Quy trình tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí (2).DOC (Trang 50)

Đầu kỳ, bộ phận kế hoạch của công ty lên kế hoạch sản xuất, đồng thời xây dựng bảng giá kế hoạch chi tiết cho từng sản phẩm.( Biểu 2.24)

Trong kỳ, tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang tính được tổng giá thành thực tế, căn cứ vào các phiếu nhập kho, bảng kê chuyển giao thành phẩm giữa các phân xưởng… kế toán tính được số lượng các sản phẩm hoàn thành; dựa trên số liệu đã tập hợp trong tháng và bảng giá thành kế hoạch. Kế toán lập Bảng tính giá thành ( biểu 2.25)

Biểu số 2.24 Bảng giá kế hoạch

Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí 240-242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa - HN BẢNG GIÁ KẾ HOẠCH T T Tên SP Đ V T Đơn giá KH 1 ĐVSP Trong đó Ghi chú CP NVL TT CP CN TT SXCCP A B C 1 2 3 4 D

I Nhóm dây điện đơn mềm

1 1x4 M 6,620.00 4,965.00 993.00 662.00 … … … … … … … … II Nhóm cáp đôi bọc 1 Cáp CY PVC/PVC2x1.5 M 6,221.00 4,976.80 622.10 622.10 … … … … … … … … IX Nhóm cáp AC trần 1 AC50/8 M 38,528.00 32,748.80 2,311.68 3,467.52 … … … … … … … …

Biểu số 2.25 Bảng tính giá thành tháng 12/2009

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH

Tháng 12/2009

STT Tên SP ĐVT Đơn giá KH Số lượng SP hoàn thành Thành tiền theo giá KH Tỉ lệ giá thành Tổng giá thành thực tế Đơn giá thực tế giá KH và thực tếChênh lệch giữa

A B C 1 2 3 4 5 6 7

I Nhóm dây điện đơn mềm 264,800,000.00 208,718,008.00

1 1x4 M 6,620.00 40,000.00 264,800,000.00 0.78821 208,718,008.00 5,217.95 (56,081,992.00) II Nhóm cáp đôi bọc 1,322,529,850.00 1,042,431,253.00 1 Cáp Cu PVC/PVC2x1.5 M 6,221.00 350.00 2,177,350.00 0.78821 1,716,209.04 4,903.45 (461,140.96) … … … … … … … … … … VI Cáp vặn xoắn nhôm 96,175,395.00 75,822,873.00 1 Cáp nhôm vặn xoắn M 12,433.00 4,989.00 62,028,237.00 0.78821 48,891,276.69 9,799.81 XI Nhóm cáp nhôm đồng ngầm 1,370,372,104.00 1,080,140,996.00 1 4x10 M 66,555.00 244.00 16,239,420.00 0.78821 12,800,073.24 52,459.32 (3,439,346.76) … … … … … … … … … … Tổng 7,723,428,830.00 6,087,700,303.00 (1,635,728,527.00)

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN

VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP và phương hướng hoàn thiện tại công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí

Đi lên từ một doanh nghiệp nhà nước, trong những năm qua Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và xây dựng đã đạt được vị trí nhất định trên thị trường sản phẩm điện, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, điều kiện sản xuất được cải thiện. Thành quả này thể hiện sự tăng trưởng không chỉ về quy mô mà cả về trình độ quản lý.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí, được quan sát thực tế công tác kế toán của công ty, với những kiến thức được tiếp thu trên ghế nhà trường và khae năng tuy còn hạn chế nhưng em cũng mạnh dạn đưa ra một số nhận xét của mình về công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng

3.1.1 Ưu điểm

 Về tổ chức bộ máy kế toán:

Trong thời đại ngày nay, nắm bắt thông tin sớm là chìa khóa thành công trong kinh doanh. Phòng kế toán với chức năng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời là điều kiện tiên quyết giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty. Việc xây dựng bộ máy kế toán có hiệu quả là yếu tố hết sức quan trọng.

Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí với đội ngũ kế toán viên nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, đồng thời mỗi kế

toán viên được trang bị máy tính cá nhân đầy đủ giúp cho công việc kế toán được tiến hanh nhanh chóng, chính xác. Hệ thống máy tính được kết nối mạng nội bộ là ưu điểm giúp cho việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện công tác kế toán nhanh, hiệu quả hơn

 Về việc vận dụng chế độ kế toán:

Công ty đã thực hiện đúng, linh hoạt chế độ kế toán hiện hành vào quá trình tổ chức hạch toán kế toán. Cụ thể:

Hệ thống tài khoản của Công ty sử dụng theo đúng chế độ quy định và được mở chi tiết đến tài khoản cấp 2, cấp 3 tạo điều kiện trong việc quản lý các đối tượng kế toán và cung cấp thông tin cho lãnh đạo

