Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang chuyển biến gội nhập với thế giới Nền kinh tế mở cửa, rất nhiều hàng hoá, nhà đầu tư và các đối thủ cạnh tranh xâm nhập với tốc độ nhanh và mạnh Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải tìm cách vượt lên đối thủ, phải thực hiện những biện pháp cải cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả lao động, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất ,muốn tồn tại và phát triển cần phải có những quyết sách quan trọng về chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Cũng trong sự chuyển mình chung của các doanh nghiệp trong nước Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí cũng đang từng bứớc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của mình nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của kế toán tài chính trong các quyết định kinh doanh của lãnh đạo Công ty góp phần vào những thắng lợi trên con đường phát triển và hội nhập.
Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngưòi tiêu dùng về cả lượng và chất, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế hiện nay Công ty đã và đang cải tiến kĩ thuật, đưa vào sản xuất những trang bị, máy móc tiên tiến, tích cực tận thu các nguồn nhập ở nhiều nguồn nhập trong nước kết hợp nhập ngoại, với các nguyên liệu có chất lượng cao Nắm bắt các thông tin kinh tế kịp thời để có biện pháp điều hánh sản xuất, nhằm nâng cao hiệu xuất lao động, Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lí, được ngưòi tiêu dùng tin cậy.
Chính tầm quan trọng như vậy em đã chọn đề tài: Hoàn thiện kế toán chi phívà tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơkhí.
Bài chuyên đề này được trình bày theo 3 phần chính
Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công
ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
Công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí.
Trang 2CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝCHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN
VÀ CƠ KHÍ
1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơkhí
Công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng liên quan đến dây điện và cáp điện Nhóm các mặt hàng chủ yếu của công ty có thể kể đến: Dây điện cứng, mềm; Nhóm cáp Mile; Nhóm cáp Ngầm; Nhóm cáp treo; Nhóm cáp điều khiển; Nhóm cáp đồng trần; Nhóm cáp nhôm trần; Nhóm cáp dồng bọc nhựa; Nhóm cáp nhôm bọc; Nhóm cáp văn xoắn nhôm; Nhóm cáp vặn xoăn đồng; Nhóm cáp AC trần; Nhóm cáp AC bọc; Nhóm cáp bọc đôi
B ng 1.1 Danh m c s n ph m c a Công tyảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty ục sản phẩm của Công ty ảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty ẩm của Công ty ủa Công ty
Trang 3Cáp đồng ngầm 4x16 CcuN4x16 M
Tiêu chuẩn chất lượng: Các sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lương
ISO 9001-2000 Hệ thống quản lý chất lượng ISO được Công ty thực hiện một cách nghiêm ngặt, thống nhất: toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng Tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty chịu trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như được tạo điều kiện để chủ động tham gia và các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tính chất của sản phẩm: Các sản phẩm của Công ty chủ yếu là các loại dây
điện, cáp điện Tính chất đặc trưng của các sản phẩm này là nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng cao ( khoảng 80%) Đây là những mặt hàng đòi hỏi độ chính xác cao, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn.
Loại hình sản xuất: Sản phẩm của công ty được sản xuất hàng loạt và theo
đơn đặt hàng, tuy nhiên công tác tập hợp và tính giá thành không theo từng đơn đặt hàng riêng mà tính chung cho toàn công ty.
Thời gian sản xuất: Là các sản phẩm liên quan đến truyền dẫn điện, được sản
xuất trên dây chuyền công nghệ bán tự động Vì thế thời gian sản xuất sản
phẩm tương đối ngắn
Trang 4Đặc điểm sản phẩm dở dang: Do đặc tính sản phẩm nguyên vật liệu chiếm tỉ
trọng lớn sản phẩm lại đa dạng nên sản phẩm dở dang ở nhiều mức độ hoàn thành khác nhau Sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí NVL trực tiếp.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần tập đoànvật liệu điện và cơ khí
Trên nền tảng cơ sở vật chất ban đầu còn lạc hậu Công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây truyền công nghệ, liên tục cải tiến đổi mới để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về mầu sắc, mẫu mã phong phú về chủng loại Từng bước Công ty đã có được sự tin tưởng của bạn hàng, sự tín nhiệm của người tiêu dùng, vững chắc từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước.
