Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
854,18 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ ANH THƯ
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC
TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG
THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301
Tháng 8 – Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ ANH THƯ
MSSV: 4114170
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC
TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG
THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỮU ĐẶNG
Tháng 8 – Năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình truyền thụ kiến
thức chuyên ngành quý báu cho em trong suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Đặng đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành tốt bài luận văn này. Ngoài ra, em xin cảm ơn
quý thầy cô tham gia hội đồng phản biện đã dành thời đọc và đóng góp ý kiến
cho bài luận văn của em.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các Anh Chị đang
công tác tại Xí nghiệp Phú Lộc trực thuộc Công ty Cổ phần lương thực thực
phẩm Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được tiếp xúc thực tế và
giúp đỡ em thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này.
Cuối lời, em xin kính chúc quý Thầy, Cô, Ban giám đốc và toàn thể cán
bộ công tác tại Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long lời chúc
sức khỏe và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn !
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Anh Thư
i
TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em, do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Anh Thư
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày
iii
tháng
năm 2014
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian............................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................. 3
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí .............................................................. 3
2.1.2 Những vấn đề về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .................................. 4
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ......................................................................... 7
2.1.4 Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất.................................................................. 14
2.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ................................................................. 16
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................... 22
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 23
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 23
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 23
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 24
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC .......................................... 24
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .................................................................................... 24
3.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long................. 24
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Phú Lộc .................................. 26
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ......................................................................... 26
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ .................................................... 26
3.3.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................................... 26
3.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm................................................................................. 27
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ......................................................................... 29
3.4.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ .............................................................. 29
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán ................................................................. 30
3.4.3 Phương pháp kế toán ......................................................................................... 33
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................ 33
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................ 38
3.6.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 38
3.6.2 Khó khăn ........................................................................................................... 38
3.6.3 Phương hướng phát triển ................................................................................... 39
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 40
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
PHÚ LỘC ................................................................................................................... 40
4.1 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT ...................................................... 40
4.1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................. 40
4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ..................................................... 43
iv
4.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ............................................................ 46
4.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ....................................................................... 48
4.2 KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ................................................................ 49
4.2.1 Đối tượng tính giá thành ................................................................................... 49
4.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ................................................................. 49
4.2.3 Xác định giá trị sản phẩm phụ........................................................................... 49
4.2.4 Tính giá thành sản phẩm ................................................................................... 50
4.2.5 Nhập kho thành phẩm ....................................................................................... 50
4.3 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................................ 53
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC ......................................... 55
5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP .................................................................... 55
5.1.1 Ưu điểm............................................................................................................. 55
5.1.2 Nhược điểm ....................................................................................................... 55
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP .......................................... 55
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................................................... 56
CHƯƠNG 6 ............................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 58
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 58
6.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 60
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................. 8
Hình 2.2 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công liệu trực tiếp ............................................ 10
Hình 2.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung .......................................................... 13
Hình 2.4 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất........................................................ 16
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Phú Lộc .............................. 27
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp Phú Lộc .............................. 29
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại xí nghiệp Phú Lộc ............................................. 31
Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ .............................. 32
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ của nghiệp vụ xuất NVL của xí nghiệp Phú
Lộc.............................................................................................................................. 42
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ của nghiệp vụ thanh toán lương của xí nghiệp
Phú Lộc ...................................................................................................................... 45
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh xí nghiệp Phú Lộc năm 2011, 2012, 2013 . 34
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh xí nghiệp Phú Lộc 6 tháng đầu năm 2013 và
6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................................ 36
Bảng 4.1 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 10% ............................................... 49
Bảng 4.2 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 20% ............................................... 49
Bảng 4.3 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 15% ............................................... 50
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm gạo tháng 03/2014 .............................. 52
Bảng 4.5 Biến động giá thành đơn vị qua 3 năm 2012 - 2014 ................................... 53
Bảng 4.6 So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch tháng 3/2014 ................ 54
vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BHYT
:
bảo hiểm y tế
BHXH
:
bảo hiểm xà hội
BHTN
:
bảo hiểm thất nghiệp
CPSXC
:
chi phí sản xuất chung
CPNVLTT
:
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
:
chi phí nhân công trực tiếp
CPSXDD
:
chi phí sản xuất dở dang
GTGT
:
giá trị gia tăng
KPCĐ
:
kinh phí công đoàn
NVL
:
nguyên vật liệu
SP
:
sản phẩm
SXKD
:
sản xuất kinh doanh
TSCĐ
:
tài sản cố định
XDCB
:
xây dựng cơ bản
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tế ở các nước ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì
phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư
vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị
trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp có thể cạnh
tranh trên thị trường là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy việc nghiên
cứu tìm tòi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí
sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt để giảm chi phí không cần thiết,
tránh lãng phí. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí, hạ giá
thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là kế toán mà trong đó kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là
khâu quan trọng và là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh
nghiệp sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình hoàn thiện kế toán của doanh nghiệp.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Xí nghiệp Phú Lộc đã không ngừng
đổi mới, hoàn thiện để đứng vững, để tồn tại trên thị trường. Đặc biệt công tác
kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói
riêng ngày càng được coi trọng.
Trên cơ sở đó, em quyết định chọn đề tài “Kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại Xí nghiệp Phú Lộc trực thuộc Công ty Cổ phần
Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long” làm đề tài tốt nghiêp của mình.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
xí nghiệp Phú Lộc. Từ đó, đề ra giải pháp giúp xí nghiệp hoàn thiện công tác
kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và một số giải pháp nhằm hạ giá
thành sản phẩm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại xí nghiệp Phú Lộc;
- Phân tích giá thành sản phẩm và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ
hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm; quản lý, kiểm soát giá thành sản phẩm.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện và hoàn thành tại xí nghiệp Phú Lộc
trực thuộc Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long.
Địa chỉ: tổ 01, ấp 3A, xá Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thu thập số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh: Số liệu
được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm
2014.
- Thời gian thu thập số liệu thực hiện kế toán: Đề tài sử dụng số liệu của
kỳ kế toán tháng 3 năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian
từ 04/08 đến 24/11/2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại xí nghiệp Phú Lộc.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006)
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí
2.1.1.1 Chức năng của kế toán chi phí
Kế toán chi phí cung cấp thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí
- Cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính.
- Cung cấp thông tin phục vụ cho hoạch định, kiểm soát và ra quyết định
trong nội bộ công ty.
- Cung cấp thông tin để tiến hành việc nghiên cứu cải tiến CPSX.
2.1.1.2 So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính
Căn cứ so sánh
Kế toán tài chính
Kế toán chi phí
Đối tượng sử dụng
thông tin
Trong, ngoài doanh
nghiệp, chủ yếu là
ngoài doanh nghiệp.
Trong, ngoài doanh
nghiệp, chủ yếu là
trong doanh nghiệp.
Đặc điểm thông tin
Chủ yếu là giá trị
Giá trị và vật chất
Lịch sử
Lịch sử và tương lai
Tuân thủ nguyên tắc
chuẩn mực kế toán
Tuân thủ nguyên tắc
chuẩn mực kế toán
nhưng thích hợp theo
yêu cầu
Báo cáo thực hiện
Báo cáo tài chính
Phiếu chi phí, bảng
tính giá thành
Phạm vi báo cáo
Toàn doanh nghiệp
Từng bộ phận, toàn
doanh nghiệp
Kỳ báo cáo
Định kỳ: tháng, quý,
năm
Định kỳ và khi có nhu
cầu
3
2.1.2 Những vấn đề về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Chi phí sản xuất
a. Khái niệm
Chi phí sản xuất là chi phí liên quan đến chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong
một thời kì nhất định. (Theo Bùi Văn Trường (2008, trang 12). Kế toán chi
phí. NXB LAO ĐỘNG – XÃ HỘI)
b. Phân loại
Đối với doanh nghiệp sản xuất: gồm 3 loại
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền của những
nguyên liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm và nguyên vật liệu có tác
dụng phụ thuộc để cùng kết hợp với nguyên liệu chính để sản xuất ra sản
phẩm hay làm tăng chất lượng sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng
chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm
nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp. CPSX chung bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao
TSCĐ sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi
phí quản lý phân xưởng,...
Đối với doanh nghiệp xây lắp: gồm 4 loại
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tất cả các CPNVL dùng trực tiếp cho
thi công xây lắp gồm NVL chính (gỗ, gạc, đá, xi măng,...), vật liệu phụ (đinh,
kẽm, dây buộc,...), nhiên liệu (than, củi, dầu lửa,...), vật kết cấu (bê tông đúc
sẵn, vì kèo lắp sẵn,...), giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc (thiết bị vệ sinh,
thông gió, chiếu sáng, truyền dẫn,..).
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương công nhân trực tiếp tham
gia xây dựng trên công trình và lắp đặt thiết bị; tiền công nhúng gạch, tưới
nước; tháo dỡ, lắp ghép ván khuôn đà giáo; vận chuyển, khuân vác NVL, máy
móc trong lúc thi công,...; các khoản phụ cấp theo giờ, phụ cấp trách nhiệm,...
Nhưng không bao gồm các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN của công
nhân trực tiếp xây lắp, lương công nhân vận chuyển ngoài công trường.
- Chi phí máy thi công: Chi phí nhân công trực tiếp điều khiển máy thi
công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài (thuê ngoài
sửa chữa máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài (thuê ngoài sửa chữa máy
4
thi công, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện nước, thuê máy, chi phí trả
cho nhà thầu phụ,...). Nhưng không bao gồm khoản BUYT, BHXH, KPCĐ,
BHTN của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp
phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nhân viên phân xưởng; tất cả
các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN của các nhân viên; chi phí vật liệu
(vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, dùng cho đội
quản lý, chi phí lán trại tạm thời,...); chi phí dịch vụ mua ngoài. Nhưng chi phí
mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao
công nghệ,... không thuộc TSCĐ mà tính theo phương pháp phân bổ vào chi
phí của đội.
2.1.2.2 Giá thành sản phẩm
a. Khái niệm
”Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (NVL, nhiên liệu, động
lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một
đơn vị công việc, hoạt động dịch vụ sau một thời kì, thường là đến cuối
tháng.” (Theo Từ điển thuật ngữ tài chính – tín dụng của Bộ Tài chính)
b. Phân loại
Phân loại giá thành theo thời điểm xác định
- Đối với doanh nghiệp sản xuất
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu SXKD
cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
+ Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu SXKD
cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
+ Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành
việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả
SXKD thực tế đạt được.
Đối với doanh nghiệp xây lắp
+ Giá thành dự toán: là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp được dự toán
để hoàn thành khối lượng xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực
thi công và theo định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành để xây dựng
công trình XDCB.
5
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành dự toán được tính từ những điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp xây lắp như biện pháp thi công, các định mức đơn
giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp.
+ Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến
công trình xây lắp đã hoàn thành.
Phân loại theo nội dung cấu thành
Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng
công việc, sản phẩm hoàn thành.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản xuất gồm: CPNVLTT,
CPNCTT, CPSXC.
+ Đối với doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản xuât gồm: CPNVLTT,
CPNCTT, CPSXC và chi phí sử dụng máy thi công.
Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối
lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong.
c. Kết cấu giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã
hoàn thành
Giá thành sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành,
nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản phẩm cũng là căn cứ để
tính toán giá trị hàng tồn kho, giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản
xuất.
d. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp hệ số
Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Phương pháp phân bước
Phương pháp đặt hàng
6
2.1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về
chất, hai chỉ tiêu này đề cập cùng một nội dung kinh tế đó là sự hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản
xuất. Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên hai phương diện:
- Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ sản xuất nhất
định còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng thành phẩm.
