn ào bên ngoài
không thể đem đến trải nghiệm như vậy. Những gì cần làm để tạo ra sức hút là
phải cho khách hàng thấy một môi trường đủ các điều kiện tốt kể trên. Thêm
vào đó, tạo ra sự khác biệt bằng cách loại bỏ cụm từ “tự phục vụ” ra khỏi thực
đơn sẽ khiến cho những vị khách cảm thấy bản thân được “tôn trọng hơn”.[9]
Hiện nay người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều đang có sưu hướng “Người
Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nên các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh
có thể xây dựng một chiến lược quảng bá hiệu quả thông qua phương tiện
truyền thông, quảng cáo, internet,… để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng
thông qua phương châm “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, chúng ta sẽ làm
nên sức mạnh cho riêng mình, đó là sức mạnh của niềm tự hào dân tộc.
Khi vào một cửa hàng ăn nhanh, cầm một miếng gà rán, hoặc một chiếc
bánh mỳ kẹp thịt trên tay và ăn chúng. Cảm giác đầu tiên chính là sự an toàn
của thức ăn đó, mặt dù có thể hương vị của chúng không hợp với người tiêu
dùng. Nhưng bởi vì mỗi một thương hiệu đều có một công thức chế biến của
riêng mình. Tuy nhiên hầu hết các công thức đó lại đến từ các nền văn hóa
khác. Đặc biệt hơn, không ai hiểu được ẩm thực của người dân chính nơi mình
sinh sống bằng những người đã sinh sống và làm việc nơi đây. Cho nên các
doanh nghiệp, cửa hàng cần tận dụng lợi thế này để sáng tạo ra một công thức
riêng, phù hợp với khẩu vị của người người tiêu dùng. [9]
Để có chổ đứng trong lòng khách hàng và có một thị phần trong ngành
thức ăn nhanh thì vốn đầu tư là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp, cửa hàng
thức ăn nhanh cần quan tâm. Các doanh nghiệp thức ăn nhanh cần đồng lòng
trong liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp, cửa hàng hiện có ở quận Ninh
Kiều, tạo thành một chuỗi hệ thống, để duy trì được thực lực và lợi thế cạnh
tranh với các doanh nghiệp thức ăn nhanh của nước ngoài.
Mặc dù ở quận Ninh Kiều có rất nhiều cửa hàng, địa điểm bán đồ thức ăn
nhanh ngon, rẻ nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không được quan
tâm, đặt biệt là các cửa hàng nhỏ lẻ, lề đường. Để người tiêu dùng tin tưởng và
47
sử dụng các tiệm thức ăn nhanh, cửa hàng thức ăn nhanh cần chú trọng nhiều
hơn đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh cần chú trọng xây dựng và
phát triển hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh ở những nơi có đông dân cư, các
tuyến đường lớn, các trung tâm mua sắm hay gần trường học như: đại lộ Hòa
Bình, đường 30 tháng 4, đường 3 tháng 2, trung tâm thương mại Cái Khế,… vì
những nơi đây người dân sẽ có nhu cầu cao về tiêu dùng các loại sản phẩm
thức ăn nhanh.
Đa phần khách hàng của các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh
hướng đến là giới trẻ, học sinh, sinh viên nên các doanh nghiệp, cửa hàng cần
có nhưng điều mới lạ như: không gian trong cửa hàng, màu sắc, trang trí cửa
hàng,… bắt mắt để thu hút nhóm khách hàng này.
Khi sử dụng thức ăn nhanh khách hàng thường có những yêu cầu nhất
định về thức ăn nhanh như: ngon, rẻ, tiện lợi, nhanh. Vì thế các doanh nghiệp,
cửa hàng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều cần phải thể hiện một phong các
phục vụ chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn trong toàn
bộ hệ thống các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh để cho khách hàng
thấy được sự tiện lợi, quan tâm nhất định dành cho khách hàng khi tiêu dùng
sản phẩm thức ăn nhanh của doanh nghiệp, cửa hàng mình.
Chúng ta có thể tìm thấy các món ăn như: bún, phở, bánh mì, xôi,… ở
bất cứ đâu của quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ và là đồ ăn sáng quen
thuộc của nhiều người dân nhưng những loại thức ăn này người ta không nghĩ
đó là đồ ăn nhanh, tiện lợi, rẻ, ngon, nhiều dinh dưỡng,… Các doanh nghiệp,
cửa hàng thức ăn nhanh cần quan tâm đến nhận thức, cách hiểu của người tiêu
dùng hơn về sản phẩm của doanh nghiệp, cửa hàng mà mình bán cho người
tiêu dùng.
Các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều cần quan
tâm nhiều hơn đến hoạt động PR, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng
hơn, vì các hoạt động này sẽ làm cho khách hàng chú ý đến sản phẩm của
mình.
Doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều muốn thu hút
được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp, cửa hàng của mình thì cần phải
quan tâm, chú trọng đến vấn đề thiết kế cửa hàng, thiết kế hệ thống nhận diện
cửa hàng cho sao bắt mắt, làm cho khách hàng ấn tượng và nhớ đến cửa hàng
của mình hơn. Ngoài ra phong cách phục vụ chuyên nghiệp của doanh nghiệp,
cửa hàng thức ăn nhanh cũng góp phần vào sự thành công cho doanh nghiệp,
cửa hàng thức ăn nhanh.
48
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Mục tiêu của đề tài là phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh của người
dân quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Qua kết quả khảo sát và lấy ý kiến
của người được khảo sát, đề tài đã cho thấy những sở thích, nhu cầu, mức độ
ảnh hưởng, thương hiệu thức ăn nhanh yêu thích nhất,… ảnh hưởng đến nhu
cầu của người dân quận Ninh Kiều khi sử dụng thức ăn nhanh. Kết quả thu
thập được từ sử dụng thang đo Likert và quá trình xử lý số liệu cho thấy các
yếu tố như: thức ăn an toàn, hợp vệ sinh; cửa hàng đặt tại siêu thị, TTTM;
không gian rộng, thoải mái; chương trình khuyến mãi hấp dẫn; giá cả; trình
bày thức ăn đẹp mắt và thực đơn đa dạng, phong phú có ảnh hưởng trực tiếp
đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh. Ngoài ra, người tiêu dùng quận Ninh
Kiều đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn và sức khỏe khi sử dụng thức ăn
nhanh. Người dân quận Ninh Kiều thường thích sử dụng thức ăn nhanh của
các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài như KFC, Lotteria,
Jollibee,… hơn là các thương hiệu thức ăn nhanh truyền thống của Việt Nam.
Đề tài cũng đưa ra một số hạn chế và giải pháp giúp các doanh nghiệp, cửa
hàng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ cạnh tranh và phát
triển hơn.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Cơ quan UBND thành phố Cần Thơ và các sở ngành
Hiện nay các cửa hàng, doanh nghiệp,… thức ăn nhanh ở quận Ninh
Kiều còn nhỏ lẻ, chủ yếu do hộ gia đình kinh doanh là chính, nên việc cạnh
tranh sẽ không cạnh tranh lại với các thương hiệu lớn. Nên các sở ngành cần
quan tâm, có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp thức ăn nhanh Việt
Nam tại quận Ninh Kiều phát triển.
Vấn đề vệ sinh luôn luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu trong
việc sử dụng thức ăn nhanh nên các sở ngành cần quan tâm, kiểm tra để đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Thức ăn nhanh lề đường, vỉa hè ở quận Ninh Kiều rất nhiều nên cơ quan
ban ngành cần quan tâm kiểm soát việc mua bán cũng như chất lượng thức ăn
của những quán ăn nhanh lề đường, vỉa hè.
Cơ quan ban ngành tại quận Ninh Kiều cần quan tâm đến vấn đề trật tự
trong việc mua bán thức ăn nhanh của các quan ăn, cửa hàng, doanh nghiệp, lề
đường, vẻ hè.
49
Xây dựng một quy tắc, quy định về việc mua bán, kinh doanh thức ăn
nhanh của các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều để
bảo vệ quyền lợi, an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng thức ăn nhanh.
Cần nghiên cứu việc phát triển các món ăn nhanh đặc trưng và là lợi thế
của Cần Thơ như: bánh xèo, bánh cống, bánh tét lá cẩm,…
Cơ quan ban ngành cần quan tâm đến việc quảng bá và xây dựng các
thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
để giới thiệu với nhiều người và xây dựng món ăn đặc sản của Cần Thơ.
Cần xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh
không đảm bảo chất lượng và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế
biến thức ăn nhanh.
6.2.2 Đối với doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh Việt Nam tại
quận Ninh Kiều
Doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh Việt Nam tại quận Ninh Kiều cần
chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Để cho
người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm thức ăn nhanh của mình thì
doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh cần phải làm tốt khâu này.
Đổi mới phương thức kinh doanh, có những chương trình khuyến mãi
hấp dẫn, quà tặng kèm theo để thu hút khách hàng nhiều hơn. Hiện nay các
doanh nghiệp thức ăn nhanh Việt Nam tại quận Ninh Kiều chưa chú trọng đến
vấn đề khuyến mãi và quà tặng kèm theo nhiều.
Các doanh nghiệp thức ăn nhanh Việt Nam tại quận Ninh Kiều cần liên
kết, hợp tác với nhau để hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm nguyên liệu chất
lượng cho quá trình đầu vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Cần xây dựng hệ thống thương hiệu của doanh nghiệp, cửa hàng của
mình thật mạnh và ấn tượng để cho khách hàng nhớ và tin dùng sản phẩm của
doanh nghiệp, cửa hàng mình.
Nâng cao chất lượng món ăn, phong cách phục vụ của doanh nghiệp, cửa
hàng.
Các doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh cần phát triển hơn nữa các
món ăn nhanh mang thương hiệu Việt và là thế mạnh của Cần Thơ như: bánh
xèo, bánh cống, mem nướng, bánh tầm,…
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lâm Hoàng Chương, tháng 8 năm 2010. Xác suất thống kê.
Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, bộ môn Toán.
