1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai

136 527 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai là một trong số các đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của Quảng Ninh.. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng n

Trang 1

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

DU LỊCH TÀU BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội-2013

Trang 2

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

DU LỊCH TÀU BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Trang 3

4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 8

DANH MỤC CÁC BẢNG 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 10

LỜI MỞ ĐẦU 11

1 Lý do chọn đề tài 11

2 Mục tiêu nghiên cứu 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 12

4 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 13

4.1 Mô hình nghiên cứu 13

4.2 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Lược sử vấn đề nghiên cứu 14

6 Kết cấu của luận văn 15

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH TÀU BIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐÓN KHÁCH DU LỊCH TÀU BIỂN 16

1.1 Du lịch tàu biển 16

1.1.1 Tổng quan về du lịch tàu biển 16

1.1.1.1 Khái niệm du lịch tàu biển 16

1.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tàu biển 17

1.1.1.3 Phân loại du lịch tàu biển 20

1.1.1.4 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của du lịch tàu biển 21

1.1.2 Đặc điểm của du lịch tàu biển 23

1.1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 23

1.1.2.2 Đặc điểm về thị trường 24

1.1.2.3 Đặc điểm về tổ chức 24

1.1.2.4 Đặc điểm về sản phẩm và điểm đến 27

1.1.2.5 Nguồn cung du lịch tàu biển mang tính độc quyền nhóm 28

1.1.2.6 Các quy định pháp lý chặt chẽ và phức tạp 28

Trang 4

5

1.1.3 Điều kiện để đón khách du lịch tàu biển 29

1.1.3.1 Điều kiê ̣n về hải trình quốc tế 29

1.1.3.2 Điều kiện về giao thông trên biển 29

1.1.3.3 Điều kiện về khí hậu 29

1.1.3.4 Điều kiện về tài nguyên du lịch 30

1.1.3.5 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật 30

1.1.3.6 Điều kiện về nguồn nhân lực 31

1.1.3.7 Điều kiện về chính sách phát triển va ̀ điều kiê ̣n chính tri ̣ xã hội 31

1.1.3.8 Điều kiện về doanh nghiệp lữ hành đón khách 32

1.2 Các quy định của luật pháp trong kinh doanh đón khách du lịch tàu biển tại Việt Nam 33

1.2.1 Các quy định chung về kinh doanh lữ hành quốc tế 33

1.2.2 Quy định về đón khách du lịch tàu biển 34

1.3 Hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của các công ty lữ hành 37

1.3.1 Doanh nghiệp kinh doanh đón khách du lịch tàu biển 37

1.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của các công ty lữ hành 38

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐÓN KHÁCH DU LỊCH TÀU BIỂN CỦA CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI 41

2.1 Các điều kiện của Hạ Long trong kinh doanh đón khách du lịch tàu biển 41

2.1.1 Tài nguyên du lịch: 42

2.1.1.1 Các điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên: 42

2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 45

2.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đón khách du lịch tàu biển 47

2.1.2.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội 47

2.1.2.2 Hệ thống cảng biển 48

2.1.2.3 Hệ thống dịch vụ phục vụ vận tải biển 49

2.1.2.4 Hệ thống dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 50

2.1.3 Nguồn nhân lực du lịch 53

2.1.4 Chính sách phát triển hoạt động đón khách du lịch tàu biển 53

2.2 Khái quát về Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 54

Trang 5

6

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 54

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty 56

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 56

2.2.2.2 Nguồn nhân lực 57

2.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất 59

2.2.4 Ngành nghề và kết quả kinh doanh 60

2.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 63

2.3.1 Môi trường chính trị và chính sách pháp luật 63

2.3.2 Vấn đề an ninh biển đảo 65

2.3.3 Diễn biến kinh tế trong và ngoài nước 65

2.3.4 Diễn biến khí hậu – yếu tố mùa vụ 67

2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 68

2.4.1 Nguồn khách và cơ cấu khách du lịch tàu biển của công ty 68

2.4.1.1 Nguồn khách du lịch tàu biển 68

2.4.1.2 Cơ cấu khách du lịch tàu biển 70

2.4.2 Hãng tàu biển và các công ty lữ hành gửi khách 71

2.4.3 Các dịch vụ công ty cung cấp cho khách du lịch tàu biển 73

2.4.3.1 Các tour du lịch tham quan vịnh Hạ Long và các địa phương lân cận 73

2.4.3.2 Dịch vụ ăn uống 74

2.4.3.3 Dịch vụ lưu trú 75

2.4.3.4 Dịch vụ vận chuyển 76

2.4.3.5 Dịch vụ hướng dẫn viên 76

2.4.4 Quy trình tổ chức đón khách du lịch tàu biển của công ty 77

2.4.5 Hoạt động xúc tiến cho thị trường khách du lịch tàu biển của công ty 80

2.4.6 Kết quả kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của công ty 83

2.5 Đánh giá hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của Công ty Cp Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 86

2.5.1 Nhận xét, đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ 86

2.5.2 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của công ty 88

Trang 6

7

2.5.2.1 Những mặt đạt được 88

2.5.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân 89

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐÓN KHÁCH DU LỊCH TÀU BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI 93

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 93

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển tại Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 95

3.2.1 Thành lập phòng Maketing chuyên trách để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch và phát triển thị trường 95

3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút khách hàng 97

3.2.3 Tăng cường khai thác thị trường khách du lịch tàu biển 99

3.2.3.1 Tăng cường hoạt động Marketing đối với thị trường khách du li ̣ch tàu biển Trung Quốc 99

3.2.3.2 Phối hợp mở tuyến du li ̣ch tàu biển từ Trung Quốc sang Việt Nam 101

3.2.3.3 Mở rô ̣ng đối tượng khách hàng châu Âu và các nước châu Á khác 102

3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực 103

3.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ đón khách du lịch tàu biển 104

3.2.5.1 Hoàn thiện việc thực hiện quy trình đón khách du lịch tàu biển 104

3.2.5.2 Đầu tư, cải thiện chất lượng dịch vụ các nhà hàng khách sạn của công ty 105

3.2.5.3 Nâng cao chất lượng phương tiện vận chuyển 106

3.2.5.4 Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch 106

3.3 Các kiến nghị 107

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 108

3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 110

3.3.3 Đối với tỉnh Quảng Ninh 111

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 118

Trang 8

9

DANH MỤC CÁC BẢNG

2 Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của lao động

4 Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của công ty từ

6 Bảng 2.9: Danh sách công ty lữ hành Trung Quốc gửi

7 Bảng 2.11 Kết quả kinh doanh đón khách tàu biển

8 Bảng 2.14 Tổng hợp ý kiến của du khách về dịch vụ

Trang 9

10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

2 Đồ thị 1.1 Thị phần du lịch tàu biển thế giới [35, 13] 26

3 Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Du lịch

6 Sơ đồ 2.10 Quy trình tổ chức đón khách du lịch tàu

7 Biều đồ 2.12 Số lƣợng khách tàu biển của công ty

8 Biều đồ 2.13 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công

Trang 10

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, du lịch biển đảo sẽ là ưu tiên số một với định huớng hình thành nhiều khu du lịch biển tầm cỡ có sức cạnh tranh cao Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch cũng đã xác định du lịch biển sẽ là 1 trong 5 mũi đột phá để Việt Nam phát triển kinh tế biển trong những năm tới

Trên thực tế, Việt Nam có hơn 3260 km đường biển, có nhiều bãi biển, vịnh đẹp được vinh danh trên thế giới, có lợi thế khai thác du lịch; trong đó đặc biệt là Hạ Long với tư cách là một di sản thiên nhiên thế giới có rất nhiều

ưu thế để phát triển du lịch đặc biệt là loại hình du lịch biển

Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công ty du lịch có bộ phận làm dịch vụ khách tàu biển không nhiều, đứng đầu là Saigontourist và Tân Hồng thường đón khách của các tàu từ Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Nam Á; kế đó là nhóm 6 công ty du lịch ở Quảng Ninh cùng chia sẻ lượng khách Trung Quốc tham quan miền Bắc theo các tuyến tàu Bắc Hải - Hạ Long, Hải Nam - Hạ Long và Phòng Thành – Hạ Long

Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai là một trong số các đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của Quảng Ninh Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự ổn định, kết quả kinh doanh chưa đáp ứng được kỳ vọng

Trang 11

12 Đứng trước các cơ hội và định hướng của nhà nước, cũng như các khó khăn của doanh nghiệp; Là người đang trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực đón khách du lịch tàu biển tại công ty, tác giả mong muốn có những nghiên cứu cụ thể và toàn diện để phục vụ tốt hơn công việc của mình và góp phần phát triển

du lịch địa phương

Trên cơ sở đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai” làm luận

văn nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển tại Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai; và được giới hạn chủ yếu vào việc nghiên cứu khách du lịch người Trung Quốc

- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động kinh doanh đón

khách du lịch tàu biển của Công ty CP Du lịch và Dịch Hồng Gai được diễn ra trên địa bàn thành phố Hạ Long

Trang 12

13

4 Mô hình và phương pháp nghiên cứu

4.1 Mô hình nghiên cứu

Sơ đồ 1 Mô hình nghiên cứu luận văn

4.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu

- Các số liệu đánh giá về các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh được thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn Ban Lãnh đạo, cán

biển Vấn đề và mục tiêu nghiên

cứu

Định hướng và các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh đón khách

du lịch tàu biển của công ty

Đánh giá chung

và đánh giá mức

độ thỏa mãn của khách hàng

Trang 13

14

- Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, tổng cục du lịch, tổng cục thống kê,…

* Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo kinh doanh, tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích và tổng hợp để đưa ra nhận xét

- Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình

- Phương pháp thống kê trung bình, độ lệch chuẩn, quy luận phân phối của các biến đo lường mức độ thỏa mãn khách hàng và được xử lý bằng công

Dự án sản phẩm du lịch kỳ quan Hạ Long với sản phẩm du lịch “Tuyến

du lịch Rồng thiêng” do STDe thực hiện

Đề án nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch cho kỳ quan vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh

Đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam” –TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành - TCDL

Trang 14

15 làm chủ nhiệm đề tài Đây là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam Đề tài

đã nêu lên tính cấp thiết trong việc đầu tư phát triển du lịch tàu biển của nước

ta trong thời gian tới và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến của khách du lịch tàu biển trong khu vực và thế giới trong thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn

Đề tài nghiên cứu này tâ ̣p trung chủ yếu vào các nô ̣i dung chính sau đây

Trang 15

16

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH TÀU BIỂN VÀ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐÓN KHÁCH DU LỊCH TÀU BIỂN

1.1 Du lịch tàu biển

1.1.1 Tổng quan về du lịch tàu biển

1.1.1.1 Khái niệm du lịch tàu biển

Du lịch từ xa xưa đã được ghi nhận là một sở thích, là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch trở thành một hiện tượng kinh

tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam

Đi cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, ngày càng nhiều hình thức

du lịch được con người khám phá và thực hiện Mỗi một điểm đến lại có nhiều hình thức du lịch khác nhau, tùy thuộc và vị trí địa lý và thế mạnh của vùng

đó Đối với khu vực địa lý có biển, trước đây, khi các phương tiện giao thông còn chưa phát triển thì tàu thuyền là một phương tiện đi lại chủ yếu, và ngày

nay nó đang dần trở thành một loại hình du lịch được ưa chuộng ở các nước phát triển

Du li ̣ch tàu biể n có thể hiểu một cách đơn giản là một chuyến hành trình

du lịch trên biển qua nhiều địa điểm, ở những vùng, miền, quốc gia khác nhau

Du lịch tàu biển được định nghĩa là "việc thực hiện một chuyến đi bằng đường biển với mục đích giải trí và thường qua một số cảng nhất định”1

[33,3] Nó được đặc trưng bởi các tàu tương tự như một khu nghỉ mát di động, vận chuyển du khách từ nơi này đến nơi khác Ngày nay, tàu du lịch không chỉ được xem như là một phương tiện vận tải mà nó thực sự đã trở thành các khách sạn nổi, được xem như là khu nghỉ mát nổi Theo Tổ chức Du lịch Thế giới nơi ăn nghỉ và các cơ sở dịch vụ phục vụ du khách hiện chiếm tới 75% diện tích của con tàu [35,58]

1

Tác giả lược dịch (nguyên gốc: A cruise is defined as “to make a trip by sea in a liner for pleasure, usually calling at a number of ports”)

Trang 16

17 Đây là một hình thức du lịch thời thượng ở nhiều quốc gia phát triển

Ưu điểm của hình thức này là du khách có thể sống thoải mái dài ngày trên tàu, luôn được hưởng một bầu không khí trong lành và được tham quan nhiều địa điểm trong một chuyến đi Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của du lịch tàu biển là chi phí cho chuyến du lịch cao, những người có sức khỏe không

tốt và thần kinh yếu thường không phù hợp do bị say sóng, nhất là khi đi qua các vùng biển động, hay các ngày có thời tiết không tốt

Du thuyền hiện đại là sự kết hợp hài hòa các hoạt động cơ bản của du lịch là lưu trú, vận chuyển và giải trí - nghỉ dưỡng Khi được trang bị một số lượng ngày càng lớn các phương tiện giải trí, tàu du lịch nhìn một cách tổng thể có thể được gọi là khu nghỉ dưỡng biển và thường cao cấp hơn nhiều so với một khách sạn nổi đơn giản Nơi lưu trú của du khách thường được thiết

kế sang trọng bao quanh các hội trường lớn làm nơi tổ chức các hoạt động

chung Bên cạnh đó một tàu du lịch cũng là một khu nghỉ dưỡng, kết hợp rất nhiều dịch vụ giải trí và bổ sung như thẩm mỹ viện, rạp chiếu video, thư viện, đài thiên văn, cửa hàng, sân tập chơi golf, phòng trưng bày nghệ thuật, các trung tâm kinh doanh, rạp chiếu phim, sòng bạc, spa… Sự khác biệt chính, và cũng có một lợi thế so với các khu nghỉ dưỡng thông thường trên đất liền chính là tính di động và chủ động về lộ trình, thậm chí cả về thời tiết của các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên đại dương này

1.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tàu biển

Sự hình thành và phát triển của du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng đã thỏa mãn nhu cầu cầu cao cấp của con người về nghỉ ngơi và khám phá thiên nhiên Du lịch tàu biển ra đời làm đa dạng hóa các hình thức du lịch của con người và đóng những vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành

du lịch

Trang 17

về số lượng hành khách (8% tích lũy mỗi năm) và tạo ra sự đa dạng cũng như củng cố sự phát triển của các điểm đến” 2

[35,vi]

Du lịch tàu biển làm tăng nguồn thu từ du lịch của vùng và đất nước, góp phần làm cho kinh tế của vùng du lịch phát triển nhờ lượng tiền mà khách

du lịch cao cấp đem đến chi tiêu ở những vùng này

Hình thức du lich này rất được các du khách quốc tế ưa chuộng, nó góp phần phát triển du lịch quốc tế cho một quốc gia, từ đó chủ động đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đó, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và góp phần làm tăng thu nhập quốc dân Ở nhiều quốc đảo và vùng lãnh thổ, lượng du khách tàu biển chiếm phần lớn lượng du khách quốc tế đến như Bahamas (66%), đảo Cayman (91%) hay Jamaica (43%) [35, Table 2 Cruise passenger arrivals]

Việc phát triển loại hình du lịch bằng tàu biển còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng của những địa phương khai thác hình thức du lịch này Với những yêu cầu đặc trưng việc đưa vào sử dụng

và khai thác hình thức du lịch này đòi hỏi và sẽ thu hút dòng vốn đầu tư cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như vận tải biển, cầu cảng, viễn thông, giao thông và các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội… Chính điều này sẽ tạo động lực và góp phần mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở các điểm đón du khách du lịch tàu biển