- Về lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi
phí dở dang.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với
nhau, chi phí sản xuất là đầu vào là nguyên liệu dẫn đến kết quả đầu ra là giá
thành sản phẩm. Mặt khác, sản lượng của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để
tính giá thành sản phẩm. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất có ảnh
hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm chi phí có thể hạ
được giá thành sản phẩm.
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ kế toán
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn mua hàng
- Các chứng từ liên quan khác
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bên nợ:
- Trị giá nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho trực tiếp sản xuất sản
phẩm trong kỳ.
Bên có:
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu thực tế cho hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ vào bên nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang”.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
7
c. Phương pháp tập hợp
- Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp riêng cho từng đối tượng (nếu
doanh nghiệp có nhiều đối tượng chịu chi phí NVL trực tiếp)
- Nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí NVL trực tiếp, nhưng
không thể tập hợp riêng được mà phải tập hợp chung, thì có thể tập hơp chung
sau đó phân bổ và có nhiều cách thức phân bổ và có thể chia ra chi tiết là
phân bổ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ.
- Phân bổ NVL chính:
+ Phương pháp 1: Phương pháp phân bổ theo định mức tiêu hao nguyên
vật liệu cho từng sản phẩm.
+ Phương pháp 2: Phương pháp phân bổ theo hệ số.
+ Phương pháp 3: Phương pháp phân bổ theo trọng lượng sản phẩm.
- Phân bổ NVL phụ, nhiên liệu cho sản xuất sản phẩm theo các phương
pháp: phân bổ theo tỷ lệ NVL chính; theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra và
theo giờ máy hoạt động.
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
c. Trình tự hạch toán
Khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh.
- Xuất kho nguyên vật liệu dùng sản xuất.
8
Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Có TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
- Nguyên vật liệu mua về đưa vào sử dụng ngay.
Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
Có TK 111, 112, 141…
- Nếu tự sản xuất ra đưa vào sử dụng.
Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho.
Nợ TK 152 “Nguyên vật liệu”
Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Cuối kỳ kế toán tổng hợp CPNVLTT thực tế đã sử dụng để kết chuyển
vào tài khoản tính giá thành.
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
2.1.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
a. Chứng từ kế toán
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài giờ
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Phiếu báo làm thêm giờ
- Các chứng từ có liên quan khác
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ:
- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất.
9
Bên có:
- Kết chuyển chi phí nhân công vào bên nợ tài khoản 154 “Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang” hoặc bên có tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
c. Phương pháp tập hợp
- Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng cho từng đối tượng.
- Nếu chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí nhân công trực
tiếp, nhưng không thể tập hợp riêng mà phải tập hợp chung, thì có thể tập hợp
chung sau đó phân bổ theo các cách thức phân bổ sau:
Theo định mức tiền lương của các đối tượng
Theo hệ số phân bổ
Theo nguyên vật liệu
Theo sản phẩm nhập kho
Theo ngày công, giờ công
TK 334
TK 622
Tiền lương phải trả nhân
công trực tiếp sản xuất
TK 154
Kết chuyển
tính giá thành
TK 335
Tiền lương
nghỉ phép
phải trả cho
công nhân
Trích trước
lương nghỉ
phép của
công nhân
TK 622
TK 632
Tính BHXH, BHYT,
KPCĐ cho công nhân
trực tiếp sản xuất
Phần chi phí nhân
công trực tiếp vượt
trên mức bình thường
Hình 2.2 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công liệu trực tiếp
c. Trình tự hạch toán
10
Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh:
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 334 “Phải trả cho người lao động”
- Trích tiền lương nghỉ phép năm cho công nhân sản xuất.
Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 335 “Chi phí phải trả”
- Số tiền thực tế phải trả về tiền lương nghỉ phép năm của công nhân.
Nợ TK 335 “Chi phí phải trả”
Có TK 334 “Phải trả cho người lao động”
- Các khoản trích theo lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn tính vào chi phí công nhân trực tiếp sản xuất theo qui định.
Nợ TK 622 “Chi phí công nhân trực tiếp”
Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
- Các khoản thanh toán cho người lao động thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 111, 112, 141…
Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí công nhân trực tiếp thực tế phát sinh để
kết chuyển vào tài khoản tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
2.1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ kế toán
- Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ tiền lương
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu
- Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
- Bảng phân bổ khấu hao
- Hóa đơn dịch vụ
- Các chứng từ liên quan khác
11
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung
Bên nợ
- Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có
- Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ tài khoản 154 “Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang”.
Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” không có số dư cuối kỳ.
c. Phương pháp tập hợp
- Chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng cho từng đối tượng
- Nếu chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí sản xuất chung
nhưng không thể tập hợp riêng mà phải tập hợp chung, thì có thể tập hợp
chung sau đó phân bổ theo cách thức phân bổ sau:
Phân bổ theo tỷ lệ tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất gồm lương
chính, lương phụ, phụ cấp, không có tiền ăn ca và các khoản trích theo lương
Phân bổ tỷ lệ với chi phí NVL trực tiếp
Phân bổ tỷ lệ với cả 2 loại là chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp
12
Chi phí khác
Hình 2.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
c. Trình tự hạch toán
Khi tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ như sau:
- Chi phí về tiền lương của nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 334 “ Phải trả người lao động”
- Khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
- Chí phí về vật liệu sử dụng cho phân xưởng.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
- Chi phí vật liệu phân bổ công cụ dụng cụ loại phân bổ một lần.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
13
Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”
- Phân bổ dần chi phí sửa chữa tài sản cố định, các loại công cụ dụng cụ
nhỏ sử dụng.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 142, 242 “Chi phí trả trước ngắn hạn hoặc dài hạn”
- Trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định dùng trong phân xưởng.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 335 “Chi phí phải trả”
- Các khoản chi phí khác liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi phí
khác thanh toán trực tiếp bằng tiền.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 111, 112, 331, 141…
Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào tài khoản tính
giá thành như sau:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
2.1.4 Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất
- Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp là giai đoạn quan trọng
trong quá trình tổ chức hạch toán, nó là căn cứ để tính giá thành sản phẩm,
dịch vụ.
- Chi phí sản xuất đã tập hợp theo khoản mục chi phí, cuối kỳ kết chuyển
chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC,… vào tài
khoản tổng hợp chi phí để tính giá thành.
2.1.4.1 Chứng từ sử dụng
Các chứng từ kết chuyển phản ánh kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC…
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
14
Bên nợ:
- Các khoản chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công nhân trực
tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung kết chuyển ở cuối
kỳ.
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
- Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Trị giá nguyên vật liệu xuất gia công xong còn thừa nhập lại kho.
- Giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc chuyển đi
bán.
- Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
2.1.4.3 Trình tự hạch toán
Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh để kết chuyển vào tài
khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 621, 622, 627
- Trị giá phế liệu, nguyên liệu thu hồi hoặc nhập lại kho làm giảm giá
thành sản phẩm
Nợ 152, 111…
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Xác định giá thành sản phẩm hoàn thành
Nợ TK 155 “Thành phẩm nhập kho”
Nợ TK 157 “ Hàng gửi bán”
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
15
2.1.4.4 Phương pháp kết chuyển
Hình 2.4 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.1.5.1 Khái niệm
- Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành một trong
những giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất hoặc chưa hoàn tất thủ tục
nhập kho.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là đánh giá chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ, việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ bằng các phương pháp phù hợp.
2.1.5.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
a. Đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
16
CPSXDD
cuối kỳ =
CPNVLTT
CPNVLTT
dở dang đầu + phát sinh
kỳ
trong kỳ
Số lượng
SP hoàn
thành +
trong kỳ
(
x
Số lượng
SPDD x Tỷ lệ hoàn
thành
cuối kỳ
)
(
Số lượng Tỷ lệ hoàn
SPDD x thành
cuối kỳ
(2.1)
)
b. Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Số lượng SPDD cuối kỳ CPSX tính cho mỗi
qui đổi theo SP hoàn x SP hoàn thành (2.2)
thành tương đương
tương đương
CPSXDD
cuối kỳ =
c. Đánh giá SPDD theo CPSX định mức (kế hoạch)
CPSXDD
cuối kỳ =
∑
Số lượng
Tỷ lệ hoàn
Định mức
SPDD x
x
thành
chi phí
cuối kỳ
(2.3)
2.1.5.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
a. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành: sản phẩm
- Phương pháp tính:
Tổng giá
CPSXDD
CPSXDD
CPSXDD
thành thực tế =
+
đầu kỳ
trong kỳ
cuối kỳ SP
Giá thành
Tổng giá thành thực tế SP
thực tế đơn =
vị SP
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Giá trị các
khoản điều
chỉnh giảm (2.4)
giá thành
(2.5)
b. Phương pháp hệ số
- Đối tượng áp dụng: áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình
công nghệ sản xuất cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất,...
17
nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác phẩm khác nhau giữa những
sản phẩm có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí
- Đối tượng tập hợp CPSX được chọn là từng nhóm sản phẩm gắn liền
với quy trình công nghệ sản xuất; đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm
trong nhóm.
- Đối tượng tính giá thành: từng loại thành phẩm
- Phương pháp tính:
Giá trị các
CPSXDD
CPSXDD
CPSXDD
Tổng giá
khoản điều (2.6)
đầu
kỳ
trong
kỳ
cuối
kỳ
thành thực tế =
+ của nhóm - của nhóm - chỉnh giảm
của
nhóm
nhóm SP
giá thành của
SP
SP
SP
nhóm SP
Tổng SP
chuẩn
N
=
∑
i=1
Số lượng
SP i hoàn
thành
x
Hệ số qui
đổi SP i
Giá thành định mức SP i
Hệ số qui
đổi SP i =
Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại SP trong nhóm
Giá thành
thực tế đơn =
vị SP i
Giá thành
Hệ số qui
thực tế đơn x đổi SP i
vị SP chuẩn
Tổng giá
thành thực tế
đơn vị SP i
Số lượng
SP i hoàn
=
thành
c. Phương pháp tỷ lệ
Giá thành
x thực tế đơn
vị SP i
(2.7)
(2.8)
(2.9)
(2.10)
- Đối tượng áp dụng: áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình
công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại,
phẩm cấp, quy cách khác nhau, các sản phẩm này không có quan hệ kết cấu
chi phí tương ứng tỷ lê.
- Đối tượng tập hợp CPSX: nhóm sản phẩm, phân xưởng
- Đối tượng tính giá thành: thành phẩm (từng quy cách)
Phương pháp tính:
+ Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục
CPSX
Giá trị các
CPSXDD
CPSXDD CPSXDD
Tổng giá
khoản điều (2.11)
cuối kỳ
thành thực tế = đầu kỳ + trong kỳ chỉnh
giảm
của nhóm của
nhóm
của
nhóm
nhóm SP
giá thành của
SP
SP
SP
nhóm SP
18
+ Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phảm theo từng khoản mục
CPSX
Tổng giá thành
Số lượng SP
(2.12)
Giá thành
kế hoạch của = hoàn thành x định mức SP
nhóm SP
trong nhóm
+ Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục CPSX
Tỷ lệ tính giá
thành của
=
nhóm SP
Tổng giá thành thực tế của nhóm SP
(2.13)
Tổng giá thành kế hoạch của nhóm SP
+Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm
Tổng SP
chuẩn
Tỷ lệ tính giá
thành
của nhóm
∑
i = 1 SP (từng khoản
mục CPSX)
x
Giá thành
định mức SP
(từng khoản
mục CPSX)
(2.14)
x
Giá thành
thực tế SP
(2.15)
m
=
Tổng giá
thành thực tế =
SP
Số lượng SP
hoàn thành
d. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
- Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản
xuất có kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ (sản
phẩm song song); giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo giá ước tính hoặc giá
kế hoạch, giá NVL ban đầu,...