2.
Lưu Thanh Đức Hải. Marketing ứng dụng. Nhà xuất bản thống
kê
3.
Lưu Thanh Đức Hải, tháng 8 năm 2007. Nghiên cứu Marketing.
Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế - QTKD, bộ môn Marketing & Du
Lịch – Lữ Hành.
4.
Nguyễn Ngọc Lam, năm 2010. Nguyên lý thống kê kinh kế.
Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế - QTKD.
5.
Võ Thị Thanh Lộc, năm 2010. Phương pháp nghiên cứu khoa
học và viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
6.
http://www.burgermon.org
7.
http://doanhnghiepvn.vn/chuyen-thuong-truong/cuoc-canhtranh-khoc-liet-trong-thi-truong-thuc-an-nhanh-viet-nam-.html
8.
http://cantho.gov.vn/
9.
http://vietq.vn/
51
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI
Xin chào anh/chị, tôi tên là Trần Thị Thu Đang, hiện là sinh viên thuộc
khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học Cần Thơ, để hoàn
thành nghiên cứu “Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại Quận Ninh
Kiều”, rất mong anh/chị vui lòng dành khoảng 15 phút để giúp tôi hoàn thành
các câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi xin cảm ơn sự cộng tác của anh/chị và
đảm bảo rằng những câu trả lời của anh/chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
A.
PHẦN SÀNG LỌC
Q1. Anh/chị có sử dụng thức ăn nhanh (Fast Food) không?
Có (tiếp tục)
Không (ngừng phỏng vấn)
B.
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Q1. Họ và tên:………………………………Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
Q2. Tuổi:…………………tuổi
Q3. Địa chỉ:…………………………………………………………………
Q4. Trình độ học vấn:
THPT trở xuống
Trung cấp/Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Q5. Nghề nghiệp của anh/chị là gì?
Học sinh/sinh viên
Tự kinh doanh/buôn bán nhỏ
Công chức/viên chức
Nội trợ
Nhân viên văn phòng
Khác (ghi rõ)………………
Q6. Anh/ chị vui lòng cho biết mức thu nhập bình quân hàng tháng của anh
chị là bao nhiêu?
Dưới 2 triệu
Từ 2 triệu đến 5 triệu
Từ 5 triệu đến 8 triệu
Trên 8 triệu
C.
PHẦN NỘI DUNG
Q1. Theo anh/ chị, thức ăn nhanh (Fast Food) là gì? (Có thể chọn nhiều
đáp án)
Là thức ăn tiện lợi, có thể ăn ngay
Là thức ăn đã được chế biến sẵn
Là thức ăn không tốn nhiều thời gian chế biến
Là thức ăn được phục vụ nhanh
Là thức ăn đầy đủ dưỡng chất
Q2. Anh/chị vui lòng chọn 1 nhãn thiệu Fast Food (thức ăn nhanh) mà
anh/chị yêu thích nhất:
KFC
Lotteria
Jollibee
Fast Food Việt nam
52
Khác (ghi rõ)…………………….........
Q3. Vì sao anh/ chị lại chọn nhãn hiệu Fast Food ở trên? (Có thể chọn
nhiều đáp án)
Thương hiệu
Giá cả
Thơm, ngon và hợp khẩu vị
Sở thích
Sự tiện lợi
Thực đơn phong phú
Trang trí cửa hàng
Phong cách phục vụ
Thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Khác …………………………
Q4. Anh/chị vui lòng cho biết có sử dụng Fast Food trong vòng 1 tháng
qua? (Nếu có anh/chị vui lòng trả lời thêm câu Q5, nếu không anh/chị bỏ
qua câu Q5)
Có
Không
Q5. Anh/chị thường dùng Fast Food bao nhiêu lần trong tháng.
Dưới 3 lần
Từ 3 đến 5 lần
Trên 5 lần
Q6. Anh/ chị thường dùng Fast Food vào thời gian nào?
Sáng
Trưa
Chiều
Tối
Q7. Dịp dùng Fast Food của anh/chị là khi nào? (Có thể chọn nhiều đáp
án)
Khi được người khác mời
Ăn vào cuối tuần
Ăn khi cảm thấy thèm
Thích lúc nào ăn lúc đó
Ăn khi đói
Khác (ghi rõ)…………
Q8. Anh/ chị thường dùng Fast Food ở đâu?
Cửa hàng
Mua về cơ quan
Mua về nhà
Khác………………….
Q9. Anh/ chị thường dùng Fast Food với ai?
Gia đình
Dùng một mình
Bạn bè, đồng nghiệp
Khác…………………
Q10. Theo anh chị mức giá nào là phù hợp cho một suất ăn Fast Food?
Dưới 30.000 đồng
Từ 30.000 – 50.000 đồng
Trên 50.000 – 80.000 đồng
Trên 80.000 đồng
Q11. Sự thay đổi của giá bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng Fast
Food của anh/chị?
Dưới 10.000 đồng
Từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng
Trên 20.000 đồng
Không ảnh hưởng
Q12. Anh/chị có thường xuyên thay đổi các nhãn hiệu Fast Food không?