2

Tác giả lược dịch (nguyên gốc “Cruise tourism has been more confined in scale but in recent times has seen

rapid growth in passenger volume (8% cumulative per year) and the creation, diversification and consolidation of destinations”)

Trang 18

19

- Du lịch tàu biển thúc đẩy sự giao lưu và phát huy các giá trị văn hóa:

Thông qua du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng, con người được thay đổi môi trường, có các ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí

tò mò, mở mang kiến thức… góp phần hình thành phương hướng đúng đắn cho ước mơ sáng tạo và kế hoạch tương lai của đời người

Thông qua các cuộc tiếp xúc giữa khách du lịch và người dân địa phương mà con người mở mang thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức…làm phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người, từ

đó trình độ dân trí cũng được nâng cao Bên cạnh đó, tiếp xúc khám phá về biển cũng như nguồn tài nguyên biển cũng giúp con người hiểu được giá trị và vai trò của biển cũng như thiên nhiên nói chung, làm giàu lên tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên của con người

Sự phát triển của du lịch tàu biển còn góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh của đất nước, địa phương có biển Đồng thời, nó còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các lễ hội, khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc…

Thông qua du lịch tàu biển quốc tế, du khách được thăm thú các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của các nước khác

từ đó tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia

- Du lịch tàu biển góp phần xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển du lịch của điểm đến:

Du lịch tàu biển là hình thức du lịch cao cấp với đối tượng du khách sang trọng nên việc lựa chọn điểm đến được các đội tàu tính toán hết sức cẩn thận và chi tiết Bên cạnh các nhân tố về hải trình và nhu cầu của du khách thì các điều kiện chung và các điều kiện về du lịch đặc biệt là an ninh, an toàn,

Trang 19

20 thời tiết và hệ thống dịch vụ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn điểm đến của các hãng tàu du lịch Chính vì lý do này nên những điểm du lịch đón các tàu du lịch thường được du khách trên khắp thế giới và các hãng lữ hành mặc định là những điểm đến hấp dẫn và an toàn

Cũng với đó, phần nhiều du khách trên các tàu du lịch là những người

có thu nhập cao, có ảnh hưởng nhất định trong xã hội nên các quyết định tiêu dùng của đối tượng khách này thường có tác động lớn đến xu hướng tiêu dùng nói chung và xu hướng du lịch nói riêng Chính các xu hướng này sẽ có góp phần quảng bá hình ảnh và làm gia tăng cầu du lịch của các điểm đón khách

du lịch tàu biển,

1.1.1.3 Phân loại du lịch tàu biển

Trên thực tế có rất nhiều cách thức để phân loại du lịch tàu biển Tuy nhiên, hiện nay, tùy vào mục đích, người ta thường phân chia các loại hình du lịch tàu biển dựa trên các tiêu chí sau:

+ Theo phạm vi không gian, người ta chia du lịch tàu biển thành 2 hình thức là du lịch tàu biển nội địa (là hình thức du lịch tàu biển qua những vùng biển trong lãnh thổ một quốc gia) và du lịch tàu biển quốc tế (là hình thức du lịch tàu biển qua những vùng biển của nhiều quốc gia khác nhau)

+ Theo thời gian, có du lịch tàu biển ngắn ngày (là những chuyến du lịch tàu biển tổ chức từ 1 đến vài ngày, thường là dưới 1 tuần) và du lịch tàu biển dài ngày (là những chuyến du lịch tàu biển đi từ một đến vài tuần, thậm chí là vài tháng và thường được tổ chức với hải trình khá xa)

+ Phân loại theo quy mô, tàu du lịch được chia thành 3 loại là tàu nhỏ (trọng tải dưới 10.000 tấn với ít hơn 200 hành khách), tàu lớn (với trọng tải từ 10.000 – 70.000 tấn và phục vụ từ 200 đến 2000 hành khách) và siêu tàu (trọng tải trên 70.000 tấn và phục vụ trên 2000 hành khách) [33,7]

Trang 20

21

1.1.1.4 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển hiện đại được biết đến từ những năm 70 của thế kỷ trước, tuy nhiên, những dấu hiệu manh nha của hình thức du lịch này đã xuất hiện khá sớm cùng với sự phát triển của công nghệ nồi hơi và ngành công nghiệp vận chuyển hành khách bằng đường thủy

Năm 1819, tàu Savannah là chiếc tàu thuỷ hơi nước đầu tiên vượt đại dương với lộ trình Savannah - Liverpool (Anh quốc) Nó được trang bị buồm, động cơ, bánh xe đạp nước ở hai bên hông tàu để dùng khi cần thiết Năm

1838, tàu chỉ dùng thuần túy máy hơi nước lần đầu tiên vượt Đại Tây dương

đi từ Anh đến New York Đầu thế kỷ XX, xuất hiện các công ty tàu biển lớn chở khách như như Cunard, Royal Mail, Peninsular and Orient

Chiếc du thuyền đầu tiên được Đức Vua Charles IV của Thụy Điển hạ thủy năm 1821 Tàu Curacao cung cấp dịch vụ hành khách trên lộ trình định

kỳ định tuyến đầu tiên năm 1924 Năm 1934, Tàu Queen Mary thực hiện hành trình xuyên đại dương với 1100 thủy thủ đoàn và 2000 hành khách và trở

thành tàu vượt Đại tây dương nhanh nhất Những tàu xuyên đại dương khác giai đoạn này còn có Europa, Normandie, Mauretania Hành khách đi trên tàu

là những người khách giàu có, giới thượng lưu, minh tinh màn bạc, các nhà tài phiệt và các viên chức chính quyền

Khoảng từ năm 1945, hình thức vận tải hành khách bằng tàu biển bắt đầu phát triển mạnh ở châu Âu, châu Mỹ, và riêng khu vực châu Á lĩnh vực này chỉ mới phát triển mạnh từ hai thập niên trở lại đây

Trong chiến tranh thế giới thứ II, tàu Queen Mary, Queen Elizabeth được trưng dụng để chở binh lính Những loại tàu như thế này tiếp tục gia tăng mạnh sau chiến tranh thế giới thứ II với các hành trình vượt đại dương chủ yếu nối Châu Âu và châu Mỹ Ở Mỹ, du lịch phục vụ nghỉ đông bằng tàu biển từ vùng biển Đông Bắc Hoa kỳ xuống Caribe phát triển rất mạnh

Trang 21

22 Theo kỹ sư biển Tiến sĩ Manuel Butler “Du lịch trên biển là một hoạt động tương đối hiện đại, có nguồn gốc trong đầu những năm 1970 tại Miami (Hoa Kỳ) và du hành trên khắp vùng biển Caribbean”3

[35,8] Sự phát triển này khá trùng hợp với sự bắt buộc phải chuyển đổi của hình thức kinh doanh vận chuyển hành khách xuyên Đại Tây Dương của các đội tàu biển do cạnh tranh của ngành công nghiệp hàng không Với áp lực phải chuyển hướng kinh doanh này, ngành công nghiệp tàu biển đã tạo ra một thị trường mới đầy triển vọng

Bắt đầu từ thời điểm đó, nhu cầu du lịch tàu biển tại Bắc Mỹ và sau đó toàn cầu được phát triển với một tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định khoảng 8%/năm trong một thời gian dài Vào thời điểm năm 2006, số giường trên các đội tàu du lịch đã đạt trên 300.000 tương đương với một nửa số lượng của tất cả khách sạn trong khu vực Đông Nam Á [35,8]

Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nhiều tàu du lịch

đã ra đời với đầy đủ các tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, phòng hoà nhạc, khiêu vũ, sân thể thao, bể bơi Các con tàu thế hệ mới ngoài công nghệ đóng tàu hiện đại, còn được trang bị tất cả các tiện nghi đạt tiêu chuẩn cao nhất tương đương với các khách sạn hạng sang trên bờ Kích thước của tàu du lịch ngày nay cũng lớn hơn rất nhiều so với trước Tầu Cunard QM2 được hạ thủy vào ngày 08 tháng 01 năm 2004 với trị giá trên 800 triệu USD hiện là tàu

du lịch lớn nhất, dài nhất, cao nhất, rộng nhất và đắt nhất từng được chế tạo Tàu có tổng trọng tải đăng ký (GRT) là 148.528 tấn có thể phục vụ 2620 hành khách với thủy thủ đoàn và nhân viên phục vụ trên 1250 người Tàu được trang bị bốn động cơ với công suất mỗi động cơ là 21,5 MW Trên tàu có 10 khu vực ăn uống, nhiều hồ bơi, một sân bóng rổ, golf ảo, một trung tâm học tập, phòng khiêu vũ, nhà hát, trung tâm thương mại cùng một khu vườn mùa

đông, khu đi bộ lịch sử và rất nhiều tiện nghi khác

3

Tác giả lược dịch (nguyên gốc “Tourist cruises are a relatively modern activity, originating in the early

1970s in Miami, United States of America for cruises throughout the Caribbean”)

Trang 22

23

1.1.2 Đặc điểm của du lịch tàu biển

1.1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Với đặc điểm của du lịch tàu biển, cơ sở vật chất của địa phương phải đáp ứng được thì loại hình du lịch này mới có thể phát triển

Cảng tạm dừng: Là nơi mà tàu ghé lại trên chuyến hành trình của

mình Cảng tạm dừng và thời gian tạm dừng tuỳ thuộc chuyến thuỷ trình, sức hấp dẫn ở địa phương nơi tàu dừng, cơ hội mua sắm, và một số yếu tố khác Với những quốc gia có điều kiện phát triển du lịch biển đều có xu hướng phát triển cảng biển và liên hệ với các hãng tàu để đưa du thuyền cập cảng ở đó Vì ngày nay khách du lịch tàu biển ngày càng có xu hướng coi trọng các điểm dừng chân trên chuyến hành trình Tại các cảng tạm dừng này, du khách có thể lựa chọn đăng ký những chuyến tham quan có hướng dẫn viên do các công ty lữ hành tại đó cung cấp (thường thì những đại lý này đã được các hãng tàu lựa chọn trước để giới thiệu cho du khách) Hoặc khách tự liên hệ với các nhà cung cấp địa phương để có những chuyến tham quan riêng theo ý thích

Tàu biển: Tàu biển du lịch thường cung cấp đầy đủ các dịch vụ như

một khách sạn trên đất liền như buồng ngủ (ở trên tàu gọi là những ca-bin, các ca-bin cũng được phân hạng như trong khách sạn Có những ca-bin có thể ngắm cảnh bên ngoài, hoặc ca-bin rộng, liên thông với nhau, thường có giá đắt hơn những ca-bin khác Nhưng có một điểm khác với các phòng trong khách sạn, là có những ca-bin giường tầng, những ca-bin này rẻ hơn những ca-

bin có giường đơn)

Cơ sở vật chất khu vực phụ trợ: Đường xá giao thông, hệ thống thông

tin, điện nước để khách du lịch có thể đi tham quan một cách thuận lợi tại các điểm du lịch xung quanh khu vực tàu neo nghỉ

Trang 23

24

1.1.2.2 Đặc điểm về thị trường

Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch đều đánh giá du lịch tàu biển là một hình thức du lịch sang trọng và hấp dẫn, khách du lịch thường là những người có tuổi, khả năng thanh toán cao, yêu cầu về dịch vụ cũng rất cao Chi tiêu bình quân của họ lớn hơn những đối tượng khách đến bằng đường bộ và đường hàng không khá nhiều Với mức thu nhập ngày càng cao hiện nay, thì hình thức du lịch này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Khách du lịch có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể khi tham gia mua vé trọn gói bao gồm cả vé tàu, cả chương trình tham quan tour, hoặc có thể tách rời

Thời gian: thường là tour dài ngày, số lượng khách đông đến từ nhiều

quốc gia vùng lãnh thổ khác nhau

Đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch tàu biển thường có thu nhập cao, sử

dụng các dịch vụ cao cấp và các tour du lịch khám phá độc đáo Khách hàng tham gia du lịch tàu biển thường ít sử dụng dịch vụ lưu trú do họ quay trở về tàu của mình Bởi lẽ, một tàu du lịch được trang bị như một khách sạn di động trên biển Trên đó, có đầy đủ các dịch vụ như: ăn uống, ngủ nghỉ, và khi mua tour du lịch tàu biển khách phải trả phí cho các dịch vụ này rồi Chính vì vậy, nếu không phải đi quá xa tàu, và điểm du lịch không có gì để giữ chân họ lại thì họ sẽ quay trở về tàu để nghỉ qua đêm

Cơ cấu của khách du lịch tàu biển hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi

Nếu như trước đây, đa số khách du lịch tàu biển là người cao tuổi thì hiện nay

tỷ lệ này đã đảo ngược hoàn toàn Thế hệ trẻ là trung tâm của thị trường du lịch tàu biển, số du khách có độ tuổi từ 35 – 54 hiện chiếm tỷ lệ khoảng 34%, 76% khách du lịch tầu biển đã kết hôn và chỉ có 25% khách là những người nghỉ hưu [33, 5]

1.1.2.3 Đặc điểm về tổ chức

+ Các công ty kinh doanh lữ hành

Một chuyến du lịch bằng tàu biển là sự hợp tác giữa các công ty du li ̣ch

ở nhiều quốc gia khác nhau với một hãng tàu biển Lịch trình thường được các

Trang 24

25 hãng lữ hành khảo sát và xây dựng từ trước đó và được đưa ra cho du khách lựa chọn Vì vậy, khách du lịch tàu biển rất đa da ̣ng , họ có thể đến từ một hay nhiều quốc gia khác nhau Vai trò của công ty lữ hành trong mỗi chuyến du lịch như sau:

- Thư ̣c hiê ̣n chuẩn bi ̣ các di ̣ch vụ : chuẩn bị các thủ tục để dán visa cho

khách (nếu là các đoàn khách có thời gian lên bờ tham quan các lịch trình có thời gian kéo dài quá 72 tiếng), lên kế hoạch hướng dẫn đoàn khách, đặt phòng khách sạn, đặt ăn, điều động xe và các phương tiện vận chuyển khác liên quan, cụ thể về số lượng phòng, chủng loại phòng, chất lượng phòng phù hợp với số lượng khách, thời gian lưu trú, cụ thể về số lượng bữa ăn, mức ăn

- Tổ chư ́ c đón tiếp khách du li ̣ch : Khi nhận đươ ̣c thông tin về thời gian và lượng khách tham quan đến cảng , công ty lữ hành phải chuẩn bị công tác đón tiếp , đưa đoàn đến nơi nghỉ ngơi hoă ̣c tham quan Trước khi đón đoàn khách , hướng dẫn viên phải nắm rõ các thông tin về đoàn, về lịch trình sẽ đi, những thông tin liên quan đến chương trình du lịch và tiêu chuẩn tour, các yêu cầu cụ thể của khách để chuẩn bị kỹ lưỡng bài thuyết minh hướng dẫn và công tác hướng dẫn đoàn khách Sự tiếp xúc ban đầu với du khách có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cho khách những ấn tượng

có ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này giữa hướng dẫn viên và du khách trong suốt chuyến đi

- Tổ chư ́ c phục vụ khách du li ̣ch tại khách sạn : Khi đưa khách đến

khách sạn, công việc tiếp theo của hướng dẫn viên là phối hợp với bộ phận

lễ tân và trưởng đoàn làm thủ tục check in-out và tổ chức ăn uống cũng như phục vụ khách trong những ngày lưu trú tại khách sạn