- Đối tượng tập hợp CPSX: toàn bộ quy trình công nghệ
- Đối tượng tính giá thành: sản phẩm chính
- Phương pháp tính:
Giá trị các
Tổng giá
CPSXDD CPSXDD CPSXDD khoản điều Giá trị ước
thành thực =
đầu kỳ + trong kỳ - cuối kỳ - chỉnh giảm - tính của SP(2.16)
tế SP
phụ
giá thành
Giá thành
Tổng giá thành thực tế SP
(2.17)
thực tế đơn =
vị SP
Số lượng sản phẩm hoàn thành
19
e. Phương pháp phân bước
- Đối tượng áp dụng: áp dụng với những quy trình công nghệ sản xuất
gồm những giai đoạn chế biến kế tiếp nhau; sản phẩm của giai đoạn trước còn
gọi là bán thành phẩm là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công
nghệ sản xuất.
- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm và thành
phẩm.
- Phương pháp tính:
+ Phương án không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí
song song)
Xác định CPSX theo từng khoản mục của từng giai đoạn trong giá
thành SP: từ giai đoạn 1 tương tự đến giai đoạn cuối (n).
CPSX của
giai đoạn 1 =
trong giá
thành SP
CPSX của
giai đoạn 2 =
trong giá
thành SP
CPSXDD đầu kỳ của
giai đoạn 1 trong
CPSXDD đầu kỳ từ
giai đoạn 1 đến giai +
đoạn n
Số lượng
thành phẩm
CPSX phát
sinh trong kỳ
của giai đoạn 1
Số lượng SPDD
+ cuối kỳ từ giai đoạn
1 đến giai đoạn n
CPSXDD đầu kỳ của
giai đoạn 2 trong
CPSXDD đầu kỳ từ
giai đoạn 2 đến giai +
đoạn n
CPSX phát
sinh trong kỳ
của giai đoạn 2
(2.18)
Số lượng
x thành phẩm
(2.19)
x Số lượng
Số lượng SPDD
thành phẩm
Số lượng
cuối kỳ từ giai đoạn
+
thành phẩm
2 đến giai đoạn n
Xác định tổng giá thành thực tế thành phẩm theo từng khoản mục chi
phí
CPSX của
CPSX của
Tổng giá
giai đoạn 1
giai đoạn 2
thành thực tế = trong giá +
trong giá
SP
thành SP
thành SP
CPSX của
(2.20)
+ … + giai đoạn n
trong giá
thành SP
Xác định giá thành thực tế đơn vị thành phẩm theo từng khoản mục chi
phí
20
+ Phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần
tự)
Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1: đánh giá SPDD
cuối kỳ giai đoạn 1, sau đó sử dụng phương pháp giản đơn (hoặc phương pháp
tỷ lệ, phương pháp hệ số) tính giá thành thực tế của bán thành phẩm giai đoạn
1.
Tổng giá
Giá trị các
CPSXDD CPSXDD CPSXDD
thành thực tế
khoản điều (2.21)
đầu kỳ
+ trong kỳ - cuối kỳ - chỉnh giảm
bán thành =
giai đoạn
giai đoạn
giai đoạn
phẩm giai
giá thành
1
1
1
đoạn 1
giai đoạn 1
Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 2 (và các giai đoạn
tiếp theo): tương tự như giai đoạn 1 và CPSX phát sinh trong kỳ bao gồm chi
phí giai đoạn 1 chuyển sang và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2.
Tính giá thành sản phẩm giai đoạn cuối.
g. Phương pháp đặt hàng
- Đối tượng áp dụng: áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá
trình sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng.
- Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của đơn đặt hàng.
- Phương pháp tính:
Tổng CPSX
thực tế tập
hợp theo đơn
đặt hàng
CPSXDD
đầu kỳ +
CPSXDD
trong kỳ
Tổng giá
Tổng CPSX
thành thực tế
thực tế tập SP từng đợt = hợp theo đơn
đặt hàng
đặt hàng
Giá trị các
khoản điều
chỉnh giảm
giá thành
Giá thành
thực tế đơn
vị SP
=
=
Tổng CPSX thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng
Số lượng sản phẩm hoàn thành
21
(2.22)
(2.23)
(2.24)
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Võ Thị Cẩm Vân, (2010), Luận văn tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên cấp nước và môi trường đô thị Đồng Tháp. Tác giả đánh giá công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sả xuất, tính giá thành sản phẩm
và hạ giá thành sản phẩm nước của công ty.
Lê Hồng Hải, (2008), Luận văn tốt nghiệp nghiệp Kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất khẩu thủy sản Cafatex. Nội
dung: đánh giá công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tôm block
tại công ty, từ đó đưa ra các giải pháp giúp công ty sử dụng tốt các tiềm năng
về lao động, trang thiết bị, tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đề
tài sử dụng phương pháp so sánh, số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá tình
hình thực hiện so với kế hoạch, phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích
mối quan hệ, mức độ biến động giá thành tôm block.
Lê Quế Bảo Ly, (2006), Luận văn tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phàn Công nghiệp và Thương nghiệp
Lidovit. Nội dung: xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu thành nên giá
thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp nghiên cứu của đề tài chú
trọng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Nguyễn Long An, (2006), Luận văn tốt nghiệp Kế toán chi phí và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm tại công ty TNHHTP Phú
Quí. Đề tài chủ yếu phân tích biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm qua các năm, sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến giá thành
sản phẩm của công ty. Đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ
giá thành sản phẩm của công ty.
22
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên số liệu được thu thập tại phòng kế
toán của xí nghiệp Phú Lộc.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp hạch toán: hạch toán nghiệp vụ về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban
hành ngày 20/03/2006.
- Phương pháp so sánh:
+ Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu phân tích
và chỉ tiêu cơ sở.
+ Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân
tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh
lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
23
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh
Long
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long tiền thân là một
doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lương thực
Miền Nam. Được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần từ ngày 01/01/2007 theo Quyết định thành lập số 2204/QĐ/BNN-ĐMDN
ngày 01/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; có
vốn Nhà nước là 40%; do Tổng công ty lương thực Miền Nam đại diện quản
lý.
Đến nay, công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long còn liên
doanh, liên kết với một số công ty, siêu thị như Liên Hợp Tác Xã thành phố
Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn-Ninh Chữ,
công ty Cổ phần DOCIMEXCO,…
Tên gọi: Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long.
Tên giao dịch quốc tế: VINHLONGFOOD
Tên tiếng anh: VINHLONG CEREAL AND FOOD CORPORATION
Địa chỉ: Số 38, đường 2/9, phường 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Mã số thuế: 150017900
Số điện thoại: 070 3822 512
Fax: 070 3823 773
E-mail: vinhlongfood@hcm.vnn.vn
Giấy phép xuất nhập khẩu số 416/004/GP
Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê;
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống;
24
- Vận tải hàng hóa đường bộ, đường song;
- Dệt bao bì nhựa PP và PR;
- Xay xác thóc lúa, đánh bóng gạo, sản xuất bột khô.
Vốn điều lệ: 104 tỷ đồng
Các phòng chuyên môn:
-
Phòng Tổ chức hành chính
-
Phòng Kế hoạch chiến lược
-
Phòng Kỹ thuật xây dựng cơ bản
-
Phòng Xuất nhập khẩu
-
Phòng Tài chính kế toán
-
Văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh
Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần
Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc
- Xí nghiệp Nông Sản
- Xí nghiệp Bình Minh
- Xí nghiệp Phú Lộc
- Xí nghiệp Tam Bình
- Xí nghiệp Tân Thạnh
- Xí nghiệp Mỹ Thới
- Xí nghiệp An Bình
- Xí nghiệp bao bì
- Nhà máy thức ăn thủy sản Domyfeed
- Cửa hàng tiện lợi
25
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Phú Lộc
Xí nghiệp Phú Lộc là một trong 10 chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ
phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Trước đây, xí nghiệp có tên gọi là xí
nghiệp Chế Biến Lương Thực Số 4. Tháng 12/2011, căn cứ vào điều lệ tổ chức
và hoạt động của công ty, căn cứ vào Nghị quyết Hội đồng quản trị, công ty
quyết định đổi tên xí nghiệp Chế Biến Lương Thực Số 4 thành xí nghiệp Phú
Lộc.
Trước 30/04/1975, mặt bằng xí nghiệp là khu quân sự của chế độ cũ. Sau
ngày miền nam hoàn toàn giải phóng được ngành lương thực tỉnh Cửu Long
(nay là tỉnh Vĩnh Long) xây kho chứa lúa của tổ thu mua lương thực xã Mỹ
Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Sau đó, xí nghiệp đã được nâng cấp và đầu tư mở rộng đến nay xí nghiệp
Phú Lộc có diện tích mặt bằng 6.000m2, sức chứa 6.000 tấn với 40 công nhân
và 12 cán bộ nhân viên.
Tên đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh
Long – Xí nghiệp Phú Lộc
Mã số thuế: 1500170900019
Điện thoại: 070 3718795
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng lương thực (lúa, gạo, phụ phẩm của
gạo) nhằm tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ
3.3.1 Cơ cấu tổ chức
26
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
THỦ
KHO
QUẢN
ĐỐC
KIÊM
KIỂM
PHẨM
KẾ
TOÁN
THỦ
QUỸ
VẬN
HÀNH
MÁY
TỔ
NHÂN
CÔNG
(Nguồn Phòng Kế toán xí nghiệp Phú Lộc)
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Phú Lộc
3.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm
Giám đốc:
Người có quyền điều hành cao nhất trong xí nghiệp, nhận chỉ thị và
thông tin từ công ty để triển khai cho xí nghiệp hoạt động.
Chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc và pháp luật Nhà nước về
mọi hoạt động của xí nghiệp.
Trực tiếp và thường xuyên thực hiện các giao dịch về hoạt động kinh
doanh của xí nghiệp.
Phó Giám đốc
Nhận lệnh và thông tin từ giám đốc xí nghiệp để thực hiện các phương án
sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua, bán hàng hóa, cân đối nhu cầu vốn. Nắm
bắt thông tin thị trường, tham mưu cho Giám đốc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Thay mặt Giám đốc xí nghiệp kí phiếu nhập, xuất kho, thu – chi tiền,
giao dịch ngân hàng.
Thủ kho
Chịu trách nhiệm nhập – xuất hàng, đối chiếu số liệu tồn kho hàng hóa.
27
Bố trí sắp xếp, bảo quản hàng hóa, thiết bị, dụng cụ trong kho, đảm bảo
không xảy ra sự cố.
Quản đốc kiêm kiểm phẩm
Thường xuyên kiểm tra phân xưởng sản xuất, kho bảo quản, chất lượng
gạo đầu vào, giám sát chặt chẽ sản phẩm đầu ra nhằm thực hiện đúng các tiêu
chuẩn về gạo theo quy định.
Tham mưu cho Giám đốc và Phó Giám đốc về tình hình chất lượng, hàng
hóa tồn động của xí nghiệp để triển khai hợp đồng hay báo cáo về công ty.
Giám sát các bộ phận khác nhằm khắc phục những thiếu sót một cách
hiệu quả và kịp thời.
Kế toán
Là nhân viên nghiệp vụ có trình độ chuyên môn về tài chính kế toán
doanh nghiệp, phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán,
kiểm toán của xí nghiệp.
Phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, kịp
thời, đúng nguyên tắc quản lý của công ty và đúng chuẩn mực kế toán của Bộ
Tài chính ban hành.
Lập báo cáo gửi về công ty đúng thời gian quy định kể cả báo cáo
thường xuyên và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của công ty.
Thủ quỹ
Là nhân viên nghiệp vụ có trình độ chuyên môn từ trung cấp kế toán trở
lên.
Căn cứ vào phiếu thu – chi đã được ban lãnh đạo duyệt, kiểm tra chữ ký
trong phiếu thu – chi đảm bảo thu – chi đúng nguyên tắc.
Cập nhật, ghi chép các nghiệp vụ vào sổ quỹ, kiểm tra đối chiếu tồn quỹ
hàng ngày hoặc hàng tháng với kế toán và kí xác nhận tồn quỹ.
Chịu trách nhiệm cá nhân khi tiền quỹ bị thất thoát
Vận hành máy
Là nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp kỹ thuật chế biến lương thực
thực phẩm trở lên.
28
Hàng ngày, chịu trách nhiệm khởi động, điều chỉnh máy móc, thiết bị
vận hành trong sản xuất để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn, chất
lượng của thành phẩm.
Kiểm tra từng bộ phận trong dây chuyền máy trước khi vận hành. Khi
phát hiện có dấu hiệu hư hỏng hoặc đã bị hư hỏng thì tự sửa chữa và ghi vào
lịch máy, nếu không sửa chữa được thì báo ngay cho ban lãnh đạo giải quyết.
Vệ sinh máy móc, thiết bị khi hết giờ làm việc.
Tổ nhân công
Tổ trưởng tổ nhân công có trách nhiệm theo dõi điều tiết lượng công
nhân một cách hợp lý, quản lý hoạt động của công nhân.
Lập bảng chấm công hàng ngày của tổ viên báo cáo cho phận kế toán chi
lương.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ
3.4.1.1 Sơ đồ tổ chức
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
KHO HÀNG
KẾ TOÁN
CHI PHÍ
(Nguồn Phòng Kế toán xí nghiệp Phú Lộc)
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp Phú Lộc
3.4.1.2 Chức năng nhiệm vụ
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra các báo cáo sổ sách kế toán
viên thực hiện, tổng hợp các sổ sách kế toán, thực hiện hoàn chỉnh hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày theo đúng quy định; nắm bắt kịp
thời các thông tin về giá cả nguyên liệu, phân tích đánh giá nguồn vốn và báo
cáo kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp; nghiên cứu cải tiến phương
29
pháp làm việc nhằm ngày càng nâng cao và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ
đáp ứng tình hình phát triển của xí nghiệp.
- Kế toán kho hàng: Ghi chép các nghiệp vụ nhập – xuất sản phẩm, hàng
hóa, phản ánh theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kho hàng
như mua, bán, gia công, chế biến,…Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng
mua bán.
- Kế toán chi phí: phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến chi phí; kiểm tra đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp lệ của người đề
nghị thanh toán, phiếu chi và hạch toán chi tiết tình hình thu mua hàng ngày;
thanh toán tạm ứng cho cán bộ công nhân viên; theo dõi công nợ.
Nhìn chung, nhân sự tại xí nghiệp được bố trí với tinh thần hết sức tiết
kiệm, nhằm tinh gọn bộ máy.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
3.4.2.1 Chế độ kế toán
Xí nghiệp Phú Lộc áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
3.4.2.2 Hình thức kế toán
Xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để phản ánh các
nghiệp vụ phát sinh.
Xí nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán Pacific Keyman version 5.5
trong công tác kế toán.
30
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Phần mềm Pacific
Keyman
Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp
tài khoản
Bảng cân đối
số phát sinh
Chú thích:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Nguồn Phòng kế toán Xí nghiệp Phú Lộc)
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại xí nghiệp Phú Lộc
31
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sæ,thẻthÎkế
Sổ,
kÕ to¸n
toán chi
chi tiÕt
tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ Cái
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn Quyết định 15/BTC)
Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký
Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán
sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.
(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính
ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản
trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo
tài chính.
32
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải
bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số
phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số
phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp
chi tiết.
3.4.3 Phương pháp kế toán
Kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và được kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên.
Phương pháp tính trị giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán thuế: phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
33
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh xí nghiệp Phú Lộc năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2012-2011
Tỷ lệ
Giá trị
(%)
Chênh lệch 2013-2012
Tỷ lệ
Giá trị
(%)
Tổng doanh thu
92.671.055.830 89.018.139.451 86.528.952.764
(3.652.916.379)
(3,94)
(2.489.186.687)
(2,80)
Tổng chi phí
92.104.017.461 89.200.418.522 86.646.981.500
(2.903.598.939)
(3,15)
(2.553.437.022)
(2,86)
Lợi nhuận trước thuế
567.038.369
(182.279.071)
(118.028.736)
(749.317.440) (132,15)
64.250.335
35,25
Lợi nhuận sau thuế
567.038.369
(182.279.071)
(118.028.736)
(749.317.440) (132,15)
64.250.335
35,25
(Nguồn Phòng Kế toán xí nghiệp Phú Lộc)
34
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 có sự
biến động lớn, do ởThái Lan lượng lúa gạo tồn trữ nhiều, nhiều nước tham gia
xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Myanma,… Gần đây, Campuchia cũng bắt đầu
xuất khẩu gạo trong khi các nước nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam
như Philippine, Indonexia, Malayxia lại trúng mùa, nhu cầu nhập khẩu giảm.
Vì vậy, tình hình kinh doanh có chiều hướng đi xuống. Qua bảng 3.1 ta có thể
thấy rõ sự biến động cụ thể như sau:
Doanh thu trong năm 2012 khoảng 89 tỷ đồng tức là giảm khoảng 3,94%
so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do những biến động chung của nền
kinh tế thế giới. Vào 6 tháng đầu tình hình xuất khẩu gạo gặp khó khăn trong
khi 6 tháng cuối năm giá nguyên liệu tăng đột biến làm ảnh hưởng rất lớn đến
tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đến năm 2013, kinh tế thế giới tiếp tục
khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu
phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế không cao hơn nhiều so với năm 2012.
Bên cạnh đó, Philippine và Indonexia – hai thị trường xuất khẩu gạo lớn của
nước ta thực hiện chính sách tăng cường sản xuất, tụ túc lương thực. Nhu cầu
giảm mạnh, thị trường xuất khẩu thu hẹp dẫn đến doanh thu giảm hơn so với
năm 2012. Cụ thể tổng doanh thu của doanh nghiệp vào năm 2013 chỉ vào
khoảng 86,5 tỷ đồng, giảm khoảng 2,8% so với năm 2012.
Từ năm 2012 tình hình xuất khẩu bất ổn dẫn đến giá gạo nguyên liệu
tăng giảm không ổn định nên lượng gạo thu mua giảm, chi phí phục vụ công
tác bán hàng (bốc xếp, vận chuyển,…) và công tác quản lý doanh nghiệp cũng
giảm từ đó dẫn đến tổng chi phí năm 2012 và 2013 đều giảm. Cụ thể, tổng chi
phí năm 2012 giảm khoảng 3,15% so với năm 2011, tổng chi phí năm 2013
giảm khoảng 2,86% so với năm 2012.
Tuy từ năm 2012 đến năm 2013 tổng chi phí giảm nhưng tốc độ giảm
của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí, doanh thu vẫn không đủ bù
đắp cho chi phí. Vì vậy, tình hình kinh doanh 2 năm 2012, 2013 sụt giảm trầm
trọng. Cụ thể, năm 2012 xí nghiệp lỗ 182,3 triệu đồng tức là lợi nhuận sau
thuế giảm đến 132,15% so với năm 2011. Tuy nhiên, năm 2013 tốc độ giảm
của doanh thu chậm hơn tốc độ giảm của chi phí nên mặc dù xí nghiệp vẫn lỗ
nhưng tình hình đã được cải thiện, năm 2013 lỗ đã giảm xuống còn khoảng
118 triệu đồng, tức là lợi nhuận sau thuế tăng 35,25% so với năm 2012.
35
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh xí nghiệp Phú Lộc 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Năm 2013
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Năm 2014
48.432.523.781 39.079.558.771
48.994.768.604 38.487.710.795
(562.244.823)
591.847.976
(562.244.823)
591.847.976
(9.352.965.010)
(10.507.057.809)
1.154.092.799
1.154.092.799
(Nguồn Phòng Kế toán xí nghiệp Phú Lộc)
36
(19,31)
(21,45)
205,27
205,27
Quý I năm 2014 giá gạo châu Á đồng loạt giảm, nhưng sang quý II tăng
ở một số nước trong đó có Việt Nam. Trong khi đó Philippine và Malaysia trở
lại thị trường nhập khẩu gạo. Thị trường lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam khởi
sắc từ cuối tháng 4/2014 sau khi Hiệp hội lương thực Việt Nam ký được hợp
đồng lớn 800.000 tấn với Philippine. Tuy nhiên, giá lúa gạo thị trường trong
nước 6 tháng đầu năm giảm nhẹ, mức giảm khoảng 300 – 500 đồng/kg. Điều
này trái ngược với xu hướng giá xuất khẩu tăng nhẹ. Vì vây, so với 6 tháng
đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu vẫn giảm khoảng 9,4 tỷ đồng
tức giảm khoảng 19,31%. Nhưng điều đáng mừng ở đây nhờ thực hiện những
chính sách tiết kiệm trong sản xuất, chi phí đã giảm khoảng 10,5 tỷ đồng, tức
giảm khoảng 21,45% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tốc độ giảm của doanh
thu chậm hơn so với tốc độ giảm của chi phí, đã bù đắp được chi phí cho nên
tình hình hoạt động của xí nghiệp cũng từ đó có sự cải thiện đáng kể. Cụ thể,
lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt khoảng 591,85 triệu đồng tức
là tăng đến 205,27% so với 6 tháng đầu năm 2013. Xu hướng trên là sự cổ vũ
tích cực cho sự tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh
của toàn xí nghiệp.
37
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.6.1 Thuận lợi
- Xí nghiệp nằm ven sông Cái Ngang nên thuận tiện cho việc vận chuyển
hàng hóa bằng đường thủy.
- Cơ sở vật chất, kho hàng sức chứa lớn đáp ứng tốt việc sản xuất kinh
doanh.
- Nằm ở vị trí thuận lợi - tại trung tâm vựa lúa lớn của đồng bằng sông
Cửu Long nên có lượng lúa gạo dồi dào, chất lượng cao.
- Xí nghiệp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất; đầu tư máy móc, thiết bị
tiên tiến giúp nâng cao chất lượng gạo từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận.
- Đặc biệt, từ năm 2004 xí nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lí chất lượng
ISO 9001/2000. Riêng công tác kế toán, xia nghiệp áp dụng phần mềm
KeyMan 5.5 nên công tác nghiệp vụ thực hiện rất nhanh chóng, chính xác.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ có hệ thống, công tác
lâu năm, nhiệt tình trong công việc.
3.6.2 Khó khăn
- Sản lượng hàng hóa xuất khẩu không ổn định do tình hình dịch bệnh,
biến đổi khí hậu, kinh tế - chính trị thế giới bất ổn.
- Thời tiết ngày càng có nhiều biến động thất thường (bão lụt, dịch
bệnh,…) làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng gạo nguyên liệu. Từ đó
dẫn đến một là chậm trễ tiến độ xuất khẩu; hai là, không đủ lượng gạo xuất
khẩu; ba là, chất lượng gạo không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng giá bán và
doanh thu của xí nghiệp.