Không thay đổi
Thường xuyên thay đổi
Q13. Theo anh/chị Fast Food có thể:
53
Thay thế bữa ăn chính Đồ ăn ngon và xa xỉ
Đồ ăn bổ sung
Đồ ăn vui
Khác (ghi rõ)………………………………..
Q14. Anh/chị vui lòng cho biết các yếu tố sau đây ảnh hưởng gì đến nhu
cầu sử dụng sản phẩm Fast Food của anh/chị?
1. Rất không ảnh
hưởng
2. Không ảnh hưởng 3. Trung bình
4. Ảnh hưởng 5.
Rất
ảnh
hưởng
Các tiêu chí đánh giá
1
2
3
4
5
1. Thức ăn chế biến thơm ngon
2. Thức ăn tốt cho sức khỏe
3. Trình bày thức ăn đẹp bắt mắt
4. Thực đơn đa dạng, phong phú
5. Giá của hợp lý
6. Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
7. Thiết kế cửa hàng bắt mắt
8. Chương trình quảng cáo hấp dẫn
9. Vị trí cửa hàng
10. Hệ thống phân phối rộng
11. Quà tặng hoặc món ăn kèm theo
12. Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
13. Không gian rộng, thoáng mát
14. Nhãn hiệu được quảng cáo rộng
15. Cửa hàng đặt ở siêu thị, TTTM
16. Thức ăn an toàn, hợp vệ sinh
Q15. Theo anh/chị sử dụng Fast Food thể hiện đều gì đối với anh/chị?
1. Rất không thể hiện
2. Không thể hiện
3. Trung bình
4. Thể hiện
5. Rất thể hiện
Các tiêu chí đánh giá
1
2
3
4
5
1. Thể hiện bản thân
2. Nhu cầu cá nhân
3. Nhu cầu ăn ngon
4. Đẳng cấp
Q16. Anh/chị có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong vòng 1 tháng tới
không?
1. Hoàn toàn
2. Không có
4. Có nhu
5. Rất có
3. Trung bình
không có nhu cầu
nhu cầu
cầu
nhu cầu
54
Q17. Những yêu cầu, góp ý của anh/chị đối với sản phẩm Fast Food?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH/CHỊ!
55
Bảng 1. Giới tính
Gioi tinh
Frequenc
y
Percent
Valid Nam
Cumulative
Percent
47
47,0
47,0
47,0
53
53,0
53,0
100,0
100
100,0
100,0
Nu
Total
Valid
Percent
Bảng 2. Trình độ học vấn
Trinh do hoc van
Frequenc
y
Percent
Valid
Valid
Percent
Cumulative
Percent
THPT tro xuong
18
18,0
18,0
18,0
Trung cap/Cao dang
21
21,0
21,0
39,0
Dai hoc
59
59,0
59,0
98,0
2
2,0
2,0
100,0
100
100,0
100,0
Sau dai hoc
Total
Bảng 3. Nghề nghiệp
Nghe nghiep
Frequency
Valid HS/SV
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
53
53,0
53,0
53,0
Cong chuc/Vien chuc
24
24,0
24,0
77,0
Nhan vien van phong
11
11,0
11,0
88,0
Tu KD/buon ban nho
6
6,0
6,0
94,0
Noi tro
2
2,0
2,0
96,0
Khac
4
4,0
4,0
100,0
Total
100
100,0
100,0
56
Bảng 4. Thu nhập
Thu nhap
Frequenc
y
Percent
Valid
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Duoi 2 trieu
37
37,0
37,0
37,0
Tu 2 trieu den 5 trieu
46
46,0
46,0
83,0
Tren 5 trieu den 8 trieu
12
12,0
12,0
95,0
5
5,0
5,0
100,0
100
100,0
100,0
Tren 8 trieu
Total
Bảng 5. Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập
Nghe nghiep * Thu nhap Crosstabulation
Count
Thu nhap
Tu 2 trieu
Duoi 2 trieu den 5 trieu
Nghe
nghiep
Total
HS/SV
Tren 5 trieu
den 8 trieu
Tren 8
trieu
Total
35
17
1
0
53
Cong
chuc/Vien chuc
0
13
6
5
24
Nhan vien van
phong
0
9
2
0
11
Tu KD/buon
ban nho
1
3
2
0
6
Noi tro
1
0
1
0
2
Khac
0
4
0
0
4
37
46
12
5
100
57
Bảng 6. Thức ăn nhanh
$TAH Frequencies
Responses
N
Cau Q1MHa Thuc an tien loi, an ngay
Percent
79
36,1
79,0
Thuc an che bien san
42
19,2
42,0
Thuc an khong ton nhieu thoi gian che bien
47
21,5
47,0
Thuc an duoc phuc vu nhanh
41
18,7
41,0
Thuc an day du chat dinh duong
10
4,6
10,0
219
100,0
219,0
Total
Bảng 7. Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong một tháng qua
SD trong 1 thang qua
Frequenc
y
Percent
Valid
Percent of
Cases
