1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn luận văn ths 2015

125 535 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ THẾ TÀI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ THẾ TÀI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ KIM NHUNG Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn để bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Có đƣợc kết quả này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy Cô giáo trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong khóa học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Lê Thị Kim Nhung đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo công ty, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành bản luận văn này. Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn đƣợc thu thập ban đầu hoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc xử lý, phân tích và đánh giá các số liệu đƣợc thực hiện một cách trung thực, khách quan. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. i Danh mục bảng, sơ đồ ....................................................................................... ii Danh mục biểu đồ ............................................................................................ iii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁNCỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .................................................. 3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán .............................................. 3 1.1.1. Các công trình nghiên cứu .......................................................... 3 1.1.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ........................................ 6 1.2. Cở sở lý luận về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán........................................................................... 6 1.2.1. Khái quát về công ty chứng khoán .............................................. 6 1.2.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán .................... 10 1.2.3. Hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán ................................................................................................... 15 1.2.4. Một số vấn đề nghiệp vụ trong hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán ........................................................................................ 20 1.2.5. Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán ........................................................................................ 29 1.2.6. Các yếu tố ảnhhưởng tới phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán ............................................... 33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 47 2.1. Cách tiếp cận thiết kế nghiên cứu .................................................... 47 2.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................... 47 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 48 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp ... 48 2.3.2. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp .................. 50 2.3.3. Phương pháp so sánh ................................................................ 51 2.3.4. Phương pháp thống kê .............................................................. 51 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN ................ 51 3.1. KháiquátvềCôngtyChứngkhoánSàiGòn ........................................... 51 3.1.1. SơlượcquátrìnhpháttriểncủaCôngtyChứngkhoánSài Gòn ........ 51 3.1.2. Kết quả các hoạt động chủ yếu của Công ty Chứng khoán Sài Gòn ...................................................................................................... 58 3.2. Thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công tyChứng khoán Sài Gòn ................................................................ 67 3.2.1. Khái quát hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam ..................................................................................................... 67 3.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn ....................................................... 75 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn ............................................... 94 3.3.1. Kết quả phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn ........................................................... 94 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 95 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN .... 102 4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn ......................................................... 102 4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn ..................................................... 102 4.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Côngty Chứng khoán Sài Gòn .......................................................... 103 4.2. Giải phát phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công tyChứng khoán Sài Gòn ....................................................................................... 105 4.2.1. Tăng quy mô vốn cho vay, điều chỉnh lãi suất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn... 105 4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tư vấn, hỗ trợ khách hàng giaodịch ký quỹ hiệu quả ......................................................... 106 4.2.3. Cải tiến chất lượng dịch vụ, đề cao tính đảm bảo an toàn cho kháchhàng ......................................................................................... 107 4.2.4. Hiện đại hóa công nghệ hỗ trợ cho giao dịch ký quỹ ............. 109 4.2.5. Tăng cường hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán ........................................................................... 110 4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc...................... 112 4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý, đề ra lộ trình cụ thể đối hoạt động ký quỹ chứng khoán ............................................................................... 112 4.3.2. Giao quyền tự chủ cho các công ty chứng khoán ................... 113 4.3.3. Quản lý rủi ro để phát triển thị trường chứng khoán bền vững ... 113 4.3.4. Tăng cường sự minh bạch thông tin ....................................... 114 4.3.5. Thường xuyên thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm . 115 KẾT LUẬN ................................................................................................... 116 DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO ........................................................... 117 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CTCK Công ty chứng khoán 3 HASTC Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 4 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 5 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh 6 HSC Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 7 MARGIN Giao dịch ký quỹ 8 SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán 9 SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 10 TTCK Thị trƣờng chứng khoán 11 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc Việt Nam 12 VND Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect 13 VSD Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán i DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Bảng STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 Nội dung Ví dụ về giao dịch ký quỹ Doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI (2010-2014) Doanh thu môi giới và lợi nhuận quý 4/2014 của các công ty chứng khoán. Trang 25 62 74 Tỷ trọng dƣ nợ của khách hàng liên quan đến hoạt động 4 Bảng 3.3 giao dịch ký quỹ trên tổng dƣ nợ ngắn hạn tại SSI 79 (2010-2014). 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 Lãi suất của sản phẩm VIP.MARGIN Lãi suất cho vay và số chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Thay đổi tỷ lệ ký quỹ chứng khoán tại SSI Các sản phẩm dịch vụ tài chính của SSI tƣơng tự giao dịch ký quỹ Giá trị rủi ro quá thời hạn thanh toán của SSI 85 88 90 91 91 Sơ đồ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 2.1 2 Sơ đồ 3.1 Nội dung Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ Cơ cấu tổ chức của Công ty Chứng khoán Sài Gòn ii Trang 48 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty Chứng khoán Sài Gòn 52 1 Biểu đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.2 3 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của SSI (2010-Q2/2014) 59 4 Biểu đồ 3.4 Doanh thu môi giới chứng khoán của SSI (2010-2014) 60 5 Biểu đồ 3.5 Doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI (2010- 2014) 61 6 Biểu đồ 3.6 Doanh thu hoạt động tƣ vấn tài chính của SSI (2010-2014). 63 7 Biểu đồ 3.7 Doanh thu lƣu ký chứng khoán của SSI (2010-2014) 65 8 Biểu đồ 3.8 Doanh thu phí từ dịch vụ tài chính của SSI (2010-2014) 66 9 Biểu đồ 3.9 Diễn biến giao dịch trên HOSE (2006-2014). 68 10 Biểu đồ 3.10 Khối lƣợng giao dịch trên TTCK Việt Nam (2007-2014) 69 11 Biểu đồ 3.11 12 Biểu đồ 3.12 Số công ty chứng khoán đăng ký thực hiện giao dịch ký quỹ 71 13 Biểu đồ 3.13 Cơ cấu doanh thu của 20 công ty chứng khoán đầu ngành năm 2013 73 14 Biểu đồ 3.14 Thị phần môi giới chứng khoán trên từng sàn giao dịch(2012-2014) 75 15 Biểu đồ 3.15 Giá trị giao dịch cổ phiếu tại SSI giai đoạn 2010-2014 76 16 Biểu đồ 3.16 Các khoản phải thu ngắn hạn tại SSI giai đoạn (2010-2014) 77 Kết quả kinh doanh của Công ty chứng khoán Sài Gòn (2006 -2014) Giá trị giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam theo năm (2007-2014) iii 56 70 Các khoản phải thu khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI giai đoạn (2010-2014). 17 Biểu đồ 3.17 18 Biểu đồ 3.18 19 Biểu đồ 3.19 Số tài khoản chứng khoán tại SSI so với toàn thị trƣờng (2006 - 2013) 81 20 Biểu đồ 3.20 Thị phần môi giới cổ phiếu của SSI giai đoạn (20072013) 86 21 Biểu đồ 3.21 22 Biểu đồ 3.22 23 Biểu đồ 3.23 24 Biểu đồ 3.24 25 Biểu đồ 3.25 Số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tƣ tại SSI (2006-2014) Tỷ lệ ký quỹ và số chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Thống kê danh mục chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI. So sánh phải thu khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ tại SSI và HSC So sánh doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI và HSC iv 78 80 87 92 93 96 97 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán đã đƣợc áp dụng phổ biến trên thị trƣờng chứng khoán thế giới, với lịch sử phát triển hàng trăm năm. Ngay cả các thị trƣờng mới nổi nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc hay các thị trƣờng chứng khoán trong khu vực ASEAN nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng đã áp dụng từ rất sớm. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc thành lập từ tháng 7/2000, đến nay đã trải qua gần 15 năm phát triển nhƣng đƣợc đánh giá là vẫn chƣa bắt kịp với quốc tế. Hiện có gần100 CTCK đƣợc cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ trên 33.000 tỷ đồng và đang cung cấp dịch vụ chứng khoán cho hơn 1,3 triệu nhà đầu tƣ. Hoạt động giao dịch ký quỹ mới đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cho phép triển khai chính thức từ ngày 31/8/2011. Tuy nhiên, sau gần 4 năm triển khai, hoạt động này vẫn chƣa thực sự phát triển và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng chứng khoán xuống dốc, nhiều công ty chứng khoán đã phải xin đóng cửa thì việc mở rộng và phát triển các hoạt động nghiệp vụ là cần thiết. Nếu công ty chứng khoán không nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thu hút khách hàng cũng nhƣ đảm bảo an toàn hệ thống thì sẽ khó tồn tại đƣợc. Bên cạnh đó, thị trƣờng chứng khoán càng phát triển, nhà đầu tƣ ngày càng hiểu biết thì càng cần phải có các sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Với lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ đƣợc giải quyết bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Giao dịch ký quỹ chứng khoán là gì? Quy định pháp luật liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? 1 2. Yếu tố nào ảnh hƣởng tới hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam? 3. Các biện pháp phát triển giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam? 4. Thực trạng hoạt động ký quỹ tại các công ty chứng khoán, cụ thể hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong thời gian qua nhƣ thế nào? 5. Giải pháp nào để phát triển cũng nhƣ kiểm soát hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn nói chung và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói riêng? 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong giai đoạn 2011-2014. - Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán nói chung và Công ty Chứng khoán Sài Gòn nói riêng. Phạm vi nghiên cứu của luận vănlà khảo sát hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Sài Gòn giai đoạn (2011- 2014). 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, luận văn đƣợc kết cầu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận vềphát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán. Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiế t kế nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng hoạt độnggiao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. Chƣơng 4: Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Giao dịch ký quỹ mới đƣợc đƣợc cho phép thực hiện vào tháng 8/2011, vấn đề nghiên cứu xuất hiện chƣa lâu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, nên từ trƣớc đến nay chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Một số các công trình nghiên cứu có liên quan đƣợc công bố nhƣ sau: - Đề tài “Phát triển giao dịch ký quỹ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế,Đặng Thị Hoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2011. Trong luận văn, tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam: Khái niệm giao dịch ký quỹ, nêu lên đặc điểm của giao dịch ký quỹ, đồng thời phân tích vai trò và ảnh hƣởng của hoạt động giao dịch ký quỹ đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng chứng khoán, trình bày thực trạng và nhu cầu phát triển sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.Cuối cùng, luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nhằm tạo điều kiện môi trƣờng pháp lý thuận lợi giúp kiểm soát cũng nhƣ hỗ hoạt động này. Do luận văn đƣợc thực hiện vào thời điểm mới bắt đầu triển khai giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nên tác giả chỉ mới đi sâu tập trung giải quyết, làm rõ những cơ sở lý luận về hoạt động giao dịch ký quỹ. Mà chƣa có cơ hội đi vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng chứng 3 khoán Việt Nam nói chung, thực trạng hoạt động này tại các công ty chứng khoán nói riêng.Trong khoảng thời gian từ năm 2011 tới nay thị trƣờng tài chính ngày càng phát triển, luật chứng khoán liên tục sửa đổi, đồng thời các công cụ, nghiệp vụ của các công ty chứng khoán cũng liên tục phát mở rộng, điều này làm cho cơ sở lý thuyết về hoạt động giao dịch ký quỹ cũng liên tục thay đổi. - Đề tài “Phát triển sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế,Nguyễn Hồng Linh, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, 2008. Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận, đƣa ra kiến nghị áp dụng và phát triển hoạt động giao dịch quý kỹ chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã đi sâu vào làm rõ cơ sở lý thuyết hoạt động giao dịch ký quỹ, đồng thời phân tích và đánh giá tính thực tiễn nếu cơ quan quản lý Nhà nƣớc cho phép hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng Việt Nam. Đặc biệt, luận văn đi sâu nghiên cứu về cách thức hoạt động của nghiệp vụ "Giao dịch ký quỹ chứng khoán", về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam và về tình hình thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn (2005-2007). Từ đó, tác giả khuyến nghị đƣa nghiệp vụ "Giao dịch ký quỹ chứng khoán" vào hoạt động trong hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Thời điểm nghiên cứu của đề tài là năm 2008, thời điểm giao dịch ký quỹ chứng khoán chƣa đƣợc cho phép áp dụng trên thị trƣờng, nên những tình uống thực tiễn chƣa nhiều. Đề tài tập trung nghiên cứu giao dịch ký quỹ tại Ngân hàng, chứ chƣa nghiên cứu hoạt động đối với một công ty chứng khoán, có nhiều sự khác biệt. - Đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt”, Đặng Quốc Tú, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 2007. Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ sở lý luận về hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán. Đi sâu phân tích ảnh hƣởng, tác động của hoạt động môi giới đối với công ty chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán Bảo Việt nói riêng. 4 Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra nhƣng biện pháp để phát triển cũng nhƣ quản lý đối với hoạt động này. Đánh giá chất lƣợng của dịch vụ môi giới tại công ty chứng khoán Bảo Việt dựa trên quan điểm khách hàng; Nhận ra những khâu nào trong dịch vụ là đạt hay chƣa đạt yêu cầu của khách hàng; Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ môi giới chứng khoán; Đề xuất một số kiến nghị nhằm duy trì hoặc nâng cao chất lƣợng của dịch vụ môi giới. - Đề tài“Môi giới và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán”,TS. Bùi Thị Thanh Hƣơng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011. Tác giả đã đã đi sâu nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề cơ bản về môi giới chứng khoán, khái niệm, nguyên tắc, kỹ năng cơ bản của ngƣời môi giới chứng khoán, các nghiệp vụ tác nghiệp cụ thể trong khi triển khai hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán.Đặc biệt, tác giả tập trung hệ thống hóa về mặt lý thuyết những vấn đề cơ bản về môi giới chứng khoán, tổ chức và hoạt động của công ty môi giới chứng khoán, tổng quan về nghiệp vụ giao dịch chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán. Do đây là một công trình nghiên cứu về mặt lý thuyết, và mang tính chất hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổng quan hoạt động môi giới nên công trình chƣa đi vào một tình huống cụ thể với một công ty chứng khoán để nghiên cứu. - Đề tài “Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, MBA. Mạc Quang Huy, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011. Công trình nghiên cứu tập trung bình bày bản chất của ngân hàng đầu tƣ, tức các công ty chứng khoán của Việt Nam. Cụ thể, tác giả đi sâu vào nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động, các nhóm sản phẩm và nghiệp vụ chính của ngân hàng đầu tƣ, cách thức quản lý hoạt động và rủi ro, đồng thời đề cập đến một số khía cạnh quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính đƣơng đại và ảnh hƣởng của nó tới hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai phát triển của ngành ngân hàng đầu tƣ. Công trình cũng dành một chƣơng nghiên cứu về thực trạng thị trƣờng vốn và tiềm năng phát triển ngành ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam. 5 1.1.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Cho đến nay, do thời gian xuất hiện của vấn đề nghiên cứu là chƣa lâu nên các công trình nghiên cứu về Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ là khá ít. Bên cạnh đó các khung pháp lý liên tục thay đổi điều này yêu cầu có các công trình nghiên cứu tiếp nối, liên tục bổ xung hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động môi giới nói chung cũng nhƣng hoạt động giao dịch ký quỹ nói riêng. Với một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể, để áp dụng cho một công ty chứng khoán, là một yêu cầu thực tế cấp thiết cần đƣợc nghiên cứu. Đặc biệt đề tài lựa chọn Công ty Chứng khoán Sài Gòn làm địa điểm nghiên cứu với những đặc thù và điều kiện riêng thì chƣa có công trình nào đề cập tới. 1.2. Cở sở lý luận về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán 1.2.1. Khái quát về công ty chứng khoán 1.2.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trƣờng chứng khoán. Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH thông qua ngày 29/06/2006 và luật số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, có hiệu lực kể từngày 01 tháng 7 năm 2011 và luật Chứng khoán số 27/2013/VBHN-VPQH đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 12 năm 2013, công ty chứng khoán đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty chứng khoán đƣợc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán. Công ty chứng khoán chỉ đƣợc phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 6 Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh trên, công ty chứng khoán đƣợc nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tƣ cá nhân, cung cấp dịch vụ tƣ vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác theo quy định của BộTài chính. 1.2.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán  Công ty chứng khoán là trung gian tài chính Nguyên tắc trung gian là một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng. Với tƣ cách là một thành viên tham gia thị trƣờng, công ty chứng khoán là trung gian tài chính với các vai trò nhƣ trung gian giao dịch, trung gian thanh toán, trung gian rủi ro, trung gian thông tin… Công ty chứng khoán là một trung gian giao dịch. Đặc điểm này đƣợc thể hiện rõ nét nhất qua hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán đại diện cho nhà đầu tƣ tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc thị trƣờng phi tập trung, qua đó giúp ngƣời mua và ngƣời bán chứng khoán tìm đến nhau dễ dàng hơn với những thông tin đáng tin cậy, rút ngắn thời gian cũng nhƣ chi phí giao dịch và làm tăng tính thanh khoản của thị trƣờng. Công ty chứng khoán là một thành viên của hệ thống thanh toán lƣu ký nên nó là một trung gian thanh toán. Chức năng này đƣợc thể hiện thông qua việc thanh toán giữa nhà phát hành và nhà đầu tƣ, giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian rủi ro. Trên thị trƣờng chứng khoán luôn luôn tiềm ẩn mọi rủi ro, vì vậy tất cả các thành viên tham gia thị trƣờng đều có thể gặp nhiều rủi ro. Trung gian rủi ro thể hiện ở việc công ty chứng khoán là ngƣời đứng giữa và thực hiện các giao dịch cho khách hàng, đồng thời cũng giảm rủi ro lừa đảo trong giao dịch với cả hai phía… Trung gian thông tin cũng là một đặc điểm nổi bật khác của công ty chứng khoán. Để thực hiện đƣợc các hoạt động môi giới, tƣ vấn đầu tƣ, bảo lãnh phát hành thì công ty chứng khoán cần phải thu thập, xử lý thông tin và cung cấp cho doanh nghiệp và nhà đầu tƣ, phải đảm bảo các khuyến nghị, tƣ vấn đầu tƣ phải phù hợp với khách hàng đó. Nhƣ vậy, công ty chứng khoán đã làm trung gian chuyển thông tin hai chiều từ doanh nghiệp đến nhà đầu tƣ và ngƣợc lại, từ thị trƣờng trong nƣớc 7 và nƣớc ngoài tới tất cả các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán. Ngoài ra, các công ty chứng khoán còn có thể đóng vai trò là trung gian tín dụng. Các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng mẹ thể hiện rõ nhất vai trò này. Nhà đầu tƣ có thể vay vốn từ ngân hàng để đầu tƣ chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ đóng vai trò làm trung gian, quản lý thay ngân hàng. Các đặc điểm trung gian rủi ro, thông tin, và giao dịch cho thấy tính chất đặc biệt của công ty chứng khoán so với các tổ chức tài chính trung gian khác nhƣ ngân hàng thƣơng mại hay công ty bảo hiểm. Ngoài ra công ty chứng khoán còn có những đặc điểm khác về điều kiện kinh doanh, hoạt động bị kiểm soát, vốn và tài sản hay sản phẩm.  Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh có điều kiện Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật. Kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán là những hoạt động kinh doanh có điều kiện. Để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên thị trƣờng, công ty chứng khoán phải đáp ứng đƣợc những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy định. Những điều kiện, tiêu chuẩn ớ mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ phát triển có thể khác nhau nhƣng thƣờng đƣợc xác lập dựa trên những góc độ chủ yếu nhƣ về quy mô vốn, trình độ trang thiết bị, công nghệ, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên thực hành cung cấp dịch vụ. Điều kiện về vốn: Công ty chứng khoán phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định, vốn pháp định thƣờng đƣợc quy định cụ thể cho từng loại hình nghiệp vụ. Điều kiện về nhân sự: Những ngƣời quản lý hay nhân viên giao dịch của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng nhƣ mức độ tín nhiệm, tính trung thực. Hầu hết các nƣớc đều yêu cầu nhân viên của CTCK phải có giấy phép hành nghề. Những ngƣời giữ các chức danh quản lý cũng phải đòi hỏi cú giấy phép đại diện. Điều kiện về cơ sở vật chất: Các tổ chức và các cá nhân sáng lập công ty chứng khoán phải đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho công ty chứng khoán. 8 Theo Điều 62, Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006, điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán bao gồm: Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị , thiết bị; Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ ; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Trƣờng hợp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trƣờng hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; trƣờng hợp là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính mình để góp vốn thành lập công ty chứng khoán. Theo Điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ thì mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh của công ty chứng khoán nhƣ sau: Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng, Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng; Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng; Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán: 10 tỷ đồng. Trƣờng hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tƣơng ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép. c. Các sản phẩm của công ty chứng khoán rất đa dạng Công ty chứng khoán là loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp chủ yếu là các dịch vụ trung gian giữa cung và cầu chứng khoán trên thị trƣờng. Đối tƣợng cung cấp dịch vụ của công ty chứng khoán đa dạng với nhiều nhu cầu khác nhau, trình độ khác nhau và luôn theo chiều hƣớng ngày một hiện đại, chuyên sâu. Dịch vụ do công ty chứng khoán cung cấp là những dịch vụ có tính trừu tƣợng cao, tính chuyên nghiệp và chuyên sâu dựa trên trình độ khoa học, công nghệ và kỳ thuật ngày một hiện đại, tiên tiến. Các dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp trên thị trƣờng ngày một phong phú, đa dạng dựa trên hệ thống công nghệ đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. 9 Công nghệ cung cấp dịch vụ cũng ngày một tiên tiến. Các gian lận, sai sót liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ của công ty chứng khoán, có giá trị ngày một lớn nhƣng rất khó kiểm tra, giám sát và xử lý. Những sản phẩm dịch vụ này luôn không ngừng phát triển và dễ bị bắt chƣớc. Do đó, các công ty chứng khoán nếu muốn trụ vững trên thị trƣờng chứng khoán thì phải không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh và phục vụ tốt hơn cho thị trƣờng cũng nhƣ cho nhà đầu tƣ. d. Công ty chứng khoán bị kiểm soát về hoạt động Các hoạt động, giao dịch và công bố thông tin của công ty chứng khoán đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Sở Giao dịch Chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. Công ty chứng khoán phải có những giải trình và báo cáo mỗi tuần và mỗi khi có những giao dịch bất thƣờng. Định kỳ hàng tháng, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc về tỷ lệ vốn khả dụng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc sẽ ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng dƣới mức quy định an toàn tối thiểu. Các kiểm soát này đƣợc đặt ra nhằm đảm bảo công ty chứng khoán thực hiện đúng chức năng trung gian tài chính của mình, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho chính công ty chứng khoán, khách hàng cũng nhƣ toàn thị trƣờng. Công ty chứng khoán còn có rất nhiều những đặc điểm khác so với các trung gian tài chính khác, nhƣng về bản chất vẫn là một trung gian tài chính vì vậy mà trở thành đặc biệt. Các đặc điểm của công ty chứng khoán đƣợc thể hiện rõ chính qua những hoạt động của công ty chứng khoán trình bày dƣới đây. 1.2.