Thứ nhất, Việc tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và tính tròn tháng có độ chính xác không cao, mặt khác theo quy định hiện nay về việc trích khấu hao, kế toán nên tính khấu hao theo đường thẳng và chính xác ngày
Công thức tính theo phương pháp này như sau:
Khấu hao kỳ n = Khấu hao kỳ n-1 + Khấu hao tăng kỳ n - Khấu hao giảm kỳ n
Khấu hao tăng ( giảm) trong kỳ được tính theo ngày tăng (giảm), cụ thể
Khấu hao tăng
(giảm) theo ngày =
Số ngày tăng (giảm)
TSCĐ
x bình quân ngàyMức khấu hao
Khấu hao bình quân
ngày
= Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng x 12 tháng x Số ngày thực tế trong tháng
Thứ hai, về chi phí công cụ dụng cụ không được phân bổ mà tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kỳ kế toán có công cụ dụng cụ xuất dùng. Đây là điều không hợp lý, làm sai lệch giá thành sản phẩm và không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Công ty nên có biện pháp điều chỉnh cách tình chi phí công cụ dụng cụ như sau
Khi xuất dùng CCDC. Kế toán hạch toán
Nợ TK 142 (nếu CCDC dùng trong thời gian ngắn): Giá trị CCDC xuất dùng Nợ TK 242 ( nếu CCDC dùng trong thời gian dài): Giá trị CCDC xuất dùng Có TK 153: Giá trị CCDC xuất dùng
Cuối tháng, kế toán phân bổ chi phí CCDC vào chi phí sản xuất trong kỳ Nợ TK 627: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ
Có TK 142/ TK 242: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ
Thứ ba, chi phí thu mua, bốc dỡ NVL không được tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ mà tính vào giá trị NVL ( như đã trình bày ở phần chi phí NVL trực tiếp).
Thứ tư, Chi phí quản lý phân xưởng bao gồm lương và các khoản trích theo lương của quản đốc phân xưởng phải được tập hợp vào chi phí sản xuất chung