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Trình tự công nghệ như sau
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất dây điện, cáp điện
Trang 51.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Bộ phận sản xuất của công ty được chia làm bốn phân xưởng - Phân xưởng I: Phân xưởng kéo rút
- Phân xưởng II: Phân xưởng bện các cáp trần quy cách lớn với công nghệ cao - Phân xưởng III: Phân xưởng bện các loại cáp trần, các loại cáp có quy cách nhỏ.
- Phân xưởng IV: Phân xưởng bọc
1 3 Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
Chi phí là tất cả các khoản phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận cho công ty Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí, quy chế của công ty quy định chức năng, nhiệm vụ của các thành phần trong Công ty trong việc quản
Trang 6Công tác quản lý chi phí là trách nhiệm, quyền hạn cho mỗi bộ phận trong Công ty Cụ thể
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra các trung tâm chi phí của Công ty Công tác kiểm tra được thực hiện trong bất cứ thời điểm nào Ban kiểm soát
Ban Tổng giám đốc
Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Điều lệ và các Quy định của Pháp luật, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động của mình Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, các cấp quản lý trong công ty Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn và hàng năm, các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư mới, các phương án liên doanh, liên kết trình Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông phê dụyệt Tổng giám đốc là người phê duyệt chi phí của Công ty và chịu trách nhiệm về ký duyệt đó
Văn phòng Tổng Công ty (Tổ chức – Hành chính)
Thực hiện và tham mưu cho lãnh đạo Công ty các nhiệm vụ: Tổ chức -Hành chính, bộ máy và mạng lưới kinh doanh toàn Công ty, quản trị Công ty Tiến hành phân tích chất lượng và năng suất lao động để từ đó tham mưu giúp lãnh đạo Công ty bố trí xắp xếp nhân sự theo đúng đòi hỏi của các đơn vị, tham mưu cho bộ phận kế hoạch trong việc lập các dự toán chi phí liên quan đến chi phí nhân công Văn phòng Công ty có nhiệm vụ tuyển dụng lao động Công tác tuyển dụng tốt sẽ làm giảm thiểu chi phí cho Công ty.
Phòng Tài chính Kế Toán
Trang 7Tập hợp, ghi chép và phản ảnh các chi phí phát sinh trong DN trong đó có CPSX đồng thời phòng cũng đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý chi phí của Công ty Qua công tác hạch toán số liệu sản xuất, phòng kế toán có nhiệm vụ phát hiện và đề xuất kịp thời các vấn đề liên quan đến lãng phí, gây thất thoát chi phí.
Phòng Kế hoạch Đầu tư
Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch cho SXKD của công ty; lập kế hoạch về nguồn nguyên liệu, lao động, tài chính… để thiết lập phương án sản xuất hợp lý và có hiệu quả nhất Đồng thời thông qua việc xây dựng định mức chi phí sản xuất cho từng sản phẩm phòng kế hoạch sản xuất đã góp phần kiểm soát tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất Phòng kế hoạch chính là bộ phận lập ra các định mức, dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phân xưởng
Các phân xưởng là nơi diễn ra hoạt động sản xuất nên đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý chi phí Đứng đầu các phân xưởng là các đốc công có nhiệm vụ đôn đốc, giám sat, kiểm tra hoạt động sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiết kiệm CP và tăng năng suất.
Trang 8CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty
2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Đối tượng tập hợp CPSX
Công ty CP tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí với đặc điểm quy trình sản xuất giản đơn, sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn chính vì thế đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là toàn bộ bộ phận sản xuất.
Phương pháp tập hợp CPSX
Trên cơ sở xác định được đối tượng kế toán chi phí, hiện nay Công ty lựa chọn phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng chịu chi phí.
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty được thực hiện từ việc tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp trên sổ nhật ký chung và sổ chi tiết theo khoản mục phí để cuối tháng xác định cho các sản phẩm theo định mức kế hoạch mà Công ty đã lập trước đó.
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.2.1- Nội dung
Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và các loại vật tư khác dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm Do sản phẩm chính của công ty là các loại dây và cáp điện có cấu tạo khá đơn giản Vật liệu chính để sản xuất các mặt hàng này chủ yếu là các vật liệu dẫn điện như đồng, nhôm, lõi thép, băng thép, băng đồng, băng nhôm… và vật liệu cách điện như nhựa, gỗ…
Trang 9Nguyên vật liệu là bộ phận chiếm tri trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty ( 75% – 85%).