- Tổ chức phục vụ khách du lịch tại điểm du lịch: Trong quá trình thực

hiện chương trình du lịch theo hợp đồng của công ty và phục vụ khách trong chuyến đi, công việc chính của hướng dẫn viên là hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch có trong chương trình với nội dung thuyết minh chính

Trang 25

26 xác và truyền cảm Hướng dẫn viên đóng vai trò như là một vị sứ giả của đất nước đón khách đối với các đoàn khách quốc tế cũng như cần có những kiến thức sâu rộng về đất nước con người, phong tục tập quán, sự hiểu biết đối với các danh thắng, điểm tham quan du lịch để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách nội địa cũng như khách quốc tế Một mặt, hướng dẫn viên phải có đầy đủ những kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng để phục vụ một cách tốt nhất cho khách du lịch

- Xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức phục vụ khách

du lịch:

Để xử lý tốt các tình huống bất ngờ trong chuyến đi, đòi hỏi hướng dẫn viên phải luôn bình tĩnh, thận trọng nhưng kịp thời, chính xác và linh hoạt trong mọi tình huống để tỉnh táo tìm ra biện pháp giải quyết nhanh chóng và hợp lý Hướng dẫn viên cũng cần tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn nhằm xử lý tình huống một cách tốt nhất Gặp những tình huống p h á t s i n h nghiêm trọng, hướng dẫn viên phải báo cáo về bộ phận điều hành để xin ý kiến chỉ đạo, liên hệ với các cơ quan chức năng ở nơi xẩy ra tình huống để phối hợp giải quyết

+ Dịch vụ vận chuyển:

Một chuyến du lịch bằng tàu biển thường có sự kết hợp của nhiều phương tiện giao thông khác nhau Khách hàng có thể sử dụng các loại phương tiện giao thông như: tàu hỏa, máy bay, ô tô,…để đến điểm tàu biển bắt đầu xuất phát hay các cảng tàu dừng chân trong chuyến hải trình Sau khi tàu cập bến các cảng dừng chân, các công ty lữ hành đón khách sẽ sắp xếp và

tổ chức các tour du lịch trong địa phương đó bằng một số phương tiện giao thông đường bộ hoặc đường thủy tùy từng địa điểm tham quan du lịch Khi nhập cảnh vào một nước, họ có thể dùng tàu biển, nhưng khi xuất cảnh, họ

có thể dùng đường hàng không hoặc tàu hỏa, nhìn chung phương tiện vận tải

sử dụng trong du lịch tàu biển rất đa dạng, tùy thuộc vào công ty lữ hành tổ chức và du khách

Trang 26

27

+ Hoạt động trong tour du lịch:

Các tàu biển du lịch quốc tế nói chung đều có nhiều hoạt động giả trí và các dịch vụ khác trên tàu Khách du lịch có thể nghỉ ngơi thư giãn , ngắm cảnh biển khi di chuyển bằng tàu Khi tàu cập cảng biển , khách du lịch có thể tham gia các tour du lịch trên đất liền như: tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tham gia các tour du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên và cuộc sống địa phương, mua sắm, giải trí… các hoạt động này tùy thuộc vào nhu cầu của

du khách và các chương trình du lịch được chào bán của các công ty lữ hành

1.1.2.4 Đặc điểm về sản phẩm và điểm đến

Các sản phẩm du lịch rất đa da ̣ng , tùy thuộc vào lợi thế về tự nhiên ,

văn hóa và khả năng tổ chức các sản phẩm du li ̣ch của các đi ̣a phương Vớ i

đă ̣c điểm khách du li ̣ch tàu biển là có khả năng chi trả cao , thì các sản phẩm

du li ̣ch phải có chất lượng cao , hấp dẫn Chính vì vậy , những sản phẩm du li ̣ch như: du li ̣ch nghỉ dưỡng , du li ̣ch sinh thái , du li ̣ch văn hóa , du li ̣ch làng nghề ,

du li ̣ch hô ̣i nghi ̣ , hô ̣i thảo, du li ̣ch kết hơ ̣p mua sắm… với tiêu chuẩn các dịch

vụ cung ứng có chất lươ ̣ng cao , đô ̣c đáo và đa da ̣ng sẽ có sức hút với khách du lịch tàu biển

Điểm đến là những địa phương nằm trong hải trình quốc tế của tàu biển

du li ̣ch, có phong cảnh đẹp , các danh thắng nổi tiếng , các loa ̣i hình du li ̣ch hấp dẫn và có các điều kiê ̣n có thể đáp ứng được viê ̣c đón khách du li ̣ch tàu biển như: cảng biển, khu du li ̣ch , vui chơi giải trí… Tiến sĩ Manuel Butler và nhóm

nghiên cứu của UNWTO đã nhận định “Khi khách hàng đi du lịch trên biển,

họ mua một cái gì đó phức tạp hơn so với kinh nghiệm chỉ đơn giản là trên một con tàu”4

[35, 10] Đối với hình thức du lịch tàu biển có một sự phụ thuộc lẫn nhau và sự liên hệ rất chặt chẽ giữa các tàu du lịch và các điểm đến

4

Tác giả tạm dịch (nguyên gốc “When customers take cruises they purchase something more complex than

simply the experience of being on a ship”)

Trang 27

28

1.1.2.5 Nguồn cung du lịch tàu biển mang tính độc quyền nhóm

Hiện nay có khoảng trên 40 đội tàu du lịch trên thế giới nhưng có đến 88% thị phần du lịch tàu biển bị kiểm soát bởi 3 hãng lớn là Carnival Corporation & Plc, Royal Caribbean Ltd và Star Cruises (xem đồ thị 1.1.) Điều này đã cho thấy một sự độc quyền nhóm rõ nét trên thị trường du lịch tàu biển Có thể nói, hiện nay các thị trường gửi khách chính, các hải trình quan trọng cũng như quyết định lựa chọn điểm đến trên thế giới phần lớn đều do 3 hãng này quyết định

Ở khu vực châu Á, Star Cruises cũng chiếm vị trí độc tôn và trước đây, hành trình của hãng đến Hạ Long được diễn ra khá đều đặn (tầu Star Leo) Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, tần suất của việc chọn Hạ Long làm điểm đến của đội tầu này giảm mạnh và thường chỉ có vài chuyến vào dịp cuối năm Tuy nhiên đây cũng là

cơ hội cho các hãng tầu nhỏ đặc biệt là các tầu của Trung Quốc lựa chọn điểm đến là Hạ Long như tầu Princes, Ming Hui và Liên Chu Hồ…

1.1.2.6 Các quy định pháp lý chặt chẽ và phức tạp

Hoạt động du lịch tàu biển đặc biệt là du lịch tàu biển quốc tế có liên quan đến rất nhiều quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp các nước bao gồm: luật du lịch, luật hải quan, luật biển, các quy định về an toàn đối với tàu

Canival; 45%

RCCL; 21%

Star; 9%

Các hãng còn lại; 25%

Đồ thị 1.1 Thị phần du lịch tàu biển thế giới [35, 13]

Trang 28

29

du lịch biển và liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước và các ban ngành: Bộ giao thông vận tải, Cảng vụ, Hải quan, Công an, Biên phòng, ,…đòi hỏi các công ty lữ hành đón khách du lịch tàu biển phải có sự hiểu biết tốt về luật pháp và các quy định chặt chẽ khác liên quan đến việc thao tác và

tổ chức đón tiếp khách du lịch tàu biển Một mặt, phải có quan hệ mật thiết với các ban ngành quản lý khối cảng biển để phối hợp tổ chức đón khách một cách nhịp nhàng

1.1.3 Điều kiện để đón khách du lịch tàu biển

1.1.3.1 Điều kiê ̣n về hải trình quốc tế

Mỗi mô ̣t tàu biển du di ̣ch đều đã có mô ̣t hải trình đã đi ̣nh sẵn đi qua các quốc gia do hãng tàu biển xây dựng