Hệ thống chứng từ kế toán nhìn chung khá đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Các chứng từ đều được đánh số liên tục đảm bảo đày đủ các yếu tố bắt buộc như chữ ký, ngày tháng ghi…và được bảo quản, lưu trữ cẩn thận và thuận lợi cho việc tra cứu

Hệ thống sổ sách sử dụng: Công ty áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chung. Việc ghi chép thống nhất qua các kỳ kế toán khá đơn giản, giúp giảm bớt công việc ghi chép số liệu. Nghiệp vụ kinh kế phát sinh được cập nhật hàng ngày, mẫu sổ đơn giản, dễ lập, dễ hiểu, dễ đối chiếu kiểm tra, đảm bảo tính thống nhất, chính xác. Hình thức ghi sổ phù hợp với năng lực, trình độ kế toán viên cũng như tình hình kinh doanh của công ty.

Hệ thống báo cáo tài chính được lập đầy đủ và đúng theo chế độ quy định. Ngoài ra kế toán còn sẵn sàng cung cấp các Báo cáo quản trị nội bộ theo yêu cầu của ban lãnh đạo tại bất cứ thời điểm nào.

 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty đã phần nào đáp ứng yêu cầu của quản lý. Cụ thể

Về công tác kế toán chi phí sản xuất

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán xác định đối tượng tính giá thành theo từng loại sản phẩm là hoàn toàn hợp lý, giúp công ty đánh giá chính xác kết quả sản xuất.

Mặc dù khối lượng nghiệp vụ kế toán rất nhiều công ty vẫn lựa chọn kỳ tính giá là tháng, phù hợp với kỳ báo cáo nhờ đó cung cấp giá thành kịp thời làm căn cứ để ghi chép giá vốn hàng bán, tính toán nhanh các chỉ tiêu trong kỳ. Đồng thời, việc chọn kỳ kế toán là tháng tạo điều kiên thuận lợi cho công tác kiểm tra chi phí sản xuất, kịp thời điều chỉnh các nguyên nhân gây ra lãng phí chi phí cũng như cung cấp thông tin cho việc xây dựng định mức kế hoạch sản xuất cho các kỳ tiếp theo.

 Phân loại chi phí sản xuất: Công ty phân loại chi phí theo ba khoản mục chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Việc phân loại như trên phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu luôn được dự trữ ở mức phù hợp, Công ty luôn đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất. Mặt khác, việc phân loại chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính.

 Chi phí nhân công trực tiếp: Công ty có chính sách lương phù hợp cho từng đối tượng lao động. Cách tính lương đảm bảo công bằng, phù hợp dựa trên cấp bậc, chức vụ, trình độ tay nghề của từng người.

 Chi phí sản xuất chung: Đối với chi phí sản xuất chung, công ty đã phân loại và hạch toán cụ thể theo từng khoản mục chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành

Về công tác kế toán tính giá thành

Việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành đều đặn, có sự tham gia của các bộ phận có liên quan như phòng kế toán, phân xưởng sản xuất… đặc đảm bảo tính khách quan.

3.1.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục như sau

3.1.2.1 Tình hình kế toán chung

Về bộ máy kế toán

Mặc dù được trang bị đầy đủ phương tiện tác nghiệp tuy nhiên do đa số kế toán viên trong công ty là những người đứng tuổi, khả năng cập nhật sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn hạn chế

Công tác kế toán

Khối lượng công việc thường tập trung ở cuối kỳ, việc phải hạch toán kịp thời có thể dẫn đến những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý.

Tài khoản chi phí chỉ mở chung cho toàn bộ sản xuất làm ảnh hưởng đến công tác theo dõi chi tiết các yếu tố sản xuất.

3.1.2.2 Công tác kế toán chi phí và tính giá thành

Kế toán chi phí

 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp chỉ được tính giá NVL mua về mà không tính thêm câc khoản liên quan đến thu mua, điều này làm sai lệch chi phí phát sinh trong kỳ.

 Kế toán chi phí nhân công liệu trực tiếp : Hiện nay, công ty đang tiến hành trả lương theo thời gian. Là công ty sản xuất, việc trả lương theo thời gian là chưa thực sự hợp lý, chưa khuyến khích công nhân nâng cao năng suất

lao động, mặt khác việc tính lương theo thời gian khiến cho tính chi phí nhân công cho từng sản phẩm không chính xác.

Chi phí nhân công trực tiếp theo dõi cho toàn bộ bộ phận sản xuất nên việc tính toán chi phí nhân công cho từng sản phẩm sẽ không chính xác.

Chi phí quản lý tại phân xưởng được tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp là chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành.