Nguyên vật liệu cho sản xuất được công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, chi phí thu mua vẫn chuyển bốc dỡ được tính vào chi phí sản xuất hàng tháng mà không tính vào giá trị nguyên vật liệu.
2.1.2.2- Tài khoản sử dụng
TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí NVL trực tiếp chế tạo ra các loại sản phẩm của Công ty.
Tài khoản 621 được mở chung cho toàn bộ bộ phận sản xuất Kết cấu của TK 621
Bên Nợ:
- Phản ánh trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong tháng
Bên có:
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất trong tháng vào TK 154- CP sản xuất kinh doanh dở dang
- Kết chuyển CP NVL trực tiếp vượt trên định mức bình thường vào TK 632- Giá vốn hàng bán
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết được nhập kho TK 621 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản TK 1521 – Nguyên vật liệu chính TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ TK 1552 – Thành phẩm
Trang 102.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Sơ đồ 2.1 Quy trình hạch toán CP NVL TT
Sơ đồ quy trình hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty
Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Căn cứ vào Kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, thống kê hoặc quản đốc phân xưởng nhận vật tư để sản xuất bằng sổ nhận vật tư.
Căn cứ vào sổ lĩnh vật tư phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho và được Giám đốc và trưởng bộ phận ký duyệt; xưởng nhận vật tư Giá xuất kho là giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá bình quân cả kì dự
Trang 11Biểu số 2.1 Phiếu Xuất kho
Cty CP tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí 240 -242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Họ và tên người nhận hàng: Chị Dương Đơn vị: PX02 - Phân xưởng II
Ng y 23 tháng 12 n m 2009ày 23 tháng 12 năm 2009 ăm 2009
Thủ trưởng đơn vịPhụ trách bộ phận sử dụngNgười nhận hàngThủ kho
Mặt khác đặc điểm sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty bao gồm kéo, bện, bọc nối tiếp nhau, thành phẩm của phân xưởng trước vừa là thành phẩm xuất bán vừa là nguyên liệu để sản xuất sản phẩm sau nên trong công ty còn có việc xuất thành phẩm để sản xuất và có sự chuyển giao thành phẩm giữa các phân xưởng.
Trường hợp xuất kho thành phẩm ( ít khi xảy ra)
Trang 12Ví dụ theo phiếu xuất kho số PX 10/12 ngày 14 tháng 12 năm 2009 Do nhu cầu sản xuất để đáp ứng thời hạn đơn đặt hàng, phân xưởng 3 nhận 16,915,170 đồng thành phẩm cáp nhôm trần ACRS 185/29 để gia công chế tạo cáp ngầm.
Khi đó kế toán sẽ định khoản
Nợ TK 621: 16,195,170 Có TK 1551: 16,195,170
Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phản ánh lên sổ chi tiết chi phí theo các khoản mục phí Sổ chi tiết tài khoản 621 được mở chung cho bộ phận sản xuất.
Trường hợp sản phẩm của phân xưởng này hoàn thành đưa sang phân xưởng khác mà không qua kho Các phân xưởng chuyển giao sản phẩm đồng thời lập phiếu kê sản phẩm chuyển giao (Biểu 2.2) Do phương pháp tính giá thành của Công ty là tính theo giá thành kế hoạch, khi chuyển giao thành phẩm chỉ theo dõi số lượng sản phẩm chuyển giao.
