THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH

Một phần của tài liệu phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận ninh kiều (Trang 27)

Fast food đã có sự góp mặt của các món ăn từ nhiều nền ẩm thực khác nhau. Đó là mì xào, cơm chiên, bánh mì thịt hoặc sushi từ châu Á; pizza từ Italia; cá và khoai tây chiên của Anh hay kebab (thịt nướng) của Trung Đông. Trong năm 2006, thị trường fast food toàn cầu tăng 4,8%, đạt giá trị khoảng 150 tỷ USD với 80,3 tỷ giao dịch mua bán và dự kiến năm 2014 doanh thu toàn cầu sẽ đạt tới 240 tỷ USD.

Ngành công nghiệp fast food của Hoa Kỳ lớn mạnh nhất với các cửa hàng hiện diện ở hơn 100 quốc gia. McDonald’s hiện được xem như tên tuổi

17

dẫn đầu ngành fast food với mạng lưới 31.000 nhà hàng ở khoảng 130 quốc gia trên toàn thế giới. Bên cạnh đó còn có nhiều “ông lớn” khác.

Có thể kể tới Burger King với hơn 11.100 cửa hàng ở hơn 65 quốc gia. KFC hiện diện ở 25 quốc gia. Pizza Hut ở 97 quốc gia và đang đánh mạnh vào thị trường Trung Quốc với chuỗi 100 cửa hàng. Taco Bell có 278 nhà hàng nằm ở 14 quốc gia ngoài Hoa Kỳ. Đáng chú ý, Subway là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất, tính đến tháng 5-2009 đã có khoảng 39.129 cửa hàng tại 90 quốc gia.

Thị trường fast food ở các nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng nhanh chóng. Thí dụ tại Ấn Độ, tỷ lệ tăng trưởng fast food vào khoảng 41% mỗi năm. Tuy nhiên, cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí thị trường fast food số một thế giới. Tại Hoa Kỳ, người tiêu dùng đã chi tiêu tới 160 tỷ USD cho fast food trong năm 2012, tăng gấp nhiều lần con số 6 tỷ USD của năm 1970.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp fast food ngày càng cần thuê mướn nhiều lao động. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), năm 2010 có khoảng 4,1 triệu người Hoa Kỳ đang làm việc trong ngành chế biến và phục vụ thực phẩm, bao gồm cả fast food. Cũng theo BLS, vào tháng 5-2012 có gần 7 triệu người lao động Hoa Kỳ làm việc trong ngành công nghiệp fast food, trong đó có 3,4 triệu nhân viên đứng quầy, 2,9 triệu nhân viên làm khâu chuẩn bị và phục vụ, hơn 500.000 nhân viên đứng bếp.

Tuy ngành fast food đã sử dụng không ít lao động, nhưng số lượng người muốn xin vào làm việc trong ngành này còn đông hơn số đó gấp nhiều lần. Có nguồn tin cho biết tháng 4-2011, McDonald’s đã thuê mới khoảng 62.000 nhân viên trong số 1 triệu đơn xin việc, tức tỷ lệ được thuê chỉ khoảng 6%. Phần lớn những người xin việc nộp đơn vào cửa hàng fast food vì điều kiện dự tuyển không quá khó khăn. Nhưng cũng vì tính chất lao động giản đơn mà lương của họ không cao.

 Triển vọng của thị trường thức ăn nhanh

Triển vọng thị trường thức ăn nhanh Việt Nam dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm kép 7% đến năm 2017, theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor. Euromonitor cũng dự báo các công ty trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, đặc biệt là chuỗi các thương hiệu nước ngoài, sẽ tích cực gia tăng sự hiện diện của mình thông qua việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại Việt Nam trong thời gian tới. Lối sống bận rộn, thu nhập của người dân Việt Nam tăng cao và sự ảnh hưởng từ cách sống phương Tây sẽ là những lực đẩy chính cho tốc độ tăng trưởng của thức ăn nhanh. Ngoài ra, Chính phủ cũng góp phần vào tình hình tăng trưởng, với nhiều thay đổi trong

18

chính sách nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài có được giấy phép bán lẻ và phân phối – vốn là vấn đề cản trở trong thời gian trước.

Thống kê các cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng của thế giới có mặt ở Việt Nam như sau:

(Nguồn: Số liệu tự thống kê tính đến tháng 7 năm 2014)

Hình 3.1 Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam

Số lượng cửa hàng thức ăn nhanh của một số thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam trong những năm gần đây đang ngày một tăng nhanh, ta thấy Jollibee có tới 160 cửa hàng với sự hiện diện khắp các thành phố và tỉnh thành của nước ta, KFC có 140 cửa hàng số cửa hàng thức ăn nhanh của KFC ít hơn 20 cửa hàng hiện có của Lotteria, Jollibee có 30 cửa hàng và Burger King có 20 cửa hàng, ngoài 4 thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng trên thì trong những năm gần đây McDonald’s đang ngày càng phát triển và mở thêm nhiều cửa hàng ở nhiều thành phố lớn. Ta thấy thị trường thức ăn nhanh Việt Nam rất tiềm năng với sự phát triển và lớn mạnh của nhiều thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, nhưng bên cạnh đó thức ăn nhanh của Việt Nam vẫn chưa có nhiều cơ hội để chia thị phần và lợi nhuận, thực tế cho thấy thị trường Việt Nam cũng từng có nhiều thương hiệu fast food nhưng lại không phát triển vì các thương hiệu fast food Việt Nam chưa thực sự hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng.

160 140 30 20 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Lotteria KFC Jollibee Burger King

19

Chương 4

PHÂN TÍCH NHU CẦN SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU

Một phần của tài liệu phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận ninh kiều (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)