 Kế toán chi phí sản xuất chung: Việc tập hợp các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung còn rất nhiều tồn tại. Thứ nhất, công cụ dụng cụ xuất cho sản xuất không được phân bổ mà tính trực tiếp vào chi phí của kỳ đó. Thứ hai, Công tác khấu hao tài sản cố định áp dụng theo nguyên tác tròn tháng là khồn đúng với chế độ kế toán hiện hành. Thứ 3, chi phí thu mua nguyên vật liệu, bốc xếp không tính vào giá trị NVL mà tính vào chi phí sản xuất chung, điều này làm sai lệch thông tin kế toán. Thứ 4, chi phí nhân công của các đối tượng quản lý phân xưởng chưa được tính vào chi phí sản xuất chung.

Kế toán tính giá thành:

Phương pháp tính giá thành: Như trên đã trình bày việc tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ sẽ đơn giản nhưng theo phương pháp này việc tính giá chưa thật chính xác vì tính theo phương thức này các khoản mục phí cho các mặt hàng đều bằng nhau. Nhưng thực tế mỗi mặt hàng có công trình công nghê khác nhau nên các khoản mục phí sẽ phải tiêu hao khác nhau.

Mặt khác, phần chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá kế hoạch được Công ty hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Điều này chưa phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty vì sản phẩm hoàn thành không có nghĩa là tiêu thụ được hết.

Kế toán sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi

Với đặc thù sản xuất vật liệu điện thì phế liệu thu hồi là điều không tránh khỏi, tuy nhiên kế toán chưa thấy theo dõi các khoản mục này do lượng bán

phế liệu là không đáng kể và không thường xuyên. Công ty không ghi nhận khoản mục này vô hình chung đã làm sai lệch giá thành sản xuất

3.1.3- Phương hướng hoàn thiện

Trong điều kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải liên tục cải tiến, hoàn thiện, đổi mới phương pháp, cách thức quản lý.

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng là lợi nhuận. Vây làm cách nào để đạt lợi nhuận mức cao nhất? Nhiều vấn đề phải giải quyết tuy nhiên, công tác quản lý chi phí, kiếm tìm những biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm.

Sau khi đã chỉ ra những mặt đã đạt được, những hạn chế trong công tác quản lý chi phí, phương hướng mà công ty cần nắm rõ đó là phát huy những gì đã làm được và tìm các biện pháp khắc phục những hạn chế đang tồn tại.

Khi tiến hành hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành Công ty phải tuân thủ các nguyên tắc sau

Thứ nhất, Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải đảm bảo thực hiện đúng luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các thông tư hướng dẫn cùng các cơ chế tài chính có liên quan.

Thứ hai, hoàn thiện kế toán cho phí sản xuất và tính giá thành phải xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, quy mô hoạt động, quy trình công nghệ sản xuất cũng như đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của công ty.

Thứ ba, việc hoàn thiện phải được đặt trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về. Do vậy các giải pháp hoàn thiện phải mang tính khả thi cao, tiết kiệm chi phí…

3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí sản phẩm tại công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí

Hiện nay công tác kế toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm tại công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khi tuy đã thu được những thành tựu nhất định song vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Sau một thời gian thực tập tại đây, nhưng với mong muốn góp phần nào tới việc củng cố, tăng cường chất lượng công tác kế toán em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dựa trên những tồn tại của Công ty.

3.2.1 Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kế toán tính giá nguyên vật liệu không phản ánh đúng giá trị nguyên vật liệu thu về. Vì thế, cần phải tập hợp các chi phí thu mua không được tính vào chi phí trong kỳ phát sinh mua nguyên vật liệu mà tính trực tiếp vào giá nguyên vật liệu.

Kế toán hạch toán

Nợ TK 152: Chi phí thu mua.

Có TK 111; 112;331: Chi phí thu mua.

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi. Công ty nên xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Nếu sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào chi phí trong kỳ, hạch toán như chính phẩm. Trường hợp hỏng ngoài định mức sẽ theo dõi trên TK 1831, sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi được, thiệt hại thực về sản phẩm hỏng được tính vào giá vốn hàng bán.

3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Theo như cách trả lương theo thời gian như hiện nay của công ty không thúc đẩy được công nhân hăng say lao động, nâng cao năng suất, việc tính giá chưa thật chính xác, không thể hiện được yếu tố chi phí nhân công trên từng

sản phẩm. Tuy nhiên, do sản phẩm của công ty qua nhiều công đoạn khác nhau, việc tập hợp trực tiếp chi phí nhân công cho từng loại mặt hàng là không khả thi.

Vì vậy, theo em đối với chi phí nhân công trực tiếp trả theo thời gian có liên quan nhiều đối tượng và không thể hạch toán trực tiếp thì Công ty nên dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn để phân bổ hợp lý trong trương hợp này có thể là phân bổ theo giờ công định mức hoặc theo tiền lương định mức.

Các bước tiến hành cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí (2).DOC (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w