Căn cứ vào các phiếu kê chuyển giao thành phẩm và sổ chi tiết NVL, hàng ngày kế toán vào sổ chi tiết NVL ( Biểu 2.3)
Căn cứ vào các phiếu kê chuyển giao thành phẩm và sổ chi tiết NVL, cuối tháng kế toán lập bảng kê xuất nguyên vật liệu ở từng phân xưởng ( Biểu 2.4)
Biểu số 2.2 Phiếu kê sản phẩm chuyển giao giữa các phân xưởng
CTY CP TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ
Trang 13240 – 242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội
NGƯỜI NHẬN THỐNG KÊ QUẢN ĐỐC
Bi u s 2.3 S chi ti t chi phí theo kho n m c phí TK 621ểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 ố 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ản mục phí – TK 621ục phí – TK 621– TK 621
Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí240 – 242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC PHÍ
Tài khoản 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Trang 15Bi u s 2.4 B ng kê NVL dùng cho s n xu tể sản xuất ố 2.4 Bảng kê NVL dùng cho sản xuất ảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty ảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty ất Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí240-242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG CHO SẢN XUẤT
Trang 16Căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 621, kế toán tập hợp số liệu vào sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản ( tài khoản 621) ( Bảng 2.5) Sổ này có chức năng phản ánh tổng hợp tình hình phát sinh tài khoản Đồng thời kế toán lập bảng phân bổ NVL công cụ dụng cụ ( Bảng 2.6)
B ng 2.5 S t ng h p ch T c a m t t i kho n – TK 621ảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty ổ tổng hợp chữ T của một tài khoản – TK 621 ổ tổng hợp chữ T của một tài khoản – TK 621 ợp chữ T của một tài khoản – TK 621 ữ T của một tài khoản – TK 621 ủa Công ty ội dung : Nhận lõi thép để sản xuất ày 23 tháng 12 năm 2009 ảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢNTài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu chính
Trang 17Biểu số 2.6 B ng phân b NVL, CCDCản mục phí – TK 621ổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621
Công ty CP tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Sơ đồ 2.2 quy trình ghi sổ tổng hợp CP NVL TT
Sơ đồ ghi sổ tổng hợp kế toán tổng hợp CP nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 18Hàng ngày, từ các phiếu xuất kho,các chứng từ liên quan kế toán ghi sổ nhật ký chung ( Bảng 2.6)
Căn cứ số liệu trên sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và sổ nhật ký chung kế toán sẽ tổng hợp chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất sản
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. sang trang sau
- Sổ này có 50 trang được đánh số trang từ 01 đến trang 50.
Trang 19Biểu số 2.8 Sổ cái TK 621
Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí22–242, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Số dư cuối quý 1
- Sổ này có 100 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 100.- Ngày mở sổ: 01/01/2009
Người ghi sổKế toán trưởng
Ngày 31/12/2009
Giám đốc
Trang 202.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp2.1.3.1 Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp làm đêm, tiền ăn ca…Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hôi, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn.
Lương chính:
Do đặc thù công nhân không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà kết hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm trong kỳ kế toán Vì thế tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo thời gian lao động.
Cách tính tiền lương chính được lĩnh
Trong đó
Lương cơ bản : 650,000 đồng; hệ số lương tùy thuộc vào trình độ tay nghề của công nhân; Số ngày làm việc dựa trên bảng chấm công.
Ví dụ Anh Nguyễn Văn Phương làm tại phân xưởng sản xuất Hệ số lương là 2.5 Trong tháng 12/2009 theo bảng chấm công anh làm việc 25
Trang 21Được công ty nhân hệ số 1.5 so với mức lương một ngày công Tiền ăn ca
Công ty quy đinh tiền ăn ca cho 1 ngày làm là 15,000 đồng Tiền ăn ca chỉ được tính trong ngày làm hành chính.
Các khoản trích theo lương
Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngoài tiền lương công ty còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH được trích để đài thọ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu BHYT đài thọ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân KPCĐ chủ yếu dành cho hoạt động của tổ chức lao động, chăm lo bảo vệ cho người lao động.
Theo chế độ hiện hành hiện nay, từ ngày 01/01/2010 BHXH, BHYT, KPCĐ được quy định trích theo tỉ lệ tiền lương của công nhân sản xuất như sau:
- Trích BHXH 16% Lương cơ bản - Trích BHYT 3% Lương cơ bản - Trích KPCĐ 2% Tổng thu nhập
- Trích bảo hiểm thất nghiệp 1% Tổng thu nhập
Trước ngày 01/01/2010 kế toán vẫn hạch toán theo quy định cũ ( tỉ lệ trích lập các khoản theo lương cụ thể là 15% lương cơ bản trích BHXH, 2% lương cơ bản trích BHYT; 2% tổng thu nhập trích kinh phí công đoàn).