- Xí nghiệp nằm xa tuyến quốc lộ 1A nên việc vận chuyển bằng đường
bộ tương đối khó khăn.
- Ngoài ra, phần lớn nguồn lao động hiện nay chuyển dịch đến các thành
thị, khu công nghiệp lớn nên khi vào vụ bị thiếu lao động bốc xếp nghiêm
trọng.
38
3.6.3 Phương hướng phát triển
- Tiếp tục giữ vững vững quy mô hoạt động, phấn đấu xuất khẩu gạo đạt
kế hoạch được giao đồng thời đẩy mạnh bán nội địa.
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, nắm bắt kịp thời giá cả thị
trường.
- Tổ chức nghiệp vụ về sử dụng điện, nghiệp vụ vận hành máy lau bóng
gạo cho công nhân trực tiếp sản xuất để không ngừng nâng cao tỉ lệ thu hồi
sản phẩm gạo trong quá trình gia công chế biến và đáp ứng cho nhu cầu chế
biến gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng cao.
- Tăng cường quản lý, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm chi phí
không hợp lý nhằm giảm giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh với thị
trường.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện cải cách hành chính, thi
đua khen thưởng, tăng cường công tác quản lý nhằm đáp ứng tốt yêu cầu,
nhiệm vụ được giao.
- Để tạo nguồn gạo ổn định, công ty có kế hoạch mở rộng vùng khó, ký
kết hợp đồng mua bao tiêu lúa ở cánh đồng mẫu lớn để tạm trữ nhiều gạo,
nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu thụ
ở thị trường nội địa và xuất khẩu, tránh tình trạng ký kết hợp đồng xuất khẩu
rồi mới bắt đầu mua gạo đôi khi giao hàng không đạt thời gian quy định hoặc
giá mua biến động làm giảm lợi nhuận.
- Bên cạnh đó, công ty cũng có kế hoạch đầu tư hệ thống dây chuyền sản
xuất hiện đại, có máy lau bóng, có máy xát trắng, có hệ thống xử lý thủy phần,
tách màu theo đúng tinh thần Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010
của Thủ tướng chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
39
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC
4.1 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
4.1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.1.1.1 Chứng từ và sổ sách
- Phiếu xuất kho
- Bảng kê xuất gia công
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
4.1.1.2 Nghiệp vụ phát sinh
Ngày 02/03/2014 xuất 1.187.776 kg gạo nguyên liệu gia công gạo 10%
tấm theo phiếu xuất kho số X403/1 ngày 02/03/2014, đơn giá 8.849 đồng/kg.
(Phụ luc 1)
Nợ TK 621G4
Có TK 1561L
10.510.629.824 đồng
10.510.629.824 đồng
Ngày 10/03/2014 xuất 842.264 kg gạo nguyên liệu gia công gạo 20%
tấm theo phiếu xuất kho số X403/2 ngày 10/03/2014, đơn giá 8.849 đồng/kg.
(Phụ lục 2)
Nợ TK 621G4
Có TK 1561L
7.453.194.136 đồng
7.453.194.136 đồng
Ngày 28/03/2014 xuất 383.500 kg gạo 20% gia công gạo 15% tấm theo
phiếu xuất kho số X403/3 ngày 23/03/2014, đơn giá 9.984 đồng/kg (Phụ lục 3)
Nợ TK 621G4
Có TK 1561L
3.828.864.000 đồng
3.828.864.000 đồng
Cuối tháng, kế toán tiến hành tính đơn giá xuất kho bình quân và lập
phiếu kết chuyển chi phí NVL trực tiếp xuất gia công vào tài khoản 154 “Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Nợ TK 154G4
21.792.687.960 đồng
40
Có TK 621G4
10.510.629.824 đồng (Gạo 10% tấm)
Có TK 621G4
3.828.864.000 đồng (Gạo 15% tấm)
Có TK 621G4 7.453.194.136 đồng (Gạo 20% tấm)
41
4.1.1.3 Luân chuyển chứng từ
Thủ kho
Bắt đầu
Giám đốc
Kế toán kho
Phiếu cân hàng
đã duyệt
Phiếu cân hàng
Phiếu cân hàng
Xem xét và
ký duyệt
Xem xét và ký
duyệt, lập
phiếu xuất kho
Phiếu cân hàng
đã duyệt
Phiếu cân hàng
đã duyệt
Phiếu xuất kho
N
Phiếu cân hàng
đã duyệt
N
Kết thúc
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ của nghiệp vụ xuất NVL của xí nghiệp Phú Lộc
42
4.1.1.4 Thực hiện kế toán chi tiết
Sổ chi tiết tài khoản 621G4 (phụ lục 1)
4.1.1.5 Thực hiện kế toán tổng hợp
Sổ cái tài khoản 621G4 (phụ lục 5)
*Nhận xét: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là gạo nguyên liệu và gạo
trắng,… được phân ra thành nhiều tiêu chuẩn khác nhau nên chi phí này được tập
hợp riêng cho từng đối tượng tính giá thành. Vì vậy, công việc tập hợp chi phí
nguyên vật liệu được thực hiện chính xác và đúng nguyên tắc.
4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
4.1.2.1 Chứng từ và sổ sách
- Bảng thanh toán lương công nhân bốc xếp trong dây chuyền sản xuất
- Giấy đề nghị thanh toán
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
4.1.2.2 Nghiệp vụ phát sinh
Ngày 09/03/2014 chi tạm ứng tiền lương cho công nhân bốc xếp và vận
hành máy từ ngày 01/03/2014 đến ngày 08/03/2014.
Nợ TK 1411
Có TK 11114
6.799.125 đồng
6.799.125 đồng
Ngày 16/03/2014 chi tạm ứng tiền lương cho công nhân bốc xếp và vận
hành máy từ ngày 09/02/2014 đến ngày 15/02/2014.
Nợ TK 1411
Có TK 11114
5.298.000 đồng
5.298.000 đồng
Ngày 23/03/2014 chi tạm ứng tiền lương cho công nhân bốc xếp và vận
hành máy từ ngày 16/03/2014 đến ngày 22/03/2014.
Nợ TK 1411
Có TK 11114
9.885.500 đồng
9.885.500 đồng
Ngày 28/03/2014 chi tạm ứng tiền lương cho công nhân bốc xếp và vận
hành máy từ ngày 23/03/2014 đến ngày 31/03/2014.
Nợ TK 1411
6.970.000 đồng
43
Có TK 11114
6.970.000 đồng
Cuối tháng, kế toán lập phiếu kết chuyển tiền lương nhân công trực tiếp
vào chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 622G4
Có TK 33424
28.922.625 đồng
28.922.625 đồng
Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại gạo theo khối lượng
nguyên vật liệu trực tiếp.
Gạo 10% = (28.922.625/2.413.540) x 1.187.776 = 14.233.698 đồng
Gạo 15% = (28.922.625/2.413.540) x 383.500 = 4.595.667 đồng
Gạo 20% = (28.922.625/2.413.540) x 842.264 = 10.093.260 đồng
Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản
154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Nợ TK 154G4
28.922.625 đồng
Có TK 622G4
14.233.698 đồng (Gạo 10% tấm)
Có TK 622G4
4.595.667 đồng (Gạo 15% tấm)
Có TK 622G4
10.093.260 đồng (Gạo 20% tấm)
44
4.1.2.3 Luân chuyển chứng từ
Thủ kho
Kế toán
Giám đốc
Bắt đầu
Bảng lương
Bảng chấm công
Người
LĐ
Giấy đề nghị
thanh toán tiền
lương
Đối chiếu
với số lượng
kho xuất
Bảng chấm công
Thủ quỹ
Bảng thanh toán
lương đã duyệt
Kiểm tra, ký
duyệt, lập
bảng lương
Xem xét và
ký duyệt
Ký duyệt,
lập phiếu
chi lương
Bảng thanh toán
lương
Bảng chấm công
đã duyệt
Bảng thanh toán
lương đã duyệt
Phiếu chi
Bảng thanh
toán lương đã
duyệt
N
Kết thúc
N
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ của nghiệp vụ thanh toán lương của xí nghiệp Phú Lộc
45
4.1.2.3 Thực hiện kế toán chi tiết
Sổ chi tiết tài khoản 33424 (phụ lục 6)
Sổ chi tiết tài khoản 622G4 (phụ lục 7)
4.1.2.4 Thực hiện kế toán tổng hợp
Sổ cái tài khoản 33424 (phụ lục 8)
Sổ cái tài khoản 622G4 (phụ lục 9)
*Nhận xét: Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu là tiền lương công nhân
thuê ngoài. Xí nghiệp không theo dõi chi phí nhân công trực tiếp riêng cho
từng loại gạo mà tập hợp chung cho cả tháng và sau đó căn cứ vào số lượng
gạo nguyên liệu xuất dùng kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí để tính giá
thành. Việc theo dõi tiền lương của xí nghiệp được tiến hành chặt chẽ; theo đó
có sự tách biệt giữa bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp. Do toàn bộ nhân
công làm việc theo thời vụ nên xí nghiệp không trích các khoản bảo hiểm.
4.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
4.1.3.1 Chứng từ và sổ sách
- Phiếu chi
- Giấy báo nợ
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn dịch vụ
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
4.1.3.2 Nghiệp vụ phát sinh
Ngày 10/03/2014 chi tiền mua dầu chạy máy phát điện cho phân xưởng
sản xuất.
Nợ TK 6274
Có TK 11114
754.545 đồng
754.545 đồng
Ngày 11/03/2014 chuyển trả tiền mua than đá theo HĐ số 0064653 ngày
11/03/2014.
Nợ TK 6274
24.545.455 đồng
46
Có TK 11214
24.545.455 đồng
Ngày 17/03/2014 chi tiền mua dây coro thay hai dây chuyền máy lau
bóng.
Nợ TK 6274
Có TK 11114
498.000 đồng
498.000 đồng
Ngày 24/03/2014 chuyển trà tiền điện kỳ 01/03 theo HĐ số 0071221
(20.000 KW) và kỳ 02/03 theo HĐ số 0091165 (53.400 KW), đã nhận được
giấy báo Nợ của Ngân hàng Sacombank.
Nợ TK 6274
71.992.100 đồng
Nợ TK 13314
7.199.210 đồng
Có TK 11214
79.191.310 đồng
Ngày 28/03/2014 kế toán lập phiếu trích khấu hao TSCĐ theo CPSX
chung tháng 03/2014.
Nợ TK 6274
Có TK 21414
48.270.800 đồng
48.270.800 đồng
Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí SXC cho từng loại gạo như
sau:
Gạo 10% = (146.060.900/2.413.540) x 1.187.776 = 71.880.985 đồng
Gạo 15% = (146.060.900/2.413.540) x 383.500 = 23.208.381 đồng
Gạo 20% = (146.060.900/2.413.540) x 842.264 = 50.971.534 đồng
Kết chuyển chi phí SXC vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang”
Nợ TK 154G4
146.060.900 đồng
Có TK 6274 71.880.985 đồng (Gạo 10% tấm)
Có TK 6274 23.208.381 đồng (Gạo 15% tấm)
Có TK 6274 23.208.381 đồng (gạo 20% tấm)
4.1.3.3 Thực hiện kế toán chi tiết
Sổ chi tiết tài khoản 6274 (phụ lục 10)
4.1.3.4 Thực hiện kế toán tổng hợp
Sổ cái tài khoản 6274 (phụ lục 11)
47
*Nhận xét: Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản
627 và chi tiết theo các tài khoản tương ứng. Khấu hao tài sản cố định và các
khoản trích theo lương theo đúng qui định hiện hành. Chi phí điện, nước có sự
tách biệt giữa bộ phận sản xuất và bộ phận quản lí.