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 1.2.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hƣởng hoa hồng. Theo đó, công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc thị trƣờng OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. Nghiệp vụ môi giới là một trong những nghiệp vụ 10 chủ yếu của công ty chứng khoán, nghiệp vụ này bao gồm thực hiện lệnh giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng, thanh toán và quyết toán các giao dịch. Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Trong trƣờng hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản lƣu ký chứng khoán tại tổ chức lƣu ký là ngân hàng thƣơng mại hoặc chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hƣớng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lƣu ký. Tiền hoa hồng môi giới thƣờng đƣợc tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch. Hoạt động môi giới là một trong những nghiệp vụ truyền thống của các công ty chứng khoán. Hoạt động này tác động trực tiếp đến uy tín của công ty chứng khoán đối với nhà đầu tƣ, một bộ phận khách hàng quan trọng của công ty chứng khoán. Hoạt động môi giới cũng là cơ sở để công ty chứng khoán cung cấp một số dịch vụ tài chính có liên quan cho nhà đầu tƣ nhƣ bán khống, mua ký quỹ, cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, quán lý danh mục đầu tƣ... Rủi ro chủ yếu của hoạt động này liên quan đến tốc độ thực hiện giao dịch của công ty chứng khoán theo nhu cầu của nhà đầu tƣ, các sai sót của đội ngũ nhân viên, hệ thống nhận lệnh và kiểm soát lệnh khi tiến hành giao dịch cho nhà đầu tƣ, các rủi ro có liên quan đến các dịch vụ tài chính có thể đƣợc công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng,... 1.2.2.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán đƣợc thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trƣờng OTC. Trong hoạt động này, công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty, nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Trong trƣờng hợp hoạt động tự doanh đƣợc thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trƣờng, thì công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trƣờng, sẽ nắm giữ một số lƣợng nhất định của 11 một số loại chứng khoán, và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hƣởng chênh lệch giá. Thực hiện nghiệp vụ tự doanh có lãi hay lỗ tuỳ thuộc vào chênh lệch giữa giá mua và bán chứng khoán và sự biến động chung của giá chứng khoán do công ty chứng khoán nắm giữ. Tức là công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ này với vị thế tƣơng tự nhƣ một nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Hoạt động tự doanh chứng khoán là một trong những hoạt động mang lại doanh thu lớn cho công ty chứng khoán nhất là đối với các công ty hoạt động trên những thị trƣờng đang phát triển. Tuy nhiên hoạt động này cũng có thể mang đến cho công ty chứng khoán nhiều rủi ro. Những rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thế gặp phải là rủi ro thị trƣờng xảy ra do những biến động của thị trƣờng chứng khoán nói chung và thị trƣờng của những chứng khoán trong danh mục đầu tƣ của công ty, là rủi ro pháp luật xảy ra do những thay đối về khuôn khổ pháp lý có liên quan đến mô hình hoạt động, quản lý hoạt động tự doanh cúa công ty chứng khoán... Nếu công ty chứng khoán không xây dựng và thực thi chính sách quản trị rủi ro hiệu quả thì hậu quả xảy đến với công ty là khôn lƣờng. Theo Điều 20 Quy chế hoạt động và tổ chức của công ty chứng khoán số55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004, công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình. Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không đƣợc đầu tƣ vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán; đầu tƣ vƣợt quá 20% tổng số cổ phiếu đang lƣu hành của một tổ chức niêm yết; đầu tƣ quá 15% số cổ phiếu đang lƣu hành của một tổ chức không niêm yết. 1.2.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trƣớc khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chƣa đƣợc phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ 12 tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Tổ chức phát hành đƣợc hƣởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định nên số tiền thu đƣợc từ đợt phát hành. Công ty chứng khoán và tổ chức phát hành không đƣợc chi phối nhau, không nắm giữ quá 5% vốn của nhau; không cùng chi phối một tổ chức khác và không cùng bị một tổ chức khác chi phối. Hoạt động bảo lãnh phát hành không bao hàm việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các nghĩa vụ đối với ngƣời đầu tƣ thay cho tổ chức phát hành. Hoạt động bảo lãnh phát hành cũng là cơ sở đề công ty chứng khoán mở rộng các hoạt động khác nhƣ hoạt động tự doanh, dịch vụ quán lý sổ cổ đông, lƣu ký chứng khoán... Rủi ro chủ yếu mà công ty chứng khoán có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành là rủi ro về giá khi công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh theo phƣơng thức cam kết chắc chắn, rủi ro pháp lý liên quan đến quá trình thƣơng thảo, ký kết hợp đồng bảo lãnh với tổ chức phát hành. 1.2.2.4. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Đây là nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tƣ vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tƣ nhằm đảm bảo mức sinh lời mong muốn cho khách hàng với mức rủi ro tƣơng ứng theo hợp đồng đƣợc ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Quản lý danh mục đầu tƣ là một dạng nghiệp vụ tƣ vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tƣ, khách hàng ủy thác tiền của mình cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tƣ theo một chiến lƣợc hay những nguyên tắc đã đƣợc khách hàng chấp nhận hoặc yêu cầu. Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tƣ, công ty chứng khoán phải quản lý tiền và chứng khoán cho từng khách hàng ủy thác và sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng các điều kiện quy định trong hợp đồng đã ký kết. Hợp đồng phải xác định rõ mức độ ủy quyền của khách hàng cho công ty chứng khoán và điều quan trọng nữa là phải xác định khách hàng phải chịu mọi rủi ro của hoạt động đầu tƣ. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ phải thƣờng xuyên báo cáo cho khách hàng 13 biết về giao dịch, về trạng thái danh mục đầu tƣ theo yêu cầu của khách hàng hay định kỳ hàng tháng… 1.2.2.5. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán Cũng nhƣ các hoạt động tƣ vấn khác, tƣ vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tƣ chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đƣa ra các lời khuyên, phân tích tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tƣ và cơ cấu tài chính cho khách hàng Theo Điều 3 Nghị định 144/NĐ-CP: Tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tƣ chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Ngoài ra, các công ty chứng khoán còn thực hiện các dịch vụ khác nhƣ: tƣ vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tƣ vấn bán đấu giá cổ phần và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Tƣ vấn đầu tƣ là hoạt động tƣ vấn cho ngƣời đầu tƣ về thời gian mua bán, nắm giữ, giá trị của các loại chứng khoán và các diễn biến của thị trƣờng. Ngƣời tƣ vấn sử dụng kiến thức của mình để đƣa ra các lời khuyên đối với khách hàng, nhằm đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn là ngƣời quyết định cuối cùng. Tƣ vấn tài chính doanh nghiệp chủ yếu là tƣ vấn tái cấu trúc vốn, huy động vốn, xác định giá trị công ty, mua bán, sáp nhập... nhằm giúp doanh nghiệp lập phƣơng án kinh doanh, quản trị sản xuất - kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị chất lƣợng, quản trị tài chính... Nghiệp vụ này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà không yêu cầu nhiều vốn. Tính trung thực của công ty tƣ vấn có tầm quan trọng đặc biệt. Hoạt động tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán thƣờng không đòi hỏi nhiều chi phí, doanh thu mỗi hợp đồng tƣ vấn thƣờng không quá lớn nhƣng tính ổn định khả cao, tỷ suất lợi nhuận của dịch vụ này thƣờng ở mức cao. Nếu công ty chứng khoán có đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng trong thực hiện nghiệp vụ này, chất lƣợng tƣ vấn đƣợc đảm bảo và ngày một nâng cao thì đây là một nghiệp vụ có khả năng đóng 14 góp vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, mở rộng các dịch vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển, phát triển bền vững của công ty chứng khoán. 1.2.2.6. Các hoạt động hỗ trợ Ngoài các nghiệp vụ chính nêu trên thì công ty chứng khoán còn thực hiện một số nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch khác nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ, giúp nhà đầu tƣ không bỏ lỡ các cơ hội đầu tƣ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lưu ký chứng khoán: Là việc lƣu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lƣu ký và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán. Đây là hình thức bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, vì giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lƣu ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dƣới hình thức ghi sổ ) hoặc ký gửi các chứng khoán (nếu phát hành dƣới hình thức chứng chỉ vật chất). Quản lý thu nhập của khách hàng: Xuất phát từ việc lƣu kí chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Quản lý quỹ: Trong nghiệp vụ này, các công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản lí quỹ, sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tƣ để đầu tƣ vào chứng khoán. Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các thị trƣờng chứng khoán phát triển, ngoài việc môi giới chứng khoán cho khách hàng để hƣởng phí hoa hồng, các công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ mua chứng khoán (margin purchase). 1.2.3. Hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán 1.2.3.1. Khái quát về hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán a. Khái niệm Giao dịch ký quỹ chứng khoán là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó 15 nhà đầu tƣ chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán , phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Ký quỹ (margin) là tài sản đảm bảo mà nhà đầu tƣ phải có trong tài khoản để đảm bảo cho những rủi ro của những khoản vay dùng để mua chứng khoán, quyền lựa chọn, hay các hợp đồng tƣơng lai với đối tác của mình. Tài sản đảm bảo dùng để ký quỹ có thể là tiền mặt hoặc chứng khoán có trong tài khoản ký quỹ. Tài khoản ký quỹ (Margin Account) là tài khoản dùng để giao dịch ký quỹ, đƣợc tách biệt với tài khoản giao dịch tiền mặt (Cash Account). Tài khoản giao dịch tiền mặt (Cash account) là một loại tài khoản thông thƣờng đƣợc sử dụng trong giao dịch chứng khoán, khi nhà đầu tƣ có nhu cầu đầu tƣ, mua bán chứng khoán. Trong tài khoản này, ngƣời chủ sở hữu giao dịch mua bán bằng hình thức chi trả 100% tiền mặt cho các loại chứng khoán. Ký quỹ mua (buying on margin) là giao dịch mua chứng khoán bằng tiền vay nhà môi giới với tài sản đảm bảo là các chứng khoán hoặc tiền mặt có trong tài khoản ký quỹ. Trong điều kiện của luận văn này cũng nhƣ thực tiễn Việt Nam, việc đề cập đến hoạt động giao dịch ký quỹ sẽ chỉ tập trung vào hoạt động giao dịch ký quỹ mua chứng khoán b. Đặc điểm của giao dịch ký quỹ chứng khoán Giao dịch ký quỹ thực chất là việc công ty chứng khoán cho nhà đầu tƣ vay tiền để mua chứng khoán. Bản chất đây là một hoạt động tín dụng, do đó có những đặc điểm nhƣ hoạt động tín dụng, nhƣng cũng có những sự khác biệt nhất định. Giao dịch ký quỹ cần có tài sản bảo đảm. Giao dịch ký quỹ sử dụng một phần tiền của nhà đầu tƣ hoặc sử dụng chứng khoán làm tài sản đảm bảo. Không nhƣ tài khoản giao dịch tiền mặt thông thƣờng , khi sử dụng tài khoản ký quỹ , nhà đầu tƣ chỉ cần bỏ một lƣợng tiền đúng với tỷ lệ yêu cầu ký quỹ hoặc giá trị cổ phiếu có trong tài khoản tƣơng ứng với tỷ lệ ký quỹ yêu cầu làm tài sản đảm bảo. Với đặc điểm nhƣ vậy, nhà đầu tƣ có thể gia tăng cơ hội giao dịch, kiếm đƣợc lợi nhuận cao 16 hơn so với đầu tƣ hoàn toàn bằng tiền mặt. Giao dịch ký quỹ có tính thời hạn . Đa số các thị trƣờng đều quy định thời gian khi sử dụng giao dịch ký quỹ. Đó là thời gian thanh toán, thời gian bổ sung tiền ký quỹ khi tỷ lệ danh mục giảm dƣới tỷ lệ ký quỹ duy trì, thời gian từ khi gọi ký quỹ bổ sung đến khi gọi bán, thời hạn vay ký quỹ. Các thời hạn này thƣờng là ngắn hạn, có thể ngay trong ngày, hoặc một vài ngày làm việc. Riêng thời hạn vay ký quỹ có thể kéo dài tới 90 ngày, và có thể đƣợc xem xét gia hạn. Giao dịch ký quỹ có độ rủi ro cao. Khi sử dụng giao dịch ký quỹ, lợi nhuận hay thua lỗ cũng đƣợc nhân lên tùy thuộc vào độ lớn của đòn bẩy tài chính. Trong một số trƣờng hợp nhà đầu tƣ có thể mất nhiều tiền hơn số tiền mình có. Do đó, giao dịch ký quỹ không phù hợp với tất cả các nhà đầu tƣ , chỉ có các nhà đầu tƣ nhiều kinh nghiệm mới nên sử dụng tài khoản ký quỹ. Công ty chứng khoán có thể tăng những yêu cầu duy trì tỷ lệ ký quỹ bất cứ lúc nào mà không bắt buộc phải thông báo trƣớc. Những thay đổi này có thể dẫn đến yêu cầu bổ sung, nếu nhà đầu tƣ không đáp ứng đƣợc yêu cầu này công ty có thể bán chứng khoán trong tài khoản. Giao dịch ký quỹ có tính giới hạn. Không phải tất cả các cổ phiếu đều đƣợc giao dịch ký quỹ. Cổ phiếu đƣợc giao dịch ký quỹ tùy thuộc vào đánh giá của từng công ty chứng khoán và yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán. Không phải nhà đầu tƣ nào cũng đƣợc vay để giao dịch ký quỹ, hạn mức cho vay cũng nhƣ lãi suất cho vay đối với từng nhà đầu tƣ, từng chứng khoán (tài sản bảo đảm) là khác nhau. Các điều kiện này đƣợc quy định bởi các công ty chứng khoán, tùy theo chính sách tín dụng của mỗi công ty. Phương thức thanh toán của giao dịch ký quỹ là thanh toán bù trừ. Các khoản vay trên tài khoản ký quỹ liên tục đƣợc thực hiện theo các giao dịch mua chứng khoán của khách hàng. Khi khách hàng nộp tiền hoặc bán chứng khoán, công ty chứng khoán cũng thực hiện ngay lập tức việc thu nợ. Do đó, phƣơng thức thanh toán đối với giao dịch ký quỹ là bù trừ giữa một bên đi vay (khách hàng), một bên là cho vay (công ty chứng khoán, ngân hàng), có thể là song phƣơng (khách hàng công ty chứng khoán) hoặc đa phƣơng (khách hàng – công ty chứng khoán – ngân hàng). Điểm khác nhau so với thanh toán bù trừ của các ngân hàng là bù trừ cho các 17 giao dịch ký quỹ chứng khoán không chỉ liên quan đến tiền mà còn liên quan đến chứng khoán nữa. Việc xác định giá trị chứng khoán phải theo giá trị thị trƣờng nên việc tính toán diễn ra liên tục (trong ngày hoặc cuối ngày giao dịch), dẫn tới việc thanh toán bù trừ diễn ra liên tục. 1.2.3.2. Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán a. Đối với nhà đầu tư Đối với nhà đầu tƣ, giao dịch ký quỹ có vai trò tích cực giúp nâng cao số vốn đầu tƣ vay mƣợn của công ty chứng khoán, có khả năng khuếch đại thu nhập theo hệ số đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, loại hình này thƣờng có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất đi vay tiền mặt thông thƣờng để mua chứng khoán. Giao dịch ký quỹ cũng tạo điều kiện cho bảo hiểm rủi ro. Ví dụ, nếu nhà đầu tƣ nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong tƣơng lai, họ có thể bán chứng khoán thông qua giao dịch ký quỹ và bảo hiểm rủi ro của mình. Tƣơng tự, các cổ phiếu phát hành cho ngƣời ngƣời lao động theo chƣơng trình Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho ngƣời lao động (ESOP) bị hạn chế giao dịch trong một thời gian có thể đƣợc tự bảo hiểm với sự giúp đỡ của các giao dịch ký quỹ. Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ cũng có ảnh hƣởng tiêu cực đến nhà đầu tƣ. Khi thị trƣờng giảm, nhà đầu tƣ có thể mất nhiều hơn số tiền đã đầu tƣ do hoạt động này cũng có khả năng khuếch đại khoản lỗ theo hệ số đòn bẩy tài chính, khiến nhà đầu tƣ đối mặt với rủi ro hơn. Nếu giá trị của chứng khoán đã mua vào giảm, nhà đầu tƣ sẽ phải bổ sung tài sản đảm bảo để tránh bị bắt buộc phải bán của chứng khoán. Nhà đầu tƣ cũng có thể phải nộp thêm tiền mặt trong thời gian ngắn khi thị trƣờng có biến động. Nếu giá trị chứng khoán giảm vƣợt tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc, công ty chứng khoán có thể bán một số hoặc tất cả các chứng khoán tại mức giá hiện tại mà không cần tham khảo ý kiến khách hàng để thu hồi nợ. Mức giá hiện tại có thể không đƣợc mức giá tốt nhất mà nhà đầu tƣ có thể bán đƣợc. Bên cạnh đó, để sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ, nhà đầu tƣ cũng phải trả nhiều loại phí hơn. b. Đối với công ty chứng khoán Đối với công ty chứng khoán, giao dịch ký quỹ có vai trò tích cực là giúp công 18 ty thu thêm phí dịch vụ và tiền lãi từ cho vay. Việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ký quỹ thuận lợi và nhanh chóng cũng giúp công ty chứng khoán có thể thu hút khách hàng tới mở tài khoản và giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến công ty chứng khi gặp rủi ro không thu đủ tiền cho vay và tiền lãi, không bán đƣợc chứng khoán thế chấp và phải hạch toán vào tài sản của công ty. Công ty chứng khoán cũng có thể gặp các rủi ro về tài chính khi không tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro hệ thống. Thêm vào đó, thiệt hại cho khách hàng cũng sẽ đem lại thiệt hại cho chính công ty khi có thể mất đi một khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai, doanh thu cung cấp dịch vụ sụt giảm. c. Đối với thị trường chứng khoán Lợi ích lớn nhất của giao dịch ký quỹ tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Giá chứng khoán trên thị trƣờng đƣợc xác định bởi sự tƣơng tác của cung và cầu chứng khoán. Việc bất cứ lúc nào cũng sẵn có ngƣời mua và ngƣời bán trong hệ thống là thành phần thiết yếu của thị trƣờng vốn, nó đảm bảo thanh khoản trong hệ thống, đó là dấu hiệu của sự thành công của bất kỳ thị trƣờng trên toàn cầu. Nếu nhƣ giao dịch ký quỹ có thể đƣợc thực hiện trên cả hai phía tức là mua và bán, nó sẽ giúp tăng cả cung và cầu chứng khoán trên thị trƣờng, do đó góp phần tạo ra tính thanh khoản tốt hơn và hình thành giá của chứng khoán một cách “trơn tru” hơn. Hơn nữa, với sự cân bằng của những hợp đồng giao dịch ký quỹ (có mua, có bán) có thể giúp giảm thiểu những thất bại của nhà đầu tƣ. Giao dịch ký quỹ cũng tạo điều kiện cho sự liên kết giá trên thị trƣờng thông qua tạo điều kiện cho sự chênh lệch (hoạt động arbitrage). Ví dụ, trong trƣờng hợp có sự chênh lệch giá giữa tiền mặt và thị trƣờng phái sinh, giao dịch ký quỹ hỗ trợ các giao dịch trên thị trƣờng để thực hiện hoán đổi giữa tiền mặt và các chứng khoán phái sinh, kết quả là thu hẹp sự chệnh lệch giá trên thị trƣờng. Tại các thị trƣờng phát triển, giao dịch ký quỹ và giao dịch chứng khoán phái sinh có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, nhất là khi thời gian giao dịch đƣợc giới hạn trong một ngày. Giao dịch ký quỹ giúp cho thị trƣờng hoạt động hiệu quả và giải quyết những vấn đề rủi ro của thị trƣờng. Giao dịch ký quỹ cũng giúp 19 cho tốc độ luân chuyển của dòng vốn nhanh hơn. Khi mà thị trƣờng phái sinh và thị trƣờng thực có sự liên thông, vai trò của các quỹ đầu tƣ và các công ty cho vay và đi vay chứng khoán trở nên cực kỳ quan trọng. Căn cứ vào các điểm trên, có thể nói rằng giao dịch ký quỹ giữ vai trò quan trọng trong bất kỳ thị trƣờng chứng khoán nào và giúp cải thiện hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Đối với thị trƣờng chứng khoán, giao dịch ký quỹ có tác động tiêu cực là có thể khiến thị trƣờng giảm điểm nhanh hơn khi thị trƣờng rơi vào xu thế giảm. Khi đó, các công ty chứng khoán và nhà đầu tƣ sẽ đồng loạt bán ra cổ phiếu do chịu áp lực giải chấp, tất toán tài khoản. 1.2.4. Một số vấn đề nghiệp vụ trong hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán 1.2.4.1. Hệ thống quản lý giao dịch ký quỹ chứng khoán Giao dịch ký quỹ về bản chất là sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán . Đòn bẩy tài chính chỉ mức độ tiền vay của nhà đầu tƣ sử dụng so với số tiền đầu tƣ họ có. Nếu hoạt động đầu tƣ của khách hàng có hiệu quả , mức sinh lời từ khoản đầu tƣ có thể tăng lên gấp bội so với việc chỉ sử dụng vốn tự có . Tuy nhiên, rủi ro cũng không hề nhỏ. Trong trƣờng hợp thua lỗ, nhà đầu tƣ có thể mất nhiều hơn so với bình thƣờng. Hoạt động này có tác động trực tiếp đến nhà đầu tƣ, công ty chứng khoán cũng nhƣ tác động đến thị trƣờng trƣờng chứng khoán. Chính vì vậy, hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán phải đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, đảm bảo các chủ thể tham gia phải thực hiện đúng các quy định. Các cơ quan tham gia quản lý hoạt động quản lý quỹ bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán, Ngân hàng giám sát và Công ty Chứng khoán. Các cơ quan này sẽ đƣa ra những quy định về giao dịch ký quỹ nhằm đảm bảo sự an toàn cho các công ty chứng khoán và các khách hàng trƣớc những rủi ro do hoạt động này có thể mang lại. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán theo quy định của pháp luật. Theo 20 quy định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc là nơi ban hành các quy định liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, quản lý hoạt động của các công ty chứng khoán trong giao dịch ký quỹ chứng khoán nhƣ cấp phép, giám sát sự tuân thủ, xử phạt vi phạm… Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc còn kiểm tra tình hình tài chính của từng công ty chứng khoán. Nếu công ty chứng khoán nào không đáp ứng đƣợc yêu cầu thì có thể không cho công ty chứng khoán đó đƣợc phép cung cấp giao dịch ký quỹ. Sở Giao dịch Chứng khoán là cơ quan quản lý và vận hành hoạt động của thị trƣờng chứng khoán niêm yết. Sở Giao dịch Chứng khoán là nơi quản lý trực tiếp các hoạt động giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán, quản lý các doanh nghiệp niêm yết và công bố danh mục chứng khoán đƣợc hay không đƣợc phép giao dịch ký quỹ. Sở Giao dịch Chứng khoán có trách nhiệm giám sát danh sách chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ mà công ty chứng khoán công bố. Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán là cơ quan quản lý và hỗ trợ xử lý các hoạt động trƣớc và sau giao dịch nhƣ đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Ngoài ra, Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán cũng có chức năng giám sát hoạt động của các thành viên lƣu ký nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy chế, bảo vệ tài sản của ngƣời sở hữu chứng khoán. Ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ lƣu kí và giám sát việc quản lí quỹ đầu tƣ và danh mục đầu tƣ chứng khoán của các công ty quản lý quỹ tuân thủ qui định của pháp luật. Ngân hàng giám sát cũng thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đầu tƣ và danh mục đầu tƣ. Về mặt lý thuyết, ngân hàng giám sát quản lý tiền và chứng khoán của các quỹ đầu tƣ, trong đó có việc đảm bảo hoạt động giao dịch ký quỹ theo đúng quy định. Công ty chứng khoán là tổ chức tham gia cung cấp trực tiếp dịch vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán cho nhà đầu tƣ. Công ty chứng khoán có trách nhiệm mở tài khoản giao dịch ký quỹ cho khách hàng, quản lý và giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ, cung cấp chứng khoán hoặc hỗ trợ tiền cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ chứng khoán theo đúng quy định. Công ty chứng khoán cũng phải quản lý rủi 21 ro, theo dõi biến động của giá chứng khoán, các tỷ lệ bảo đảm an toàn và thực hiện xử lý khi có yếu tố bị vi phạm. Công ty chứng khoán định kỳ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán về hoạt động giao dịch ký quỹ của tất cả các khách hàng. Công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố công khai danh sách chứng khoán mà công ty thực hiện giao dịch ký quỹ. Nếu quá trình cho vay có sự tham gia của bên thứ ba là ngân hàng , tức công ty chứng khoán chỉ làm trung gian giữa khách hàng (ngƣời vay) và ngân hàng (ngƣời cho vay). Khi đó, ngân hàng cho vay cũng có trách nhiệm quản lý nguồn vốn của mình khi cấp hạn mức cho công ty chứng khoán, giám sát công ty chứng khoán thực hiện đúng các yêu cầu đã ký kết nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. 1.2.4.2. Quy trình hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Sơ đồ 1.1: Quy trình giao dịch chứng khoán thông thƣờng Về cơ bản, quy trình giao dịch ký quỹ chứng khoán tuân thủ theo các bƣớc nhƣ giao dịch chứng khoán thông thƣờng. Điểm khác cơ bản là nhà đầu tƣ có thể dùng một phần tiền của mình, phần còn lại vay công ty chứng khoán để giao dịch. Công ty chứng khoán có thể tìm nguồn tài trợ cho mình bằng vốn chủ sở hữu, từ công ty tài chính hoặc từ ngân hàng. Sau khi giao dịch, quá trình này chƣa kết thúc do công ty chứng khoán còn phải kiểm soát tài khoản ký quỹ của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. 22 Có thể khái quát các bƣớc trong hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán dƣới đây. Bƣớc 1: Mở tài khoản giao dịch ký quỹ và nộp tiền ký quỹ ban đầu. Nhà đầu tƣ muốn giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại một công ty chứng khoán bất kỳ. Nhà đầu tƣ nộp số tiền ký quỹ ban đầu làm tài sản bảo đảm để có thể mua ký quỹ chứng khoán. Tại Mỹ, tùy theo nhà môi giới, số tiền ký quỹ ban đầu này có thể dao động từ 2.000 USD đến 5.000 USD, nhà đầu tƣ có thể dùng hết số tiền này để kinh doanh mà không cần phải giữ lại số tiền ký quỹ nào. Tại Việt Nam, theo quy định khi mới áp dụng thực hiện giao dịch ký quỹ, để mở tài khoản giao dịch ký quỹ, khách hàng phải ký quỹ một khoản tiền tối thiểu 10 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện quy định này đã bị bãi bỏ kể từ ngày 1/2/2013 và không còn quy định số tiền ký quỹ tối thiểu ban đầu. Với từng khách hàng cụ thể, công ty chứng khoán sẽ có chính sách cấp hạn mức tín dụng khách nhau. Bƣớc 2: Đặt lệnh giao dịch trên tài khoản ký quỹ. Nhà đầu tƣ đặt lệnh mua chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ đã mở tại công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán nhận lệnh của nhà đầu tƣ, kiểmtra tính hợp lệ của lệnh đặt mua có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của hoạt động giao dịch ký quỹ hay không trƣớc khi nhập lệnh đó vào Sở Giao dịch Chứng khoán. Với số tiền và giá trị chứng khoán ban đầu trong tài khoản, nhà đầu tƣ có thể vay công ty chứng khoán một số tiền nhất định theo tỷ lệ ký quỹ mà công ty chứng khoán quy định để đặt mua chứng khoán. Với từng mã chứng khoán, tỷ lệ ký quỹ yêu cầu là khác nhau. Tổng số tiền mà nhà đầu tƣ có thể dùng để mua chứng khoán đƣợc gọi là “sức mua”. Chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ là cổ phiếu , chứng chỉ quỹ đầu tƣ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán và các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán thuộc danh mục chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán và/hoặc công ty chứng khoán tùy từng thời điểm. Giá thị trƣờng là mức giá đƣợc thống nhất làm cơ sở tính toán giá trị của các 23 chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tƣ . Tại Việt Nam , giá thị trƣờng là giá đóng cửa của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết , đây cũng là giá tham chiếu của phiên giao dịch tiếp theo. Bƣớc 3: Khớp lệnh. Sau khi có kết quả khớp lệnh, Sở Giao dịch Chứng khoán kiểm tra lệnh và thông báo kết quả về công ty chứng khoán. Ngoài ra Sở Giao dịch Chứng khoán cũng thông báo kết quả đó tới Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán. Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán nhận kết quả giao dịch từ Sở Giao dịch Chứng khoán và thực hiện việc thanh toán bù trừ. Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán sẽ thông báo tới công ty chứng khoán biết số chứng khoán và tiền cần phải thanh toán. Bƣớc 4: Thanh toán. Công ty chứng khoán cho nhà đầu tƣ vay tiền tƣơng ứng với tỷ lệ ký quỹ cổ phiếu mà nhà đầu tƣ đặt mua. Số tiền cho nhà đầu tƣ vay này, công ty chứng khoán có thể tài trợ bằng vốn của mình hoặc vay ngân hàng. Công ty chứng khoán phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc về việc cho vay này. Tổng số tiền khách hàng vay nợ công ty chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ đƣợc gọi là dƣ nợ ký quỹ. Đến ngày thanh toán , công ty chứng khoán phải chuyển khoản tiền mua này cho Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán thông qua Ngân hàng chỉ định thanh toán . Đây cũng là thời điểm bắt đầu của khoản vay. Trong trƣờng hợp Công ty chứng khoán chỉ là trung gian giữa khách hàng và ngân hàng cho vay. Ngân hàng sẽ cung cấp vốn cho công ty chứng khoán để cho nhà đầu tƣ vay tiền. Công ty chứng khoán có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính của mình và quản lý các khoản vay thay cho ngân hàng. Bƣớc 5: Kiểm soát tín dụng. Sau khi thực hiện thanh toán, tiền và chứng khoán đã đƣợc chuyển giao, công ty chứng khoán có nhiệm vụ kiểm soát tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ. Tỷ lệ ký quỹ là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản bảo đảm trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trƣờng. Tài sản thực có là phần vốn của khách hàng trên tài khoản giao dịch ký quỹ, bao gồm tiền mặt, giá trị các chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trƣờng trừ đi dƣ nợ ký quỹ. 24 Có hai mức tỷ lệ ký quỹ mà công ty chứng khoán và khách hàng cần quan tâm là tỷ lệ ký quỹ duy trì và tỷ lệ ký quỹ xử lý. Tỷ lệ ký quỹ duy trì là tỷ lệ yêu cầu tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng tài sản bảo đảm trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trƣờng. Tỷ lệ ký quỹ xử lý là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản bảo đảm theo giá thị trƣờng mà tại mức bằng hoặc thấp hơn mức này, công ty chứng khoán có quyền xử lý tài sản bảo đảm để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì và/hoặc thu hồi dƣ nợ ký quỹ. Khi tỷ lệ ký quỹ của khách hàng thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì thì công ty chứng khoán sẽ gửi đến nhà đầu tƣ một thông báo gọi là cảnh báo ký quỹ hay yêu cầu ký quỹ bổ sung. Ký quỹ bổ sung là số tài sản bổ sung vào tài khoản ký quỹ khi nhằm đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tối thiểu. Nhà đầu tƣ có thể ký quỹ bổ sung bằng tiền mặt hoặc chứng khoán. + Ký quỹ bổ sung bằng tiền mặt đƣợc tính theo công thức: Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ - Tỷ lệ ký quỹ duy trì ) * (Tổng giá trị tài sản trên tài khoản ký quỹ tính theo giá thị trƣờng). + Ký quỹ bổ sung bằng chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ thuộc sở hữu của khách hàng, giá trị chứng khoán bổ sung đƣợc tính theo công thức: Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = | (Tỷ lệ ký quỹ - Tỷ lệ ký quỹ duy trì) / (1 Tỷ lệ ký quỹ duy trì) | * Tổng giá trị tài sản trên tài sản ký quỹ tính theo giá thị trƣờng. Bảng 1.1: Ví dụ về giao dịch ký quỹ Nguồn: Tác giả tự tính. Đơn vị: Triệu đồng. (*Lợi nhuận sau khi bán chứng khoán chưa tính lãi vay và phí giao dịch). 25 Khi tỷ lệ ký quỹ xuống dƣới mức tỷ lệ ký quỹ duy trì (40%), công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải bổ sung tài sản đảm bảo (có thể bằng tiền hoặc chứng khoán). Chứng khoán sẽ bị công ty chứng khoán bán nếu tỷ lệ ký quỹ xuống tới tỷ lệ ký quỹ xử lý (35%) để phục hồi tỷ lệ ký quỹ lên mức 40%. Bƣớc 6: Tất toán khoản vay. Sau khi bán chứng khoán (nhà đầu tƣ đặt lệnh bán chứng khoán hoặc công ty chứng khoán đặt lệnh do vi phạm tỷ lệ ký quỹ xử lý), tiền đƣợc chuyển về tài khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tƣ. Công ty chứng khoán sẽ thu hồi các loại phí giao dịch, thuế liên quan, số tiền cho vay, lãi vay phải trả trƣớc khi trả cho nhà đầu tƣ số tiền còn lại (nếu còn). Việc hoàn trả và tất toán khoản vay là liên tục theo nguyên tắc thanh toán bù trừ, cứ khi nào có phát sinh số dƣ tiền trên tài khoản là công ty chứng khoán tự động thực hiện. Nếu khoản vay quá hạn mà chƣa trả hết nợ, lãi vay thì công ty chứng khoán sẽ tính lãi vay quá hạn đối với tổng dƣ nợ + lãi vay chƣa trả, và có những biện pháp buộc khách hàng phải động thái trả nợ theo đúng quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp công ty chứng khoán là trung gian giữa ngân hàng và khách hàng, công ty chứng khoán sẽ phải hoàn trả lại số tiền vay, lãi vay của khách hàng cho ngân hàng, sau khi đã giữ lại phần phí thuộc về công ty chứng khoán. 1.2.4.3. Rủi ro và kiểm soát rủi ro trong giao dịch ký quỹ Khi thị trƣờng chứng khoán đi lên thì giao dịch ký quỹ mang lại nhiều yếu tố tích cực, vì giao dịch ký quỹ giúp nhà đầu tƣ gia tăng lợi nhuận đầu tƣ do giao dịch này có tác dụng đòn bẩy tài chính rất mạnh. Đồng thời giao dịch ký quỹ sẽ nhƣ một đòn bẩy thúc đẩy thị trƣờng, tạo tính thanh khoản, từ đó giúp thị trƣờng có đƣợc sự tăng bền trƣởng. Tuy nhiên giao dịch ký quỹ cũng ẩn chứa rủi ro khá cao có khả năng làm tổn hại đến thị trƣờng chứng khoán cũng nhƣ các thành viên tham gia. a. Đối với nhà đầu tư Nhƣ ví dụ ở bảng 1.1, nhà đầu tƣ có thể đối mặt với nhiều rủi ro khi thực hiện giao dịch ký quỹ. Rủi ro đầu tiên là nhà đầu tƣ có thể bị thua lỗ nhiều hơn bình thƣờng do số lỗ sẽ bị khuếch đại theo hệ số đòn bẩy (tỷ lệ giữa tiền bỏ ra thực tế với số tiền đi vay). Nếu không tính toán cẩn thận khi ra quyết định đầu tƣ, nhà đầu tƣ có thể thua lỗ một 26 cách nhanh chóng mà không kịp xoay xở. Bên cạnh đó, khi sử dụng giao dịch ký quỹ, nhà đầu tƣ phải trả cho công ty chứng khoán lãi vay và nhiều loại phí quản lý khác. Nếu đầu tƣ dài hạn, có thể những chi phí này sẽ chiếm gần hết lợi nhuận của nhà đầu tƣ. Do đó đối với giao dịch ký quỹ , nhà đầu tƣ không nên đầu tƣ dài hạn mà chỉ nên đầu tƣ ngắn hạn, và chỉ nên sửa dụng khi xác định rõ xu hƣớng thị trƣờng là tăng trƣởng . Rủi ro thứ hai mà nhà đầu tƣ có thể gặp là rủi ro thanh toán. Khi giá cổ phiếu giảm vƣợt tỷ lệ ký quỹ duy trì, nhà đầu tƣ sẽ phải nộp thêm tiền vào tài khoản để bổ sung ký quỹ. Nếu nhà đầu tƣ không có tiền nộp hoặc nộp tiền chậm, giá chứng khoán tiếp tục giảm, tỷ lệ ký quỹ xuống mức xử lý, công ty chứng khoán sẽ đƣợc quyền bán cổ phiếu để thu hồi nợ. Nếu giá trị chứng khoán trong danh mục không đủ để trả nợ công ty chứng khoán thì nhà đầu tƣ còn phải bỏ thêm tiền ra để trả nợ. Ngoài ra, khi công ty chứng khoán đƣợc bán chứng khoán để thu hồi nợ, mức giá bán ra có thể không phải là mức giá tốt nhất mà nhà đầu tƣ có thể bán tại thời điểm đó. Điều này cũng gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ. Do đó, để hạn chế và kiểm soát rủi ro thì nhà đầu tƣ cần phải có nguyên tắc khi giao dịch, cân nhắc kỹ khi lựa chọn chứng khoán đầu tƣ, đặt ra ngƣỡng lợi nhuận và cắt lỗ hợp lý, tránh vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn tỷ lệ ký quỹ. b. Đối với công ty chứng khoán Rủi ro lớn nhất đối với công ty chứng khoán đó là không thu hồi đƣợc nợ. Khi giá chứng khoán liên tục giảm, mất thanh khoản, công ty chứng khoán có đặtlệnh bán cũng không thể bán đƣợc do không có ngƣời mua. Nhƣ vậy, công ty chứng khoán khó có thể thu hồi giá trị chứng khoán trong tài khoản đủ trả tiền nợ vay. Nhiều trƣờng hợp nhà đầu tƣ chấp nhận vứt bỏ tài khoản, để mặc công ty chứng khoán xoay xở. Khi đó, công ty chứng khoán đã phải gánh lấy khoản nợ xấu mà nhà đầu tƣ bỏ lại. Nếu trong hợp đồng giao dịch ký quỹ mà không quy định chặt chẽ, thì công ty chứng khoán khó có thể đòi đƣợc tiền nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp này. Để hạn chế những rủi ro rủi ro về pháp lý xảy ra, công ty chứng khoán cần xây dựng hợp đồng với khách hàng với các điều khoản quy định chặt chẽ. Để giảm thiểu rủi ro, đòi hỏi công ty chứng khoán phải có hệ thống quản lý rủi ro, có bộ phận tách biệt để quản lý giám sát nhà đầu tƣ khi thị trƣờng diễn biến xấu, 27 đánh giá chính xác giá trị từng cổ phiếu để đƣa ra tỷ lệ ký quỹ hợp lý và xử lý ngay khi diễn biến giá cổ phiếu đó có dấu hiệu bất thƣờng. Ngoài ra, khi thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ cho khách hàng, công ty chứng khoán cần có sự thẩm định về năng lực cũng nhƣ mức độ an toàn tài chính của khách hàng, trƣớc khi đƣa ra những quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. c. Đối với thị trường chứng khoán Rủi ro đối với thị trƣờng chứng khoán chính là rủi ro thanh khoản. Giao dịch ký quỹ có thể ổn định giá chứng khoán và tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng. Tuy nhiên cũng chính giao dịch ký quỹ có thể làm cho thị trƣờng mất thanh khoản và có thể dẫn tới rủi ro hệ thống và rủi ro thanh toán bù trừ. Ví dụ: Trong lịch sử thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu AAA đã bị làm giá, thanh khoản rất cao. Trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, nhiều công ty chứng khoán bất chấp rủi ro đã cho nhà đầu tƣ vay tiền mua cổ phiếu này với tỷ lệ ký quỹ rất thấp. Lợi dụng chính sách lỏng lẻo của các công ty chứng khoán, một số nhà đầu tƣ đã sử dụng giao dịch thỏa thuận để giao dịch ký quỹ cổ phiếu AAA, mà thực chất là chuyển từ tài khoản này sang tài khoản kia, nhằm rút tiền ra khỏi công ty chứng khoán. Khi quá trình làm giá kết thúc, cổ phiếu này bịbán ra chốt lời. Không còn ngƣời làm giá nữa, nên giá cổ phiếu giảm nhanh. Khi ngƣời bán thì rất nhiều trong khi không có ai mua đã gây nên tình trạng mất thanh khoản. Các công ty chứng khoán đồng loạt đặt lệnh bán cổ phiếu để giải chấp nhƣng cũng không thể bán đƣợc, và càng bán thì càng làm giá cổ phiếu đó giảm mạnh hơn. Kết quả là một số công ty chứng khoán đã phải gánh chịu những khoản nợ xấu rất lớn. Nếu có nhiều công ty chứng khoán trong tình trạng này rủi ro này đã trở thành hệ thống, đe dọa đến sự phát triển ổn định của cả thị trƣờng chứng khoán. Để kiểm soát rủi ro này, các công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc liên tục về dòng tiền thực hiện giao dịch ký quỹ và thực hiện đúng quy định về tỷ lệ ký quỹ cho phép. Trên cơ sở đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cũng tùy theo tình hình thực tế thị trƣờng mà đề ra những quy định nhằm thắt chặt hay nới lỏng hoạt động giao dịch ký quỹ. Thông qua việc quản lý hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán cũng có thể phát hiện đƣợc những 28 giao dịch bất thƣờng, những hành vi phạm pháp luật trên thị trƣờng chứng khoán. 1.2.5. Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán 1.2.5.1. Khái niệm và sự cần thiết của việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán Hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán là hoạt động diễn ra giữa công ty chứng khoán và khách hàng có mở tài khoản giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty đó. Đây là hoạt động giữa một bên là ngƣời cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán), một bên là ngƣời sử dụng dịch vụ (khách hàng). Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán là quá trình hoàn thiện quy trình hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, mở rộng quy mô, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng thức giao dịch ký quỹ. Đồng thời, việc phát triển phải gắn với nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. Việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán là hết sức cần thiết đối với thị trƣờng chứng khoán nói chung, công ty chứng khoán hay nhà đầu tƣ nói riêng. Bởi đây là một trong những hoạt động cơ bản của thị trƣờng chứng khoán, là yếu tố cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán với nhau nhằm thu hút khách hàng. Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán sẽ giúp tăng thanh khoản cho thị trƣờng chứng khoán, tạo cơ chế giúp thị trƣờng vận hành một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy thị trƣờng phát triển. Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán cũng sẽ thúc đẩy nhà đầu tƣ tham gia vào thị trƣờng chứng khoán nhiều hơn. Việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ sẽ giúp nâng cao đƣợc chất lƣợng của hoạt động, giảm thiểu rủi ro hệ thống, tạo ra một “sân chơi” minh bạch công bằng cho tất cả các thành viên tham gia. 1.2.5.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán Để phản ánh sự phát triển của giao dịch ký quỹ , các chỉ tiêu cơ bản thƣờng sử dụng bao gồm các chỉ tiêu phản ánh quy mô của giao dịch ký quỹ , đối tƣợng tham 29 gia, phạm vi và phƣơng thức hoạt động . Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu phản ánh về chất lƣợng hiệu quả của hoạt động giao dịch ký. a. Quy mô hoạt động Sự phát triển về quy mô của hoạt động giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán thể hiện trên doanh số của giao dịch ký quỹ, dƣ nợ cho vay đối với hoạt động giao dịch ký quỹ, số lƣợng khách hàng sử dụng giao dịch ký quỹ, dƣ nợ bình quân đối với mỗi khách hàng. Ngoài ra, thị phần môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán trên thị trƣờng cũng phần nào phản ánh quy mô của hoạt động này. Doanh số giao dịch ký quỹ là tổng giá trị giao dịch ký quỹ chứng khoán trong kỳ tại công ty chứng khoán . Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển về quy mô qua các thời kỳ. Doanh số giao dịch ký quỹ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch chứng tỏ có sự phát triển về quy mô. Dƣ nợ cho vay đối với hoạt động giao dịch ký quỹ là tổng dƣ nợ cho vay đối với khách hàng để giao dịch ký quỹ tại một thời điểm . Chỉ tiêu này phản ánh giá trị của số tiền mà công ty chứng khoán đang cho khách hàng vay để thực hiện giao dịch ký quỹ chứng khoán . Chỉ tiêu này càng lớn , chứng tỏ hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán rất phát triển. Số lƣợng khách hàng sử dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán phản ánh quy mô của hoạt động giao dịch này. Càng có nhiều khách hàng sử dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán, công ty chứng khoán càng có thêm nhiều cơ hội thu lợi nhuận. Dƣ nợ bình quân đối với mỗi khách hàng phản ánh giá trị số tiền bình quân mà một khách hàng đang vay để giao dịch ký quỹ chứng khoán tại một thời điểm . Chỉ tiêu này cho biết mức độ cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đến mỗi khách hàng . Chỉ tiêu này càng lớn , cho thấy hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán càng phát triển mạnh. Thị phần môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán là một chỉ tiêu phản ánh quy mô của công ty chứng khoán so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng . Chỉ tiêu này cũng phản ánh gián tiếp mức độ phát triển của hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán, bởi nếu hoạt động này phát triển thì công ty chứng khoán 30 mới thu hút đƣợc nhiều khách hàng, chiếm đƣợc thị phần lớn trên thị trƣờng. b. Đối tượng tham gia Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về đối tƣợng tham gia hoạt động giao dịch ký quỹ thể hiện thông qua sự đa dạng của các chủ thể tham gia hoạt động này. Công tychứng khoán có thể cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ cho các khách hàng là cá nhân, tổ chức trong nƣớc hay nƣớc ngoài. Càng nhiều đối tƣợng tham gia hoạt động này, công ty chứng khoán càng có nhiều cơ hội thu đƣợc phí giao dịch, cũng nhƣ tiền lãi từ cho vay mua chứng khoán. c. Phạm vi hoạt động Phạm vi là khuôn khổ giới hạn một hoạt động. Đối với hoạt động giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, phạm vi hoạt động chính thể hiện trên hai góc độ. Thứ nhất là về vị trí địa lý, tức là phạm vi mà công ty chứng khoán có thể cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ cho khách hàng. Giới hạn này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của công ty chứng khoán, trình độ của nhân viên cũng nhƣ các quy định của pháp luật trong việc cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán . Chỉ tiêu này có thể đo lƣờng qua số lƣợng chi nhánh , phòng giao dịch của công ty chứng khoán tại các địa phƣơng, vùng miền; khả năng cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ tới tất cả các khách hàng. Giới hạn thứ hai là về danh mục chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc sẽ quy định những loại chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ, căn cứ vào đó Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ công bố danh sách các mã không đủ tiêu chuẩn đƣợc giao dịch ký quỹ. Theo danh sách này, các công ty chứng khoán căn cứ vào tình hình tài chính và công bố thông tin của cổ phiếu niêm yết để đƣa ra danh mục cụ thể của công ty mình. Danh sách này bao gồm số lƣợng chứng khoán đƣợc ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ với từng mã chứng khoán, hạn mức về khối lƣợng mua và số tiền cho vay đối với từng mã chứng khoán. Để hạn chế rủi ro, các công ty chứng khoán thƣờng cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ cho một số mã chứng khoán nhất định, ít hơn số chứng khoán đƣợc Sở Giao dịch Chứng khoán cho phép. Tƣơng tự, tỷ lệ ký quỹ quy định ban đầu đối với 31 khách hàng cũng cao hơn quy định tối thiểu (hiện ở Việt Nam là 50%). Khi hoạt động kiểm soát rủi ro tốt, các giới hạn này sẽ đƣợc mở rộng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của nhà đầu tƣ, gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. d. Phương thức hoạt động Phƣơng thức hoạt động giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán là cách thức công ty chứng khoán thực hiện quá trình giao dịch ký quỹ chứng khoán ở những giai đoạn nhất định trong lịch sự phát triển của công ty chứng khoán. Phƣơng thức hoạt động thể hiện trong từng bƣớc của hoạt động giao dịch ký quỹ nhƣ phƣơng thức mở tài khoản giao dịch ký quỹ, phƣơng thức giao dịch ký quỹ chứng khoán và phƣơng thức thanh toán khoản vay. Khách hàng có thể mở tài khoản, giao dịch ký quỹ chứng khoán trực tiếp tại quầy giao dịch hay thông qua mạng Internet, điện thoại… Đối với phƣơng thức thanh toán, có thể thanh toán từng khoản vay riêng lẻ lần lƣợt hay thanh toán bù trừ. Phƣơng thức thanh toán có thể là song phƣơng nếu hoạt động diễn ra giữa công ty chứng khoán đối với một khách hàng, có thể là đa phƣơng nếu hoạt động này diễn ra giữa công ty chứng khoán, ngân hàng và khách hàng, hoặc giữa công ty chứng khoán với một nhóm khách hàng. Sự phát triển của hoạt động giao dịch ký quỹ thể hiện ở mức độ phức tạp của phƣơng thức hoạt động, sự cải tiến phƣơng thức hoạt động theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và yêu cầu của lịch sử. e. Chất lượng và hiệu quả Chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán có thể đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động giao dịch ký quỹ, thu lãi từ hoạt động cho vay để giao dịch ký quỹ, sự gia tăng về doanh số giao dịch và số phí môi giới thu đƣợc. Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động giao dịch ký quỹ phản ánh số nợ mà công ty chứng khoán có khả năng khó thu lại đƣợc do hoạt động giao dịch ký quỹ gây ra trên tổng dƣ nợ giao dịch ký quỹ tại một thời điểm nhất định. Tƣơng tự nhƣ ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu thƣờng đƣợc khống chế ở một con số nhất định để đảm bảo an toàn tài chính cho chính công ty chứng khoán (tỷ lệ nợ xấu an toàn đối với các ngân hàng Việt Nam là 3%). Tỷ lệ nợ xấu càng 32 cao, chứng tỏ chất lƣợng của hoạt động giao dịch ký quỹ là yếu kém, mới dẫn đến tình trạng công ty chứng khoán có khả năng không thu hồi đƣợc nợ, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế và mức độ an toàn tài chính của công ty. Thu lãi là chỉ tiêu phản ánh giá trị số tiền lãi mà công ty chứng khoán thu về đƣợc nhờ hoạt động cho khách hàng vay để giao dịch ký quỹ trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này càng lớn , chứng tỏ hiệu quả của hoạt động giao dịch ký quỹ, giúp đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty chứng khoán. Doanh số giao dịch và phí môi giới thu đƣợc gia tăng qua các thời kỳ là chỉ tiêu phản ánh gián tiếp chất lƣợng của hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Bởi hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán giúp cho khách hàng có thể giao dịch chứng khoán nhiều hơn, nhờ đó doanh số giao dịch và phí môi giới giao dịch sẽ tăng lên, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty chứng khoán. 1.2.6. Các yếu tố ảnhhưởng tới phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán 1.2.6.1. Các yếu tố chủ quan Công ty chứng khoán là đơn vị cung cấp trực tiếp dịch vụ giao dịch ký quỹ cho khách hàng. Do đó các yếu tố nhƣ tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, quy trình quản lý rủi ro của công ty chứng khoán có tác động trực tiếp đến hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán: Đây là một trong những yêu cầu đặt ra đối với công ty chứng khoán phải đáp ứng khi nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ. Theo quy định, công ty chứng khoán không đƣợc có lỗ lũy kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vƣợt quá 6 lần. Tỷ lệ vốn khả dụng lớn hơn 150% trong vòng 3 tháng. Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính mà cụ thể là vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ. Theo quy định, tổng dƣ nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Tổng mức cho vay 33 giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Tổng dƣ nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán đối với một loại chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 10% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Ngoài ra, yếu tố này cũng ảnh hƣởng đến nguồn tiền tài trợ cho hoạt động giao dịch ký quỹ đối với khách hàng tại công ty chứng khoán đó. Nếu công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu thấp, khả năng vay ngân hàng kém, tình hình tài chính không ổn định thì không đảm bảo đƣợc nguồn tiền cho khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ, hạn mức cho vay cũng thấp, thời hạn vay ngắn, và không ổn định. Nếu công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu giảm khá nhiều có khả năng không có vốn để cho khách hàng vay và có thể bị các ngân hàng hoặc công ty tài chính từ chối cho vay. Nếu công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn, tình hình tài chính lành mạnh, lợi nhuận và doanh thu tăng trƣởng thì ngoài vốn tự có, công ty chứng khoán còn có thể vay ngân hàng hoặc công ty tài chính để tài trợ cho hoạt động giao dịch ký quỹ của mình. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chính là hệ thống giao dịch, phần mềm của công ty chứng khoán. Theo quy định, để đƣợc cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán phải có hệ thống giao dịch phục vụ giao dịch ký quỹ, giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ; quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro cho nghiệp vụ giao dịch ký quỹ. Hệ thống phần mềm này đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán. Phần mềm này phải thiết kế dành riêng cho giao dịch ký quỹ, có thể tự động tính hạn mức mua của khách, tự động tính toán tỷ lệ ký quỹ hiện tại và đƣa ra cảnh báo khi tỷ lệ giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì. Hệ thống còn phải tự động gửi thông báo đến khách hàng để báo khách hàng bổ sung tiền hoặc chứng khoán cho đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì. Khi khách hàng không đảm bảo đƣợc tỷ lệ ký quỹ duy trì và chạm ngƣỡng an toàn, thì hệ thống tự động bán cổ phiếu để thu tiền. Nếu phần mềm của công ty chứng khoán hiện đại, có khả năng cảnh báo và tự xử lý thì việc cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán sẽ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi 34 ro. Ngƣợc lại nếu phần mềm của công ty chứng khoán không đáp ứng đƣợc yêu cầu của giao dịch ký quỹ, không tự động tính toán các hạn mức thì sẽ xảy ra rủi ro rất lớn, ảnh hƣởng tới giao dịch của nhà đầu tƣ cũng nhƣ hoạt động tài chính của công ty chứng khoán. Nguồn nhân lực tại công ty chứng khoán: Bộ phận môi giới là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Một đội ngũ môi giới giàu kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tƣ vấn trung thực cho khách hàng, khách hàng sẽ giảm đƣợc những quyết định sai lầm trong đầu tƣ nhƣ không dùng dịch vụ giao dịch ký quỹ khi thị trƣờng xấu. Ngƣợc lại, nếu môi giới không có đạo đức nghề nghiệp, chú trọng tới doanh số và hoa hồng, tƣ vấn cho khách hàng giao dịch không hiệu quả sẽ làm giảm uy tín của công ty, và trong một số trƣờng hợp có thể khiến khách hàng để lại nợ xấu cho công ty. Bộ phận quản lý rủi ro có trách nhiệm theo dõi các tỷ lệ tài chính liên quan đến khách hàng và các công việc liên quan đến xử lý nợ cũng nhƣ hồ sơ tín dụng của khách hàng. Ngoài hệ thống tự động xử lý các tỷ lệ giao dịch ký quỹ của khách hàng, công ty chứng khoán còn có bộ phận quản lý rủi ro giám sát hệ thống đề phòng hệ thống có thể có sự cố và xử lý vấn đề phát sinh. Ngoài ra bộ phận này theo dõi hồ sơ tín dụng của khách hàng để đánh giá khách hàng. Nếu khách hàng có lịch sử tài chính rõ ràng, không có vi phạm các quy định của công ty chứng khoán thì có thể đánh giá khách hàng cao hơn, tỷ lệ cho vay sẽ cao hơn. Nếu bộ phận này đƣợc đào tạo bài bản, tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì công ty chứng khoán sẽ hạn chế đƣợc các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, giảm nợ xấu của công ty. Ngƣợc lại nếu bộ phận này không xem xét kỹ lƣỡng hồ sơ khách hàng, hoặc không quyết đoán trong xử lý nợ của khách hàng sẽ làm khách hàng mất tin tƣởng vào công ty và công ty chứng khoán cũng có thể gặp nợ xấu. Quy trình quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán cũng đóng một vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Việc xây dựng một quy trình chuẩn, chặt chẽ sẽ giúp công ty hạn chế đƣợc những rủi ro mang tính hệ thống, do nhân tố con ngƣời trong quá trình vận hành có thể gặp phải. Đồng thời, quy trình quản trị rủi 35 ro sẽ giúp công ty chứng khoán nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả do hoạt động giao dịch ký quỹ gây ra. Đây cũng là cơ sở vững chắc để công ty chứng khoán có thể đẩy mạnh phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. 1.2.6.2. Các yếu tố khách quan Ngoài các yếu tố chủ quan thuộc về công ty chứng khoán, hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán còn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố khách quan liên quan đến thị trƣờng chứng khoán, các tổ chức cấp tín dụng và nhà đầu tƣ. a. Các yếu tố liên quan đến thị trường Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận cấu thành trong thị trƣờng tài chính nên nó bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ra trên thị trƣờng tài chính. Do vậy, các nhân tố vĩ mô nhƣ chu kỳ phát triển kinh tế, lạm phát, giảm phát, những nhân tố phi kinh tế khác nhƣ thiên tai, chiến tranh, hòa bình…đều ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết, diễn biến giá chứng khoán cũng nhƣ các hoạt động giao dịch trên thị trƣờng, trong đó có hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Nếu thị trƣờng chứng khoán tăng trƣởng mạnh, dòng tiền từ các kênh đầu tƣ khác có xu hƣớng đổ vào thị trƣờng càng lớn và ngƣợc lại. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán thể hiện qua sự quản lý của nhà nƣớc trong việc đề ra những chính sách, quy định pháp luật cũng có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Ngoài ra, hoạt động giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán cũng bị ảnh hƣởng bởi sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trƣờng của các công ty chứng khoán khác. b. Sự biến động của nền kinh tế Khi nền kinh tế ổn định, tăng trƣởng tốt thì khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tƣ lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ. Khi đó, nhiều nhà đầu tƣ sẽ tham gia vào thị trƣờng chứng khoán, lƣợng cầu tăng khiến giá chứng khoán tăng và có nhiều nhà đầu tƣ sẽ sử dụng nhiều giao dịch ký quỹ chứng khoán. Lạm phát tăng thƣờng là dấu hiệu cho thấy sự tăng trƣởng của nền kinh tế sẽ không bền vững. Lạm phát sẽ khiến cho lãi suất tăng lên, chi phí sản xuất tăng. Giá 36 đầu vào tăng, trong khi lƣợng tiêu thụ giảm, kỳ vọng về khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết khiến lƣợng cung chứng khoán tăng, giá chứng khoán giảm. Khi thị trƣờng chứng khoán đang trong xu thế đi xuống, nhà đầu tƣ sẽ hạn chế đầu tƣ vì thế các hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán sẽ giảm mạnh. Ngƣợc lại, khi lạm phát ở mức thấp, hoặc có dấu hiệu giảm thì nhiều khả năng giá chứng khoán sẽ tăng. Khi đó, nhà đầu tƣ thƣờng có xu hƣớng dùng đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận. Sự biến động của lãi suất cũng có tác động lớn đến hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Tác động trực tiếp là khi lãi suất tăng cao thì chi phí sử dụng giao dịch ký quỹ của nhà đầu tƣ cũng tăng theo, dẫn tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính giảm. Lãi suất quá cao sẽ khiến nhà đầu tƣ phải cân nhắc có sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tƣ không, thậm chí dòng tiền từ chứng khoán còn bị hút ngƣợc sang kênh gửi tiền tiết kiệm. Ngày nay, kinh tế toàn cầu nói chung và thị trƣờng chứng khoán quốc tế nói riêng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, thị trƣờng chứng khoán của các quốc gia đều bị chi phối bởi thị trƣờng chứng khoán thế giới, tình hình kinh tếchính trị của các nƣớc đứng đầu. Khi một thị trƣờng chứng khoán của các nƣớc lớn suy thoái mạnh sẽ làm ảnh hƣởng đến một loạt các thị trƣờng khác. Ngƣợc lại, nếu quyết định về chính trị, quân sự, kinh tế, tiền tệ, đầu tƣ của một quốc gia nào cũng có thể có ảnh hƣởng lớn nền kinh tế thế giới trong đó có thị trƣờng chứng khoán. c. Sự quản lý của nhà nước Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng là rất quan trọng. Bởi vì, với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế nên thị trƣờng chứng khoán luôn đƣợc các thành phần kinh tế chú ý và tham gia với mong muốn đạt đƣợc những lợi ích kinh tế nhất định. Quản lý nhà nƣớc ở đây chính là việc Chính phủ đƣa ra các văn bản pháp lý, các mệnh lệnh hành chính cùng những chế tài buộc các bên có liên quan phải chấp hành nghiêm túc. Những quy định của các văn bản pháp lý này nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trƣờng, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thị trƣờng khi các bên tham gia thị trƣờng gặp phải những rủi ro nhất định. 37 Nhƣ vậy, nếu hàng lang pháp lý cho thị trƣờng đƣợc ban hành đầy đủ, cập nhật và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trƣờng và chính sách vĩ mô của Chính phủ sẽ góp phần tạo thêm sự an tâm, tin tƣởng của các bên tham gia thị trƣờng, từ đó phát huy vai trò tích cực của thị trƣờng. Ngƣợc lại, thì sẽ cản trở sự phát triển của thị trƣờng, làm nản lòng các bên tham gia thị trƣờng đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, từ đó không thể phát huy hết nội lực của nền kinh tế hay chƣa tạo động lực cho thị trƣờng phát triển. Nếu cơ sở hạ tầng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc hoạt động hiệu quả, có thể tự động giám sát đƣợc tình hình sử dụng giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán và đƣa ra cảnh báo, chế tài răn đe đối với những công ty chứng khoán không thực hiện đúng quy định thì thị trƣờng sẽ phát triển lành mạnh , an toàn. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém , không tự động giám sát đƣợc hoạt động giao dịch của công ty chứng khoán mà chỉ qua các báo cáo thì có thể sẽ xảy ra rủi ro hệ thống . d. Sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán khác Trong bối cảnh có rất nhiều công ty chứng khoán đƣợc cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán trên thị trƣờng, sự cạnh tranh là hết sức quyết liệt. Các sản phẩm dịch vụ trên thị trƣờng tài chính có thể dễ dàng bị sao chép khiến sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Để thu hút khách hàng, một số công ty chứng khoán có thế bất chấp các quy định, lách luật nhƣ cho phép khách hàng giao dịch ký quỹ những chứng khoán bị cấm, giảm lãi suất cho vay, giảm yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ. Sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các công ty chứng khoán sẽ dẫn tới ảnh hƣởng đến hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán khác. Chƣa kể là những hậu quả mà nó có thể mang lại, sẽ gây ảnh hƣởng đến toàn bộ thị trƣờng. 1.2.6.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức cấp tín dụng Các tổ chức tín dụng nhƣ ngân hàng, công ty tài chính hay công ty đầu tƣ là các tổ chức cung cấp vốn cho các công ty chứng khoán trong việc cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ cho khách hàng. Những tổ chức này cũng chịu sự quản lý của nhà nƣớc và những quy định ràng buộc nhất định. Nếu các tổ chức này không bị hạn chế trong việc cung cấp vốn cho công ty chứng khoán thì tín dụng dành cho chứng khoán sẽ phong phú. Ngƣợc lại, khi việc cung cấp vốn bị hạn chế thì sẽ ảnh hƣởng dòng tiền chảy vào 38 thị trƣờng chứng khoán, hạn chế đến sự phát triển của thị trƣờng. 1.2.6.4. Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư Nhà đầu tƣ chứng khoán là những cá nhân, tổ chức sở hữu chứng khoán vì mục đích kiếm lời. Lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tƣ có hai dạng. Một là, nhà đầu tƣ có đƣợc lợi tức do chứng khoán mang lại. Khoản tiền này do tổ chức phát hành chứng khoán chi trả dƣới dạng cổ tức hoặc lãi trái phiếu. Hai là, nhà đầu tƣ có thể có đƣợc thu nhập có đƣợc từ chênh lệch từ việc mua, bán chứng khoán trên thị trƣờng. Pháp luật không đề ra những điều kiện cụ thể nào đối với nhà đầu tƣ, nhằm đảm bảo khuyến khích tất cả chủ thể có khả năng đầu tƣ đều có thể trở thành nhà đầu tƣ chứng khoán. Tuy nhiên, theo bản chất quan hệ dân sự trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán, nhà đầu tƣ phải có những điều kiện nhƣ có đủ năng lực hành vi dân sự; có điều kiện về tài chính để tham gia đầu tƣ; và không bị pháp luật hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấm tiến hành đầu tƣ chứng khoán. Nhà đầu tƣ chứng khoán thƣờng đƣợc phân chia thành hai loại là nhà đầu tƣ chuyên nghiệp và nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp. Theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tƣ chuyên nghiệp là những tổ chức có tƣ cách pháp nhân, nhƣ công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ chứng khoán và những định chế tài chính khác nhƣ ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm,… Nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp là những cá nhân, tổ chức khác trong nền kinh tế. Nhìn chung, những nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp mới là những nhà đầu tƣ thực sự cho các tổ chức phát hành, vì họ nắm giữ chứng khoán lâu dài, ổn định hơn. Trên thị trƣờng chứng khoán, khách hàng của công ty chứng khoán phần lớn là nhà đầu tƣ cá nhân. Nhiều nhà đầu tƣ cá nhân mới tham gia thị trƣờng chứng khoán, không kinh nghiệm và kiến thức về giao dịch chứng khoán, không am hiểu về quy trình giao dịch ký quỹ. Nhiều nhà đầu tƣ chỉ biết chạy theo tâm lý đám đông , không có quy tắc giao dịch sẽ dễ gặp phải thua lỗ, nhất là khi họ sử dụng đòn bẩy tài chính thì thua lỗ càng xảy ra nhanh hơn và lớn hơn. Sự hiểu biết và kinh nghiệm của nhà đầu tƣ sẽ ảnh hƣởng đến việc họ có tham gia giao dịch ký quỹ hay không, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay hiệu quả đầu tƣ của họ. Nếu nhà đầu tƣ có kiến thức 39 đầu tƣ, có quy tắc giao dịch thì hạn chế thấp nhất việc thua lỗ không đáng có khi thị trƣờng lao dốc. Nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp là các tổ chức mà hoạt động đầu tƣ chứng khoán là hoạt động kinh doanh chính hoặc là một trong những hoạt động kinh doanh chính. Nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp phải có chuyên môn nghiệp vụ về đầu tƣ chứng khoán và thu nhập chính có đƣợc từ chính hoạt động này. Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thƣơng mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán. Thị trƣờng chứng khoán rất cần đến các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp. Nhà đầu tƣ chuyên nghiệp có nguồn vốn lớn, vì vậy có khả năng đầu tƣ lớn nên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ chuyên nghiệp có khả năng phân tích và đầu tƣ tƣơng đối chính xác, nên đảm bảo cho thị trƣờng phát triển đúng hƣớng. Họ đầu tƣ có bài bản, có kế hoạch và đầu tƣ lâu dài, chặt chẽ và cẩn thận trong việc sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ. Nhà đầu tƣ chuyên nghiệp chính là cầu nối giữa những nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp với thị trƣờng chứng khoán. Thông qua việc uỷ thác cho nhà đầu tƣ chuyên nghiệp, các nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán. Sự gia tăng số lƣợng nhà đầu tƣ chuyên nghiệp cũng sẽ thúc đẩy hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán phát triển nhanh chóng. 40 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ có vai trò quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ này thông qua việc tác động làm thay đổi các nhân tố để tạo ra những ảnh hƣởng tích cực lên việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ nói chung cũng nhƣ phát triển hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng. Thông qua phần nghiên cứu lý thuyết và xem xét các công trình nghiên cứu có liên quan tại Chƣơng 1, mô hình nghiên cứu sẽ đƣợc xác định trong Chƣơng này để định hƣớng cho việc thiết kế phƣơng pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới vấn đề cần nghiên cứu tác giả đã đithu thập số liệu và phân tích cácnhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ. Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tích qua việc sử dụng phƣơng pháp thống kê sơ bộ và đơn giản để đƣa ra các kết luận ban đầu về tác động của các nhân tố này tới hoạt động giao dịch ký quỹ. Các kết quả nghiên cứu từ phân tích dữ liệu sẽ đƣợc kiểm định thông qua việc phân tích thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. 2.2. Mô hình nghiên cứu Phần lý thuyết ở Chƣơng 1 đã cho thấy, việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chịu sự tác động và chi phối bởi các nhân tố đƣợc mô tả qua mô hình dƣới đây (Sơ đồ 2.1). Các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau, tác động qua lại, ảnh hƣởng lẫn nhau và cùng ảnh hƣởng lên việc phát triển hoạt động giao dịch ký kỹ của công ty chứng khoán. Việc nghiên cứu ảnh hƣởng của từng nhân tố đến hoạt động giao dịch ký quỹ có vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho 47 công ty chứng khoán.Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ và trong luận văn này tập trung nghiên cứu 7 nhân tố (nhóm nhân tố) chính, cơ bản. Quy trình quản trị rủi ro Tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán Nhà đầu tƣ Hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán Yếu tố liên quan tới thị trƣờng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Nguồn nhân lực tại công ty chứng khoán Tổ chức cấp tín dụng Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp Để thông tin đƣợc thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu các loại dữ liệu thu thập phải đƣợc xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phƣơng pháp này tác giả xác định dữ liệu đƣợc tuân thủ các yêu cầu: Những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu. 48 Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng đề tài này. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Nhƣ vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập. Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh đây là điểm ƣu việt hẳn của dữ liệu thứ cấp. Thuộc tính này đƣợc quyết định bởi chỗ dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tập hợp dữ liệu thứu cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thƣờng chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lƣợng tiền cần thiết để có đƣợc các dữ liệu sơ cấp. Sở dĩ nhƣ vậy là vì dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thƣ viện, mà với các nguồn này thì chi phí thấp hơn nhiều, thậm chí bằng không. Kể cả các nguồn dữ liệu từ các công ty chứng khoán thì chi phí cũng không đáng kể hoặc không phải trả phí. Dữ liệu thứ cấp có tính sẵn sàng và thích hợp. Đặc tính này phản ánh tính ƣu việt của thông tin từ các dữ liệu thứ cấp ở chỗ, chúng có thể đƣợc dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng. Dữ liệu thứ cấp góp phần làm tăng giá trị của những dữ liệu sơ cấp hiện hữu. Tác dụng này chủ yếu đƣợc thể hiện ở chỗ việc thu thập dữ liệu thứ cấp ban đầu đã giúp cho việc định hƣớng và xác định mục tiêu thu thập dữ liệu sơ cấp của nhà nghiên cứu. Vì những ƣu điểm của nó, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các luận văn đã nghiên cứu trƣớc có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các phƣơng tiện truyền thông, các báo cáo của các cấp bộ ngành, Ủy ban chứng khoán liên quan đến vấn đề hoạt động giao dịch ký quỹ. Kế thừa các số liệu và kết quả nghiên cứu đã có, đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan của đề tài. Đồng thời tham khảo các kết quả nghiên cứu của Phòng dịch vụ khách hàng Công ty Chứng khoán Sài Gòn, các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, tài liệu của công ty chứng khoán, thông tin công bố từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, thông tin trên báo chí và internet. Đặc biệt, luận văn thu thập số liệu 49 về số lƣợng tài khoản tại các công ty chứng khoán, tổng số tiền cho vay ký quỹ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho chƣơng 1 khi tác giả muốn xây dựng một khung khổ lý thuyết cho vấn đề phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ có hệ thống làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chƣơng 3. Ở chƣơng 3, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm tập hợp các số liệu tại các phòng ban của Công ty Chứng khoán Sài Gòn và thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, sau đó phân tích, tổng hợp để có đƣợc các đánh giá, kết luận. 2.3.2. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp Phân tích, trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại với quá trình phân tích, nhƣng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau. Phƣơng phápphân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích các hoạt động 50 nhƣ: môi giới, tƣ vấn, bảo lãnh phát hành, tự doanh của Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong giai đoạn 2011-2014 để đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, đồng thời phân tích thực trạng phát triển hoạt động này trong thời gian qua. Ở chƣơng 4, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích định hƣớng và dự báo xu hƣớng sự phát triển của hoạt động giao dịch ký quỹ, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động hoạt động này tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 khi tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết về vấn đề phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ. Bên cạnh đó, phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng nhằm tổng hợp các số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên của Công ty Chứng khoán Sài Gòn và các công ty chứng khoán khác. 2.3.3. Phương pháp so sánh Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tƣợng kinh tế xã hội mang tính quá trình giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, thời gian này với thời gian khác, đối tƣợng này với đối tƣợng khác, quy định này với quy định khác. Luận văn đề cập trực tiếp đến các quy định luật và dƣới luật do Bộ tài chính cũng nhƣ quốc hội ban hành, các quy định này theo thời gian cũng đƣợc thay thế bởi các quy định khác cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, sự so sánh sẽ làm bật lên những nội dung cần thay đổi và nó làm cơ sở cho việc đánh giá các tác động từ chính sách lên hoạt động giao dịch quý kỹ chứng khoán. Đồng thời, luận văn đƣa ra các so sánh về hoạt động của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung và Công ty Chứng khoán Sài Gòn nói riêng trƣớc và sau khi cho phép hoạt động giao dịch ký quỹ đƣợc triển khai. 2.3.4. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp này sử dụng nhiều ở chƣơng 1, chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận văn. Chƣơng 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về phát triển hoạt động giao 51 dịch ký quỹ chứng khoán. Chƣơng 2, luận văn mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng cùng với nội dung phƣơng pháp, ý nghĩa của phƣơng pháp đối với việc đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Chƣơng 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đƣa ra những đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động này tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. 52 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 3.1. Khái quát về Công ty Chứng khoán Sài Gòn 3.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của Công ty Chứng khoán Sài Gòn a.Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (Saigon Securities Inc. - SSI) là một công ty cổ phần đƣợc thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy phép thành lập công ty cổ phần số 3041/GP-UB, do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27/12/1999 và đƣợc cấp giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 056679, do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu vào ngày 30/12/1999. Công ty đƣợc cấp Giấy phép hoạt động Kinh doanh chứng khoán số 03/GPHĐKD, do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp ngày 5/4/2000. Từ một công ty bắt đầu với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng hoạt động với hai nghiệp vụ là Môi giới chứng khoán và Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, sau 14 năm hoạt động, SSI đã lớn mạnh trở thành một tổ chức tài chính có khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ kết nối vốn và cơ hội đầu tƣ. Tính đến 02/2015, SSI tăng vốn điều lệ lên 3.561 tỷ đồng, là công ty chứng khoán có vốn điều lệ và vốn hóa lớn nhất thị trƣờng. Hoạt động chính của Công ty bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán, lƣu ký chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Công ty có trụ sở chính đặt tại 72 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cũng đồng thời có các chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng và Nha Trang. 51 Biểu đồ3.1: Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty Chứng khoán Sài Gòn Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của SSI Cổ phiếu của công ty (mã chứng khoán là SSI) chính thức đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX) từ ngày 15/12/2006 và đã chuyển sang niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh - HOSE) từ ngày 29/10/2007. Trong quá trình phát triển, SSI đã nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của các quỹ đầu tƣ, tổ chức nƣớc ngoài. Australia and New Zealand Banking Group (ANZ) trở thành cổ đông chiến lƣợc của SSI kể từ tháng 7/2007. Đến tháng 6/2008, Daiwa Securities Group Inc. (Daiwa) cũng chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của SSI. Sau bảy năm là cổ đông chiến lƣợc, ANZ đã chính thức thông báo quyết định thoái vốn khỏi SSI ngày 28/9/2014, đồng ý bán toàn bộ số cổ phần của mình cho chủ tịch hội đồng quản trị của SSI và một nhóm các nhà đầu tƣ Việt Nam. Trƣớc đó, ANZ là cổ đông lớn nhất của SSI nắm giữ 17,5%, tiếp theo đó là Chứng khoán Daiwa với 10,03%. Ông Nguyễn Duy Hƣng và các bên liên quan chỉ nắm giữ 13,36% cổ phần của SSI. 52 Tổng số nhân viên đang làm việc cho Công ty và các công ty con tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 là 521 ngƣời (tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 434 ngƣời). b. Các ngành nghề kinh doanh chính Theo Báo cáo thƣờng niên năm 2014, SSI là định chế tài chính đầu tiên trên thị trƣờng Việt Nam cung cấp 4 sản phẩm, dịch vụ tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm Dịch Vụ Chứng Khoán, Dịch Vụ Ngân Hàng Đầu Tƣ; Quản Lý Quỹ, Nguồn Vốn & Kinh Doanh Tài Chín Dịch vụ chứng khoán  Sản phẩm, dịch vụ cơ bản đối với chứng khoán niêm yết nhƣ Mở tài khoản giao dịch, Môi giới, Tƣ vấn giao dịch, Thực hiện lệnh, Thanh toán tiền, Lƣu ký; và Hỗ trợ chuyển nhƣợng đối với chứng khoán chƣa niêm yết.  Sản phẩm dịch vụ tài chính Giao dịch ký quỹ (margin) và Hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán.  Sản phẩm Dịch vụ giao dịch điện tử gồm có Smart Trading, Web Trading, Contact Center, SMS.  Sản phẩm Tƣ vấn đầu tƣ: Báo cáo vĩ mô, Báo cáo khuyến nghị đầu tƣ, Báo cáo nhận định thị trƣờng hàng ngày, Báo cáo phân tích ngành, Báo cáo phân tích cổ phiếu, Báo cáo tƣ vấn định giá cổ phiếu, Báo cáo phân tích thị trƣờng tiền tệ, Báo cáo phân tích dòng lƣu chuyển vốn, Báo cáo phân tích kỹ thuật;  Các hoạt động tiếp cận và tìm hiểu doanh nghiệp: Tổ chức cho khách hàng đi thăm các công ty niêm yết, Tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tƣ cho khách hàng tại Việt Nam và nƣớc ngoài. Quản lý quỹ  Quản lý các quỹ huy động trong và ngoài nƣớc, bao gồm Quỹ đầu tƣ vào công ty chƣa niêm yết, Quỹ đại chúng đầu tƣ vào công ty niêm yết, và Quỹ hoán đổi danh mục (ETF);  Quản lý danh mục đầu tƣ, bao gồm Quản lý danh mục đầu tƣ toàn bộ hoặc theo chỉ định cho các khách hàng tổ chức trong và ngoài nƣớc, quản lý tài sản cho các 53 khách hàng cá nhân trong và ngoài nƣớc có giá trị tài sản lớn;  Tƣ vấn đầu tƣ cho các khách hàng tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc;  Tƣ vấn định hƣớng chiến lƣợc đầu tƣ và phân bổ tài sản. Dịch vụ ngân hàng đầu tƣ  Tƣ vấn Tài chính doanh nghiệp: Tƣ vấn xác định giá trị doanh nghiệp, Tƣ vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, Tƣ vấn niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán, Tƣ vấn cổ phần hóa doanh nghiệp;  Tƣ vấn Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp (M&A);  Tƣ vấn Huy động vốn trên thị trƣờng vốn trong và ngoài nƣớc: Tƣ vấn phát hành và bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm phái sinh (phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ). Nguồn vốn và kinh doanh tài chính  Kinh doanh nguồn vốn bao gồm các hoạt động giao dịch đầu tƣ vốn thông qua các Hợp đồng tiền gửi, Ủy thác, Repo trái phiếu, Mua bán giấy tờ có giá lãi suất cố định và các loại giao dịch đƣợc cơ cấu đặc biệt khác.  Dịch vụ liên quan đến trái phiếu bao gồm Môi giới, Hỗ trợ hiện thực hóa các nhu cầu mua bán của nhà đầu tƣ thông qua phƣơng thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu.  Dịch vụ thiết kế, xây dựng các sản phẩm cấu trúc linh hoạt để tận dụng tối đa các nhu cầu vay vốn cũng nhƣ đầu tƣ vốn của khách hàng với mức lãi suất hấp dẫn và thời hạn phù hợp. c. Cơ cấu tổ chức bộ máy Hội đồng Quản trị của SSI gồm 5 thành viên, trong đó ông Nguyễn Duy Hƣng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty. Ông Nguyễn Hồng Nam, giữ chức Ủy viên thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc công ty. Các thành viên khác không điều hành đại diện của cổ đông lớn của Daiwa và 2 thành viên độc lập là ông Ngô Văn Điểm và ông Bùi Quang Nghiêm. 54 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Chứng khoán Sài Gòn Ban Tổng giám đốc gồm 2 thành viên, là ông Nguyễn Duy Hƣng và ông Nguyễn Hồng Nam. Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên, là ông Nguyễn Văn Khải - Trƣởng BKS, ông Đặng Phong Lƣu và bà Hồ Thị Hƣơng Trà. Cả 3 thành viên đều không phải là ngƣời lao động của Công ty. 55 Hoạt động của công ty đƣợc chia làm các khối nhƣ Khối Quản trị - Kiểm soát, Khối kinh doanh và Khối hỗ trợ. Cơ cấu nhân sự theo các khối chức năng của SSI bao gồm Ban giám đốc 1%, Khối quản trị 12%, Khối kinh doanh 66% và Khối hỗ trợ 21%. Trình độ học vấn của ngƣời lao động trong công ty có 19% trở lên là tiến sĩ và thạc sĩ, 73% có trình độ cử nhân. d. Kết quả kinh doanh Biểu đồ 3.2: Kết quả kinh doanh của Công ty chứng khoán Sài Gòn(2006 -2014) Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của SSI. Kết quả kinh doanh của SSI chịu ảnh hƣởng của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Những năm thị trƣờng chứng khoán phát triển mạnh (2006-2007), công ty có sự tăng trƣởng mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận . Trong các năm tiếp theo , thị trƣờng chứng khoán có sự điều chỉnh đã ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, nhờ sự chuyển hƣớng sang đầu tƣ góp vốn, tạo thành các công ty liên kết đã giúp SSI ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đáng kể, bù đắp lại những sự sụt giảm do ảnh hƣởng từ thị trƣờng chứng khoán đi xuống. Năm 2007, doanh thu của SSI tiếp tục tăng 257,41% lên 1.352,7 tỷ đồng nhờ “sự bùng nổ” của thị trƣờng chứng khoán. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt trên 56 864 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2006. Năm 2008, doanh thu thuần của công ty đạt mức 1.136 tỷ đồng, giảm 9% so với năm 2007, phản ánh tác động của môi trƣờng kinh doanh khó khăn trong bối cảnh giá tài sản giảm, mức độ biến động cao và thanh khoản suy yếu. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 250,516 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 864,175 tỷ đồng của năm2007. Năm 2009 là năm đầu tiên Công ty thực hiện áp dụng Thông tƣ số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán. Theo đó, một số khoản mục trên các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2008 đƣợc trình bày lại cho phù hợp với Thông tƣ 95/2008/TT-BTC. Trong đó, doanh thu thuần năm 2008 đƣợc điều chỉnh chỉ còn 1.054,634 tỷ đồng. Năm 2009, SSI ghi nhận doanh thu doanh thu thuần đạt 1.121,526 tỷ đồng, tăng trên 6% so với mức giảm 9% năm 2008. Lợi nhuận sau thuế đạt 804,079 tỷ đồng, tăng 221% so với mức giảm 70% năm 2008. Trong năm 2010, những quan ngại về chính sách vĩ mô, tỷ giá và lạm phát đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tăng trƣởng của thị trƣờng. Doanh thu 2010 của SSI đạt 1.503,4 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2009 nhƣng thấp hơn 5% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 902,8 tỷ đồng, giảm 5,5% so với năm 2009và thấp hơn 25% so với kế hoạch. Năm 2011, những khó khăn chung của nền kinh tế khiến doanh thu của SSIchỉ đạt 848,043 tỷ đồng, giảm 43,59% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế năm2011 của SSI đạt 82,753 tỷ đồng, giảm 88% so với năm 2010. Đáng chú ý, việc SSI trở thành cổ đông lớn tại một số công ty và hợp nhất báo cáo tài chính của những công ty này vào SSI đã giúp công ty giảm trích lập dự phòng đầu tƣ chứng khoán161 tỷ đồng trong năm 2011. Năm 2012, doanh thu 2012 của SSI đạt 849,29 tỷ đồng, tăng 0,15% so với năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt 465,492 tỷ đồng, tăng 462,51% so với năm 2011. Năm 2013, SSI đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Doanh thu của SSI cuối năm 2013 đạt 805,7 tỷ VNĐ thấp hơn so với doanh thu 849,3 tỷ VNĐ của năm 57 2012, do doanh thu của Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tƣ giảm mạnh và doanh thu từ bộ phận Đầu tƣ cũng thấp hơn so với cùng kỳ. Lợi nhuận trƣớc thuế không hợp nhất của SSI đạt 458 tỷ VNĐ. Tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm 31/12/2013 của SSI đạt 405%. Doanh thu cuối năm 2014 đạt 1.564 tỷ VNĐ, cao hơn so với doanh thu 726,3 tỷ VNĐ của năm 2013. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 859,9 tỷ VNĐ, tăng 162% so với năm trƣớc. SSI chính thức quay lại vị trí số 1 thị phần môi giới tại HOSE đạt 12,53%, tăng gần 18% so với năm 2013 và vƣơn lên vị trí số 2 tại sàn HNX, đạt 7,47%, tăng 19% so với năm 2013. Tính chung cả 2 sàn, thị phần SSI đứng đầu toàn thị trƣờng, đạt 11,15% tăng 16,2% so với năm 2013. Thị phần môi giới khách hàng nƣớc ngoài, tiếp tục dẫn đầu với gần 32% thị phần trên toàn thị trƣờng. 3.1.2. Kết quả các hoạt động chủ yếu của Công ty Chứng khoán Sài Gòn 3.1.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán Là một trong những nhà môi giới chứng khoán đầu tiên trên thị trƣờng, SSI đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và luôn duy trì vị trí top 2 trên sàn HSX. Trong những năm đầu sau khi thành lập sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh, thị phần của SSI rất cao, ở mức 40% (2001). Nhƣng thị phần của SSI đã giảm xuống chỉ còn 8,26% năm 2009 do số lƣợng công ty chứng khoán tăng lên và cạnh tranh ngày ngày khốc liệt. Mặc dù SSI đã mất vị trí dẫn đầu của mình trên sàn HSX vào tay công ty Chứng khoán Thăng Long vào năm 2010, và vào tay HCM năm 2012 và 2013; nhƣng năm 2014 SSI đã có sự trở lại ấn tƣợng và dành lại vị trí dẫn đầu của mình. Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động chính của công ty chứng khoán, nhƣng không phải là hoạt động đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu của SSI. Trong 3 năm trở lại đây (2010-2012), doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của SSI chỉ chiếm 11-12% tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, tỷ trọng này đƣợc cải thiện dần từ năm 2013, với 138 tỷ chiếm 19% trong tổng doanh thu từ hoạt động này. Tới năm 2014, doanh thu từ hoạt động môi giới tăng mạnh khi đạt 329 tỷ đồng, chiếm 21% doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán. 58 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của SSI (2010-Q2/2014).Đơn vị: Phần trăm. Nguồn: BCTC của SSI. Xét về tốc độ tăng trƣởng, nếu nhƣ năm 2011, doanh thu môi giới chứng khoán sụt giảm mạnh tới 45,47% so với năm 2010, thì tình hình đã đƣợc cải thiện trong hai năm tiếp theo. Doanh thu môi giới năm 2012 đạt 105,8 tỷ đồng, tăng10,21% so với năm 2011 nhờ việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cho phép hoạt động giao dịch ký quỹ đƣợc chính thức triển khai nhằm tăng thanh khoản cho thị trƣờng. Năm 2013 doanh thu hoạt động môi giới của SSI tiếp tục đƣợc cải thiện khi đạt 138, 28 tỷ đồng tăng 31% so với 2012. Đột biến trong năm 2014, khi doanh thu từ hoạt động này tăng vọt lên 328.6 tỷ đồng tăng hơn 2 lần so với năm 2013. 59 Biểu đồ 3.4: Doanh thu môi giới chứng khoán của SSI (2010-2014). Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. Xét về thị phần môi giới, nhờ doanh thu môi giới chứng khoán lớn và duy trì ổn định, SSI luôn nằm trong nhóm 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cuộc chiến dành thị phần đã diễn ra khốc liệt giữa các công ty chứng khoán trong giai đoạn thị trƣờng tăng trƣởng nóng, với nhiều cách khác nhau nhƣ giảm lãi suất, tăng tỷ lệ cho vay ký quỹ, và giảm phí hoa hồng để dành lấy thị phần. Tuy nhiên SSI dƣờng nhƣ tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện dịch vụ hỗ trợ, và nền tảng công nghệ thông tin hơn là tăng cƣờng hoạt động cho vay ký quỹ và giảm phí dịch vụ giống nhƣ các đối thủ cạnh tranh của mình. Dịch vụ hỗ trợ chủ yếu là phân tích và tƣ vấn đầu tƣ. SSI đã xây dựng một đội ngũ nhóm tƣ vấn chuyên nghiệp và cung cấp những báo cáo nghiên cứu về danh mục đầu tƣ, chiến lƣợc, họp hàng ngày, kết hợp với thông tin cập nhật trong ngày về diễn biến thị trƣờng và tin tức doanh nghiệp. 3.1.2.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán Hoạt động tự doanh, hay còn gọi là hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn là một hoạt động có vai trò quan trọng trong định hƣớng phát triển kinh doanh của SSI trong những năm gần đây. Với định hƣớng trở thành một định chế tài chính phát triển theo mô hình ngân hàng đầu tƣ, SSI là công ty chứng khoán duy nhất trên thị trƣờng đẩy mạnh hoạt động này. 60 Trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán sụt giảm, nhiều công ty chứng khoán thua lỗ do các khoản tự doanh , buộc phải cắt giảm hoạt động này thì SSI lại phát triển mạnh . Nếu nhƣ các công ty chứng khoán khác chỉ đơn thuần là mua bán cổ phiếu nhằm mục đích hƣởng chênh lệch giá, thì SSI lại hƣớng đến việc đầu tƣ góp vốn nhằm tạo thành chuỗi các công ty liên kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Doanh thu từ hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI chiếm tỷ trọng khá lớn từ 30-50% tổng doanh thu. Năm 2010, doanh thu đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI đạt hơn 727,65 tỷ đồng, chiếm 47,2% tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu từ hoạt động này giảm 64,91% xuống còn 255,35 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động lại tăng 36,65% trong năm 2012 nhờ kết quả kinh doanh khả quan của các công ty liên kết. Trong năm 2013, doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI chỉ đạt tỷ đồng, bằng 48,54% so với cả năm 2012. Năm 2014, là một năm đột biến với SSI về doanh thu từ hoạt động đầu tƣ chứng khoán khi đạt 721 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ ủy thác danh mục tại SSIAM đạt gần 394 tỷ đồng tăng mạnh so với mức 38 tỷ năm 2013. Cơ cấu doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI có sự thay đổi qua từng năm, phụ thuộc vào điều kiện thị trƣờng và chiến lƣợc kinh doanh của công ty. Biểu đồ3.5: Doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI (20102014).Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. 61 Nếu nhƣ năm 2010, doanh thu từ bán cổ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 70,55% trong tổng doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI thì các năm tiếp theo doanh thu này chỉ chiếm tỷ trọng10,6%-23,56%. Doanh thu từ trái tức năm2010 chỉ chiếm 11,6% nhƣng có xu hƣớng tăng lên trong các năm tiếp theo, chiếm từ 20,7930,56%. Doanh thu từ cổ tức năm 2010 chỉ chiếm14,4% nhƣng đã tăng mạnh và giữ tỷ trọng lớn nhất trong 4 năm tiếp theo (40,39-52,41%). Doanh thu tự doanh từ ủy thác danh mục tại Công ty quản lý quỹ SSI (SSIAM) chiếm tỷ trọng khiêm tốn từ 2,66% năm 2010, tăng lên 8,25% năm 2011, đặc biệt tăng mạnh lên 14,57% trong năm 2012 do các hoạt động thanh toán quỹ và đạt 19.3% trong năm 2013. Năm 2014 hoạt động tự doanh luôn là lĩnh vực trọng tâm cốt lõi của SSI và tiếp tục đóng góp nhiều nhất (46%) vào tổng doanh thu, đạt 721 tỷ đồng, tăng gần gấp ba so với năm ngoái. Năm 2014, SSI đã ra đời Quỹ Đầu tƣ lợi thế Cạnh tranh Bền vững (SSI-SCA). SSI-SCA đã huy động đƣợc 113 tỷ đồng trong đợt chào bán đầu tiên và là quỹ mở lớn nhất đƣợc thành lập mới trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, SSI cũng đã hợp tác với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho ra mắt Quỹ ETF SSIAM HNX30. Đây là Quỹ đầu tƣ chỉ số thứ hai trên thị trƣờng và là Quỹ chỉ số đầu tiên niêm yết trên sàn HNX Doanh thu từ lãi kỳ phiếu và các hoạt động đầu tƣ khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán và góp vốn của SSI. Bảng 3.1: Doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn của SSI (2010-2014) Chỉ tiêu 2010 Doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn 727.65 255.36 346.38 193.31 721.12 -Cổ tức 104.76 133.83 139.91 -Trái tức 2011 84.41 -Lãi kỳ phiếu 72.52 0.24 - -Lãi bán cổ phiếu, Trái phiếu -Doanh thu tự doanh từ ủy thác danh mục tại SSIAM -Doanh thu hoạt động đầu tƣ khác 2012 2013 72 - 2014 43.89 85.49 67.98 38.47 - - 513.32 27.07 81.6 42.45 198.52 19.36 21.06 50.47 37.81 393.82 5.56 0.88 2.42 4.08 4.83 Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. 62 3.1.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán trong những năm gần đây không phát triển do chịu ảnh hƣởng tiêu cực từ việc thị trƣờng chứng khoán liên tục sụt giảm, các doanh nghiệp không mặn mà với việc cổ phần hóa, chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Thiếu vắng khách hàng, khiến doanh thu từ hoạt động này bị sụt giảm mạnh. Tại SSI, doanh thu bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2010, doanh thu bảo lãnh chỉ đạt 13,14 tỷ đồng,chiếm 0,88% tổng doanh thu. Năm 2011, con số này là 6,42 tỷ đồng, chiếm 0,78%. Từ năm 2012 trở lại đây, công ty không ghi nhận doanh thu từ hoạt động này. 3.1.2.4. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán Biểu đồ3.6: Doanh thu hoạt động tƣ vấn tài chính của SSI (2010-2014). Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. SSI đã cung cấp dịch vụ tƣ vấn IPO và huy động vốn cho nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trƣờng chứng khoán nhƣ SAM, HAG, MPC, Petrolimex, HVG, AGF, VSH. Mặc dù tƣ vấn không chiếm tỷ trọng doanh thu đáng kể với tăng trƣởng doanh thu, nhƣng đóng vai trò chiến lƣợc trong việc nâng cao hình ảnh và danh tiếng của SSI trong mắt các nhà đầu tƣ. Hoạt động tƣ vấn tài chính của SSI chịu nhiều ảnh hƣởng từ các điều kiện bên ngoài, nên doanh thu hoạt động này trồi sụt 63 trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động nằm trong định hƣớng phát triển của SSI khihƣớng tới mô hình ngân hàng đầu tƣ. Doanh thu hoạt động tƣ vấn tài chính năm 2010 đạt 108,24 tỷ đồng, chiếm7,28% tổng doanh thu . Năm 2011, doanh thu hoạt động này sụt giảm tới 64,82% còn 38,07 tỷ đồng và chỉ đóng góp 4,6% tổng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2012 lại chứng kiến sự bứt phá với 79,7 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tƣ vấn, đóng góp tới9,02% tổng doanh thu. Trong năm 2013, do có sự “xáo trộn” về nhân sự trong khối Ngân hàng đầu tƣ, cũng nhƣ chịu ảnh hƣởng của các điều kiện bên ngoài khiến doanh thu hoạt động tƣ vấn tài chính đạt 28.69 tỷ đồng, đóng góp 3,9% vào tổng doanh thu, tuy tỷ trọng đóng góp vào tăng lên, nhƣng xét giá trị tuyệt đối so với năm 2012, doanh thu từ hoạt động này giảm 35,95%. Tƣ vấn doanh nghiệp cũng là một trong những thế mạnh của SSI mặc dù tỷ trọng đóng góp không nhiều. Tuy nhiên, với những giải thƣởng danh giá mà SSI đã nhận đƣợc trong năm 2014 nhƣ Nhà Tƣ vấn tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng Đầu tƣ tốt nhất Việt Nam do The Asset và Finance Asia trao tặng thì những thứ mảng kinh doanh này đem lại cho SSI không chỉ là doanh thu. SSI đã tham gia vào quá trình cổ phần hóa của hai doanh nghiệp nhà nƣớc lớn (DNNN) là Seaprodex và Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng. Bên cạnh đó, SSI đã thành công tƣ vấn niêm yết cho một số doanh nghiệp lớn nhƣ CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài, CTCP Cáp điện Việt Nam. Thêm vào đó, SSI cũng đã thành công tƣ vấn phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho CTCP Thực phẩm Quốc tế, CTCP Xuyên Thái Bình, AAA, FMC, KDH và nhiều công ty khác. SSI cũng đã thực hiện phát hành trái phiếu cho CTCP Hùng Vƣơng và CTCP Transimex. Tính đến cuối năm 2014, SSI khiêm tốn ghi nhận 20,9 tỷ đồng doanh thu tƣ vấn, giảm 27% so với năm ngoái và chỉ đóng góp 1,3% vào tổng doanh thu. 64 3.1.2.5. Các hoạt động hỗ trợ a. Lưu ký chứng khoán Biểu đồ3.7: Doanh thu lƣu ký chứng khoán của SSI (2010-2014). Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. Doanh thu từ hoạt động lƣu ký chứng khoán chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của SSI. Năm 2010, doanh thu lƣu ký chứng khoán cho nhà đầu tƣ của SSI đạt 2,421 tỷ đồng, chiếm 0,16% tổng doanh thu. Năm 2011, con số này cũng ở mức tƣơng đƣơng là 2,487 tỷ đồng, chiếm0,3% tổng doanh thu. Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, doanh thu lƣu ký có chiều hƣớng tăng lên, gấp đôi so với trƣớc. Điều này phần nào phản ánh số lƣợng chứng khoán của nhà đầu tƣ lƣu ký tại SSI tăng lên, cho thấy có sự chuyển biến tích cực. Doanh thu lƣu ký chứng khoán năm 2012 đạt 5,19 tỷ đồng, tăng 108,74% so với năm 2011 và đóng góp 0,59% tổng doanh thu. Trong năm 2013 và năm 2014 doanh thu từ hoạt động này ổn định hơn lần lƣợt đạt 5.35 tỷ đồng và 5.62 tỷ đồng. 65 b. Dịch vụ tài chính Biểu đồ3.8: Doanh thu phí từ dịch vụ tài chính của SSI (2010-2014). Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. Doanh thu phí dịch vụ tài chính đƣợc thể hiện trên khoản mục Doanh thu khác của Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty chứng khoán. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, khoản mục Doanh thu khác bao gồm thu lãi tiền gửi, doanh thu phí từ dịch vụ tài chính và một số khoản doanh thu khác. Tại SSI, doanh thu phí dịch vụ tài chính bao gồm từ doanh thu phí ứng trƣớc tiền bán chứng khoán và doanh thu từ nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán. Trong năm 2013, doanh thu từ dịch vụ tài chính có chiều hƣớng đƣợc cải thiện, đạt 65.86 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2012. Trong đó, doanh thu từ nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán đóng góp từ 86-92% doanh thu phí từ dịch vụ tài chính. Điều này thể hiện những nỗ lực của SSI trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần môi giới trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tƣơng tự nhƣ hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động cho vay ký quỹ có mối tƣơng quan chặt chẽ với hoạt động giao dịch của thị trƣờng. Năm 2014, tổng doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt hơn 207 tỷ đồng, tăng hơn gấp ba so với năm ngoái, chiếm 13% tổng doanh thu. Kết quả nổi bật này một phần là nhờ vào chính 66 sách cho vay ký quỹ của công ty đã đƣợc điều chỉnh trong năm 2014. 3.2. Thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 3.2.1. Khái quát hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam Ngày 31/8/2011, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam mới chính thức đƣợc thực hiện giao dịch ký quỹ theo quyết định số 637/QĐ-UBCK của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hƣớng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động này đã có mặt trƣớc đó từ rất lâu tại các công ty chứng khoán dƣới các tên gọi khác nhƣ Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay những hoạt động tƣơng tự nhƣ cầm cố chứng khoán, cho vay tiền mua chứng khoán… với cùng một mục đích là gia tăng đòn bẩy tài chính cho các nhà đầu tƣ. Việc chính thức công nhận hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán đã là một bƣớc tiến lớn trong quá trình phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Đây đƣợc coi là một giải pháp nhằm cứu vãn “sự tụt dốc” của thị trƣờng trong thời gian qua, cũng nhƣ giúp thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn tới các thị trƣờng chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, để đƣợc thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán phải nộp báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và đƣợc công bố đã nộp đủ hồ sơ trên website của cơ quan này. Do đó, phải đến ngày 12/9/2011, hai công ty chứng khoán đầu tiên đƣợc cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ là Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Chứng khoán Bản Việt (VCSC). Tuy nhiên, các công tychứng khoán này vẫn phải chờ hai Sở Giao dịch Chứng khoán công bố danh sách chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ. 67 Biểu đồ3.9: Diễn biến giao dịch trên HOSE (2006-2014). Nguồn dữ liệu: TVSI.com.vn Đến ngày 5/10/2011, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nƣớc mới ban hành công văn số 3240/UBCK-QLKD hƣớng dẫn xác định danh sách chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ. Ngày 11/10/2011, hai Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới công bố văn bản hƣớng dẫn dựa theo Công văn trên. Cụ thể, có 56 cổ phiếu niêm yết trên HOSE và 97 cổ phiếu niêm yết trên HNX không đƣợc phép giao dịch ký quỹ. Sau khi hai Sở Giao dịch Chứng khoán công bố danh sách các mã chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán mới công bố danh sách chứng khoán mà mình cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ. Theo ghi nhận của Gafin.vn tính đến ngày 27/10/2011, đã có 15 công ty chứng khoán công bố danh sách này. Trong đó, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhiều nhất với 543 cổ phiếu, Chứng khoán Sài Gòn (SSI) xếp thứ hai với 263 cổ phiếu, Chứng khoán VNDirect (VND) xếp thứ ba với 250 cổ phiếu đƣợc ký quỹ, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đứng thứ tƣ với 243 cổ phiếu , tiếp đến là Chứng khoán Rồng Việt (VDS) là216 cổ phiếu , Chứng khoán Kim Eng (KEVS) là 207 cổ phiếu ... Trong đó Bản 68 Việt chỉ hỗ trợ cho vay 140 cổ phiếu với tỷ lệ ký quỹ từ 60-80% tức công ty chứng khoán này sẽ cho vay từ 20-40%. Bản Việt sẽ công bố lãi suất trong hạn tùy từng thời điểm, lãi suất hiện đang áp dụng là 0,06%/ngày. Lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn. Thời hạn cho vay là 60 ngày, xét gia hạn đến 120 ngày. Biểu đồ3.10: Khối lƣợng giao dịch trên TTCK Việt Nam (2008-2014) Nguồn dữ liệu: tvsi.com.vn Dựa trên diễn biến thị trƣờng giai đoạn từ tháng 10/2011 trở đi, có thể thấy thị trƣờng đã có những phản ứng khá tích cực khi hoạt động giao dịch ký quỹ đƣợc triển khai . Chỉ số VN -Index và HNX-Index tăng mạnh trở lại vài tháng sau đó cùngvới khối lƣợng giao dịch qua từng phiên tăng vọt, lên mức cao nhất trong lịch sử cho thấy tác động của đòn bẩy tài chính đã giúp nhà đầu tƣ gia tăng số lƣợng cổ phiếu nắm giữ. Cụ thể, khối lƣợng giao dịch trên HOSE tháng 11/2011 ngay lập tức tăng 16,7% so với tháng 10/2011, và đến tháng 12/2011 con số này đã tăng 54,28% so với tháng 10/2011. Trên HNX, khối lƣợng giao dịch tháng 11/2011 giảm 6,34% so với tháng 10, nhƣng sang tháng 12/2011 đã tăng 2,46% so với tháng 10/2011. Khối lƣợng giao dịch trên HOSE cả năm 2012 cũng tăng lên mức cao kỷ lục kể từ khi sàn này đƣợc thành lập, tăng 68,47% so với cả năm 2011. Trên HNX, khối lƣợng giao dịch năm 2012 cũng tăng tới 53,18% so với năm 2011. 69 Biểu đồ3.11: Giá trị giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam theonăm (2008-2014).Nguồn dữ liệu: tvsi.com.vn Mặc dù khối lƣợng giao dịch năm 2012 gia tăng mạnh so với năm 2011 (tăng61,03%) và lên mức cao nhất trong lịch sử (26,21 tỷ chứng khoán), nhƣng giá trịgiao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2012 vẫn ở mức thấp (329,3 nghìn tỷ đồng), tăng 28,25% so với năm 2011. Điều này phản ánh giá các cổ phiếu đã giảm xuống mức rất thấp, khiến mặc dù khối lƣợng giao dịch tăng mạnh nhƣng giá trị giao dịch không cao. Năm 2013, thanh khoản trên 2 sàn HOSE và HNX đã có diễn biến trái ngƣợc nhau. Trong khi giá trị giao dịch trên sàn HOSE tăng 20% so với năm 2012, thì giá trị giao dịch trên HNX lại giảm tới 25,16% so với giá trị giao dịch năm 2012. Sang năm 2014 thị trƣờng chứng khoán khởi sắc trở lại, giao dịch trên thị trƣờng diễn ra rất sôi động, thanh khoản trên cả hai sàn đều tăng rất mạnh. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE gấp 3 lần so với năm 2013 và giá trị giao dịch trên sàn HNX gấp gần 2,5 lần so với giá trị giao dịch năm trƣớc. Cụ thể, tính chung cho cả hai sàn, tổng khối lƣợng giao dịch trong năm 2014 đạt trên 47,4 tỷ chứng khoán, tƣơng ứng giá trị giao dịch là trên 732.579 tỷ đồng (khoảng 34,8 tỷ USD), gấp 1,23 lần giá trị giao dịch của năm 2013. Đáng chú ý, trong năm 2014 sàn HOSE 70 liên tục phá kỷ lục về khối lƣợng giao dịch. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 9/9/2014, tổng khối lƣợng giao dịch sàn HOSE đạt 280,3 triệu đơn vị, trị giá 5.065,24 tỷ đồng. Về số lƣợng chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ , tín đến ngày 31/12/2014, trên HOSE có 341 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang niêm yết . Theo danh sách của HOSE, có 69 chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ. Nhƣ vậy, số chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ là 272 mã. Trên HNX, có 115/366 chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ, nhƣ vậy số chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ là 251 mã. Tổng số mã chứng khoán trên cả hai sàn đƣợc phép giao dịch ký quỹ là 523 mã. Nếu nhƣ trong tháng 9/2011, mới chỉ có 12 công ty chứng khoán đăng ký thực hiện giao dịch ký quỹ, thì tính đến tháng 9/2013 con số này là 56 công ty chứng khoán (gấp 4,6 lần so với giai đoạn khởi đầu) và con số này không thay đổi đáng kể cho tới hết năm 2014. Biểu đồ 3.12: Số công ty chứng khoán đăng ký thực hiện giao dịch ký quỹ Nguồn: Tổng hợp từ ssc.gov.vn Trong 2 năm thực hiện giao dịch ký quỹ, đã có 1 công ty chứng khoán xin chấm dứt việc thực hiện là Công ty Chứng khoán Sao Việt (SVS). Lý do xin chấm 71 dứt của SVS là lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn điều lệ (tính theo Báo cáo tài chính bán niên 6 tháng đầu năm 2012 đƣợc soát xét bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận). Hai công ty chứng khoán khác là Âu Việt (AVS) và Golden Bridge (GBS) tuy chƣa xin chấm dứt thực hiện giao dịch ký quỹ với UBCKNN, nhƣng cũng đã thực hiện rút tƣ cách thành viên tại hai Sở GDCK. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cũng đã thực hiện kiểm tra và yêu cầu 3 công ty chứng khoán là Chứng khoán An Phát (APS), Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) – Chi nhánh Hà Nội và Chứng khoán VnDirect (VND) tạm dừng hoạt động này trong một khoảng thời gian do phát hiện ra những vi phạm. Xét về hiệu quả của hoạt động giao dịch ký quỹ, minh chứng rõ nhất đƣợc thể hiện thông qua cơ cấu thu nhập của công ty chứng khoán. Trong báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán , hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ , hay tài trợ vốn cho nhà đầu tƣ đƣợc thể hiện trên chỉ tiêu Doanh thu khác . Chỉ có một số rất ít công ty chứng khoán thuyết minh chi tiết doanh thu khác, trong đó thể hiện cụ thể doanh thu từ hoạt động giao dịch ký quỹ . Bởi theo quy định , chỉ có 56 công ty chứng khoán đƣợc thực hiện giao dịch ký quỹ, nhƣng vẫn có những công ty thực hiện chui. Mƣời công ty dẫn đầu trong thị trƣờng chứng khoán chiếm 75% toàn bộ thị phần, trong khi 86 công ty còn lại phải cạnh tranh để dành lấy số thị phần 25%. Chịu ảnh hƣởng từ sức nóng của hiện tƣợng bong bóng chứng khoán năm 2006 – 2007, số lƣợng các công ty chứng khoán đƣợc mở ra trên thị trƣờng đã tăng đột biến trong thời kỳ này. Trƣớc năm 2006 chỉ có 14 công ty chứng khoán trên thị trƣờng nhƣng đến cuối năm 2007, con số này đã tăng lên gấp năm lần, dừng lại ở mức 78 công ty. Tính đến cuối năm 2014, có 96 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trƣờng đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tƣ. Nhƣng số lƣợng các công ty chứng khoán thực sự hoạt động thấp hơn so với con số báo cáo của SSC. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực rủi ro quản trị, nhƣng các công ty chứng khoán đang ngày một đa dạng hóa loại hình dịch vụ của mình cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Trong cơ cấu doanh thu của ngành chứng khoán năm 2013, doanh thu từ hoạt 72 động tự doanh chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), tiếp theo đó là doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán (20%) và lãi tiền gửi ngân hàng (16%). Mặc dù gửi tiền tại ngân hàng lấy lãi không phải là một hoạt động kinh doanh cốt lõi của một công ty chứng khoán, nhƣng nguồn thu này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của toàn ngành do mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng đã khá cao trong những năm qua. Biểu đồ 3.13: Cơ cấu doanh thu của 20 công ty chứng khoán đầu ngành năm 2013Đơn vị: Phần trăm Cho tới quý 4/2014 tổng doanh thu khác của 96 công ty chứng khoán là 980,964 tỷ đồng (trong đó có 4 công ty không có doanh thu là VQSC, VSM, VTSS và VICS). Ngoại trừ một số công ty chứng khoán có sự khác biệt trong hoạt động nhƣ Chứng khoán Beta (BSI) hay Chứng khoán Kim Long (KLS) khiến doanh thu khác tăng đột biến mà không dựa trên các hoạt động giao dịch chứng khoán các công ty còn lại đều có mức tỷ lệ doanh thu khác trên tổng doanh thu nằm trong khoảng 40-60%, cao hơn so với doanh thu môi giới. Các công ty chứng khoán dẫn đầu về doanh thu khác này cũng chính là những công ty dẫn đầu về thị phần môi giới chứng khoán. Tổng doanh thu hoạt động môi giới trong quý 4/2014 của toàn thị trƣờng là911 tỷ đồng, trong đó ba công ty chứng khoán dẫn đầu làChứng khoán Sài Gòn (SSI) 73 với 95.23 tỷ đồng, Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HSC) và Chứng khoán Bản Việt (VCSC) lần lƣợt là 80.41 tỷ đồng và 77.92 tỷ đồng. Bảng 3.2: Doanh thu môi giới và lợi nhuận quý 4/2014 của các công ty chứng khoán. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các công ty chứng khoán. Phát biểu trên báo chí, giám đốc một công ty chứng khoán từng cho biết: Cứ một đồng phí môi giới thu đƣợc, công ty chứng khoán cũng thu đƣợc một đến hai đồng từ hoạt động khác nhƣ ứng trƣớc tiền bán, lãi từ cho vay ký quỹ chứng khoán. Với giả định 60% con số doanh thu khác đến từ hoạt động cho vay ký quỹ, các công ty chứng khoán cũng thu về đƣợc gần 588 tỷ đồng trong quý 4/2014. Đây đã là một con số rất ấn tƣợng so với hơn 911 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán. Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động giao dịch ký quỹ đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. 74 Biểu đồ3.14: Thị phần môi giới chứng khoán trên sàn HOSE (2012-2014) Nguồn dữ liệu: Tổng hợp từ HOSE, HNX.. Qua khảo sát tại nhiều công ty chứng khoán, có thể thấy hoạt động giao dịch ký quỹ đã dần đi vào khuôn khổ hơn sau khi có quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn có những trƣờng hợp lách luật để cung cấp đòn bẩy tài chính cho nhà đầu tƣ nhƣ các Hợp đồng hợp tác đầu tƣ, ủy thác đầu tƣ cho công ty chứng khoán, với một bên thứ ba nhằm hỗ trợ cho vay nhiều hơn hạn mức quy định, hay hỗ trợ cho vay đối với những mã chứng khoán không đƣợc thực hiện giao dịch ký quỹ. Điều này đặt ra yêu cầu các cơ quan chức năng cần có những hoạt động giám sát một cách chặt chẽ hơn, để giữ gìn sự an toàn của cả hệ thống, tạo sự công bằng cho các công ty thực hiện đúng quy định của pháp luật. 3.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn 3.2.2.1. Quy mô giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán SàiGòn a. Doanh số giao dịch 75 Biểu đồ3.15: Giá trị giao dịch cổ phiếu tại SSI giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng. Nguồn: Tác giả tự tính toán, HOSE, HNX, SSI. Doanh số giao dịch ký quỹ phần nào đƣợc thể hiện thông qua giá trị giao dịch cổ phiếu của công ty chứng khoán. Nếu nhƣ năm 2010, tổng giá trị giao dịch chứng khoán tại SSI (cả hai chiều mua và bán) là hơn 87,4 nghìn tỷ đồng, thì sang năm 2011 con số này đã giảm tới 43,13% xuống còn 49,7 nghìn tỷ đồng. Khi hoạt động giao dịch ký quỹ đƣợc chính thức thực hiện cuối năm 2011 và phát triển mạnh trong năm 2012, giá trị giao dịch tại SSI đã tăng 7,72% lên mức 53,5 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2013, giá trị giao dịch chứng khoán tại SSI cũng đạt hơn 59 nghìn tỷ đồng tăng nhẹ so với năm 2013. Tới năm 2014 khi giá trị thị trƣờng tăng đột biến thì giá trị giao dịch tại SSI cũng có bƣớc nhảy vọt khi đạt 144 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy cùng với sự khởi sắc của thị trƣờng chứng khoán, hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán đƣợc phép thực hiện cũng đã giúp cho Công ty chứng khoán Sài Gòn gia tăng đƣợc giá trị giao dịch, đóng góp đƣợc phần nào vào sự thành công chung của công ty. 76 b. Dư nợ của khách hàng Biểu đồ 3.16: Các khoản phải thu ngắn hạn tại SSI giai đoạn (2010-2014) Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính của SSI. Dƣ nợ của khách hàng đối với SSI là rất lớn trong các năm trở lại đây, dao động từ 400-2.500 tỷ đồng. Dƣ nợ của khách hàng thể hiện trên báo cáo tài chính nằm trong khoản phải thu ngắn hạn khách hàng và khoản phải thu khác. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của SSI, dƣ nợ của khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ có sự chuyển giao giữa hai khoản mục là phải thu khách hàng về nghiệp vụ hợp tác đầu tƣ (phát sinh trƣớc 30/8/2011), và phải thu khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ. Có sự tách bạch hai tài khoản này là do điều kiện lịch sử để lại, trƣớc khi đƣợc chính thức thực hiện giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán tại Việt Nam vẫn cung cấp hoạt động này dƣới hình thức ký hợp đồng hợp tác đầu tƣ với khách hàng. 77 Biểu đồ3.17: Các khoản phải thu khách hàng liên quan đến hoạt động giaodịch ký quỹ tại SSI giai đoạn (2010-2014). Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. Có thể thấy, năm 2010 khi giao dịch ký quỹ chƣa đƣợc chính thức thừa nhận và cho phép hoạt động, dƣ nợ của khách hàng đối với hoạt động này nằm ở các khoản phải thu khách hàng các hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tƣ chứng khoán là rất lớn. Theo báo cáo tài chính quý 4/2010 của SSI, con số này là hơn 658 tỷ đồng, chiếm tới 79,48% các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chứng khoán đối với khách hàng. Đến năm 2011, khi hoạt động giao dịch ký quỹ chính thức đƣợc thừa nhận và đƣợc quản lý bằng các quy định của pháp luật. Sự kiểm soát chặt chẽ hơn khiến hoạt động này dần đi vào trật tự, các khoản phải thu khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ giảm dần, chiếm tỷ trọng 72-73% tổng các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. Quý 4/2011, khi hoạt động giao dịch ký quỹ chính thức đƣợc thực hiện, đây cũng là lúc các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chứng khoán là thấp nhất . Dƣ nợ của khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ chỉ chiếm 63,13% tổng dƣ nợ ngắn hạn của khách hàng. Bởi lúc này công ty chứng 78 khoán buộc phải thu hồi các khoản cho vay trái quy định trƣớc đó , khách hàng buộc phải tất toán trạng thái . Một phần nguyên nhân khác là do thị trƣờng chứng khoán điều chin̉ h giảm liên tục khiến nhà đầu tƣ rời bỏ thị trƣờng. Bảng 3.3: Tỷ trọng dƣ nợ của khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ trên tổng dƣ nợ ngắn hạn tại SSI (2010-2014). Dƣ nợ liên quan Tổng dƣ đến Quý nợ hoạt động giao ngắn hạn dịch (tỷ đồng) ký quỹ (tỷ đồng) Tỷ trọng dƣ nợ ký quỹ/dƣ nợ ngắn hạn (%) Q4/10 658 828 79% Q1/11 443 615 72% Q2/11 369 855 43% Q3/11 326 1028 32% Q4/11 261 942 28% Q1/12 292 639 46% Q2/12 310 1,123 28% Q3/12 260 1,022 25% Q4/12 186 1,091 17% Q1/13 338 1,261 27% Q2/13 298 1,093 27% Q3/13 337 1,451 23% Q4/13 648 1,063 61% Q1/14 1,567 2,207 71% Q2/14 1,255 1,762 71% Q3/14 1,949 2,760 71% Q4/14 2,004 2,421 83% Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính của SSI. 79 Từ mức 63,13% quý 4/2011, đến nay tỷ trọng của các khoản phải thu khách hàng giao dịch ký quỹ chỉ chiếm 23,25% tổng các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn (tính đến 31/9/2013). Dƣ nợ của các hợp đồng hợp tác đầu tƣ cũng đã đƣợc thu hồi hết vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động hợp pháp, giao dịch ký quỹ bắt đầu có sự khởi sắc. Dƣ nợ ký quỹ của khách hàng (phải thu hoạt động giao dịch ký quỹ) liên tục tăng cùng với diễn biến tăng điểm của thị trƣờng chứng khoán. Nếu nhƣ quý 4/2011, dƣ nợ của khách hàng là khoảng 103,77 tỷ đồng, thì sang quý1/2012 con số này đã là 116,464 tỷ đồng, tăng tới 12,23%. Quý 2/2012, dƣ nợ ký quỹ tiếp tục tăng mạnh 100,76% lên 233,81 tỷ đồng. Đến quý 4/2012, dƣ nợ ký quỹ tại SSI đã là 185,27 tỷ đồng, tăng 78,54% so với một năm trƣớc đó. Tính đến thời điểm cuối quý 3/2013, dƣ nợ ký quỹ đã tăng vọt lên con số 337,37 tỷ đồng (tăng225,12% so với thời điểm chính thức triển khai hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán). Không dừng ở đây, đến quý 4/2014 dƣ nợ ký quỹ đã tăng lên con số 2.004 tỷ đồng, cao gấp gần 10 lần so với thời điểm chính thức triển khai hoạt động này. Xu hƣớng cho ta thấy, dƣ nợ liên quan đến hoạt động ký quỹ liên tục tăng lên trong thời gian qua. c. Số lượng khách hàng Biểu đồ 3.18: Số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tƣ tại SSI (2006-2014) Nguồn số liệu: SSI 80 Năm 2011, SSI gặp khó khăn trong hoạt động phát triển khách hàng mới do nhà đầu tƣ mất niềm tin vào thị trƣờng. Số lƣợng tài khoản mở mới chỉ bằng 51% con số này của năm 2010. Lúc này, số tài khoản mở tại SSI chỉ còn chiếm khoảng5% toàn thị trƣờng.Số lƣợng tài khoản mở mới tăng trƣởng mạnh qua các năm 2012, 2013 và đặc biệt năm tới 2014 con số này, tăng 96% so với năm 2013, đạt 7.559 tài khoản mở mới, trong đó 96% tài khoản mở mới là khách hàng trong nƣớc và 2% là khách hàng tổ chức nƣớc ngoài đến từ các thị trƣờng trọng yếu trong khu vực nhƣ Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ. Biểu đồ3.19: Số tài khoản chứng khoán tại SSI so với toàn thị trƣờng (2006 -2013) Nguồn số liệu: SSI, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Có thể thấy, trong giai đoạn 2006-2011, khi chƣa đƣợc phép triển khai hoạt động giao dịch ký quỹ chính thức, số lƣợng tài khoản mở tại SSI lại có xu hƣớng gia tăng nhanh (nhất là từ 2006-2010 khi thị trƣờng vẫn còn trong giai đoạn bùng nổ). Kể từ khi giao dịch ký quỹ chính thức đƣợc thực hiện vào cuối năm 2011, số lƣợng tài khoản mở mới không tăng mạnh nhƣ trƣớc. Điều này có thể lý giải bằng việc nhà đầu tƣ mới trên thị trƣờng chứng khoán hiện nay không nhiều do thị trƣờng chứng khoán không còn sức hấp dẫn nhƣ trƣớc. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế, số lƣợng khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ là tƣơng đối lớn, chiếm khoảng 90-95% đang hoạt động, 81 Theo số liệu tính đến 25/5/2012, SSI có 58.918 tài khoản khách hàng cá nhân, trong đó có 42.038 tài khoản cá nhân đang giao dịch (chiếm 71%). Tổng tài sản trung bình cho một tài khoản là 281 triệu đồng. Nhƣ vậy, có thể phần nào thấy đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ đối với hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, cũng nhƣ thấy đƣợc sự phát triển của hoạt động này tại SSI nói riêng và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung. Hiện tại, SSI đang quản lý hơn 70.000 tài khoản của nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Theo ƣớc tính của SSI và đánh giá số liệu, công ty luôn giữ vị trí số 1 về độ phủ khách hàng sâu và rộng. Về số tài khoản giao dịch, SSI chiếm gần 5% trong khi hơn 100 công ty chứng khoán khác giữ 95% còn lại. Về số tài khoản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, SSI hiện nắm tới 21% trong khi các công ty chứng khoán khác giữ 79% còn lại. d. Dư nợ bình quân Theo quy định của pháp luật hiện nay, tổng dƣ nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Hiện vốn chủ sở hữu của SSI là hơn 5.864 tỷ đồng, nhƣ vậy công ty có thể cho vay tối đa hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán, nhƣ vậy SSI có thể một khách hàng cho vay tới 175 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoánđối với một loại chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 10% vốn chủ sở hữu; tức hơn500 tỷ đồng. Theo quy định tại SSI, hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng là 50 tỷ đồng và không giới hạn mức cho vay tối thiểu. Hạn mức cho vay tối đa với một cổ phiếu là 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính tổng dƣ nợ cho vay tại SSI cuối quý 4/2014 là hơn 2.421 tỷ đồng, chia cho số tài khoản khách hàng đang hoạt động ƣớc tính là 70.600 tài khoản, thì dƣ nợ bình quân là khoảng34 triệu đồng/tài khoản. Nếu chỉ tính riêng dƣ nợ của nghiệp vụ ký quỹ là 2.004 tỷ đồng cuối quý 4/2014, thì dƣ nợ bình quân của nghiệp vụ này là rất nhỏ, khoảng 28 triệu đồng/tài khoản. Tuy nhiên, các con số này còn có thể lớn hơn nhiều do số liệu thống kê tài khoản đang hoạt động thay đổi liên tục theo xu hƣớng thị trƣờng và cũng có thể thấp hơn nhiều con số trên. 82 Nếu so sánh với con số tổng giá trị tài sản bình quân của khách hàng là hơn288 triệu đồng/tài khoản (hơn 11.400 tỷ đồng chứng khoán tính theo mệnh giá và hơn 876 tỷ tiền mặt, chia cho 70.600 tài khoản đang hoạt động), thì có thể tính đƣợc tỷ lệ ký quỹ trung bình đang là hơn 56%. e. Thị phần môi giới chứng khoán Năm 2011, SSI tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới tại HOSE trong suốt với 13,21% giá trị giao dịch cổ phiếu , chứng chỉ quỹ và 39,33% giá trị giao dịch trái phiếu . Tuy nhiên , thị phần của SSI tại sàn HNX trong năm 2011 có sụt giảm khi SSI chỉ đứng thứ 6 với 3,73% thị phần. Nguyên nhân là khách hàng tổ chức chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị giao dịch của SSI, trong khi cổ phiếu tại HNX chƣa nhận đƣợc nhiều quan tâm của đối tƣợng khách hàng này, đặc biệt là tổ chức nƣớc ngoài. Khách hàng của SSI cũng vốn có quan điểm đầu tƣ dài hạn, hạn chế đầu tƣ vào những cổ phiếu biến động mạnh theo thị trƣờng. Bên cạnh đó, SSI luôn giữ quan điểm tƣ vấn thận trọng trong năm 2011; và mảng môi giới khách hàng cá nhân hoạt động chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Năm 2012, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán trong nƣớc và chính sách thận trọng của SSI đối với việc cung cấp dịch vụ đòn bẩy tài chính cho khách hàng là những nhân tố chính khiến SSI trƣợt xuống vị trí thứ 2 về thị phần môi giới chung. Tuy nhiên, SSI tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại sàn HOSE , với tỷ lệ gần32%. Thị phần môi giới khách hàng cá nhân tăng 30%. Năm 2013, SSI xác định đẩy mạnh môi giới đối với khách hàng cá nhântrong nƣớc, nhờ đó mà thị phần môi giới đã tăng khá mạnh. Sự cạnh tranh về thị phần giữa các công ty chứng khoán ngày càng gay gắt hơn, tuy nhiên SSI có lợi thế về nguồn khách hàng lớn và luôn giao dịch thƣờng xuyên nên thị phần luôn duy trì ở mức ổn định và tăng trƣởng đều đặn. Tổng thị phần môi giới cả 2 sàn tăng trƣởng 18% so với năm 2012, cụ thể thị phần tại HOSE đạt 10,63% tăng 6,6% so với năm 2012 ở mức 9,97%; thị phần tại HNX đạt 6,29% tăng 41,3% so với năm 2012 ở mức 4,45%. Thị phần môi giới khách hàng tổ chức nƣớc ngoài tiếp tục đứng đầu thị trƣờng với thị phần đạt 27% tại HOSE và 32% tại HNX. Mặc dù SSI đã mất vị trí 83 dẫn đầu của mình trên sàn HSX vào tay công ty Chứng khoán Thăng Long vào năm 2010, và vào tay HCM năm 2012 và 2013; nhƣng năm 2014 SSI đã có sự trở lại ấn tƣợng và dành lại vị trí dẫn đầu của mình. Tới năm 2014, Khối Dịch vụ Chứng khoán SSI đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng mạnh mẽ về thị phần môi giới. SSI đã chính thức quay trở lại vị trí số 1 thị phần tại sàn HOSE đạt 12,53%, tăng 18% so với năm 2013 và vƣơn lên vị trí số 2 tại sàn HNX, đạt 7,47%, tăng 19% so với năm 2013. Tính chung trên 2 sàn, thị phần SSI đứng đầu toàn thị trƣờng, đạt 11,15%, tăng 16,2% so với năm 2013. Bên cạnh đó thị phần môi giới khách hàng nƣớc ngoài tiếp tục dẫn đầu thị trƣờng với gần 32% thị phần trên toàn thị trƣờng. 3.2.2.2. Đối tượng tham gia giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn Nhƣ đã phân tích, nhà đầu tƣ chứng khoán mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) bao gồm các nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức. Mặc dù số lƣợng nhà đầu tƣ cá nhân chiếm phần lớn, cũng là đối tƣợng “ƣa thích” giao dịch thƣờng xuyên, sử dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán nhiều hơn, nhƣng quy mô giao dịch lại có phần hạn chế. Trong khi đó, đối tƣợng khách hàng là nhà đầu tƣ tổ chức , đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ chiếm lƣợng nhỏ nhƣng quy mô giao dịch lại rất lớn . Tuy nhiên, đối tƣợng này thƣờng chịu những sự ràng buộc chặt chẽ về rủi ro, nguồn vốn đầu tƣ chứng khoán, nhu cầu đầu tƣ thƣờng là dài hạn, nên chƣa tiếp cận nhiều với hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Trong bối cảnh tìm cách gia tăng đối tƣợng tham gia giao dịch ký quỹ chứng khoán tƣởng nhƣ bế tắc, thì ban lãnh đạo SSI cũng đã nhìn ra những hƣớng đi mới. Cụ thể, giữa tháng 8/2013, SSI đã triển khai gói sản phẩm giao dịch ký quỹ đặc biệt dành cho các cổ đông lớn của doanh nghiệp, có nhu cầu huy động vốn phục vụ cho việc mua cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó. Sản phẩm có tên gọi VIP.MARGIN của SSI có những đặc điểm nổi trội nhƣ lãi suất ƣu đãi, cạnh tranh nhất. Kỳ hạn linh hoạt từ 3 đến 6 tháng. Danh mục cổ phiếu đƣợc sử dụng làm tài sản đảm bảo đa dạng, linh hoạt. 84 Bảng 3.4: Lãi suất của sản phẩm VIP.MARGIN Nguồn: SSI Tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 50% giá trị của danh mục tài sản đảm bảo. Số tiền giải ngân cho một khách hàng từ 10-50 tỷ. SSI cũng hỗ trợ linh hoạt nếu khách hàng có nhu cầu thanh lý trƣớc hạn, thủ tục giải ngân nhanh gọn, giúp quý khách nắm bắt cơ hội đầu tƣ. Với việc tiên phong đƣa ra gói sản phẩm này, SSI đã nhắm đến một bộ phận lớn khách hàng vừa là những cá nhân, tổ chức nhƣng có quy mô lớn, có nhu cầu giao dịch thực sự và ổn định. Việc cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ cho những đối tƣợng này nhƣ một mũi tên trúng hai đích, bảo đảm an toàn nhất định nhƣng vẫn đem lại nguồn thu lớn cho công ty. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng tạo ra sự khác biệt, thu hút thêm khách hàng lớn là các cá nhân, tổ chức mở tài khoản và giao dịch tại SSI. 3.2.2.3. Phạm vi hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn a. Phạm vi địa lý Nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán đƣợc SSI cung cấp tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty. Hiện tại, SSI có một trụ sở chính và một chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, hai chi nhánh và một phòng giao dịch đặt tại Hà Nội, ba chi nhánh đặt tại các thành phố khác là Hải Phòng, Vũng Tàu và Nha Trang. Khách hàng có thể đến các địa điểm trên để mở tài khoản giao dịch chứng khoán, cũng nhƣ đăng ký sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán. Bên cạnh đó, Công ty Chứng khoán Sài Gòn còn cung cấp dịch vụ mở tài khoản trực tuyến tại trang web của công ty. Đẻ giao dịch ký quỹ chứng khoán, khách hàng của công ty có thể thực hiện giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào, thông qua giao dịch trực tuyến trên trang web của 85 công ty, hay qua phần mềm giao dịch chuyên biệt. Do đó, có thể nói hoạt động giao dịch ký quỹ của SSI không bị giới hạn và ảnh hƣởng bởi phạm vi địa lý. b. Danh mục các chứng khoán được giao dịch ký quỹ Tính đến ngày 31/12/2014, danh mục chứng khoán giao dịch ký quỹ mà SSI có đến 227 mã so với 664 mã toàn thị trƣờng. (trong đó 162 mã niêm yết trên HOSE và65 mã niêm yết trên HNX). Đáng chú ý, có tới 32% số mã đƣợc SSI hỗ trợ tới 50% giá trị chứng khoán đặt mua, có 24% số mã chứng khoán không đƣợc hỗ trợ cho vay nhƣng đƣợc sử dụng làm tài sản bảo đảm. Thống kê danh mục các chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ của SSI kể từ năm 2011 đến nay, có thể thấy quá trình phát triển của hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại đây. Một điểm dễ nhận thấy là số lƣợng chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ thay đổi theo từng giai đoạn, phù hợp với diễn biến của thị trƣờng. Tuy nhiên, với định hƣớng đảm bảo sự an toàn tài chính, danh mục chứng khoán đƣợc cho vay và làm tài sản bảo đảm hiện nay đang có xu hƣớng “thắt chặt”. Biểu đồ 3.20: Tỷ lệ ký quỹ và số chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Nguồn: Tổng hợp từ SSI Trong giai đoạn đầu mới triển khai (cuối năm 2011 – đầu năm 2012), số mã chứng khoán đƣợc công ty hỗ trợ cho vay ký quỹ dao động từ 90-100 mã. Đây là định hƣớng đúng đắn của công ty ngay từ đầu là chỉ chọn những mã chứng khoán của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, ổn định chứ không chạy theo thị trƣờng. Tuy 86 nhiên, để có thể thu hút khách hàng, cũng nhƣ khơi thông đƣợc dòng vốn chảy vào thị trƣờng (vốn đã cạn kiệt sau khủng hoảng), SSI đã nâng số lƣợng chứng khoán đƣợc phép sử dụng làm tài sản bảo đảm lên, từ 264 mã ban đầu lên 550-580 mã trong năm 2012. Trong năm 2012, nghiệp vụ giao dịch ký quỹ đƣợc áp dụng rộng rãi, mang lại cho nhà đầu tƣ những cơ hội kinh doanh lớn hơn trên thị trƣờng. Tuy nhiên, SSI vẫn đặc biệt cẩn trọng trong việc đƣa ra danh mục các mã cổ phiếu đƣợc phép thực hiện giao dịch ký quỹ, cũng nhƣ lựa chọn tỷ lệ cho vay ký quỹ hợp lý . Danh mục chứng khoán mà SSI hỗ trợ cho vay chỉ dao động trong khoảng 100-150 mã. Biểu đồ 3.21: Thống kê danh mục chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Nguồn: Tổng hợp từ SSI Đầu năm 2013, khi thị trƣờng có dấu hiệu khởi sắc, danh mục chứng khoán cho vay của SSI chỉ tăng nhẹ lên 180 mã, chứng tỏ ban lãnh đạo công ty vẫn rất kiên trì với chính sách thận trọng của mình. Đến giữa năm 2013, nhận thấy thị trƣờng có dấu hiệu đã tăng trƣởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, SSI ngay lập tức đã 87 thay đổi danh mục chứng khoán đƣợc sử dụng làm tài sản bảo đảm khi giảm từ 645 mã, xuống 508 mã, 494 mã và giảm mạnh còn 176 mã nhƣ hiện nay. Điều này càng chứng tỏ chính sách thận trọng của SSI trong phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thua lỗ bắt đầu bộc lộ khi không còn đủ sức “chống trọi”, nhiều chứng khoán phải hủy niêm yết do “cái kimtrong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”. Sang năm 2014, thị trƣờng chứng khoán phục hồi trở lại, SSI đã linh hoạt nâng tỷ lệ số lƣợng công ty cho vay ký quỹ lên 227 mã so với 664 mã của toàn thị trƣờng. Đồng thời số lƣợng chứng khoán làm tài sản đảm bảo cũng tăng mạnh lên 313 mã. Điểm qua danh mục cụ thể của từng mã chứng khoán, có thể nhận thấy SSI đã rất linh hoạt trong việc điều chin ̉ h tỷ lệ cho vay (ký quỹ) đối với từng mã chứng khoán. Dựa trên đội ngũ phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với những dự báo phân tích rủi ro thị trƣờng, SSI đã đƣa ra những tỷ lệ cho vay hợp lý, nhằm tránh việc chọn “nhầm” chứng khoán. Có thể thấy, việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ không chỉ là gia tăng về số lƣợng chứng khoán trong danh mục cung cấp, mà quan trọng hơn phải là chất lƣợng và mức độ an toàn của danh mục đó phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trƣờng. Bảng 3.5: Lãi suất cho vay và số chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Ngày 7/11/2011 26/12/2011 22/3/2012 17/8/2012 24/8/2012 29/8/2012 5/9/2012 26/9/2012 29/10/2012 9/11/2012 Lãi suất cho vay Tùy từng thời điểm Tùy từng thời điểm 0.055%/ngày 0.055%/ngày 0.055%/ngày 0.055%/ngày 0.055%/ngày 0.055%/ngày 0.055%/ngày 0.055%/ngày 88 Số chứng khoán làm TSBĐ 264 264 546 567 540 529 509 580 508 508 Số chứng khoán cho vay ký quỹ 93 92 99 103 97 97 95 96 149 147 28/5/2013 14/6/2013 7/8/2013 20/9/2013 3/10/2013 14/12/2013 21/02/2014 25/06/2014 26/10/2014 31/12/2014 0.045%/ngày 645 180 0.045%/ngày 508 165 0.045%/ngày 494 143 0.045%/ngày 179 136 0.045%/ngày 176 137 0.045%/ngày 180 140 0.045%/ngày 192 156 0.045%/ngày 221 178 0.038%/ngày 275 207 0.038%/ngày 313 227 Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Tổng hợp từ SSI Cùng với việc thay đổi số lƣợng chứng khoán trong danh mục , SSI cũng linh hoạt điều chỉnh lãi suất cho vay tƣơng ứng với từng thời kỳ , theo hƣớng giảm dần. Tuy nhiên, công ty không đặt mục tiêu phát triển mở rộng hoạt động này bằng mọi giá, mà đặt vấn đề an toàn và hiệu quả lên hàng đầu, vì thế mà lãi suất cho vay của SSI luôn bị cho là cao hơn một số công ty chứng khoán khác, nhƣng SSI không vì thế mà mất đi thị phần của mình nhờ sự tin tƣởng và ủng hộ của khách hàng. Đó cũng là một thành công lớn của SSI trong giai đoạn vừa qua. Từ đầu năm 2013, với việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBCK cho phép điều chin ̉ h tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu từ 60% xuống còn 50% đã tác động mạnh đến hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán. Tại SSI, có thể thấy nhiều mã chứng khoán đã đƣợc công ty hỗ trợ cho vay ở mức tối đa là 50% sau quyết định này. Từ bảng thống kê tỷ lệ ký quỹ, có thể thấy nếu nhƣ giai đoạn đầu công ty đƣa ra nhiều mức tỷ lệ ký quỹ , thậm chí cả lẻ nhƣ 75%, 83% thì nay không còn những tỷ lệ ký quỹ trên . Việc điều chỉnh tƣởng chừng nhƣ mang tính kỹ thuật này nhƣng lại hàm chứa sự thay đổi trong định hƣớng của công ty, muốn tập trung hoạt động giao dịch ký quỹ ở một số mã chứng khoán nhất định , một số tỷ lệ hỗ trợ nhất định chứ không còn dài trải nhƣ trƣớc . Điều này thể hiện đã có sự thay đổi về chất chứ không chỉ đơn thuần thay đổi về lƣợng nhƣ trƣớc kia. 89 Bảng 3.6: Thay đổi tỷ lệ ký quỹ chứng khoán tại SSI Tỷ lệ ký quỹ 21/10/11 26/12/11 22/3/12 24/8/12 28/5/13 3/10/13 21/02/14 25/06/14 31/12/14 53 57 66 76 97 60% 30 29 41 48 19 29 37 42 54 70% 41 41 37 32 72 21 26 39 53 75% 1 1 1 80% 19 18 17 14 36 20 23 29 47 10 10 15 15 83% 1 90% 2 2 2 2 100% 171 173 447 441 465 39 30 20 47 Tổng 264 264 546 537 645 176 192 221 313 Nguồn: Tổng hợp từ SSI 3.2.2.4. Phương thức giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn Phƣơng thức thanh toán của hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty chứng khoán Sài Gòn hiện nay là thanh toán bù trừ song phƣơng. Do đặc thù của hoạt động giao dịch ký quỹ tại Việt Nam, công ty chứng khoán theo quy định là bên cho vay và khách hàng là bên đi vay. Hoạt động thanh toán đƣợc diễn ra liên tục khi có phát sinh số dƣ tiền trên tài khoản của khách hàng. Do đặc điểm của giao dịch ký quỹ là khách hàng vay từng món nhỏ, nhƣng khi thanh toán là thanh toán thực tế trên tổng số dƣ của tất cả các khoản vay. Theo quy định tại SSI, khách hàng sẽ phải thanh toán gốc ngay khi có phát sinh số dƣ tiền trên tài khoản. Lãi vay sẽ đƣợc thanh toán vào cuối tháng dựa trên số dƣ và thời hạn vay thực tế. Việc thanh toán này diễn ra tự động thông qua phần mềm quản lý thu nợ. Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn rút tiền ra khỏi tài khoản ký quỹ, khách hàng sẽ buộc phải thanh toán lãi vay và các khoản nợ khác trƣớc khi rút tiền. Khi đó, việc thanh toán sẽ đƣợc nhân viên Khối dịch vụ tài chính thực hiện. Bên cạnh sản phẩm giao dịch ký quỹ, Khối dịch vụ tài chính của SSI cũng cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính khác tƣơng tự nhƣ giao dịch ký quỹ (bản chất nhƣ nhau), nhƣng có sự xuất hiện của bên thứ ba (Công ty bất động sản Sunway, ngân hàng Eximbank). 90 Bảng 3.7: Các sản phẩm dịch vụ tài chính của SSI tƣơng tự giao dịch ký quỹ. Các sản phẩm này có cách thức hoạt động giống nhƣ giao dịch ký quỹ,nhƣng phƣơng thức thanh toán bù trừ đa phƣơng, chứ không còn là thanh toán song phƣơng. Khác biệt nữa là các điều kiện để giải ngân linh hoạt hơn so với giao dịch ký quỹ, giúp nhà đầu tƣ có thể thực hiện giao dịch một cách thuận tiện. 3.2.2.5. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn a. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đo lƣờng chất lƣợng của các khoản tín dụng . Để đánh giá thực trạng nợ xấu của hoạt động giao dịch ký quỹ, có thể sử dụng giá trị rủi ro quá thời hạn trong báo cáo an toàn tài chính của công ty chứng khoán, đƣợc công bố định kỳ 6 tháng/lần. Theo báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đã soát xét của SSI tính đến 30/6/2013, công ty hiện có 1,263 tỷ đồng dƣ nợ quá thời hạn 0-15 ngày, dƣ nợ quá thời hạn 31-60 ngày là 0,638 tỷ đồng, dƣ nợ quá thời hạn từ 60 ngày trở lên là 67,648 tỷ đồng. Tổng cộng dƣ nợ quá thời hạn thanh toán là 69,55 tỷ đồng. Cần lƣu ý, giá trị dƣ nợ quá thời hạn thanh toán này đã trừ đi giá trị tài sản bảo đảm, giá trị dƣ nợ này bao gồm cả hoạt động giao dịch ký quỹ lẫn các hoạt động khác. Bảng 3.8: Giá trị rủi ro quá thời hạn thanh toán của SSI Rủi ro quá thời hạn thanh toán30/6/2012 31/12/2012 30/6/2013 31/12/2013 30/06/2014 Quá hạn 0-15 ngày 4.858 32.441 1.264 0.107 24.560 Quá hạn 16-30 ngày Quá hạn 31-60 ngày 0.121 0.638 3.320 0.170 Quá hạn trên 60 ngày 39.774 68.103 67.649 1.500 4.180 Tổng giá trị rủi ro quá hạn 44.632 100.665 69.551 4.927 28.910 Các khoản phải thu ngắn hạn 1123 1091 1093 1063 1762 Tỷ lệ nợ xấu ước tính (%) 3.97% 9.23% 6.36% 0.46% 1.64% Dư nợ liên quan giao dịch ký qũy 310 186 298 648 1,255 91 Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo Tỷ lệ an toàn tài chính của SSI. So với con số 100,665 tỷ đồng dƣ nợ quá hạn cuối năm 2012, dƣ nợ quá hạn của SSI hiện đã giảm 30,91%. Từ số liệu tổng giá trị rủi ro quá hạn và tổng các khoản phải thu ngắn hạn của SSI, có thể ƣớc tính tỷ lệ nợ xấu của công ty hiện nay nhƣ bảng trên. Theo kết quả tính toán, tỷ lệ nợ xấu của SSI vào 30/6/2012 là 6,03% nhƣng đã tăng lên 11,99% vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, đến 30/6/2013 tỷ lệ nợ xấu có chiều hƣớng giảm xuống, chỉ còn 10,44%. Nếu so sánh với dƣ nợ các hoạt động liên quan giao dịch ký quỹ tại cùng thời điểm, có thể thấy tín hiệu tích cực khi dƣ nợ giao dịch ký quỹ tính đến 30/6/2013 tăng 59,65% nhƣng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hƣớng giảm (từ 11,99% xuống 10,44%). Tới 30/06/2014 khi dƣ nợ liên quan tới giao dịch ký quỹ tăng đột biến lên tới 1.255 tỷ đồng, nhƣng tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm về mức 1.64%. b. Thu lãi Biểu đồ3.22: Doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính của SSI. Thu lãi từ hoạt động giao dịch ký quỹ thể hiện ở doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả của hoạt động giao dịch ký quỹ. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của SSI, doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ của SSI có sự gia tăng qua các quý (trung bình tăng 23,75%/quý). Quý4 năm 92 2011, khi hoạt động giao dịch ký quỹ chính thức đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cho phép thực hiện, doanh thu giao dịch hoạt động giao dịch ký quỹ của SSI là 4,59 tỷ đồng (2 tháng cuối năm). Năm 2012, doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ của SSI là 27,563 tỷ đồng. Trong năm 2013, doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ đạt 72 tỷ đồng. Tới năm 2014 doanh thu từ hoạt động này tăng mạnh khi đạt 196 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2013. c. Phí môi giới Biểu đồ3.23: Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và doanh thu hoạtđộng giao dịch ký quỹ tại SSI. Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI. Cùng với doanh số giao dịch gia tăng, doanh thu phí môi giới của SSI cũng gia tăng sau khi hoạt động giao dịch ký quỹ đƣợc chính thức triển khai. Năm 2011, doanh thu môi giới chứng khoán đạt 96,005 tỷ đồng. Doanh thu môi giới năm 2012 đạt 105,8 tỷ đồng, tăng 10,21% so với năm 2011. Trong 9 tháng đầu năm 2013, doanh thu môi giới chứng khoán của SSI đã đạt 97,416 tỷ đồng, bằng 92,07% so với cả năm 2012. Cho tới quý 4/2014 doanh thu từ hoạt động giao dịch ký quỹ tăng đột biến lến 68.9 tỷ đồng bằng 76.6% tổng doanh thu từ hoạt động môi giới. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động 93 giao dịch ký quỹ đã góp phần làm gia tăng phí môi giới của SSI. 