Để hạch toán CP nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ nha: Bảng chấm công, Bảng tính lương; Bảng kê trích nộp các khoản theo lương;
Các loại sổ sử dụng để hạch toán: Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 622; Sổ cái TK 622
Trang 22Ví dụ: Tính lương cho anh Nguyễn Văn Phương Dựa vào bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH… thì thấy Anh Phương làm 25 ngày trong giờ hành chính; 2 ngày làm thêm; hệ số lương 2.5 Kế toán lương tập hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Lương chính: 1,562,500
Lương làm thêm giờ: 2* 650,000 * 2.5/26 * 1.5 = 187,500 Tiền ăn ca: 15,000 * 25 = 375,000
Tiền lương của anh Phương được tính vào chi phí trong tháng :
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán
Kết cấu tài khoản 622
Bên Nợ:
Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm Bao gồm: thiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương
Bên Có:
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ; Kế chuyển CP nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK giá vốn hàng bán
TK 622 không có số dư cuối kỳ
Trang 232.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Sơ đồ 2.3 hạch toán chi tiết CP NCTT
Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Để theo dõi thời gian lao động của công nhân, Công ty sử dụng bảng chấm công (Bảng 2.9) Bảng này được sử dụng để ghi chép toàn bộ thời gian làm việc, nghỉ việc…của công nhân sản xuất theo từng ngày và được lập cho toàn bộ phân xưởng trong một tháng Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ, kế toán tính được chi phí nhân công trực tiếp cũng như lương của người lao động.
Từ bảng chấm công kế toán lập bảng tính tiền lương ( biểu số 2.10) và bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu 2.11)
Chứng từ gốc về CP nhân công trực tiếp
Sổ chi tiết CP nhân công
Trang 24Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí
- Lương thời gian: +
Trang 25Bi u s 2.9 B ng ch m côngểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 ố 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ản mục phí – TK 621ấm công
Trang 26CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ
BẢNG TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNGTHÁNG 12 NĂM 2009
Biểu số 2.10 Bảng tính lương và các khoản trích theo lương tháng 12/2009
Trang 27Biểu số 2.11 Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã Hội
Công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí
Trang 28Dựa vào bảng tính lương, kế toán, kế toán vào sổ chi tiết TK 622, đồng thời theo dõi tiền lương trên các sổ chi tiết TK 334, TK 338 Khi phân bổ lương, kế toán của công ty không tách phần lương của quản đốc phân xưởng mà hạch toán luôn vào TK 622.
Bi u s 2.12 S chi ti t theo kho n m c phí TK 622ểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 ố 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ản mục phí – TK 621ục phí – TK 621– TK 621
Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí240-242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa - HN
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC PHÍ
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
31/12 PKT PBKPCĐ Trích kinh phí công đoàn tháng 12 62233823,583,32031/12 PKT PBBHYT Trích bảo hiểm y tế tháng 126223384 2,843,880 31/12 PKTPBBHXH Trích bảo hiểm xã hội thang 12 6223383 21,329,100 Căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 622, kế toán ghi sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản ( tài khoản 622)
Trang 29Bi u s 2.13 S T ng h p ch T c a m t TK TK 622ểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 ố 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 ổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ợp chữ T của một TK – TK 622ữ T của một TK – TK 622ủa một TK – TK 622ột TK – TK 622– TK 621
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢNTài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
3341 Lương phải trả công nhân viên 179,166,000
Từ bảng tính lương, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung
Bi u s 2.14 S nh t ký chungểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 ố 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ật ký chung
Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí
Trang 3020/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. sang trang sau
- Sổ này có 50 trang được đánh số trang từ 01 đến trang 50 - Ngày mở sổ: 1/1/2009.
Ngày 31/12/2009
Giám đốc
Từ nhật ký chung và các chứng từ liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi sổ cái tài khoản 622
Bi u s 2.15 S cái TK 622ểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 ố 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621ổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621
Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí240–242,Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Trang 31Số dư cuối quý 1
- Sổ này có 100 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 100.- Ngày mở sổ: 01/01/2009
Người ghi sổKế toán trưởng
Ngày 31/12/2009
Giám đốc
Trang 322.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.4.1 Nội dung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phân xưởng ngoại trừ chi phí NVL trực tiếp là chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp bao gồm các khoản mục sau: Chi phí NVL dùng cho bộ phận phân xưởng
Chi phí công cụ - dụng cụ cho bộ phận sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cố định của bộ phận sản xuất Chi phí vận chuyển, bốc xếp
Chi phí điện nước
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị Chi phí chất lượng sản phẩm
Chi phí khác bằng tiền…
Tất cả các chi phí này đều được tập hợp theo thời gian phát sinh chi phí, được xác định chung cho toàn bộ phận sản xuất
Chứng từ kế toán cho những khoản phát sinh này chủ yếu là các hoa đơn của người cung cấp, phiếu chi tiền mặt, ủy nhiệm chi của ngân hàng, bảng tính và phân bổ khấu hao, phiếu xuất kho…
Kế toán sử dụng các loại sổ: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 154, sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản (TK 627), sổ cái tài khoản 627… để hạch toán chi phí sản xuất chung.
Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được thực hiện đối với các khoản mục chi phí sau
Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí vật liệu dùng cho bộ phận
sản xuất nhưng không dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm Vật liệu xuất dùng chủ yếu để dùng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị… Khi có nhu cầu vât liệu dùng cho phân xưởng, thủ kho lập phiếu xuất kho
Trang 33theo số lượng thực chất nếu vật liệu có trong kho, trường hợp mua ngoài căn cứ vào hóa đơn mua hàng…
Trong tháng 12, Dựa trên chứng từ kế toán, nguyên vật liệu xuất dùng cho bộ phận sản xuất là 1,050,000 đồng Kế toán định khoản
Nợ TK 627: 1,050,000 Có TK 152: 1,050,000
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là doanh nghiệp sản xuất nên TSCĐ của công
ty rất nhiều và đa dạng Bao gồm: máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, nhà xưởng… Đây là những tài sản có giá trị lớn, trong khi sử dụng bị hao mòn, hàng tháng kế toán trích khấu hao.
Tại công ty, việc trích khấu hao được thực hiện theo quy định của Bộ tài chính, phương pháp tính khấu hao là khấu hao theo đường thẳng và được tính tròn tháng.
Ví dụ: Ngày 12 tháng 12 năm 2009 Công ty mua máy hàn chập dây nhôm nguyên giá 21,000,000 đồng, thời hạn sử dụng là 5 năm Mức trích khấu hao cho TSCĐ này là: 21,000,000/(5*12) = 350,000.
Căn cứ vào tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng, kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bổ khấu hao ( Biểu số 2.16)
Từ bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao, kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung như sau
Trang 34Biểu số 2.16 Bảng khấu hao TSCĐ tháng 12/2009
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ
Số 240 – 242, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Trang 35 Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ là những thức mà con người
tác động sức lao động vào đó để biến NVL thành sản phẩm Công cụ dụng cụ trong sản xuất không được công ty phân bổ mà tính thẳng vào chi phí sản xuất chung trong kỳ xuất.
Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng 12/1009: 23,370,989 đồng.
Kế toán ghi: Nợ TK 627: 23,370,989 Có TK 153: 23,370,989
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Đây là những yếu tố đảm bảo cho quá trình
sản xuất liên tục, những khoản này công ty không thể sản xuất mà phải mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chủ yếu là tiền điện nước, và các dịch vụ mua ngoài khác như bảo dưỡng máy… Hóa đơn dịch vụ mua ngoài, ủy nhiệm chi của ngân hàng, phiếu chi tiền mặt là những chứng từ chủ yếu làm căn cứ để kế toán ghi sổ.
Tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài của bộ phận sản xuất, kế toán ghi như sau
Nợ TK 627:39,470,096 Có TK 111:680,400 Có TK 112: 38,789,696
Chi phí vận chuyển, bốc xếp: Công ty hạch toán toàn bộ chi phí vận
chuyển, bốc xếp nguyên vật liệu, sản phẩm vào tài khoản chi phí sản xuất chung tại kỳ có nghiệp vụ thu mua phát sinh.
Tổng hợp chi phí vận chuyển bốc xếp tháng 12/2009 Nợ TK 627: 24,062,543
Có TK 331: 5,133,333 Có TK 111: 8,964,000
Trang 36 Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng MMTB: Đây là những khoản chi phí Công
ty chi cho hoạt động bảo dưỡng, duy tu TSCĐ tại bộ phận sản xuất Đây có thể là khoản chi phát sinh trong tháng hoặc có thể chi phí phân bổ dần trong
Chi phí chất lượng sản phẩm: Do sản phâm công ty được sản xuất theo
tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000, Định kỳ sẽ có cơ quan chức năng đến kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất Chi phí phát sinh được phân bổ và hạch toán trong các kỳ kế toán.
Dựa vào chứng từ PKT 01/242 -12 kế toán tổng hợp chi phí chất lượng sản phẩm
Nợ TK 627: 3,029,428 Có TK 242: 3,029,428
2.1.4.2- Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí sản xuất chung, Công ty sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung Tài khoản này được mở cho toàn bộ phận sản xuất
Kết cấu TK 627
Bên Nợ:
Chi phí xản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có:
Ghi giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 627 không có số dư cuối kỳ