4.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
4.1.4.1 Chứng từ và sổ sách
- Báo cáo gia công hàng lương thực
- Phiếu nhập kho
- Biên bản thu hồi gia công
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
4.1.4.2 Nghiệp vụ phát sinh
Trên cơ sở thực tế các khoản chi phí sản xuất phát sinh dùng sản xuất sản
phẩm trong tháng 03/2014. Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp (TK 621G4), chi phí nhân công trực tiếp (TK 622G4) và chi phí
sản xuất chung (TK 6274) vào chi phí gia công XN4 (TK 154G4).
Nợ TK 154G4
21.967.671.485 đồng
Có TK 621G4
21.792.687.960 đồng
Có TK 622G4
28.922.625 đồng
Có TK 627G4
146.060.900 đồng
4.1.4.3 Thực hiện kế toán chi tiết
Sổ chi tiết tài khoản 154G4 (phụ lục 12)
4.1.4.4 Thực hiện kế toán tổng hợp
Sổ cái tài khoản 154G4 (phụ lục 13)
*Nhận xét: Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, xí nghiệp tập hợp
chi phí theo thực tế phát sinh. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế
toán tiến hành tập hợp và kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành theo
từng loại sản phẩm. Xí nghiệp tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản
phẩm phụ là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp hoạt động
48
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng lương thực có chu kì sản xuất
ngắn và không có sản phẩm dở dang mà có sản phẩm phụ.
4.2 KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
4.2.1 Đối tượng tính giá thành
Xí nghiệp chuyên về sản xuất gạo xuất khẩu, sản lượng và loại gạo sản
xuất dựa trên yêu cầu cấp trên ban hành. Cụ thể, vào tháng 03/2014 đối tượng
tính giá thành của xí nghiệp là sản phẩm gạo, bao gồm:
- Gạo 10% tấm
- Gạo 15% tấm
- Gạo 20% tấm
4.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Do gạo nguyên liệu sau khi được thu mua sẽ được đưa vào sản xuất toàn
bộ nên không có SPDD đầu kỳ và cuối kỳ.
4.2.3 Xác định giá trị sản phẩm phụ
Giá trị sản phẩm phụ được tính căn cứ vào Biên bản thu hồi gia công và
dựa trên giá ấn định của thị trường.
Căn cứ vào Biên bản thu hồi gia công Số 01/BBGC.12, số 02/BBGC.12
và số 03/BBGC.12, sản phẩm phụ được thu hồi cụ thể như sau:
Bảng 4.1 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 10%
Loại hàng
Tấm 1
Tấm 3
Cám
Gạo lẫn thóc
Tổng
Số lượng
(kg)
178.704
29.559
204.489
11.878
424.630
Đơn giá
(đồng/kg)
8.800
7.800
5.000
6.500
x
Thành tiền
(đồng)
1.572.595.200
230.560.200
1.022.445.000
77.207.000
2.902.807.400
Bảng 4.2 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 20%
Loại hàng
Tấm 3
Cám
Tổng
Số lượng
(kg)
8.423
137.122
145.545
49
Đơn giá
(đồng/kg)
8.500
5.000
x
Thành tiền
(đồng)
71.595.500
685.610.000
757.205.500
Bảng 4.3 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 15%
Số lượng
(kg)
36.814
1.918
9.589
48.531
Loại hàng
Tấm 2
Tấm 3
Cám
Tổng
Đơn giá
(đồng/kg)
8.500
7.800
5.000
x
Thành tiền
(đồng)
312.919.000
14.960.400
47.945.000
375.824.400
- Gạo 10% là 2.902.807.400 đồng
- Gạo 15% là 375.824.400 đồng
- Gạo 20% là 757.205.500 đồng
4.2.4 Tính giá thành sản phẩm
Kết thúc quá trình gia công thu được:
- Gạo 10% tấm: 784.300 kg
- Gạo 15% tấm: 331.728 kg
- Gạo 20% tấm: 686.193 kg
Giá thành từng loại sản phẩm được tính như sau:
Gạo 10% tấm =
10.510.629.824 + 14.233.698 + 71.880.985 – 2.902.807.400
748.300
= 10.282 đồng/kg
Gạo 15% tấm =
3.828.864.000 + 4.595.667 + 23.208.381 – 375.824.400
331.728
= 10.493 đồng/kg
Gạo 20% tấm =
7.453.194.136 + 10.093.260 + 50.971.534 – 757.205.500
686.193
= 9.847 đồng/kg
4.2.5 Nhập kho thành phẩm
Sản phẩm chính:
50
Nợ TK 1561L 17.931.834.185 đồng
Có TK 154G4
7.693.937.107 đồng (Gạo 10% tấm)
Có TK 154G4
3.480.843.648 đồng (Gạo 15% tấm)
Có TK 154G4
6.757.053.430 đồng (Gạo 20% tấm)
Sản phẩm phụ:
Nợ TK 1561L
4.035.837.300 đồng
Có TK 154G4 2.902.807.400 đồng (Gạo 10% tấm)
Có TK 154G4
375.824.400 đồng (Gạo 15% tấm)
Có TK 154G4
757.205.500 đồng (Gạo 20% tấm)
*Nhận xét: Xí nghiệp tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm
phụ là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng lương thực có chu kì sản xuất ngắn và
không có sản phẩm dở dang mà có sản phẩm phụ. Sau khi tính giá thành xí
nghiệp không tập hợp vào tài khoản 155 mà tập hợp vào tài khoản 1561L do
gạo thành phẩm mà xí nghiệp sản xuất ra còn có thể cung cấp cho tổng công ty
hoặc các chi nhánh khác để chế biến thành những loại gạo có chất lượng cao
hơn phục vụ xuất khẩu. Đây chính là một đặc trưng trong công tác kế toán giá
thành, phù hợp với loại hình kinh doanh của xí nghiệp.
51
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm gạo tháng 03/2014
Đơn vị tính: đồng
Tên SP
Gạo 10%
Gạo 15%
Gạo 20%
Tổng
Số lượng
(kg)
784.300
331.728
686.193
1.766.221
TK 621G4
TK 622G4
TK 627G4
10.510.629.824
3.828.864.000
7.453.194.136
21.792.687.960
14.233.698
4.595.667
10.093.260
28.922.625
71.880.985
23.208.381
50.971.534
146.060.900
Tổng chi phí
phát sinh
10.596.744.507
3.856.668.048
7.514.258.930
21.967.671.485
(Nguồn Phòng kế toán xí nghiệp Phú Lộc)
52
Tổng phụ
Tổng giá thành
phẩm
sản phẩm
2.902.807.400 7.693.937.107
375.824.400 3.480.843.648
757.205.500
6.757.03.430
4.035.837.300 17.931.834.185
Giá thành
đơn vị
10.282
10.493
9.847
x
4.3 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Bảng 4.5 Biến động giá thành đơn vị qua 3 năm 2012 - 2014
Giá thành đơn vị thực tế
Chênh lệch
Chênh lệch
của sản phẩm
2013/2012
2014/2013
Loại
hàng
Tháng
Tháng Tháng
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Giá trị
Giá trị
3/2012 3/2013 3/2014
(%)
(%)
Gạo 10%
10.625
10.528 10.282
-97
-0.91
-246
-2,34
Gạo 15%
10.054
10.316 10.493
262
2,61
177
1,72
Gạo 20%
10.387
10.208
-179
-1,72
-361
-3,54
9.847
Qua bảng 4.5 giá các sản phẩm gạo của xí nghiệp có sự biến động tương
đối lớn và không đồng đều với nhau, cụ thể:
Đối với sản phẩm gạo 10% tấm, giá thành sản phẩm này giảm dần. Vào
tháng 3/2013 giá gạo 10% tấm là 10.528 đồng tức là đã giảm 97 đồng, tương
đương với giảm 0,91% so với tháng 3/2012. Đến tháng 3/2014 giá gạo 10%
tấm chỉ còn 10.282 đồng, giảm đến 246 đồng so với tháng 3/2013 tức là giảm
đến 2,34%. Điều này đã làm sản lượng tiêu thụ sản phẩm này tăng lên đáng
kể, đem lại thêm lợi nhuận cho xí nghiệp.
Đối với sản phẩm gạo 15% tấm, giá thành sản phẩm này không ổn định,
chủ yếu là tăng. Cụ thể, tháng 3/2012 giá thành gạo 15% tấm chỉ 10.054 đồng
nhưng đến tháng 3/2013 giá thành đã lên đến 10.316 đồng tức là đã tăng
2,61%. Tháng 3/2014 giá thành gạo 15% tiếp tục tăng thêm 177 đồng/kg, tăng
1,72% so với tháng 3/2013. Tuy nhiên, nhờ các chính sách hiệu quả của xí
nghiệp tốc độ tăng đã chậm hơn. Đây là điều kiện thuận lợi giúp sản phẩm của
xí nghiệp ngày càng tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Đối với sản phẩm gạo 20% tấm, giá thành sản phẩm này có xu hướng
giảm qua các năm. Tháng 3/2012 giá gạo 20% tấm là 10.387 đồng/kg, tháng
3/2013 là 10.208 đồng/kg giảm 1,72%, đến tháng 3/2014 giá thành gạo 20%
của xí nghiệp chỉ còn 9.847 đồng/kg tức là đã giảm 3,54% so với tháng
3/2013. so với 2 loại gạo còn lại, gạo 20% tấm có chiều hướng phát triển tốt
với tốc độ giảm ổn định và nhanh hơn so với 2 sản phẩm còn lại, là sản phẩm
thực hiện tốt nhất mục tiêu hạ giá thành của xí nghiệp.
53
Bảng 4.6 So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch tháng 3/2014
Giá thành đơn vị sản phẩm
Chênh lệch
Chênh lệch
TH/NT
TH/KH
Loại
Năm
hàng
Kế
Thực
Tỷ lệ
Giá
Tỷ lệ
Giá
trị
trước
hoạch
hiện
(%)
trị
(%)
Gạo 10%
10.528
10.422 10.282
-246
-2.34
-140
-1,34
Gạo 15%
10.316
10.105 10.493
177
1,72
388
3,84
Gạo 20%
10.208
-361
-3,55
-98
-0,99
9.945
9.847
Từ bảng 4.6 cho thấy trong kỳ, xí nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm đó là
gạo 10% tấm, gạo 15% tấm và gạo 20% tấm. Xí nghiệp xây dựng kế hoạch giá
thành đơn vị với tinh thần tích cực, các chi tiêu giá thành đơn vị kế hoạch đều
nhỏ hơn giá thành đơn vị năm trước đối với các sản phẩm.
Kết quả thực hiện giá thành giữa 2 năm 2013 và 2014 của 2 loại sản
phẩm gạo 10% và gạo 20% đều giảm, riêng gạo 15% giá thành tháng 3/2014
cao hơn tháng 3/2013 1,72% (tương đương với 177 đồng/kg). Vì vậy, kết quả
cho thấy chỉ có 2 sản phẩm gạo 10% và gạo 20% có mức hạ, thậm chí vượt
mức kế hoạch đã đề ra, cụ thể gạo 10% vượt hơn kế hoạch 1,34% (tương
đương 140 đồng/kg) và gạo 20% vượt hơn kế hoạch 0,99% (tương đương 98
đồng/kg). Riêng sản phẩm gạo 15% cao hơn kế hoạch đã đề ra đến 3,84%
(tương đương 388 đồng/kg).