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Co
75
75,0
75,0
75,0
Khong
25
25,0
25,0
100,0
100
100,0
100,0
Total
Bảng 8. Thời gian sử dụng
Thoi gian SD
Frequenc
y
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Sang
14
14,0
14,0
14,0
Trua
17
17,0
17,0
31,0
Chieu
13
13,0
13,0
44,0
Toi
56
56,0
56,0
100,0
100
100,0
100,0
Total
58
Bảng 9. Người cùng sử dụng thức ăn nhanh
Dung voi ai
Frequenc
y
Percent
Valid
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Gia dinh
20
20,0
20,0
20,0
Ban be, dong nghiep
70
70,0
70,0
90,0
Mot minh
9
9,0
9,0
99,0
Khac
1
1,0
1,0
100,0
Total
100
100,0
100,0
Bảng 10 Mối quan hệ giữa độ tuổi và người cùng sử dụng thức ăn nhanh
tuoi * Thuc an nhanh yeu thich nhat Crosstabulation
Count
Thuc an nhanh yeu thich nhat
KFC
tuoi
Total
Lotteria Jollibee
Fast Food
VN
Khac
Total
15-24
37
17
6
4
0
64
25-34
14
7
2
2
1
26
35-44
2
2
0
0
0
4
45-54
3
1
0
0
0
4
>=55
0
0
0
2
0
2
56
27
8
8
1
100
59
Bảng 11. Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh
Muc gia phu hop
Frequenc
y
Percent
Valid
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Duoi 30.000 d
32
32,0
32,0
32,0
Tu 30.000 d den 50.000 d
46
46,0
46,0
78,0
Tren 50.000d den 80.000 d
21
21,0
21,0
99,0
1
1,0
1,0
100,0
100
100,0
100,0
Tren 80.000 d
Total
Bảng 12. Ý nghĩa thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng
Y nghia cua FF
Frequenc
y
Percent
Valid
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Thay the bua an chinh
11
11,0
11,0
11,0
Do an bo sung
38
38,0
38,0
49,0
Do an ngon va xa xi
15
15,0
15,0
64,0
Do an vui
31
31,0
31,0
95,0
Khac
5
5,0
5,0
100,0
Total
100
100,0
100,0
60
Bảng 13. Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất
Thuc an nhanh yeu thich nhat
Frequenc
y
Percent
Valid
Valid
Percent
Cumulative
Percent
KFC
56
56,0
56,0
56,0
Lotteria
27
27,0
27,0
83,0
Jollibee
8
8,0
8,0
91,0
Fast Food VN
8
8,0
8,0
99,0
Khac
1
1,0
1,0
100,0
Total
100
100,0
100,0
Bảng 14. Lý do chọn thương hiệu thức ăn nhanh
$LDO Frequencies
Responses
N
Cau3a Thuong hieu
Percent
Percent of
Cases
39
14,9%
39,0%
Thom ngo va hop khau vi
59
22,6%
59,0%
Su tien loi
49
18,8%
49,0%
Trang tri cua hang
10
3,8%
10,0%
Thanh phan dinh duong
13
5,0%
13,0%
Gia ca
28
10,7%
28,0%
So thich
23
8,8%
23,0%
Thuc don
19
7,3%
19,0%
Phong cach phuc vu
19
7,3%
19,0%
2
0,8%
2,0%
261
100,0%
261,0%
Khac
Total
a. Group
61
Bảng 15. Dịp dùng thức ăn nhanh
$Cau7 Frequencies
Responses
N
MHL Khi duoc nguoi khac moi
Percent
Percent of
Cases
27
16,9%
27,0%
An khi cam thay them
31
19,4%
31,0%
An khi doi
16
10,0%
16,0%
An vao cuoi tuan
42
26,3%
42,0%
Thich luc nao an luc do
43
26,9%
43,0%
1
0,6%
1,0%
160
100,0%
160,0%
a
Khac
Total
Bảng 16. Mối quan hệ giữa giới tính và giá cả
Muc gia phu hop * Gioi tinh Crosstabulation
Gioi tinh
Nam
Nu
Muc gia
Duoi 30.000 d
Count
13
19
phu hop
Expected Count
15,0
17,0
Tu 30.000 d den Count
24
22
50.000 d
Expected Count
21,6
24,4
Tren 50.000d den Count
9
12
80.000 d
Expected Count
9,9
11,1
Tren 80.000 d
Count
1
0
Expected Count
,5
,5
Total
Count
47
53
Expected Count
47,0
53,0
Chi-Square Tests
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear
Association
N of Valid Cases
Value
2,289a
2,675
Asymp. Sig.
df
(2-sided)
3
,515
3
,445
,352
1
100
62
,553
Total
32
32,0
46
46,0
21
21,0
1
1,0
100
100,0
a. 2 cells (25,0%) have expected count less than 5. The minimum
expected count is ,47.