Nếu như mô ̣t đi ̣a phương nằm trong hải trình thì khách du li ̣ch sẽ dừng lại tại địa phương đó và sử dụng các dịch vụ du lịch Việc quyết định lựa chọn hải trình, điểm đến của một hãng tàu biển thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về nhu cầu của khách, định hướng của hãng, điều kiện thời tiết, khí hậu và các yếu tố chủ quan của điểm đến

1.1.3.2 Điều kiện về giao thông trên biển

Luồng la ̣ch cũng là mô ̣t trong những yếu tố ảnh hưởng đến viê ̣c phát triển du li ̣ch Nếu luồng lạch trên vùng biển của một địa phương được đảm bảo an toàn về độ sâu và độ rộng , thường xuyên được na ̣o vét và khơi thông…

để thuận lợi cho việc lưu thông trên biển thì cũng sẽ được ưu tiên trong việc lựa cho ̣n làm hải trì nh quốc tế của tàu biển và ngược la ̣i

1.1.3.3 Điều kiện về khí hậu

Mô ̣t đi ̣a phương có những điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi về khí hâ ̣u cũng là mô ̣t trong những điều kiê ̣n để phát triển du li ̣ch tàu biển Du lịch biển chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng , tham quan các danh thắng , vui chơi giải trí và

Trang 29

30 mua sắm nên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết Do đó, nếu thời tiết xấu, hay các hiê ̣n tượng thời tiết như : lốc xoáy, bão, dông… xảy ra trên biển

sẽ ảnh hưởng rất lớn tớ i các hoạt động du lịch biển Thậm chí, trong nhiều trường hợp các tour còn bị hủy bỏ Thêm vào đó, các chi phí để ứng phó với các thay đổi bất thường của thời tiết sẽ khiến cho giá tour du lịch bị đẩy lên Đây cũng là nguyên nhân làm cho khách du lịch sẽ lựa chọn những nơi thuận lợi và chi phí phù hợp hơn

1.1.3.4 Điều kiện về tài nguyên du lịch

Một trong những yếu tố hàng đầu để có thể phát triển loại hình du lịch tàu biển thì vùng du lịch đó phải có bờ biển đẹp Đây là điểm hấp dẫn các du khách tàu biển và là lí do họ muốn tham gia chuyến du lịch biển Bên cạnh đó, ngoài bờ biển đẹp, địa phương cũng cần có các sản phẩm du lịch hấp dẫn để

có thể thu hút du khách với các thắng cảnh tại địa phương, các giá trị văn hóa, phong tục tập quán độc đáo, mang đậm truyền thống hoặc các di tích có ý nghĩa lịch sử

1.1.3.5 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

Du lịch tàu biển là một hoạt động đòi hỏi điều kiện về cơ sở vật chất cao Trước hết, là cảng biển có đủ tiêu chuẩn quốc tế Những tàu du lịch quốc

tế 4-5 sao thường có trọng tải lớn, nếu cảng biển không thể đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ không thể trở thành cảng tạm dừng của các tàu biển Dù địa phương

có tài nguyên du lịch rất hấp dẫn mà cơ sở hạ tầng nhất là cảng biển không phù hợp, không thể đón nhận những con tàu du lịch lớn thì rất hạn chế sự phát triển của loại hình du lịch này

Ngoài các điều kiện về cảng biển, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước, mạng lưới giao thông tại địa phương nơi tàu dừng để khách du lịch có thể tham gia các tour du lịch của nơi đó cũng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của du lịch tàu biển Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và phù hợp càng giúp cho

Trang 30

31 hoạt động tham quan du lịch của du khách diễn ra thuận lợi, địa phương đó càng trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn của các loại hình du lịch nói chung và

du lịch tàu biển nói riêng

1.1.3.6 Điều kiện về nguồn nhân lực

Như đã trình bày ở trên, khách du lịch bằng tàu biển thường có khả năng chi trả rất cao nên nhu cầu đòi hỏi về chất lượng dịch vụ cũng tương ứng với những gì họ bỏ ra, vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động du lịch bằng tàu biển cũng phải rất cao

Khách du lịch tàu biển thường đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhân lực tối thiểu phải sử dụng được tốt tiếng Anh mới có thể hiểu rõ nhu cầu của khách du lịch cũng như để đáp ứng được những nhu cầu mong muốn đó

Bên cạnh đó, các dịch vụ khác cũng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản mới có thể đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ của loại hình du lịch tàu biển

1.1.3.7 Điều kiện về chính sách phát triển va ̀ điều kiê ̣n chính tri ̣ xã hội

Điều kiê ̣n chính tri ̣ xã hô ̣i là mô ̣t tron g những yếu tố tác động đến s ự phát triển của du lịch tàu biển Chính trị của một quốc gia ổn định sẽ mang lại

sự an toàn cho khách du lịch, từ đó thúc đẩy hoạt động du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng phát triển

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu ngày càng cao của con người về nghỉ ngơi giải trí Là một trong những loại hình du lịch có thể đáp ứng được những nhu cầu này của con người nên xã hội phát triển sẽ kéo theo

sự phát triển của du lịch tàu biển

Với vai trò mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho một địa phương

và một quốc gia, các chính sách ưu tiên cho ngành du lịch chắc chắn sẽ thúc đẩy du lịch phát triển mạnh

Trang 31

32 Một đất nước có chính sách quan tâm đến phát triển du lịch sẽ đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, nhân lực, giữ gìn và bảo tồn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nền văn hóa và những giá trị làm nên văn hóa địa phương Đây là những điều kiện tối thiểu để làm nền tảng cho sự phát triển của du lịch nói chung và đón khách du lịch tàu biển nói riêng

1.1.3.8 Điều kiện về doanh nghiệp lữ hành đón khách

Du lịch tàu biển là hình thức kinh doanh du lịch cao cấp Các dịch vụ trong một chuyến du lịch tàu biển được cung cấp cho du khách thường phải đảm bảo có chất lượng cao, mang tính tương đồng và gắn kết với nhau chặt chẽ

Hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển thường được chia ra thành ba

giai đoạn chính là đón khách lên tàu; vận chuyển và phục vụ khách trên tàu; đón khách tại các điểm dừng Trong đó, hoạt động đón khách tại các điểm

dừng của tàu được coi là phần quan trọng trong mục đích chuyến đi của khách

du lịch tàu biển Các hoạt động này thông thường do một hoặc một số công ty

lữ hành tại điểm đến thực hiện

Để đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng dịch vụ, yêu cầu đối với các doanh nghiệp lữ hành đón khách tại điểm đến thường khá cao và được các hãng tàu biển quy định rất chặt chẽ Do vậy để có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển, các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ muốn đón dòng khách này bên cạnh những điều kiện cơ bản khảc, phải đáp ứng được các yêu cầu về tổ chức và triển khai thông qua các doanh nghiệp lữ hành có đủ khả năng Chỉ khi có các đơn vị tổ chức có kinh nghiệm, uy tín và duy trì được chất lượng ổn định, các điều kiện chung để đón khách du lịch tàu biển mới

có khả năng phát huy hết các giá trị của mình, đáp ứng được các yêu cầu cao của du khách và tham gia đầy đủ vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tàu biển toàn cầu

Trang 32

33

1.2 Các quy định của luật pháp trong kinh doanh đón khách du lịch tàu biển tại Việt Nam

1.2.1 Các quy định chung về kinh doanh lữ hành quốc tế

Theo quy định của Luật du lịch năm 2005 của nước Việt Nam, đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc

tế cần: có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ cán bộ điều hành và hướng dẫn viên phải có trình độ chuyên môn cao, sử dụng tốt tối thiểu một ngoại ngữ Các công ty lữ hành sẽ phải xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch và hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan và phải chịu trách nhiệm về tổ chức tham quan, hướng dẫn du lịch cho khách một cách

an toàn

Đối với phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch, các phương tiện này phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ, các cá nhân và công ty thực hiện vận chuyển khách phải mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển và gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển

Nghị định 92 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, ngoài điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế còn có quy định về việc cấp thẻ đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế với điều kiện tối thiểu là phải có trình độ đại học Ngoài ra, nghị định cũng quy định về việc xúc tiến du lịch để quảng bá, tuyên truyền đất nước con người Việt Nam và các sản phẩm du lịch

Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết

Trang 33

34

thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn

phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn

du lịch và xúc tiến du lịch Thông tư này đã quy định và hướng dẫn chi tiết về điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và các điều kiện để kinh doanh lữ hành quốc tế

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành quốc

tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; có phương án kinh doanh lữ hành; người điều hành hoạt động phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành; có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và có tiền ký quỹ theo quy định

1.2.2 Quy định về đón khách du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển là loại hình du lịch có liên quan đến nhiều ban ngành như: Du lịch, Giao thông vận tải, Cảng vụ, Hải quan, Biên phòng, Y tế, cơ quan quản lý cảng, nên việc đón khách du lịch tàu biển luôn cần có sự phối hợp nhịp nhàng của đơn vị này ở các địa phương có khách du lịch bằng tàu biển

Công ty du lịch: Đối với hoạt động đón khách du lịch bằng tàu biển, các

quy chế phối hợp hoạt động quản lý hoạt động và kinh doanh du lịch tàu biển quốc tế tại cảng biển của các tỉnh đều do UBND các tỉnh quy định Bản quy chế này quy định về nguyên tắc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: hàng hải, y tế, xuất nhập cảnh, an ninh trật tự, đại lý tàu biển, tại các cảng biển địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và các doanh nghiệp du lịch tham gia tổ chức đón và phục vụ khách du lịch đến bằng tàu biển quốc tế tại cảng

Doanh nghiệp du lịch sau khi nhận thông tin khách du lịch quốc tế đến Cảng bằng đường biển thì phải liên hệ với Bộ đội Biên phòng tỉnh, đồn Biên phòng cửa khẩu cảng để thông báo các thông tin liên quan đến đoàn khách và

Trang 34

35

cử cán bộ điều hành, hướng dẫn viên, phục vụ viên đón khách, sau đó làm thủ tục nhập cảnh cho du khách tại cửa khẩu cảng địa phương, liên hệ với chi cục Hải quan để khai báo hành lý cá nhân hoặc hàng hoá lúc xuất cảnh, nhập cảnh

và thông báo chương trình du lịch đến các cơ quan chức năng, trong một vài trường hợp phải liên hệ với cơ quan quản lý cảng địa phương xin phép tiến hành các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao… phục vụ khách du lịch tại khu vực cảng, chuẩn bị chu đáo các nghi thức đón khách theo đúng quy định của Nhà nước Đại diện cho khách du lịch quốc tế (theo chương trình du lịch) để làm thủ tục hải quan, kê khai, nộp thuế, giao nhận hàng hoá, quà biếu, quà lưu niệm (nếu có), thực hiện đúng chương trình tham quan theo hợp đồng và sau khi kết thúc tour phải đưa khách về cảng và giải quyết nhanh chóng các thủ tục xuất cảnh, đảm bảo cho khách xuống tàu được thuận lợi, nhanh chóng và

an toàn

Đại lý tàu biển: Có trách nhiệm thông báo và liên hệ với các cơ quan

quản lý Nhà nước có liên quan và các doanh nghiệp du lịch đón khách những thông tin cần thiết về tàu biển đến cảng Làm các thủ tục cho tàu vào cảng theo thông lệ quốc tế, liên hệ và phối hợp các dịch vụ cung cấp dầu, nước…các dịch vụ vệ sinh và đổ rác cho tàu

Sở Văn hóa thể thao và du lịch: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh

trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh, phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra và giám sát tình hình tổ chức đón khách du lịch tàu biển của doanh nghiệp du lịch

Ban Quản lý khu du lịch: Quản lý và giám sát các hoạt động tham

quan tại khu du lịch, chủ trì phối hợp cùng cơ quan chức năng trong việc giữ gìn môi trường cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa, kiểm tra xử

lý các vấn đề về môi trường kinh doanh du lịch tại điểm đến, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng để áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Trang 35

36

Cảng vụ: Có trách nhiệm thông báo cho các doanh nghiệp du lịch và đại

lý của chủ tàu về vị trí tàu sẽ được neo đậu, hướng dẫn và kiểm soát hồ sơ thủ tục nhập xuất cảnh cho tàu theo thông lệ quốc tế, thời gian hoa tiêu hàng hải dẫn tàu và cập tàu, các quy định cụ thể của bến và cầu tàu tiếp nhận tàu khách

du lịch, các quy định, nội quy của cảng biển có liên quan về đảm bảo trật tự,

vệ sinh, an toàn đối với tàu và khách du lịch quốc tế đến cảng

Cảng đón tàu: Chủ trì phối hợp với các đơn vị: doanh nghiệp du lịch,

Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Công an chuẩn bị chu đáo địa điểm đón tàu, vị trí làm thủ tục nhập, xuất cảnh và kê khai hải quan cho khách du lịch tàu biển, các phương án bảo vệ, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách và hành lý, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu và khách ra vào cảng

Bộ đội Biên phòng: Kiểm soát hộ chiếu của khách, đóng dấu và làm

thủ tục nhập xuất cảnh, trường hợp du khách xin visa tại cửa khẩu thì thực hiện việc cấp dán visa cho khách Phối hợp các lực lượng liên quan bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tàu và khách du lịch trong suốt thời gian tàu đến và rời khỏi vùng biển

Cơ quan kiểm dịch y tế: Phải thực hiện đầy đủ các thể thức, trình tự

kiểm dịch y tế (theo quy định tại Điều 4 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đối với hành khách, các thành viên trên tàu; kiểm tra y tế đốí với hành lý, hàng hoá và tất cả các phương tiện phục vụ cho sinh hoạt, ăn, uống của hành khách và các thành viên trên tàu và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho hành khách và các thành viên trên tàu nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng

Hải quan: Hướng dẫn và thông tin cho doanh nghiệp du lịch về chính

sách các quy định về thủ tục đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, kiểm tra, làm thủ tục cho hàng hoá, hành lý của khách du lịch mang theo khi rời tàu để đi tham quan du lịch và hàng hoá mua tại Việt Nam khi xuất cảnh

Trang 36

37

Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an các địa phương

tham mưu hướng dẫn và trực tiếp phối hợp với các ngành liên quan đảm bảo

an ninh trật tự tại các điểm du lịch có khách đến; đảm bảo an toàn cho khách

du lịch; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cảnh sát môi trường: Phối

hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan hướng dẫn và kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại cảng và các điểm tham quan du lịch

Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội: Phối hợp cùng với các cơ quan

chức năng giải quyết, ngăn chặn không để tệ nạn ăn xin diễn ra tại các điểm tham quan tạo ra hình ảnh không đẹp trong mắt du khách

1.3 Hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của các công

ty lữ hành

1.3.1 Doanh nghiệp kinh doanh đón khách du lịch tàu biển

Về bản chất các doanh nghiệp kinh doanh đón khách du lịch tàu biển hoạt động như một công ty lữ hành nhận khách Khách du lịch tham gia các chuyến du lịch tàu biển thường mua tour dưới 2 hình thức là qua các công ty

lữ hành hoặc qua các đại lý của hãng tàu Do vậy, các doanh nghiệp gửi khách

có thể là các công ty lữ hành nước ngoài hoặc các hãng tàu

Do quy mô và tần suất hoạt động của các hãng tàu du lịch quốc tế đến Việt Nam không lớn và chưa ổn định nên đa số các công ty lữ hành đón khách của Việt Nam chưa có hợp đồng trực tiếp với các hãng tàu du lịch mà thường chỉ đón khách dưới hình thức là công ty nhận khách từ một doanh nghiệp lữ hành quốc tế của nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các công ty lữ hành muốn kinh doanh đón khách du lịch tàu biển phải thỏa mãn 2 điều kiện là có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước

về du lịch trên địa bản tỉnh hoặc Trung ương

Trang 37

tế cũng mang nhiều đặc điểm riêng:

+ Nguồn gửi khách du lịch tàu biển mang tính độc quyền nhóm: Như đã

trình bày ở trên, khách tham gia các tour du lịch tàu biển thường thông qua 2 nguồn chính là các công ty lữ hành và các hãng tàu Số lượng các hãng tàu du lịch trên thế giới là khá hạn chế trong khi các hãng lữ hành có hợp đồng với các hãng tàu cũng không nhiều và được chọn lựa khá khắt khe với nhiều tiêu chí Chính vì vậy, đối với một thị trường cụ thể thì chỉ có một hoặc một vài công ty lữ hành có thể tham gia khai thác Điều này một mặt giúp tạo dựng một thị trường du lịch tàu biển gửi khách khá ổn định và đẳng cấp nhưng đồng thời cũng gây nên tình trạng độc quyền nhóm Các quyết định về giá cả, điểm đến, phương thức phục vụ hầu hết chỉ do một hoặc một vài doanh nghiệp quyết định Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch tàu biển, sức ép của các công ty gửi khách đối với các công ty nhận khách

là rất cao và khá toàn diện

+ Lượng khách du lịch tàu biển thường không ổn định và phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khách quan: Du lịch tàu biển phụ thuộc vào rất nhiều nhân

tố cả chủ quan và khách quan Chính vì vậy, nếu xét từ góc độ 1 điểm đến thì lượng khách du lịch tàu biển thường rất không ổn định Lượng khách này phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi hải trình của các hãng tàu, điều kiện thời tiết khí hậu cũng như các điều kiện về chính trị, ngoại giao và luật pháp quốc tế Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đón khách du lịch tàu biển, có thể nói đặc điểm này tạo ra nhiều áp lực và tiềm ẩn nhiều rủi ro cả trong ngắn và dài hạn ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định của thị trường nói riêng và của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung

Trang 38

39

+ Lượng khách du lịch tàu biển luôn tập trung lớn vào một thời điểm:

Khách du lịch tàu biển của các doanh nghiệp lữ hành đón khách luôn đến vào một thời điểm nhất định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm tùy theo hải trình của các hãng tàu Do vậy lượng khách của các doanh nghiệp lữ hành đón khách du lịch tàu biển tuy có thể lớn nhưng thường rất tập trung Việc tập trung một lượng khách lớn trong một số thời điểm nhất định trong kỳ kinh doanh đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Mỗi khi đón khách doanh nghiệp lữ hành phải huy động một lượng lớn nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật ) chất lượng cao trong khi những thời gian khác thì những nguồn lực này lại không được sử dụng làm chi phí duy trì cao, lãng phí nguồn lực và dẫn đến sự suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh

+ Hoạt động đón khách du lịch tàu biển luôn đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và ổn định: Du lịch tàu biển là một hình thức du

lịch cao cấp nên yêu cầu đối với các dịch vụ trong toàn bộ hành trình là rất cao Hoạt động đón khách du lịch tàu biển là một công đoạn trong toàn bộ hệ thống dịch vụ tạo dựng nên đẳng cấp của hình thức du lịch này Chính vì vậy các dịch vụ và sản phẩm của các công ty lữ hành đón khách luôn được yêu cầu

và bị kiểm soát một cách rất sát sao từ phía các công ty gửi khách Đây là một yêu cầu hoàn toàn hợp lý Tuy nhiên, với nền tảng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành và chất lượng hệ thống dịch vụ tại Việt Nam, các yêu cầu này đã tạo nên một áp lực rất lớn đối với các công ty đón khách Việc đảm bảo cung cấp được các sản phẩm và dịch vụ có cùng đẳng cấp, chất lượng và ổn định thường rất khó có thể thực hiện được tại một điểm đến ở Việt Nam Do vậy, thông thường để có thể phục vụ được đối tượng khách này, các công ty lữ hành đón khách du lịch tàu biển thường phải huy động nguồn lực từ nhiều nguồn, nhiều địa phương khác nhau Chính vì vậy, duy trì việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao và ổn định trong điều kiện thực tế của Việt Nam thường làm gia tăng chi phí quản lý, vận hành, giám sát và tư vấn của các công ty đón khách và từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp

Trang 39

40

Tiểu kết chương 1:

Du li ̣ch tàu biển có thể hiểu mộ t cách đơn giản là một chuyến hành trình

du lịch trên biển qua nhiều địa điểm, ở những vùng, miền, quốc gia khác nhau Đây là hình thức du lịch cao cấp và được đặc trưng bởi các tàu du lịch được trang bị như một khu nghỉ mát di động, vận chuyển du khách từ nơi này đến nơi khác Du lịch tàu biển được hình thành khá sớm từ đầu thế kỷ XIX nhưng chỉ thực sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thập niên 80 của thế kỷ trước cùng với những thành tựu về khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tế nhanh chóng trên toàn cầu Việc phát triển hoạt động du lịch đón khách du lịch tàu biển của một quốc gia hay vùng lãnh thổ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện

cả chủ quan và khách quan trong đó các điều kiện khách quan nhưng có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thời tiết, khí hậu thuận lợi và đặc biệt là nằm trên hải trình của các hãng tầu du lịch là điều kiện mang tính tiên quyết

Hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển liên quan đến nhiều vấn đề pháp

lý quốc tế và việc kinh doanh đón khách du lịch tàu biển ở Việt Nam cũng được quy định khá chặt chẽ và chi tiết Các công ty lữ hành đón khách du lịch tàu biển ở Việt Nam phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và phải được sự đồng ý của cơ quản quản lý nhà nước về du lịch Trong điều kiện thực

tế ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cũng mang nhiều đặc điểm riêng Các đặc điểm này thường tạo ra nhiều áp lực và khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam trong hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển

Trang 40

41

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐÓN KHÁCH

DU LỊCH TÀU BIỂN CỦA CÔNG TY CP DU LỊCH

VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI

2.1 Các điều kiện của Hạ Long trong kinh doanh đón khách du lịch

tàu biển

Vùng đất trung tâm của thành phố Hạ Long ngày nay, xưa kia chỉ là

một làng chài ven biển, có tên là Bãi Hàu Đến đầu thời Nguyễn được đổi tên

thành xã Mẫu Lệ Về sau, hình thành thêm các xã Hà Lầm, Lũng Phong,

Giang Võng và Trúc Võng Các xã phường phía Đông và phía Tây của thành

phố hiện nay, trước đó đều thuộc huyện Hoành Bồ

Năm 1883, Pháp chiếm vùng vịnh Hạ Long, họ tiến hành khai thác

than ở các mỏ trên bờ vịnh, họ lập ra phố Hòn Gai Tương truyền, do trên các

đảo ở đây có nhiều cây gai Tiếng Pháp gọi là lle des brouilles, phiên âm là

Hòn Gay, sau đổi thành Hòn Gai Lúc bấy giờ, Hòn Gai là một đơn vị hành

chính trực thuộc tỉnh Quảng Yên Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hòn Gai

trở thành thị xã thủ phủ của vùng mỏ Cuối năm 1946, người Pháp tái

chiếm Hòn Gai nhưng sau hiệp định Gienève 1954, Hòn Gai trở thành thị xã

thủ phủ của khu Hồng Quảng Ngày 30/10/1963, Chính phủ hợp nhất tỉnh

Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, từ đó Hòn Gai trở

thành thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh Đồng thời mở rộng thị xã về phía Đông

và phía Tây

Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/02/1993 theo Nghị định số

102/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Ngày 16/08/2001, thành phố Hạ Long

được mở rộng, sát nhập 2 xã Việt Hưng và Đại Yên thuộc huyện Hoành Bồ

theo Nghị định số 51/2001/NĐ-CP ngày 16/08/2001 của Chính phủ, với tổng

diện tích tự nhiên là 63.611,0 ha gồm cả đất liền và vùng biển

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w