Tình hình trên cho thấy công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ hạ giá
thành đơn vị của xí nghiệp chưa toàn diện, xí nghiệp cần chú trọng đi sâu phân
tích và làm rõ nguyên nhận tại sao sản phẩm gạo 15% lại không thể thực hiện
đúng kế hoạch, góp phần cho sự phát triển.
54
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI
PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ
LỘC
5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
5.1.1 Ưu điểm
- Công tác kế toán của xí nghiệp được tổ chức ghi chép một cách chặt
chẽ, bộ máy kế toán xây dựng vững mạnh về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu
của công việc.
- Xí nghiệp luôn chấp hành tốt chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của
Nhà nước, hàng tháng đều thực hiện kiêm kê hàng hóa, tài sản.
- Xí nghiệp vận dụng hình thức kế toán trên máy tính đảm bảo hạch toán
nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
- Các sổ sách, chứng từ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp
và đúng theo quy định của Bộ tài chính.
- Cách tổ chức, sắp xếp chứng từ, sổ sách có khoa học đảm bảo việc luân
chuyển nhanh chóng và kịp thời.
- Xí nghiệp có danh mục tài khoản riêng thuận lợi cho việc báo cáo dữ
liệu về tổng công ty. Ngoài ra xí nghiệp còn thiết kế sổ phù hợp với đặc điểm
ngành nghề, quy mô của xí nghiệp.
- Áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với loại hình, ngành nghề
kinh doanh của xí nghiệp.
5.1.2 Nhược điểm
- Bộ máy kế toán đơn giản, khối lượng công việc áp lực cho nhân viên kế
toán.
- Chưa có sổ chi tiết riêng cho từng loại gạo thành phẩm.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
- Xí nghiệp cần tăng cường nhân sự cho bộ phận kế toán có năng lực
chuyên môn, đạo đức và kinh nghiệm.
- Cần có các sổ chi tiết theo dõi chi phí riêng cho từng loại gạo thành
phẩm để dễ quản lý và hoạch định chi phí phù hợp.
55
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM NÂNG
CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu lợi nhuận là quan trọng hàng
đầu của xí nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, xí nghiệp phải hạn chế chi phí
đầu vào và nhất là hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể như sau:
Đối với nguyên vật liệu
-Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn
đến giá thành. Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương
pháp bình quân gia quyền nên chưa phản ánh kịp thời với giá cả thị trường. Xí
nghiệp nên thay đổi phương pháp bình quân gia quyền bằng phương pháp bình
quân sau mỗi lần nhập. Trong điều kiện gạo được phân thành nhiều loại với
giá cả khác nhau và hệ thống kho hàng cho phép bảo quản riêng việc áp dụng
phương pháp này làm cho công tác tính giá nguyên vật liệu được chính xác;
nhà quản lý sẽ nắm bắt được số lượng và giá cả hàng tồn kho có kế hoạch thu
mua kịp thời.
-Tăng cường công tác thu mua, dự trữ lúa gạo để sử dụng vào những lúc
trái vụ thu hoạch, tránh tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu cung ứng và có
biện pháp bảo quản hợp lý đảm bảo chất lượng của nguyên liệu dự trữ điều đó
sẽ làm cho giá thành của sản phẩm phần hạ xuống trong kỳ tới. Cần phải có
các khâu đảm bảo an toàn về độ ẩm, tránh tình trạng hao hụt khi lưu kho, định
mức tồn kho hợp lí khi thị trường có sự biến động về giá cả.
-Xí nghiệp cần cập nhật thường xuyên kỹ thuật sản xuất, nhằm giảm bớt
số lượng tiêu hao cho mỗi sản phẩm tạo ra, nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo
chất lượng để tận dụng được hết các phụ phẩm thu hồi.
-Tìm các nguồn vận chuyển với giá thấp và ký các hợp đồng lâu dài khi
vào các thời điểm mùa vụ thu hoạch.
-Xí nghiệp cần đầu tư về vốn và kho bãi để mua nguyên vật liệu dự trữ
nhằm giảm bớt chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào.
-Ở khâu chế biến nguyên liệu cần xác định giá xuất kho chính xác cho
từng lần xuất để kiểm soát được sự biến động chi phí nguyên vật liệu trong giá
thành.
56
Đối với chi phí nhân công trực tiếp
-Cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất để tránh
lãng phí sức lao động; nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với trình độ và tay
nghề.
-Khuyến khích, động viên các nhân viên nhiệt tình trong công việc, có
chế độ khen thưởng khi đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra.
-Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Cơ cấu tiền
lương có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả lao động. Khi có nhu
cầu sản xuất, xí nghiệp sẽ thuê mướn lao động bên ngoài; trả tiền lương theo
ngày công và cơ sở để trả lương là căn cứ vào khối lượng công việc hoàn
thành. Tùy vào từng công việc cụ thể mà áp dụng một mức giá phù hợp. Song
việc thuê mướn diễn ra không liên tục nên chưa kích thích tinh thần làm việc
của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo em xí nghiệp nên trả lương cho công
nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền thưởng khi
công nhân có số lượng sản phẩm thực hiện trên định mức quy định. Với cách
trả lương như vậy sẽ là động lực khuyến khích họ tích cực hơn trong công
việc; đúng với công sức mà công nhân đã bỏ ra. Chi phí có nhiều hơn nhưng
đổi lại xí nghiệp có được một lực lượng lao động gắn bó và làm việc hiệu quả.
Đối với chi phí sản xuất chung
-Cần có định mức chi phí cụ thể đối với các khoản chi phí có thể ước
tính để từ đó tránh tình trạng lãng phí.
-Cần sử dụng thiết bị đúng định mức, thực hiện tốt vấn đề bảo quản,
kiểm tra, sữa chửa thường xuyên để đảm bảo cho máy móc hoạt động đúng
theo kế hoạch.
-Hạn chế sử dụng điện, nước khi không cần thiết, giảm sử dụng điện vào
thời gian cao điểm trong ngày để giảm bớt các chi phí làm tăng giá thành sản
phẩm, thay các bóng đèn có hiệu suất chiếu sáng cao.
-Chọn mua các máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ có chất lượng tốt để
sử dụng trong thời gian dài.
-Đối với những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được thì
nên tận dụng.
57
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, để tồn tại và
phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng nổ, nhạy bén trong việc tổ chức
hoạt động kinh doanh. Việc sản xuất trong nền kinh tế thị trường luôn yêu cầu
các sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, uy tín trên thương trường và những yếu
tố này càng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Trong quá trình học tập
ở trường cùng với thời gian thực tập tại xí nghiệp Phú Lộc đã giúp em nhận
thức rõ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là khâu trọng
tâm của công tác kế toán, là cơ sở xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị.
So với cơ sở lý thuyết thì thực tế có sự linh động, uyển chuyển hơn. Mỗi
doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm riêng tùy theo đặc điểm kinh doanh mà
phương pháp tập hợp và tính giá thành cũng không giống nhau. Việc áp dụng
phương pháp tính giá thành đơn giản hơn so với lý thuyết đã học.
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thấy những vướn mắc
trong việc hạ giá thành sản phẩm. Sự không ổn định của giá cả nguyên vật liệu
đầu vào, biến động của thị trường đang là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn
hiện nay. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là với sự lãnh đạo
khéo léo, giàu kinh nghiệm trên thương trường của Ban Giám Đốc cùng một
đội ngũ công nhân tích cực, nhiệt tình trong công việc và những nhân viên kế
toán có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng hết sức vì sự phát triển của xí
nghiệp đã giúp cho hoạt động kinh doanh của xí nghiệp ngày càng đi lên. Tuy
nhiên, trong năm 2014 hứa hẹn còn gặp không ít khó khăn đòi hỏi xí nghiệp
phải hết sức nổ lực, không ngừng phấn đấu vì mục tiêu lợi nhuận.
6.2 KIẾN NGHỊ
● Đối với nhà nước
- Nhà nước cần có những chính sách kiểm soát diễn biến giá gạo nguyên
liệu, giá điện nước, xăng dầu nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoạch định
chi phí, đảm bảo tiến độ sản xuất.
- Với tình hình giá cả xăng dầu đang tăng như hiện nay, đối tượng chịu
ảnh hưởng nhiều nhất là các nhà sản xuất. Do đó, đây có thể là yếu tố tác động
khá mạnh đến giá thành trong những kỳ tiếp theo. Nhà nước cần có những
chính sách tác động đến tình hình xăng dầu hiện nay, nhằm làm hạn chế tốc độ
58
tăng của giá cả xăng dầu, giúp cho nhà sản xuất giảm bớt chi phí như: chi phí
sản xuất sản phẩm, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí tiêu thụ sản
phẩm ... của các daonh nghiệp.
- Luôn cải tiến và hoàn thiện Luật Doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
- Tiếp tục hỗ trợ lãi vay Ngân hàng cho các doanh nghiệp tạm trữ lúa,
gạo. Nhưng việc hỗ trợ cần phân bổ nhiều thời điểm khác nhau, phù hợp với
lượng thu mua gạo của từng tỉnh. Tránh tình trạng dàn đều như hiện nay làm
nông dân ở một số tỉnh không được hưởng lợi nhiều vì lúa đã thu hoạch quá
lâu không còn nhu cầu để bán.
● Đối với địa phương
Xây dựng và phát triển hệ thống giao thông (Kể cả đường bộ và thủy) tốt
để quá trình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghệp được thuận lợi hơn và
giảm bớt chi phí vận chuyển.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đàm Thị Phong Ba, 2011. Bài giảng nguyên lí kế toán. Trường Đại Học
Cần Thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.
Trần Quốc Dũng, 2009. Bài giảng nguyên lí kế toán. NXB Giáo Dục
Việt Nam.
Trần Quốc Dũng, 2009. Bài giảng kế toán tài chính. Trường Đại Học
Cần Thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.
Nguyễn Thị Đông, 2004. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp.
NXB Thống Kê & Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Đặng Thị Hòa, 2013. Kế toán sản xuất. Hà Nội: NXB Thống kê.
60
PHỤ LỤC 1: PHIẾU XUẤT KHO SỐ X403/1
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
PHIẾU XUẤT KHO
Số: X403/1
Xuất, ngày: 02/03/2014
Xuất cho:
Xuất gia công
Bộ phận sử dụng:
Lý do sử dụng:
LXGC – Xuất gia công
Xuất tại kho:
X401 – Kho số 1
STT Mã VTHH
1
LGAO-NL
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Gạo nguyên liệu
ĐVT Số lượng
kg
1.187.776
Đơn giá
Thành tiền
8.849
10.510.629.824
Tổng cộng 10.510.629.824
Cộng thành tiền bằng chữ: Mười tỷ năm trăm mười triệu sáu trăm hai mươi chín nghìn tám trăm hai mươi bốn đồng.
Giám đốc XN
Kế toán
Người nhận
Thủ kho
Kiểm phẩm
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
61
PHỤ LỤC 2: PHIẾU XUẤT KHO SỐ X403/3
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
PHIẾU XUẤT KHO
Số: X403/3
Xuất, ngày: 10/03/2014
Xuất cho:
Xuất gia công
Bộ phận sử dụng:
Lý do sử dụng:
LXGC – Xuất gia công
Xuất tại kho:
X401 – Kho số 1
STT Mã VTHH
1
LGAO-NL
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Gạo nguyên liệu
ĐVT Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
kg
842.264
8.849
7.453.194.136
Tổng cộng 7.453.194.136
Cộng thành tiền bằng chữ: Mười tỷ năm trăm mười triệu sáu trăm hai mươi chín nghìn tám trăm hai mươi bốn đồng.