Bảng 17. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá
Su thay doi cua gia * Gioi tinh Crosstabulation
Gioi tinh
Nam
Nu Total
Duoi 10.000d
Count
8
4
12
Expected
5,6
6,4
12,0
Count
Tu 10.000d den
Count
16
22
38
20.000d
Expected
17,9 20,1
38,0
Su thay
Count
doi cua
Tren 20.000d
Count
16
16
32
gia
Expected
15,0 17,0
32,0
Count
Khong anh huong Count
7
11
18
Expected
8,5
9,5
18,0
Count
Total
Count
47
53
100
Expected
47,0 53,0 100,0
Count
Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value
df
(2-sided)
a
Pearson Chi-Square
2,820
3
,420
Likelihood Ratio
2,847
3
,416
Linear-by-Linear
,876
1
,349
Association
N of Valid Cases
100
a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 5,64.
63
Bảng 18. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức ăn
nhanh
Thoi gian SD * Gioi tinh Crosstabulation
Gioi tinh
Nam
Nu
Total
Thoi gian Sang Count
6
8
14
SD
Expected
6,6
7,4
14,0
Count
Trua Count
7
10
17
Expected
8,0
9,0
17,0
Count
Chieu Count
4
9
13
Expected
6,1
6,9
13,0
Count
Toi
Count
30
26
56
Expected
26,3
29,7
56,0
Count
Total
Count
47
53
100
Expected
47,0
53,0
100,0
Count
Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value
df
(2-sided)
a
Pearson Chi-Square
2,674
3
,445
Likelihood Ratio
2,718
3
,437
Linear-by-Linear
1,057
1
,304
Association
N of Valid Cases
100
a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 6,11.
Bảng 19. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ nhất
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
,866
N of
Items
16
64
Item-Total Statistics
Corrected ItemTotal Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Thuc an che bien thom ngon
,359
,864
Thuc an tot cho suc khoe
,228
,872
Trinh bay thuc an dep mat
,575
,855
Thuc don da dang, phong phu
,629
,852
Gia ca hop ly
,517
,857
Chuong trinh khuyen mai hap dan
,554
,855
Thiet ke cua hang bat mat
,604
,852
Chuong trinh quang cao hap dan
,585
,853
Vi tri cua hang
,465
,859
He thong phan phoi
,470
,859
Qua tang va mon an kem theo
,480
,859
Nhan vien phuc vu chuyen nghiep
,638
,852
Khong gian rong, thoai mat
,595
,853
Nhan hieu duoc quang cao rong
,416
,861
Cua hang dat o sieu thi, TTTM
,430
,861
Thuc an an toan, hop ve sinh
,485
,858
65
Bảng 20. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ hai
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
,872
15
Item-Total Statistics
Corrected ItemTotal
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Thuc an che bien thom ngon
,292
,875
Trinh bay thuc an dep mat
,551
,862
Thuc don da dang, phong phu
,624
,859
Gia ca hop ly
,509
,864
Chuong trinh khuyen mai hap dan
,579
,861
Thiet ke cua hang bat mat
,620
,858
Chuong trinh quang cao hap dan
,613
,859
Vi tri cua hang
,476
,866
He thong phan phoi
,484
,865
Qua tang va mon an kem theo
,501
,865
Nhan vien phuc vu chuyen nghiep
,624
,859
Khong gian rong, thoai mat
,600
,860
Nhan hieu duoc quang cao rong
,456
,867
Cua hang dat o sieu thi, TTTM
,461
,867
Thuc an an toan, hop ve sinh
,436
,867
66
Bảng 21. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ ba
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
,875
14
Item-Total Statistics
Cronbach's
Corrected Item- Alpha if Item
Total Correlation
Deleted
Trinh bay thuc an dep mat
,504
,868
Thuc don da dang, phong phu
,604
,863
Gia ca hop ly
,489
,869
Chuong trinh khuyen mai hap dan
,583
,864
Thiet ke cua hang bat mat
,624
,862
Chuong trinh quang cao hap dan
,633
,861
Vi tri cua hang
,484
,869
He thong phan phoi
,501
,868
Qua tang va mon an kem theo
,498
,868
Nhan vien phuc vu chuyen nghiep
,620
,863
Khong gian rong, thoai mat
,614
,863
Nhan hieu duoc quang cao rong
,485
,869
Cua hang dat o sieu thi, TTTM
,486
,869
Thuc an an toan, hop ve sinh
,413
,872
67
Bảng 22. KMO và gom nhóm
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square
,789
601,694
df
91
Sig.
,000
Rotated Component Matrixa
Component
1
Trinh bay thuc an dep mat
2
3
4
,027 ,807
,155 ,197
Thuc don da dang, phong phu
-,003 ,661
,320 ,466
Gia ca hop ly
-,017 ,235
,526 ,507
Chuong trinh khuyen mai hap dan
,122 ,325
,838 ,078
Thiet ke cua hang bat mat
,361 ,657
,409 -,107
Chuong trinh quang cao hap dan
,478 ,528
,414 -,110
Vi tri cua hang
,546 ,489 -,255 ,250
He thong phan phoi
,648 ,322
,024 ,050
Qua tang va mon an kem theo
,256 ,066
,664 ,219
Nhan vien phuc vu chuyen nghiep
,436 ,150
,284 ,575
Khong gian rong, thoai mat
,583 ,191
,183 ,414
Nhan hieu duoc quang cao rong
,817 -,041
,203 ,013
Cua hang dat o sieu thi, TTTM
,690 -,006
,155 ,210
Thuc an an toan, hop ve sinh
,159 ,062
,039 ,870
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
68
Bảng 23. Các tiêu chí ảnh hưởng
Descriptive Statistics
N
Minimu Maximu
m
m
Mean
Std.