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 3.3.1. Kết quả phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn Từ thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán nhƣ trên, có thể rút ra những kết quả mà Công ty Chứng khoán Sài Gòn đã đạt đƣợc trong bốn năm qua. Đầu tiên phải kể đến là hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty đã có sự phát triển về quy mô. Doanh số giao dịch ký quỹ, dƣ nợ khách hàng, số lƣợng khách hàng đều tăng lên. Về đối tƣợng giao dịch ký quỹ, khách hàng cá nhân trong nƣớc vẫn là đối tƣợng chủ yếu thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, công ty cũng đã có những chính sách nhằm thu hút các đối tƣợng là khách hàng tổ chức, cá nhân là cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ với quy mô lớn. Về phạm vi hoạt động, ngay từ khi mới triển khai cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán, công ty đã cung cấp trên tất cả các cơ sở hoạt động của mình cũng nhƣ thông qua mạng trực tuyến. Nếu nhƣ ban đầu, phạm vi chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ mở rộng, chƣa mang tính chọn lọc thì trong quá trình phát triển công ty đã dần thu hẹp phạm vi này, nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng cũng nhƣ chính công ty, vừa tập trung đƣợc nguồn vốn không bị dàn trải. Về phƣơng thức hoạt động, công ty đã xây dựng đƣợc hệ thống phần mềm và quy trình quản lý và thu hồi nợ, thực hiện thanh toán bù trừ song phƣơng một cách liên tục. Về chất lƣợng hiệu quả của hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, tỷ lệ nợ xấu đƣợc khống chế và có chiều hƣớng giảm. Doanh thu từ hoạt động giao dịch ký quỹ không ngừng tăng lên, qua đó cũng góp phần làm cho doanh số giao dịch và doanh thu phí môi giới gia tăng. Nhờ những kết quả thu đƣợc từ hoạt động giao dịch ký quỹ nói riêng, cũng nhƣ hoạt động dịch vụ chứng khoán nói chung đã giúp cho SSI luôn giữ đƣợc lợi nhuận dƣơng trong những năm qua, ngay cả khi thị trƣờng ở giai đoạn khó khăn nhất. Thị phần 94 môi giới chứng khoán của công ty luôn nằm trong nhóm 3 công ty dẫn đầu thị trƣờng. Năm 2012 đƣợc đánh giá là năm khó khăn nhất trong lịch sử hoạt động của thị trƣờng chứng khoán, chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giảm mạnh, thanh khoản cạn kiệt, một số công ty chứng khoán bị thua lỗ, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Biến động và những sự cố lớn của thị trƣờng đã làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tƣ, gây ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng các sản phẩm tài chính. Trong bối cảnh đó, SSI vẫn đảm bảo an toàn và thanh khoản tài sản tuyệt đối cho nhà đầu tƣ, đồng thời duy trì tốt doanh thu và lợi nhuận. Năm 2014 cũng đánh dấu nhiều thất bại của các công ty chứng khoán trong công tác quản trị trị rủi ro các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch của khách hàng nhƣ bán khống chứng khoán, nhân viên môi giới tự ý giao dịch, cầm cố chứng khoán của khách hàng, phải tạm dừng cung cấp sản phẩm margin cho khách hàng vì hành vi “lách luật”….. Tuy nhiên, quản trị hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ đã giúp SSI tránh khỏi toàn bộ rủi ro từ các sản phẩm đòn bẩy, hỗ trợ giao dịch “lách luật” mà thị trƣờng đã gặp phải trong năm. Với những nhận định chính xác về sự bất ổn của thị trƣờng, trong năm 2014, không có bất kỳ khách hàng nào của SSI bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản do sử dụng đòn bẩy tài chính. Đến nay SSI luôn tự hào khi là một trong số ít các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm túc quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc về quản trị rủi ro sản phẩm hỗ trợ giao dịch cho khách hàng. Đây là điều kiện để các cơ quan quản lý nhà nƣớc tin tƣởng và tạo điều kiện cho SSI thực hiện các hoạt động nghiệp vụ một cách thuận lợi. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế a. Sử dụng vốn chưa có hiệu quả SSI hiện đang là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trong khối các công ty chứng khoán, tiềm lực tài chính dồi dào. Tính đến 02/2015, SSI tăng vốn điều lệ lên 3.561 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý IV/2014, SSI có vốn chủ sở hữu lên tới hơn 95 5.864 tỷ đồng, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền lên tới 2.562,7 tỷ đồng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để công ty cung cấp các dịch vụ sản phẩm tài chính mà không bị hạn chế về quy mô nhƣ các công ty chứng khoán khác. Bởi theo quy định, Tổng dƣ nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 200% vốn chủ sở hữu, đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 3% vốn chủ sở hữu và đối với một loại chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 10% vốn chủ sở hữu. Biểu đồ3.24: So sánh phải thu khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ tại SSI vàHSC. Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI, HSC. Tuy nhiên, công ty lại chƣa tận dụng hết thế mạnh về vốn của mình. Mặc dù công ty đặt ra hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ là 500 tỷ đồng , nhƣng thực tế số dƣ giao dịch ký quỹ chỉ trong khoảng 300-3.500 tỷ đồng. Lãi suất cho vay cũng ở mức cao hơn so với các công ty chứng khoán khác, không thu hút đƣợc khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính đƣợc cung cấp. Đối thủ của Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) trên thị trƣờng có thể kể đến Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC). Xét về quy mô vốn, vốn chủ sở hữu của HSC là hơn 2.383 tỷ đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu của SSI là 5.864 96 tỷ đồng, gấp 2,4 lần HSC. Tuy nhiên, phải thu khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ (dƣ nợ) của SSI lại thấp trong giai đoạn trƣớc quý 2/2014 và chỉ cho tới quý 3,4/2014 mới ngang bằng với HSC. Do đó, doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ của HSC vẫn cao hơn SSI trong suốt thời kỳ từ năm 2011 cho tới 2014. Biểu đồ3.25: So sánh doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI và HSC. Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI, HSC. Tuy nhiên, có thể thấy là khoảng cách chênh lệch doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ giữa HSC và SSI đang có sự thu hẹp. Nếu nhƣ năm 2011, doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ của HSC gấp 7,46 lần so với SSI, thì năm 2012 con số này giảm còn 6,71 lần. Tuy vậy, con số này tiếp tục thu hẹp trong năm 2013 và 2014. b. Công nghệ chưa hỗ trợ tốt giao dịch ký quỹ Một trong những hạn chế lớn của Công ty Chứng khoán Sài Gòn là vấn đề công nghệ. Là một trong những công ty chứng khoán thành lập những ngày đầu tiên của thị trƣờng, việc đầu tƣ công nghệ liên tục cũng không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của thị trƣờng thay đổi từng ngày. Do hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ lớn, chƣa hết khấu hao, hệ thống phần mềm đƣợc xây dựng quy mô, có tính ổn định và bảo mật cao nhƣng lại có phần lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn Việt Nam và khó sửa đổi nên 97 cũng ảnh hƣởng đến quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ ký quỹ của công ty, khiến nhiều thao tác phải thực hiện thủ công, ảnh hƣởng đến năng suất cũng nhƣ chƣa hạn chế đƣợc rủi ro. Có thể kể đến những hạn chế về mặt công nghệ ảnh hƣởng đến giao dịch ký quỹ nhƣ khi thực hiện nhân viên môi giới đặt lệnh cho khách hàng trên phần mềm chuyên dụng phải chuyển màn hình nhiều lần, khiến cho tốc độ đặt lệnh giảm. Khi khách hàng thực hiện tất toán tài khoản trong kỳ, hoặc rút tiền thì phần mềm thu lãi và quản lý nợ không tự động tính lãi khoản vay ký quỹ, buộc nhân viên phòng dịch vụ tài chính phải xử lý bằng tay, gây chậm trễ trong quá trình xử lý, dễ dẫn đến nhầm lẫn sai sót. Hệ thống công nghệ hiện tại cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế nhƣ quản lý việc tra cứu lịch sử giao dịch tín dụng của khách hàng, phê duyệt hạn mức cho vay của khách hàng trực tuyến mà vẫn phải trình duyệt bằng văn bản giấy tờ. c. Nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Công ty có đội ngũ cán bộ giỏi về lĩnh vực chứng khoán cũng nhƣ các sản phẩm tài chính hiện đại, do đó sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc triển khai các sản phẩm mới. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ của công ty chƣa thể hiện đƣợc vai trò của mình trong việc đƣa ra các sản phẩm dịch vụ tài chính linh hoạt, có thể cạnh tranh đƣợc với các công ty chứng khoán khác. Các sản phẩm hỗ trợ tài chính của SSI hiện vẫn khá cứng nhắc, lãi suất cao cố định trong một thời gian dài. Khi phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ nói riêng hay giao dịch chứng khoán nói chung thì việc tƣ vấn cho khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. SSI có lợi thế là có bộ phận phân tích với đội ngũ nhân sự giỏi, bên cạnh một công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp hỗ trợ để đƣa ra một danh mục các chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ cũng nhƣ tỷ lệ ký quỹ cần thiết phù hợp với từng giai đoạn của thị trƣờng. Tuy nhiên, việc hỗ trợ và tƣ vấn nhà đầu tƣ khi tham gia giao dịch ký quỹ chƣa thực sự phát huy hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phải kể đến sự thiếu hụt nhân viên môi giới giỏi ở mảng khách hàng cá nhân, vốn là những khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ chủ yếu. Theo đánh giá của SSI, số lƣợng nhân viên môi giới của SSI chỉ bằng2/3 so với HSC, điều này đã ảnh 98 hƣởng không nhỏ đến việc giành thị phần môi giới của SSI so với HSC. 3.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan Với định hƣớng phát triển thành một ngân hàng đầu tƣ, nên ban lãnh đạo SSI tập trung nhiều hơn vào việc tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ nhiều hơn là chú trọng vào hoạt động môi giới chứng khoán. Điều này thể hiện rõ qua cơ cấu doanh thu của công ty trong thời gian qua, khi mà doanh thu góp vốn, đầu tƣ chiếm tỷ trọng lớn. Chính sách thận trọng khi cung cấp các sản phẩm tài chính, trong đó có giao dịch ký quỹ tại SSI đƣợc đánh giá là khá “bảo thủ”. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tại SSI hiện nay còn cao hơn một số công ty chứng khoán khác do Khối nguồn vốn của công ty chƣa chủ động tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí rẻ, tận dụng tối ƣu các nguồn vốn dồi dào sẵn có. Do đó, nhiều nhà đầu tƣ có thể rời bỏ SSI, chạy sang những công ty chứng khoán có “lời mời chào” hấp dẫn hơn. Đây cũng là bài toán đặt ra đối với SSI để làm sao vừa cân bằng đƣợc lợi ích giữa việc quản trị rủi ro, với việc đáp ứng đƣợc tối đa các nhu cầu của khách hàng. Ban lãnh đạo công ty chƣa chú trọng đến việc lựa chọn các giải pháp công nghệ đáp ứng đƣợc nhu cầu thay đổi liên tục của công ty chứng khoán, phù hợp với thị trƣờng. Do việc đầu tƣ công nghệ tốn kém, lại chƣa chứng minh đƣợc hiệu quả kinh tế ngay khiến các đề xuất thay đổi chƣa đƣợc duyệt do thiếu kinh phí. Hiện công ty vẫn có chủ trƣơng dựa vào bộ phận nhân lực IT nội bộ để tự xử lý các vấn đề còn vƣớng mắc theo phƣơng án chắp vá. Ngoài ra, mặc dù số lƣợng nhân viên môi giới tại SSI hiện nay không phải là nhỏ, nhƣng vẫn chƣa thể cạnh tranh đƣợc với một số công ty chứng khoán khác. Trong bối cảnh thị trƣờng gặp nhiều khó khăn, nhân sự chứng khoán trong những năm qua biến động rất nhiều. Để có thể tuyển dụng đƣợc những nhân viên chứng khoán có kiến thức tốt, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay là hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, việc giữ chân những ngƣời giỏi ở lại với công ty cũng là vấn đề không nhỏ. Việc gắn kết giữa bộ phận phân tích và môi giới cũng chƣa đƣợc chặt chẽ, 99 thậm chí nhiều khi còn tách rời do không thống nhất đƣợc quan điểm, do đó chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều cho khách hàng. Sự tham gia của hai cổ đông chiến lƣợc mới chỉ dừng ở vai trò đối tác về vốn , nắm giữ cổ phần và tham gia vào hội đồng quản trị, giới thiệu khách hàng cho nhau dựa trên mối quan hệ đối tác. Tuy nhiên, các bên chƣa có những động thái nào nhằm tiến xa hơn nhƣ đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao quy trình công nghệ hay đƣa các nhân sự cán bộ vào nắm giữ các vị trí chủ chốt. b. Nguyên nhân khách quan Đầu tiên phải nói đến hệ thống hành lang pháp lý. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam mặc dù đã phát triển nhƣng cũng chƣa thật sự ổn định. Các quy định pháp lý của nhà nƣớc về chứng khoán đã đƣợc ban hành nhƣng chƣa thể bao quát hết toàn bộ những hoạt động của nó, trong đó có giao dịch ký quỹ. Mặc dù theo nguyên tắc và quy định chung của luật pháp, các doanh nghiệp đƣợc phép thực hiện những điều mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy rất nhiều các hoạt động nếu chƣa đƣợc pháp luật quy định hƣớng dẫn cụ thể bằng các văn bản thì rất khó có thể thực hiện. Điều này gây cản trở cho doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, vận dụng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, có tính năng ƣu việt hơn vào thực tiễn. Nhiều trƣờng hợp, công ty chứng khoán “đi trƣớc một bƣớc” lại trở thành vi phạm các quy định của cơ quan quản lý, mặc dù các quy định này không thực sự rõ ràng và có nhiều kẽ hở pháp lý, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy đã có nhiều những quy định đƣợc sửa chữa và bổ sung nhƣng khung pháp lý còn lỏng lẻo là nguyên nhân gây nên sự hạn chế chung của tất cả các công ty chứng khoán trong việc triển khai và thi hành những hoạt động giao dịch ký quỹ. Tại các nƣớc phát triển trên thế giới , hoạt động giao dịch ký quỹ rất phát triển ở cả hai chiều mua và bán . Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động này mới chỉ diễn ra ở một chiều mua do quy định của pháp luật. Vì vậy, chừng nào những quy định này đƣợc dỡ bỏ thì mới tạo đƣợc động lực phát triển và tạo sự cân đối trong hoạt động giao dịch ký quỹ tại Việt Nam. Tiếp theo đó là các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Một trong những đặc 100 trƣng của sản phẩm tài chính là dễ bị sao chép, do đó nếu SSI đi đầu trong việc phát triển sản phẩm giao dịch ký quỹ thì bên cạnh việc có đƣợc một số lợi ích nhất định còn có một số khó khăn phải đối mặt đó là khi sản phẩm đã dần ổn định thì các công ty chứng khoán khác sẽ sao chép và họ ít gặp rủi ro cũng nhƣ chi phí hơn so với ngƣời đi trƣớc. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán ngày càng trở nên quyết liệt hơn làm ảnh hƣởng tới thị phần, doanh thu của hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI. Nguyên nhân cuối cùng là do đặc điểm khách hàng tại SSI. Nhóm khách hàng có giao dịch lớn tại SSI thƣờng là những nhà đầu tƣ có tổ chức, trong khi giao dịch của nhóm nhà đầu tƣ cá nhân có phần ít hơn. Điều này cũng ảnh hƣởng đến các sản phẩm dịch vụ của SSI, trong đó có giao dịch ký quỹ. Bởi nhà đầu tƣ cá nhân thƣờng ƣa chuộng sử dụng giao dịch ký quỹ hơn, thƣờng xuyên giao dịch, muốn sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nhu cầu giao dịch đa dạng với nhiều mã chứng khoán. Trong khi những nhà đầu tƣ tổ chức lại có xu hƣớng đầu tƣ chắc chắn, giao dịch ổn định và có xu hƣớng dài hạn, nhƣng lại quy mô vốn lớn… Việc nghiên cứu đặc điểm của từng nhóm nhà đầu tƣ sẽ giúp SSI mở rộng và phát triển dịch vụ giao dịch ký quỹ, bởi tiềm năng chƣa đƣợc khai thác hết. 101 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn 4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn Từ những đặc điểm của hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán và vai trò của nó đem lại, có thể thấy rằng việc phát triển hoạt động này là hết sức cần thiết tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung, hay tại các công ty chứng khoán nói riêng, mà cụ thể là tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Qua phân tích thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong giai đoạn 2011-2014, có thể thấy hoạt động này cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của SSI. Với định hƣớng phát triển là một ngân hàng đầu tƣ, mảng dịch vụ chứng khoán tại SSI không chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động của SSI nhƣ những công ty chứng khoán khác, nhƣng đây cũng là một mảng hoạt động cốt lõi mà công ty cần chú trọng phát triển. Ban lãnh đạo SSI định hƣớng mục tiêu mà công ty hƣớng tới từ nay đến2020 tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới chứng khoán. Việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI sẽ giúp công ty tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, trong bối cảnh các công ty chứng khoán đều đang tìm mọi cách lôi kéo, thu hút khách hàng của nhau. Bên cạnh đó, khi hoạt động giao dịch ký quỹ đƣợc nghiên cứu phát triển đúng mức, sẽ tạo ra nền tảng cho sự phát triển của các hoạt động khác, mở ra thị trƣờng đầy tiềm năng cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính mở rộng, tận dụng đƣợc lợi thế về nhân lực, quy mô vốn của công ty hiện nay. Việc tăng cƣờng quản trị rủi ro đối với hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI cũng sẽ giúp công ty hoạt động một cách có hiệu quả, tránh những rủi ro có thể dẫn tới mất an toàn tài chính cho công ty, gây thiệt hại về vật chất cũng nhƣ uy tín của 102 công ty trên thị trƣờng tài chính. Đối tƣợng sử dụng dịch vụ này đa phần là các nhà đầu tƣ cá nhân trong nƣớc. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này tại SSI vẫn chƣa đƣợc khai thác một cách triệt để. Đối với các tổ chức trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về dịch vụ này nên họ không tham gia nhiều khi thị trƣờng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, đây là một thị trƣờng còn nhiều khách hàng tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Nhận thức rõ về bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội, ban lãnh đạo Công ty Chứng khoán Sài Gòn đƣa ra định hƣớng sẽ triển khai chiến lƣợc nhất quán, phù hợp với từng giai đoạn phát triển thị trƣờng, với sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách về khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên nền tảng công nghệ tiên tiến và quản trị rủi ro chặt chẽ. 4.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Côngty Chứng khoán Sài Gòn Sau năm 2013 khá khó khăn của các công ty chứng khoán nói chung và SSI nói riêng, công ty đã đƣa ra các kế hoạch và mục tiêu phát triển mạnh mảng dịch vụ chứng khoán. Cụ thể, mục tiêu trở lại vị trí số 1 về thị phần môi giới tại HOSE và top 3 thị phần môi giới tại HNX, nâng cao chất lƣợng sản phẩm Dịch vụ Tài chính mang tính cạnh tranh, hỗ trợ giao dịch cho nhà đầu tƣ. Đặc biệt, trong năm 2014 sẽ triển khai các công cụ trực tuyến mới dành cho nhà đầu tƣ chuyên nghiệp với phiên bản Pro-Trading và Mobile-Trading áp dụng trên máy tính cá nhân, iPhone và iPad Với định hƣớng trên, trong năm 2014, SSI chính thức quay lại vị trí số 1 thị phần môi giới tại HOSE đạt 12,53%, tăng gần 18% so với năm 2013 và vƣơn lên vị trí số 2 tại sàn HNX, đạt 7,47%, tăng 19% so với năm 2013. Tính chung cả 2 sàn, thị phần SSI đứng đầu toàn thị trƣờng, đạt 11,15% tăng 16,2% so với năm 2013. Thị phần môi giới khách hàng nƣớc ngoài, tiếp tục dẫn đầu với gần 32% thị phần trên toàn thị trƣờng. Công ty Chứng khoán Sài Gòn đặt mục tiêu phát triển và duy trì mạng lƣới khách hàng rộng lớn. Công ty sẽ tập trung nâng cao chất lƣợng chăm sóc khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng mới thông qua việc áp dụng những chính sách, sản phẩm dịch vụ 103 có chất lƣợng, trong đó có hoạt động giao dịch ký quỹ. Do đó, đối với mảng khách hàng cá nhân và tổ chức trong nƣớc, SSI đặt mục tiêu tăng trƣởng thị phần hơn 30%, đẩy mạnh việc phát triển khách hàng tại các thành phố lớn nhƣ TP .HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và mở rộng khách hàng tại các tỉnh thành phố tiềm năng nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng,An Giang, Cần Thơ. Nhằm đảm bảo cho việc gia tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh trong năm 2015, SSI đặt mục tiêu không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ chính sách khách hàng. Bên cạnh việc phát huy thế mạnh của đội ngũ phân tích chuyên nghiệp, có trình độ cao, SSI tập trung đầu tƣ, cải tiến công nghệ nhằm hỗ trợ tốt nhất nhu cầu giao dịch trực tuyến của khách hàng, cũng nhƣ bảo đảm hoạt động nghiệp vụ chính xác và hiệu quả. Đặc biệt, SSI sẽ chú trọng đến chính sách ƣu đãi dành cho những khách hàng đã gắn bó lâu năm với SSI nhƣ về hạn mức cho vay, lãi suất, mức phí... Đồng thời giai đoạn 2015-2020, SSI cũng xác định rõ mục tiêu phát triển đội ngũ nhân viên môi giới trên cả hai phƣơng diện - tăng trƣởng về số lƣợng và gia tăng về chất lƣợng - để tạo nên thƣơng hiệu cho nghiệp vụ môi giới SSI. Ngoài việc áp dụng chính sách tuyển dụng chặt chẽ, Khối dịch vụ chứng khoán sẽ tăng cƣờng đào tạo, chú trọng bồi dƣỡng các kỹ năng về chăm sóc khách hàng, tƣ vấn và phân tích đầu tƣ, nâng cao chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nhân viên môi giới của SSI. Tăng trƣởng mạnh số lƣợng nhân viên môi giới khách hàng cá nhân và phát triển mạnh mạng lƣới bán hàng là một trong những mục tiêu trọng điểm của giai đoạn 2015-2020. Nhằm cải tiến hệ thống dữ liệu đang sử dụng, Công ty Chứng khoán Sài Gòn đang xây dựng hệ thống báo cáo dòng tiền tự động – Oracle Treasury. Sau khi hoàn thiện, đây là hệ thống sẽ lƣu trữ toàn bộ các thông tin liên quan nghiệp vụ nguồn vốn và kinh doanh tài chính, giúp việc cân đối nguồn tiền chính xác và tối ƣu hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro thanh khoản và thanh toán. Đây là một trong những kế hoạch cải tiến nghiệp vụ nhằm mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Công ty Chứng khoán Sài Gòn đặt mục tiêu hàng đầu là đa dạng hóa cấu trúc 104 sản phẩm nghiệp vụ Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính, xây dựng các sản phẩm mới linh hoạt để tận dụng các nhu cầu vay vốn cũng nhƣ đầu tƣ vốn của thị trƣờng với mức lãi suất tối ƣu, cơ cấu thời hạn đầu tƣ hợp lý. Đồng thời, SSI sẽ đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn, giới thiệu những sản phẩm mới nhằm phát triển mạng lƣới khách hàng và đối tác ngày một rộng lớn hơn. Từ năm 2012 đến 2014 là một giai đoạn sóng gió cho không ít các tổ chức tài chính bao gồm cả ngân hàng và công ty chứng khoán. Nhiều thƣơng hiệu ngân hàng, công ty chứng khoán bị “xóa sổ”, rút giấy phép kinh doanh là hậu quả của quá trình hoạt động chứa đựng đầy rủi ro, và một hệ thống quản trị rủi ro yếu kém. Đó cũng là những bài học để Công ty Chứng khoán Sài Gòn nhìn nhận và rút kinh nghiệm cho chính mình. Do đó, Công ty Chứng khoán Sài Gòn đặt mục tiêu hƣớng tới sự tăng trƣởng bền vững trong dài hạn, tối ƣu hóa lợi nhuận, nhƣng đảm bảo an toàn vốn của cổ đông. Bên cạnh đó, SSI cũng giữ vững truyền thống quản trị rủi ro ở mức hiệu quả cao nhất để duy trì vị thế của mình trong một thị trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt. 4.2. Giải phát phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công tyChứng khoán Sài Gòn 4.2.1. Tăng quy mô vốn cho vay, điều chỉnh lãi suất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn Để có thể chiếm lĩnh lại vị trí dẫn đầu về thị phần trong giai đoạn 2015-2020, Công ty Chứng khoán Sài Gòn cần tập trung phát triển mạnh mảng dịch vụ chứng khoán, thực hiện nhiều giải pháp để thu hút thêm khách hàng đến giao dịch tại SSI. SSI cần đẩy mạnh phát triển hoạt động của các khối bộ phận kinh doanh, hỗ trợ khác nhằm gia tăng giao dịch ký quỹ. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là tăng quy mô vốn cho vay đối với hoạt động giao dịch ký quỹ , đồng thời điều chin ̉ h lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ. Cụ thể, tận dụng lợi thế về quy mô lớn, lƣợng vốn dồi dào, SSI có thể tănghạn mức cho vay giao dịch ký quỹ từ 500 tỷ lên 1.000 tỷ đồng. Công ty cũng cần điều chỉnh lãi suất cho vay một cách hợp lý so với mặt bằng chung của các công ty 105 chứng khoán khác. Bên cạnh đó, bộ phận nguồn vốn cần đƣợc chú trọng nhằm xây dựng các nguồn vốn có chi phí thấp để tài trợ cho các sản phẩm dịch vụ tài chính. SSI có thể kết hợp với các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác nhằm huy động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm chi phí vốn, tạo cơ sở cho việc hạ lãi suất cho vay, nhằm giúp giữ chân khách hàng ở lại giao dịch tại SSI, cũng nhƣ thu hút thêm khách hàng mới đến. Ngoài ra, công ty có thể vận dụng cách chính sách hỗ trợ khách hàng linh hoạt nhƣ miễn lãi đến ngày T+2, giảm phí ứng trƣớc hay lãi suất cho vay đối với khách hàng có giao dịch thƣờng xuyên, giá trị giao dịch trong kỳ lớn. 4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tư vấn, hỗ trợ khách hàng giaodịch ký quỹ hiệu quả Để thu hút khách hàng giao dịch ký quỹ, Công ty Chứng khoán Sài Gòn cần đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ khách hàng. Muốn thực hiện đƣợc, công ty cần thƣờng xuyên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động giao dịch chứng khoán. Với mục tiêu tăng trƣởng thị phần và mở rộng quy mô hoạt động, SSI liên tục triển khai nhiều chƣơng trình, chính sách tuyển dụng nhân viên môi giới giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu đến từ các trƣờng đại học tài chính hàng đầu. Không chỉ gia tăng về số lƣợng nhân sự hàng năm, SSI còn chú trọng đến công tác đào tạo nhân sự môi giới thành tƣ vấn tài chính chuyên nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tƣ vấn và kĩ năng chăm sóc khách hàng ân cần, chu đáo. Tại môi trƣờng làm việc SSI, nhân viên môi giới luôn đề cao sự sáng tạo và đƣợc tạo điều kiện phát huy hết khả năng trong công việc, sự cống hiến đƣợc ghi nhận thông qua các chính sách khen thƣởng, các chƣơng trình thi đua và sự động viên kịp thời của Ban giám đốc. Với việc đầu tƣ nghiêm túc và có chất lƣợng nhƣ vậy, số lƣợng nhân viên môi giới của SSI luôn tăng tƣởng đều đặn và ổn định qua các năm.SSI đang tập trung đẩy mạnh phát triển và mở rộng mạng lƣới nhân viên môi giới theo cả chiều sâu lẫn quy mô . Ban lãnh đạo SSI đánh giá , SSI hiện chỉ có 208 nhân viên môi giới, trong khi HSC có tới hơn 300 nhân viên môi 106 giới. Tuy nhiên, trong việc phát triển mở rộng mạng lƣới, SSI cũng cần chú trọng đến yếu tố chất lƣợng , mà trọng tâm là trình độ và đạo đức của nhân viên môi giới . Bởi nếu ngƣời nhân viên môi giới chỉ luôn muốn tăng doanh số giao dịch thì sẽ có thể vi phạm những chuẩn mực quy tắc đạo đức nghề nghiệp, không coi trọng lợi ích khách hàng chính là không coi trọng lợi ích của chính công ty. Đối tƣợng giao dịch ký quỹ chủ yếu là khách hàng cá nhân, nên đội ngũ môigiới cần chú trọng đến việc tƣ vấn cho từng khách hàng, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bộ phận môi giới sẽ phải là ngƣời nắm rõ nhất tình hình tài chính của khách hàng, khả năng chi trả của khách hàng để có thể đƣa ra những khuyến nghị một cách chính xác và hợp lý, đồng thời đề xuất cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng ở mức an toàn. Để có thể đƣa ra những khuyến nghị chính xác, bám sát xu thế diễn biến của thị trƣờng, bộ phận môi giới phải có sự hỗ trợ rất chặt chẽ từ bộ phận phân tích của công ty. Điều này đặt ra yêu cầu cho bộ phận phân tích cũng phải thấu hiểu khách hàng cần những tƣ vấn gì để đƣa ra báo cáo phân tích có tính khả thi, thông điệp rõ ràng. Trong khi đó, bộ phận môi giới cũng phải thƣờng xuyên cập nhập thông tin, có sự sàng lọc để có thể tƣ vấn chính xác cho khách hàng. Đối với bộ phận quản trị rủi ro, công ty cần tuyển chọn các cá nhân có kinh nghiệm, nền tảng tốt, khả năng nắm bắt nhanh, xử lý thông tin, biết phân tích và ra quyết định đúng lúc. 4.2.3. Cải tiến chất lượng dịch vụ, đề cao tính đảm bảo an toàn cho kháchhàng Để có thể tăng tính cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác, SSI cần tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Điều này thể hiện thông qua việc cải tiến quy trình hoạt động, từ khi khách hàng mở tài khoản đến khi thực hiện tất toán giao dịch, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng và đơn giản hóa tối đa thủ tục giao dịch, chất lƣợng dịch vụ đồng đều trên toàn hệ thống. Ví dụ nhƣ giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết khi khách hàng mở tài khoản giao dịch ký quỹ. Khi thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ, khách hàng có thể quản lý tài khoản trực tuyến, dễ dàng tra cứu đƣợc các giao dịch cũng nhƣ tỷ lệ ký quỹ thay đổi tức 107 thời để có đƣa ra những quyết định kịp thời và chính xác. SSI cần xây dựng một hệ thống phần mềm mô phỏng các tình huống xảy ra để giúp khách hàng có thể lƣờng trƣớc đƣợc các kịch bản, đặt ra phƣơng án xử lý nhằm bảo đảm an toàn tài chính cho khách hàng, hạn chế rủi ro thua lỗ không đáng có. Việc phát triển các tiện ích hỗ trợ khách hàng đặt lệnh nhƣ cho phép đặt lệnh dừng mua, dừng bán hay giao dịch theo xu thế sẽ giúp khách hàng quản lý đƣợc tài khoản một cách chính xác theo những quy tắc giao dịch đã đề ra. Một điểm đặc biệt trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ của SSI là phải đề cao tính an toàn tài chính cho khách hàng. Đây là một trong những mục tiêu mà SSI cần hƣớng tới nhằm thu hút khách hàng đến mở tài khoản giao dịch, vừa giúp bảo đảm an toàn cho cả khách hàng cũng nhƣ công ty. Các sản phẩm tài chính hợp tác đầu tƣ cổ phiếu phải đƣợc thiết kế dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu của khách hàng và chính sách an toàn rủi ro cho cả khách hàng và Công ty. Điều này đƣợc thể hiện đầu tiên ở chính sách lựa chọn danh mục chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ phải là những mã chứng khoán có nền tảng tốt, đƣợc lựa chọn cẩn thận nhằm giúp khách hàng tránh gặp phải rủi ro. Tiếp theo, Công ty cần hiểu rõ nhu cầu của các nhà đầu tƣ cá nhân khá phức tạp và thay đổi nhanh, do vậy, mỗi sản phẩm và dịch vụ đƣa ra đều hƣớng tới mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, đồng thời bảo vệ khách hàng trong những thời điểm thị trƣờng biến động bên cạnh những yếu tố đáp ứng nhanh, đúng thời điểm và đúng nhu cầu . Nhân viên công ty phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của công ty , không đƣa ra những tƣ vấn có thể đem lại thiệt hại cho khách hàng chỉ vì muốn gia tăng các mức phí thu đƣợc . Việc cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng cần đƣợc thực hiện theo một quy trình nhất định, phù hợp với diễn biến xu thế thị trƣờng. Điều này thể hiện ở việc hạn mức có thể nới lỏng khi thị trƣờng có xu hƣớng tăng, nhƣng cũng có thể thu hẹp khi thị trƣờng có xu hƣớng giảm. Khi thị trƣờng xảy ra những biến cố và nhiều nhà đầu tƣ cá nhân trên thị trƣờng trải nghiệm những thiệt hại tài chính lớn trong hoạt động đầu tƣ, thì chính sách an toàn bảo vệ nhà đầu tƣ, hạn chế rủi ro tối đa trong các sản phẩm tài chính của SSI trở thành một điểm mạnh và thu hút sự quay 108 lại của nhiều nhà đầu tƣ cá nhân. Ngoài ra, công ty cần thƣờng xuyên tổ chức những lớp tập huấn, buổi hƣớng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp một cách hiệu quả. Công ty có thể xây dựng và hƣớng dẫn khách hàng cách thức giao dịch và quản lý tài khoản một cách hiệu quả và an toàn, cách đặt mục tiêu lợi nhuận và cắt lỗ theo đúng nguyên tắc, đảm bảo cho khách hàng không bị “cháy” tài khoản. 