Giám đốc XN
Kế toán
Người nhận
Thủ kho
Kiểm phẩm
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
62
PHỤ LỤC 3: PHIẾU XUẤT KHO SỐ X403/10
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
PHIẾU XUẤT KHO
Số: X403/10
Xuất, ngày: 28/03/2014
Xuất cho:
Xuất gia công
Bộ phận sử dụng:
Lý do sử dụng:
LXGC – Xuất gia công
Xuất tại kho:
X401 – Kho số 1
STT Mã VTHH
1
LGAO-NL
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Gạo nguyên liệu
ĐVT Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
kg
383.500
9.984
3.828.864.000
Tổng cộng 3.828.864.000
Cộng thành tiền bằng chữ: Mười tỷ năm trăm mười triệu sáu trăm hai mươi chín nghìn tám trăm hai mươi bốn đồng.
Giám đốc XN
Kế toán
Người nhận
Thủ kho
Kiểm phẩm
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
63
PHỤ LỤC 4: SỔ CHI TIẾT 621G4
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
621G4 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gia công - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
ST
T
1
2
3
4
5
6
Chứng từ gốc
MH
LPKC
LPKC
LPKC
LXGC
LXGC
LXGC
Ngày
02/03/2014
10/03/2014
28/03/2014
02/03/2014
10/03/2014
28/03/2014
TK
đối ứng
Diễn giải
Số
X403/1 LPKC – Xuất gia công
X403/3 LPKC – Xuất gia công
X403/10 LPKC – Xuất gia công
X403/1 LXGC – Xuất gia công
X403/3 LXGC – Xuất gia công
X403/10 LXGC – Xuất gia công
Tổng
Tổng phát sinh lũy kế
154G4
154G4
154G4
1561L
1561L
1561L
Phát sinh VNĐ
Nợ
10.510.629.824
7.453.194.136
3.828.864.000
21.792.687.960
89.594.207.600
Có
10.510.629.824
7.453.194.136
3.828.864.000
21.792.687.960
89.594.207.600
Số dư đầu kỳ: Có 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Có 0 đồng
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
64
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
GIÁM ĐỐC
PHỤ LỤC 5: SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 621G4
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
621G4 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gia công - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Tài khoản đối ứng
Tên gọi
Chi phí gia công XN4
Giá mua hàng lương thực
Tổng
Phát sinh VNĐ
Mã hiệu
154G4
1561L
Nợ
Có
21.792.687.960
21.792.687.960
21.792.687.960
21.792.687.960
Số dư đầu kỳ: Nợ 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Nợ 0 đồng
NGƯỜI LẬP
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
65
PHỤ LỤC 6: SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 33424
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
33424 – Tiền lương CN bốc xếp và vận hành máy - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Chứng từ gốc
Phát sinh VNĐ
STT
MH
...
...
Số
Ngày
...
TK
đối ứng
Diễn giải
...
...
...
3
PKT
31/03/2014
X403/13
Kết chuyển tiền lương công nhân bốc xếp
và vận hành máy từ ngày 01/03/2014 đến
ngày 08/03/2014
...
...
...
...
...
66
Có
...
622G4
...
Tổng
Tổng phát sinh lũy kế
Nợ
...
28.922.625
...
...
...
132.433.775
...
132.433.775
Số dư đầu kỳ: Có 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Có 0 đồng
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
67
GIÁM ĐỐC
PHỤ LỤC 7: SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622G4
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
622G4 - Chi phí nhân công trực tiếp - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
ST
T
Chứng từ gốc
MH
Ngày
TK
đối ứng
Diễn giải
Số
1
PKT
31/03/2014
X403/13
Kết chuyển lương công nhân bốc
xếp và vận hành máy
33424
2
KC
31/03/2014
X403/14
Kết chuyển chi phí tháng 03/ 2014
154G4
Tổng
Tổng phát sinh lũy kế
Phát sinh VNĐ
Nợ
Có
28.922.625
28.922.625
28.922.625
132.433.775
28.922.625
132.433.775
Số dư đầu kỳ: Có 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Có 0 đồng
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
68
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
GIÁM ĐỐC
PHỤ LỤC 8: SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 33424
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
33424 – Tiền lương CN bốc xếp và vận hành máy - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Tài khoản đối ứng
Tên gọi
...
Chi phí nhân công trực tiếp XN4
...
Tổng
Phát sinh VNĐ
Mã hiệu
...
622G4
...
Nợ
Có
...
...
...
28.922.625
...
...
...
Số dư đầu kỳ: Nợ 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Nợ 0 đồng
NGƯỜI LẬP
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
69
PHỤ LỤC 9: SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 622G4
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
622G4 - Chi phí nhân công trực tiếp - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Tài khoản đối ứng
Tên gọi
Chi phí gia công XN4
Tiền lương công nhân bốc xếp và vận hành
máy XN4
Tổng
Phát sinh VNĐ
Mã hiệu
Nợ
Có
28.922.625
11114
28.922.625
622G4
28.922.625
28.922.625
Số dư đầu kỳ: Nợ 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Nợ 0 đồng
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
70
PHỤ LỤC 10: SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6274
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
6274 - Chi phí sản xuất chung - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Chứng từ gốc
ST
T
1
MH
Ngày
Phát sinh VNĐ
Số
PCKH
10/03/2014
X403/4
PCKV
11/03/2014
X403/5
2
3
PCKV
17/03/2014
X403/7
TK
đối ứng
Diễn giải
Chi tiền mua dầu chạy máy
phát điện
Chi tiền mua than đa theo
HĐ số 0064653 ngày
11/03/2014.
Chi tiền mua dây coro thay
hai dây chuyền máy lau
bóng.
11114
Nợ
Có
754.545
11114
24.545.455
11114
498.000
71
4
PCKH
24/03/2014
X403/9
PKT
28/03/2014
X403/12
5
6
KC
31/03/2014
Chi trà tiền điện kỳ 01/03
theo HĐ số 0071221 và kỳ
02/03 theo HĐ số 0091165
11214
Trích khấu hao TSCĐ theo
CPSX chung tháng 03/2014.
2144
71.992.100
X403/15 Kết chuyển chi phí SXC
tháng 03/2014
Tổng
Tổng phát sinh lũy kế
48.270.800
146.060.900
146.060.900
666.308.729
146.060.900
666.308.729
Số dư đầu kỳ: Có 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Có 0 đồng
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
72
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
GIÁM ĐỐC
PHỤ LỤC 11: SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 6274
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
6274 - Chi phí sản xuất chung - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Tài khoản đối ứng
Tên gọi
Tiền Việt Nam tại quỹ XN4
Tiền Việt Nam gởi Ngân hàng XN4
Hao mòn TSCĐ hữu hình
Chi phí gia công XN4
Tổng
Phát sinh VNĐ
Mã hiệu
11114
11214
2144
154G4
Nợ
Có
25.798.000
71.992.100
48.270.800
146.060.900
146.060.900
146.060.900
Số dư đầu kỳ: Nợ 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Nợ 0 đồng
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
73
PHỤ LỤC 12: SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154G4
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
154G4 - Chi phí gia công - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Chứng từ gốc
ST
T
MH
Ngày
Phát sinh VNĐ
Số
TK
đối ứng
Diễn giải
Nợ
LXGC
02/03/2014
X403/1 LXGC – Xuất gia công
621G4
10.510.629.824
LXGC
10/03/2014
X403/3 LXGC – Xuất gia công
621G4
7.453.194.136
LXGC
28/03/2014
X403/10 LXGC – Xuất gia công
621G4
3.828.864.000
KC
31/03/2014
X403/15 Kết chuyển chi phí SXC tháng
03/2014
6274
74
146.060.900
Có
PKT
31/03/2014
LNGC
31/03/2014
LNGC
31/03/2014
Kết chuyển lương công nhân bốc
xếp và vận hành máy
622G4
X403/16
Nhập gia công (SP chính)
1561L
17.931.834.185
X403/17
Nhập gia công (SP phụ)
1561L
4.035.837.300
X403/13
28.922.625
Tổng
21.967.671.485
21.967.671.485
Tổng phát sinh lũy kế
90.392.950.104
90.392.950.104
Số dư đầu kỳ: Nợ 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Nợ 0 đồng
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
75
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
GIÁM ĐỐC
PHỤ LỤC 13: SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 154G4
Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long – Xí nghiệp Phú Lộc
Địa chỉ: Tổ 01, ấp 3A, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500170900-019
SỐ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
154G4 - Chi phí gia công - XN4
Kỳ PS: từ ngày 01/03/2014 đến 31/03/2014
Tài khoản đối ứng
Tên gọi
Giá mua hàng lương thực
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gia công XN4
Chi phí nhân công trực tiếp XN4
Chi phí sản xuất chung XN4
Tổng
Phát sinh VNĐ
Mã hiệu
1561L
621G4
622G4
6274
Nợ
Có
21.967.671.485
21.792.687.960
28.922.625
146.060.900
21.967.671.485
21.967.671.485
Số dư đầu kỳ: Nợ 0 đồng
Số dư cuối kỳ: Nợ 0 đồng
Ngày 31 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
76
[...]... chung Đánh giá thực trạng công kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Phú Lộc Từ đó, đề ra giải pháp giúp xí nghiệp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Phú Lộc; - Phân tích giá thành sản phẩm và đánh giá tình... doanh nghiệp khác, Xí nghiệp Phú Lộc đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đứng vững, để tồn tại trên thị trường Đặc biệt công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng được coi trọng Trên cơ sở đó, em quyết định chọn đề tài Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Phú Lộc trực thuộc Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long ... (2010), Luận văn tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước và môi trường đô thị Đồng Tháp Tác giả đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sả xuất, tính giá thành sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm nước của công ty Lê Hồng Hải,... hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; quản lý, kiểm soát giá thành sản phẩm 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện và hoàn thành tại xí nghiệp Phú Lộc trực thuộc Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: tổ 01, ấp 3A, xá Phú Lộc, ... sản phẩm khác nhau khi có chi phí dở dang Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là đầu vào là nguyên liệu dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm Mặt khác, sản lượng của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm Vì vậy, tiết kiệm chi. .. lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong c Kết cấu giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm bao gồm: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành Giá thành sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, nhập kho hoặc giao cho khách hàng Giá thành sản phẩm cũng là căn cứ để tính. .. chính để sản xuất ra sản phẩm hay làm tăng chất lượng sản phẩm - Chi phí nhân công trực tiếp: được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp CPSX chung bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất,... thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Phương pháp nghiên cứu của đề tài chú trọng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nguyễn Long An, (2006), Luận văn tốt nghiệp Kế toán chi phí và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm tại công ty TNHHTP Phú Quí Đề tài chủ yếu phân tích biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm qua... Bình - Xí nghiệp Tân Thạnh - Xí nghiệp Mỹ Thới - Xí nghiệp An Bình - Xí nghiệp bao bì - Nhà máy thức ăn thủy sản Domyfeed - Cửa hàng tiện lợi 25 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Phú Lộc Xí nghiệp Phú Lộc là một trong 10 chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long Trước đây, xí nghiệp có tên gọi là xí nghiệp Chế Biến Lương Thực Số 4 Tháng 12/2011, căn cứ vào... văn tốt nghiệp nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất khẩu thủy sản Cafatex Nội dung: đánh giá công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tôm block tại công ty, từ đó đưa ra các giải pháp giúp công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, trang thiết bị, tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, số tuyệt đối và số