Deviation
Trinh bay thuc an dep mat
100
1,00
5,00
3,4200
,98658
Thuc don da dang, phong
phu
100
1,00
5,00
3,4600
1,03884
Gia ca hop ly
100
1,00
5,00
3,7400
1,08823
Chuong trinh khuyen mai
hap dan
100
1,00
5,00
3,6300
1,12506
Thiet ke cua hang bat mat
100
1,00
5,00
3,1600
1,19528
Chuong trinh quang cao hap
dan
100
1,00
5,00
3,1200
1,19155
Vi tri cua hang
100
1,00
5,00
3,1200
1,12169
He thong phan phoi
100
1,00
5,00
2,9800
1,12797
Qua tang va mon an kem
theo
100
1,00
5,00
3,2500
1,04809
Nhan vien phuc vu chuyen
nghiep
100
1,00
5,00
3,7800
,98041
Khong gian rong, thoai mat
100
1,00
5,00
3,5800
1,05582
Nhan hieu duoc quang cao
rong
100
1,00
5,00
3,1700
1,07360
Cua hang dat o sieu thi,
TTTM
100
1,00
5,00
3,4700
1,17598
Thuc an an toan, hop ve sinh
100
1,00
5,00
4,4800
1,05868
n1
100
1,00
5,00
3,2640
,80196
n2
100
1,00
5,00
3,2900
,87597
n3
100
1,00
5,00
3,5400
,87332
n4
100
1,00
5,00
4,1300
,88083
Valid N (listwise)
100
69
Bảng 24. Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
Independent Samples Test
Levene's Test
for Equality of
Variances
F
n1 Equal
variances
assumed
Equal
variances
not assumed
n2 Equal
variances
assumed
Equal
variances
not assumed
n3 Equal
variances
assumed
Equal
variances
not assumed
n4 Equal
variances
assumed
Equal
variances
not assumed
0,158
0,322
0,037
0,000
Sig.
t
0,692 2,081
0,571
df
t-test for Equality of Means
95% Confidence
Sig.
Std.
Interval of the
(2- Mean Error
Difference
tailed Differe Differe
)
nce
nce
Lower
Upper
98 0,040
0,329
0,158
0,015
0,643
2,064 91,99 0,042
0,328
0,159
0,012
0,645
98 0,886 -0,025
0,176
-0,375
0,3245
94,91 0,887 -0,025
0,143
0,177
-0,377
0,326
0,143
0,848 0,142
98 0,888
0,025
0,176
-0,324
0,374
0,141 95,33 0,888
0,025
0,176
-0,325
0,375
98 0,669
0,076
0,177
-0,276
0,427
0,430 97,79 0,668
0,076
0,176
-0,274
0,426
0,983 0,428
70
Bảng 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng trong tháng qua
Group Statistics
AH
SD trong 1 thang
qua
Co
Khong
N
75
25
Mean
3,4571
3,4457
Std.
Deviation
,68441
,65539
Std. Error
Mean
,07903
,13108
Independent Samples Test
AH
Levene's Test for
Equality of Variances
t-test for Equality of
Means
F
Sig.
t
df
Sig. (2-tailed)
Mean Difference
Std. Error Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
71
Lower
Upper
Equal
Equal
variances
variances
assumed not assumed
,157
,693
,073
,075
98
42,786
,942
,941
,01143
,01143
,15644
,15306
-,29903
-,29729
,32189
,32015
Bảng 26. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
ANOVA
Sum of
Squares
n1
n2
n3
n4
Between
Groups
Within Groups
Total
Between
Groups
Within Groups
Total
Between
Groups
Within Groups
Total
Between
Groups
Within Groups
Total
Mean
Square
df
6,857
5
1,371
56,813
63,670
94
99
,604
5,635
5
1,127
70,330
75,965
94
99
,748
4,180
5
,836
71,327
75,507
94
99
,759
13,545
5
2,709
63,265
76,810
94
99
,673
72
F
Sig.
2,269
,054
1,506
,195
1,102
,365
4,025
,002
Bảng 27. Thu nhập ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh
ANOVA
Sum of
Squares
n1
n2
n3
n4
Between
Groups
Within Groups
Total
Between
Groups
Within Groups
Total
Between
Groups
Within Groups
Total
Between
Groups
Within Groups
Total
Mean
Square
df
1,854
3
0,618
61,816
63,670
96
99
0,644
,711
3
0,237
75,254
75,965
96
99
0,784
2,325
3
0,775
73,182
75,507
96
99
0,762
,845
3
0,282
75,965
76,810
96
99
0,791
F
Sig.