4.2.4. Hiện đại hóa công nghệ hỗ trợ cho giao dịch ký quỹ Một trong những hạn chế của Công ty Chứng khoán Sài Gòn là vấn đề công nghệ. Do đó, việc hiện đại hóa công nghệ nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho các hoạt động của công ty, trong đó có giao dịch ký quỹ chứng khoán là đòi hỏi thiết thực. Ban lãnh đạo SSI cũng xác định đây là một giải pháp mang tính chiến lƣợc. Với bài học kinh nghiệm là nếu chỉ đi thuê chuyên gia nƣớc ngoài tƣ vấn , mua lại hệ thống công nghệ của nƣớc ngoài thì sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, khó nắm bắt và làm chủ đƣợc công nghệ. SSI hiện đang tập trung vào mảng công nghệ với sự đầu tƣ khá bài bản. Đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin (IT) của SSI khá đông đảo, phụ trách tất cả các hoạt động vận hành hệ thống cũng nhƣ nghiên cứu phát triển. Trong quá trình xây dựng và vận hành các sản phẩm dịch vụ mới, SSI cần đặt ra yêu cầu công nghệ phải hỗ trợ một cách tối đa, giảm thiểu rủi ro do yếu tố kỹ thuật. Trƣớc mắt, SSI cần nhanh chóng cải tiến hệ thống màn hình đặt lệnh cho nhân viên môi giới, tích hợp các chức năng phù hợp với hoạt động giao dịch ký quỹ nhƣ thể hiện giới hạn ký quỹ đối với từng loại chứng khoán, hạn mức cho phép đối với khách hàng. Đối với hệ thống quản lý tài khoản trực tuyến, SSI cần xây dựng các tính năng giúp khách hàng quản lý và theo dõi tỷ lệ ký quỹ tức thời, có thể đƣa ra trƣớc những kịch bản thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho khách hàng, hạn chế rủi ro tổn thất cho cả khách hàng lẫn công ty... Do đặc thù hoạt động cũng nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng, giải pháp này hiện đang đƣợc thực hiện từng bƣớc, đảm bảo sự an toàn và ổn định của hệ thống, nhƣng cũng không ngừng cải tiến nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Đây là một giải pháp mang tính dài hạn và đòi hỏi phải thực hiện liên tục nhằm đạt đƣợc 109 mục đích cuối cùng. 4.2.5. Tăng cường hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Vấn đề khó nhất khi quản trị rủi ro là làm sao vừa hạn chế đƣợc rủi ro, vừa có các sản phẩm đƣa ra phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tƣ. Để cân bằng giữa việc phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, Ban Giám đốc phải đƣa ra mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro. Để có thể quản trị rủi ro hiệu quả đối với hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, Công ty Chứng khoán Sài Gòn cần phải xây dựng quy trình quản lý rủi ro một cách chặt chẽ, rà soát lại tất cả các khâu của quá trình xử lý, có biện pháp giám sát và tuân thủ đúng các quy định đặt ra. Yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với hoạt động giao dịch ký quỹ là công ty phải có kế hoạch ngân sách cho hoạt động giao dịch ký quỹ. Bản chất giao dịch ký quỹ là hình thức cho vay mua chứng khoán, do đó nguồn vốn phân bổ cho hoạt động giao dịch ký quỹ cần phải đƣợc xây dựng phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty. Nguồn vốn này cần phải đƣợc đảm bảo trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Hoạt động kiểm soát của công ty sẽ xoay xung quanh vấn đề mục tiêu lợi nhuận, thị phần cũng nhƣ kiểm soát rủi ro không thu hồi đƣợc từ các khoản cho vay. Thứ hai, công ty cần xây dựng quy trình đánh giá tín nhiệm và cấp hạn mức khi cung cấp dịch vụ cho vay mua chứng khoán ký quỹ cho khách hàng. Đây là bƣớc quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đánh giá tín nhiệm khách hàng, công ty chứng khoán sẽ cấp cho khách hàng hạn mức cho vay tối đa khi thực hiện giao dịch ký quỹ. Công việc này đƣợc thực hiện ngay khi khách hàng đăng ký mở tài khoản giao dịch ký quỹ và cứ 3 tháng một lần đối với khách hàng hiện tại. Mục đích của việc đánh giá khách hàng nhằm đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán của khách hàng và rủi ro trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Việc đánh giá này có thể thông qua điểm số hoặc bộ các tiêu chí do công ty xây dựng. Tùy theo số điểm và đáp ứng các tiêu chí của công ty đặt ra con số cấp 110 hạn mức tín dụng nhất định. Công ty cần tuân thủ đúng quy định hạn mức tín dụng tối đa mà một khách hàng có thể vay khi giao dịch ký quỹ. Quy định này là nhằm hạn chế rủi ro cho vay quá nhiều vào một hoặc nhóm khách hàng, vì khi thị trƣờng chuyển biến bất lợi, khách hàng có thể không trả đƣợc khoản vay. Công ty cũng cần chú ý đến nhóm khách hàng có mối quan hệ với nhau theo quy định về ngƣời liên quan của Luật Chứng khoán. Tại SSI hiện nay, việc quản lý các khoản cấp tín dụng do phòng Dịch vụ khách hàng kết hợp với phòng Dịch vụ tài chính thực hiện. Việc phân cấp có thể khiến quá trình này không diễn ra đồng bộ, ảnh hƣởng đến tốc độ xử lý kịp thời. Do đó, công ty cần xây dựng một phòng kiểm soát tín dụng độc lập nhằm quản lý rủi ro tín dụng khi cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ. Vai trò của phòng kiểm soát tín dụng nhằm đảm bảo sử dụng vốn cho hoạt động cung cấp dịch giao dịch ký quỹ đạt hiệu quả cao nhất; thu hồi đầy đủ các khoản cho vay trong quá trình cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ; khả năng thanh toán giao dịch mua bán giao dịch ký quỹ; chất lƣợng dịch vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng; các chính sách của công ty trong quá trình cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ đƣợc tuân thủ; kiểm soát các rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ nhằm giảm thiểu các mất mát xảy ra; tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc về giao dịch ký quỹ. Không giống nhƣ hoạt động tín dụng ngân hàng trong cung cấp các khoản vay có đảm bảo, đối với giao dịch ký quỹ chứng khoán, giá trị tài sản đảm bảo bằng chứng khoán trong tài khoản giao dịch ký quỹ thay đổi nhanh chóng và cần có biện pháp xử lý kịp thời để có thể thu hồi khoản vay. Công ty cũng cần chuẩn hóa hồ sơ khách hàng theo đúng các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. Bởi ký hợp đồng giao dịch ký quỹ chính là việc ký hợp đồng vay tiền mua chứng khoán ký quỹ và ngƣời vay phải có trách nhiệm hoàn trả và bồi thƣờng các thiệt hại phát sinh nếu sai phạm và nó cần phải có sự giám sát và thừa nhận của cơ quan pháp luật. Chính vì thế, khi cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán cần chú trọng vào hồ sơ liên quan đến thông 111 tin khách hàng nhằm bảo vệ chính công ty chứng khoán khi xảy các sự kiện tranh chấp với khách hàng. Tại thị trƣờng chứng khoán Malaysia, khi nhà đầu tƣ ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, hợp đồng này sẽ đƣợc công chứng bởi cơ quan công chứng hoặc luật sƣ. 4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc 4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý, đề ra lộ trình cụ thể đối hoạt động ký quỹ chứng khoán Các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà cụ thể là Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc rõ ràng trong việc phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung và phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ nói riêng. Chiến lƣợc này cần có những lộ trình cụ thể trong từng giai đoạn, hƣớng tới mục tiêu các cụ thể nhƣ:  Tăng quy mô hàng hóa cho thị trƣờng, cải thiện chất lƣợng hàng hóa và củng cố tính thanh khoản cho thị trƣờng chứng khoán.  Tăng tính hiệu quả cho thị trƣờng trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trƣờng chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian, các tổ chức phụ trợ thị trƣờng...  Thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý thị trƣờng, tổ chức hoạt động giao dịch chứng khoán (đặc biệt là thời điểm cho phép giao dịch ký quỹ hai chiều), các quy định về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tƣ thiểu số... Để có thể thực hiện chiến lƣợc trên, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng nghiên cứu học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến trên thế giới về các lĩnh vực nhƣ việc tổ chức sàn giao dịch, nguyên tắc, cơ chế và quy trình giao dịch ký quỹ; việc xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trƣờng; việc xây dựng khuôn khổ pháp luật cho giao dịch ký quỹ; việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý… Việc đề ra các mốc lộ trình cụ thể cùng với những mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các thành viên tham gia thị trƣờng không khỏi bỡ ngỡ cũng nhƣ có thời gian chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, việc đề ra lộ trình cũng cần đƣợc tuân thủ một các nghiêm túc để 112 tránh sự thất vọng của nhà đầu tƣ khi Ủy ban Chứng khoán từng “hứa” trƣớc đây. 4.3.2. Giao quyền tự chủ cho các công ty chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần giao quyền tự chủ hơn nữa cho các công ty chứng khoán trong việc xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút nhà đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tăng tính cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán. Ngoài ra, cần nghiên cứu để có những thay đổi phù hợp về danh mục chứng khoán và tỷ lệ ký quỹ. Trong danh mục cổ phiếu đƣợc ký quỹ, hiện chiếm xấp xỉ 80% số mã cổ phiếu đang niêm yết, có quá nhiều mã kém thanh khoản, tức là tuy đƣợc phép giao dịch ký quỹ nhƣng các công ty chứng khoán không dám cấp hạn mức. Ngƣợc lại, trong 20% mã cổ phiếu còn lại, có những mã thanh khoản rất tốt, nhà đầu tƣ có nhu cầu giao dịch ký quỹ thì lại bị cấm, khiến nhiều nhà đầu tƣ hay công ty chứng khoán phải tìm cách “lách luật”. Có thể thấy rằng, việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc yêu cầu hai Sở Giao dịch Chứng khoán đƣa ra danh mục cổ phiếu không đƣợc giao dịch ký quỹ là nhằm mục đích cảnh báo cho nhà đầu tƣ không bị sa đà vào những doanh nghiệp đang có vấn đề về kinh doanh, hay chƣa đầy đủ thông tin (khi mới niêm yết). Tuy nhiên, nếu công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm các quy trình về quản trị rủi ro thì việc cho nhà đầu tƣ giao dịch ký quỹ bất cứ loại chứng khoán nào mà vẫn đảm bảo an toàn thì không nên cấm. Công ty chứng khoán hơn ai hết là ngƣời biết đƣợc nhu cầu của khách hàng. Công ty chứng khoán cũng hơn ai hết phải biết cách bảo vệ an toàn tài sản của chính họ và khách hàng thì mới có thể hoạt động lâu dài và phát triển đƣợc. Vì thế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc nên để các công ty chứng khoán tự xây dựng danh mục mã chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ. Còn Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc thực hiện chức năng giám sát nghiệp vụ, đảm bảo các công ty chứng khoán tuân thủ tỷ lệ cho vay theo quy định. Nhƣ thế sẽ hợp lý hơn trên cơ sở tôn trọng tính thị trƣờng, tôn trọng thỏa thuận dân sự giữa các bên liên quan đến loại dịch vụ này. 4.3.3. Quản lý rủi ro để phát triển thị trường chứng khoán bền vững Hoạt động kinh doanh chứng khoán là kinh doanh có điều kiện , ảnh hƣởng lớn 113 tài chính quốc gia nên quản trị rủi ro là việc rất quan trọng , bắt buộc phải thực hiện. Tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, hoạt động quản trị rủi ro chỉ mới chú trọng từ cuối năm 2012 trở lại đây. Do quy mô và mục tiêu khác nhau nên mỗi công ty chứng khoán hiện đang thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Tài chính mới đây, kể từ ngày 15/1/2014, các công ty chứng khoán sẽ phải đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống và quy trình quản trị rủi ro nhƣ quy định tại Quy chế hƣớng dẫn việc thiết lập hệ thống và thực hiện quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán. Việc quản trị rủi ro trong hoạt động giao dịch ký quỹ phụ thuộc rất lớn vào các thông tin đƣợc công bố trên thị trƣờng. Hiện nay, mức độ tin cậy của các báo cáo từ doanh nghiệp chƣa cao, nên quản trị rủi ro bị hạn chế là điều tất yếu. Với khung pháp lý nhƣ hiện nay, mức độ chế tài xử phạt chƣa thật sự nghiêm và nặng, khiến nhiều tổ chức coi thƣờng vấn đề quản trị rủi ro, gây ra những hệ lụy lớn cho thị trƣờng. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc có thể nghiên cứu áp dụng mô hình triển khai giao dịch ký quỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo mô hình này, ngƣời đầu tƣ mở tài khoản, ký quỹ ban đầu và vay tiền hoặc chứng khoán để giao dịch . Công ty chứng khoán chỉ đóng vai trò trung gian , còn ngƣời thực hiện cung cấp dịch vụ cho vay tiền/chứng khoán lại là công ty tài chính chứng khoán. Mô hình này cho phép đặt ra luật chơi đồng bộ đối với giao dịch ký quỹ, cũng nhƣ xây dựng hệ thống quản lý rủi ro và giám sát tập trung. Sự hiện diện của công ty tài chính chứng khoán cho phép tất cả các công ty chứng khoán có thể cung cấp dịch vụ, tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ thay vì phải đầu tƣ quá nhiều vào hệ thống quản trị rủi ro, xây dựng danh mục chứng khoán ký quỹ cũng nhƣ tìm nguồn tài trợ. 4.3.4. Tăng cường sự minh bạch thông tin Để thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả thì việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin là điều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách hiệu quả, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần thiết lập các tiêu chuẩn cao đối với việc công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết; bảo 114 đảm tính minh bạch, công bằng và đáng tin cậy của các thông tin đƣợc công bố nhằm gia tăng thêm niềm tin cho ngƣời đầu tƣ. Cũng cần có chế tài xử lý đối với những hành vi cố tình công bố thông tin sai lệch hoặc thiếu trung thực nhằm trục lợi để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ. Ngoài ra, trong hoạt động giám sát giao dịch ký quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần học tập kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới trong việc công bố các số liệu tổng hợp về tình hình giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng. Đây là một số liệu hết sức quan trọng, phản ánh mức độ “nóng” của toàn bộ thị trƣờng, qua đó giúp cho các thành viên tham gia thị trƣờng biết thực trạng xu hƣớng của thị trƣờng để có những biện pháp quản trị rủi ro kịp thời, đƣa ra những quyết định đầu tƣ đúng. Việc công bố thông tin thƣờng xuyên định kỳ cũng sẽ giúp thị trƣờng tự điều tiết hoạt động một cách nhịp nhàng, tránh những cú sốc “điều chỉnh” do những biện pháp hành chính bắt buộc. 4.3.5. Thường xuyên thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm Thị trƣờng chứng khoán muốn thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, trƣớc hết phải tạo sự công bằng cho các thành viên tham gia thị trƣờng. Để có đƣợc điều này cần phải xây dựng thị trƣờng chứng khoán trên một cơ sở có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên thực hiện các hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát để phát hiện vi phạm trên thị trƣờng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần xây dựng và áp dụng các tiêu chí giám sát hoạt động của thị trƣờng chứng khoán; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện đƣợc các giao dịch bất thƣờng; nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng thị trƣờng. Đặc biệt là giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Tăng cƣờng quản lý, giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ khác đối với nhà đầu tƣ. Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trƣờng; áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Việc xử lý nghiêm các vi phạm sẽ có tác dụng tích cực đến thị trƣờng, tạo sự công 115 bằng và niềm tin cho nhà đầu tƣ. KẾT LUẬN Kể từ khi ra đời trên thị trƣờng chứng khoán New York (Mỹ) những năm1830, đến nay hoạt động giao dịch ký quỹ đã có lịch sửgần 185 năm. Ngày nay, hoạt động giao dịch ký quỹ đã trở nên phổ biến trên ở khắp các thị trƣờng chứng khoán trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù đã chính thức thực hiện gần4 năm trở lại đây, hoạt động này vẫn còn khá mới mẻ và cần nhiều sự điều chin ̉ h cho phù hợp với thực tế . Sau một thời gian dài thị trƣờng chứng khoán Việt Nam suy giảm do chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, hiện xu hƣớng hồi phục đang trở lại cùng với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế. Thị trƣờng tăng điểm sẽ là động lực thúc đẩy mạnh nhu cầu giao dịch ký quỹ, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển mạnh mẽ. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ cũng nhƣ thị trƣờng. Trong quá trình phát triển hoạt động này, các công ty chứng khoán cần phải đề cao đến hoạt động quản trị rủi ro, bởi đây là vấn đề “sống còn” đối với mỗi công ty chứng khoán, vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng nhƣ chính công ty của mình. Trong hoạt động giao dịch chứng khoán cần phải diễn ra cả hai chiều mua và bán để tạo ra sự cân bằng . Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chỉ cho phép giao dịch mua ký quỹ chứng khoán chứ chƣa cho phép bán ký quỹ chứng khoán. Ngoài ra, một yêu cầu quan trọng đối với thị trƣờng chính là sự minh bạch thông tin. Thông tin càng minh bạch thì càng tránh đƣợc rủi ro. Để thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả thì việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin là yêu cầu không thể thiếu. Do đó, việc phát triển toàn diện hoạt động giao dịch ký quỹ là nhu cầu thiết thực của các thành viên tham gia thị trƣờng và cũng là đòi hỏi chính đáng để thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phát triển hơn nữa, sánh vai với các thị trƣờng chứng khoán trong khu vực và quốc tế. 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2013. Nhân tố ảnh hƣởng đến giá chứng khoán của VN: Một số điểm cần lƣu ý. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 18, trang 42-43. 2. Tạ Thanh Bình, UBCKNN, 2008. Giao dịch ký quỹ: Giải pháp tạo tính thanh khoản cho TTCK. Tạp Chí Chứng Khoán (15/06/2008). 3. Đặng Thị Hoa, 2011. Phát triển giao dịch ký quỹ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc Dân. 4. Bùi Thị Thanh Hƣơng, 2011. Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán. Hà Nội: NXB Thống kê. 5. Nguyễn Hồng Linh, 2008. Phát triển sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. 6. Trần Đăng Khâm, 2009. Thị trường chứng khoán phân tích cơ bản. Hà Nội: NXB Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc gia. 7. Nguyễn Thành Long, 2011. Tham luận: Định hướng và chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020. Hà Nội. 8. Đào Lê Minh, 2002. Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 9. Michael T Curley, 2008. Margin trading from A to Z. USA:John Wiley & Sons. 10. Tô Kim Ngọc và Trần Thị Xuân Anh, 2013. Quản trị rủi ro của Công ty chứng khoán thông qua quản lý vốn - Kinh nghiệm ở một số nƣớc trên thế giới. Tạp chí Chứng khoán, số 7 - 07/2013, trang 14-16. 11. SSI, HSC, 2006-2014. Báo cáo tài chính của SSI, HSC các năm. Hà Nội. 12. SSI, 2006-2014. Báo cáo thường niên. Hà Nội. 13. Bùi Thị Sƣởng, 2014. Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh - Thành quả 14 năm hoạt động và nhữngbƣớc đi trong tƣơng lai. Tạp chí Chứng khoán, số 13-08/2014, trang 13-15. 14. Phạm Thị Giang Thu và Trần Vũ Hải, 2007. Tìm hiểu Luật Chứng khoán. Hà 117 Nội: NXB Chính trị quốc gia. 15. Vụ quản lý kinh doanh, 2011. Tham luận: Một số vấn đề về giao dịch mua chứng khoán ký quỹ, Hà Nội. Website 16. Hoàng Anh (2013). Nghịch lý tăng tài khoản. [ Trực tuyến ]. Đầu tƣ Chứng khoán.Địa chỉ : http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJDFHE/nghich-ly-tangtai-khoan.html [Truy cập: 23/1/2015]. 17. Đầu tƣ Chứng khoán (2012). Nhà đầu tư dè dặt với giao dịch ký quỹ. [Trực tuyến]. bFinance. Địa chi:̉ http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/nha- dau-tude-dat-voi-giao-dich-ky-quy-2732678.html [Truy cập: 21/9/2014]. 18. Thu Hằng (2013). Từ 1-3: Chứng khoán trên tài khoản ký quỹ, cầm cố không được chuyển nhượng. [Trực tuyến]. Hải Quan. Địa chỉ: 19. http://www.baohaiquan.vn/pages/tu-1-3-chung-khoan-tren-tai-khoan-ky-quycam- co-khong-duoc-chuyen-nhuong.aspx [Truy cập: 21/11/2014]. 20. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Thế nào là giao dịch ký quỹ? Hƣớng dẫn về giao dịch ký quỹ?. [Trực tuyến]. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Địa chi:̉ http://www.hnx.vn/web/guest/faq4#faq_question946 [Truy cập: 21/9/2014]. 21. Giang Khánh Tuyền, 2009. Giao dịch ký quỹ : Những rủi ro tiềm ẩn . [ Trực tuyến]. Infotv.vn. Địa chỉ : http://infotv.vn/chung-khoan/phan-tich-binh- luan/38330- giao-dich-ky-quy-nhung-rui-ro-tiem-an [Truy cập: 21/9/2014]. 22. Đỗ Tƣơi (2010). Giao dịch ký quỹ… còn nhiều rủi ro!. [Trực tuyến]. StockNews. Địa chỉ: 23. http://stocknews.vn/default.aspx?tabid=300&ID=23053&CateID=209 [Truy cập: 21/9/2014]. 24. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, 2014. Giải đáp về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. [Trực tuyến].. Địa chỉ: http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck/ktck/1109118?p_page_id=1105709 &p_cateid=1105726&item_id=23504885&article_details=1 [Truycập: 21/12/2014]. 118 [...]... 4: Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán 1.1.1 Các công trình nghiên cứu Giao dịch ký quỹ mới đƣợc... động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán nói chung và Công ty Chứng khoán Sài Gòn nói riêng Phạm vi nghiên cứu của luận vănlà khảo sát hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Sài Gòn giai đoạn (2011- 2014) 5 Kết cấu của luận. .. tới hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam? 3 Các biện pháp phát triển giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam? 4 Thực trạng hoạt động ký quỹ tại các công ty chứng khoán, cụ thể hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong thời gian qua nhƣ thế nào? 5 Giải pháp nào để phát triển cũng nhƣ kiểm soát hoạt. .. động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn nói chung và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói riêng? 3 Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong giai đoạn 2011-2014 - Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động. .. bảo hoạt động giao dịch ký quỹ theo đúng quy định Công ty chứng khoán là tổ chức tham gia cung cấp trực tiếp dịch vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán cho nhà đầu tƣ Công ty chứng khoán có trách nhiệm mở tài khoản giao dịch ký quỹ cho khách hàng, quản lý và giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ, cung cấp chứng khoán hoặc hỗ trợ tiền cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ chứng khoán theo đúng quy định Công. .. chƣa kết thúc do công ty chứng khoán còn phải kiểm soát tài khoản ký quỹ của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ 22 Có thể khái quát các bƣớc trong hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán dƣới đây Bƣớc 1: Mở tài khoản giao dịch ký quỹ và nộp tiền ký quỹ ban đầu Nhà đầu tƣ muốn giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại một công ty chứng khoán bất kỳ Nhà đầu... dịch ký quỹ Sở Giao dịch Chứng khoán là cơ quan quản lý và vận hành hoạt động của thị trƣờng chứng khoán niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán là nơi quản lý trực tiếp các hoạt động giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán, quản lý các doanh nghiệp niêm yết và công bố danh mục chứng khoán đƣợc hay không đƣợc phép giao dịch ký quỹ Sở Giao dịch Chứng khoán có trách nhiệm giám sát danh sách chứng khoán. .. ký quỹ và số chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Thống kê danh mục chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ tại SSI Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI So sánh phải thu khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ tại SSI và HSC So sánh doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI và HSC iv 78 80 87 92 93 96 97 LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt. .. trƣờng chứng khoán phát triển, ngoài việc môi giới chứng khoán cho khách hàng để hƣởng phí hoa hồng, các công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ mua chứng khoán (margin purchase) 1.2.3 Hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán. .. đến hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, quản lý hoạt động của các công ty chứng khoán trong giao dịch ký quỹ chứng khoán nhƣ cấp phép, giám sát sự tuân thủ, xử phạt vi phạm… Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc còn kiểm tra tình hình tài chính của từng công ty chứng khoán Nếu công ty chứng khoán nào không đáp ứng đƣợc yêu cầu thì có thể không cho công ty chứng khoán đó đƣợc phép cung cấp giao dịch ... GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 102 4.1 Định hƣớng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn ... hướng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn 102 4.1.2 Quan điểm phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Côngty Chứng khoán Sài Gòn ... thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Công ty Chứng khoán Sài Gòn 94 3.3.1 Kết phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Công ty Chứng khoán Sài Gòn 94

Ngày đăng: 15/10/2015, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w