Qua bảng 4.1 ta thấy thu nhập hàng tháng từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng có tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 46% , tiếp đến là đối tượng có thu nhập dưới 2 triệu đồng chiếm 37%, trên 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng chiếm 12% và trên 8 triệu động chiếm 5% trong tổng số 100 đối tượng được nghiên cứu.
Để hiểu rõ về từng đối tượng có thu nhập ra sau ta sẽ kết hợp phần thu nhập với nghề nghiệp để thấy được nghề nghiệp có ảnh hưởng gì đến thu nhập của đối tượng được nghiên cứu.
21
Bảng 4.2 Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập
Nghề nghiệp
Thu nhập
Tổng Dưới 2 triệu Từ 2 triệu -5 triệu Trên 5 triệu -8
triệu
Trên 8 triệu
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
HS/SV 35 94,6 17 37 1 8,3 0 0 53 53
Công chức/Viên chức 0 0 13 28,3 6 50 5 100 24 24
Nhân viên văn phòng 0 0 9 19,6 2 16,7 0 0 11 11
Tự KD/buôn bán nhỏ 1 2,7 3 6,5 2 16,7 0 0 6 6
Nội trợ 1 2,7 0 0 1 8,3 0 0 2 2
Khác 0 0 4 8,6 0 0 0 0 4 4
Tổng 37 100 46 100 12 100 5 100 100 100
22
Trong bảng 4.2 ta thấy thu nhập dưới 2 triệu đồng chủ yếu là đối tượng học sinh và sinh viên chiếm tỷ lệ 94,6%, vì đối tượng này chưa có thu nhập ổn định, tiền sử dụng để chi tiêu hàng tháng chủ yếu do gia đình cung cấp, bên cạnh đó đối tượng này cũng đi làm thêm một số công việc nhàn rỗi như bán thời gian nên thu nhập hàng tháng của đối tượng này không nhiều. Hai đối tượng được nghiên cứu còn lại có thu nhập dưới 2 triệu đồng là nội trợ và tự kinh doanh/buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ bằng nhau là 2,7% vì đây là hai đối tượng không có việc làm ổn định, tranh thủ thời gian nhàn rỗi để làm thêm kiếm thu nhập.
Thu nhập từ trên 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất là đối tượng học sinh/sinh viên với tỷ lệ 37%, tiếp đến là đối tượng công chứ/viên chức chiếm tỷ lệ 28,3%, chiếm tỷ lệ 19,6% là nghề nghiệp nhân viên văn phòng, nghề nghiệp khác chiếm 8,6% trong đó là nghề nghề tài xế, dược sĩ, thợ sắt và nhân viên bán hàng có thu nhập từ trên 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm có thu nhập từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng là tự kinh doanh và buôn bán nhỏ.
Trong nhóm có thu nhập từ trên 5 triệu đồngđến 8 triệu đồng có tỷ lệ cao nhất là đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là công chức/viên chức với tỷ lệ là 50%, hai đối tượng có tỷ lệ như nhau về thu nhập là nhân viên văn phòng và tự kinh doanh/buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ 17,6%, nội trợ và học sinh/sinh viên chiếm tỷ lệ bằng nhau là 8,3% trong tổng số 100 đối tượng được nghiên cứu.
Nghề nghiệp có thu nhập trên 8 triệu đồng chiếm tỷ lệ 100% trong các đối tượng được nghiên cứu là công chức/viên chức. Người có thu nhập trên 8 triệu đồng trong nhóm đối tượng nghiên cứu này chủ yếu là người trên 30 tuổi, có thu nhập cao và ổn định.