0,960
0,415
0,302
0,824
1,017
0,389
0,356
0,785
Bảng 28. Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng tới
SD trong 1 thang toi
Valid
Cumulative
Frequency Percent
Percent
Percent
Valid Rat khong co nhu
2
2,0
2,0
2,0
cau
Khong co nhu cau
13
13,0
13,0
15,0
Trung binh
30
30,0
30,0
45,0
Co nhu cau
50
50,0
50,0
95,0
Rat co nhu cau
5
5,0
5,0
100,0
Total
100
100,0
100,0
73
Bảng 29. Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh
Descriptive Statistics
N
Minimu Maximu
m
m
Mean
Std.
Deviation
The hien ban than
100
1,00
5,00
2,4400
1,08544
Nhu cau ca nhan
100
1,00
5,00
3,3400
,84351
Nhu cau an ngon
100
1,00
5,00
3,6100
,86334
Dang cap
100
1,00
5,00
2,6200
1,16150
Valid N (listwise)
100
74
[...]... thức ăn nhanh và phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu Xác định thực trạng sử dụng thức ăn nhanh Xác định thông tin chung của đáp viên Phân tích thực trạng sử dụng thức ăn nhanh Xác định nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu sử dụng. .. trạng sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng thức ăn nhanh, sự nhận biết của người tiêu dùng đối với thức ăn nhanh Việt Nam Từ đó đưa ra giải pháp phát triển thức ăn của Việt Nam 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thị trường thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ - Đánh giá thực trạng sử dụng thức ăn tại quận Ninh Kiều. .. có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh Ăn uống là nhu cầu cơ bản của con người, việc sử dụng thức ăn nhanh để thay thế các bữa chính và ăn thêm của người được khảo sát là rất cao Bên cạnh đó thức ăn nhanh là một loại thức ăn tiện lợi đáp ứng được nhu cầu ăn uống nhanh chóng của con người Ngoài ra, cách trang trí cửa hàng bắt mắt, không gian thoải mái, thức ăn hấp dẫn cũng làm tăng nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh. .. hàng 4.1.2.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng qua 25% Có Không 75% (Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014) Hình 4.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong một tháng qua 23 Trong 100 đối tượng được nghiên cứu có 75% cho biết có sử dụng thức ăn nhanh trong vòng 1 tháng qua và 25% không có sử dụng thức ăn nhanh Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh của những đối tượng được nghiên cứu có nhu cầu cao gấp 3... từ đó phân tích nhu cầu của người tiêu dùng đối với thức ăn nhanh - Qua phân tích tần số, tính điểm trung bình, kiểm định chi bình phương, T-Test, Anova và phân tích nhân tố để từ đó đưa ra giải pháp giúp cho doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều cạnh tranh và phát triển thức ăn nhanh Mô hình nghiên cứu 12 Vấn đề nghiên cứu: phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều. .. Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh 4.1.2.1 Thức ăn nhanh 22 90 80 79 70 60 50 47 42 41 Series1 40 30 20 10 10 0 Thức ăn tiện lợi, ăn ngay Thức ăn chế biến sẵn Thức ăn không Thức ăn được Thức ăn đầy đủ tốn nhiều thời phục vụ nhanh chất dinh gian chế biến dưỡng (Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014) Hình 4.1 Thức ăn nhanh Đa số những người khảo sát cho rằng thức ăn nhanh là thức ăn tiện lợi và có thể ăn ngay... phố Cần Thơ - Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ - Đề ra giải pháp để giúp doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ phát triển hơn 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được điều tra, phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ 1.3.2 Phạm vi thời gian - Các số liệu sử dụng trong đề... rằng thức ăn nhanh là thức ăn không tốn nhiều thời gian để chiến biến Vì thức ăn chủ yếu là thức ăn được mua ở cửa hàng, tiệm thức ăn tiện lợi, đã được chế biến sẵn, người mua sẽ dùng ngay tại cửa hàng hoặc mua về nhà sử dụng, cho nên thức ăn nhanh rất được nhiều người ưa thích Với số câu trả lời gần như nhau lần lượt là 42 và 41 câu, số người cho thức ăn nhanh là thức ăn chế biến sẵn và là thức ăn được... thời gian thức ăn nhanh của buổi sáng, trưa và chiều tương đối gần bằng nhau 4.1.2.4 Người cùng sử dụng thức ăn nhanh 24 1% 9% 20% Gia đình Bạn bè, đồng nghiệp Một mình Khác 70% (Nguồn: Số liệu khảo sát- năm 2014) Hình 4.4 Người đi cùng sử dụng thức ăn nhanh Khi được khảo sát về người cùng đi sử dụng thức ăn nhanh thì người trả lời thường thích đi cùng với bạn bè, đồng nghiệp để sử dụng thức ăn nhanh (chiếm... nhưng lại đậm đà của thức ăn Thức ăn nhanh ngày càng phát triển ở Cần Thơ là một nhu cầu tất yếu của quá trình hội nhập và phát triển, nhưng làm sao để đáp ứng được sự tiện lợi, ngon, đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe là một việc làm không đơn giản mà nhiều cửa hàng ăn nhanh chưa làm được, từ những lý do tôi chọn đề tài Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều 1 1.2 MỤC TIÊU